Thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược – Một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới

Từ năm 1986, cùng với việc thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta thực hiện đường

lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước

trong cộng đồng thế giới Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới (1986-2014), nước ta đã

giành được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Cùng với thắng lợi của công cuộc Đổi mới nói chung, lĩnh vực

đối ngoại cũng giành được những thành tựu rất to lớn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin được

trình bày một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới - Đó là

Việt Nam đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước.

pdf 8 trang kimcuc 12340
Bạn đang xem tài liệu "Thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược – Một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược – Một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới

Thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược – Một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 4(29) - Thaùng 6/2015 
17 
Thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược – 
Một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại 
Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới 
Establishing strategic partnerships – One of the remarkable achievements in foreign 
policyduring the period of “Doi Moi” in Vietnam 
PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ 
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM 
Assoc.Prof.,Ph.D. Nguyen Canh Hue 
Ho Chi Minh City University of Pedagogy 
Tóm tắt 
Từ năm 1986, cùng với việc thực hiện công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta thực hiện đường 
lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước 
trong cộng đồng thế giới Qua gần 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới (1986-2014), nước ta đã 
giành được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Cùng với thắng lợi của công cuộc Đổi mới nói chung, lĩnh vực 
đối ngoại cũng giành được những thành tựu rất to lớn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin được 
trình bày một trong những thành tựu nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới - Đó là 
Việt Nam đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước. 
Từ khóa: đối tác chiến lược, thành tựu nổi bật, Việt Nam, Đổi mới 
Abstract 
Since 1986, with the implementation of the innovation the country overall, the Party hasrealized a 
foreign policy of diversification and multilateral international relations, Vietnam wants to be friends of 
all countries in the World Community... After nearly 30 years of implementation of the innovative task 
(1986-2014), the country has won significant historical victories. Along with the success of the 
innovation in general, the external sector also gained tremendous achievements. Within the scope of this 
article, the author will present one of the outstanding achievements of Vietnam foreign policy in the 
innovative period: Vietnam has established strategic partnership relations to many countries. 
Keywords: strategic partnerships, the remarkableachievements, Vietnam, Doi Moi 
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến 
chống Mỹ cứu nước năm 1975 đã mở ra 
một kỷ nguyên mới đối với lịch sử dân tộc: 
Kỷ nguyên cả nước độc lập, thống nhất đi 
lên chủ nghĩa xã hội.Trong 10 năm đầu của 
kỷ nguyên mới này (1975-1985), mặc dù 
nước ta đạt được nhiều thành tựu trên các 
lĩnh vực: chính trị, kinh tế - xã hội 
18 
Nhưng, do những nguyên nhân khách quan 
và chủ quan, đất nước lâm vào cuộc khủng 
hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng. Trước tình 
hình đó, do những yêu cầu bức thiết của 
đất nước và để phù hợp với xu thế thời đại, 
từ năm 1986, cùng với việc thực hiện công 
cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta 
thực hiện đường lối đối ngoại đa dạng hóa, 
đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam 
muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng 
đồng thế giới Qua gần 30 năm thực hiện 
công cuộc Đổi mới (1986-2014), nước ta 
đã giành được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. 
Cùng với thắng lợi của công cuộc Đổi mới 
nói chung, lĩnh vực đối ngoại cũng giành 
được những thành tựu rất to lớn. Việc thiết 
lập các quan hệ đối tác chiến lược có thể 
coi là một trong những thành tựu nổi bật 
của đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ Đổi 
mới. Bài viết này sẽ cố gắng tập trung làm 
rõ vấn đề này. 
1. Đối tác chiến lược là gì? 
Về khái niệm này, có nhiều ý kiến 
khác nhau. Theo PGS.TS. Đinh Công Tuấn, 
Viện Nghiên cứu châu Âu thì, thuật ngữ 
“đối tác chiến lược” lần đầu được sử dụng 
vào khoảng những năm 1990, 1991 để chỉ 
quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Từ đó, 
thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi. Theo 
quan niệm của GS.Va-lê-ri Lót-xkin (Nga), 
“Đối tác chiến lược” phải bao gồm những 
nội dung sau: không tấn công lẫn nhau; 
không liên minh chống lại các nước khác; 
không can thiệp vào công việc nội bộ của 
nhau; phải có lòng tin lẫn nhau. Đối với 
Mỹ, đối tác chiến lược phải bao gồm hợp 
tác chặt chẽ về quân sự, an ninh(1). 
