Thư viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Thư viện là một thiết chế văn hóa có vai

trò quan trọng góp phần nâng cao dân trí.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác

định mục tiêu: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng

bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế

nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước

ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo

hướng hiện đại” [2]. Để thực hiện được mục

tiêu này, xây dựng nông thôn mới và đảm

bảo thông tin cho người dân ở nông thôn

có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Các nội

dung xây dựng nông thôn mới đã và đang

được các bộ, ngành, địa phương triển khai

tích cực.

pdf 7 trang kimcuc 6620
Bạn đang xem tài liệu "Thư viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thư viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra

Thư viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2018
TS Vũ Dương Thúy Ngà, ThS Nguyễn Khánh Ly
 Vụ Thư viện-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tóm tắt: Tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu, khảo sát về thực trạng thư viện cơ sở khu 
vực Đồng bằng sông Hồng. Đưa ra một số giải pháp và đề xuất nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa 
vai trò của thư viện cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới, đồng thời khẳng định những đóng góp 
quan trọng của thư viện cơ sở trong việc nâng cao nhận thức và chất lượng cuộc sống của người dân 
địa phương.
Từ khóa: Thư viện cơ sở; thư viện địa phương; khu vực Đồng bằng sông Hồng; đánh giá thực 
trạng.
Local libraries for new rural development in the Red River Delta region: Current 
situation and issues
Abstract: The article presents results of the research and assessment on the current status 
of local libraries in the Red River Delta region. The author suggests solutions and proposals to 
promote the role of local libraries in the new rural development, as well as to reaffirm their important 
contribution in improving the knowledge and life quality of local people.
Keywords: Local library; provincial library; Red River Delta region; current situation 
assessment. 
THƯ VIỆN CƠ SỞ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Đặt vấn đề
Thư viện là một thiết chế văn hóa có vai 
trò quan trọng góp phần nâng cao dân trí. 
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần 
thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác 
định mục tiêu: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng 
bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế 
nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước 
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo 
hướng hiện đại” [2]. Để thực hiện được mục 
tiêu này, xây dựng nông thôn mới và đảm 
bảo thông tin cho người dân ở nông thôn 
có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Các nội 
dung xây dựng nông thôn mới đã và đang 
được các bộ, ngành, địa phương triển khai 
tích cực. 
Thư viện, tủ sách cơ sở là cấp cuối cùng 
trong hệ thống thư viện công cộng. Thư 
viện, tủ sách cơ sở do thôn, làng, cụm dân 
cư thành lập và trực thuộc thôn làng, cụm 
dân cư, có chức năng xây dựng và tổ chức 
việc sử dụng chung vốn tài liệu đáp ứng 
nhu cầu học tập, giải trí và lao động sản 
xuất của nhân dân địa phương; xây dựng 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
4 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2018
hình thành thói quen đọc sách báo trong 
nhân dân, góp phần cung cấp thông tin 
cho người dân, làm cho đời sống văn hóa, 
