Thay đổi thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thực hành

tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo

đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện

Nội tiết tỉnh Sơn La năm 2019 sau can thiệp

giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu: Thiết kế can thiệp một

nhóm có so sánh trước - sau được thực hiện

với 100 người bệnh đái tháo đường type 2

đang điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh -

Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La từ 25/02/2019

đến 25/06/2019. Kết quả: Trước can thiệp,

thực hành tuân thủ điều trị đái tháo đường

type 2 của người bệnh tham gia nghiên cứu

còn hạn chế với điểm trung bình thực hành

là 11,76 ± 2,69 điểm trên tổng 20 điểm

của thang đo. Sau can thiệp 1 tháng, điểm

trung bình thực hành tăng lên đạt 15,20 ±

2,85 điểm và duy trì ở 14,48 ± 3,27 điểm

ở 3 tháng sau can thiệp so với trước can

thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với

p < 0,001.="" tỷ="" lệ="" người="" bệnh="" thực="" hành="">

cả 6 nội dung trước can thiệp thấp với 5%

đã tăng lên 28% sau can thiệp 1 tháng và

duy trì với tỷ lệ 26% sau can thiệp 3 tháng.

pdf 9 trang kimcuc 4400
Bạn đang xem tài liệu "Thay đổi thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thay đổi thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La

