Thực trạng Báo cáo tài chính hợp nhất trong tiến trình hội nhập và những gợi ý

Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chưa đáp ứng nhu cầu thỏa đáng

cho các cá nhân và các tổ chức có liên quan. Để giải quyết vấn đề này thì bộ phận kế

toán các đơn vị cần nắm bắt các thông tin toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn có

liên quan. Để đạt được mục tiêu này, các báo cáo tài chính hợp nhất các chính sách

cần phải đổi mới tư duy cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, sử dụng các thông tin trong

chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS) cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Bài viết này

sẽ đánh giá thực trạng và nêu các gợi ý để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất được

hoàn thiện hơn.

pdf 10 trang kimcuc 9380
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng Báo cáo tài chính hợp nhất trong tiến trình hội nhập và những gợi ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng Báo cáo tài chính hợp nhất trong tiến trình hội nhập và những gợi ý

Thực trạng Báo cáo tài chính hợp nhất trong tiến trình hội nhập và những gợi ý
44
THỰC TRẠNG BÁo CÁo TàI CHÍNH HỢP NHẤT 
TRoNG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP Và NHỮNG GỢI Ý
Nguyễn Thị Hương1
Tóm tắt: Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất chưa đáp ứng nhu cầu thỏa đáng 
cho các cá nhân và các tổ chức có liên quan. Để giải quyết vấn đề này thì bộ phận kế 
toán các đơn vị cần nắm bắt các thông tin toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn có 
liên quan. Để đạt được mục tiêu này, các báo cáo tài chính hợp nhất các chính sách 
cần phải đổi mới tư duy cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, sử dụng các thông tin trong 
chuẩn mực kế toán Quốc tế (IFRS) cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Bài viết này 
sẽ đánh giá thực trạng và nêu các gợi ý để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất được 
hoàn thiện hơn.
Từ khóa: Báo cáo hợp nhất, kế toán.
1. Phần mở đầu
Cơ sở lý thuyết
Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của một tập 
đoàn kinh tế, được trình bày như một báo cáo tài chính (BCTC) của một doanh nghiệp. 
báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các BCTC của mẹ và các công ty con. 
Được lập tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Đây cũng là việc hợp nhất kinh doanh 
của các Tập đoàn kinh tế có quan hệ mẹ - con. 
Cơ sở pháp lý
Trước tiên, Điều 29 Luật Kế toán ban hành ngày 17/6/2003 quy định các doanh 
nghiệp phải lập BCTC tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam. Chuẩn 
mực số 25 – BCTC hợp nhất và các khoản đầu tư vào công ty con, ngày 30/12/2003. 
Điều 16 Luật Chứng khoán ban hành ngày 29/6/2006 một lần nữa nhấn mạnh, các 
công ty cổ phần niêm yết, cổ phần đại chúng thuộc đối tượng phải lập BCTC hợp nhất 
phải công bố BCTC hợp nhất định kỳ. Quy định này cũng áp dụng trong trường hợp 
các công ty này công bố thông tin cho mục đích niêm yết chứng khoán ra công chúng. 
Thông tư số 21/2006/TT-BTC, Thông tư số 161/2007/TT-BTC là kim chỉ nam để kế 
toán thực hiện lập BCTC hợp nhất cho một tập đoàn. 
1. TS, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
45
NGUYễN THỊ HƯơNG
Như vậy, đối với các công ty, tập đoàn có sở hữu cổ phần chi phối hoặc kiểm soát 
các công ty khác thì việc lập BCTC hợp nhất là yêu cầu bắt buộc.
2. Phần nội dung
2.1. Phương pháp cơ bản về lập báo cáo tài chính hợp nhất
Hợp nhất BCTC là một chủ đề rất phức tạp. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ 
trước đến nay chưa đề cập đến cơ sở nền của phương pháp hợp nhất. Các chuẩn mực 
và hướng dẫn chuẩn mực có liên quan cũng không đề cập trực tiếp đến cơ sở lý thuyết 
này mà chỉ đề cập đến nội dung hợp nhất BCTC. Bài viết xin phân tích nguồn gốc của 
các kỹ thuật hợp nhất, đó là lý thuyết hợp nhất. Từ đó, nhận diện bản chất của các cách 
tiếp cận hiện tại trong chuẩn mực và thông tư hướng dẫn có liên quan, giúp người học 
và người thực hành kế toán nắm rõ kỹ thuật hợp nhất BCTC dựa trên các chuẩn mực 
kế toán số 7, 11, 25.