tinh thần của người dân được cải thiện và 
làm tăng năng lực tham gia xây dựng nông 
thôn mới của họ.
Trong thời gian vừa qua, để thu thập 
thông tin và dữ liệu phục vụ cho việc xây 
dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ xây 
dựng nông thôn mới, một nhóm cán bộ 
nghiên cứu của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch) đã tiến hành khảo sát 
điều tra 60 thư viện/tủ sách cơ sở thuộc 
khu vực Đồng bằng sông Hồng. Bài viết 
giới thiệu một số kết quả cụ thể thu được từ 
đợt điều tra khảo sát. 
1. Thực trạng thư viện cơ sở 
1.1. Về trụ sở và cơ sở vật chất
- Diện tích 
Phần lớn các thư viện đều có diện tích 
từ 30-50m2. Trong đó, thư viện có diện 
tích lớn nhất: 140m2 (Thư viện xã Thượng 
Trang,Tam Nông, Phú Thọ). Thư viện có 
diện tích nhỏ nhất: 15m2 (thư viện xã Nhân 
Chính, Lý Nhân, Hà Nam; thư viện xã An 
Lão, Bình Lục, Hà Nam; thư viện xã Đoài 
Khê, Đan Phượng, Hà Nội).
- Địa điểm đặt thư viện và hiện trạng trụ 
sở thư viện/phòng đọc sách cơ sở
Khảo sát 60 thư viện cơ sở cho thấy, đa 
số thư viện đặt tại Ủy ban nhân dân xã (37 
thư viện- chiếm chiếm 61,7%), số thư viện 
đặt tại nhà văn hóa xã và điểm bưu điện 
văn hóa xã (chiếm 13,3%), số thư viện 
được đặt tại những địa điểm khác (như: 
Trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa 
của thôn, trạm y tế xã, trung tâm văn hóa 
xã,) là không nhiều. Kết quả điều tra cụ 
thể về địa điểm của các thư viện/tủ sách cơ 
sở vùng Đồng bằng sông Hồng được tổng 
hợp tại Bảng 1.
Bảng 1. Địa điểm đặt thư viện tại khu vực 
Đồng bằng sông Hồng
STT Địa điểm Số thư viện
Tỷ lệ 
%
1 UBND xã 37 61,7
2 Nhà văn hóa xã 8 13,3
3 TTHT cộng đồng 1 1,7
4 Bưu điện văn hóa xã 8 13,3
5 Khác 6 10
(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng thư 
viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn 
mới khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 
2017, 2018) [1]
Số liệu khảo sát cho thấy, 50% thư viện 
(30/60) tự đánh giá hiện trạng trụ sở là ở 
mức trung bình; 25% thư viện tự đánh giá 
là tốt và 25% thư viện ở trong tình trạng 
xuống cấp, cần cải tạo (Bảng 2).
Bảng 2. Hiện trạng trụ sở thư viện
STT Hiện trạng Số thư viện
Tỷ lệ 
%
1 Tốt 15 25
2 Trung bình 30 50
3 Xuống cấp (cần cải tạo) 15 25
(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng thư 
viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn 
mới khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 
2017, 2018) [1]
1.2. Về vốn tài liệu
Vốn tài liệu bình quân trong một thư viện 
cơ sở đạt hơn 1.400 bản. Thư viện có nhiều 
bản sách nhất (hơn 10.000 tài liệu) là thư 
viện thôn Bình Vọng,Thường Tín, Hà Nội). 
Thư viện có ít tài liệu nhất (200 bản) là thư 
viện xã Liêm Phong,Thanh Liêm, Hà Nam.
1.3. Về hoạt động của thư viện
 Hiện nay, hầu hết các thư viện ở cơ 
sở thực hiện phục vụ cho người dân đọc 
tại chỗ (96,7%). Hơn một nửa số thư viện 
được khảo sát có tiến hành cho mượn tài 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
5THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2018
liệu về nhà (chiếm 55%) và rất ít thư viện 
thực hiện việc truy cập internet qua máy 
tính (Bảng 3).
Bảng 3. Các hoạt động thư viện cơ sở 
phục vụ người dân ở nông thôn
STT Các hoạt động Số thư viện
Tỷ lệ 
%
1 Đọc tại chỗ 58 96,7
2 Mượn về nhà 33 55,0
3 Truy cập internet qua máy tính thư viện 9 15,0
(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng thư 
viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn 
mới khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 
2017, 2018) [1]
Bên cạnh các hoạt động trên, các thư 
