Thư viện số xã hội

Hiện nay, thuật ngữ Thư viện số được sử

dụng rộng rãi và thường xuyên. Dựa trên các

cách tiếp cận khác nhau, có nhiều quan niệm

khác nhau về Thư viện số. Thư viện số bao

gồm một loạt các hệ thống làm việc và nguyên

mẫu nghiên cứu, các bộ sưu tập các tài nguyên

thông tin, và công nghệ [Ioannidis et al, 2005].

Đối với người dùng tin, thư viện số là một cơ

sở dữ liệu lớn. Đối với người làm thông tin, thư

viện số là một ứng dụng của Web. Theo quan

điểm của ngành khoa học thư viện, thư viện số

là bước tiếp theo trong tự động hóa thư viện

Hiệp hội Thư viện số Hoa Kỳ (Digital Library

Federation) đã định nghĩa: “Thư viện số là các

tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân

viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung

cấp khả năng truy xuất thông minh, chỉ dẫn,

phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống

nhất của các bộ sưu tập theo thời gian để đảm

bảo sao cho chúng luôn sẵn có để truy xuất

một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một

cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng

đồng người dùng” [theo Water, D.J, 1998].

pdf 6 trang kimcuc 8120
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện số xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện số xã hội

Thư viện số xã hội
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
31THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
ThS Nguyễn Lê Phương Hoài
Viện Thông tin Khoa học Xã hội
Tóm tắt: Bài viết trình bày về Thư viện số hiện đại, Xã hội thông tin, Thư viện số 
xã hội, Mạng xã hội của các thư viện số xã hội. Đồng thời mô tả giải pháp của một số 
nhiệm vụ sử dụng bộ lý thuyết tập mờ và phương pháp đo lường thư mục cho kiểm soát 
quản lý thư viện bằng cách phân tích các mối quan hệ giữa người sử dụng và các nguồn 
tài nguyên của thư viện số.
Từ khóa: Thư viện số; xã hội thông tin; thư viện số xã hội; nguồn lực thông tin; 
người dùng tin.
Social Digital Library
Abstract: This paper provides overview on modern digital library, information 
society, social digital library, social network of social digital libraries. It also introduces 
the application of the fuzzy set theory and bibliometric methods for library management 
control by analyzing the relationships between users and digital library resources.
Keywords: digital library; information society; digital library; information resources; 
information user.
THƯ VIỆN SỐ XÃ HỘI
1. Thư viện số và xã hội thông tin
Hiện nay, thuật ngữ Thư viện số được sử 
dụng rộng rãi và thường xuyên. Dựa trên các 
cách tiếp cận khác nhau, có nhiều quan niệm 
khác nhau về Thư viện số. Thư viện số bao 
gồm một loạt các hệ thống làm việc và nguyên 
mẫu nghiên cứu, các bộ sưu tập các tài nguyên 
thông tin, và công nghệ [Ioannidis et al, 2005]. 
Đối với người dùng tin, thư viện số là một cơ 
sở dữ liệu lớn. Đối với người làm thông tin, thư 
viện số là một ứng dụng của Web. Theo quan 
điểm của ngành khoa học thư viện, thư viện số 
là bước tiếp theo trong tự động hóa thư viện 
Hiệp hội Thư viện số Hoa Kỳ (Digital Library 
Federation) đã định nghĩa: “Thư viện số là các 
tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân 
viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung 
cấp khả năng truy xuất thông minh, chỉ dẫn, 
phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống 
nhất của các bộ sưu tập theo thời gian để đảm 
bảo sao cho chúng luôn sẵn có để truy xuất 
một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một 
cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng 
đồng người dùng” [theo Water, D.J, 1998].
Xã hội thông tin là một xã hội dựa trên 
những ứng dụng phổ biến của công nghệ 
thông tin và truyền thông mới, tức là công 
nghệ máy tính điện tử và kỹ thuật số, mà đỉnh 
cao là công nghệ Internet [Nguyễn Thị Đông]. 
Trong xã hội thông tin, thông tin được sử dụng 
như một nguồn lực kinh tế, việc phát triển một 
ngành thông tin ở ngay trong nền kinh tế. Số 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
32 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
người sử dụng thông tin ngày càng tăng với 
các mục đích khác nhau. Nguồn thông tin 
trong các ngành nghề, lĩnh vực công tác của 
người dùng tin để đem lại hiệu quả lớn hơn, đòi 
hỏi các cơ quan thông tin phải tạo ra được các 
sản phẩm thông tin đa dạng, thiết thực hơn. Từ 
đó hình thành và phát triển một ngành công 
nghiệp sản sinh ra chính thông tin và các dòng 
tin được truyền tải trên các mạng: đó là các 
nhà cung cấp nội dung thông tin.
Việc ứng dụng các tính năng của công nghệ 
truyền thông, Internet, khái niệm mạng, thiết 
bị di động đã làm thay đổi việc tra cứu, tiếp 
cận tài nguyên thông tin của người dùng tin 
theo hướng cởi mở, tiêu chuẩn, quy trình bản 
quyền, hệ thống quản lý thông tin Các thư 
viện số hiện đại quan sát hành vi của người 
dùng tin để xem xét các phương pháp tiếp cận 
khác nhau trong nhu cầu tin của người dùng 
tin. Thư viện số hiện đại, không chỉ là một hệ 
thống thông tin, còn bao gồm việc chia sẻ, trao 
đổi, hợp tác
Công nghệ hiện đại, có khả năng tạo ra liên 
kết giữa các nguồn thông tin, hệ thống, các 
nhóm, các cá nhân, đem lại hiệu quả trao đổi 
thông tin trong xã hội thông tin hiện đại. Các 
thư viện số hiện đại trên thế giới sử dụng các 
công cụ truyền thông xã hội như blog, Twitter, 
Facebook và Youtube cho phép cán bộ thư 
viện tham gia vào các cuộc hội thoại trực tuyến, 
các hoạt động chia sẻ thông tin, quảng bá và 
khuyến khích người dùng tin tra cứu, sử dụng 
các bộ sưu tập trực tuyến của thư viện. Các thư 
viện số hiện đại tập trung vào các khía cạnh 
tiềm năng chính của cấu trúc xã hội thông tin 
mới bao gồm: Yếu tố con người (một bên là tài 
nguyên trí tuệ và một bên là người tiêu dùng); 
Nội dung - sản phẩm cuối cùng của trí tuệ 
và môi trường để đáp ứng nhu cầu thông tin 
của các cá nhân hoặc nhóm người tiêu dùng; 
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và 
phương pháp tiếp cận hệ tư tưởng hiện đại. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông vào hệ thống thông tin-thư viện giúp môi 
trường này mang tính công nghệ cao, tính toàn 
cầu, kết nối mạng mà không bị hạn chế về 
khoảng cách địa lý, phân biệt chủng tộc, tuổi 
tác và thân thiện hơn. Phương pháp tiếp cận 
hệ tư tưởng hiện đại như Quản lý hệ khách 
