Thị trường ngoại hối toàn cầu và hàm ý đối với Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của thị trường ngoại hối đó là thị trường quốc tế. Thị trường ngoại hối
quốc tế là thị trường toàn cầu. Do sự chênh lệch về múi giờ nên các giao dịch diễn ra suốt
ngày đêm. Thị trường ngoại hối là một dạng thị trường vượt qua mọi giới hạn, hệ thống ngân
hàng, các tổ chức, các sàn đầu tư, những người kinh doanh tiền và những cá nhân đơn lẻ trên
toàn thế giới được liên kết với nhau tạo thành thị trường ảo, hoạt động 24 giờ trong ngày và
6 ngày trong tuần. Vì vậy, theo dòng thời gian, khi sàn này đóng cửa cũng là thời điểm mà
sàn khác bắt đầu một ngày kinh doanh mới. Nói cách khác, thị trường ngoại hối mở cửa từ
5h chiều chủ nhật giờ EST, ở Sydney đến 4h chiều thứ Sáu ở New York.
Trung tâm của thị trường ngoại hối đó là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ
yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng trung ương.
Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chiếm 85% tổng doanh số giao dịch toàn
cầu. Đồng tiền sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch ngoại hối là đồng USD, chiếm 44%
trong tổng số các đồng tiền tham gia, điều này có nghĩa là có tới 88% các giao dịch trên thị
trường ngoại hối sử dụng đồng tiền này (BIS, 2019).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thị trường ngoại hối toàn cầu và hàm ý đối với Việt Nam
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Trang chủ của tạp chí: Thị trường ngoại hối toàn cầu và hàm ý đối với Việt Nam The global forex market and implications for Vietnam Phùng Thị Lan Hương1 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, Hà Nội, Việt Nam Phùng Mạnh Hùng Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận: 26/02/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 30/03/2020; Ngày duyệt đăng: 15/04/2020 Tóm tắt Số liệu khảo sát thị trường ngoại hối toàn cầu cho thấy các giao dịch phái sinh liên tục gia tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch. Trong khi đó, ở Việt Nam, các doanh số giao dịch phái sinh chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giao dịch ngoại hối. Bài viết phân tích xu hướng thị trường ngoại hối toàn cầu và đưa ra các hàm ý về tăng cường giao dịch phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam. Từ khóa: Kinh doanh ngoại tệ, Giao dịch giao ngay, Giao dịch phái sinh, Ngân hàng thương mại Abstract Survey data of the global forex market shows that derivative transactions are constantly increasing and accounting for a large proportion of the total trading turnover. Meanwhile, in Vietnam, derivative trading sales accounted for a small proportion in the structure of foreign exchange transactions. The article analyzes the trend of global foreign exchange market and provides implications of strengthening derivative transactions, contributing to reducing risks in foreign currency trading of Vietnamese commercial banks. Keywords: Foreign exchage trade, Derivative transactions, Commercial bank 1 Tác giả liên hệ: huongglp@gmail.com Journal of International Economics and Management ISSN 1859 - 4050 Đ ẠI H ỌC NGOẠI THƯƠNG FOREIGN TRADE UNIVE RSIT Y TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG T Ạ P C H Í QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 127 (4/2020), 109-118 1. Tổng quan về thị trường ngoại hối Hoạt động mua bán các đồng tiền diễn ra trên thị trường và đây là thị trường ngoại hối. Như vậy, thị trường ngoại hối là bất kỳ địa điểm nào diễn ra mua bán các đồng tiền khác nhau (Nguyễn, 2017). 109Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Đặc điểm nổi bật của thị trường ngoại hối đó là thị trường quốc tế. Thị trường ngoại hối quốc tế là thị trường toàn cầu. Do sự chênh lệch về múi giờ nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. Thị trường ngoại hối là một dạng thị trường vượt qua mọi giới hạn, hệ thống ngân hàng, các tổ chức, các sàn đầu tư, những người kinh doanh tiền và những cá nhân đơn lẻ trên toàn thế giới được liên kết với nhau tạo thành thị trường ảo, hoạt động 24 giờ trong ngày và 6 ngày trong tuần. Vì vậy, theo dòng thời gian, khi sàn này đóng cửa cũng là thời điểm mà sàn khác bắt đầu một ngày kinh doanh mới. Nói cách khác, thị trường ngoại hối mở cửa từ 5h chiều chủ nhật giờ EST, ở Sydney đến 4h chiều thứ Sáu ở New York. Trung tâm của thị trường ngoại hối đó là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng chiếm 85% tổng doanh số giao dịch toàn cầu. Đồng tiền sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch ngoại hối là đồng USD, chiếm 44% trong tổng số các đồng tiền tham gia, điều này có nghĩa là có tới 88% các giao dịch trên thị trường ngoại hối sử dụng đồng tiền này (BIS, 2019). Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính đa dạng nhất trên thế giới có sự tham gia của ngân hàng thương mại, các tổ chức đa quốc gia, các sàn thương mại, các doanh nghiệp và cả chính phủ các quốc gia cũng tham dự vào thị trường này. Do các chủ thể tham gia đa dạng và thị trường rộng lớn nên không có yếu tố nào ảnh hưởng đến hướng phát triển của thị trường. Thị trường ngoại hối là thị trường có nhiều biến động nhất thế giới. Yếu tố hoạt động liên tục 24h cùng với quy mô khổng lồ của thị trường ngoại hối đã tạo nên tính biến động. Đặc trưng quan trọng của thị trường ngoại hối là sự phát triển. Theo số liệu khảo sát của BIS, tổng doanh số của các giao dịch ngoại hối toàn cầu bình quân ngày là 5,1 nghìn tỷ đô la Mỹ/ngày vào năm 2016. Còn đến năm 2019, con số này đạt 6,6 nghìn tỷ đô la Mỹ /ngày, tăng hơn 29,4% so với 3 năm trước. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do xu thế tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Trong xu hướng đó những nước đang phát triển cũng đã tích cực tham gia tiến trình hội nhập này và đây là tiền để để các nước tiến hành nới lỏng quy chế quản lý ngoại hối nhằm tạo điều kiện chu chuyển hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và vốn quốc tế. Điều này tạo nên thị trường ngoại hối quốc tế ngày càng phát triển. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc độ thanh toán và cũng là yếu tố thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển (Nguyễn, 2017). 