Thay đổi thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Sơn La
50
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y 
tế công cộng.
3. Nguyễn Thị Khánh (2016). Thay đổi 
kiến thức và thực hành về tuân thủ điều 
trị của người bệnh lao tại bệnh viện lao 
và bệnh phổi tỉnh Nam Định sau can thiệp 
giáo dục năm 2016, Luận văn Thạc sỹ điều 
dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam 
Định.
4. Nguyễn Viết Nhung (2017). Định 
hướng công tác phòng chống bệnh lao tiến 
đến kết thúc bệnh lao ở Việt Nam. Kỷ yếu 
Hội nghị khoa học bệnh phổi toàn quốc lần 
thứ VII, Bệnh viện Lao và bệnh phổi trung 
ương, tr. 32.
5. Nguyễn Kim Soạn (2014). Thực trạng 
và các yếu tố liên quan đến tuân thủ các 
nguyên tắc điều trị lao của bệnh nhân lao 
mới đang được quản lý tại các trạm y tế 
xã thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh 
Hòa năm 2014, Luận văn Thạc sỹ y tế công 
cộng,Trường Đại học y tế công cộng.
6. Trung tâm y tế huyện Cao Lộc (2018). 
Báo cáo kết quả điều trị lao, Cao lộc.
7. Lưu Thanh Tùng (2015). Thực trạng 
tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của 
bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm 
y tế của thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 
năm 2015, Luận văn Thạc sỹ y tế công 
cộng, Trường Đại học y tế công cộng.
8. Trần Văn Ý (2017). Thực trạng tuân 
thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở 
bệnh nhân lao được quản lý tại các trạm y 
tế huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định năm 2017, 
Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng, Trường 
Đại học y tế công cộng.
9. Lee, S.Khan, O. F.Seo, J. H, at el 
(2013). Impact of Physician’s Education 
on Adherence to Tuberculosis Treatment 
for Patients of Low Socioeconomic Status 
in Bangladesh. Chonnam Med J, 49 (1), p. 
27 – 30.
10. Alipanah N, Jarlsberg L, Miller C, 
at el (2018). Adherence interventions and 
outcomes of tuberculosis treatment: A 
systematic review and meta-analysis of 
trials and observational studies. PLoS Med, 
15(7).
11. WHO (2018). Global Tuberculosis 
Report. [online] Available at: https: // www.
who.int/tb/publications/global_report/
en/ [Accessed 2 December 2018] 
THAY ĐỔI THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 
TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH SƠN LA
Ngô Huy Hoàng1, Đoàn Thị Hồng Thuý2 
1Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định,
2Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
Người chịu trách nhiệm: Ngô Huy Hoàng
Email: ngohoang64@ndun.edu.vn
Ngày phản biện: 12/02/2020
Ngày duyệt bài: 26/02/2020
Ngày xuất bản: 16/3/2020
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi thực hành 
tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo 
đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 
Nội tiết tỉnh Sơn La năm 2019 sau can thiệp 
giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Thiết kế can thiệp một 
nhóm có so sánh trước - sau được thực hiện 
với 100 người bệnh đái tháo đường type 2 
đang điều trị ngoại trú tại Khoa khám bệnh - 
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La từ 25/02/2019 
đến 25/06/2019. Kết quả: Trước can thiệp, 
thực hành tuân thủ điều trị đái tháo đường 
type 2 của người bệnh tham gia nghiên cứu 
51
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Kết luận: Thực hành tuân thủ điều trị của 
người bệnh đái tháo đường type 2 tham gia 
nghiên cứu còn hạn chế trước can thiệp và 
đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp 
giáo dục sức khỏe. Kết quả nghiên cứu 
cho thấy tác dụng và sự cần thiết của việc 
thường xuyên giáo dục sức khỏe cho người 
bệnh để duy trì tuân thủ điều trị đái tháo 
đường type 2.
Từ khóa: người bệnh, tuân thủ điều trị, 
đái tháo đường type 2 
CHANGES IN ADHERENCE TO THERAPIES IN OUTPATIENTS WITH TYPE 2 
DIABETES MELLITUS MANAGED BY SON LA PROVINCIAL ENDOCRINE HOSPITAL 
ABSTRACT
Objective: To assess changes in the 
adherence to therapies in outpatients with 
type 2 diabetes mellitus managed by Sonla 
Provincial Endocrine Hospital after a health 
educational intervention. Method: One-
group pre-test and post-test design was 
conducted among 100 outpatients with 