viện/tủ sách ở cơ sở còn tổ chức một số 
hoạt động và các cuộc thi rèn luyện và 
phát triển các kỹ năng sống cho học sinh, 
tuyên truyền về giá trị và tình yêu đối với 
sách, bảo vệ môi trường, yêu thương, giúp 
đỡ sẻ chia với cộng đồng, các gia đình còn 
gặp nhiều khó khăn vào các dịp lễ, tết, 
ngày truyền thống của quê hương, từ đó 
thu hút nhiều bạn đọc hơn và làm thay đổi 
nhận thức về việc đọc sách của người dân 
và vận động quyên góp làm tăng nguồn 
kinh phí cho thư viện. Một số hoạt động đó 
là: cuộc thi làm bánh trung thu và gói bánh 
trưng tặng người già cô đơn, gia đình gặp 
khó khăn; thi vẽ tranh, sáng tạo khoa học; 
mỗi người một cuốn sách, Nhờ các hoạt 
động này, kết quả hoạt động của các thư 
viện/tủ sách cơ sở đã gia tăng đáng kể: số 
lượng thẻ bạn đọc mượn tài liệu lên đến 
1.450 thẻ (thư viện tư nhân Dương Liễu, 
Hoài Đức, Hà Nội); số lượng bạn đọc trung 
bình mỗi năm là 1.500 lượt (thư viện thôn 
Yến Vỹ, xã Hương Sơn, Hoài Đức, Hà Nội); 
số lượng bạn đọc phục vụ hàng ngày tại 
một số thư viện cao nhất lên đến 40-50 
người/ngày (thư viện thôn Bình Vọng, xã 
Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội).
1.4. Về nhân viên thư viện
 Cán bộ làm công tác thư viện tại cơ sở 
vẫn chủ yếu là kiêm nhiệm và thiện nguyện, 
không được trợ cấp. Theo số liệu điều tra 
thu thập được, có 41/60 thư viện (chiếm 
73,3%) có cán bộ thư viện làm công tác 
kiêm nhiệm và 18 thư viện (chiếm 25%) có 
cán bộ thư viện làm thiện nguyện. Chỉ có 
duy nhất 01 thư viện (thư viện xã Phù Vân, 
Phủ Lý, Hà Nam) có biên chế, chiếm 1,7% 
(Bảng 4).
Bảng 4. Tình trạng cán bộ thư viện tại 
các thư viện cơ sở
STT Tình trạng cán bộ Số thư viện
Tỷ lệ 
%
1 Có biên chế 1 1,7
2 Kiêm nhiệm 41 68,3
3 Hoàn toàn thiện nguyện 18 30,0
(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng thư 
viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn 
mới khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 
2017, 2018) [1]
Kết quả khảo sát cho thấy, chế độ thù 
lao cho cán bộ thư viện còn hạn chế, chỉ có 
19/60 thư viện trả thù lao hàng tháng cho 
cán bộ (31,7%); trong khi 41/60 thư viện 
trả lời cán bộ của họ không được nhận thù 
lao (68,3%). Mức nhận thù lao cao nhất là 
400.000đ/tháng tại thư viện xã Vĩnh Hòa, 
Ninh Giang, Hải Dương. Mức thù lao trung 
bình 120.000đ/tháng cho các cán bộ thư 
viện tại các điểm bưu điện văn hóa xã của 
tỉnh Hà Nam. Còn lại, phần lớn các cán 
bộ thư viện không được nhận thù lao. Tuy 
nhiên, tại các thư viện/tủ sách cơ sở, số 
lượng tình nguyện viên tăng lên đáng kể. 
Điển hình là thư viện tư nhân Dương Liễu 
(Hoài Đức, Hà Nội), số lượng tình nguyện 
viên làm công tác thư viện lên đến 40 người.
1.5. Về kinh phí 
Khảo sát về kinh phí hoạt động của thư 
viện trong 03 năm trở lại đây cho thấy, hầu 
hết các thư viện đều không được cấp kinh 
phí hoạt động. Chỉ có một số ít thư viện được 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
6 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2018
cấp kinh phí. Thư viện được cấp kinh phí 
nhiều nhất là thư viện xã Phú Mẫn (thị trấn 
Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh-10 triệu đồng/
năm); thư viện thôn Yến Vỹ (Hương Sơn, 
Hoài Đức, Hà Nội- 8 triệu đồng/năm); thư 
viện xã Thanh Tân (Kiến Xương, Thái Bình 
-7 triệu đồng/năm). Một số rất ít thư viện 
được cấp kinh phí như: thư viện xã Đạo Lý 
(Lý Nhân, Hà Nam -5,2 triệu đồng/năm),... 
Nhìn chung, các thư viện cơ sở còn 
nhiều hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất 
cũng như nhân sự và tổ chức hoạt động. 
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các thư 
