Thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có vai trò ngày càng lớn trong

việc thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao mức sống dân cư. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

tế hiện nay, với việc mở cửa thị trường bán lẻ nội địa cho nước ngoài, cuộc cạnh tranh của các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam ngày càng sôi động và sẽ có ảnh hưởng

không nhỏ tới tình hình lưu thông, phân phối hàng hóa. Điều này đòi hỏi việc quản lý nhà nước đối

với các doanh nghiệp bán lẻ phải được đổi mới để phù hợp với tình hình.

Bài viết này phân tích những biến động của thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh Việt

Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và đưa ra một số giải pháp khuyến nghị về công tác quản lý nhà

nước đối với thị trường bán lẻ.

pdf 7 trang kimcuc 19040
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
30
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
 Nguyễn Minh Đạt*
TÓM TẮT
Hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có vai trò ngày càng lớn trong 
việc thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao mức sống dân cư. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc 
tế hiện nay, với việc mở cửa thị trường bán lẻ nội địa cho nước ngoài, cuộc cạnh tranh của các 
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam ngày càng sôi động và sẽ có ảnh hưởng 
không nhỏ tới tình hình lưu thông, phân phối hàng hóa. Điều này đòi hỏi việc quản lý nhà nước đối 
với các doanh nghiệp bán lẻ phải được đổi mới để phù hợp với tình hình. 
Bài viết này phân tích những biến động của thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh Việt 
Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và đưa ra một số giải pháp khuyến nghị về công tác quản lý nhà 
nước đối với thị trường bán lẻ. 
Từ khóa: thị trường bán lẻ hiện đại, hội nhập kinh tế quóc tế, hàng hóa và dịch vụ
MODERN RETAIL MARKET IN THE CONTEXT OF THE INTERNATIONAL 
ECONOMIC INTEGRATION
ABSTRACT
Wholesale and retail service distribution systems have a growing role in promoting 
economic development and improve living standards. In the context of the international economic 
integration, with the opening of the domestic retail market to foreign countries, the competitiveness of 
businesses operation in retail sector in Vietnam are more exciting and will have a significant impact 
on circulation and distribution of commodity. This requires state management of retail businesses 
must renovate to suit the situation. This article will analyse the dynamics of modern retail market in 
Vietnam context of deeper integration and give some solutions and recommendations for the state 
management of the retail market
Keyword:modern retail market, international economic integration, goods and services.
* Giảng viên Khoa Quản Trị, trường Đại Học Luật TP. HCM. NCS. Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
31
Thị trường bán lẻ . . .
1. CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG 
BÁN LẺ VIỆT NAM CHO CÁC ĐỐI TÁC 
NƯỚC NGOÀI TRONG QUÁ TRÌNH 
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam tăng 
cường hội nhập kinh tế với thế giới bằng 
cách ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do 
(FTA) song phương và khu vực như Hiệp định 
thương mại Việt Nam – Mỹ (2000), Hiệp định 
khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN 
– Trung Quốc (2002), FTA ASEAN – Hàn 
Quốc (2005), gia nhập WTO (2007), FTA 
ASEAN – Nhật Bản (2008), FTA ASEAN - 
Ấn Độ (2009), FTA ASEAN – Úc – Niu Di lân 
(2009), FTA Việt Nam – Chi lê (2011). Việt 
Nam cũng xúc tiến ký các hiệp định thương 
mại tầm cao như Hiệp định thương mại xuyên 
Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương 
mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). 
Đặc biệt từ khi là thành viên chính thức 
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), 
Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa thị 
trường bán lẻ trong nước như sau1:
 y Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước 
ngoài đã được phép thành lập các công ty 
liên doanh phân phối hàng hóa, trong đó phía 
nước ngoài được phép chiếm giữ 49% số vốn.
 y Từ 01/01/2008: cho phép liên doanh không 
hạn chế góp vốn từ phía nước ngoài.
 y Từ 01/01/2009: cho phép thành lập 
doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. 
Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ 
sở thứ nhất) chỉ được xem xét tùy theo từng 
trường hợp cụ thể.
 y Từ 01/01/2010: các doanh nghiệp đầu 
tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ 
bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản 
xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp 
vào Việt Nam.
1 
dich-vu-phan-phoi
 y Bắt đầu từ tháng 1/2015, thị trường bán 
lẻ Việt Nam được mở cửa hoàn toàn. 