diabetes mellitus type 2, being managed in 
the Outpatient Ward of the Son La Endocrine 
Provincial Hospital from February 25, 
2019 to June 25, 2019. Results: Before 
the intervention, the patients’ adherence 
to therapies of diabetes mellitus type 2 
was limited with the mean score of 11.76 
± 2.69 points per the total 20 points of the 
scale. After completing the intervention one 
month, the mean score went up to 15.20 ± 
2.85 points and retained with 14.48 ± 3.27 
points at three months later completing 
the intervention (p values of 0.001). The 
patients who performed properly all 6 
contents of adherence was only 5% before 
the intervention, then increased to 28% after 
the intervention one month and maintained 
at 26% at three months later. Conclusion: 
The patients’ adherence to therapies of 
diabetes mellitus type 2 was limited before 
the educational intervention and improved 
significantly after the intervention. The 
results of this study show clearly effects 
of the health educational program applied 
in the study for the patients and should be 
conducted regularly.
Keywords: patients, adherence to 
therapies, type 2 diabetes
còn hạn chế với điểm trung bình thực hành 
là 11,76 ± 2,69 điểm trên tổng 20 điểm 
của thang đo. Sau can thiệp 1 tháng, điểm 
trung bình thực hành tăng lên đạt 15,20 ± 
2,85 điểm và duy trì ở 14,48 ± 3,27 điểm 
ở 3 tháng sau can thiệp so với trước can 
thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,001. Tỷ lệ người bệnh thực hành đạt 
cả 6 nội dung trước can thiệp thấp với 5% 
đã tăng lên 28% sau can thiệp 1 tháng và 
duy trì với tỷ lệ 26% sau can thiệp 3 tháng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 hiện 
đang được ghi nhận như là đại dịch trong 
thế kỷ 21 với ảnh hưởng đến hàng trăm 
triệu người trên toàn thế giới. Theo thống 
kê của Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế đến năm 
2017 [8], trên thế giới có khoảng 451 triệu 
người trong độ tuổi 18-99 mắc bệnh ĐTĐ 
trong đó có khoảng 49,7% số người chưa 
được chẩn đoán, khoảng 374 triệu người 
bị suy giảm dung nạp glucose đây là nhóm 
có nguy cơ cao phát triển thành bệnh. Ước 
tính đến năm 2045 số người bị bệnh ĐTĐ 
sẽ tăng lên 693 triệu người, chi phí y tế tiếp 
tục tăng 7% chi phí toàn cầu dành riêng cho 
điều trị bệnh đái tháo đường trong đó đa 
số là cho điều trị các biến chứng. Tại Việt 
Nam, năm 2012 điều tra tại 6 vùng trên cả 
nước tỷ lệ này đã tăng 5,7% dân số, sau 10 
52
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
năm, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nước ta tăng 
211,1% [4].
Đái tháo đường type 2 là một bệnh mạn 
tính nên người bệnh phải điều trị hàng 
ngày trong suốt cuộc sống của họ. Quá 
trình điều trị ĐTĐ là một quá trình lâu dài, 
gây gánh nặng bệnh tật cho gia đình người 
bệnh cũng như cho xã hội. Các nghiên cứu 
đã cho thấy muốn giảm tỷ lệ tử vong cũng 
như các biến chứng do ĐTĐ gây ra thì 
tuân thủ tốt chế độ điều trị như chế độ dinh 
dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ 
dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết 
và khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn 
của nhân viên y tế [1] giữ vai trò quan trọng. 
Song thực tế cho thấy sự tuân thủ điều trị 
của người bệnh đái tháo đường còn nhiều 
hạn chế.
Giáo dục sức khỏe (GDSK) được xem 
là một giải pháp hữu hiệu trong cải thiện 
tuân thủ điều trị các bệnh mạn tính không 
lây nhiễm nói chung cũng như tuân thủ 
điều trị đái tháo đường nói riêng. GDSK 
cũng là một trong những nhiệm vụ quan 
trọng hàng đầu được qui định trong chăm 
sóc người bệnh tại bệnh viện [2]. Tại Việt 
Nam, đã có một số nghiên cứu mô tả thực 
trạng tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ 
type 2 nhưng các nghiên cứu được công 
bố chính thức liên quan đến can thiệp giáo 
dục, đặc biệt là can thiệp giáo dục sức 
khoẻ do điều dưỡng thực hiện, nhằm cải 
thiện tuân thủ điều trị (TTĐT) cho người 
bệnh còn khá khiêm tốn. Sơn La là một 
tỉnh miền núi có nhiều dân tộc sinh sống 
và chủ yếu là dân tộc ít người, mặc dù 
tỷ lệ mắc bệnh có thể không tương đồng 
với các khu vực khác. Song chưa có một 
nghiên cứu chính thức nhằm đánh giá thực 