Theo chúng tôi, “Quan hệ chiến lược” 
hay “Đối tác chiến lược”, là mối quan hệ 
quan trọng, có sự gắn kết cao, có tính chất 
lâu dài đối với hai bên. Về mức độ quan 
trọng và tính vững chắc, có thể “Quan hệ 
chiến lược” hay “Đối tác chiến lược” 
không bằng “Quan hệ đồng minh” hay 
“Quan hệ đặc biệt”. 
Kể từ năm 2001, khi đầu tiên thiết lập 
quan hệ đối tác chiến lược với nước Nga, 
đến cuối 2013, Việt Nam đã thiết lập được 
14 quan hệ đối tác chiến lược - Đó là với 
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn 
Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Đức, Ý, 
Pháp, Inđônêxia, Thái Lan, Singapore. 
Trong đó, có đối tác chiến lược toàn diện 
(với Nga, Trung Quốc), đối tác chiến lược 
từng phần (với Hà Lan) và số còn lại là đối 
tác chiến lược. 
2. Thiết lập các quan hệ đối tác 
chiến lược 
Để dễ theo dõi, chúng tôi xin được 
phân chia các đối tác chiến lược theo châu 
lục và trong mỗi châu lục, được trình bày 
theo trình tự thời gian ( trước-sau) thiết lập 
quan hệ đối tác chiến lược với nước ta. 
2.1. Châu Á 
2.1.1. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ 
Cộng hòa Ấn Độ là một quốc gia lớn-
có diện tích là 3.287,590 km2, đứng thứ 7 
thế giới, với dân số đông hàng thứ hai thế 
giới - hơn 1095, 351 triệu người (số liệu 
năm 2006), có lịch sử lâu đời. Từ khi giành 
được độc lập (8- 1947) đến nay, với đường 
lối xây dựng đất nước độc lập, tự chủ và 
sáng tạo, với ý chí tự cường mạnh mẽ, 
Cộng hoà Ấn Độ đã thu được nhiều thành 
tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và 
phát triển đất nước. Ngày nay, Ấn Độ được 
xếp vào một trong những nền kinh tế phát 
triển nhanh nhất thế giới, có nhiều ngành 
khoa học-công nghệ ngang hàng với các 
nước công nghiệp phát triển, như: nghiên 
cứu vũ trụ, năng lượng hạt nhân, công nghệ 
sinh học, công nghệ thông tin Nhiều dự 
báo cho rằng, trong những thập niên đầu 
thế kỷ XXI, Ấn Độ sẽ có khả năng trở 
thành một trong bốn nền kinh tế lớn nhất 
thế giới Ấn Độ đang vận động để trở 
thành Ủy viên thường trực HĐBA LHQ 
khi tổ chức này mở rộng. 
Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ 
hữu nghị lâu đời, bước sang thời kỳ hiện 
đại được các nhà lãnh tụ: Chủ tịch Hồ Chí 
Minh, M. Gandi, J. Nêru cùng các nhà lãnh 
19 
đạo và nhân dân hai nước dày công vun 
đắp đã không ngừng phát triển. Năm 1956, 
hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp 
Tổng lãnh sự và đến năm 1972, trong khi 
Việt Nam đang ở giai đoạn của cuộc kháng 
chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt, hai nước 
đã thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại 
sứ. Đến 2007, hai nước quyết định nâng 
cấp quan hệ lên tầm cao mới: quan hệ đối 
tác chiến lược. Ấn Độ là người bạn thủy 
chung, tin cậy của Việt Nam. Mối quan hệ 
Việt Nam – Ấn Độ đúng như cố Thủ tướng 
Phạm Văn Đồng nói: trong xanh như bầu 
trời không một gợn mây. 
2.1.2.Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 
Trung Quốc là nước lớn, có diện tích: 
9,6 triệu km2, dân số: hơn 1,3 tỷ người, có 
bề dày lịch sử trên 5000 năm, là nước láng 
giềng sát nách và có quan hệ lâu đời với 
nước ta. Trung Quốc là nước xã hội chủ 
nghĩa, Ủy viên thường trực HĐBA LHQ, là 
nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang phát 
triển mạnh mẽ, có thể trở thành nền kinh tế 
lớn nhất thế giới trong tương lai không xa, 
có vai trò quan trọng trong việc giải quyết 
những vấn đề khu vực và toàn cầu. 
