Thanh Hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế Asean

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự phát triển vƣợt bậc của các lực lƣợng sản

xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trƣờng đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên

kết, hợp tác giữa các quốc gia. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộng

thị trƣờng giao thƣơng hàng hóa, đầu tƣ và chuyển giao công nghệ ra nƣớc ngoài, đồng

thời tận dụng và khai thác đƣợc các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động và thị

trƣờng); từ đó gia tăng các ảnh hƣởng kinh tế và chính trị của mình trên trƣờng quốc tế.

Song song đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiến

trình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, công

nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bƣớc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Từ

lợi ích mang tính hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu

thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới, nó diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày

càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối

với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang tính tất yếu, quan điểm này không chỉ

đi vào chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta mà nó còn đƣợc thể

hiện ở những việc làm cụ thể.

pdf 9 trang kimcuc 17800
Bạn đang xem tài liệu "Thanh Hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế Asean", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thanh Hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế Asean

Thanh Hóa trước thềm hội nhập cộng đồng kinh tế Asean
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 150 
THANH HÓA TRƢỚC THỀM HỘI NHẬP 
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 
Đỗ Thị Mẫn1 
TÓM TẮT 
Bài viết tập trung phân tích các khía cạnh của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là 
hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Từ đó tác giả phân tích tình hình hội nhập kinh 
tế quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế khu vực ASEAN nói riêng của tỉnh Thanh Hóa; 
nhận định cơ hội và thách thức cũng như chỉ ra những định hướng, chính sách phát triển 
kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trước thềm hội nhập AEC. 
Từ khóa: Tỉnh Thanh Hóa, hội nhập, AEC 
1. TÍNH TẤT YẾU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC DÂN 
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, sự phát triển vƣợt bậc của các lực lƣợng sản 
xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trƣờng đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên 
kết, hợp tác giữa các quốc gia. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh cần mở rộng 
thị trƣờng giao thƣơng hàng hóa, đầu tƣ và chuyển giao công nghệ ra nƣớc ngoài, đồng 
thời tận dụng và khai thác đƣợc các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên, lao động và thị 
trƣờng); từ đó gia tăng các ảnh hƣởng kinh tế và chính trị của mình trên trƣờng quốc tế. 
Song song đó, các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn cũng cần thúc đẩy tiến 
trình quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế lớn nhằm tranh thủ nguồn vốn, công 
nghệ và cơ hội xuất khẩu hàng hóa, từng bƣớc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Từ 
lợi ích mang tính hai chiều này, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu 
thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới, nó diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày 
càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối 
với Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang tính tất yếu, quan điểm này không chỉ 
đi vào chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta mà nó còn đƣợc thể 
hiện ở những việc làm cụ thể. Chúng ta đã hội nhập kinh tế không chỉ trong khu vực nhƣ 
ASEAN mà còn hội nhập ra ngoài khu vực nhƣ TPP. Hội nhập cũng không bó hẹp ở lĩnh 
vực kinh tế mà hội nhập cả về chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục; hội nhập không chỉ ở 
phạm vi quốc gia mà là đi sâu đến từng địa phƣơng, từng con ngƣời, hội nhập là xu thế 