trạng và thực hiện một chương trình can 
thiệp giáo dục sức khỏe để nâng cao khả 
năng tuân thủ điều trị cho người bệnh đái 
tháo đường type 2. Xuất phát từ thực tế 
này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài: 
“Thay đổi thực hành tuân thủ điều trị của 
người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị 
ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn 
La sau can thiệp giáo dục” với mục tiêu: 
Đánh giá sự thay đổi thực hành tuân thủ 
điều trị của người bệnh đái tháo đường 
type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội 
tiết tỉnh Sơn La năm 2019 sau can thiệp 
giáo dục sức khỏe.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh đang được điều trị ngoại trú 
đái tháo đường type 2 tại Khoa Khám bệnh 
- Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La.
- Tiêu chuẩn chọn
Những người bệnh đái tháo đường type 
2 đáp ứng các tiêu chuẩn sau sẽ được chọn 
vào nghiên cứu:Đã điều trị ngoại trú đái 
tháo đường type 2 tại khoa Khám bệnh từ 
ít nhất 01 tháng trở lên (để có đủ thời gian 
trải nghiệm tối thiểu cho đánh giá trước can 
thiệp). Có khả năng giao tiếp tiếng Kinh 
bằng lời (hoặc có người thân đi cùng giao 
tiếp được bằng tiếng Kinh). Đồng ý tham 
gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại
Người bệnh đến khám ngoại trú có diễn 
biến nặng phải vào điều trị nội trú. Người 
bệnh đã từng tham gia một chương trình 
can thiệp GDSK tương tự về tuân thủ điều 
trị đái tháo đường type 2. Người bệnh 
không tham gia đủ các hoạt động can thiệp 
GDSK và các lần đánh giá trong nghiên 
cứu (sẽ không đưa vào phân tích số liệu).
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2019 
- 06/2019. Thời gian thu thập số liệu và can 
thiệp GDSK: từ 25/02/2019 - 25/06/2019.
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được 
tiến hành tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện 
Nội tiết tỉnh Sơn La.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Can thiệp một nhóm có so sánh trước 
– sau (One-group pre-test and post-test 
design). 
53
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Toàn bộ người bệnh đến tái 
khám trong khoảng thời gian từ 25 tháng 
02 đến 25 tháng 3 năm 2019, đáp ứng tiêu 
chuẩn chọn đã được chọn vào nghiên cứu. 
Thực tế đã có 100 người bệnh ĐTĐ type 2 
đến tái khám đáp ứng tiêu chuẩn chọn và 
tham gia đầy đủ các hoạt động của nghiên 
cứu. 
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu 
chủ đích (purposive samling).
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu được thực hiện tại 3 
thời điểm, sử dụng cùng một bộ công cụ 
đánh giá: Đánh giá thực hành tuân thủ điều 
trị của người bệnh đái tháo đường type 2 
trước can thiệp giáo dục sức khoẻ (T1). 
Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị của 
người bệnh đái tháo đường type 2 sau can 
thiệp giáo dục sức khoẻ 1 tháng (T2) Đánh 
giá thực hành tuân thủ điều trị của người 
bệnh đái tháo đường type 2 sau can thiệp 
giáo dục sức khoẻ 3 tháng (T3).
- Trước khi tiến hành nghiên cứu, người 
bệnh được giải thích rõ ràng về mục đích 
và các hoạt động sẽ tham gia, đồng ý và 
cam kết tham gia đầy đủ các hoạt động của 
nghiên cứu tránh tình trạng mất đối tượng 
sau 01 hoặc 03 tháng. Nhóm nghiên cứu 
cũng lấy thông tin để có thể liên lạc và nhắc 
người bệnh tái khám đúng hẹn và bảo mật 
thông tin này. 
2.6. Can thiệp giáo dục sức khỏe
Đối tượng nhận can thiệp là người bệnh 
ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Khoa Khám 
bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La. 
Người thực hiện GDSK: Để đảm bảo 
tính nhất quán về nội dung và phương 
pháp can thiệp GDSK về tuân thủ điều trị 
đái tháo đường, người nghiên cứu trực tiếp 
thực hiện GDSK cho người bệnh trong tất 
cả các lần GDSK. Các cộng tác viên chỉ hỗ 
trợ và thực hiện thu thập số liệu. 
Thời điểm thực hiện can thiệp: Sau khi 
thu thập số liệu trước can thiệp (T1), nhóm 
người bệnh trong buổi khám được mời 
sang tư vấn tại phòng quản lý bệnh mạn 
tính. Thời lượng trung bình mỗi buổi can 
thiệp là 40 phút, trong đó thời gian để người 
bệnh đọc tài liệu là 10 phút, thời gian tư vấn 
GDSK và giải đáp thắc mắc là 30 phút.
Nội dung GDSK được xây dựng dựa 
theo Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn 