Như vậy, trong khuôn khổ WTO hiện bao 
gồm 161 nước thành viên, thị trường bán lẻ 
của Việt Nam đã mở hoàn toàn. Với những 
FTA đã ký kết hoặc đang đàm phán để ký 
kết, trong đó có những đối tác đặc biệt mạnh 
về bán lẻ như Hoa Kỳ, Canada (trong TPP) 
hay EU (trong FTA Việt Nam - EU), thì dù 
các FTA này có mức độ tự do hóa rất mạnh 
trong llĩnh vực dịch vụ thì cam kết mở cửa thị 
trường bán lẻ cũng không thay đổi gì nhiều so 
với hiện nay2.
2. NHỮNG BIẾN ĐỘNG THỊ 
TRƯỜNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI 
Doanh số thị trường bán lẻ Việt Nam năm 
2014 là 2.223,9 nghìn tỷ đồng và năm 2015 
là 2.469,9 ngàn tỷ đồng. Năm 2015 so với 
2014 doanh số bán lẻ tăng 10,6%, trong đó 
có một số ngành hàng tăng cao hơn mức bình 
quân như đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia 
đình tăng 15%; lương thực, thực phẩm tăng 
14.8%; hàng may mặc tăng 13.3%; vật phẩm 
văn hoá, giáo dục tăng 12.4%. Tốc độ tăng 
trưởng doanh số bán lẻ đạt 7,3% bình quân 
hàng năm trong giai đoạn 2010-2015. Tại thời 
điểm 31/12/2015, cả nước có 8.568 chợ, 762 
siêu thị, 139 trung tâm thương mại3. Theo quy 
hoạch của Bộ Công thương, đến năm 2020, 
cả nước có khoảng 1.200 -1.300 siêu thị, tăng 
1,7 lần so với hiện nay. Số trung tâm thương 
mại và trung tâm mua sắm cũng tăng ở mức 
tương tự. Tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu 
thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng 
mức bán lẻ hàng hóa xã hội4.
Khi Việt Nam tăng cường hội nhập, thị 
trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam biến 
2 
le-cho-nuoc-ngoai-Viet-Nam-da-cam-ket-nhung-gi.html
3 Niên giám thống kê năm 2014. Trang 501-509.
4 
loat-dai-gia-ban-le-nuoc-ngoai-o-at-vao-viet-nam
32
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
động như thế nào? Với quy mô tương đương 
khoảng trên 100 tỷ USD và tốc độ tăng hàng 
năm khá cao, thị trường bán lẻ Việt Nam khi 
được mở cửa trở thành đối tượng hấp dẫn 
đối với nhiều doanh nghiệp thương mại nước 
ngoài. Đặc biệt là với thị hiếu của tầng lớp 
khách hàng trung lưu và cao cấp, trong khi 
hình thức bán hàng cũng như chất lượng sản 
phẩm đang ở mức thấp như Việt Nam, thì việc 
sở hữu thị phần bán lẻ còn là cơ hội tốt cho 
các doanh nghiệp nước ngoài đưa sản phẩm 
từ nhà sản xuất nước ngoài tới tay người tiêu 
dùng Việt Nam. Có thể nói vắn tắt tình hình 
hiện đang diễn ra: Doanh nghiệp nước ngoài 
ùa vào chiếm lĩnh thị phần trong thị trường 
bán lẻ hiện đại trong khi đó doanh nghiệp 
trong nước có chuẩn bị nhưng ứng phó chậm 
và năng lực cạnh tranh trong hình thức kinh 
doanh bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm 
thương mại, các cửa hàng tiện lợi, thương mại 
điện tử) còn yếu kém. Cuộc cạnh tranh mở 
rộng thị phần ngày càng gay gắt, sẽ không chỉ 
là cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước 
và ngoài nước mà còn là sự cạnh tranh ngay 
cả giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài 
nước với nhau để chiếm giữ thị phần.
