Thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp
Phân phối sản phẩm công bằng vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo
quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, để đảm bảo sự công bằng trong phân phối sản
phẩm thì cần phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Tuy nhiên, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về phân phối sản phẩm công bằng cũng còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, đòi hỏi phải tiếp tục có sự bổ sung, phát triển.
Ở Việt Nam, trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối sản phẩm công bằng, nhờ đó mà phân phối sản phẩm công bằng đã đạt
được nhiều thành tựu cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện phân phối sản phẩm
công bằng ở nước ta trong những năm qua cũng bộc lộ không ít hạn chế, đòi hỏi phải có những giải pháp khắc
phục kịp thời.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp
5319(8) 8.2017 Khoa học Xã hội và Nhân văn Một số vấn đề lý luận về phân phối sản phẩm công bằng Theo C. Mác, “phân phối xác định tỷ lệ theo đó mỗi cá nhân tham dự vào sản phẩm đã sản xuất ra” [1]. Phân phối sản phẩm luôn được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét với tính cách là một trong những mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, C. Mác chỉ rõ: “Các quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với các quan hệ sản xuất ấy, rằng chúng cấu thành mặt sau của các quan hệ sản xuất ấy, thành thử cả hai đều cùng có chung một tính chất lịch sử nhất thời ấy” [2]. Những trình bày của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho thấy, với tính cách là một mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, phân phối sản phẩm là sự phân chia kết quả của quá trình sản xuất cho mỗi cá nhân theo tỷ lệ mà những cá nhân đó tham dự vào quá trình tạo ra sản phẩm theo những nguyên tắc nhất định. Với tính cách là “mặt sau” của quan hệ sản xuất, phân phối sản phẩm không chỉ lệ thuộc vào lực lượng sản xuất mà còn lệ thuộc vào quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất và trong tổ chức, quản lý sản xuất. Tuy nhiên, do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người nên các quan hệ phân phối có khả năng tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất vật chất: Nếu lợi ích của những người tham gia quá trình sản xuất mà đảm bảo, họ sẽ có thái độ tích cực trong quá trình sản xuất, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển; nếu lợi ích của những người tham gia quá trình sản xuất không đảm bảo, họ sẽ có thái độ tiêu cực trong quá trình sản xuất, từ đó dẫn đến kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất. Trong các xã hội mà chế độ tư hữu giữ vị trí thống trị thì xã hội sẽ không thể có sự phân phối sản phẩm công bằng, bởi lẽ các giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội sẽ luôn sử dụng tư liệu sản xuất do mình sở hữu để bóc lột lao động của các giai cấp khác. Chính vì vậy, để có thể thực hiện phân phối sản phẩm công bằng thì cần phải xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Quá trình này gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư bản và tiền tư bản, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Đây là một quá trình tất yếu, do các quy luật khách quan của xã hội quy định mà suy cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi giai cấp vô sản và nhân dân lao động đã giành được chính quyền, để có sự phân phối sản phẩm công bằng thì cần phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động được thực hiện ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản và với giả định của C. Mác là không có sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong điều kiện Thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp Nguyễn Đức Luận* Học viện Báo chí và Tuyên truyền Ngày nhận bài 29/5/2017; ngày chuyển phản biện 1/6/2017; ngày nhận phản biện 26/6/2017; ngày chấp nhận đăng 21/7/2017 Tóm tắt: Phân phối sản phẩm công bằng vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, để đảm bảo sự công bằng trong phân phối sản phẩm thì cần phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Tuy nhiên, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối sản phẩm công bằng cũng còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, đòi hỏi phải tiếp tục có sự bổ sung, phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối sản phẩm công bằng, nhờ đó mà phân phối sản phẩm công bằng đã đạt được nhiều thành tựu cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở nước ta trong những năm qua cũng bộc lộ không ít hạn