Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân với giải pháp mã nguồn mở koha và dspace

Hiện tại, phần lớn các Thư viện trường đại

học Việt Nam đang sử dụng những phần

mềm tích hợp quản trị thư viện truyền

thống. Các phần mềm này đã đáp ứng rất

tốt nhiệm vụ của nó trong những năm của

thập kỷ vừa qua. Nhưng đến nay, cùng với sự

phát triển của ngành công nghệ thông tin,

nguồn tài nguyên giáo dục càng ngày càng

phát triển rộng rãi với dạng dữ liệu số, đòi

hỏi phần mềm quản trị thư viện phải được

nâng cấp lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu

cầu quản lý đa dạng với nguồn tài nguyên số

này. Đặc biệt nó còn phải đáp ứng tốt với xu

hướng phát triển giáo dục mở1.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là

trường trọng điểm quốc gia và là trường đại

học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản

trị kinh doanh trong hệ thống các trường

đại học của Việt Nam. Cùng với sự phát

triển của Trường thì Thư viện cũng đang

từng bước thay đổi, hướng đến áp dụng các

chuẩn quốc tế trong hoạt động, đặc biệt là

trong hoạt động quản lý các tài nguyên dạng

số phù hợp với sự phát triển của trường và

của thế giới.

pdf 6 trang kimcuc 2960
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân với giải pháp mã nguồn mở koha và dspace", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân với giải pháp mã nguồn mở koha và dspace

Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân với giải pháp mã nguồn mở koha và dspace
42 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VỚI 
GIẢI PHÁP MÃ NGUỒN MỞ KOHA VÀ DSPACE
Th S Đào Th iện Quốc
 Trung tâm TT-TV, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội
Đặt vấn đề
Hiện tại, phần lớn các Th ư viện trường đại 
học Việt Nam đang sử dụng những phần 
mềm tích hợp quản trị thư viện truyền 
thống. Các phần mềm này đã đáp ứng rất 
tốt nhiệm vụ của nó trong những năm của 
thập kỷ vừa qua. Nhưng đến nay, cùng với sự 
phát triển của ngành công nghệ thông tin, 
nguồn tài nguyên giáo dục càng ngày càng 
phát triển rộng rãi với dạng dữ liệu số, đòi 
hỏi phần mềm quản trị thư viện phải được 
nâng cấp lên một tầm cao mới, đáp ứng nhu 
cầu quản lý đa dạng với nguồn tài nguyên số 
này. Đặc biệt nó còn phải đáp ứng tốt với xu 
hướng phát triển giáo dục mở1.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là 
trường trọng điểm quốc gia và là trường đại 
học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản 
trị kinh doanh trong hệ thống các trường 
đại học của Việt Nam. Cùng với sự phát 
triển của Trường thì Th ư viện cũng đang 
từng bước thay đổi, hướng đến áp dụng các 
chuẩn quốc tế trong hoạt động, đặc biệt là 
trong hoạt động quản lý các tài nguyên dạng 
số phù hợp với sự phát triển của trường và 
của thế giới. 
Koha và Dspace là những phần mềm mã 
nguồn mở quản trị thư viện truyền thống và 
tài nguyên số đang được cộng đồng thư viện 
thế giới sử dụng rộng rãi, đáp ứng được các 
tiêu chí trên mà Th ư viện Trường Đại học 
Kinh tế quốc dân đang nghiên cứu sử dụng.
1. Vài nét về Th ư viện trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân
Sự hình thành và phát triển
Th ư viện được hình thành, phát triển cùng 
với sự phát triển của Trường từ năm 1956. 
Công tác tin học hóa Th ư viện được bắt đầu 
rất sớm. Năm 1993, Th ư viện đã sử dụng 
phần mềm CDS/ISIS cho công tác quản lý 
tài liệu của mình. Năm 2001, Th ư viện bắt 
đầu sử dụng phần mềm tích hợp Libol5.0, 
và năm 2006 đã được nâng cấp lên phiên 
bản mới Libol6.0. Cho tới nay, phần mềm 
đã đáp ứng tốt công tác quản trị tài nguyên 
Th ư viện cũng như hỗ trợ việc tìm kiếm tài 
liệu của bạn đọc ở mọi lúc, mọi nơi trên giao 
diện Web. 
Bên cạnh những ưu điểm, Libol6.0 vẫn 
còn những hạn chế nhất định, nhất là trong 
việc quản lý dữ liệu số. Nguồn tài nguyên số 
của Th ư viện hiện nay là rất lớn, đặc biệt là 
nguồn tài nguyên số luận án, luận văn với số 
lượng này lên đến vài chục ngàn bản. Đây là 
nguồn tài nguyên số nội sinh lớn của Th ư 
viện, cần xử lý sớm và đưa vào phục vụ.
Tìm phần mềm để xử lý nguồn tài liệu này 
đang là nhu cầu thực tế cấp thiết của Th ư 
viện, Dspace là phần mềm mà Th ư viện 
trường hướng tới để sử dụng.
2. Phần mềm Th ư viện nói chung và 
Koha, Dspace nói riêng
2.1. Một số đánh giá về ưu nhược điểm 
của một số phần mềm thư viện
Nhằm có cơ sở lựa chọn phần mềm để sử 
(1) Xu hướng giáo dục mở được Unesco nhìn nhận với bốn khía cạnh: Truy cập mở - Open Access (OA), Nguồn 
tài nguyên giáo dục mở - Open Education Resource (OER), Mã nguồn mở - Open Source (OS) và Các khóa học 
Trực tuyến Mở Đại chúng - Massive Open Online Course (MOOCs)
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 43
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
dụng cho hoạt động của Th ư viện Trường 
Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng tôi đã tiến 
hành so sánh một số phần mềm thư viện 
được sử dụng ở Việt Nam. Kết quả được 
trình bày ở Bảng 1.
Ưu điểm Nhược điểm
Phần mềm 
Thư viện 
thương mại 
nước ngoài:
Virtua, Open 
Sky, Content 
Pro, Aleph, 
Rosett
- Được phát triển bởi các công ty 
chuyên về PM thư viện với nhiều 
kinh nghiêm.
- 100% theo chuẩn quốc tế 
- Có khả năng kết nối liên thư 
viện
- Luôn cập nhật theo xu thế mới 