Trong khoảng 10 năm gần đây, nhiều “đại 
gia” bán lẻ thế giới đã ào ạt tràn vào Việt Nam 
để chiếm lĩnh thị trường. Năm 2015, có tổng 
cộng 525 thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) 
lớn có giá trị trên 4,3 tỷ USD, tăng 40% so 
với năm 2014. Những vụ mua bán, sáp nhập 
đó mở đường cho sự đổ bộ của những tập 
đoàn lớn ngành bán lẻ nước ngoài đến từ Thái 
Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc vào thị trường bán 
lẻ Việt Nam. Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) đã 
mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% của 
Citimart. Tập đoàn Berli Jucker (Thái Lan) đã 
mua toàn bộ 19 trung tâm phân phối và danh 
mục bất động sản có liên quan của Công ty 
Metro Cash & Carry Việt Nam. Lotte (Hàn 
Quốc) nắm sở hữu 70% cổ phần Trung tâm 
thương mại Diamond plaza. Central Group 
(Thái Lan) mua lại Big C Việt Nam từ tay 
tập đoàn Casino (Pháp) với giá trị hơn một 
tỷ USD. Cho đến hiện tại, miếng bánh bán lẻ 
đã bị các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 
ngoài chiếm lĩnh một phần lớn do họ có lợi 
thế về vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ, chiến 
lược bán hàng, quảng cáo, tiếp thị. Số lượng 
nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường 
bán lẻ đang gia tăng, chiếm 40% trong hơn 
700 siêu thị và trung tâm thương mại trên 
khắp cả nước. Với xu thế như hiện nay thì đến 
năm 2020 hầu hết thị trường bán lẻ hiện đại 
Việt Nam sẽ có thể nằm trong tay các doanh 
nghiệp nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong 
lĩnh vực bán buôn bán lẻ, kể từ sau khi gia 
nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ, hệ 
thống chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp Việt 
Nam tuy đã phát triển nhưng mang nặng tính 
tự phát, thiếu ổn định, thiếu quy hoạch cụ thể 
và chưa bền vững rất dễ bị tổn thương mỗi khi 
có biến động khách quan bên ngoài. 
Điều khó khăn nhất của các doanh nghiệp 
Việt Nam trong thị trường bán lẻ hiện nay là 
thiếu vốn đầu tư cho việc mở rộng và phát 
triển mạng lưới thị trường bán lẻ hiện đại. Các 
doanh nghiệp thương mại cũng thiếu vốn để 
có thể tạo lập được mối quan hệ lâu dài giữa 
cơ sở sản xuất và doanh nghiệp thương mại – 
điều mà các thương lái tư nhân vẫn có thể làm 
được khi kết nối giao thương với hàng trăm, 
hàng nghìn hộ sản xuất nhỏ.
Thị trường bán lẻ hiện đại của các doanh 
nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ 
không chỉ mất thị phần phân phối bán lẻ, 
mà còn mất cơ hội bán hàng Việt, trong khi 
hàng nước ngoài tràn vào qua các kênh doanh 
nghiệp thương mại nước ngoài.Hàng hóa của 
các nhà sản xuất Việt Nam ngày càng giảm 
33
Thị trường bán lẻ . . .
trên kệ hàng tại các điểm bán lẻ, cơ hội bán 
được hàng của doanh nghiệp Việt Nam cũng 
giảm sút.
Ngoài ra, trong khi các doanh nghiệp FDI 
với doanh số rất cao ở thị trường Việt Nam 
luôn “xây dựng và liên tục củng cố các yếu 
tố nền tảng” thì đa số các doanh nghiệp trong 
nước lại luôn tìm cách đảm bảo doanh số ngắn 
hạn, ít (hoặc không có) đầu tư nguồn lực để 
xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống1.
3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI 
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG BỐI 
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 
hiện nay, có 2 luồng ý kiến: 
1. Để lĩnh vực bán lẻ hiện đại hoàn toàn do 
thị trường điều tiết, nhà nước không cần can 
thiệp để các doanh nghiệp tự “bơi”. Doanh 
nghiệp nào đủ “sức khỏe” sẽ tồn tại. 
2. Cần có bàn tay can thiệp của Nhà nước 
giúp cho các doanh nghiệp trong nước phát 
triển. Nhưng nhà nước can thiệp như thế nào 
để có thể giúp cho các doanh nghiệp trong 
nước và nước ngoài đều phát triển, đóng góp 
to lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa của Việt Nam lại là một vấn đề đau 
đầu các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định 
chính sách.