viện cơ sở cũng đã nỗ lực để phục vụ người 
dân nông thôn nhằm nâng cao chất lượng 
đời sống văn hóa, xã hội ở địa phương. 
1.6. Nhận xét về tác động của thư 
viện/phòng đọc sách cơ sở đến việc 
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và xây 
dựng nông thôn mới
Qua khảo sát điều tra thực tế và báo cáo 
hoạt động của các thư viện cơ sở trong thời 
gian qua, có thể khẳng định, các thư viện 
và phòng đọc sách ở cơ sở đã đạt được 
nhiều thành tựu đáng khích lệ trên nhiều 
phương diện.
 Nhiều thư viện đã triển khai tốt công tác 
tuyên truyền, giới thiệu sách báo, nhờ đó 
người dân tìm đến thư viện nhiều hơn và 
thay đổi nhận thức về giáo dục thế hệ trẻ 
trong việc đọc sách; khơi dậy lòng hiếu học 
và phong trào học tập. 
 Các thư viện/tủ sách cơ sở đã tích cực 
tham gia tuyên truyền và giáo dục người 
dân về lịch sử của thôn, xã; nâng cao hiểu 
biết và kiến thức nhờ có đọc sách tại thư 
viện, người dân (kể cả người cao tuổi) được 
trang bị các kiến thức về chăm sóc sức 
khỏe, phòng chống bệnh tật ở mọi lứa tuổi, 
về dinh dưỡng hợp lý và thể dục thể thao; 
phòng tránh tai nạn.
Riêng với các em học sinh, thư viện cơ 
sở đã khuyến khích các em tư duy sáng tạo 
và tham gia vào các cuộc thi của trường 
học ở địa phương và đạt kết quả cao. Nhờ 
đọc sách tại thư viện mà các em được 
trang bị các kiến thức bổ ích như: phòng 
chống đuối nước, xâm hại tình dục, hình 
thành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phát 
huy những kỹ năng như múa, vẽ, hát, nấu 
nướng, kỹ thuật.
Các tài liệu về khoa học kỹ thuật tại thư 
viện/tủ sách cơ sở đã giúp người dân thêm 
kiến thức, tiến hành cải tạo đồng ruộng, bê 
tông hóa kênh mương, các tuyến đường 
nội đồng; nhiều hộ nông dân đã học tập 
và chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao 
năng suất trồng trọt, chăn nuôi và nhiều hộ 
đã thoát nghèo nhờ áp dụng trồng cây mới, 
nuôi gia súc, gia cầm hợp lý, cho năng 
suất và hiệu quả cao.
Nhìn chung, chất lượng đời sống vật chất 
và tinh thần của người dân ở những vùng 
nông thôn ngày càng được nâng cao và cải 
thiện rõ rệt là nhờ sự chung tay góp sức và 
nỗ lực từng ngày của thư viện/phòng đọc 
sách ở cơ sở.
2. Thuận lợi và khó khăn thách thức
2.1. Thuận lợi
Để đạt được những kết quả trên, các thư 
viện cơ sở xác nhận có được những điều 
kiện thuận lợi sau:
Thứ nhất, trong nhiều năm qua, Bộ 
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai 
chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ 
nguồn kinh phí cho thư viện tỉnh và chỉ đạo 
các thư viện tỉnh tiến hành bổ sung cho kho 
luân chuyển sách báo xuống cơ sở. Do đó, 
các thư viện cơ sở được nhận luân chuyển 
sách từ thư viện tỉnh, huyện tăng nguồn 
vốn tài liệu phục vụ người dân. Qua khảo 
sát cho thấy, 48 thư viện (chiếm 80,0%) 
được nhận luân chuyển sách từ thư viện 
tỉnh, huyện. Đây cũng là nguồn bổ sung 
tài liệu chủ yếu của thư viện cơ sở hiện 
nay. Ngoài ra, thư viện cơ sở cũng nhận 
được sách biếu tặng hoặc từ “xã hội hóa” 
và từ các nguồn khác. Tuy nhiên, nguồn bổ 
sung này cũng không được liên tục, thường 
xuyên (Bảng 5).
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
7THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2018
Bảng 5. Các hình thức tăng cường vốn 
tài liệu thư viện
STT Biện pháp Số thư viện
Tỷ lệ 
%
1
Nhận luân 
chuyển sách từ 
thư viện tỉnh
48 80,0
2 Nhận biếu tặng 37 61,7
3 Nguồn khác 3 5,0
(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng thư 
viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn 
mới khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 