Trên thế giới, hiện tồn tại ba lý thuyết về lập BCTC hợp nhất: lý thuyết lợi ích 
của chủ sở hữu, lý thuyết thực thể phân biệt và lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ. 
Ba lý thuyết này chỉ khác nhau khi công ty bị hợp nhất được nắm giữ bởi công ty mẹ ít 
hơn 100%, bởi vì các lý thuyết này tập trung đánh giá phần của cổ đông thiểu số trong 
BCTC hợp nhất.
Lý thuyết lợi ích của chủ sở hữu: Theo lý thuyết này, doanh nghiệp bị hợp nhất 
được xem như là cổ đông của công ty mẹ. Từ đó, BCTC hợp nhất không chú ý hoặc 
không trình bày phần của cổ đông thiểu số. Bảng cân đối kế toán hợp nhất vào ngày 
mua chỉ phản ánh phần của công ty mẹ trong các tài sản và nợ của công ty con dựa vào 
giá trị hợp lý và lợi thế thương mại sinh ra từ hợp nhất. Ví dụ, ngày 2/1/N, A mua 80 
% cổ phần của B với giá 64.800. 
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán tóm lược của A, B vào ngày 31/12/N-1. (ĐVT: Trđ)
KHoẢN MỤC SỐ TIỀN 
Tiền (100.000-60.000+12.000)
52.000 
Khoản phải thu (90.000+7.000) 97.000 
Hàng tồn kho (130.000+22.000) 152.000 
Tài sản cố định hữu hình (280.000+59.000) 339.000 
Tài sản cố đinh vô hình 10.000 
Lợi thế thương mại (4) 3.200 
Tổng tài sản 653.200 
Tài sản ngắn hạn (60.000+8.000) 68.000 
46
THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ...
Tài sản dài hạn (213.600+25.000) 209.800 
Vốn kinh doanh (Vốn cổ phiếu) 200.000 
Lợi nhuận chưa phân phối 160.000 
Lợi ích của các cổ đông thiểu số 15.400 
Tổng nguồn vốn 653.200 
Bảng 2 : BCĐKT hợp nhất vào ngày mua theo lý thuyết lợi ích của chủ sở
KHoẢN MỤC
Tiền (100.000-60.000+ 80% x 12.000)
Khoản phải thu (90.000+ 80% x 7.000)
Hàng tồn kho (130.000+80% x 22.000)
Tài sản cố định hữu hình (280.000+80% x 59.000)
Tài sản cố định vô hình (80% +10.000)
Lợi thế thương mại (2)
Tổng tài sản 
Tài sản ngắn hạn (60.000+ 80% x 8.000)
Tài sản dài hạn (213.600+ 80% x 25.000)
Vốn kinh doanh (Cổ phiếu phổ thông)
Lợi nhuận chưa phân phối
Lợi ích của các cổ đông thiểu số
Tổng nguồn vốn
Khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất sau ngày mua, các khoản mục 
doanh thu, giá vốn, chi phí của công ty con được đưa vào báo cáo hợp nhất cũng tuân 
theo quy tắc trên, tức là chỉ tính phần của công ty mẹ trong công ty con theo tỷ lệ nắm 
giữ vốn cổ phần của công ty mẹ.
Lý thuyết thực thể phân biệt: Theo lý thuyết này, doanh nghiệp bị hợp nhất bao 
gồm hai nhóm cổ đông phân biệt: Cổ đông kiểm soát và cổ đông thiểu số. Lý thuyết 
này được trình bày chi tiết trong một tài liệu được xuất bởi Hiệp hội kế toán Mỹ. Theo 
47
NGUYễN THỊ HƯơNG
lý thuyết này, Bảng cân đối kế toán hợp nhất ngoài việc phản ánh giá trị hợp lý của tài 
sản thuần của công ty con, còn phản ánh lợi thế thương mại được xác định như là công 
ty mẹ nắm giữ 100% cổ phần của công ty con thay vì nắm giữ ít hơn 100 % như thực 
tế. Ngoài ra, lợi ích của cổ đông được trình bày trong vốn chủ sở hữu hợp nhất. Ví dụ, 
với những thông tin như ví dụ trên, A sẽ lập BCTC hợp nhất theo lý thuyết thực thế 
phân biệt (như bảng 3).