Trung Quốc là nước thiết lập quan hệ 
ngoại giao chính thức sớm nhất với Việt 
Nam (năm 1950) và trong thời kỳ hai nước 
đấu tranh giành độc lập dân tộc, hai bên đã 
ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau. Trong thời kỳ 
Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến 
trường kỳ chống Pháp, Mỹ giành độc lập 
và thống nhất đất nước, Trung Quốc đã 
ủng hộ và giúp đỡ to lớn, hiệu quả; quan hệ 
hai nước có những giai đoạn rất tốt đẹp 
“vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Nhưng, 
từ sau khi nước ta giành độc lập, thống 
nhất năm 1975, quan hệ hai nước chuyển 
biến theo chiều hướng xấu mà đỉnh cao là 
Trung Quốc đem quân sang xâm lược các 
tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam vào đầu 
năm 1979. 
Từ năm 1991, khi hai nước Việt Nam, 
Trung Quốc bình thường hóa ngoại giao, 
quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng 
trên các mặt và đạt được nhiều thành tựu. 
Trong 3 vấn đề lớn do lịch sử để lại, hai 
nước đã giải quyết được 2 vấn đề, đó là 
biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc 
Bộ, chỉ còn lại vấn đề biển Đông. Tháng 
6/2008, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí 
phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến 
lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc(2). 
Trung Quốc hiện nay là một trong những 
đối tác thương mại, du lịch hàng đầu của 
Việt Nam. 
2.1.3. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 
Nhật Bản nằm ở Đông Bắc Á, có diện 
tích là 372.313 km
2
, dân số hơn 127,336 
triệu người, GDP: 5000 tỷ USD (số liệu 
năm 2013); là quốc gia nghèo tài nguyên, 
đất chật, người đông, kinh tế bị tàn phá kiệt 
quệ trong chiến tranh thế giới thứ II. Nhờ 
có các chính sách phù hợp và sự nỗ lực to 
lớn của một dân tộc đầy nghị lực và kiên 
cường, nền kinh tế Nhật Bản đã nhanh 
chóng phục hồi và phát triển mạnh mẽ. 
Trong nhiều năm, Nhật Bản là cường quốc 
kinh tế thứ 2 thế giới và hiện nay là cường 
quốc kinh tế thứ 3 thế giới(3). Nhật Bản là 
nước có nền khoa học - công nghệ, giáo 
dục - đào tạo rất phát triển. Nhật Bản có 
vai trò quan trọng ở khu vực và trên thế 
giới, đang vận động để trở thành Ủy viên 
thường trực HĐBA LHQ khi tổ chức này 
mở rộng. 
Việt Nam, Nhật Bản có quan hệ từ lâu 
đời và trải qua những bước thăng trầm.Hai 
nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 
1973. Sau Chiến tranh lạnh, với những 
thuận lợi mới của tình hình thế giới và sự 
điều chỉnh chính sách đối ngoại của mỗi 
nước, quan hệ Việt Nam- Nhật Bản phát 
triển mạnh mẽ. Năm 2009, hai nước thiết 
lập quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình 
và phồn vinh ở châu Á. Đến nay, quan hệ 
Việt Nam - Nhật Bản rất tốt đẹp, có sự tin 
cậy cao về chính trị, Nhật Bản trở thành 
đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam về 
các lĩnh vực thương mại, đầu tư, ODA 
2.1.4. Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc 
20 
 Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) nằm 
trên bán đảo Triều Tiên, có diện tích là 
 99.720 km
2
, dân số: 49,04 triệu người (số 
liệu tháng 3/2014) với lịch sử lâu đời - 
khoảng 5000 năm. Hàn Quốc hiện nay có 
GDP:1221,8 tỷ USD và GDP bình quân 
đầu người: 24 329 USD /năm, là quốc gia 
có nền kinh tế đứng thứ 4 ở châu Á và thứ 
15 thế giới (4). 
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc có từ 
lâu đời và trải qua những bước thăng trầm. 