đoán và điều trị Đái tháo đường type 2” 
ban hành kèm theo Quyết định số 3280/
QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2011, Quyết 
định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 
2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế [1], khuyến cáo 
của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế [8].
Phương pháp can thiệp: Hoạt động can 
thiệp được thực hiện trực tiếp bằng hình 
thức tư vấn GDSK cho từng nhóm nhỏ từ 
2 đến 3 người bệnh kết hợp các hình thức 
phát vấn, giải thích và minh họa bằng hình 
ảnh.
2.7. Công cụ thu thập số liệu và tiêu 
chí đánh giá
- Công cụ thu thập số liệu 
Phiếu khảo sát được thiết kế sẵn nhằm 
thu thập các thông tin chung về người bệnh 
tham gia nghiên cứu và đánh giá thực hành 
tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2.
Thông tin chung về người bệnh bao gồm: 
+ Dữ liệu từ hồ sơ bệnh án: Điều tra viên 
tham khảo để có thông tin chính xác nhất 
về ĐTNC. Gồm 10 câu hỏi về thông tin NB 
như mã hồ sơ bệnh án, họ và tên, tuổi, giới 
tính, dân tộc, nơi ở, chiều cao, cân nặng, 
chỉ số đường máu hiện tại, HbA1c, số năm 
được chẩn đoán ĐTĐ, biến chứng ĐTĐ 
hoặc các bệnh kèm theo.
+ Thông tin chung về đối tượng tham gia 
nghiên cứu: gồm 8 câu hỏi về trình độ học 
vấn, công việc hiện tại, tình trạng gia đình, 
mong muốn được GDSK. 
Đánh giá thực hành tuân thủ điều trị 
ĐTĐ type 2 bao gồm:
Các câu hỏi theo 6 lĩnh vực thực hành 
54
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 
được phát triển dựa trên tài liệu Hướng 
dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ type 2 [1], 
Khuyến cáo của Liên đoàn Đái tháo đường 
Quốc tế [8], được thử nghiệm trên 30 người 
bệnh không nằm trong mẫu can thiệp, kiểm 
định độ tin cậy có hệ số Cronbachs’ alpha 
là 0,815. 
- Tiêu chí đánh giá
Đánh giá mức độ đạt về thực hành 
TTĐT của từng biện pháp khi người bệnh 
đạt từ trên 50% tổng số điểm của từng biện 
pháp TTĐT gồm: Tuân thủ sử dụng thuốc, 
Tuân thủ chế độ ăn, Tuân thủ chế độ luyện 
tập, Tuân thủ không hút thuốc và hạn chế 
rượu bia, và Tuân thủ tái khám định kỳ. 
Tổng điểm tất cả các nội dung thực hành là 
20 điểm. Người bệnh được đánh giá thực 
hành TTĐT đạt: 1 chế độ, 2 chế độ, 3 chế 
độ, 4 chế độ, 5 chế độ và đầy đủ 6 chế độ.
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được nhập và phân tích trên 
phần mềm SPSS 20.0, sử dụng các thống 
kê phi tham số gồm tỷ lệ % và giá trị trung 
bình để so sánh sự khác biệt trước và sau 
can thiệp.
2.9. Vấn đề đạo đức
Đề tài nghiên cứu được thông qua bởi 
Hội đồng khoa học, Hội đồng đạo đức 
nghiên cứu Trường Đại học Điều dưỡng 
Nam Định. Việc triển khai các hoạt động 
can thiệp giáo dục, đánh giá kết quả trước 
và sau can thiệp được sự đồng ý của Bệnh 
viện Nội tiết tỉnh Sơn La và sự đồng thuận 
của đối tượng nghiên cứu. Các thông tin có 
thể nhận diện cá nhân người bệnh được 
giữ bí mật, các kết quả đánh tuân thủ điều 
trị của người bệnh chỉ phục vụ cho mục 
đích khoa học.
3. KẾT QUẢ
3.1. Thông tin chung về người bệnh 
tham gia nghiên cứu
Trong số 100 người bệnh đái tháo 
đường type 2 tham gia nghiên cứu, 49% 
người bệnh là nam.Tuổi trung bình của 
người bệnh trong nghiên cứu là 57,95 ± 
11,36 tuổi. Người bệnh thuộc 3 dân tộc 
Thái, Kinh và Mông theo thứ tự là 51%, 
45% và 4%. Có 41% người bệnh sinh sống 
tại các khu vực thuộc thành thị, số còn lại 
thuộc khu vực nông thôn ở các huyện trên 
địa bàn tỉnh Sơn La.Có 31% người bệnh đã 
học xong trung học cơ sở.
Thời gian mắc bệnh trung bình của đối 
tượng nghiên cứu là 6,4 ± 4,69 năm, trong 
đó lâu nhất là 20 năm, mới nhất là 1 năm 
và phổ biến là từ 2 đến 5 năm. Phần lớn 
người bệnh (70%) có chỉ số đường máu > 
7,0 mmol/L.
Tất cả người bệnh tham gia nghiên cứu 
đều cho biết đã từng được bác sĩ nhắc 
nhở về TTĐT đái tháo đường type 2 trong 
những lần khám trước. Tuy nhiên, khi được 
hỏi 100% người bệnh đều trả lời mong 
muốn được hướng dẫn cụ thể về TTĐT.
3.2. Kết quả nghiên cứu về thực hành 
tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 
Tổng hợp kết quả nghiên cứu có so 
sánh trước - sau được biểu đạt qua các 
điểm trung bình thực hành mà người bệnh 
đạt được, tỷ lệ người bệnh tuân thủ các chế 