Sự kết hợp giữa “bàn tay hữu hình” của 
Nhà nước và “bàn tay vô hình” của cơ chế thị 
trường trong việc điều tiết thị trường bán lẻ 
là rất khó khăn. Hàng hóa và dịch vụ có tính 
thị trường thông thường nhất, nhưng không 
thể buông hoàn toàn cho “bàn tay vô hình” 
của thị trường điều chỉnh. Vẫn cần phải có 
“bàn tay hữu hình” của Nhà nước, một mặt để 
hạn chế các mặt tiêu cực, mặt trái của kinh tế 
thị trường nhằm đảm bảo một số nhu cầu tiêu 
1 
aspx?pg=News&id=96&name=CUOC-CHIEN-KHOC-LIET-
-CANH-TRANH-BAN-LE
dùng thiết yếu nhất của dân cư, mặt khác để 
đảm bảo định hướng của sự phát triển2. Thế 
nhưng, vai trò của nhà nước trong việc quản 
lý, điều tiết các doanh nghiệp trong nước và 
nước ngoài bán lẻ hiện đại ở Việt Nam hãy 
còn quá yếu và thiếu, còn có quá nhiều lúng 
túng khi xảy ra cơn sốt giá. Nhà nước một mặt 
chưa quản lý tốt thị trường bán lẻ, không có 
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước 
giữ và mở rộng thị phần, mặt khác lại đẩy 
nhanh tiến độ mở cửa thị trường bán lẻ so với 
cam kết. 
Làm thế nào để có thể dung hòa thu hút 
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư 
vào thị trường bán lẻ cũng như giúp được 
các doanh nghiệp Việt Nam trụ vững trên thị 
trường nước nhà và tất cả các loại hình doanh 
nghiệp này có thể cùng giúp Việt Nam phát 
triển và hội nhập sâu hơn là bài toán đau đầu 
các nhà quản lý.
Trước tiên, nhà nước cần có quy hoạch 
tổng thể, đồng bộ thị trường bán lẻ của Việt 
Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển. 
Cần có định hướng phát triển thị trường hàng 
hóa bán lẻ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 
hòa với định hướng phát triển kinh tế - xã hội 
chung của cả nước.
Nhà nước cần quy hoạch vùng, quy hoạch 
nơi kinh doanh của các cơ sở bán lẻ lớn của 
các doanh nghiệp cả trong nước và nước 
ngoài; chứ không để phát triển tự phát theo 
yêu cầu của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ 
có tác dụng tạo điều kiện để các doanh nghiệp 
Việt Nam có thể thích ứng và phát triển; mặt 
khác làm cho thị trường bán lẻ hiện đại phát 
triển cân đối và ổn định.
Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức, 
quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt 
2 Phương Nam: Nhận diện quy mô thương mại bán lẻ 2012: 
Những tác động đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, Thời báo Kinh tế 
Việt Nam, Kinh tế Việt Nam 2012-2013
34
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Nam còn nhiều hạn chế do thiếu chiến lược 
và quy hoạch cơ sở hạ tầng, để phát triển hệ 
thống phân phối bán lẻ. Chậm ban hành hoặc 
còn thiếu các chính sách và giải pháp để phát 
triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện 
đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng 
chuyên doanh, nhượng quyền thương mại.
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp FDI 
trong lĩnh vực bán lẻ, Việt Nam chưa có một 
hệ thống tổ chức hoàn chỉnh cũng như chưa 
có các quy định cụ thể và chuyên biệt về quản 
lý các doanh nghiệp có vốn FDI sau khi được 
cấp giấy phép đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
là cơ quan chủ quản trong quản lý nhà nước 
về đầu tư nước ngoài, nhưng thực sự chưa 
đủ khả năng theo dõi toàn bộ hoạt động đầu 
tư mà chỉ theo dõi được trong giai đoạn cấp 
giấy phép đầu tư. Nhà nước vẫn ôm đồm và 
can thiệp trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất kinh 
doanh, song lại buông nhẹ những chức năng 
vô cùng quan trọng như quy hoạch, hỗ trợ, 
khuyến khích, giám sát và kiểm tra. 