2. Thực trạng thị trường ngoại hối toàn cầu 2004 - 2019 Các giao dịch phái sinh đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là giao dịch hoán đổi đã có sự tăng trưởng vượt qua cả sự tăng trưởng doanh số giao dịch giao ngay. Năm 2019, quy mô giao dịch giao ngay của thị trường ngoại hối toàn cầu có sự gia tăng so với năm 2016, tuy nhiên, tỷ trọng giao dịch giao ngay lại giảm sút. Với mức 2 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi ngày, khối lượng giao dịch giao ngay trong tháng 4 năm 2019 lớn hơn khoảng 20% so với tháng 4 năm 2016, nhưng thấp hơn so với năm 2013. Doanh số giao ngay chiếm 30% doanh số toàn cầu trong tháng 4 năm 2019, giảm so với năm 2016, 2013 lần lượt là 3% và 8%. Trái ngược với giao dịch giao ngay, giao dịch hoán đổi ngoại hối chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm 2016. Doanh số giao dịch hoán đổi tăng hơn 1/3 đến 3,2 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi ngày và chiếm gần một 110 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế nửa giao dịch ngoại hối toàn cầu. Trên thế giới, tất cả các giao dịch hoán đổi ngoại hối bằng đô la Mỹ chiếm tới 91%, trong khi đó đồng Euro chỉ chiếm hơn 1/3 giao dịch hoán đổi ngoại hối. Bảng 1. Doanh số giao dịch ngoại hối thế giới theo giao dịch Đơn vị tính: tỷ USD Công cụ 2004 2007 2010 2013 2016 2019 Giao ngay 631 1,005 1,489 2,047 1,652 1,987 Kỳ hạn 209 362 475 679 700 999 Hoán đổi ngoại tệ 954 1,714 1,759 2,240 2,378 3,202 Hoán đổi tiền tệ 21 31 43 54 82 108 Quyền chọn 119 212 207 337 254 294 Cộng 1,934 3,324 3,973 5,357 5,067 6,590 Nguồn: BIS (2019) Giao dịch kỳ hạn tăng đáng kể đạt 43% trong cơ cấu giao dịch ngoại hối toàn cầu, đạt 999 tỷ USD mỗi ngày. Giao dịch quyền chọn ngoại hối có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh số toàn bộ các giao dịch, với mức tăng 16% đạt 294 tỷ USD mỗi ngày vào tháng 4 năm 2019 (chiếm 4% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu). Khối lượng giao dịch hoán đổi tiền tệ tăng gần 1/3 so với 4/2016, lên 108 tỷ đô la Mỹ mỗi ngày (BIS, 2019). Biểu đồ 1. Tỷ trọng giao dịch ngoại hối 4/2016 và 4/2019 Nguồn: BIS (2019) Hiện nay, USD vẫn là đồng tiền mạnh chiếm tới 88% giao dịch ngoại hối toàn cầu tính tới tháng 4 năm 2019. Xếp hạng tương đối của bảy loại tiền tệ có tính thanh khoản không thay đổi so với năm 2016. Doanh số giao dịch ngoại hối bằng đồng Euro đứng thứ 2 thế giới chiếm 32%. Ngược lại, doanh số giao dịch ngoại hối bằng đồng Yên của Nhật Bản (JPY) giảm sút xuống 17%. Tuy vậy, JPY vẫn là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên toàn cầu. Sự sụt 111Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế giảm của doanh thu JPY chủ yếu là do sự giảm sút các giao dịch JPY/USD. Ngược lại, trong các giao dịch JPY với các đồng tiền khác, chẳng hạn như EUR/JPY và AUD/JPY, đã có sự gia tăng trong thời kỳ 2016 - 2019. Tỷ trọng các giao dịch của các đồng tiền của các nền kinh tế tiên tiến được giao dịch mạnh mẽ vào tháng 4 năm 2019 và không thay đổi nhiều so với mức độ của năm 2016, với GBP là 13%, AUD ở mức 7%, CAD ở mức 5% và CHF ở mức 5% doanh thu FX toàn cầu. Bảng 2. Tỷ trọng doanh số giao dịch ngoại hối phân chia theo đồng tiền Tiền tệ 2004 2007 2010 2013 2016 2019 Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng USD 88,0 1 85,6 1 84,9 1 87,0 1 87,6 1 88,3 1 EUR 37,4 2 37,0 2 39,0 2 33,4 2 31,4 2 32,3 2 JPY 20,8 3 17,2 3 19,0 3 23,0 3 21,6 3 16,8 3 GBP 16,5 4 14,9 4 12,9 4 11,8 4 12,8 4 12,8 4 AUD 6,0 6 6,6 6 7,6 5 8,6 5 6,9 5 6,8 5 CAD 4,2 7 4,3 7 5,3 7 4,6 7 5,1 6 5,0 6 CHF 6,0 5 6,8 5 6,3 6 5,2 6 4,8 7 5,0 7 CNY³ 0,1 29 0,5 20 0,9 17 2,2 9 4,0 8 4,3 8 SEK 2,2 8 2,7 9 2,2 9 1,8 11 2,2 9 3,5 9 NZD³ 1,1 