So với các nước khác, Việt Nam thiết lập 
quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn 
Quốc chưa lâu, nhưng đây là một trong 
những mối quan hệ quốc tế phát triển 
nhanh nhất của Việt Nam trong thời kỳ Đổi 
mới. Hiện nay, hai nước có sự tin cậy cao 
về mặt chính trị và Hàn Quốc là một trong 
đối tác quan trọng của Việt Nam về thương 
mại, đầu tư, hợp tác lao động, du lịch 
2.1.5. Quan hệ Việt Nam-Indonesia 
Indonesia là một quần đảo lớn nhất thế 
giới với khoảng 17.500 hòn đảo, có diện 
tích phần đất rộng 1,9. triệu km2 và phần 
nước rộng 9,9 triệu km2 là quốc gia lớn 
nhất Đông Nam Á về diện tích, dân số: 
220 triệu người, đông thứ tư thế giới (số 
liệu năm 2004)(5), quy mô kinh tế (trên 
1.000 tỷ USD vào năm 2012), có vai trò 
quan trọng trong ASEAN. Indonesia còn là 
quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới. 
Việt Nam và Indonesia thiết lập quan 
hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán tháng 12/1955 
và nâng lên cấp đại sứ ngày 15/8/1964 
Trong ASEAN, Indonesia là nước thiết lập 
quan hệ ngoại giao sớm nhất và có quan hệ 
hữu nghị nhất với Việt Nam. Năm 2003, 
hai nước thiết lập quan hệ khuôn khổ đối 
tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ 
21 và ngày 28/6/2013, hai nước đã chính 
thức quyết định thiết lập quan hệ đối tác 
chiến lược(6). 
2.1.6. Quan hệ Việt Nam-Singapore 
Singapore vốn là một phần của lãnh 
thổ Malaixia, năm 1965 đã tách ra và trở 
thành một nước độc lập. Singapore là một 
quốc đảo ở Đông Nam Á, có diện tích: 
692,7 km
2
, dân số: 4,83 triệu (tính đến hết 
năm 2008). Mặc dù nghèo nàn về tài 
nguyên thiên hiên, nhưng biết tận dụng vị 
trí thuận lợi và có chính sách xây dựng đất 
nước phù hợp, Singapore đã phát triển rất 
nhanh chóng.Singapore là một nước phát 
triển nhất ở Đông Nam Á, được coi là một 
hình mẫu về xây dựng và phát triển kinh tế 
và là một trong những quốc gia sạch nhất 
thế giới. 
Việt Nam và Singapore thiết lập quan 
hệ ngoại giao ngày 01/8/1973.Sau khi Việt 
Nam tham gia Hiệp ước Bali (7/1992) và 
trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN 
tháng 7/1995, quan hệ hai nước chuyển 
sang một giai đoạn phát triển mới về chất. 
Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ 
hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở 
thành một trong những thị trường chính về 
hợp tác thương mại, đầu tư của Singapore 
ở Đông Nam Á.Tháng 3/2004, hai bên đã 
ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác 
toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp 
lý và điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ 
hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai 
nước(7). Tháng 9/2013, hai bên nhất trí thiết 
lập quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ hai 
nước hiện nay phát triển rất tốt đẹp, 
Singapore trở thành một trong những đối 
tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam về 
thương mại, đầu tư (8). 
2.1.7. Quan hệ Việt Nam-Thái Lan 
Thái Lan nằm ở trung tâm của Đông 
Nam Á có diện tích 513.115 km2, dân số: 
63,04 triệu người (số liệu năm 2007), là 
một nước có lịch sử lâu đời(9). Thái Lan là 
một nước công nghiệp mới, quy mô kinh tế 
khá lớn, có nền kinh tế phát triển khá 
nhanh và hiện nay nằm ở top 5 trong 
ASEAN. 
Việt Nam và Thái Lan vừa là láng 
giềng của nhau, vừa là cùng thành viên của 
ASEAN. Hai nước có quan hệ từ lâu đời và 
trải qua không ít thăng trầm và chính thức 
thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 6/8/1976. 