Bảng 3: Báo cáo tài chính hợp nhất theo lý thuyết thực thế phân biệt
CHI PHÍ MUA LẠI VỐN CỔ PHẦN 80% CỦA B 64.800
Chi phí ngầm ẩn 100% vốn cổ phần của B (64.800/80%) 81.000 
Giá trị hợp lý tài sản thuần của B 77.000 
Lợi thế thương mại (81.000 – 77.000) 4.000 
Phần cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của B 77.000 
Giá trị hợp lý tài sản thuần của B(a) 
Lợi thế thương mại (b) 4.000 
+ (b)(a) 81.000
Phần cổ đông thiểu số trong tỷ lệ góp vốn 20% 16.200
Với lý thuyết thực thể phân biệt, cần phải xác định giá mà công ty mẹ phải trả 
để mua 100% vốn cổ phần của công ty con khi mà thực tế công ty mẹ đã mua ít hơn 
100%. Giả định, A trả 64.800 để mua 80% vốn cổ phần của A, B phải trả 81.000 để 
nắm giữ 100% vốn cổ phần của B. Tuy nhiên, khi mà tỷ lệ nắm giữ vốn của công ty mẹ 
ở công ty con thấp, chẳng hạn 55 %, cách tiếp cận này mất ý nghĩa. Chính vì vậy, cách 
tiếp cận này ít được khuyến cáo sử dụng ở hầu hết các nước, trong đó có nước ta.
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán hợp nhất theo cách tiếp cận này trình bày 
KHoẢN MỤC SỐ TIỀN
Tiền (100.000-60.000+80% X 12.000) 52.000 
Khoản phải thu (90.000+7.000) 97.000 
Hàng tồn kho (130.000+22.000) 152.000 
Tài sản cố định hữu hình (280.000+59.000) 339.000 
Tài sản cố định vô hình 10.000 
Lợi thế thương mại 4.000 
Tổng tài sản 654.000 
Tài sản ngắn hạn (60.000+8.000) 68.000 
48
THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ...
Tài sản dài hạn (213.600+25.000) 209.800 
Vốn kinh doanh (Cổ phiếu) 200.000 
Lợi nhuận chưa phân phối 160.000 
Lợi ích của các cổ đông thiểu số 16.200 
Tổng nguồn vốn 654.000 
Lý thuyết đề cao lợi ích của công ty mẹ: Lý thuyết này tương đồng với lý thuyết 
lợi ích của chủ sở hữu ở góc độ BCTC hợp nhất đề cập trực tiếp đến cổ đông của công 
ty mẹ. Điểm khác biệt ở chỗ là báo cáo tài chính hợp nhất theo lý thuyết này ghi nhận 
lợi ích của cổ đông thiểu số (lợi ích của công ty con) và được đưa vào phần nợ phải 
trả trong bảng cân đối kế toán hợp nhất. Mỗi khoản mục tài sản, nợ phải trả trên bảng 
cân đối kế toán hợp nhất là tổng giá trị ghi sổ kế toán của khoản mục đó ở công ty con. 
Ngoài ra, ở phần Tài sản còn xuất hiện mục “ Lợi thế thương mại” được tính theo tỷ 
lệ với phần của công ty mẹ trong vốn cổ phần của công ty con. Hợp nhất dựa theo lý 
thuyết này còn được gọi là phương pháp hợp nhất toàn bộ.
Ví dụ, với những thông tin như ở ví dụ trên, giả sử A. Lập BCTC hợp nhất theo 
lý thuyết lợi ích của công ty mẹ. ( Bảng 5)
Bảng 5: Bảng cân đối kế toán hợp nhất vào ngày mua theo lý thuyết lợi ích của 
công ty mẹ
KHoẢN MỤC SỐ TIỀN 
Tiền (100.000-60.000+12.000) 52.000 
Khoản phải thu (90.000+7.000) 97.000 
Hàng tồn kho (130.000+22.000) 152.000 
Tài sản cố định hữu hình (280.000+59.000) 339.000 
Tài sản cố đinh vô hình 10.000 
Lợi thế thương mại (4) 3.200 
Tổng tài sản 653.200 
Tài sản ngắn hạn (60.000+8.000) 68.000 
Tài sản dài hạn (213.600+25.000) 209.800 
Vốn kinh doanh (Vốn cổ phiếu) 200.000 
Lợi nhuận chưa phân phối 160.000 
Lợi ích của các cổ đông thiểu số 15.400 
Tổng nguồn vốn 653.200 
49
NGUYễN THỊ HƯơNG
Không quá khó để nhận thấy, quy định lập BCTC hợp nhất hiện tại trong Chuẩn 
mực Hợp nhất kinh doanh dựa vào lý thuyết lợi ích của công ty mẹ.
