Thúc đẩy quyền có việc làm trong điều kiện công nghiệp 4.0

Công nghiệp 4.0 (CN 4.0) là sự kết nối công nghệ cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa với các thành tựu hiện

đại của kỹ thuật số, vật lý học, sinh học, tâm

lý học,. trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI),

internet vạn vật hoặc mạng lưới vạn vật kết

nối Internet (Internet of Things - IoT), dữ

liệu lớn (Big Data) và các hệ thống kết nối

Internet (IoS). Thông qua tương tác máy với

máy (M2M) kết nối người với vạn vật (IoT),

vật với vật (Big Data) để tạo ra những bước

nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược,

chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng

lượng tái tạo, hóa học, nhất là lĩnh vực vật lý

với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật

liệu mới và công nghệ nano.

pdf 6 trang kimcuc 6580
Bạn đang xem tài liệu "Thúc đẩy quyền có việc làm trong điều kiện công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thúc đẩy quyền có việc làm trong điều kiện công nghiệp 4.0

Thúc đẩy quyền có việc làm trong điều kiện công nghiệp 4.0
THÚC ĐẨY QUYỀN CÓ VIỆC LÀM
TRONG ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP 4.0
Nguyễn Thanh Tuấn*
* PGS.TS. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Abstract 
Industrial Revolution version 4.0 is creating new opportunities 
while also providing great challenges for the developed countries 
and those to enter to Revolution 4.0 like Vietnam, the first foreseen 
challenge is the job issue.
Tóm tắt: 
Công nghiệp 4.0 đang tạo ra những cơ hội mới đồng thời cũng 
đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia phát triển và 
các nước đang chuẩn bị bước vào công nghiệp 4.0 như Việt Nam1, 
trước tiên và cơ bản là vấn đề việc làm.
1 Xem: Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số tại Hội nghị các quan chức cao cấp 
APEC lần thứ hai (SOM-2), tổ chức tại Hà Nội, ngày 15/5/2017.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Công nghiệp 4.0; Bộ luật Lao 
động năm 2012; trí tuệ nhân tạo; việc 
làm; sản xuất thông minh.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 03/08/2018
Biên tập : 25/10/2018
Duyệt bài : 01/11/2018
Article Infomation:
Keywords: Industrial Revolution 
4.0; Labor Code of 2012; artificial 
intelligence; job; smart production. 
Article History:
Received : 03 Aug. 2018
Edited : 25 Oct. 2018
Approved : 01 Nov. 2018
Công nghiệp 4.0 (CN 4.0) là sự kết nối công nghệ cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa với các thành tựu hiện 
đại của kỹ thuật số, vật lý học, sinh học, tâm 
lý học,... trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), 
internet vạn vật hoặc mạng lưới vạn vật kết 
nối Internet (Internet of Things - IoT), dữ 
liệu lớn (Big Data) và các hệ thống kết nối 
Internet (IoS). Thông qua tương tác máy với 
máy (M2M) kết nối người với vạn vật (IoT), 
vật với vật (Big Data) để tạo ra những bước 
nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, 
chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng 
lượng tái tạo, hóa học, nhất là lĩnh vực vật lý 
với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, vật 
liệu mới và công nghệ nano.
CHÑNH SAÁCH
35Số 4(380) T2/2019
Từ góc độ kinh tế, CN 4.0 có sáu đặc 
điểm cơ bản, gồm: (i) Xu hướng phát triển 