21 
Trong những năm 80 của thế kỷ 20, do sự 
chi phối của vấn đề Campuchia, quan hệ 
Việt Nam - Thái Lan ở trong tình trạng 
căng thẳng. Từ năm 1991 trở đi, quan hệ 
hai nước dần được cải thiện và phát triển 
mạnh, nhất là sau khi Việt Nam chính thức 
gia nhập ASEAN. Thái Lan là một trong 
những đối tác hàng đầu của Việt Nam 
trong ASEAN về thương mại, đầu tư. 
Tháng 6 năm 2013, hai nước đã quyết định 
đưa quan hệ hai nước lên đối tác chiến 
lược(10). 
2.2. Với châu Âu 
2.2.1. Quan hệ Việt Nam-CHLB Nga 
Nga là nước có diện tích lớn nhất thế 
giới thế giới - 17.075.400 km2, dân số: 
142,9 triệu người, theo Tổng điều tra dân 
số 2010(11); là cường quốc về quân sự-
chính trị, Ủy viên thường trực HĐBA 
LHQ, kế thừa vai trò của Liên Xô. 
Việt Nam và Liên Xô thiết lập quan hệ 
ngoại giao từ sớm và trong thời kỳ Chiến 
tranh lạnh, Liên Xô (mà nòng cốt là 
CHXHCN Xô viết Nga) là chỗ dựa vững 
chắc và đã ủng hộ, giúp đỡ to lớn, hiệu quả 
sự nghiệp đấu tranh gìanh độc lập của nhân 
dân ta. Những năm đầu sau Chiến tranh 
lạnh, quan hệ Việt Nam-Nga tuy có một 
thời gian gặp khó khăn, nhưng đã vượt qua 
và nhìn chung, phát triển theo chiều hướng 
ngày càng tốt đẹp. Năm 2001, hai nước 
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và Nga 
là nước đầu tiên thiết lập quan hệ chiến 
lược với nước ta, là một trong hai nước mà 
nước ta thiết lập quan hệ chiến lược toàn 
diện. 
Quan hệ hai nước ngày càng phát 
triển, nhất là về chính trị, quân sự, khoa 
học-công nghệ, năng lượng Nga là người 
bạn tin cậy, đối tác hàng đầu của nước ta. 
2.2.2. Quan hệ Việt Nam-Anh 
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc 
Ailen (gọi tắt là Vương quốc Anh hay nước 
Anh) là một quốc đảo nằm ở phía Tây Bắc 
Châu Âu, có diện tích là 243.610 km2, là 
nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới (thứ 2 trong 
EU sau Đức) với GDP đạt 2.481 tỷ USD, 
GDP trên đầu người là 35.900 USD (năm 
2011). Anh là Ủy viên thường trực HĐBA 
LQ, là thành viên quan trọng của EU. 
Giữa Việt Nam với Vương quốc Anh 
đã có những mối liên hệ từ nhiều thế kỷ 
trước. Hai nước chính thức thiết lập quan 
hệ ngoại giao ngày 11/9/1973. Sau Chiến 
tranh lạnh, quan hệ hai nước phát triển 
thuận lợi. Tháng 9/2010, hai nước ký 
Tuyên bố chung chính thức nâng cấp quan 
hệ lên đối tác chiến lược(12). Hiện nay, 
Anh là đối tác quan trọng của Việt Nam 
trong EU về quan hệ thương mại, đầu tư, 
viện trợ phát triển và cũng là một trong 
những đối tác quan trọng của nước ta ở 
trên thế giới. 
2.2.3. Quan hệ Việt Nam-CHLB Đức 
CHLB Đức nằm ở trung tâm châu Âu, 
có diện tích: 357.021 km2, dân số: 80,22 
triệu người. GDP: 3593, 238 tỷ USD 
(đứng thứ 4 thế giới) và GDP bình quân 
đầu người 43.952 USD (số liệu năm 2013). 
Hiện nay, Đức là thành viên tích cực và có 
vai trò quan trọng trong EU, NATO, 
OECD, LHQ, thành viên của G.8.... 
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập 
quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ đó 
đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa 
hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu 
rộng, hiệu quả và toàn diện. Từ nhiều năm 
nay Đức là một trong những đối tác quan 
trọng nhất của ta ở châu Âu. Sự tin cậy và 
hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng 
được tăng cường. Tháng 10/2011, hai nước 
đã ký Tuyên bố chung về việc thiết lập 
quan hệ đối tác chiến lược. 