- Đáp ứng được mọi yêu cầu vể 
mô hình và qui mô thư viện
- Do chính sách về PM, thư viện 
tại Việt Nam rất khó yêu cầu tùy 
biến, chỉnh sửa hệ thống
- Chi phí triển khai và bảo trì cao 
- Chi phí giá thành tính theo số 
lượng người quản trị sử dụng (user 
license)
- Không thể không sử dụng AMC 
(Hợp đồng bảo trì hàng năm), đây 
là bắt buộc
Phần mềm 
Thư viện mã 
nguồn mở 
quốc tế:
Koha, 
Dspace, 
Emilda, 
OpenBiblio,
Greenstone,
Fedora
- Đầy đủ các tính năng mới nhất 
cho thư viện
- 100% tuân theo chuẩn quốc tế
- Liên tục được câp nhật và dễ 
dàng tùy biến, phát triển theo 
nhu cầu
- Dễ kết nối, liên kết với các phần 
mềm ứng dụng khác
- Miễn phí bản quyền phần mềm 
(Hệ điều hành, CSDL, PM thư 
viện)
- Thư viện chưa có niềm tin với 
sản phẩm mã nguồn mở; không 
quen với việc sử dụng nguồn 
mở từ hệ điều hành, CSDL đến 
phần mềm
- Chưa có cơ chế tài chính trong 
việc sử dụng và duy trì phần 
mềm mã nguồn mở (đặc biệt tại 
Việt Nam)
- Có thể không cần sử dụng AMC 
(Hợp đồng bảo trì hàng năm).
Phần mềm 
Thư viện 
thương mại 
Việt Nam:
Libol, Ilib, 
Verbrary 
- Được phát triển dựa trên yêu 
cầu thực tế của thư viện tại 
Việt Nam
- Có thể tùy biến, chỉnh sửa một 
số tính năng.
- Đã được quảng bá rộng rãi 
trong thời gian dài
- Không 100% theo chuẩn quốc 
tế về thư viện; Các phiên bản ít 
được cập nhật 
- Hệ thống được tùy biến tùy tiện 
dẫn tới sản phẩm không có tính 
nhất quán 
- Không có khả năng liên kết 
thư viện
- Chưa được kiểm chứng sẽ hoạt 
động tốt với các CSDL lớn hơn 
một triệu biểu ghi
Bảng 1. So sánh ưu, nhược điểm của một số phần mềm thư viện
44 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
• Kết hợp với các giải pháp thư viện khác:
9Phần mềm tìm kiếm tập trung Vufi nd
9Cổng thông tin thư viện Drupal
9Phần mềm xác thực tập trung CAS
9Thiết bị RFID, EM cho quản trị và an 
ninh thư viện
Kết quả so sánh cho thấy, phầm mềm 
Koha và Dspace đáp ứng được những yêu 
cầu của một phần mềm thư viện đồng thời 
lại là phần mềm mã nguồn mở, không đòi 
hỏi chi phí mua phần mềm.
2.2. Phần mềm mã nguồn mở Koha và 
Dspace
Koha là một hệ quản trị thư viện tích hợp 
truyền thống mã nguồn mở, ra đời năm 
2000 từ New Zeland. Koha nhanh chóng 
được cộng đồng thế giới chung tay xây 
dựng và sử dụng rộng rãi trong việc quản 
trị thư viện truyền thống. Hiện nay, trên 
thế giới (từ Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi 
đến Australia và châu Á) có hơn 2.400 thư 
viện đang sử dụng hệ quản trị thư viện tích 
hợp Koha. 
Dspace là một bộ phần mềm thư viện số 
mã nguồn mở, hỗ trợ giải pháp xây dựng và 
phân phối các bộ sưu tập số trên Internet, 
cho phép các thư viện, các cơ quan nghiên 
cứu phát triển và mở rộng. DSpace do HP 
và Th e MIT Libraries phát triển vào năm 
2002. Hiện nay, có hơn 1.400 trường đại 
học và các tổ chức văn hoá sử dụng phần 
mềm số DSpace để quản lý và chia sẻ nguồn 
tài nguyên số: sách, tạp chí, luận văn và các 
sưu tập hình ảnh, âm thanh và phim...
Để xem xét chi tiết hơn về hai phần mềm 
thư viện nói trên, chúng tôi đã sử dụng một 
số tiêu chí để đánh giá dưới đây:
• Tính hội nhập quốc tế:
9Cập nhật tính năng mới cùng cộng 
đồng thế giới
9Trao đổi nghiệp vụ Th ư viện với thế giới
9Cộng đồng sử dụng Koha, Dspace là 
toàn bộ Th ư viện trên Th ế giới
Hình 1. So sánh tính hội nhập của phần mềm thư viện trong nước 
với phần mềm Koha và DSpace
9Cơ sở dữ liệu điện tử
• Mô hình quản lý thư viện hoàn chỉnh
• Đánh giá, thống kê trong phạm vi từng 
trường đại học
9Dễ dàng tùy biến xây dựng các thống 
kê, báo cáo để kiểm định chất lượng và hiệu 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 45
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
Hình 2. Mô hình quản lý thư viện của hai phần mềm Koha và Dspace
quả quản lý, sử dụng và khai thác của thư 
viện và bạn đọc.
9Các thống kê tài liệu (sách mới, sách 