hàng (CRM) tạo ra những cách thức mới thiết 
lập cho môi trường thông tin - thư viện.
2. Thư viện số xã hội
Bước sang thế kỷ 21, công nghệ thông tin 
và truyền thông và các công cụ xã hội trực 
tuyến được khám phá. Nhưng từ cuối thế kỷ 
19, khái niệm “mạng xã hội”, “nhóm xã hội” đã 
được ESmile Durkheim và Ferdinand Tunnies 
nghiên cứu [theo Wich Peter, 2014]. Mạng xã 
hội tạo ra một hệ thống kết nối các thành viên 
cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau, 
không phân biệt không gian và thời gian với 
những tính năng, như: kết bạn, chat, e-mail, 
phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã 
luận dựa trên nền Internet. Ngày nay, các 
khái niệm mạng xã hội (công cụ truyền thông, 
mạng và các vấn đề liên quan) là một phần 
của công nghệ phát triển nhanh và hiện đại, 
liên quan với hai khái niệm khác là công nghệ 
“Đám mây” và “Web 2.0”. 
Công nghệ “Đám mây” (hay điện toán đám 
mây) được hiểu một cách tổng quát là phương 
thức lưu trữ dữ liệu khổng lồ trên máy chủ ảo. 
Tài nguyên, dữ liệu, phần mềm và các thông 
tin liên quan đều được chứa trên các server 
(chính là các “đám mây”). Mọi khả năng liên 
quan đến công nghệ thông tin đều được cung 
cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người 
sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ 
một nhà cung cấp nào đó “trong đám mây” mà 
không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
33THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
về công nghệ đó, cũng như cơ sở hạ tầng phục 
vụ công nghệ đó. Ứng dụng đám mây chính là 
những ứng dụng trực tuyến trên Internet. Trình 
duyệt là nơi ứng dụng hiện hữu và vận hành 
còn dữ liệu được lưu trữ và xử lý ở máy chủ của 
nhà cung cấp ứng dụng. 
Web 2.0 là một cách tiếp cận mới để sử 
dụng web như là một nền tảng nơi mà người 
dùng cùng nhau tham gia vào việc tạo ra, 
chỉnh sửa và xuất bản thông tin thông qua 
những công cụ hợp tác sáng tạo nội dung trên 
nền web. Web 2.0 liên quan tới người dùng 
không chỉ ở chỗ người dùng tạo ra nội dung 
mà người dùng giúp thu thập, tổ chức, mô tả, 
cập nhật, chia sẻ, truyền bá, sắp xếp lại, bình 
luận, hiệu đính, và đóng gói nội dung [Nguyễn 
Công Hà, 2011]. Web 2.0 tạo cơ hội cho người 
dùng không còn là người tiếp nhận thông tin 
thụ động mà là người tham gia tạo nên nội 
dung của thông tin.
Bài viết xem xét khái niệm thư viện số xã 
hội theo ý tưởng thư viện số thế hệ kế tiếp. Các 
tính năng mạng xã hội đưa ra các tùy chọn cho 
các thư viện số như cá nhân hóa, đánh giá và 
phân loại người dùng tin, điều hướng, gợi ý các 
nguồn tài nguyên
2.1. Cấu trúc lý thuyết của thư viện số 
xã hội
Tài nguyên thông tin trên mạng Internet 
có thể được khai thác dễ dàng, nhưng người 
dùng tin dễ bị lạc lối, đặc biệt là những người 
dùng tin mới tham gia vào thế giới nghiên cứu. 
Tất cả các hoạt động học thuật và các quy 
trình liên quan đều bắt đầu từ thư viện và trong 
cấu trúc và kiến thức cổ điển, có rất nhiều tài 
liệu tham khảo, hướng dẫn thư mục, mục lục 
sẽ điều hướng người dùng tin đến các thông 
tin cần thiết. Ý tưởng và triết lý này xuất phát 
từ hoạt động quản lý thư viện truyền thống, 