sản xuất thông minh kết hợp công nghệ tự 
động hóa, công nghệ thông tin (CNTT) dựa 
trên nền tảng công nghệ Big Data Analytics, 
Cloud Computing, IoT; (ii) Công nghệ in 3D 
- cho phép sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh 
bỏ qua các giai đoạn lắp rắp để tạo ra sản 
phẩm; (iii) Máy móc tự động hóa và tích hợp 
con người - máy móc; (iv) Robot thay thế 
dần con người trong nhiều hoạt động; (v) 
IoT làm cho các vận dụng, thiết bị trở lên 
thông minh hơn, tạo ra nhiều dịch vụ mới; 
(vi) Công nghệ nano và AI, công nghệ sinh 
học được áp dụng rộng khắp2. 
1. Sự tác động của Công nghiệp 4.0 đến 
việc làm 
CN 4.0 đang và sẽ tác động đến mọi 
hoạt động của con người chủ yếu theo các 
hướng sau:
1.1 Tác động của “trí tuệ nhân tạo” đến 
việc làm
Hiện nay, các hệ thống nhân tạo được 
dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các 
ngành kỹ thuật và quân sự cũng như trong 
các phần mềm máy tính thông dụng trong 
gia đình và trò chơi điện tử. Điện thoại thông 
minh (Smartphone) và máy tính (Computer) 
giúp việc tổ chức lao động và giải quyết mọi 
vấn đề rất nhanh chóng. Điển hình là thông 
qua việc nộp hồ sơ online, nhà tuyển dụng 
sẽ đỡ mất thời gian lọc hồ sơ ứng viên, vì có 
phần mềm hỗ trợ, đồng thời rút ngắn tối đa 
thời gian xử lý các thủ tục hành chính. Các 
chuyên viên tiền lương, bảo hiểm rút ngắn 
thời gian làm việc và thay vào đó, có thể 
phát triển những công việc khác cho doanh 
nghiệp. Trước đây cần một người trợ lý sắp 
xếp các lịch trình và nhắc nhở công việc thì 
ngày nay chỉ cần một chiếc smartphone nhỏ 
gọn đã làm được công việc này. Đồng thời, 
2 https://ictnews.vn/cntt/nuoc-manh-cntt/se-xay-co-che-chinh-sach-moi-thuc-day-ung-dung-cntt-phu-hop-xu-the-
cmcn-4-0
3 
noi-20171215084035966.chn
4 Ho Nguyen, Tác động của Internet Vạn vật (IoT) đến ngành sản xuất? Find me on: LinkedIn vào Thu, Jul 19, 2018 
inShare
sự phát triển mạnh mẽ của “điện toán đám 
mây” - một lối ẩn dụ để liên tưởng đến cách 
được bố trí phức tạp của mạng internet và cơ 
sở hạ tầng chứa trong sơ đồ mạng máy tính 
- đã khiến cho AI kiểm soát được nhiều thứ 
để có thể tiết kiệm lao động. Với khả năng 
xử lý thông tin vô cùng phức tạp, nó không 
chỉ phát triển việc làm mới, mà còn dẫn đến 
sự thất nghiệp hàng loạt ở nhiều vị trí nhân 
sự khác nhau.
AI được phát triển hoàn thiện có khả 
năng thay thế con người trong các công việc 
như: chăm sóc sức khỏe, phục vụ, sản xuất 
theo dây chuyền tự động, công việc văn 
phòng,... Theo một con số tính toán, một 
robot may hiện có giá khoảng 200.000 USD 
(năm 2017); nhưng khoảng 3 năm nữa sẽ 
giảm còn 20.000 - 30.000 USD và không có 
lao động giá rẻ nào có thể cạnh tranh được 
với robot, bởi chúng hoạt động 24 giờ/ngày, 
7 ngày/tuần và 365 ngày/năm không cần 
nghỉ; máy móc điện tử làm nhanh hơn, chất 
lượng tốt hơn và quan trọng là giá rẻ hơn3. 
1.2 Tác động của Internet kết nối vạn vật 
đến việc làm
Internet kết nối vạn vật (IoT) hiện đã 
tác động đến việc làm ít nhất trên ba khía 
cạnh sau4: 
i) Tạo mô hình kinh doanh mới: các 
sản phẩm được kết nối mạng có thể cung cấp 
cho kỹ thuật viên những thông tin chi tiết về 
thành phần, bộ phận và vấn đề kinh doanh 
với hiệu suất cụ thể. Nó cho phép kỹ thuật 
viên tư vấn chi tiết hơn hoặc đề xuất các bộ 
phận thay thế hoặc sửa chữa thích hợp. Theo 