được lưu thông nhiều nhất, sách đang được 
mượn, sách có trong thư viện vv)
9Th ống kê lưu thông tài liệu theo thời 
gian, địa điểm và đối tượng bạn đọc
9Th ống kê biên mục, bổ sung
9Th ống kê truy cập và sử dụng tài nguyên 
số của bạn đọc 
• Tìm kiếm, đánh giá, xếp hạng trên phạm 
vi thế giới
™Tìm kiếm tài nguyên số trên Google và 
Google Scholar
 9Dspace đã kết hợp với Google và 
Google Scholar để tài nguyên trên Dspace 
có thể hiển thị và tìm kiếm trên Google và 
Google Scholar
 9Dspace giúp đưa tài nguyên học thuật 
của trường đại học ra thế giới, nâng cao vị 
thế và hình ảnh của trường đại học
™Xếp hạng đại học trên webometrics.info
 9Chất lượng và số lượng tài nguyên số 
nội sinh là một trong các tiêu chí đánh giá 
và xếp hạng đại học
 9Dữ liệu thống kê tài nguyên số trên 
hệ thống Dspace tìm kiếm được bởi Google 
Scholar sẽ là tiêu chí để đánh giá TÍNH 
MỞ (Openness) của tài liệu học thuật của 
trường đại học.
2.3. Sự phát triển của Koha và Dspace tại 
Việt Nam
Tại Việt Nam, phần mềm Koha và Dspace 
đang được tùy biến bởi nhóm Koha & 
Dspace Việt Nam do công ty D&L phát 
triển. Vì thế khả năng chủ động của Việt 
Nam trong ứng dụng Koha và Dspace là 
khá cao.
Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch đã cho 
in cuốn “Xây dựng thư viện điện tử bằng 
phần mềm mã nguồn mở” trong đó giới 
thiệu sử dụng Koha và Dspace. Tài liệu này 
chính thức được các trường đại học đào tạo 
về ngành thư viện dùng để tham khảo và 
giảng dạy, như: Trường Đại học Văn hóa 
Hà nội, Trường Đại học Khoa học, Xã hội 
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 
(ĐHQGHN).
Hiện nay ở Việt Nam đã có hàng chục thư 
viện lớn sử dụng phần mềm Koha và Dspace, 
như: Th ư viện Quốc hội Việt Nam, Trường 
Đại học KHXH&NV Hà Nội- ĐHQGHN, 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường 
Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN,
46 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
3. Giải pháp sử dụng phần mềm KOHA 
và DSPACE cho Th ư viện Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân
Trên cơ sở phân tích những vấn đề được 
đề cập ở trên, chúng tôi đề xuất giải pháp 
áp dụng phần mềm mã nguồn mở Koha và 
Dspace của Th ư viện Trường Đại học Kinh 
tế Quốc dân như sau:
3.1. Những thuận lợi, khó khăn và giải 
pháp triển khai
Việc áp dụng phần mềm Koha và Dspace 
tại Th ư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc 
dân có một số thuận lợi cơ bản sau:
- Được Lãnh đạo Trường và Thư viện 
ủng hộ; 
- Đại học Kinh tế Quốc dân là trường tự 
chủ, tự chịu trách nhiệm, do vậy có thể tự 
quyết định vấn đề nhanh chóng;
- Tại Việt Nam đã hình thành nhóm phát 
triển hỗ trợ Koha, Dspace; 
- Phần mềm Koha và Dspace đã cài đặt 
chạy thử ổn định trên máy chủ của Th ư viện;
- Hệ thống máy tính phục vụ tra cứu của 
Th ư viện cũng đã được cài đặt hệ điều hành 
mã nguồn mở Ubuntu và sinh viên cũng đã 
quen với hệ thống tra cứu này.
Tuy nhiên, việc áp dụng hai phần mềm 
này cũng gặp một số khó khăn sau:
- Trình độ tin học của đội ngũ cán bộ Th ư 
viện còn hạn chế;
- Tâm lý ngại chuyển đổi hệ thống của 
một số cán bộ Th ư viện;
- Chưa có cơ chế tài chính trong việc sử 
dụng và duy trì phần mềm mã nguồn mở;
- Chưa nhận được sự tán thành của một 
số đơn vị chức năng có liên quan trong 
Trường.
3.2. Giải pháp thực hiện
 Để có thể triển khai Koha và Dspace 
tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cần 
thiết thực hiện một số giải pháp như:
- Th ực hiện đề tài nghiên cứu cấp trường về 
phần mềm mã nguồn mở Koha, Dspace để 
đánh giá tính khả thi của việc áp dụng đối với 
Th ư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: 
Đây là bước đi cần thiết nhằm đánh giá 
một cách khoa học cho việc vì sao áp dụng 
mã nguồn mở Koha, Dspace cho Th ư viện, 
đồng thời qua đây cũng thuyết phục được 
Ban giám hiệu nhà trường và nhất là đội 