độ thuộc tuân thủ điều trị tại các thời điểm 
đánh giá và được thể hiện qua Bảng 1 và 
2 dưới đây.
Bảng 3.1: Kết quả chung tuân thủ điều 
trị dựa trên điểm thực hành (n=100)
Thời điểm 
đánh giá
Điểm thực hành p 
(t-test) Min Max
 Mean ± 
SD
Trước can 
thiệp (T1) 7 18
11,76 ± 
2,69
Sau can 
thiệp 1 
tháng (T2)
8 20
15,20 ± 
2,85
p2-1 < 
0,001
Sau can 
thiệp 3 
tháng (T3)
8 20
14,48 ± 
3,27
p3-1 < 
0,001
Trước can thiệp, thực hành tuân thủ 
điều trị đái tháo đường type 2 của người 
55
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
bệnh đạt 11,76 ± 2,69 điểm trên tổng 20 
điểm của thang đo thực hành. 
Sau can thiệp 1 tháng, điểm thực hành 
tuân thủ điều trị của người bệnh tăng lên 
đáng kể đạt 15,20 ± 2,85 điểm và còn duy 
trì ở 14,48 ± 3,27 điểm sau can thiệp 3 
tháng so với trước can thiệp, sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.2: Kết quả thực hành tuân 
thủ điều trị theo 6 nội dung (n=100)
Nội dung thực hành
Người bệnh 
thực hành đạt
T1 
%
T2 
%
T3 
%
1. Tuân thủ sử dụng 
thuốc điều trị đái 
tháo đường
69,0 88,0 84,0
2. Tuân thủ chế độ ăn 
trong bệnh đái tháo 
đường
58,0 89,0 75,0
3. Tuân thủ bỏ hút 
thuốc, hạn chế 
uống rượu, bia
64,0 83,0 81,0
4. Tuân thủ chế độ 
hoạt động thể lực
49,0 75,0 68,0
5. Tuân thủ tự theo 
dõi đường máu
16,0 49,0 43,0
6. Tuân thủ tái khám 
định kỳ
82,0 100,0 99,0
•	Tuân thủ đạt cả 6 
nội dung
05,0 28,0 26,0
Tỷ lệ người bệnh đạt thực hành tuân thủ 
điều trị đạt ở tất cả các nội dung tại các thời 
điểm sau can thiệp giáo dục đều cao hơn 
so với trước can thiệp. Tỷ lệ người bệnh 
thực hành tuân thủ đạt cả 6 nội dung tăng 
lên 28% sau can thiệp 1 tháng và duy trì ở 
26% sau can thiệp 3 tháng sơ với 5% trước 
can thiệp.
Một số kết quả cụ thể về tự theo dõi 
đường máu và một số chỉ số liên quan 
đến kiểm soát đường máu của người bệnh 
được thể hiện trong các Bảng 3.3 & 3.4 và 
các Biểu đồ 3.1 & 3.2 dưới đây.
Bảng 3.3: Kết quả thực hành tự theo 
dõi đường máu (n=100)
Mức độ thực hiện 
tự theo dõi đường 
máu của bản thân 
tại nhà
Người bệnh đã 
thực hiện
T1 % T2 % T3 %
Thường xuyên thực 
hiện 02,0 21,0 11,0
Thỉnh thoảng thực 
hiện 16,0 28,0 32,0
Hiếm khi thực hiện 18,0 03,0 9,0
Không thực hiện 64,0 48,0 48,0
Ghi kết quả vào sổ 
theo dõi 24,0 52,0 52,0
Tỷ lệ người bệnh tăng tần suất thực hiện 
tự theo dõi đường máu của bản thân sau 
can thiệp cao hơn so với trước can thiệp. 
Trong đó, đặc biệt tỷ lệ người bệnh thực 
hiện ghi kết quả đường máu tự đo vào sổ 
theo dõi cao hơn gấp đôi ở các thời điểm 
sau can thiệp so với trước can thiệp.
Bảng 3.4: Chỉ số glucose máu lúc đói 
của người bệnh trước và 
sau can thiệp (n=100)
 Chỉ số đường 
máu lúc đói
Người bệnh đạt
T1 % T2 % T3 %
Tốt 
(< 6,1 mmol/L) 21,0 48,0 38,0
Chấp nhận 
(6,2 – 7,0 
mmol/L)
09,0 13,0 20,0
Kém 
(> 7,0 mmol/L) 70,0 39,0 42,0
Mean ± SD
[Min – Max]
8,24 ± 
2,16
[3,94 – 
14,65] 
6,55 ± 
1,71
[3,72 – 
14,39]
7,17 ± 
2,06
[4,00 – 
13,74]
p (t-test)
p2-1 < 
0,001
p3-1 < 
0,001
56
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
Tỷ lệ người bệnh có kết quả xét nghiệm 
đường máu ở mức tốt tăng lên tại các thời 
điểm sau can thiệp so với trước can thiệp. 
Giá trị trung bình mức đường máu của 
người bệnh tham gia nghiên cứu sau can 
thiệp 1 tháng và sau can thiệp 3 tháng lần 
lượt là 6,55 ± 1,71 mmol/L và 7,17 ± 2,06 
mmol/L giảm có ý nghĩa thống kê so với 
mức đường máu 8,24 ± 2,16 mmol/L trước 
can thiệp (p < 0,001).
Biểu đồ 3.1: Chỉ số HbA1c của người 
bệnh sau can thiệp 3 tháng (n=100)
Mặc dù không ghi nhận được kết quả 
xét nghiệm HbA1c trước can thiệp, sau can 
thiệp 3 tháng tất cả người bệnh tham gia 
nghiên cứu được xét nghiệm HbA1c với tỷ 
lệ người bệnh theo mức HbA1c được thể 
hiện ở Biểu đồ 1 với 26% người bệnh có 
HbA1c ở mức tốt (≤ 6,5%).
26%
46%
28%
0
10
20
30
40
50
HbA1c TỐT (≤ 6,5%) HbA1c CHẤP NHẬN 
(> 6,5% – ≤ 7,5%)
HbA1c KÉM (> 7,5%)
23.0% 24.0%
26.0%
35.0%
36.0%
41.0%42.0%
40.0%
33.0%
0
10
20
30
40
50
T1 T2 T3
Bình thường (18,0 - 22,9) Thừa cân (23,0 - 24,0) Béo phì (> 25,0)
Biểu đồ 3.2: Chỉ số BMI của người 
bệnh trước và sau can thiệp (n=100)
Tại các thời điểm sau can thiệp 1 tháng 
và 3 tháng, tỷ lệ người bệnh tham gia nghiên 
cứu có chỉ số khối cơ thể (BMI) trong giới 