nhưng mục tiêu của mô hình hiện đại này là 
tổ chức thư viện số đi kèm với các công cụ 
truyền thông, quản lý và quy định thông tin, cơ 
sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông 
tin và các kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm. Nói 
cách khác, thông qua thư viện số xã hội, mạng 
xã hội có thể giúp người cán bộ thư viện và 
người sử dụng không chỉ tương tác, mà còn xử 
lý, tổ chức, hệ thống hóa, thêm ngữ nghĩa liên 
quan và chia sẻ nguồn lực thông tin trong môi 
trường điện tử [Worrall, 2014].
Cấu trúc lý thuyết của thư viện số xã hội, 
được xây dựng trên khoa học thông tin-thư 
viện và các tiêu chuẩn mạng xã hội, gồm 4 
điểm truy cập chính và cơ sở dữ liệu có liên hệ 
với nhau là: Tác giả, Tài nguyên, Người dùng 
tin và Đề mục chủ đề.
Tác giả: Điểm truy cập này trong giai đoạn 
đầu tiên mở ra mạng lưới những người tạo 
ra các nguồn lực bên trong hoặc bên ngoài 
Thư viện số xã hội. Mỗi tác giả có thông tin cá 
nhân và mở được đăng ký dữ liệu mà về mặt 
ngữ nghĩa là được kết nối với các tác giả liên 
quan. Tập hợp dữ liệu chính có thể là: thông tin 
cá nhân, thông tin nghề nghiệp, kỹ năng liên 
quan Bộ dữ liệu này có thể bao gồm thông tin 
cá nhân, gia đình hoặc tập đoàn...
Tài nguyên (sách điện tử, tài liệu âm 
thanh - hình ảnh, và hình ảnh): Điểm truy 
cập tính đến tất cả các nguồn thông tin được 
thu thập trong thư viện số xã hội. Những tài 
nguyên này trước hết được hệ thống hóa theo 
loại hình và đặc điểm như: trực tuyến, ngoại 
tuyến, văn bản, âm thanh-hình ảnh, hình ảnh 
Sau đó được tạo siêu dữ liệu cá nhân cho mỗi 
tài nguyên với các mục chính và bổ sung, 
thông tin thư mục và xác nhận có thể theo các 
chuẩn khác nhau như: MARC21, MARCXML, 
Dublin Core, FRBR, FRAD,... Việc tạo ra các 
dữ liệu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các tài liệu 
giúp tích hợp các “tài nguyên” và ba thực thể 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
34 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
điểm truy cập khác. Bộ sưu tập siêu dữ liệu 
này sẽ là phần mở rộng của các thư mục thư 
viện thế hệ mới. Các tính năng chính là: giao 
diện trực quan; tăng cường khả năng tìm kiếm 
bao gồm cả các thẻ thông tin do người dùng 
tạo ra, đánh giá và bình luận; kết quả xếp theo 
mức độ liên quan một cách trí tuệ; hỗ trợ tìm 
kiếm, nội dung do người dùng tạo ra, công cụ 
xã hội đặc biệt trong các hạng mục như gắn 
thẻ, đánh dấu trang, đánh giá, bình luận và 
khả năng liên quan khác. Ngoài ra dữ liệu thư 
mục sẽ có thêm thông tin về bài đọc thêm
Người dùng tin: Điểm truy cập cho sự kết 
nối bước đầu tiên với những người dùng khác. 
Đây là một mức độ khởi đầu mà mỗi người 
dùng riêng lẻ là một phần của bất kỳ nhóm 
nào trong hệ thống. Cấu trúc tương tự như cơ 
sở dữ liệu “Tác giả” nhưng khác nhau về chức 
năng và mối quan hệ. Cơ sở dữ liệu “Người 
dùng tin” và cấu trúc điểm truy cập sẽ được 
xây dựng trên mô hình mạng xã hội cổ điển và 
có cùng chức năng và các chức năng bổ sung. 
Các tính năng chính là những tài khoản người 
dùng có thể tùy biến; cơ hội chia sẻ đăng ký, 
danh mục dữ liệu: bản ghi thư mục, bản ghi 
đăng ký cá nhân với các mạng xã hội khác; 