giới chuyên môn, các mô hình kinh doanh 
khác sử dụng dữ liệu cảm biến thông minh 
đang chờ đợi để được khám phá, và có thể 
mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các 
doanh nghiệp đi đầu xu hướng này. 
CHÑNH SAÁCH
36 Số 4(380) T2/2019
ii) Sản xuất các sản phẩm thông minh: 
ví dụ nổi bật là các nhà sản xuất ô tô lớn, 
bao gồm Ford, General Motors, Toyota và 
Volkswagen, đang sản xuất các loại ô tô 
thông minh có khả năng kết nối với Wifi 
xuyên suốt khoang hành khách, kể cả một 
số mẫu kết hợp máy ảnh và cảm biến để 
giúp tài xế tránh va chạm và đỗ xe song 
song tự động. Nhờ IoT, các nhà sản xuất có 
thể thỏa sức sáng tạo và thiết kế nhằm cách 
mạng hóa các sản phẩm truyền thống và tạo 
ra nhiều loại sản phẩm thông minh mới với 
mức phí vừa phải, phù hợp với nhiều nhu 
cầu sử dụng hơn.
iii) Triển khai sản xuất thông minh 
hơn: trong môi trường sản xuất, ứng dụng 
phần mềm di động cho phép các nhà quản lý 
nhà máy truy cập vào nhiều dữ liệu, như hiệu 
suất thiết bị, hiệu suất của dây chuyền, công 
cụ trực quan hóa dữ liệu và các cảnh báo 
dù họ đang ở đâu. Từ đó cho phép các nhà 
quản lý sản xuất có thể làm việc bên ngoài 
phòng điều khiển của nhà máy với tầm nhìn 
bao quát hơn các hoạt động đang diễn ra; từ 
đó tiết kiệm được một số nhân viên thống 
kê, lưu trữ giấy tờ, sổ sách và nhân viên văn 
phòng khác.
Sản xuất thông minh có thể góp phần 
làm giảm bớt lỗi sản phẩm, xác định trục 
trặc và hỏng hóc của thiết bị nhanh hơn. 
Việc giám sát theo thời gian hoạt động của 
các thiết bị và dây chuyền sản xuất giúp phát 
hiện mọi thay đổi dù là nhỏ nhất về mức 
độ sản xuất, hoạt động của thiết bị và chất 
lượng sản phẩm. Các cảm biến có thể xác 
định rò rỉ chất lỏng, sự thay đổi áp suất,... 
hơn nữa còn giúp tận dụng tài sản tốt hơn 
và chủ động hơn khi bảo trì các thiết bị quan 
trọng. Nhờ đó tiết kiệm được một số nhân 
viên bảo hành thiết bị, kiểm tra kỹ thuật,....
Môi trường sản xuất kết nối mạng sẽ 
cho phép tương tác máy với máy (M2M). 
Tương tác M2M sẽ điều chỉnh quy trình làm 
việc, ví dụ: đơn đặt hàng của khách hàng hay 
lịch phân phối sản phẩm, qua đó ngăn chặn 
sự lãng phí các vật liệu và thành phẩm, đồng 
thời bảo vệ các thiết bị quan trọng không bị hư 
hại nghiêm trọng hơn. Nhân lực cho khâu lập 
kế hoạch, đóng gói sản phẩm, trông coi kho 
bãi, vận chuyển, phân phối, chăm sóc khách 
hàng,... nhờ thế được tiết kiệm đáng kể.
IoT cũng có thể giúp thúc đẩy sử dụng 
cảm biến để kết hợp các thiết bị khác nhau, 
và tự động đưa dữ liệu vào các ứng dụng 
để quản lý nhà máy, doanh nghiệp, nhất là 
năng lượng nhằm điều chỉnh nhiệt độ và hao 
tốn năng lượng ở những khu vực khác nhau 
trong nhà máy, doanh nghiệp. Qua đó, giúp 
các nhà sản xuất giảm chi phí về năng lượng 
và giảm mức độ ảnh hưởng đến môi trường 
của họ. Đây cũng là sự tác động đến nhiều 
vị trí việc làm trong các nhà máy, doanh 
nghiệp, theo hướng tiết kiệm hơn.
1.3 Tác động của dữ liệu lớn đến 
việc làm
Dữ liệu lớn (Big Data) là thuật ngữ chỉ 
tập dữ liệu phức tạp mà các ứng dụng xử lý 
dữ liệu truyền thống không xử lý được để 
phân tích dự đoán, phân tích hành vi người 
dùng, hoặc các phương thức phân tích dữ 
liệu nâng cao khác nhằm trích xuất giá trị 
từ dữ liệu thông tin. Big Data đang tác động 
đến việc làm qua ba phương diện sau: 
Đối với doanh nghiệp: Big Data có thể 