2017, 2018) [1]
Bên cạnh đó, các thư viện cơ sở còn tiến 
hành việc quảng bá giới thiệu về thư viện 
(45,6%); phối hợp với đài truyền hình, đài 
phát thanh để giới thiệu sách (43,9%); tổ 
chức các buổi nói chuyện (33,3%) và ngày 
hội đọc sách (31,6%). Ngoài ra, các thư 
viện còn tiến hành quyên góp sách, viết 
thư kêu gọi ủng hộ sách từ những người 
thành đạt của quê hương; tổ chức các hoạt 
động nhân các ngày lễ, ngày tết để tranh 
thủ nguồn tài trợ. Nhiều thư viện tiến hành 
các phương pháp kết hợp nhằm huy động 
nguồn tài trợ cho thư viện một cách tối đa 
và cũng đạt được nhiều kết quả nhất định 
(Bảng 6).
Bảng 6. Các hoạt động thu hút bạn đọc 
đến thư viện
STT Các biện pháp thư viện đã thực hiện
Số thư 
viện
Tỷ 
lệ %
1 Ngày hội đọc sách 18 31,6
2 Quảng bá, giới thiệu về TV 26 45,6
3 Tổ chức nói chuyện 19 33,3
4
Phối hợp với đài 
truyền hình giới thiệu 
sách
25 43,9
5 Biện pháp khác 15 25
(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng thư 
viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn 
mới khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 
2017, 2018) [1]
Thứ hai, trong những năm qua, Vụ Thư 
viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã 
tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn 
nghiệp vụ dành cho hệ thống thư viện công 
cộng trên cả nước; đôn đốc các thư viện 
tỉnh/thành phố tổ chức hướng dẫn nghiệp 
vụ cho cán bộ làm công tác thư viện ở cơ 
sở trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho cán 
bộ thư viện cơ sở nâng cao năng lực trình 
độ chuyên môn và hiệu quả công tác phục 
vụ bạn đọc.
Thứ ba, các thư viện ở cơ sở được các 
cấp lãnh đạo chính quyền ở địa phương: 
xã, thôn và các đoàn thể trong xã, thôn 
quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện về vật 
chất và tinh thần; các thư viện tỉnh/thành 
phố, thư viện huyện ủng hộ luân chuyển 
sách, báo; giúp tăng cường vốn tài liệu 
phục vụ người dân; sự nhất trí và nhiệt tình 
ủng hộ của người dân trong xã, thôn đặc 
biệt là các dòng họ, con cháu của người 
dân trong xã, thôn thành đạt ủng hộ về 
sách vở, cơ sở vật chất và kinh phí; sự 
tham gia nhiệt tình của các đoàn thể trong 
xã, thôn: hội cựu chiến binh, hội người cao 
tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh 
niên, các cộng tác viên và sự hưởng ứng 
tích cực của toàn thể nhân dân trong thôn; 
các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong 
xã, thôn và bên ngoài ủng hộ kinh phí cho 
các hoạt động và bổ sung tài liệu của thư 
viện và còn nhận được sự ủng hộ của toàn 
dân, toàn xã hội nhất là trong giai đoạn cả 
nước chung tay xây dựng nông thôn mới. 
2.2. Khó khăn thách thức
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các 
hoạt động, thư viện cơ sở ở nước ta, nhất là 
những thư viện hoạt động không sử dụng 
ngân sách nhà nước, cũng đã gặp không ít 
khó khăn thách thức, đó là: 
- Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị 
cho thư viện cơ sở còn nghèo nàn. Diện 
tích dành cho thư viện rất ít (có thư viện 
chỉ có diện tích 15m2 , như: thư viện thôn 
Nhân Thịnh (huyện Lý Nhân, Hà Nam), thư 
viện xã An Lão (huyện Bình Lục-Hà Nam), 
thư viện xã Đoài Khê (huyện Đan Phượng, 
Hà Nội). Vì thế, thư viện gần như không 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
8 THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2018
thể bố trí cho người dân đọc tại chỗ mà chỉ 
có thể là kho chứa và cho bạn đọc mượn 
sách về nhà. Nhiều thư viện, tủ sách cơ sở 
không có nguồn kinh phí thường xuyên để 
bổ sung sách, báo mới. Chính vì vậy, khả 
năng các thư viện cơ sở đáp ứng nhu cầu 