khả năng tương thích với các thiết bị di động 
làm cho các mạng xã hội khác; khả năng tương 
thích với các thiết bị di động làm cho các hoạt 
động xã hội này rộng hơn trong phạm vi của 
xã hội; khả năng thực hiện nghiên cứu không 
chỉ trong một cơ sở dữ liệu, mà còn để kết nối 
với các trang web thư viện, cơ sở dữ liệu và 
các nguồn khác nhau có liên quan.
Đề mục chủ đề: Điểm truy cập đề mục chủ 
đề và cơ sở dữ liệu là sự phân loại kiến thức 
và trong tình huống hiện tại liên kết với các cơ 
sở dữ liệu khác, hệ thống hóa và tổ chức giá trị 
thông tin lớn giữa các cơ sở dữ liệu “Tác giả”, 
“Người dùng tin” và “Tài nguyên”.
2.2. Mạng xã hội của các thư viện số xã 
hội
Việc tổ chức bốn cơ sở dữ liệu chính và dữ 
liệu liên kết giữa các thông tin này sẽ tạo thành 
mạng xã hội (social network). Điểm mấu chốt 
của Thư viện số xã hội bao gồm mối quan hệ 
giữa bốn cơ sở dữ liệu kể trên. Mỗi dữ liệu đăng 
ký có liên kết ngữ nghĩa với thông tin cơ sở dữ 
liệu khác, ví dụ nếu người dùng tin nghiên cứu 
bất kỳ một chuyên khảo cụ thể nào, họ sẽ tiếp 
cận thông tin tác giả, các bình luận, đánh giá, 
đánh dấu được thực hiện trong tài liệu hiện 
hành, và các thông tin về nhóm người dùng tin 
đang quan tâm tới tài liệu này, theo đó họ sẽ 
truy cập vào cơ sở dữ liệu đầy đủ của các chủ 
đề liên quan. Tiếp theo, người dùng tin có thể 
truy cập sâu vào mạng xã hội của Thư viện số 
xã hội. Công cụ mạng xã hội và cơ chế hoạt 
động tuân theo bốn cơ sở dữ liệu chính.
Liên kết giữa các nguồn thông tin: hệ thống 
hóa, phân loại và liên kết các nguồn thông tin 
cần có trong Thư viện số xã hội. Các tiêu chí 
cho quy trình này là nguồn thông tin, cách sử 
dụng, đối tượng và các vấn đề liên quan khác.
Liên kết giữ người dùng tin: thư viện viên 
có thể sử dụng công cụ này để kết nối với 
người dùng tin, hoặc người dùng tin có thể tự 
mình kết bạn, tổ chức các cuộc thảo luận trực 
tuyến và chia sẻ tài nguyên. Các cá nhân có 
thể tạo blog để phổ biến thông tin, trò chuyện 
trực tuyến hoặc dịch vụ tham khảo ảo bởi các 
chuyên gia thông tin-thư viện. Mỗi người dùng 
tin có thể tạo ra không gian điện toán đám 
mây cá nhân (thư viện ảo), các lớp học, và hội 
thảo, khuyến khích các nhóm người dùng tin 
liên quan và đang hoạt động chia sẻ các bài 
thuyết trình và ý tưởng của mình cho các cộng 
đồng lớn hơn. 
Dữ liệu được hệ thống hóa, kết nối và kiểm 
soát về người sáng tạo (các tác giả, biên tập 
viên) là dữ liệu đăng ký được kết nối riêng 
biệt về cộng đồng trí thức, các tác giả khác 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
35THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
nhau có thể lập các nhóm lợi ích đặc biệt, hội 
thảo khoa học và các hoạt động có giá trị khác.
Dữ liệu được hệ thống hóa, kết nối và kiểm 
soát về đề mục chủ đề liên quan với các nguồn 
thông tin gọi là các bộ từ điển chuyên đề, từ 
vựng được kiểm soát mà chức năng chính là 
thu thập, tổ chức và phổ biến các tài liệu. Các 
công cụ đề mục chủ đề phổ biến có thể là Đề 
mục chủ đề Thư viện Quốc hội (LCSH), đề 
mục chủ đề Canada, Đề mục chủ đề y học-
MeSH hoặc các đề mục chủ đề khác.
Liên kết giữa các nguồn thông tin và nguồn 