sinh ra giá trị tài chính và có thể ảnh hưởng 
mạnh đến việc làm ở nhiều lĩnh vực kinh 
doanh và quản lý: sản xuất; dữ liệu xã hội 
(Facebook, Twitter,...), ngân hàng, bảo hiểm, 
sản xuất, bán lẻ, bán buôn, vận tải, chăm sóc 
sức khỏe, xây dựng, giáo dục, quản lý công, 
dữ liệu cá nhân toàn cầu;... Nó cũng đóng vai 
trò quan trọng trong hoạt động thương mại 
như marketing, chuỗi cung ứng, mô hình 
kinh doanh mới. Big Data đang chứng minh 
khá rõ rằng, doanh nghiệp nếu không sử dụng 
dữ liệu một cách hiệu quả thì sẽ gặp bất lợi 
khi cạnh tranh với những doanh nghiệp có 
khả năng phân tích và sử dụng dữ liệu của họ; 
ví dụ : phân tích nhật ký; phát hiện gian lận 
(lọc email...); phân tích quan điểm và mạng 
xã hội; quản lý rủi ro; tiêu thụ năng lượng; dự 
đoán,... Đối với doanh nghiệp trong thời đại 
số hiện nay, một khi làm chủ được dữ liệu lớn 
thì họ sẽ có cơ hội thành công lớn hơn trong 
CHÑNH SAÁCH
37Số 4(380) T2/2019
bối cảnh cạnh tranh hiện đại; người quản lý 
và người lao động sẽ được hưởng lợi hơn từ 
việc trích xuất thông tin một cách chính xác, 
hữu ích với chi phí thấp hơn.
Đối với lĩnh vực kỹ thuật: khả năng Big 
Data tiếp tục phát triển nhanh chóng, được 
thúc đẩy bởi sự đổi mới trong công nghệ cơ 
sở hạ tầng, khả năng phân tích xử lý dữ liệu 
và sự tiến bộ của hành vi con người đang 
ngày càng sử dụng thiết bị kỹ thuật số nhiều 
hơn. Việc quản lý dữ liệu, liên quan đến việc 
truy xuất, tính riêng tư, bảo mật cũng là một 
xu hướng phát triển của việc làm mới nhằm 
sử dụng chính xác và giám sát dữ liệu đó 
cũng như quản lý vòng đời của nó.
Đối với xã hội: luồng dữ liệu được tạo 
ra mỗi ngày bởi hàng tỷ tương tác của người 
dùng máy tính, thiết bị GPS, điện thoại di 
động, thiết bị y tế,... đã phục vụ cộng đồng 
với nhiều tiện ích khác nhau. Từ đó tạo ra 
việc làm mới, ví dụ: dự đoán sự thiếu hụt 
thực phẩm dựa trên dữ liệu về sự biến động 
giá cả thị trường, hạn hán, di cư; cải thiện 
kết quả học tập trong trường học; mô hình 
dự báo phục vụ người dân sống ở các khu 
định cư và khu ổ chuột; quy hoạch giao 
thông; kết nối mối quan hệ giữa tội phạm 
và các địa điểm trong thành phố...5. Hiện 
các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách 
bắt đầu nhận ra tiềm năng của việc dẫn dòng 
chảy dữ liệu vào thông tin có thể sử dụng để 
xác định nhu cầu, cung cấp dịch vụ và tiên 
đoán cũng như ngăn chặn khủng hoảng cho 
người có thu nhập thấp. 
Những phân tích nêu trên cho thấy, nhìn 
chung, nhóm việc làm chịu tác động mạnh 
nhất là lao động giản đơn, ít kỹ năng hoặc 
những kỹ năng nhưng dễ dàng bị người máy 
thay thế. Trong thời gian tới, Việt Nam có cơ 
hội vươn lên nhóm dẫn đầu trên thế giới trong 
lĩnh vực này, vì chúng ta có thể đi thẳng vào 
những công nghệ tiên tiến nhất thế giới, làm 
việc với những tập đoàn lớn nhất thế giới, và 
5 https://www.hsph.harvard.edu/ess/bigdata.html
6 
noi-20171215084035966.chn
với những công việc mới nhất thế giới6. Và 
như vậy, ảnh hưởng của CN 4.0 đối với việc 
làm ở nước ta sẽ là rất lớn.
2. Thúc đẩy quyền có việc làm dưới tác 
động của CN 4.0 ở nước ta
2.1 Nhận thức về việc làm trong điều kiện 
tác động của CN.4.0
Việc làm phụ thuộc vào các điều kiện 
hiện có của nền sản xuất xã hội. Người lao 
động được coi là có việc làm khi chiếm giữ 
một vị trí nhất định trong nền sản xuất của 
xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động 
mới thực hiện được quá trình lao động tạo 
ra sản phẩm cho xã hội và cho bản thân. Ở 
Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 
9 của Bộ luật Lao động năm 2012, “việc 
làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập 
mà không bị pháp luật cấm”. Điều 10 Bộ 
luật Lao động quy định, người lao động có 
quyền: 1. Được làm việc cho bất kỳ người 
sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào 
mà pháp luật không cấm. 2. Trực tiếp liên 
hệ với người sử dụng lao động hoặc thông 
qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm 
theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề 
nghiệp và sức khoẻ của mình.
Trong quá trình đẩy mạnh hội nhập 
quốc tế, thúc đẩy CN 4.0, quy định trên bộc 
lộ hạn chế cơ bản sau: (i) hoạt động nội trợ 
không được coi là việc làm, mặc dù hoạt 
động này tạo ra các lợi ích phi vật chất và 
không thể thay thế trong việc gián tiếp tạo 
ra lợi ích vật chất, và thực tế đã là một loại 
việc làm đang được thuê khá phổ biến tại 
khu vực đô thị ở Việt Nam; (ii) khó có thể 
so sánh phạm vi “không bị pháp luật cấm” 
giữa các quốc gia với nhau, bởi lẽ, có những 
nghề ở quốc gia này được cho phép và được 
coi là việc làm, nhưng không được quốc gia 
khác chấp nhận. Thí dụ đánh bạc ở Việt Nam 
bị cấm, nhưng ở Thái Lan và Mỹ lại “không 
bị pháp luật cấm” và được coi là một nghề. 
CHÑNH SAÁCH
38 Số 4(380) T2/2019
Thực tế ở Việt Nam đang diễn ra quá 
trình đa dạng hóa việc làm: việc làm chính, 
việc làm phụ và việc làm thêm; việc làm 
toàn thời gian và bán thời gian; việc làm tại 
nhà và việc làm công sở;... Vì thế, để thích 
ứng với sự tác động có thể có của cuộc cách 
mạng 4.0, việc làm, cần được thừa nhận 
dưới ba hình thức: (i) Làm công việc để 
nhận được tiền lương, tiền công hoặc hiện 
vật cho công việc đó; (ii) Làm công việc để 
thu lợi cho bản thân, gia đình và bản thân, 
gia đình có quyền sử dụng hoặc quyền sở 
hữu một phần hoặc toàn bộ tư liệu sản xuất 
để tiến hành công việc đó; (iii) Làm các 
công việc cho gia đình mình nhưng không 
được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, 
tiền công cho công việc đó. Hình thức này 
bao gồm: sản xuất nông nghiệp, hoạt động 
kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một 
thành viên khác trong gia đình có quyền sử 
dụng, sở hữu hoặc quản lý; người làm nghề 
tự do ngày càng trở nên phổ biến ngay tại 
Việt Nam;.... 
2.2 Đổi mới căn bản giáo dục - đào tạo 
nhằm phát triển nguồn nhân lực có năng 
lực tìm kiếm và sáng tạo việc làm 
Mới đây, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ 
tướng Chính phủ về việc tăng cường năng 
lực tiếp cận CN lần thứ 4 (ngày 4/5/2017)7 
đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập 
trung thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội 
dung, phương pháp giáo dục dạy nghề nhằm 
tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp cận 
các vị trí việc làm phù hợp với xu thế công 
nghệ sản xuất mới theo CN 4.0. Để đáp ứng 
yêu cầu này, cần triển khai các giải pháp sau:
Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống giáo 
dục theo hướng “chuyển mạnh quá trình 
giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang 
phát triển toàn diện năng lực người học”, 