của người dân vẫn ở mức trung bình, một 
số nơi chưa đáp ứng được yêu cầu. Kết quả 
điều tra về mức độ đáp ứng nhu cầu của 
người sử dụng từ 60 thư viện, tủ sách tại 
khu vực Đồng bằng sông Hồng cho thấy, 
có 53,3% thư viện cho rằng chỉ đáp ứng 
mức trung bình; 28,3% cho rằng họ không 
đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng 
(Bảng 7).
Bảng 7. Mức độ đáp ứng nhu cầu của 
người sử dụng thư viện
STT Mức độ Số thư viện
Tỷ lệ 
%
1 Tốt 11 18,3
2 Trung bình 32 53,3
3 Chưa đáp ứng 17 28,3
(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng thư 
viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn 
mới khu vực Đồng bằng sông Hồng năm 
2017, 2018) [1]
- Đội ngũ nhân viên thư viện còn nhiều 
bất cập, cán bộ thư viện còn hạn chế về 
trình độ chuyên môn cũng như thiếu sự 
nhiệt tình, gắn bó lâu dài với nghề. Đây 
cũng là một trong những khó khăn lớn. 
Những người làm công tác thư viện chủ 
yếu là kiêm nhiệm và thiện nguyện, không 
được đào tạo quy củ, hơn 90% người làm 
công tác thư viện không được hưởng chế 
độ thù lao hàng tháng, nếu có cũng rất ít. 
Do đó, các công tác và hoạt động của thư 
viện không được thường xuyên. 
- Kinh phí cho hoạt động thư viện rất hạn 
chế do thư viện cơ sở không được cấp kinh 
phí thường xuyên để bổ sung tài liệu cũng 
như tổ chức các hoạt động khác của thư 
viện. Mặc dù là một thiết chế quan trọng 
và là một trong những tiêu chí quan trọng 
phục vụ xây dựng nông thôn mới, nhưng 
qua khảo sát điều tra ban đầu thu thập 
được, thư viện cơ sở lại không được đưa 
vào bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 
Do đó, việc xin kinh phí từ nguồn xây dựng 
nông thôn mới cho hoạt động thư viện rất 
khó khăn. 
Mặc dù vậy, nhưng thư viện cơ sở đang 
hoạt động khá tốt và ngày càng khẳng định 
vị trí của mình trong công cuộc xây dựng 
đời sống văn hóa ở cơ sở. Nhu cầu đọc của 
người dân vẫn rất lớn và thư viện cơ sở là 
một mắt xích quan trọng vừa đảm nhận vai 
trò phục vụ nhu cầu đọc của người dân với 
nhiệm vụ của các thiết chế văn hóa trên 
địa bàn. 
Theo số liệu báo cáo gửi về Vụ Thư 
viện, trong những năm gần đây số lượng 
thư viện cơ sở được thành lập và thư viện 
tư nhân có phục vụ cộng đồng ngày càng 
tăng. Đây là một xu hướng, một tín hiệu tích 
cực cần tiếp tục nhân rộng trên tất cả các 
tỉnh/thành phố trên cả nước. Vấn đề là đưa 
ra được mô hình thư viện cơ sở phù hợp 
có thể đáp ứng được những yêu cầu của 
người dân địa phương. Cần xác định được 
mô hình thư viện cơ sở hoạt động hiệu quả 
để nhân rộng. 
3. Giải pháp và ý kiến đề xuất
3.1. Giải pháp
Để phát huy hơn nữa vai trò của thư viện 
cơ sở trong xây dựng nông thôn mới, cần 
triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
- Tăng cường nguồn vốn tài liệu cho 
thư viện cơ sở thường xuyên: bổ sung mới 
hàng năm, nhận luân chuyển tài liệu từ thư 
viện huyện, thư viện tỉnh định kỳ; nhận sự 
tài trợ, xã hội hóa từ các đơn vị, tập thể, cá 
nhân trong và ngoài xã;
- Các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến 
địa phương cần có những chính sách hỗ trợ 
các hoạt động của thư viện: cấp kinh phí, 
có chế độ đãi ngộ với người làm công tác 
thư viện; đổi mới nhận thức và gia tăng sự 
quan tâm của chính quyền địa phương về 
vai trò của thư viện cơ sở;
- Những người làm công tác thư viện 
tại các thư viện cơ sở cần được tham gia 
đào tạo, học tập bồi dưỡng chuyên môn và 
được động viên khen thưởng kịp thời;
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
9THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 6/2018
- Các thư viện cần tăng cường tổ chức 