ngũ cán bộ Th ư viện trường nghiên cứu và 
sử dụng.
- Tìm đối tác là các đơn vị triển khai phần 
mềm mã nguồn mở Koha, Dspace ở Việt 
Nam để cộng tác: 
Bước đi này rất quan trọng, bảo đảm sự tự 
tin cho Th ư viện khi tiến hành chuyển đổi 
sử dụng phần mềm.
- Tiến hành các bước cần thiết để triển khai 
thực hiện:
Bước 1: Khảo sát thực trạng Th ư viện 
ĐH.KTQD và phần mềm mã nguồn mở 
Koha, Dspace,
Bước 2: Liên hệ với tổ chức phát triển 
Koha, Dspace ở Việt nam về sự giúp đỡ 
triển khai Koha, Dspace,
Bước 3: Chuẩn bị hệ thống máy chủ và cài 
đặt phần mềm,
Bước 4: Chạy Demo dữ liệu, đào tạo 
hướng dẫn sử dụng,
Bước 5: Chuyển đổi dữ liệu thật và xây 
dựng cổng thông tin tìm kiếm tập trung,
Bước 6: Hoàn tất và ký hợp đồng bảo trì.
4. Kết luận
Xu hướng phát triển giáo dục mở của thế 
giới đã rõ ràng, nguồn tài nguyên giáo dục 
mở là không biên giới. Nhiệm vụ của thư 
viện, nhất là thư viện của các trường đào 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 47
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV
tạo đại học và cao đẳng cần nhanh chóng 
tiệm cận với công nghệ và trình độ nghiệp 
vụ đáp ứng nguồn tài nguyên giáo dục mở 
không biên giới này.
 Sử dụng phần mềm mã nguồn mở Koha 
và Dspace tại Th ư viện Trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân sẽ đạt được các mục tiêu:
- Đáp ứng mục tiêu phát triển của trường, 
phù hợp xu hướng phát triển giáo dục thế 
giới;
- Tiệm cận và thường xuyên cập nhật các 
tiêu chuẩn quốc tế về thư viện;
- Luôn bảo đảm nâng cao được trình độ 
cho cán bộ thư viện;
- Có cộng đồng chia sẻ về nguồn lực tài 
nguyên cũng như chuyên môn trên toàn 
thế giới;
- Sử dụng phần mềm không lo đến bản 
quyền, lại được liên tục cập nhật những 
thành tựu khoa học mới nhất của thế giới 
(6 tháng/lần); 
- Chi phí tiết kiệm vì sử dụng miễn phí, 
chỉ phải lo hợp đồng bảo trì với công ty hỗ 
trợ bảo trì phần mềm, nếu không tự bảo trì 
được (Với các Th ư viện có đội ngũ kỹ sư tin 
học, việc này hoàn toàn có thể tự lo được).
Trung tâm Th ông tin-Th ư viện Trường 
Đại học Kinh tế Quốc dân nhận thấy đây là 
thời điểm tốt nhất để Trung tâm khắc phục 
những khó khăn, nắm bắt những thuận 
lợi, mạnh dạn áp dụng phần mềm quản 
trị thư viện mã nguồn mở Koha và Dspace 
vào công tác quản trị thư viện và nguồn tài 
nguyên số của Trung tâm. Trung tâm tin 
tưởng sẽ vượt qua được những thách thức, 
bắt nhịp được với các chuẩn mực quốc tế 
của cộng đồng Th ư viện thế giới, đồng thời 
Trung tâm cũng hy vọng cộng đồng các Th ư 
viện sử dụng Koha và Dspace ở Việt Nam 
sẽ phát triển nhanh chóng, phù hợp với xu 
hướng phát triển cộng đồng thế giới.
----------------------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân: 
Giới thiệu/Sứ mệnh. Địa chỉ: 
edu.vn/ViewSuMenhTamNhin.aspx
2. Phạm Quang Quyền (2014). Xây 
dựng thư viện điện tử bằng phần mềm mã 
nguồn mở.//Bộ Văn hóa, Th ể thảo và Du 
lịch.-H, 2014.- tr 9-13
3. Hoàng Dũng.“Ứng dụng phần mềm 
mã nguồn mở trong giáo dục và quản 
lý Th ư viện, đáp ứng các yêu cầu trong 
đánh giá, kiểm định chất lượng và xếp 
hạng trường đại học, cao đẳng” //Công 
ty D&L. Địa chỉ: 
tmpl/bootstrap/images/download/Koha_
Dspace_danhgiaxephang.pdf
4. UNESCO Institute for Information 
Technologies in Education.Policy Brief: 
How Openness Impacts on higher 
education (2014). - P. 3 - 6. Availble at: 
fi les/3214734.pdf
5. European Parliamentary Research 
Service (2014). Open Education: 
OER, OCW and MOOCs. Retrieved
from 
open-education-oer-ocw-and-moocs/
6. Open Educational Quality Initiative. 
UNESCO OER Programme. Retrieved 
from 
oer-programme/
7. Open Humanities Press. What 
is Open Access. Retrieved from:
html
8. OpenSource.com. What is Open 
Source. Retrieved from 
com/resources/what-opensource

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_truong_dai_hoc_kinh_te_quoc_dan_voi_giai_phap_ma_ng.pdf