13 1,9 11 1,6 10 2,0 10 2,1 10 2,1 10 MXN³ 1,1 12 1,3 12 1,3 14 2,5 8 1,9 11 2,0 11 SGD³ 0,9 14 1,2 13 1,4 12 1,4 15 1,8 12 2,0 12 HKD³ 1,8 9 2,7 8 2,4 8 1,4 13 1,7 13 1,8 9 NOK³ 1,4 10 2,1 10 1,3 13 1,4 14 1,7 14 1,8 14 Nguồn: BIS (2019) Giao dịch đồng Nhân dân tệ tăng theo mức tăng trưởng của thị trường, nhưng thứ hạng đồng Nhân dân tệ không tăng trong bảng xếp hạng toàn cầu, không giống như trong các cuộc khảo sát trước đây. Với doanh thu 288 tỷ USD thì đồng Nhân dân tệ (CNY) vẫn là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ 8 trên thế giới. Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát giai đoạn 2016 - 2019 cho thấy sự gia tăng đáng kể trong giao dịch tiền tệ của một số đồng tiền thuộc các thị trường mới nổi. Đồng CNY trở thành loại tiền tệ của thị trường mới nổi được giao dịch tích cực nhất, vượt qua đồng Peso Mexico, là đồng tiền được giao dịch tích cực thứ 8 trên thế giới. Doanh số giao dịch trung bình hàng ngày của đồng Nhân dân tệ tăng gần gấp đôi, từ 120 tỷ vào 4/2013 lên 202 tỷ USD vào 4/2016, thể hiện sự gia tăng tỷ trọng trong doanh thu ngoại hối toàn cầu từ 2% đến 4%. Có tới 95% doanh thu đồng CNY là do giao dịch so với đồng đô la Mỹ. Doanh thu trung bình của USD/CNY tăng từ 113 tỷ đến 192 tỷ USD trong giai đoạn 2016 - 2019, với cặp tiền đó tăng từ vị trí thứ 9 lên thứ 6 trong số các cặp tiền được giao dịch nhiều nhất. 112 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Biểu đồ 2. Cơ cấu giao dịch ngoại hối chia theo đồng tiền Nguồn: BIS (2019) Bảng 3. Tỷ trọng doanh số giao dịch ngoại hối phân theo đồng tiền trên thế giới (2004 - 2019) Tiền tệ 2004 2007 2010 2013 2016 2019 Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng Tỷ lệ % Xếp hạng USD 88,0 1 85,6 1 84,9 1 87,0 1 87,6 1 88,3 1 EUR 37,4 2 37,0 2 39,0 2 33,4 2 31,4 2 32,3 2 JPY 20,8 3 17,2 3 19,0 3 23,0 3 21,6 3 16,8 3 GBP 16,5 4 14,9 4 12,9 4 11,8 4 12,8 4 12,8 4 AUD 6,0 6 6,6 6 7,6 5 8,6 5 6,9 5 6,8 5 CAD 4,2 7 4,3 7 5,3 7 4,6 7 5,1 6 5,0 6 CHF 6,0 5 6,8 5 6,3 6 5,2 6 4,8 7 5,0 7 CNY³ 0,1 29 0,5 20 0,9 17 2,2 9 4,0 8 4,3 8 SEK 2,2 8 2,7 9 2,2 9 1,8 11 2,2 9 3,5 9 NZD³ 1,1 13 1,9 11 1,6 10 2,0 10 2,1 10 2,1 10 MXN³ 1,1 12 1,3 12 1,3 14 2,5 8 1,9 11 2,0 11 SGD³ 0,9 14 1,2 13 1,4 12 1,4 15 1,8 12 2,0 12 HKD³ 1,8 9 2,7 8 2,4 8 1,4 13 1,7 13 1,8 13 NOK³ 1,4 10 2,1 10 1,3 13 1,4 14 1,7 14 1,8 14 Nguồn: BIS (2019) 113Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Bảng 4. Doanh thu phân theo tiền tệ thị trường ngoại hối phi tập trung 4/2019 Đơn vị tính: tỷ USD Tiền tệ Tổng Hợp đồng giao ngay Hợp đồng có kỳ hạn bắt buộc Hợp đồng hoán đổi ngoại hối Hợp đồng hoán đổi tiền tệ Hợp đồng quyền chọn ngoại hối USD 5,819 1,687 883 2,905 102 243 EUR 2,129 616 256 1,142 26 90 JPY 1,108 360 145 515 24 63 GBP 844 240 109 444 19 32 AUD 445 170 53 186 12 24 CAD 332 122 43 146 7 14 CHF 327 86 36 194 2 9 CNY 284 97 36 137 2 13 HKD 233 57 26 139 3 8 NZD 136 53 16 54 4 10 SEK 134 41 17 71 3 3 KRW 131 30 72 19 1 10 SGD 119 37 12 65 2 4 NOK 119 42 15 56 1 5 MXN 114 48 13 44 1 8 INR 113 30 63 15 0 6 RUB 72 34 10 26 1 2 ZAR 72 27 7 30 1 7 TRY 71 24 5 35 2 4 BRL 71 14 43 1 2 11 TWD 60 13 35 10 0 2 DKK 42 7 5 30 0 0 PLN 41 12 5 22 0 1 HUF 27 9 3 12 0 2 OTH 338 121 93 106 2 16 Tổng 6,590 1,987 999 3,202 108 294 Nguồn: BIS (2019) 114 