chế, đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục kịp thời. Từ khóa: Công bằng, công bằng xã hội, đường lối đổi mới, phân phối sản phẩm, phân phối sản phẩm công bằng. Chỉ số phân loại: 5.6 *Email: luanvfu@gmail.com 5419(8) 8.2017 Khoa học Xã hội và Nhân văn chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được thực hiện căn bản, sản xuất hàng hóa đã bị triệt tiêu thì cơ sở để thực hiện phân phối chỉ có thể là những đóng góp về mặt lao động của những người tham gia quá trình sản xuất. Còn việc phân phối sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của tất cả mọi người đòi hỏi phải có một quá trình rất lâu dài, gắn với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất. Quan hệ phân phối đó chỉ có thể được thực hiện trong xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đến V.I. Lênin, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười năm 1917, chủ nghĩa xã hội đã từng bước được xây dựng trên thực tế. Tuy nhiên, khi áp dụng nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa (phân phối theo lao động) trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, kết quả đã không như mong đợi. Thậm chí, V.I. Lênin đã thẳng thắn thừa nhận rằng, “chúng ta đã thất bại trong cái ý định dùng phương pháp “xung phong”, nghĩa là dùng con đường ngắn nhất, nhanh nhất, trực tiếp nhất để thực hiện việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa” [3]. Phân tích tình hình thực tiễn ở Nga lúc đó, V.I. Lênin nhận thấy, nước Nga là một nước còn lạc hậu, trình độ lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa thể đảm bảo cho việc sản xuất và phân phối theo nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Từ đó, V.I. Lênin đã đưa ra chính sách Kinh tế mới (NEP). Nội dung cơ bản của NEP là thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ V.I. Lênin coi đây là một đặc trưng cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với NEP, chúng ta có thể ngầm hiểu rằng, ngoài nguyên tắc phân phối theo lao động, có thể còn có một số nguyên tắc phân phối sản phẩm khác và các nguyên tắc này đều là nhằm đảm bảo sự phân phối sản phẩm công bằng mang tính đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là, việc thực hiện phân phối sản phẩm công bằng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ rất khác với thực hiện phân phối sản phẩm công bằng khi chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đã được xây dựng xong. Bởi lẽ, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế, phát triển không đồng đều, còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nên để thực hiện việc phân phối sản phẩm công bằng trong thời kỳ này không chỉ đơn thuần dựa vào lao động. Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra những luận điểm quan trọng về phân phối sản phẩm công bằng. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, đặc biệt, do không có điều kiện thực tiễn để kiểm nghiệm các hình thức phân phối sản phẩm khác nhau, nên lý luận của các ông về phân phối sản phẩm công bằng còn bỏ ngỏ nhiều The current implementation of equitable product distribution in Vietnam: Actual situations and solutions Duc Luan Nguyen* Academy of Journalism and Communication Received 29 May 2017; accepted 21 July 2017 Abstract: Product distribution is considered both the target as well as the motivation in the course of socialism development. From the viewpoints of classsic Marxists and Leninists, in order to ensure justice in product distribution, the principle of labor-based distribution must be implemented. However, the Marxist-Leninist theories of equitable product distribution have also left many unsolved problems, requiring further additions and development. In Vietnam, during the years of implementing the renovation policy, the Communist Party has applied and developed the Marxist-Leninist theories of equitable product distribution, and thereby gained both theoretical and practical achievements. In the past few years, the implementation of equitable product distribution in Vietnam has still revealed many restrictions, requiring timely remedial measures. Keywords: Equality, equitable product distribution, product distribution, renovation policy, social equality. Classification number: 5.6 5519(8) 8.2017 Khoa học Xã hội và Nhân văn vấn đề đòi hỏi chúng ta cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Những thành tựu về lý luận và thực tiễn Ở nước ta những năm trước đổi mới, nguyên tắc phân phối theo lao động đã được thực hiện phổ biến cùng với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất từng bước chiếm ưu thế tuyệt đối; sản xuất và trao đổi hàng hóa bị triệt tiêu