Thư viện học viện cảnh sát nhân dân - Thư viện đầu ngành trong công an nhân dân
Học viện Cảnh sát Nhân dân (CSND) - một cơ sở đào tạo đầu ngành của công an nhân dân
(CAND) xác định mục tiêu hàng đầu là
không ngừng đổi mới nội dung cũng như
chương trình giảng dạy nâng cao chất
lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của ngành
trong giai đoạn tăng cường hội nhập quốc
tế, phát triển kinh tế tri thức. Trong những
năm qua, nhằm khắc phục những hạn chế,
xơ cứng, lạc hậu của phương pháp giảng
dạy cũ, Học viện đã chuyển đổi toàn bộ
chương trình đào tạo hệ chính quy từ niên
chế sang đào tạo theo tín chỉ. Để đảm bảo
quá trình đổi mới đạt hiệu quả cao, Học
viện triển khai thực hiện chương trình tin
học hóa, hiện đại hóa công tác quản lý giáo
dục, hướng đến xây dựng Trung tâm lưu
trữ và thư viện (sau đây viết tắt Thư viện)
hiện đại, trong đó chú trọng ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ mới, đặc
biệt là công nghệ thông tin và truyền thông
vào hoạt động, làm cho thư viện trở thành
nơi nơi cung cấp thông tin, tri thức, học liệu
cho cả người học và người dạy của Học
viện mọi nơi, mọi lúc, không bị giới hạn về
thời gian và không gian.
1. Thực trạng đầu tư và phát triển của
Thư viện Học viện Cảnh sát Nhân dân
1.1. Cơ sở vật chất và hạ tầng công
nghệ thông tin
Hiện nay, cơ sở vật chất và hạ tầng
công nghệ thông tin của Thư viện Học viện
CSND được đánh giá là đứng đầu trong
hệ thống thư viện các trường CAND. Năm
2014, tòa nhà Thư viện 12 tầng được đưa
vào khai thác, sử dụng. Tổng diện tích sử
dụng của Thư viện là 5000 m2, được bố trí
mỗi tầng 1000 m2, phân bổ thành: Khu vực
thư viện truyền thống gồm tầng 5, 6,7; Khu
vực thư viện điện tử gồm tầng 9, 10.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện học viện cảnh sát nhân dân - Thư viện đầu ngành trong công an nhân dân
GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV 43THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2018 THƯ VIỆN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN - THƯ VIỆN ĐẦU NGÀNH TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN ThS Đỗ Thu Thơm Thư viện Học viện Cảnh sát Nhân dân Học viện Cảnh sát Nhân dân (CSND) - một cơ sở đào tạo đầu ngành của công an nhân dân (CAND) xác định mục tiêu hàng đầu là không ngừng đổi mới nội dung cũng như chương trình giảng dạy nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của ngành trong giai đoạn tăng cường hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức. Trong những năm qua, nhằm khắc phục những hạn chế, xơ cứng, lạc hậu của phương pháp giảng dạy cũ, Học viện đã chuyển đổi toàn bộ chương trình đào tạo hệ chính quy từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Để đảm bảo quá trình đổi mới đạt hiệu quả cao, Học viện triển khai thực hiện chương trình tin học hóa, hiện đại hóa công tác quản lý giáo dục, hướng đến xây dựng Trung tâm lưu trữ và thư viện (sau đây viết tắt Thư viện) hiện đại, trong đó chú trọng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động, làm cho thư viện trở thành nơi nơi cung cấp thông tin, tri thức, học liệu cho cả người học và người dạy của Học viện mọi nơi, mọi lúc, không bị giới hạn về thời gian và không gian. 1. Thực trạng đầu tư và phát triển của Thư viện Học viện Cảnh sát Nhân dân 1.1. Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin Hiện nay, cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin của Thư viện Học viện CSND được đánh giá là đứng đầu trong hệ thống thư viện các trường CAND. Năm 2014, tòa nhà Thư viện 12 tầng được đưa vào khai thác, sử dụng. Tổng diện tích sử dụng của Thư viện là 5000 m2, được bố trí mỗi tầng 1000 m2, phân bổ thành: Khu vực thư viện truyền thống gồm tầng 5, 6,7; Khu vực thư viện điện tử gồm tầng 9, 10. Năm 2015, Học viện nhận được sự tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc với dự án thư viện điện tử 2,3 triệu USD. Thư viện có hệ thống trang thiết bị hiện đại, góp phần đưa Thư viện Học viện CSND trở thành trung tâm thư viện hiện đại đầu tiên trong lực lượng CAND. Năm 2016, Thư viện điện tử Học viện CSND chính thức được khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng cao của Học viện trong thời kỳ mới. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Học viện có mạng Internet có tốc độ kết nối 1Gb, có khả năng kết nối Internet với tốc độ cao; hệ thống máy chủ lớn có khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ (web, ftp..), có hệ thống tường lửa để ngăn chặn các truy cập trái phép, một hệ thống lưu trữ dữ liệu hàng chục Terabyte và một số máy chủ cho các ứng dụng khác. Đối với hệ thống điều hành thư viện điện tử, Thư viện sử dụng phần mềm Tulip do công ty Futurenuri của Hàn Quốc cung cấp, đảm bảo những tính năng cần thiết cho một thư viện điện tử hiện đại như sự tích hợp hai hệ thống quản lý trên một phần mềm (đó là quản lý thư viện truyền thống và quản lý thư viện điện tử trên phần mềm Tulip), tích hợp smartphone vào phần mềm GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV 44 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2018 để cho phép người sử dụng có thể sử dụng điện thoại cá nhân truy cập vào trang web của thư viện. Trang web của thư viện được coi như một cổng thông tin điện tử, ở đó người sử dụng chỉ cần một thao tác có thể tìm kiếm trên cả thư viện điện tử và thư viện truyền thống. Phần mềm cung cấp cho cán bộ nghiệp vụ sự tiện ích khi xử lý nghiệp vụ một lần cho cả hai hệ thống CSDL điện tử và truyền thống không phải xử lý riêng biệt như các thư viện hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng. Đối với bạn đọc, Thư viện cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết chung về cơ chế tổ chức hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ thông tin trực tuyến, hướng dẫn bạn đọc sử dụng các trang thiết bị hiện đại với 70 máy tính tra cứu để khai thác hiệu quả thông tin. Thư viện đã xây dựng hệ thống Internet, mạng nội bộ đến tất cả các phòng ban, ký túc xá sinh viên và một số phòng học chuyên dùng phục vụ cho nhu cầu học tập theo tín chỉ của sinh viên. Hiện nay, Thư viện vẫn đang được tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ mạng đảm bảo cho Thư viện Học viện CSND trở thành trung tâm thông tin khoa học hiện đại trong CAND. 1.2. Tăng cường nguồn lực thông tin Nguồn lực thông tin là yếu tố quan trọng cấu thành thư viện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Thư viện Học viện CSND rất chú trọng đầu tư phát triển vốn tài liệu cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, tổng số vốn tài liệu của Thư viện Học viện CSND dưới dạng in, gồm: 65.000 đầu tài liệu với 368.930 bản ấn phẩm, trong đó có 3.537 cuốn luận văn, 605 cuốn luận án và 698 báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, 3.145 khóa luận tốt nghiệp, hơn 70 đầu báo, tạp chí phục vụ cho nghiên cứu, học tập và giải trí [2]. Nguồn tài nguyên tài liệu số, gồm: 3.000 tài liệu, chủ yếu là tài liệu nội sinh của Học viện chứa đựng hàm lượng khoa học cao, như: luận văn, luận án, đề tài khoa học, giáo trình chuyên ngành trong CAND. Hệ thống phòng đọc xây dựng theo mô hình phòng đọc mở giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện. Năm 2014, “Đề án phát triển Thư viện nghiệp vụ Cảnh sát nhân dân giai đoạn 2014 - 2020” được thực hiện, theo đó, đến năm 2020, Thư viện sẽ có 10 vạn đầu tên tài liệu, trong đó có 1 vạn tên là tài liệu ngoại văn; xây dựng được cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, có khả năng truy cập, khai thác và phân phối thông tin trong toàn Học viện; tăng cường khả năng chia sẻ thông tin với các trung tâm thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa trong lực lượng CAND trong khuôn khổ cho phép; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp thông tin; xây dựng, quản lý và phát triển nguồn tài nguyên thông tin điện tử cùng với các dịch vụ thông tin chất lượng cao; tăng cường số hóa các tài liệu giáo trình của Học viện và các tài liệu quý hiếm. Đề án hướng đến thực hiện số hóa và xử lý sang dạng tài liệu điện tử 100% giáo trình cơ bản, tạo điều kiện cho giáo viên, học