gồm: thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp 
luật về kết nối phát triển giáo dục - đào tạo, 
khoa học - công nghệ, giáo dục nghề nghiệp 
với phát triển nguồn nhân lực, nhất là giao 
7 
thu-4/20175/26430.vgp
quyền tự chủ cho các trường đại học, cao 
đẳng và dạy nghề công lập, để đẩy mạnh 
xã hội hóa giáo dục, đào tạo, nhằm đáp ứng 
kịp thời, hiệu quả nhu cầu về số lượng, chất 
lượng lực lượng lao động cho thị trường 
lao động; phải tăng cường gắn đào tạo với 
nghiên cứu khoa học và ứng dụng công 
nghệ, đặc biệt đầu tư cho các nhóm nghiên 
cứu sâu về các lĩnh vực kỹ thuật số, công 
nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, thông 
tin vệ tinh, số hóa, năng lượng mới, vật liệu 
mới, công nghệ sinh học và sự tích hợp giữa 
chúng. Ví dụ, một tín hiệu tích cực là từ năm 
2004, Công ty cổ phần robot Tosy đã khá 
thành công trong nghiên cứu sản xuất robot 
đồ chơi và hiện đang phát triển robot phục 
vụ cho công nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta 
cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục - 
đào tạo, nhằm tạo môi trường và điều kiện 
thuận lợi để thu hút các trường đại học, dạy 
nghề, các nhà giáo, nhà khoa học người 
nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài 
có đẳng cấp quốc tế, vào tham gia quá trình 
đào tạo và nghiên cứu khoa học, ứng dụng 
công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học 
Việt Nam; tiếp tục gửi sinh viên Việt Nam 
ra nước ngoài học tập, đào tạo, bồi dưỡng. 
Thực hiện giáo dục nghề nghiệp theo 
kiểu “hai cấp độ”. Trước hết, chúng ta cần 
đảy mạnh giáo dục các ngành, nghề truyền 
thống nhằm thực hiện giảm nghèo và phát 
triển bền vững, giữ vững ổn định, nhất là ở 
khu vực nông thôn, nông nghiệp; mặt khác, 
chúng ta thực hiện đi tắt, đón đầu, tập trung 
giáo dục các ngành nghề hiện đại, theo kiểu 
CN 4.0 để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng 
và giải quyết hai vấn đề cơ bản sau: (i) những 
thách thức và vấn đề liên quan đến kinh tế, 
xã hội và môi trường còn tồn đọng hiện 
nay như tỷ lệ lớn lao động nông thôn, nông 
nghiệp có kỹ năng thấp (chiếm khoảng 70% 
dân số); (ii) nhanh chóng tận dụng những cơ 
hội và thế mạnh để đột phá nhằm vươn tầm 
quốc tế, vượt lên những thách thức mới với 
CHÑNH SAÁCH
39Số 4(380) T2/2019
đội ngũ lao động có kỹ năng, trình độ đẳng 
cấp quốc tế trong các lĩnh vực có ứng dụng 
công nghệ mới, hiện đại.
Mở cửa ngành giáo dục theo hướng 
tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp 
nhằm thúc đẩy chuẩn hoá và phát triển theo 
kỹ năng tư duy thứ bậc (kỹ năng nhớ, hiểu, 
ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo) 
làm cơ sở để xác định chuẩn đầu ra trong 
giáo dục nghề nghiệp và cải cách phát triển 
giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của 
CN 4.0; coi trọng việc trang bị cho người 
học những kỹ năng và kiến thức cơ bản, 
cũng như các kỹ năng bổ trợ thiết yếu là 
điều kiện tiên quyết cho người lao động tại 
nơi làm việc, gồm: kỹ năng nhận thức, thích 
nghi, tương tác con người với con người, kỹ 
năng ứng xử tại nơi làm việc và khả năng 
thích nghi với các thách thức và yêu cầu 
thay đổi công việc liên tục, giảm nguy cơ 
thất nghiệp; trang bị cho người học kiến 
thức kinh doanh, kỹ năng khởi nghiệp sáng 
tạo, kỹ năng phát triển khu vực kinh tế phi 