tất yếu của thời đại. 
2. AEC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆT NAM 
2.1. Điều kiện ra đời của AEC 
Theo ngân hàng thế giới (WB), để hình thành một tổ chức kinh tế khu vực, các quốc 
gia thành viên sáng lập cần phải hội đủ một số điều kiện cơ bản nhƣ sau: (i) Việc áp dụng 
1
 ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 151 
cơ chế thị trƣờng đã phát triển và trở thành phổ biến tại mỗi quốc gia; (ii) Có một sức ép 
bên ngoài khu vực đòi hỏi các quốc gia phải có sự phối hợp và thống nhất hành động để 
đối phó; (iii) Mức độ phát triển các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đã đạt 
tới cấp độ đòi hỏi phải có sự phối hợp chính sách, điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó; (iv) 
Phải dựa vào một số nƣớc có trình độ phát triển cao, tiềm lực kinh tế mạnh, thị trƣờng lớn 
ở trong và ngoài khu vực. Trên cơ sở này, xét thấy đầy đủ các điều kiện cần và đủ để thiết 
lập một cộng đồng chung cho khu vực, tháng 11 năm 2007, các nhà lãnh đạo 10 nƣớc 
thành viên ASEAN đã ký Hiến chƣơng ASEAN và thông qua lộ trình tổng thể xây dựng 
Cộng đồng kinh tế ASEAN. Lộ trình tổng thể này đã vạch ra một kế hoạch toàn diện, định 
hƣớng cho việc thành lập AEC. Với mục tiêu và khung thời gian cụ thể nhằm thúc đẩy sự 
tham gia của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, lộ trình cũng đã xác định đặc trƣng và 
các yếu tố chính của AEC nhƣ sau: (a) một thị trƣờng đơn nhất, một không gian sản xuất 
chung (b) một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao; (c) một khu vực có sự phát triển 
kinh tế cân bằng; và (d) một khu vực hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. 
2.2. Tiến trình hội nhập AEC của Việt Nam 
Cộng đồng kinh tế ASEAN là một lựa chọn chính sách mang tầm chiến lƣợc của 
ASEAN với xuất phát điểm là mong muốn hội nhập kinh tế của mỗi thành viên, trong đó 
có Việt Nam. Xem xét các điều kiện để hội nhập, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng và tự tin về 
tính hiệu quả cao của quá trình tham gia hội nhập vào nền kinh tế khu vực. 
Là thành viên của ASEAN từ năm 1995, Việt Nam tích cực và chủ động tham gia 
các hoạt động liên kết hợp tác trong khu vực, đóng góp vai trò to lớn trong việc thúc đẩy 
tiến trình phát triển toàn diện của khu vực trên trƣờng quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam đã 
giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10 nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo Hiệp định thƣơng 
mại hàng hóa ASEAN, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Thêm vào đó, 
Việt Nam là một trong bốn thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết 
trong lộ trình tổng thể thực hiện AEC. Trong năm 2010, Việt Nam đã đảm nhiệm thành 
công vai trò Chủ tịch ASEAN, đặc biệt trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện AEC. Tại 
hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội, dƣới sự chủ trì của Việt Nam, các nhà lãnh 
đạo ASEAN đƣa ra: “Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững” khẳng định quyết tâm 
củng cố và xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. 
2.3. Tác động của AEC đối với hoạt động kinh tế của Việt Nam 
AEC đƣợc coi là một bƣớc ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn diện của 10 nền kinh tế 
thành viên vào một khu vực sản xuất thƣơng mại và đầu tƣ chung. Sau khi thành lập, AEC 
sẽ là một thị trƣờng rộng lớn với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm ƣớc đạt 2.000 
tỷ USD, giúp góp phần tạo ra một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vƣợng và có khả 
năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, lao động kỹ năng và vốn sẽ đƣợc lƣu 
chuyển tự do, kinh tế của các nƣớc thành viên phát triển đồng đều. Cùng với đó, đói nghèo 
và chênh lệch kinh tế - xã hội sẽ đƣợc giảm bớt vào năm 2020. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 152 
Mục tiêu phát triển khối ASEAN thành một thị trƣờng và cơ sở thống nhất đƣợc thúc 
đẩy bởi năm yếu tố cơ bản: (i) Tự do lƣu chuyển hàng hóa; (ii) Tự do lƣu chuyển dịch vụ; 
(iii) Tự do lƣu chuyển đầu tƣ; (iv) Tự do lƣu chuyển vốn; và (v) Tự do lƣu chuyển lao 