viên, nghiên cứu sinh dễ dàng sử dụng giáo trình trên mạng nội bộ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học. Tăng cường khả năng cung cấp thông tin, tài liệu điện tử từ các nguồn khác (mua CSDL trên mạng, đĩa CD-ROM..) nhằm khắc phục sự thiếu hụt tài liệu tham khảo, sự quá tải của kho tài liệu; mở rộng và triển khai thêm phòng đọc tự chọn, phòng đọc đa phương tiện, phòng huấn luyện sử dụng mạng ... với 1000 chỗ ngồi cho bạn đọc [3]; nâng cao năng lực khai GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV 45THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2018 thác nguồn tài nguyên thông tin cho các đối tượng bạn đọc của Học viện (đào tạo, hướng dẫn người dùng tin); hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt là đào tạo từ xa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. 1.3. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực Học viện CSND luôn chú trọng đào tạo cán bộ theo hướng chuyên gia, đào tạo đúng người và đúng việc. Với nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục và đào tạo trong Học viện, Thư viện đã từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ. Tính đến thời điểm hiện nay, số cán bộ được đào tạo chuyên ngành thông tin - thư viện của Thư viện chiếm tỷ lệ 33%; số cán bộ này đã được bồi dưỡng nghiệp vụ công an, có thể đáp ứng được nhu cầu phục vụ tài liệu chuyên ngành cho cán bộ, sinh viên. Thư viện luôn tạo điều kiện cho cán bộ đi học nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học để đáp ứng tốt nhu cầu và vị trí công việc. Từ năm 2010 đến năm 2016, đã có hàng chục lượt cán bộ được cử đi học các lớp nghiên cứu sinh, cao học, đại học, cao cấp lý luận chính trị, ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ ở các trường trong và ngoài ngành Công an. Năm 2015, Học viện đã cử 22 cán bộ đi tham gia tập huấn và đào tạo tại Hàn Quốc về xây dựng thư viện điện tử, nâng cao năng lực cán bộ hỗ trợ cho hoạt động xây dựng và phát triển thư viện của Học viện trong thời gian tới. Năm 2016, Thư viện đã tổ chức được 01 khóa tập huấn nghiệp vụ về thư viện và tin học cho cán bộ làm việc tại Thư viện, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo vận hành tốt hệ thống thư viện điện tử do Hàn Quốc tài trợ. 2. Hướng đến xây dựng thư viện đầu ngành trong các trường Công an nhân dân 2.1. Bước đột phá trong ứng dụng công nghệ mới vào các hoạt động thư viện Để Học viện CSND trở thành cơ sở giáo dục đầu ngành trong CAND, Thư viện nhận được sự quan tâm đầu tư, chú trọng của Lãnh đạo Bộ Công an. Đến nay, Bộ đã đầu tư 200 tỷ đồng để xây dựng tòa nhà thư viện của Học viện. Cùng với đó, lãnh đạo của Học viện luôn chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, vốn tài liệu, thực hiện mục tiêu lấy người dùng tin làm trung tâm cho mọi định hướng đầu tư phát triển Thư viện, xác định cách tiếp cận phù hợp để phát triển thư viện điện tử lâu dài. Để khắc phục vấn đề tách biệt trong quản lý giữa thư viện số và thư viện truyền thống, dẫn tới tình trạng xử lý nghiệp vụ phải song song trên hai hệ thống và truy cập thông tin không tích hợp tại một cổng tra cứu, không thuận tiện cho người dùng tin và cán bộ nghiệp vụ, Thư viện Học viện CSND, khi được đầu tư và nhận được sự tư vấn về kỹ thuật nghiệp vụ, đã mạnh dạn quyết định sử dụng phần mềm do Công ty FutureNuri cung cấp theo một hướng mới đó là: cử chuyên gia thư viện và công nghệ thông tin (IT) của Học viện trực tiếp làm việc với chuyên gia IT của bên cung cấp phần mềm, lên danh sách các tính năng cần thiết của thư viện, môi trường ứng dụng đặc thù của thư viện để lập trình những tính năng cần thiết cho phần mềm thư viện mà thư viện mong muốn sử dụng; đào tạo chuyên sâu cho cán bộ thư viện để tiếp nhận sử dụng khi được chuyển giao phần mềm. Với hướng đi trên, hiện nay phần mềm thư viện điện tử Học viện CSND so với các thư viện trong nước đang được coi là phần mềm đứng đầu về các tính năng mà phần mềm cung cấp, như: Tích GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV 46 