hạn bình thường tăng lên từ 23% tăng lên 
26% và tỷ lệ người bệnh có BMI mức béo 
phì giảm đi từ 42% xuống 33%. 
4. BÀN LUẬN
Như đã đề cập, đái tháo đường là bệnh 
lý phổ biến trên thế giới [8] cũng như tại 
Việt Nam [4], được coi là gánh nặng y tế 
toàn cầu, việc điều trị đòi hỏi lâu dài và tuân 
thủ tốt chế độ điều trị của người bệnh giữ 
vai trò quan trọng trong kiểm soát đường 
máu, hạn chế các biến chứng và tử vong 
[1]. Song kết quả nghiên cứu cho thấy thực 
hành tuân thủ điều trị của người bệnh còn 
nhiều hạn chế với điểm trung bình tuân 
thủ đạt 11,76 ± 2,69 điểm trên tổng số 20 
điểm của thang đo, thậm chí có người 
bệnh chỉ đạt 7 trên 20 điểm (Bảng 3.1). Kết 
quả nghiên cứu cũng phản ánh thực trạng 
chung về tuân thủ điều trị thấp đã được ghi 
nhận trong các nghiên cứu [10]. Sau can 
thiệp, mặc dù không một nghiên cứu sử 
dụng thang đo; cách tính điểm hoặc can 
thiệp giáo dục tương tự để so sánh, song 
can thiệp giáo dục đã áp dụng trong nghiên 
cứu đã cho thấy có sự cải thiện tích cực với 
tăng điểm trung bình thực hành của cả mẫu 
ngiên cứu lên 15,20 ± 2,85 điểm và ở thời 
điểm 3 tháng sau can thiệp còn duy trì với 
14,48 ± 3,27 điểm. Mức chênh điểm so với 
trước can thiệp tuy không quá lớn song sự 
khác biệt về cải thiện điểm sau can thiệp so 
với trước can thiệp có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,001. 
Tuân thủ trong điều trị đái tháo đường 
là một tiếp cận đa chiều, người bệnh cần 
phải tuân thủ đầy đủ các nội dung, cùng 
với tuân thủ sử dụng thuốc, người bệnh 
cần tuân thủ các yêu cầu về chế độ ăn, 
hạn chế đồ uống có cồn, không hút thuốc, 
57
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
chế độ tập thể dục và tự theo dõi đường 
máu [6]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
tỷ lệ người bệnh đạt tuân thủ điều trị theo 
6 nội dung được khuyến cáo trước can 
thiệp khá thấp, chỉ có 5 trên tổng số 100 
người bệnh tham gia nghiên cứu tuân thủ 
cả 6 nội dung và sau can thiệp 1 tháng đã 
có thêm 23 người tuân thủ cả 6 nội dung 
nâng tổng số lên 28 người và còn duy trì 
ở 26 người sau khi kết thúc can thiệp 3 
tháng (Bảng 3.2). Đây là những con số 
có ý nghĩa thực tiễn lâm sàng khi có thêm 
một người bệnh tuân thủ điều trị cũng có 
nghĩa có thêm cơ hội để người đó hạn 
chế nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm 
của bệnh đái tháo đường. Việc tự theo dõi 
đường máu tại nhà phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ 
người bệnh tự theo dõi đường máu tại 
nhà trong nghiên cứu của chúng tôi khá 
thấp chỉ có 16,0% người bệnh thực hiện 
so với 42,2% trong một nghiên cứu mô tả 
trên 102 người bệnh tại Bồ Đào Nha của 
Carlos năm 2015 [6]. Và so với 26,1% 
trong nghiên cứu mô tả của Lê Thị Nhật 
Lệ năm 2017 trên 257 người bệnh ĐTĐ 
type 2 tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 
[3]. Có nhiều lý do khiến cho tỷ lệ người 
bệnh tự theo dõi đường máu tại nhà trong 
nghiên cứu của chúng tôi không cao, có 
lẽ điều kiện kinh tế của người bệnh sinh 
sống tại một tỉnh miền núi là một trong 
những lý do. Tại các thời điểm đánh giá 
lại sau can thiệp, tỷ lệ người bệnh thực 
hiện tự theo dõi đường máu với mức độ 
thường xuyên hơn cũng như ghi kết quả 
vào sổ theo dõi tăng lên đáng kể, đây là 
những thay đổi hành vi có giá trị góp phần 
chứng minh cho việc mặc dù có thể hạn 
chế về điều kiện sống, nhưng khi đã nhận 
thức được tầm quan trọng của hành vi có 
lợi cho sức khoẻ, người bệnh có thể khắc 
phục được những khó khăn về điều kiện.
Tình trạng tăng đường huyết kéo dài 
làm gia tăng sự phát triển biến chứng 
mạch máu nhỏ, gây tổn thương bệnh lý 
bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thận và 
bệnh thần kinh [6]. Trước can thiệp, giá trị 
trung bình chỉ số đường máu của người 
bệnh tham gia nghiên cứu là 8,24 ± 2,16 
mmol/L, sau can thiệp 1 tháng và 3 tháng 
các giá trị trung bình chỉ số đường máu 
của người bệnh tham gia nghiên cứu lần 
lượt là 6,55 ± 1,71 mmol/L và 7,17 ± 2,06 
mmol/L, giảm có ý nghĩa thông kê so với chỉ 
số này trước can thiệp (p < 0,001). HBA1c 
được xem là tiêu chuẩn vàng cho kiểm soát 
đường máu trong khoảng 3 tháng [9]. Do 
điều kiện của một tỉnh miền núi, trước can 