động có kỹ năng. Năm yếu tố này sẽ tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế của Việt Nam. 
Về tác động tích cực: thứ nhất, tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lƣợng trao 
đổi thƣơng mại với các nƣớc trong khu vực; thứ hai, tác động của AEC đến tăng trƣởng 
xuất khẩu là rất lớn; thứ ba, tham gia AEC sẽ tác động tới việc thay đổi cơ cấu sản phẩm 
xuất khẩu theo chiều hƣớng xuất khẩu; thứ tư, tham gia AEC sẽ tác động tích cực tới việc 
mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên các thị trƣờng có liên quan, thể hiện rõ nhất 
là ở các nƣớc ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó, một số tác động tiêu cực 
không thể tránh khỏi nhƣ việc đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại nội khối, hàng rào thuế 
quan và phi thuế quan giữa các quốc gia thành viên AEC sẽ dần xóa bỏ, với mức giảm sâu 
nhƣ vậy, trong tƣơng lai hàng hóa của các nƣớc ASEAN sẽ tràn ngập thị trƣờng Việt Nam 
nên sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trƣờng ASEAN sẽ gặp khó khăn hơn. 
Ngoài ra, thuận lợi hóa thƣơng mại trong AEC sẽ tạo ra sự cạnh tranh của hàng hóa nhập 
khẩu đối với các sản phẩm, ngành hay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ngay tại thị trƣờng 
Việt Nam. Bên cạnh đó, lao động có kỹ năng trong nƣớc cũng sẽ gặp khó khăn trong việc 
cạnh tranh với lao động có kỹ năng của các nƣớc trong khu vực ngay chính tại thị trƣờng 
lao động trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài. 
3. TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINIH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH THANH HÓA 
3.1. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua 
Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa phát triển năng động, cơ cấu 
chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch 
vụ và thƣơng mại. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ năm sau cao hơn năm trƣớc và 
chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập xã hội. 
Biểu 1. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 đến năm 2014 
(ĐVT: Triệu USD) 
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 153 
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, các mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh 
là nông, lâm, thủy sản nhƣ dƣa chuột muối, ớt muối, súc sản xuất khẩu, hải sản đông lạnh, 
các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp nhƣ dệt may, giầy thể thao, mây tre 
đan và các mặt hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng nhƣ xi măng, đá ốp lát. Các mặt hàng 
nhập khẩu chủ yếu gồm vải may mặc; phụ liệu hàng may mặc, giầy dép,... trong số đó giá 
trị xuất khẩu của ngành công nghiệp dệt may chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu 
hàng hóa, dịch vụ. 
Bảng 1. Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và xuất khẩu lao động 
của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2014 
 STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 
I Xuất khẩu 
1 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 377.9 492.2 730.7 925.6 1,042.6 
2 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 
* Nông, lâm sản thực phẩm 
- Dƣa chuột muối Tấn 1,887 837 191 398 310 
- Ớt muối Tấn 1,872 361 250 335 260 
- Súc sản xuất khẩu Tấn 1,310 1,342 1,531 1,680 1,130 
* Hàng thủy sản 
- Tôm đông lạnh Tấn 1,091 585 502 300 
- Hải sản đông lạnh Tấn 4,632 4,285 3,039 4,383 4,160 
* Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu 
thủ công nghiệp 
- Hàng dệt may 1.000 SP 15,018 19,462 29,393 62,216 75,800 
- Giầy thể thao 1.000 đôi 6,531 13,942 24,529 28,161 35,490 
- Tinh bột sắn Tấn 13,100 3,487 9,550 15,860 17,050 
- Mây tre đan 1.000 SP 621 244 154 150 140 
* Hàng khoáng sản và VLXD 
- Đá ốp lát các loại 1.000 m2 2,003 2,009 1,213 1,978 1,650 
- Xi măng Tấn 15,565 15,717 15,616 732,518 473,000 
II Nhập khẩu Triệu USD 142.1 290.8 379.4 474.7 500.0 
- Vải may mặc; phụ liệu hàng 
may mặc, giầy dép 
Triệu USD 121 257.35 255.69 328.75 355.87 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 154 
- Nguyên phụ liệu sản xuất tân 
dƣợc 
Triệu USD 9.10 8.80 4.90 5.99 8.70 
- Máy móc, thiết bị, phụ tùng Triệu USD 9.0 9.3 34.3 64.5 53.8 