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2018 Hình 1. Giao diện Web của Thư viện Học viện CSND Tính năng tìm kiếm web service tận dụng được những ưu điểm của các máy tìm tin trên web và các biểu ghi thư mục có kiểm soát để tạo ra tính thân thiện và dễ dàng sử dụng cho người dùng tin tại Học viện. Sử dụng các siêu dữ liệu từ hệ thống lưu thông tài liệu và cho phép người sử dụng biết được tài liệu nào mà họ đang tìm kiếm được mượn nhiều nhất (đám mây tag), đưa ra khả năng thu hẹp kết quả tìm kiếm theo diện bằng việc sử dụng các từ khóa có kiểm soát trong các biếu ghi thư mục. hợp thư viện truyền thống và thư viện số, cung cấp tìm kiếm trên một cổng thông tin, tương thích smartphone cung cấp mọi dịch vụ cho người dùng, hỗ trợ mượn trả offline và được Việt hóa hoàn toàn,. 2.2. Hệ thống thư viện điện tử Tulip tại Học viện Cảnh sát Nhân dân Học viện CSND ý thức được rằng, để đưa thư viện điện tử phát triển bền vững, yếu tố quyết định để vận hành đó là phần mềm thư viện. Chính vì thế, nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc, Học viện đã chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển phần mềm thư viện điện tử với các tính năng hiện đại bao gồm hai phân hệ: dịch vụ tìm kiếm (web service) và phân hệ xử lý nghiệp vụ. Phần dịch vụ web (web service) bao gồm các tính năng như công cụ tìm kiếm; dịch vụ cho bạn đọc (tạo ra ổ lưu trữ di động dung lượng không giới hạn cho người sử dụng), diễn đàn trao đổi về học thuật (cộng đồng, FQA, Q&A; dịch vụ cho bạn); một cổng thông tin liên kết đến các trang web học tập khác của toàn học viện; tích hợp smartphone; thao tác đặt mượn sách, gia hạn, đặt chỗ, đặt phòng trực tiếp trên web, nhận thông báo, email về sự tương tác các dịch vụ thư viện tự động trên hệ thống; có chức năng như một trang thông tin, thông báo về các tin tức, sự kiện và hoạt động của thư viện [4]. GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV 47THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2018 Phần mềm thư viện điện tử Tulip đã đảm bảo những tính năng cần thiết cho một thư viện điện tử hiện đại trong đó tích hợp hệ thống quản lý thư viện truyền thống và quản lý thư viện điện tử trên một phần mềm. Trang web service của thư viện được coi như một cổng thông tin điện tử (web portal), ở đó chỉ với một thao tác tìm kiếm người sử dụng có thể tìm kiếm trên cả thư viện điện tử và thư viện truyền thống, đồng thời cung cấp các đường link đến các trang web học tập khác tại Học viện. Chức năng này cung cấp các truy nhập tích hợp đến nhiều nguồn tin khác nhau và các loại tài liệu khác nhau, giúp cho người sử dụng dễ dàng sử dụng và tăng tốc độ tìm tin như các máy tìm tin trên web với tính chính xác, độ tin cậy cao. Hệ thống tạo ra môi trường tương tác thân thiện giữa bạn đọc và bạn đọc, giảng viên và học viên, cán bộ thư viện và bạn đọc. Giảng viên có thể dùng trang web thư viện như một công cụ hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của họ trên lớp học, chỉ ra cụ thể những tài liệu học viên có thể nghiên cứu cho bài giảng của giảng viên một cách trực quan sinh động trên hệ thống. Việc phân quyền truy cập của người dùng thực hiện theo dải IP cho phép truy cập theo các cấp độ khác nhau, đảm bảo độ bảo mật thông tin cao. Về phần nghiệp vụ, hệ thống bao gồm phân hệ quản trị hệ thống; phân hệ bổ sung; phân hệ biên mục; phân hệ bài viết; phân hệ mượn trả. Phân hệ biên mục cung cấp cho cán bộ thư viện sự tiện ích khi xử lý nghiệp vụ một lần cho cả hai hệ thống CSDL điện tử và truyền thống, không phải xử lý riêng biệt như trước đây. Hệ thống hỗ trợ áp dụng các chuẩn nghiệp vụ quốc tế như AACR2, MARC21, DDC trong biên mục tài liệu, tạo chỉ số cutter tự động, áp Hình 2. Thí dụ về giao diện kết quả tìm tin bằng phần mềm Tulip GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV 48 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2018 dụng chuẩn trao đổi siêu dữ liệu OAI,. cho phép lưu giữ nhiều định dạng file dữ liệu trên hệ thống (như PDF, audio, mp3). Phần mềm có khả năng quản trị dung lượng lưu giữ rất lớn, phù hợp với sự phát triển và bổ sung tài liệu số, có tính mở trong sự phát triển hệ thống trong tương lai. Đây là điều cần thiết khi công nghệ thông tin và hoạt động thư viện thay đổi và phát triển nhanh chóng. Phân hệ quản trị hệ thống cung cấp cho cán bộ thư viện khả năng thống kê lượt bạn đọc ra vào thư viện, bạn đọc thường xuyên sử dụng thư viện, tài liệu được bạn đọc sử dụng nhiều, Phân hệ mượn trả cung cấp tính năng mượn đồng loạt khi mất điện. 4. Kết luận Thư viện Học viện CSND-được coi là thư viện đầu ngành trong CAND, đã có một bước đột phá trong hoạt động thư viện của lực lượng CAND, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước, và Bộ Công an trong việc cải cách giáo dục nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là một mô hình thư viện mới cho các trường của CAND tham khảo học tập khi đầu tư phát triển thư viện. Mô hình thư viện của Học viện khẳng định sự phát triển của hoạt động thư viện trong CAND, đồng thời hỗ trợ việc chia sẻ, khai thác sử dụng tài nguyên thông tin chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và đào tạo của lực lượng CAND. Thư viện của Học viện từng bước trở thành đầu mối liên kết cung cấp thông tin cho các trường trong lực lượng CAND, góp phần mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi thông tin với các trường trong và ngoài lực lượng CAND. Ngày nay, trước xu thế toàn cầu hóa và Hình 3. Minh họa màn hình quản lý người dùng GIỚI THIỆU CÁC CƠ QUAN TT-TV 49THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2018 Mời các tổ chức, đơn vị và cá nhân giới thiệu sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu Thông tin và Tư liệu là tạp chí hàng đầu của ngành thông tin, tư liệu, thư viện và thống kê KH&CN Việt Nam, do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia xuất bản. Là một cơ quan ngôn luận có uy tín trong ngành, Tạp chí Thông tin và Tư liệu đã được xếp vào danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư. Với nội dung phong phú, thiết thực và chất lượng học thuật cao, Tạp chí luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, cán bộ chuyên môn và sinh viên trong ngành. Tạp chí được phát hành trên toàn quốc với định kỳ 6 số/1 năm và luôn có mặt trong các cơ quan thuộc mạng lưới thông tin- thư viện các tỉnh, thành phố, các cơ quan nghiên cứu và nhà trường. Các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ thông qua Tạp chí sẽ được giới thiệu tới đông đảo người dùng cả nước với hiệu quả cao. Mọi chi tiết xin liên hệ: Tạp chí Thông tin và Tư liệu 24 Lý Thường Kiệt - Hà Nội Điện thoại: 024.39349105 Email: tapchitttl@vista.gov.vn hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, Thư viện đã trở thành công cụ quan trọng, đảm bảo cho sinh viên Học viện khả năng tiếp cận, lĩnh hội thông tin và tri thức mới, những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật của nhân loại. Điều này không chỉ giúp ích cho sinh viên trong quá trình học tập hiện tại, mà còn có ích cho quá trình công tác sau này. Thư viện cũng đồng thời là phương tiện và công cụ đảm bảo cho sinh viên Học viện có thể thực hiện ý tưởng học tập suốt đời trong xu thế hiện nay, do vậy, phát triển xây dựng Trung tâm lưu trữ và thư viện Học viện CSND trở thành thư viện đầu ngành trong CAND là một nhu cầu cần thiết hiện nay tại Học viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Yêm (2016). Hướng đến xây dựngTrung tâm Lưu trữ và thư viện Học viện CAND hiện đại phục vụ chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong CAND, Kỷ yếu hội thảo, 2016, tr. 15 - 20. 2. Đặng Xuân Khang (2016). Chính sách đầu tư phát triển Học viện CSND phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Học viện, Kỷ yếu hội thảo, 2016, tr. 20-24. 3. Đỗ Thu Thơm (2014). “Đề án phát triển Thư viện nghiệp vụ Cảnh sát nhân dân giai đoạn 2014 - 2020”, Học viện CSND, 2014. 4. Đỗ Thu Thơm (2016). Báo cáo tổng kết Dự án và khai trương thư viện điện tử Học viện CSND, 2016.
File đính kèm:
- thu_vien_hoc_vien_canh_sat_nhan_dan_thu_vien_dau_nganh_trong.pdf