Quy định và hướng dẫn của chế độ kế toán có liên quan
Bài viết này đã trình bày các lý thuyết về hợp nhất BCTC, từ đó, làm nổi bật 
bản chất của kỹ thuật hợp nhất BCTC được quy định trong chế độ kế toán hiện hành. 
Phân tích cho thấy, cách tiếp cận hợp nhất khoản đầu tư vào công ty con hiện nay. Tuy 
nhiên, với trường hợp hợp nhất khoản đầu tư vào công ty liên kết và công ty đồng kiểm 
soát, hướng dẫn của chế độ chưa đầy đủ mà chỉ đơn thuần là điều chỉnh giá trị khoản 
đầu tư nhằm chú ý đến lợi ích của công ty đầu tư. Về phạm vi nghiên cứu, cũng chỉ 
bàn về phương pháp hợp nhất, còn nhiều vấn đề phức tạp khác có liên quan đến hợp 
nhất, chẳng hạn như giao dịch nội bộ giữa công ty hợp nhất và công ty bị hợp nhất, 
chưa được đề cập. Vấn đề đo lường giá trị hợp lý cũng là một chủ đề gai góc. Hy vọng, 
những chủ đề này sẽ được các nhà kế toán tiếp tục quan tâm nghiên cứu.
(1 + 3): Số tiền mua 80% cổ phần của B
(2 + 4): Bằng chênh lệch giữa giá mua (64.800) và 80% của giá trị hợp lý của 
tài sản thuần (77.000 x 80%)
(5) Ở đây không bàn đến trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan 
hệ công ty mẹ - công ty con.
2.2 Thực trạng lập báo cáo tài chính hợp nhất 
2.2.1 Tập đoàn một mẹ nhiều con có cấu trúc và các tình huống sau: 
Sơ đồ số 1
Khi công ty mẹ đầu tư trên 50% vốn của Công ty con, Công ty mẹ được được 
quyền kiểm soát Công ty con. Quyền kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài 
chính, chính sách hoạt động của Công ty con nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế. 
Công ty mẹ có bao nhiêu 100% quyền và nghĩa vụ đối với Tài sản và Công nợ. Theo 
sơ đồ trên, vị thế tài chính của Tập đoàn thể hiện qua 100% tài sản, công nợ của Công 
ty mẹ A và 60% tài sản, công nợ của Công ty con B, 80% tài sản, công nợ của Công ty 
con C, 70% tài sản, công nợ của Công ty con D hay 100% tài sản, công nợ của tất cả 
4 công ty là 100% Tài sản. 
50
THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ...
2.2.2 Tập đoàn bao gồm nhiều mẹ, nhiều con có cấu trúc và các tình huống 
sau: 
Ngoài cấu trúc như sơ đồ số 1 có thể có các cấu trục sau:
- Hệ thống chuẩn mực và thông tư hướng dẫn đưa cho kế toán những tập đoàn 
này kim chỉ nam gì?
- Cách xác định quyền biểu quyết và quyền kiểm soát
- Khi nào thì một công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất và khi nào không phải lập 
BCTC hợp nhất
Trong khi đó, hệ thống chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chưa có những hướng 
dẫn cụ thể của qui trình hợp nhất đối với những trường hợp tiêu biểu này
* Công ty con mua lại cổ phiếu quỹ
Đây là tình huống hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế, vì đây là giao dịch được 
pháp luật công nhận. Tuy nhiên kế toán có thể lúng túng trong xử lý tình huống khi 
gặp trường hợp này do không tìm thấy hướng dẫn tại hệ thống chuẩn mực và thông tư 
liên quan
* Thay đổi cấu trúc tập đoàn trong kỳ báo cáo
Trong thực tế, có thể xảy ra tình huống thay đổi cấu trúc tập đoàn, ví dụ như một 
tập đoàn ban đầu có cấu trúc như sau:
Theo sơ đồ 2, sau giao dịch Công ty B mua lại 30% cổ phần của Công ty C (do 
Công ty A đang nắm giữ)
Hoặc sơ đồ số 3Hoặc sơ đồ số 2
Có thể thay đổi thành: 
Sơ đồ số 4
51
NGUYễN THỊ HƯơNG
Tuy nhiên, kế toán sẽ không tìm được giải pháp cho tình huống này khi nghiên 
cứu hệ thống chuẩn mực và thông tư liên quan. Ngay cả đối với giao dịch công ty mẹ 
bán cổ phần (một phần hoặc toàn bộ), kế toán cũng có thể gặp khó khăn trong xử lý 
khi rơi vào tình huống này.
* Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quỹ
Cũng tương tự như những tình huống trên, đây là tình huống sẽ gây ‘đau đầu’ 
cho bộ phận kế toán của hầu hết các tập đoàn khi gặp phải, giải pháp sẽ không thể tìm 
thấy tại hệ thống chuẩn mực và thông tư hướng dẫn.
* Lập BCTC cho những năm tiếp theo
Với BCTC đơn lẻ, báo cáo của những năm sau sẽ được lập dựa trên BCTC của 
năm trước đó, tuy nhiên điều này có đúng khi lập BCTC hợp nhất? Đây cũng là bài 
toán cần các kế toán viên giải đáp, và câu trả lời sẽ không nằm trong hệ thống chuẩn 
mực kế toán cũng như thông tư hướng dẫn.
3. Kết luận
Một số gợi ý bền vững
Thứ nhất. Bản chất của tình huống/giao dịch
Kế toán phải nhìn nhận về những ảnh hưởng của tình huống/giao dịch tới vị thế 
tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Từ đó có những ‘ứng 
xử’ kế toán tương ứng và phù hợp. Kế toán cần phải: 
- Được tiếp cận với hệ thống chứng từ cụ thể của các khoản đầu tư, ví dụ như 
biên bản họp của hội đồng quản trị, chứng nhận doanh nghiệp... Từ đó tự nhìn nhận và 
tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát.
- Được giải thích về bản chất về các thuật ngữ liên quan như lợi thế thương mại, 
giao dịch nội bộ Tập đoàn...
- Được giải thích rõ ràng về qui trình lập BCTC hợp nhất, mục đích thực tế của 
mỗi bước trong qui trình.
- Được nhìn nhận tất cả các vấn đề trên thông qua tình huống cụ thể tại một tập 
đoàn cụ thể, từ đó có thể dễ hình dung và áp dụng với Tập đoàn của mình.
Một số tình huống/ giao dịch được giới thiệu tại khóa học này là:
- Tính toán quyền biểu quyết và quyền kiểm soát của một tập đoàn bao gồm 1 
Công ty mẹ và 2 Công ty con.
- Công ty mẹ thực hiện đầu tư vào công ty con tại thời điểm giữa niên độ kế toán, 
khoản đầu tư có phát sinh lợi thế thương mại.
- Công ty mẹ và Công ty con có giao dịch nội bộ tập đoàn (mua bán hàng hóa nội 
bộ, mua bán tài sản nội bộ, vay nội bộ).
52
THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ...
- Công ty mẹ và Công ty con có số dư nội bộ tập đoàn.
Thứ hai. Đồng nhất quy trình khóa sổ và lập BCTC hợp nhất
- Đồng nhất về chính sách kế toán áp dụng: các hoạt động kinh doanh tương tự 
nhau trên phạm vi toàn bộ tập đoàn cần được ghi nhận và xử lý theo cùng một chính 
sách, một phương pháp thống nhất. 
- Đồng nhất hệ thống mẫu biểu báo cáo: Các mẫu biểu báo cáo, bao gồm cả báo 
cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết cần được quy định đầy đủ, đồng nhất và thống nhất áp 
dụng giữa tất cả các đơn vị thành viên.
- Quy định về thời hạn hoàn thành báo cáo tại các đơn vị: để đáp ứng yêu cầu về 
thời gian hoàn thành BCTC hợp nhất thì báo cáo tài chính tại các công ty con, công ty 
liên kết trong tập đoàn cũng cần phải được hoàn thành trong thời gian phù hợp.