Về thương mại, Đức là đối tác lớn 
nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% 
xuất khẩu của nước ta sang EU (bằng cả 
Anh và Pháp cộng lại); và cũng là cửa ngõ 
trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt 
Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. 
Với sự phục hồi nhanh của nền kinh tế 
Đức, trao đổi thương mại song phương 
năm 2013 tăng mạnh bất chấp tác động tiêu 
22 
cực của khủng hoảng nợ châu Âu, đạt 7,1 
tỷ USD. Về đầu tư, tính đến tháng 12/2013, 
Đức có 215 dự án còn hiệu lực với tổng 
vốn đầu tư đăng ký là 1,16 tỷ USD, đứng 
thứ 22 trên tổng số 101 quốc gia và vùng 
lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Về hợp tác 
phát triển, Đức là một trong những nước 
viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho 
Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã 
cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD cho các dự án 
ODA tại Việt Nam thông qua hợp tác kỹ 
thuật và hợp tác tài chính(13). 
2.2.4. Quan hệ Việt Nam-Pháp 
Pháp có diện tích là 551.602 km2, dân 
số: 64.102.000 (số liệu năm 2007), đứng 
thứ 2 trong EU. Nước Pháp là nước có lịch 
sử lâu đời ở châu Âu; là thành viên của 
EU, G.8, Ủy viên thường trực HĐBA 
LHQ, là cường quốc kinh tế thứ 5 thế giới. 
Việt Nam và Pháp có quan hệ lâu đời 
và có những bước thăng trầm. Hai nước 
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ở 
cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. 
Trong những năm 80 (thế kỷ XX), 
quan hệ hai nước bị ngưng đọng do vấn đề 
Campuchia. Từ năm 1989 trở đi, quan hệ 
hai nước được cải thiện trở lại. Pháp đã đi 
đầu các nước phương Tây trong việc khai 
thông quan hệ với Việt Nam, xoá nợ cho 
Việt Nam 
Về quan hệ kinh tế, Pháp là bạn hàng 
châu Âu thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và 
Anh). Trao đổi thương mại hai chiều năm 
2007 đạt 2,04 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,8 tỷ 
USD, năm 2009 đạt gần 1,872 tỷ USD.Về 
đầu tư, Pháp đứng đầu các nước châu Âu 
và đứng thứ 13 trong tổng số nước và lãnh 
thổ đầu tư ở Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của 
Pháp có mặt tại Việt Nam từ năm 1988. 
Tính đến 31/8/2009, Pháp đầu tư vào Việt 
Nam với tổng số vốn cam kết khoảng 3,03 
tỷ đô-la cho 216 dự án còn hiệu lực. Về 
viện trợ phát triển (ODA), Việt Nam đứng 
thứ 7 trong số các nước hưởng ODA của 
Pháp. Pháp hiện là nhà tài trợ ODA thứ hai 
cho Việt Nam, sau Nhật Bản. Việt Nam 
đứng thứ 7 trong số các nước hưởng ODA 
của Pháp. Đến nay, Pháp đã cấp cho Việt 
Nam vay ưu đãi trên 2 tỷ euro cho các dự 
án. Việt Nam cũng nằm trong số các nước 
hợp tác ưu tiên của Pháp về hợp tác khoa 
học và công nghệ, hợp tác về giáo dục và 
đào tạo(14). 
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã thiết lập 
với 3 nước châu Âu nữa là: Tây Ban Nha 
vào tháng 12 năm 2009; Hà Lan vào tháng 
10/2010 về việc Ứng phó với biến đổi khí 
hậu và Quản lý nước; Italia vào tháng 
1/2013. 