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Ngược lại, một số loại tiền tệ của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã giành được thị phần đáng kể, cụ thể doanh thu bằng đồng đô la Hồng Kông tăng hơn gấp đôi so với năm 2016 và đồng tiền này đã leo lên vị trí thứ chín trong bảng xếp hạng toàn cầu. Đồng Won Hàn Quốc, Rupee Ấn Độ và Rupiah Indonesia cũng tăng cao hơn trong bảng xếp hạng toàn cầu. Đồng Peso Mexico và đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những loại tiền tệ đã giảm vị trí trong bảng xếp hạng toàn cầu. Giao dịch trên thị trường liên đại lý không theo kịp tốc độ tăng trưởng chung của cả thị trường, vì vậy, giao dịch giữa các đại lý giảm xuống dưới 40% so với tổng doanh thu của thị trường ngoại hối trong tháng 4 năm 2019. Doanh thu giao dịch với các đại lý thực tế có sự suy giảm nhẹ so với năm 2016, tuy nhiên doanh thu đối với các giao dịch hoán đổi ngoại hối, giao dịch có kỳ hạn bắt buộc và giao dịch hoán đổi ngoại tệ lại được mở rộng đáng kể. Bảng 5. Doanh thu chia theo đối tác thị trường ngoại hối phi tập trung 4/2019 Đơn vị tính: tỷ USD Đối tác Tổng HĐ giao ngay HĐ kỳ hạn bắt buộc HĐ hoán đổi ngoại hối HĐ hoán đổi tiền tệ HĐ quyền chọn ngoại hối Các đại lý được báo cáo 2522 593 268 1,498 56 107 Trong nước 818 202 85 467 21 44 Ngoài nước 1,704 391 183 1,032 35 63 Các thể chế tài chính khác 3,595 1,236 615 1,537 46 160 Trong nước 1,838 709 309 710 13 97 Ngoài nước 1,757 527 306 827 34 63 Các ngân hàng không báo cáo 1,612 448 126 966 22 50 Nhà đầu tư tổ chức 777 308 215 212 8 33 Qũy phòng hộ và PTFs 593 261 154 123 11 44 Khu vực chính thức 89 18 21 48 1 1 Khác 524 200 99 187 5 33 Các khách hàng phi tài chính 474 159 116 166 6 27 Trong nước 244 96 52 77 3 16 Ngoài nước 230 63 64 88 3 11 Nguồn: BIS (2019) Báo cáo về giao dịch của đại lý với “các thể chế tài chính khác” là một nhóm bao gồm các ngân hàng không báo cáo (non-reporting banks), quỹ phòng hộ và các công ty tự doanh, các nhà đầu tư tổ chức và các thể chế tài chính khu vực chính thức - cho thấy sự tăng trưởng đáng kể từ năm 2016, cụ thể tăng 3,6 nghìn tỷ đô la mỗi ngày vào tháng 4 năm 2019, tương đương với 55% khối lượng giao dịch toàn cầu. Các ngân hàng không báo 115Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế cáo thường là các ngân hàng khu vực có quy mô nhỏ hơn, đóng vai trò là khách hàng của các ngân hàng đại lý ngoại hối lớn nhưng không tham gia tạo lập thị trường ngoại hối vẫn được xem là đối tác lớn nhất trong nhóm các thể chế tài chính khác: chiếm tới 1,6 nghìn tỷ đô la Mỹ, tương đương 24% tổng doanh thu của cả thị trường ngoại hối. Giao dịch với các quỹ phòng hộ và các công ty tự doanh cũng tăng lên tới 593 tỷ đô la Mỹ (chiếm 9% tổng doanh thu). Doanh thu từ môi giới chính đã tăng lên 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào tháng 4 năm 2019, tăng 68% so với khảo sát năm 2016, điều này phù hợp với việc tăng trưởng hoạt động của các nhà môi giới chính điển hình như các ngân hàng nhỏ, các quỹ phòng hộ và các công ty tự doanh đã được đề cập đến ở trên. Ngược lại, giao dịch với các nhà đầu tư tổ chức đã giảm cả về tuyệt đối và tương đối, cụ thể, tỷ lệ này trong tổng doanh thu ngoại hối toàn cầu giảm xuống 12% vào tháng 4 năm 2019 (từ 16% trong khảo sát trước đó). Tầm quan trọng của các giao