chính thức, kỹ năng tiếp cận việc làm nhằm 
thay đổi tư duy từ chờ việc làm, xin việc 
làm sang tư duy tự tạo việc làm, khởi nghiệp 
sáng tạo và tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
2.3 Đổi mới chính sách, pháp luật về lao 
động - việc làm 
Đổi mới, hoàn thiện đồng bộ chính 
sách để tạo động lực phát triển đội ngũ lao 
động (hay nhân lực) chất lượng cao trên 
nhiều phương diện, như giáo dục - đào tạo, 
khoa học - công nghệ, môi trường làm việc, 
chính sách việc làm, thu nhập, an sinh xã 
hội, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, chăm sóc sức 
khỏe, phát triển thị trường lao động, các điều 
kiện nhà ở, sinh sống, định cư,... Trong đó, 
trước hết cần coi trọng việc tạo lập các cơ 
chế, chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ 
nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng 
công khai, công tâm, khách quan, chính xác, 
dựa trên cơ sở phẩm chất và năng lực thực 
chất; khuyến khích các nhà lãnh đạo, quản 
lý các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mạnh 
dạn sử dụng đội ngũ nhân lực trẻ chất lượng 
cao; lôi cuốn, khích lệ họ nhiệt tình thực 
hiện kiến thức, chuyên môn đã được đào tạo, 
tích lũy thông qua những cơ chế, chính sách 
sử dụng hợp lý.
Cần có chính sách thỏa đáng để khai 
thác, phát huy có hiệu quả nguồn lực mới 
cho việc làm trước hết là trong những ngành 
mũi nhọn về công nghệ của quốc gia; nâng 
cao chất lượng hoạt động của các vườn ươm 
công nghệ và doanh nghiệp công nghệ cao; 
có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển 
các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
trong các trường đại học đào tạo về công 
nghệ; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên 
cứu phát triển và chuyển giao công nghệ; 
tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà 
nước, doanh nghiệp và các trường đại học 
công nghệ để thúc đẩy sự phát triển một số 
ngành chọn lọc, cơ bản là công nghệ thông 
tin; tiếp tục phát triển mạnh các khu công 
nghiệp, khu công nghệ cao Hòa Lạc, TP. Hồ 
Chí Minh; hoàn thiện chính sách nhập khẩu 
công nghệ; chủ động tham gia quá trình hoạt 
động của các khu công nghệ cao, các công 
viên phần mềm trong khu vực và trên thế 
giới; ưu tiên tài trợ cho các tổ chức, cá nhân 
có công trình khoa học - công nghệ xuất sắc.
Sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2012 
theo hướng đáp ứng Tuyên bố năm 1998 
của ILO và những yêu cầu đặt ra trong Hiệp 
định CPTPP và Hiệp định thương mại tự 
do Việt Nam - EU (EVFTA). Theo đó, cần: 
(i) Áp dụng cơ chế thị trường trong quan hệ 
lao động theo hướng pháp luật chỉ quy định 
khung, giảm bớt sự bảo vệ đối với người lao 
động, để các bên quan hệ lao động tự thương 
lượng và quyết định các vấn đề cụ thể thông 
qua thỏa ước lao động tập thể; (ii) Phạm vi 
áp dụng của Bộ Luật Lao động theo hướng 
bao quát người lao động và người sử dụng 
lao động ở khu vực kinh tế chính thức, tức ở 
những người lao động có hợp đồng lao động, 
và cả khu vực kinh tế phi chính thức; (iii) 
Phát triển khung khổ bảo vệ người lao động 
trong những hình thức việc làm mới, ví dụ 
về tài xế ô tô, xe máy uber hoặc grab đang là 
một phần quen thuộc trong cuộc sống hàng 
ngày tại nhiều đô thị■ 
CHÑNH SAÁCH
40 Số 4(380) T2/2019

File đính kèm:

  • pdfthuc_day_quyen_co_viec_lam_trong_dieu_kien_cong_nghiep_4_0.pdf