thiệp nhóm nghiên cứu không ghi nhận 
được kết quả xét nghiệm HbA1c của người 
bệnh. Khi thực hiện nghiên cứu này, đề 
nghị xét nghiệm HbA1c cho người bệnh ở 
thời điểm sau can thiệp 3 tháng được chấp 
thuận và kết quả được trình bày ở Biểu đồ 
3.1 cho thấy 26% và 46% người bệnh có 
HbA1c ở mức tốt (≤ 6,5%) và mức chấp 
nhận (> 6,5% - ≤ 7,5%) kết hợp với tỷ lệ 
người bệnh có chỉ số đường máu lúc đói ở 
mức tốt (< 6,1 mmol/L) và chấp nhận được 
(6,2 – 7,0 mmol/L) lần lượt là 38% và 20% 
tại thời điểm 3 tháng sau can thiệp (Bảng 
3.4) góp phần chứng minh thêm can thiệp 
giáo dục đã có tác động tích cực đến tuân 
thủ điều trị của người bệnh. Chỉ số khối cơ 
thể (BMI), một chỉ số có liên quan thuận 
với mức đường máu [5], thay đổi về BMI 
giúp phản ánh liệu người bệnh có thực sự 
thực hiện chế độ ăn uống cũng như hoạt 
động thể lực hợp lý, góp phần kiểm soát 
bệnh tháo đường type 2. Kết quả ở Biểu 
đồ 3.2 cho thấy xu hướng người bệnh có 
BMI trong giới hạn bình thường tăng lên và 
tỷ lệ người bệnh có BMI mức béo phì giảm 
đi sau can thiệp, phản ánh khách quan việc 
người bệnh đã thực sự tuân thủ kiểm soát 
58
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 03 - Số 01
cân nặng của mình thông qua tuân thủ chế 
độ ăn uống và hoạt động thể lực hợp lý hơn.
Mặc dù thực hành tuân thủ điều trị của 
người bệnh đái tháo đường type 2 sau can 
thiệp có sự cải thiện rõ rệt và có ý nghĩa 
thống kê so với trước can thiệp. Song mức 
độ cải thiện chưa phải là lý tưởng sau 1 
tháng và có sự suy giảm nhẹ sau 3 tháng 
một lần nữa cho thấy thay đổi hành vi là 
không dễ dàng và sự cần thiết phải thường 
xuyên tư vấn giáo dục cho người bệnh.
5. KẾT LUẬN
Thực hành tuân thủ điều trị đái tháo 
đường type 2 của người bệnh tham gia 
nghiên cứu còn hạn chế và đã có những 
thay đổi tích cực sau khi tham gia chương 
trình trình giáo dục sức khoẻ của nghiên 
cứu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 
can thiệp giáo dục nhằm tăng cường tuân 
thủ điều trị cho người bệnh đái tháo đường 
cần được thực hiện thường xuyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2011). Tài liệu chuyên môn 
hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái 
tháo đường type 2. Quyết định số 3280/
QĐ-BYT ngày 09/9/2011 của Bộ trưởng Bộ 
Y tế.
2. Bộ Y tế (2011b). Hướng dẫn công tác 
điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong 
bệnh viện. Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 
26/11/2011 của Bộ Y tế.
3. Lê Thị Nhật Lệ (2017). Tuân thủ điều 
trị và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái 
tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh 
viện Nguyễn Tri Phương năm 2017. Tạp 
chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 22(1), tr.88-93.
4. Lê Văn Trụ, Đỗ Trung Thành, Nguyễn 
Vinh Quang và các cộng sự (2012). Thực 
trạng đái tháo đường và rối loạn dung nạp 
glucose máu tại 6 vùng sinh thái của Việt 
Nam năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 
1013, tr.104-107.
5. Agrawal et al (2017). Correlation 
between Body Mass Index and Blood 
Glucose Levels in Jharkhand Population. 
International Journal of Contemporary 
Medical Research. Volume 4 | Issue 8: 
p.1633-1636
6. Carlos A., Carla C., and Manuela 
F. (2015). Adherence to the therapeutic 
regime in person with type 2 diabetes. 
Procedia - Social and Behavioral Sciences, 
171: p.350-358
7. Carlos Campos (2015). Chronic 
Hyperglycemia and Glucose Toxicity: 
Pathology and Clinical Sequelae. Journal 
of Posgraduate Medicine. Published online: 
13 Mar 2015. Pages 90-97. 2018 Impact 
Factor 2.237 https://doi.org/10.3810/
pgm.2012.11.2615 
8. Cho NH., Shaw JE., Karuranga S et al 
(2018). IDF Diabetes Atlas: Global estimates of 
diabetes prevalence for 2017 and projections 
for 2045. Diabetes Res Clin Pract, 138, p.271-
281.
9. Klonoff DC (2005). Continuous 
glucose monitoring: roadmap for 21st 
century diabetes therapy. Diabetes Care. 
2005; 28: p.1231-1239.
10. Smita S., Mayur J., Sonali P., et 
al (2015), “Evaluation of Adherence to 
Therapy in Patients of Type 2 Diabetes 
Mellitus”, Journal of Young Pharmacists 
7(4), p.462-469

File đính kèm:

  • pdfthay_doi_thuc_hanh_tuan_thu_dieu_tri_cua_nguoi_benh_dai_thao.pdf