Thứ ba. Hướng dẫn và giám sát thực hiện
Các hệ thống chính sách, thủ tục, mẫu biểu đã được thiết lập cần được phổ biến 
đầy đủ tới các đơn vị thành viên, tới những người trực tiếp làm nhiệm vụ ghi chép 
kế toán phục vụ cho quá trình hợp nhất. Việc đào tạo, phổ biến kiến thức cần được 
làm thường xuyên, nhằm đảm bảo hệ thống nhân sự kế toán nắm bắt, cập nhật đầy 
đủ những yêu cầu mới, những khó khăn phát sinh. Quá trình này cũng nhằm đảm bảo 
trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự kế toán thì những người mới đảm trách 
công việc có thể đáp ứng yêu cầu. Việc lập thử nghiệm BCTC hợp nhất có thể được 
tiến hành để xác định trước các vấn đề phát sinh và có thời gian xử lý kịp thời.
Tóm lại: Có thể khái quát rằng, công tác lập BCTC hợp nhất của một số doanh 
nghiệp không được lập kế hoạch chi tiết một cách đầy đủ. Do đó, đến cuối năm tài 
chính, khi đặt ra vấn đề lập báo cáo tài chính hợp nhất thì các khó khăn mới được đề 
cập. Ngoài khó khăn về nhân sự, các thông tin phục vụ cho quá trình hợp nhất thường 
là không đầy đủ, không kịp thời và không đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu hợp nhất. Lý 
do đơn giản là các thông tin này đã không được theo dõi đầy đủ và theo một mẫu biểu 
thống nhất từ khi nó phát sinh.
Để việc lập BCTC hợp nhất được đơn giản, thuận tiện, đi vào thực tế và đáp ứng 
đòi hỏi về chất lượng cũng như tiến độ thì công tác kế toán cần được tổ chức trên phạm 
vi toàn bộ tập đoàn, toàn bộ hệ thống các công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết và 
không có sự tách biệt đáng kể giữa kế toán công ty mẹ, công ty con hay kế toán hợp 
nhất BCTC. Trong quá trình tổ chức công tác kế toán tại các công ty con, công ty liên 
kết thì mục tiêu phục vụ cho quá trình hợp nhất cũng là mục tiêu bắt buộc. Các gợi ý 
trên đây của chúng tôi về quá trình tổ chức công tác kế toán trên phạm vi toàn bộ tập 
đoàn được đưa ra dựa trên kinh nghiệm thực tế, các khảo sát và đánh giá của chúng tôi 
trong quá trình cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thuộc đối tượng yêu cầu phải 
lập BCTC hợp nhất.
53
NGUYễN THỊ HƯơNG
TàI LIỆU THAM KHẢo
[1] Quốc hội (2014), Luật Chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội. 
[2] Bộ Tài chính (2014), 26 chuẩn mực kế toán, NXB Tài chính, Hà Nội.
[3] Bộ Tài chính(2014), Thông tư số 21/2006/TT-BTC, ngày 20 tháng 03 năm 
2006 
[4] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 161/2007/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 
2007
[5] IASB. 2015. Preface to InternationalFinancial Reporting Standards. 
 May 03, 2014). 
[6] Jones, S., and A. R. Belkaoui. 2014. Financial accounting theory. Melbourne: 
Cengage Learning. Point of view. 2013. www.iasplus.com(accessed April 2, 
2014). 
[7] Website, danketoan.com
[8] Website, dankiemtoan.com
[9] Vnexpress (2015), Kế toán Việt Nam tiến gần các chuẩn mực quốc tế. 
Title: THE STATUS oF THE CoNSoLIDATED FINANCIAL STATEMENT 
oN THE INTEGRATIoN PRoCESS AND SUGGESTIoNS
NGUYEN THI HUONG
Ho Chi Minh University of Food Industry 
Abstract: The preparation of the consolidated financial statement is not adequate 
to the needs of individuals and organizations. To solve this problem, the accounting de-
partment needs to capture information about the assets and related capital. To achieve 
this goal, the policy of consolidated financial statements must innovate in order to 
appropriate to the practical needs as well as using of information in International 
Financial Reporting Standards (IFRS) to appropriate to the integration process. This 
article will assess the situation and give suggestions for the preparation of consoli-
dated financial statements is more complete.
Keywords: Consolidated statement, accounting.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_bao_cao_tai_chinh_hop_nhat_trong_tien_trinh_hoi_n.pdf