về cơ bản. Tuy nhiên, trong thập niên đầu tiên cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nguyên tắc phân phối theo lao động vẫn không phát huy được hiệu quả, không đảm bảo được sự công bằng, thậm chí làm triệt tiêu động lực của người lao động. Nguyên nhân là do lực lượng sản xuất ở nước ta còn nhiều hạn chế, sản xuất thủ công còn phổ biến; nguyên tắc phân phối theo lao động bị hiểu sai, dẫn đến việc phân phối chủ yếu căn cứ vào số lượng lao động, mang nặng tính bình quân, cào bằng; phân phối sản phẩm công bằng được đồng nhất với phân phối bình quân. Những bất hợp lý trong việc phân phối sản phẩm nói riêng, quan hệ sản xuất nói chung đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đất nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Trước tình trạng đó, Đảng ta đã tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới quan hệ phân phối sản phẩm. Quan điểm của Đảng tại Đại hội VI là khắc phục tính bình quân, áp dụng các hình thức trả lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Đến Đại hội VII năm 1991, Đảng chú trọng tới việc “cải cách cơ bản chính sách tiền lương và tiền công theo nguyên tắc tiền lương và tiền công phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tiền tệ hoá tiền lương...” [4]. Ngoài ra, Đảng ta cũng khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa trên kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Sau Đại hội VII của Đảng, vấn đề phân phối sản phẩm đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng đảm bảo lợi ích của người lao động. Những biến đổi tích cực này thể hiện rõ trong Bộ luật Lao động năm 1994. Luật này quy định rõ: “Người lao động được trả lương trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc” [5]. Đến Đại hội VIII năm 1996, nguyên tắc phân phối sản phẩm được đề cập đến vẫn là phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế. Nhìn chung, những chủ trương, chính sách về phân phối sản phẩm của Đảng, Nhà nước ta từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới đến trước Đại hội Đảng lần thứ IX chủ yếu nhấn mạnh đến nguyên tắc phân phối theo lao động, nhưng khác với thời kỳ trước đổi mới, chúng ta đã chú trọng đến tính công bằng trong phân phối khi căn cứ vào số lượng, chất lượng, năng suất, hiệu quả lao động của mỗi người làm căn cứ trả lương, chú trọng việc đảm bảo những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Tuy quá trình đổi mới quan hệ phân phối sản phẩm trong những năm trước Đại hội Đảng lần thứ IX diễn ra mạnh mẽ, nhưng các hình thức phân phối vẫn chưa thực sự đa dạng, do vậy rất khó có thể đảm bảo sự công bằng cho nhiều đối tượng khác nhau trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Vì vậy, tại Đại hội IX, bên cạnh việc khẳng định phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là nguyên tắc chủ yếu, Đảng ta còn chủ trương phân phối “theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” [6]. Đây là một vấn đề rất mới và cũng là một bước tiến lớn so với nguyên tắc phân phối được nêu trong văn kiện các Đại hội trước đó; nguyên tắc phân phối này đã tính đến nét đặc thù của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta đang có nhu cầu bức bách phải thu hút vốn đầu tư để phát triển sản xuất. Đây cũng là một nguyên tắc phân phối đảm bảo sự công bằng cho các nhà đầu tư. Bởi vì nhà đầu tư đóng góp vốn và các nguồn lực vào các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phân phối một cách tương ứng với mức đóng góp của họ (thông qua lợi nhuận, lợi tức...). Quan điểm của Đảng về phân phối sản phẩm công bằng tại Đại hội IX tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X năm 2006. Đến Đại hội XI năm 2011, ngoài các hình thức đang áp dụng, Đảng ta đã bổ sung một điểm mới quan trọng, đó là “phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội”. Đây tiếp tục là một bước tiến trong quá trình nhận thức và vận dụng phân phối sản phẩm công bằng. Bởi vì, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Điều này thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện công bằng xã hội, tiến bộ xã hội trong từng bước phát triển. Đến Đại hội XII, vấn đề phân phối sản phẩm công bằng tiếp tục được Đảng ta nhấn mạnh, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm của Đảng tại Đại hội XII là: “Tạo cơ hội để 5619(8) 8.2017 Khoa học Xã hội và Nhân văn mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập. Bảo đảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sản xuất sức lao động Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; tạo điều kiện để trợ giúp có hiệu quả cho tầng lớp yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống” [7]. Như