lực con người: phân phối thông tin là cách tốt 
nhất để marketing tài liệu mới, thư viện số xã 
hội có thể chia sẻ sách điện tử, hình ảnh mới 
Sau các quy trình kỹ thuật nội bộ người dùng 
có thể giúp thu thập thông tin còn thiếu về tài 
liệu được xử lý và các tài liệu liên quan khác.
3. Phân tích các mối liên hệ giữa người 
dùng tin và các nguồn lực trong các thư 
viện số
Một ý tưởng khác cho các cộng đồng thư 
viện số xã hội hiện đại là kết nối người dùng tin 
có các lợi ích tương tự hoặc các nguồn lực có 
các đặc tính tương tự với nhau để phục vụ công 
tác quản lý thư viện số [Bramoullé, Djebbari, 
Fortin, 2009]. Phân tích mối liên hệ giữa người 
dùng tin của thư viện hoặc các nguồn lực sử 
dụng các chỉ số khác nhau giúp thư viện xác 
định các nguồn lực phù hợp nhất hoặc những 
người sử dụng tích cực nhất. Thông tin phân 
tích về mối liên hệ này rất cần thiết trong quản 
lý thư viện. 
Để phân loại các nguồn lực được đưa ra và 
để đo lường mức độ phù hợp của các nguồn 
lực, các nhà thư viện học trên thế giới sử dụng 
mô hình tập mờ. Kể từ khi khởi xướng vào năm 
1965, lý thuyết tập mờ đã phát triển theo rất 
nhiều cách thức và nhiều nguyên tắc. Sau năm 
1992, lý thuyết tập mờ, lý thuyết về mạng trung 
lập và khu vực lập trình tiến hóa đã trở nên 
nổi tiếng với tên gọi “trí thông minh điện toán” 
hoặc “điện toán mềm” [Zimmerman, 2010]. 
Lý thuyết tập mờ đã được ứng dụng trong 
đo lường thư mục và đánh giá nghiên cứu, 
ví dụ như phương pháp xếp loại mờ, các mối 
quan hệ giống nhau mờ để xếp hạng tạp chí, 
phương pháp tập hợp nhóm mờ để xác định 
thuật ngữ tự động trong việc lập bản đồ đo 
lường thư mục. 
Trong bài viết Khai thác mạng xã hội trong 
môi trường thư viện số hiện đại [1], các tác 
giả đề xuất sử dụng tập mờ để phân loại các 
nguồn lực được đưa ra và giải quyết nhằm 
định nghĩa về mức độ phù hợp của các nguồn 
lực. Gọi B là tập hợp tài nguyên trong thư 
viện. Thư viện có N tài nguyên (sách). Ta có 
công thức và các đặc điểm như sau:
B = {b1 , b2 ... bN}
Gọi số lượng người dùng đối với tài nguyên 
thứ k là uk
Gọi số truy vấn cho tài nguyên thứ k là qk
Xác định thuật ngữ sử dụng cho uk là: 
“vài”, “nhiều”, “rất nhiều”.
Thuật ngữ sử dụng cho qk là: “một ít”, “vài”, 
“nhiều” và “rất nhiều”.
Thuật ngữ chỉ sự phù hợp của các tài 
nguyên là: “không phù hợp”, “phù hợp ít”, 
“phù hợp”, “phù hợp nhiều”.
Quy tắc cơ bản xây dựng như sau:
Nếu uk=“vài” và qk=“một ít” thì bk= “không 
phù hợp”
Nếu uk=“vài” và qk=“vài” thì bk= “phù hợp ít”
Nếu uk=“nhiều” và qk=“nhiều” thì bk= “phù 
hợp”
Nếu uk=“rất nhiều” và qk=“rất nhiều” thì 
bk= “phù hợp hơn”.
Ví dụ: để cho u1 - là việc sử dụng nguồn 
lực đầu tiên bằng 32 và q1 - số lượng truy vấn 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
36 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2017
bằng 56, trong trường hợp này mức độ phù 
hợp của nguồn lực thứ nhất sẽ bằng 0.88, Kết 
quả nhận được cho thấy sự phù hợp cao của 
nguồn lực thứ nhất.
Như vậy, thư viện có thể xác định mức độ 
hoạt động của người dùng và xác định các quá 
trình hành động tiếp theo để tăng cường hoạt 
động của họ bằng cách phân tích khu vực quan 
tâm hoặc cách sống của người dùng. Các biến 