Việc Nhà nước vẫn chưa tìm được phương 
thức quản lý tài chính đối với các doanh 
nghiệp có vốn FDI, làm cho hiệu quả quản lý 
của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của 
các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực thương 
mại còn yếu. Quản lý của Việt Nam chưa chặt 
chẽ để cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước 
ngoài lợi dụng kẽ hở và chuyển giá trốn thuế, 
gây thất thoát tiền thuế nhà nước. Khi doanh 
nghiệp nước ngoài chuyển giá, về mặt lợi 
ích quốc gia Việt Nam không được gì cả khi 
không thu được thuế thu nhập doanh nghiệp. 
Những nhà quản lý kinh tế luôn hiểu rằng 
nếu thua lỗ thì không ai có thể liên tục mở 
rộng sản xuất. Thế nhưng điều vô lý hiện hữu 
là khi thấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư 
nước ngoài liên tục khai báo lỗ mà vẫn tiếp 
tục xin mở rộng kinh doanh, các nhà quản lý 
vẫn cho phép. Như vậy là quản lý nhà nước 
không đơn thuần là lỏng lẻo mà dường như 
còn có những điều phi lý không thể giải thích 
bằng các nguyên lý kinh tế đơn thuần. 
Hoạt động quản lý của các cơ quan nhà 
nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong 
nước chưa đảm bảo mục đích giữ thị phần 
bán lẻ cho các doanh nghiệp trong nước trong 
khuôn khổ thực hiện các cam kết hội nhập đã 
ký kết.
Chẳng hạn theo cam kết WTO, trước 
khi các doanh nghiệp ngoại mở cơ sở bán lẻ 
phải xác định nhu cầu kinh tế cần thiết của 
địa điểm đó, nếu đảm bảo mới cấp phép (quy 
định ENT). Khi mở điểm kinh doanh mới thì 
phải căn cứ vào nhu cầu kinh tế của vùng đó 
(bao nhiêu dân thì cần một điểm bán)1. Tuy 
nhiên, đến nay vẫn chưa có “khung ENT” ở 
cấp độ toàn quốc và mỗi tỉnh thành lại hướng 
dẫn áp dụng ENT một kiểu, khiến các nhà bán 
lẻ trong nước hầu như không được bảo vệ như 
tinh thần đàm phán WTO. Trường hợp Big C 
Hoàng Văn Thụ mở sau đã làm ảnh hưởng rất 
lớn đến Maximart Cộng Hòa là một ví dụ2.
Thậm chí nhà đầu tư ngoại núp bóng các 
trung tâm thương mại nội địa để mở mạng 
lưới mà không bị bất cứ rào cản nào từ cơ 
quan nhà nước. 
Đặc biệt, theo thông tư 34/2013 của Bộ 
Công thương, các nhà bán lẻ nước ngoài 
không được phân phối các mặt hàng như gạo, 
đường mía, thuốc lá, xì gà... Nhưng thực tế 
hàng loạt siêu thị ngoại như Lotte, Big C, 
Circle K, Metro... đều đang bày bán công khai 
các mặt hàng này mà không hề bị nhắc nhở, 
xử phạt3. 
1 Quy tắc Kiểm tra nhu cầu kinh tế - Economic Needs Test (ENT) 
đối với việc thành lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu 
tư nước ngoài tại Việt Nam 
2 
aspx?pg=News&id=99&name=Viet-Nam-dang-danh-mat-thi-
truong-ban-le
3 
le-viet-nam-mat-bo-van-chua-lo-lam-chuong
35
Thị trường bán lẻ . . .
Nhà nước cần có chính sách tín dụng và 
các biện pháp tạo điều kiện tiếp cận vốn cho 
các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong 
lĩnh vực bán buôn, bán lẻ. Các doanh nghiệp 
bán lẻ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ 
hoạt động rất hiệu quả. Đối với họ vốn vô cùng 
quan trọng. Nếu các ngân hàng có các chính 
sách tín dụng phù hợp sẽ có thể thu được lợi 
ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng.