các hoạt động quảng bá về thư viện để 
tranh thủ sự ủng hộ của người dân và xã 
hội như tổ chức các cuộc thi có thưởng, 
các phong trào học tập theo tập thể lớp, 
dòng họ, gia đình để tạo sự hưởng ứng 
cao từ người dân; hỗ trợ khuyến khích và 
tạo nhiều hoạt động cho các em nhỏ trong 
việc học tập, rèn luyện kỹ năng sống và 
kiến thức về chăm sóc sức khỏe, bảo vệ 
môi trường, yêu thương giúp đỡ cộng đồng, 
không ngừng học hỏi sáng tạo.
3.2. Ý kiến đề xuất
Từ thực tế khảo sát và hoạt động của 
thư viện/phòng đọc sách, để phát huy hiệu 
quả và vai trò của thư viện cơ sở, chúng tôi 
đề xuất một số kiến nghị sau:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ 
sung quy định cụ thể về thư viện/tủ sách 
cơ sở và tổ chức hoạt động phục vụ người 
dân đọc sách báo tại Tiêu chí số 6 và tiêu 
chí số 16 của Bộ Tiêu chí xây dựng Nông 
thôn mới giai đoạn 2018-2022;
- Cục Văn hóa cơ sở phối hợp với Vụ 
Thư viện tham mưu, đề xuất xây dựng 
chính sách phát triển thư viện cơ sở; tiếp 
tục tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn 
nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện 
tại cơ sở;
- Các thư viện cấp tỉnh, cấp huyện cần 
tăng cường hoạt động luân chuyển sách 
báo xuống cơ sở, tổ chức và duy trì các 
hoạt động hỗ trợ nghiệp vụ thư viện đối với 
các thư viện cơ sở, tủ sách trên địa bàn 
toàn tỉnh;
- Chính quyền địa phương tiếp tục hỗ 
trợ, chỉ đạo về quản lý để đưa tiêu chuẩn 
về thư viện vào trong bộ tiêu chí xây dựng 
nông thôn mới của địa phương và hỗ trợ 
kinh phí cho thư viện cơ sở hoạt động tốt; 
tạo điều kiện thuận lợi và động viên kịp thời 
cho cán bộ làm công tác thư viện;
- Thư viện cơ sở tiếp tục vận động, làm 
tốt công tác xã hội hóa để tăng cường vốn 
tài liệu sách báo và nâng cao chất lượng 
phục vụ người dân nông thôn. 
Kết luận
Hoạt động thư viện cơ sở, tủ sách cơ sở 
thời gian qua đã đạt được những kết quả 
khích lệ, có tác động tốt đến đời sống văn 
hóa, tinh thần của cơ sở ở nông thôn. Tuy 
nhiên, hoạt động của thư viện cơ sở còn có 
nhiều khó khăn và thách thức. 
Thư viện cơ sở có vai trò và đóng góp 
quan trọng trong việc phát triển, nâng cao 
nhận thức và chất lượng sống của người 
dân địa phương. Để thúc đẩy quá trình xây 
dựng nông thôn mới thì việc đầu tư xây 
dựng thư viện cơ sở ở mỗi chính quyền địa 
phương là việc cần thiết, làm cho đời sống 
văn hóa tinh thần của người dân nông thôn 
được cải thiện, góp phần vào sự phát triển 
ổn định, bền vững của đất nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vụ Thư 
viện (2018). Kết quả khảo sát điều tra Thực 
trạng hoạt động thư viện cơ sở vùng Đồng bằng 
sông Hồng .-H.: 2017, 2018. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Đại 
hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII của 
Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 28 tháng 1 năm 
2016. Truy cập tại:
nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-
xii-cua-dang-368870.html
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
(2017). Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 
9/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn về việc ban hành Sổ tay 
hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về 
xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Truy 
cập tại:
Lists/LawDocument/View_Detail.aspx-
?ItemID=1332&Page=1
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 20-7-2018; 
Ngày phản biện đánh giá: 15-9-2018; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-10-2018).

File đính kèm:

  • pdfthu_vien_co_so_phuc_vu_xay_dung_nong_thon_moi_khu_vuc_dong_b.pdf