vậy, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, để thực hiện phân phối sản phẩm công bằng và tạo động lực cho phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương đa dạng hóa các hình thức phân phối, thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Tất cả các hình thức phân phối trên đều là tất yếu khách quan trong quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay và đều nhằm mục đích thúc đẩy nền sản xuất phát triển và tạo lập sự công bằng xã hội giữa mọi thành viên trong xã hội. Với những người khoẻ mạnh có khả năng lao động và đang lao động, được trả công theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; với những người có vốn và các nguồn lực khác, họ sẽ thu được lợi tức và lợi nhuận khi đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh; với những người nghèo, những tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thương sẽ nhận được sự hỗ trợ thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội - hình thức tái phân phối góp phần quan trọng đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Điều đó cho thấy, tính công bằng trong phân phối không chỉ thể hiện ở việc phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội mà còn thể hiện ở hình thức phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Việc Đảng ta vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối sản phẩm công bằng đã tạo ra một động lực mạnh mẽ trong sản xuất, góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế - xã hội mà nước ta đạt được trong những qua. Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2015, GDP là 193,4 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,68%; GDP bình quân đầu người là 2.109 USD [7], nước ta không còn là một nước có thu nhập thấp nữa mà đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình; năng suất lao động đã cao hơn trước rất nhiều, đạt 79,4 triệu đồng/người [8]. Cùng với những thành tựu về kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là công bằng phân phối, thu nhập. Điều này đã được Đảng ta chỉ rõ tại Đại hội XII năm 2016: “Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Trong 5 năm (2011-2015) đã tạo việc làm cho khoảng 7,8 triệu người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, từ 14,2% cuối năm 2010 xuống còn 4,5% năm 2015. Riêng các huyện nghèo giảm khoảng 6%/ năm, từ 58,3% xuống còn 28%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,3%” [7]. Những thành tựu trên là cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới nói chung, đổi mới phân phối sản phẩm nói riêng. Việc vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối sản phẩm công bằng đã thực sự kích thích trực tiếp đến lợi ích của người lao động và nhà đầu tư, tạo ra một động lực to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục Một số hạn chế trong quá trình thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, bất bình đẳng thu nhập có xu hướng tăng cao: Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình thực hiện phân phối sản phẩm công bằng, nhưng nước ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng. Nghiên cứu của Oxfam (một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam) về tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam cho thấy, mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam khá lớn. Người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người nghèo nhất Việt Nam trong 10 năm. Trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có thu nhập từ nguồn tài sản cao hơn gần 5.000 lần thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất [9]. Sự phân hóa thu nhập này trước hết là do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đã tạo ra những cơ chế chính sách thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều người đã biết tận dụng tốt cơ hội này để tăng thu nhập. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận xã hội có mức thu nhập rất thấp, chịu nhiều thiệt thòi trong phân phối sản phẩm do chế độ tiền công, tiền lương còn thấp hoặc chịu ảnh hưởng của những quyết định đầu tư sai lầm. Ngoài ra, rất nhiều người có thu nhập là thấp do thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, hạn chế về trình độ tình trạng đó đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục kịp thời. Thứ hai, tiền lương vẫn mang nặng tính bình quân: Tiền lương ở nước ta vẫn mang nặng tính bình quân, chủ yếu được trả theo chỗ làm việc chứ không hoàn toàn trả 5719(8) 8.2017 Khoa học Xã hội và Nhân văn theo việc làm. Ở nhiều nơi, nhất là đối với khu vực nhà nước, lao động được tuyển dụng vào làm việc đều nhận được mức lương theo hệ số như nhau dù có trình độ và hiệu quả công việc khác nhau; khoảng cách giữa các ngạch, bậc lương không cao, không tỏ rõ được sự khác biệt. Điều đó có nghĩa là việc trả lương vẫn chưa thực sự công bằng với những người có năng lực, làm việc hiệu quả. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do chúng ta chưa hoàn toàn khắc phục được tư duy của thời kỳ bao cấp; chưa thực sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; chưa thực sự xác định được vị trí việc làm trong bộ máy hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước; quá trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế, tự chủ tài chính chưa được thực hiện triệt để Thứ ba, phân phối thông qua an sinh xã hội chưa thực sự hợp lý và nảy sinh nhiều tiêu cực: An sinh xã hội tập trung hướng đến các đối tượng người nghèo, tầng lớp yếu thế, dễ bị tổn thươngtrong xã hội. Tuy nhiên, số liệu trong những năm gần đây lại cho thấy điều ngược lại: Nhóm giàu nhất nhận được 39,1% tổng chi an sinh, nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 6,6% [10]. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đặc biệt là chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội hiện nay mới chỉ tập trung vào những bộ phận dân cư có việc làm và thu nhập ổn định. Trong khi đó, nhiều người nghèo lại chưa có cơ hội tiếp cận các chính sách này. Bên cạnh đó, việc giảm nghèo vẫn chưa thực sự bền vững; tỷ lệ nghèo ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa vẫn còn trên 50%; gần 30% dân số chưa tham gia bảo hiểm y tế; triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo còn chậm [11]. Đây là hệ quả tất yếu của tình trạng nhiều người coi an sinh xã hội là trách nhiệm riêng của Nhà nước; nguồn lực cho việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn hạn hẹp, chưa chú trọng huy động sự tham gia từ cộng đồng; đội ngũ cán bộ thực thi chính sách an sinh xã hội còn hạn chế về số lượng và trình độ; công tác tuyên truyền, vận động người dân chưa được quan tâm đúng mức Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, trục lợi trong quá trình thực hiện an sinh xã hội ngày càng diễn biến phức tạp. Nhiều nguồn lực nằm trong các chương trình an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo đã bị chính những cán bộ tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội chiếm đoạt. Điển hình là những vụ “24 con dê, 1.250 con gà, số tiền hỗ trợ người dân mua bò, lợn... đã không đến tay người dân mà lần lượt theo nhau vào nhà cán bộ hoặc anh em, họ hàng của các cán bộ” xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Nam [12]. Tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội ngày càng phổ biến. Một lãnh đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã chỉ ra rằng: “Giường bệnh tuyến huyện thường không sử dụng hết 100% công suất, nhưng có tỉnh báo lên để thanh toán 200-300% công suất. Đây rõ ràng là điều không bình thường” [13]. Qua khảo sát tại 31 tỉnh/thành phố, chênh lệch giá thuốc do giá trúng thầu cao hơn giá trung bình đã lên tới trên 121 tỷ đồng [14] Đây chính là biểu hiện của sự bất công bằng trong quá trình thực hiện an sinh xã hội. Rất nhiều nguồn lực đã không thể đến tay người nghèo do đã bị chiếm đoạt bởi những cán bộ thoái hóa, biến chất. Nguyên nhân chủ yếu là hệ thống pháp luật liên quan đến công tác an sinh xã hội còn chưa thực sự chặt chẽ và chưa có tính răn đe; nhiều chính sách, chương trình an sinh xã hội chưa được công khai, minh bạch; hệ thống quản lý các nguồn lực an sinh còn lỏng lẻo; đời sống của nhiều cán bộ làm công tác an sinh xã hội gặp nhiều khó khăn, họ sẵn sàng vi phạm pháp luật để tước đoạt những nguồn lực phục vụ công tác an sinh Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục kịp thời nhằm tạo sự công bằng thực sự cho những người nghèo, những nhóm yếu thế trong xã hội. Một số giải pháp khắc phục Một là, thu hẹp khoảng cách thu nhập bằng các điều chỉnh kinh tế vĩ mô và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Để thu hẹp khoảng cách thu nhập, Đảng và Nhà nước cần phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi cá nhân, doanh nghiệp có cơ hội làm giàu chính đáng; khắc phục những tác động của kinh tế thị trường, ngăn chặn tình trạng làm giàu phi pháp; cẩn trọng hơn nữa trong quá trình đầu tư; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cần phải có chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và vốn, khoa học, kỹ thuật, việc làm cho nhóm người thu nhập thấp trong xã hội. Để thu hẹp khoảng cách thu nhập, khắc phục bất bình đẳng thu nhập thì điều quan trọng nhất là phải giúp cho nhóm thu nhập thấp, nhóm