số đầu vào để định nghĩa về hoạt động của 
người dùng có thể được xác định bằng nhiều 
cách khác nhau như tính toán số giờ truy cập 
trên trang nhất định, số lượng nguồn lực được 
sử dụng, số lượng câu hỏi... Đồng thời, thư 
viện cũng có thể gộp các nguồn lực theo các 
nguyên tắc phân tích chuyên ngành của người 
dùng hoặc các nguồn lực khác khi được sử 
dụng cùng nhau.
Kết luận 
Các công nghệ web, kỹ thuật số đưa ra 
phương pháp mới để tổ chức các nguồn lực 
thông tin; tạo lập xã hội số, mạng lới; dữ liệu cá 
nhân; quan hệ ngữ nghĩa, đo lường thư mục, 
các phương pháp phân tích trí tuệ, các đặc 
điểm và chức năng. Thư viện số xã hội là mô 
hình phù hợp hơn với một xã hội kết nối mạng 
hiện nay và tiếp tục đóng vai trò là cầu nối 
kiến thức cho người dùng tin thư viện. Phân 
tích các cơ sở dữ liệu cốt lõi trong môi trường 
thư viện số xã hội - cơ sở dữ liệu của người 
sáng tạo và người dùng tin, cơ sở dữ liệu các 
nguồn lực. Sau đó, tìm hiểu hành động của cơ 
sở dữ liệu này theo bề ngoài của mối quan hệ 
liên kết giữa người dùng, giữa các nguồn lực, 
giữa người dùng tin với các nguồn lực với nhau 
để cho ra nhiều cơ hội nhóm các nguồn lực lại 
hơn theo các nguyên tắc của chúng, sự phù 
hợp, và tập hợp nhóm những người dùng tin 
theo hoạt động, mối quan tâm, chuyên ngành 
và sở thích và đặc điểm của họ. Thông tin 
nhận được là kết quả của sự phân tích này rất 
quan trọng cho việc quản lý thư viện số, thông 
tin được hệ thống hóa và tập hợp nhóm, chính 
sách và quy trình hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alguliyev R., Jafarov J., Mammadov E., 
Ismayilova N., Mammadova R. Extraction of social 
networks in modern digital library environment, 
Economics and Sociology, Vol.8, Số 1, 2015, 
tr. 308-317.
2. Bramoullé, Djebbari, Fortin (2009), 
Identification of peer effects through social networks, 
Journal of Econometrics, 50: 41-50.
3. Ioannidis et al (2005), Digital Library Informtion-
Technology Infrastructures, International Journal on 
Digital Libraries 5(4): 1462-1480.
4. Nguyễn Công Hà (2011), Web 2.0 và Thư viện 
cộng đồng, Bản tin Thư viện - Công nghệ thông tin, 
tháng 11.
5. Nguyễn Thị Đông, Nhân lực thông tin - thư viện 
trong xã hội thông tin và xã hội tri thức
h t t p : / / t hu v i e nno i vu .d re am l i b . vn :80 80 /
phamquangquyen/bitstream/123456789/681/1/3.
pdf
6. Waters, D. J. (1998), What are digital libraries? 
CLIR Issues, https://www.clir.org/pubs/issues/
issues04.html.
7. Winch, Peter (2014), Community and 
Community Interventions, Health Behavior Change 
at the Individual, Household and Community Levels 
224.689. US, Baltimor.
8. Worrall (2014, Social Digital Libraries: Their 
Roles Within and Across Social Worlds, Information 
Worlds, and Communities. Bulletin of the IEEE 
Technical Committee on Digital Libraries 9 (2).
9. Zimmerman (2010), Fuzzy Set Theory, Wiley 
interdisciplinary Reviews: Computational Statistics 
2, tr.317-332.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 
18-4-2017; Ngày phản biện đánh giá: 
5-7-2017; Ngày chấp nhận đăng: 
20-8-2017).

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_so_xa_hoi.pdf