3. Một vài nhận xét 
3.1. Như vậy, trong thời kỳ Đổi mới, 
cụ thể là từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Việt 
Nam đã thiết lập được 14 mối quan hệ đối 
tác chiến lược ở châu Á và châu Âu. Trong 
số đó, có nhiều nước giữ vai trò quan trọng 
về nhiều mặt trên thế giới: 4/5 nước là Ủy 
viên thường trực HĐBA LHQ; 6/8 nước 
thuộc G.8 là Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, 
Nga; nhiều cường quốc kinh tế thế giới 
như: Trung Quốc, Nhật, Anh, Pháp, Đức, 
Ý, Nga, Ấn Độ. Cũng trong số đó, có nhiều 
đối tác quan trọng của nước ta về chính trị 
như:Nga, Ấn Độ, Nhật Bản; về kinh tế 
như: Nhật Bản (thương mại, đầu tư, ODA, 
du lịch), Trung Quốc (thương mại, du 
lịch), Hàn Quốc (thương mại, đầu tư, 
hợp tác lao động, Singapore (thương mại, 
đầu tư), Anh (thương mại, đầu tư, viện trợ 
phát triển), Pháp (thương mại, đầu tư), Đức 
(thương mại, đầu tư) 
3.2. Quan hệ đối tác chiến lược với 
các đối tác quan trọng làm gia tăng xu 
hướng hợp tác và cam kết chính trị ở các 
cấp cao nhất tôn trọng lựa chọn thể chế 
chính trị của Việt Nam. Việt Nam với các 
nước đối tác chiến lược và đối tác toàn 
diện, có nhiều cơ hội để tăng cường hợp 
tác, phát triển hiểu biết, thu hẹp và kiềm 
tỏa khác biệt. Các khuôn khổ quan hệ mới 
thiết lập đã làm gia tăng xu hướng đối 
thoại, giúp làm rõ những khác biệt, qua đó 
giảm thiểu những căn nguyên hiểu lầm 
23 
chiến lược. Lòng tin với các đối tác chiến 
lược và độ tin cậy với các đối tác toàn diện 
được củng cố và nâng lên. Trong khuôn 
khổ quan hệ mới, việc xích lại gần nhau 
hơn là tiền đề cho việc tăng cường gặp gỡ, 
trao đổi và tiếp xúc cấp cao (15). 
3.3. Quan hệ với các đối tác chiến lược 
đã góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam 
trong khu vực và trên trường quốc tế 
Đúng như PTT, Bộ trưởng Ngoại giao 
Phạm Bình Minh nhận xét: Việt Nam đã 
nâng tầm vị thế của mình trong quan hệ 
bình đẳng với các đối tác này, cộng đồng 
quốc tế đã nhìn nhận Việt Nam với vai trò 
và ảnh hưởng nhất định trong khu vực. 
Trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của 
các nước đối tác chiến lược và đối tác toàn 
diện, Việt Nam đã được đặt ở vị trí quan 
trọng trong chính sách của các nước đối với 
châu Á – Thái Bình Dương, Liên hợp quốc 
và các tổ chức liên chính phủ (16). 
3.4. Quan hệ với các đối tác chiến 
lược đã góp phần tăng thêm thế và lực về 
kinh tế, chính tri - quân sự - ngoại giao, 
giúp nước ta giữ vững môi trường hòa bình 
để xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Về kinh tế, với việc thiết lập quan hệ 
đối tác chiến lược với số nước trên, Việt 
Nam đã có khuôn khổ quan hệ ở mức cao 
với 3,5 tỷ người và gắn với thị trường của 
tổng GDP đạt 33.489 tỷ USD, gấp hơn 200 
lần GDP của Việt Nam. Tổng kim ngạch 
thương mại của ta với 13 đối tác chiến lược 
9 tháng đầu năm 2013 đạt 148 tỷ USD, 
chiếm 76,7% tổng kim ngạch xuất nhập 
khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý, kim 
ngạch thương mại của Việt Nam với các 
đối tác chiến lược đều tăng từ 1,3 tới 6 lần 
so với thời điểm trước khi lập quan hệ đối 
tác chiến lược(17). Đây là con số không lồ 
về thị trường thương mại, đầu tư, du lịch 
Và chắc chắn đây là điều kiện to lớn tạo 
nên sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam 
trong thời gian qua. 
Về chính trị - ngoại giao, nước ta được 
rộng rãi các nước trên thế giới ủng hộ 
trong việc ứng cử vào vị trí Ủy viên không 
thường trực HĐBA LHQ hay nhiều tổ chức 
khác của quốc tế, trong việc đăng ký để thế 
giới công nhận là các di sản thế giới hay 
như sự kiện gần đây như nhiều nước lên án 
Trung Quốc trong việc hạ đặt trái phép dàn 
khoan HD 981 trong vùng biển thuộc chủ 
quyền của Việt Nam vào giữa năm 2014 là 
những ví dụ cho nhận định trên. 