chịu nhiều thiệt thòi trong phân phối sản phẩm có cơ hội tăng thu nhập chứ không phải là tìm cách để giảm thu nhập của những người giàu chân chính. Hai là, điều chỉnh chế độ tiền lương nhằm đảm bảo lợi ích, tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho người lao động. Chế độ phân phối sản phẩm được thể hiện rõ nét qua chế độ tiền lương. Nếu tiền lương mang tính bình quân thì sẽ không thể đảm bảo sự công bằng, không kích thích được người lao động làm việc, làm triệt tiêu động lực phát triển quan trọng. Để khắc phục tính bình quân trong phân phối, trước mắt phải cải cách tiền lương theo hướng nới rộng khoảng cách giữa các bậc lương và ngạch lương, tăng khoảng cách giữa lương tối thiểu - trung bình - tối 5819(8) 8.2017 Khoa học Xã hội và Nhân văn đa; đồng thời, sử dụng các mức thưởng để khuyến khích người lao động làm việc. Về lâu dài, cần phải thực hiện việc trả lương theo năng lực và hiệu quả công việc. Cách trả lương này thực sự đảm bảo được lợi ích và sự công bằng cho người lao động, nếu họ có năng lực và làm việc hiệu quả thì chắc chắn lương sẽ cao. Tất nhiên, cơ chế này không có chỗ đứng cho những người không có năng lực, làm việc không hiệu quả. Ba là, tiếp tục điều chỉnh chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội gắn với chống tiêu cực. Chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội phải đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả, khắc phục phần nào sự bất bình đẳng trong lần phân phối thứ nhất, góp phần thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, đối tượng cần được quan tâm nhất là những người nghèo, bởi họ đang gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi nhất, được hưởng an sinh ít nhất. Do vậy, việc phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội và theo phúc lợi xã hội phải thực hiện từng bước một, có ưu tiên, trọng điểm, trước hết phải tập trung chủ yếu vào đối tượng là những người nghèo, tránh dàn đều. Để thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền và người dân hiểu được việc thực hiện an sinh xã hội là trách nhiệm chung của cộng đồng và toàn xã hội, qua đó khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Điều đó có nghĩa là phải thực hiện xã hội hóa công tác an sinh. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự công bằng trong quá trình phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống quản lý công tác an sinh xã hội; công khai, minh bạch các chính sách, chương trình an sinh xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh xã hội có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp; xử lý nghiêm khắc những cá nhân tham nhũng, trục lợi những nguồn lực phục vụ công tác an sinh Như vậy, trong những năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phân phối sản phẩm công bằng. Với đường lối đổi mới nói chung, đổi mới phân phối sản phẩm nói riêng mà lợi ích của các bộ phận xã hội khác nhau được đảm bảo, sự công bằng trong quan hệ phân phối đi vào thực chất, tạo thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc thực hiện phân phối sản phẩm công bằng ở nước ta hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những giải pháp được đưa ra trong bài viết này chính là góp phần khắc phục những hạn chế đó. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C. Mác - Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.861. [2] C. Mác - Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.634. [3] V.I. Lênin (2006), Toàn tập, tập 44, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.254. [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.74. [5] Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam (năm 1994), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.11. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.88. [7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 136-137, 225, 239. [8] Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.151. [9] V. Thu, Khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang gia tăng mạnh, ngày 12/1/2017. [10] Đặng Quang Định (2010), Quan hệ lợi ích giữa công nhân với nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.134. [11] Nguyễn Trọng Đàm, Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vn, ngày 11/12/2015. [12] L. Lam (tổng hợp), Khó tin, nhưng có thật: Dê, gà người nghèo “lạc” vào nhà cán bộ, ngày 13.3.2015. [13] Ngọc Tuân, TGĐ Bảo hiểm xã hội: Nhiều bệnh viện giữ bệnh nhân nằm viện để trục lợi BHYT, ngày 15/6/2017. [14] Lan Anh, Trục lợi “trùm khế ngọt” BHYT hàng trăm tỷ, vn, ngày 24/5/2017.
File đính kèm:
- thuc_hien_phan_phoi_san_pham_cong_bang_o_viet_nam_hien_nay_t.pdf