Luật Cạnh tranh Việt Nam đã được ban 
hành và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2005, 
trong đó có các điều khoản quy định nhằm 
đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành 
mạnh giữa các doanh nghiệp, kiểm soát 
độc quyền và bảo vệ lợi ích của người 
tiêu dùng. Qua 10 năm thực hiện, hiệu lực 
của Luật này còn hạn chế, bởi vì các cơ 
quan quản lý nhà nước có liên quan chưa 
có đủ hệ thống biện pháp cụ thể. Đơn cử 
như chúng ta hầu như chưa có những biện 
pháp thực thi điều luật về việc chống độc 
quyền trong bán lẻ (chống việc lạm dụng 
vị trí thống lĩnh thị trường, chống các thỏa 
thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh 
nghiệp). Trường hợp chủ sở hữu mới của 
Big C nâng mức chiết khấu thêm 4-5%, 
gây khó khăn cho các doanh nghiệp cung 
ứng hàng hóa Việt có thể bị coi là hành vi 
lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt 
giá mua bán bất hợp lý, cản trở và hạn chế 
sự tham gia thị trường của doanh nghiệp 
khác. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà 
nước không hề nghĩ tới áp dụng Luật cạnh 
tranh; ngược lại, đại diện Nhà nước, cụ thể 
là Bộ Công Thương, cho rằng ”việc mua 
bán, nhập hàng của các doanh nghiệp và 
đại lý bán lẻ đều theo cơ chế thị trường, 
Nhà nước không can thiệp. Trừ trường hợp 
doanh nghiệp có bằng chứng về việc Big 
C phân biệt đối xử với mặt hàng của mình 
thì cung cấp để cơ quan quản lý Nhà nước 
xử lý”1. 
4. CỦNG CỐ VỊ TRÍ CỦA CÁC 
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG 
NƯỚC
Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng 
thế mạnh là hệ thống mạng lưới của mình, sự 
am hiểu của các doanh nghiệp Việt Nam về thị 
trường Việt Nam để có thể trụ vững trước ”cơn 
bão” ào ạt của các doanh nghiệp nước ngoài. 
Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên 
thị trường bán lẻ chủ yếu là các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ, vì thế việc các doanh nghiệp liên 
kết lại với nhau trở thành tập đoàn bán lẻ với 
quy mô lớn trong cả nước thông qua việc 
hình thành các chuỗi siêu thị bán lẻ hiện đại, 
hệ thống các trung tâm thương mại bán lẻ.... 
Những tập đoàn bán lẻ Việt Nam với quy mô 
lớn sẽ trở thành những đối trọng với các tập 
đoàn bán lẻ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Bản thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam 
cũng cần phải hoàn thiện hệ thống bán lẻ, 
mạng lưới phân phối bán lẻ của mình. Mỗi 
doanh nghiệp cần có tiêu chí phát triển rõ ràng 
hướng về những chuẩn mực, lối sống, văn 
hóa của dân tộc, xây dựng niềm tin với khách 
hàng. Đặc biệt cần liên doanh với các nhà sản 
xuất trong nước sản xuất các mặt hàng là thế 
mạnh của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những 
biện pháp riêng của mình để nâng cao năng 
lực nhân viên của doanh nghiệp mình. Cần có 
những đầu tư thích đáng trong việc hỗ trợ đào 
tạo, kiện toàn hệ thống nhân viên một cách 
chuyên nghiệp với phong cách bán hàng hiện 
đại. Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn 
có thể liên kết với các cơ sở đào tạo đào tạo 
các kiến thức và kỹ năng bán hàng, quản lý 
chuyên nghiệp.
1 
tru-khi-big-c-phan-biet-doi-xu/253714.vgp
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Các hiệp hội bán buôn bán lẻ cần tăng 
cường công tác xúc tiến thương mại và quảng 
bá thương hiệu, tư vấn giúp các doanh nghiệp 
Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đầu tư 
nước ngoài phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Trần An: Nâng cấp hệ thống phân phối bán lẻ để hội nhập, Tạp chí Thương mại, số 23-2006
[2]. Nguyễn Quốc Luật: Thị trường bán lẻ Việt Nam thời hội nhập, Tạp chí Con số và sự kiện, số 
1-2/2008.
[3]. Phan Tố Uyên: Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp thương mại Việt Nam: Thực 
trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 165, 2011
[4]. Nguyễn Thị Phượng: Phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ ở Việt Nam thích ứng với cam kết hội nhập 
quốc tế, Tạp chí Giáo dục lý luận, 2012
[5]. Bùi Thanh Tráng: Thương mại bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng và hạn chế, Tạp chí Phát triển kinh tế, 
số 282, 2014

File đính kèm:

  • pdfthi_truong_ban_le_hien_dai_trong_boi_canh_hoi_nhap_kinh_te_q.pdf