3.5. Quan hệ đối tác chiến lược với 
các nước tạo cho đất nước một hệ thống 
các đối tác gần gũi, gắn kết, lợi ích đan xen 
trên mọi tầng nấc láng giềng, khu vực 
Đông Nam Á, châu Á và rộng lớn hơn ở 
tầm toàn cầu. Trong tất cả nội hàm của 
quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn 
diện của Việt Nam, mục tiêu là hợp tác vì 
hòa bình, ổn định để phát triển và đóng góp 
vào hòa bình, phồn thịnh của khu vực, vì 
phát triển của các dân tộc trên thế giới... 
Đó là thông điệp về những nguyên tắc đối 
ngoại của Việt Nam và cũng khẳng định sự 
công nhận và ủng hộ vững chắc của các 
nước đối với đường lối đối ngoại hòa bình 
cao cả của đất nước ta (18). 
3.6. Việc thiết lập quan hệ đối tác 
chiến lược và kết quả nó đưa lại thể hiện sự 
đúng đắn của đường lối đối ngoại của 
Đảng ta: độc lập, tự chủ, sáng tạo; đa dạng 
hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt 
Nam muốn là bạn với tất cả các nước Đó 
cũng là cơ hội để nước ta quảng bá hình 
ảnh đất nước ra bên ngoài và là sự đóng 
góp tích cực của Việt Nam vào sự nghiệp 
hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực 
và thế giới. 
3.7. Chúng tôi nghĩ rằng, chúng ta 
cũng cần quan tâm đến vấn đề: làm thế nào 
để xây dựng, phát triển các mối quan hệ 
chiến lược cho xứng tầm “chiến lược” hoặc 
thành lập bao nhiêu đối tác chiến lược là 
vừa để tránh khả năng “lạm phát” đối tác 
chiến lược. Vì nếu thành lập quá nhiều đối 
tác chiến lược thì có thể sẽ không còn là 
“Đối tác chiến lược” nữa mà thành “Đối 
tác bình thường”. 
24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Xem: Đinh Công Tuấn, Vài nét về quan hệ 
đối tác chiến lược, 
2. Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc, 
ngày 2/6/2008,  
3. Tài liệu cơ bản về nước Nhật Bản và quan 
hệ Việt Nam - Nhật Bản, ngày 08-07-2014, 
4. Tài liệu cơ bản về Hàn Quốc và quan hệ 
Việt Nam - Hàn Quốc, ngày 04-07-2014, 
5. Thông tin cơ bản về indonesia và quan hệ 
với Việt Nam, 
indonesia.org/vi 
6. Tuyên bố chung giữa CHXHCN Việt Nam 
và nước CH Indonesia ngày 28/6/2013, 
7. Thông tin cơ bản về nước Cộng hòa 
Sigapore và quan hệ với Việt Nam, ngày 
31-12-2009,  
8. Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ 
đối tác Chiến lược giữa Việt Nam với Cộng 
hòa Singapore, ngày 12-09-2013, 
9. Thông tin cơ bản về Thái Lan và quan hệ 
Thái Lan - Việt Nam, ngày 30-12-2009, 
10. Tuyên bố chung hai nước Việt Nam và Thái 
Lan, ngày 27-06-2013, 
11. Theo tài liệu cơ bản về CHLB, Nga và quan 
hệ Việt Nam - Nga, 04-10-2012, 
12. Thông tin cơ bản về nước Anh và quan hệ 
Việt Nam - Anh, 26-05-2014, 7-05-2014 
13. Tài liệu cơ bản Cộng hoà Liên bang Đức và 
quan hệ Việt Nam - Đức, ngày 7-05-2014, 
14. Tài liệu cơ bản về nước Pháp và quan hệ 
Việt Nam - Pháp, ngày 13-12-2010, 
15-18. Phạm Bình Minh, Triển khai quan hệ đối 
tác chiến lược, đối tác toàn diện của Việt 
Nam, truy cập ngày 2/4/2015, 
Ngày nhận bài: 30/3/2015 Biên tập xong: 20/6/2015 Duyệt đăng: 25/6/2015 

File đính kèm:

  • pdfthiet_lap_cac_quan_he_doi_tac_chien_luoc_mot_trong_nhung_tha.pdf