dịch với khách hàng phi tài chính cũng có dấu hiệu giảm nhẹ, khi giảm xuống 7% so với tổng doanh thu của thị trường ngoại hối. Những thay đổi về đối tác gây ra sự thay đổi của các công cụ ngoại hối được giao dịch trên thị trường. Sự gia tăng số lượng giao dịch với các ngân hàng không báo cáo phản ánh sự tăng trưởng mạnh của các giao dịch hoán đổi ngoại hối, ước tính lên tới 966 tỷ đô la Mỹ vào tháng 4 năm 2019, tăng hơn 2/3 so với tháng 4 năm 2016. Giao dịch hoán đổi tiền tệ với các ngân hàng không báo cáo tăng 20%. Sự gia tăng số lượng giao dịch với các quỹ phòng hộ và các công ty tự doanh chủ yếu từ sự gia tăng của các giao dịch có kỳ hạn. Tuy nhiên, giao dịch đối với các công cụ khác cũng có xu hướng tăng lên. Giao dịch ngoại hối chủ yếu được tập trung tại các trung tâm tài chính lớn nhất trên thế giới. Số liệu khảo sát của BIS tháng 4/2019 cho thấy, các giao dịch ngoại hối ở các trung tâm tài chính lớn như Vương Quốc Anh, Mỹ, Singapore, Hồng Kông SAR và Nhật Bản chiếm 79% của tất cả các giao dịch ngoại hối. Xếp hạng quy mô các trung tâm giao dịch ngoại hối vẫn không thay đổi so với năm 2016, nhưng có sự thay đổi cơ cấu doanh thu giao dịch ngoại hối của các trung tâm. Tỷ lệ các giao dịch diễn ra tại trung tâm tài chính của Mỹ đã giảm xuống 17% vào năm 2019, so với mức 20% vào năm 2016. Ngược lại, tỷ lệ giao dịch ngoại hối tại Trung tâm tài chính Vương Quốc Anh tăng 6 điểm phần trăm lên 43% tính theo số liệu khảo sát tháng 4/2019. Tỷ lệ giao dịch ngoại hối tại các trung tâm tài chính hàng đầu Châu Á, cụ thể là Hồng Kông SAR, Singapore và Tokyo, giảm nhẹ xuống 20% vào tháng 4 năm 2019. Sự giảm sút này tập trung ở các giao dịch tại trung tâm tài chính Singapore và Tokyo. Doanh thu giao dịch ngoại hối tại Hồng Kông SAR tăng trưởng với tốc độ cao hơn tổng doanh thu toàn cầu, nâng tỷ lệ doanh thu toàn cầu của Hồng Kông lên một điểm phần trăm. Một số trung tâm giao dịch ngoại hối khác cũng đạt được tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong hoạt động giao dịch, đạt 136 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, hoặc tăng 87% kể từ năm 2016 và trở thành trung tâm giao dịch ngoại hối lớn thứ tám trong bảng xếp hạng toàn cầu. 3. Hàm ý đối với Việt Nam Số liệu khảo sát thị trường ngoại hối toàn cầu cho thấy các giao dịch phái sinh có xu hướng gia tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch toàn cầu. Trong khi đó, ở Việt Nam các giao dịch phái sinh chiếm tỷ lệ khiêm tốn, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ngoại 116 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế tệ đối với khách hàng chiếm 11,1% giao dịch ngoại hối, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ngoại tệ liên ngân hàng chiếm 29,2% toàn bộ giao dịch. Các giao dịch quyền chọn ngoại tệ phát sinh hầu như không đáng kể (Báo cáo Vụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2018). Vì vậy, tăng cường giao dịch phái sinh đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong giảm thiểu rủi ro, gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Việc mở rộng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ sẽ giúp các NHTM Việt Nam mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh này, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ khác, góp phần phát triển của các NHTM Việt Nam. Tại Việt Nam, áp dụng các nghiệp vụ kỳ hạn chưa phổ biến nhiều. Đây có thể coi là thị trường tiềm năng cho các NHTM Việt Nam khai thác và cần khuyến khích khách hàng tham gia vào nghiệp vụ này. Phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn có thể thực hiện thông qua các biện pháp như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, từ đó, các NHTM Việt Nam chuẩn bị nguồn ngoại tệ và các yếu tố có liên quan để có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Triển khai dịch vụ tư vấn khách hàng để khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Ngân hàng cần tìm giải pháp gia tăng nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nguồn khác. Phát triển nghiệp vụ hoán đổi bằng cách tăng cường thông tin cho khách hàng về nghiệp vụ, xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi hợp lý từ đó các ngân hàng có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường. Thúc đẩy sự phát triển của giao dịch quyền chọn tiền tệ, thông qua triển khai đấu thầu của các nhà xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Các NHTM Việt Nam cũng đã thực hiện nghiệp vụ này nhưng quy mô còn hạn chế. Trên góc độ ngân hàng phát hành bán quyền có thể thu lợi nhuận nếu thị trường ổn định. Ngược lại, nếu thị trường không ổn định thì các NHTM Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ trạng thái ngoại hối và phải kết hợp với các hoạt động khác như cho vay hoặc đầu tư. Rủi ro do sử dụng nghiệp vụ này rất lớn, khi những biến động tỷ giá theo chiều bất lợi. Để thúc đẩy nghiệp vụ này, các NHTM Việt Nam cần tăng cường bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn và nghiệp vụ. Cán bộ làm việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời và kết hợp với trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ trong giao dịch. Một yếu tố quan trọng trong thúc đẩy phát triển giao dịch chính là quảng bá những tiện ích của nghiệp vụ trong các ngân hàng này tới khách hàng. Như vậy, mở rộng và đa dạng hóa các giao dịch và nghiệp vụ trong quá trình kinh doanh cho phép các NHTM Việt Nam có thể đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc mở rộng, đa dạng hóa nếu được kết hợp với các biện pháp tăng cường chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ sẽ góp phần tích cực vào nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Tài liệu tham khảo BIS (2019), Triennial Central Bank Survey: Foreign exchange turnover in April 2019, Statistical release, Monetary and Economic Department. Vụ chính sách tiền tệ (2018), Nghiệp vụ phái sinh của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Phan, T.T.H. (2013), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 117Số 127 (4/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Nguyễn, V.T. (2017), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê. Gotthelf, P. (2003), Currency trading, John Wiley and Sons. James Chen (2009), Essentials of Foreign Exchange Trading, John Wiley and Sons, Inc, Hobken, New Jersey. Wasendorf, R.R. (1998), Foreign currency Trading, McGraw-HillJulian. Julian, W. (2000), The Foreign Exchange and Money Markets, John Wiley and Sons. 118 Số 127 (4/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
File đính kèm:
- thi_truong_ngoai_hoi_toan_cau_va_ham_y_doi_voi_viet_nam.pdf