III Xuất khẩu lao động Ngƣời 9,970 9,920 8,860 8,090 9,000 
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa 
Ngoài ra, bảng tổng hợp trên của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh còn cho thấy, số lƣợng 
đáng kể về lao động của tỉnh xuất khẩu ra nƣớc ngoài làm việc, tuy tổng số không tăng qua 
các năm song đây cũng là một chỉ tiêu cho thấy hội nhập cũng gắn liền với di chuyển lao 
động ra nƣớc ngoài với hy vọng tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn của ngƣời dân trong tỉnh 
ở thị trƣờng thế giới. 
Nếu tính riêng năm 2015, chín tháng đầu năm toàn tỉnh có 115 doanh nghiệp thực 
hiện xuất khẩu, tăng 3 doanh nghiệp; xuất khẩu đến 42 thị trƣờng, tăng 3 thị trƣờng so với 
năm 2014; xuất khẩu 48 mặt hàng, tăng 1 mặt hàng so với cùng kỳ; giá cả một số mặt hàng 
xuất khẩu tăng từ 1,7% đến 9,3% so với cùng kỳ. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất 
khẩu ƣớc đạt 1.009,6 triệu USD, bằng 95,6% kế hoạch, tăng 28,5% so với cùng kỳ. Trong 
đó, xuất khẩu chính ngạch 970,6 triệu USD, tăng 28,7% với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu tiểu 
ngạch 32,0 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ. Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch tăng 
khá so với cùng kỳ có: Dƣa chuột đóng hộp 284 tấn, tăng 16,4%; tinh bột sắn 15,6 nghìn 
tấn, tăng 16,7%; dăm gỗ 259,9 nghìn m3, tăng 92,9%, ba lô du lịch 1.482 nghìn cái, tăng 
36,8%; hàng may mặc 76,2 triệu sản phẩm, tăng 25,5%; giầy dép các loại 40,3 triệu đôi, 
tăng 40,5%... Hàng hóa của tỉnh chủ yếu xuất sang một số thị trƣờng lớn nhƣ: Nhật Bản 
chiếm 21,7% giá trị hàng hóa xuất khẩu, thị trƣờng Mỹ chiếm 16,6%, thị trƣờng Trung 
Quốc chiếm 12,7%, thị trƣờng Đài Loan chiếm 9,4%. Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu chín 
tháng đầu năm 2015 ƣớc đạt 754,9 triệu USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ. Mặt hàng nhập 
khẩu chủ yếu có: nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dƣợc 1,6 triệu USD; vải may mặc 
217,3 triệu USD; phụ liệu hàng may mặc 52,9 triệu USD; phụ liệu giầy dép 192,4 triệu 
USD; máy móc thiết bị và phƣơng tiện khác 269,6 triệu USD. 
Bên cạnh sự tăng lên về giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và xuất khẩu lao 
động thì lĩnh vực đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cũng có nhiều khởi sắc. Chín tháng đầu năm 
2015, toàn tỉnh có 5 dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (dự án FDI) đăng ký mới, với 
số vốn đăng ký là 42 triệu USD; 2 dự án điều chỉnh tăng vốn, với số vốn đăng ký tăng 
thêm là 12,1 triệu USD. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 60 dự án FDI còn hiệu 
lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký khoảng 10.418 triệu USD, trong đó có 24 dự án đầu tƣ 
trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp với số vốn đầu tƣ đăng ký trên 10.168 
triệu USD; 36 dự án đầu tƣ ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp với số vốn 
đăng ký 250 triệu USD. 
Nhìn chung quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thanh Hóa trong những năm 
qua đã có những chuyển biến tích cực thể hiện ở sự tăng lên của giá trị xuất, nhập khẩu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 155 
hàng hóa, dịch vụ; sự tăng lên của quá trình dịch chuyển lao động Việt Nam ra thế giới 
cũng nhƣ kết quả đón nhận các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh. Tuy nhiên, 
nếu xét về mặt hội nhập kinh tế khu vực ASEAN của tỉnh trong thời gian qua thì kết quả 
còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh 
cũng còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể là doanh nghiệp xuất khẩu có tăng trƣởng về số lƣợng 
nhƣng năng lực, quy mô còn nhỏ bé, chƣa xác định đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ, tạo dựng 
thƣơng hiệu; cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tuy phong phú nhƣng chất lƣợng thấp; năng lực 
cạnh tranh của các doanh nghiệp hạn chế, mức độ liên kết không cao. Ðến nay, Thanh Hóa 
chƣa có doanh nghiệp đƣợc xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của cả nƣớc. Một số 
doanh nghiệp từng là đơn vị đứng đầu của ngành hàng xuất khẩu, nhƣng sau cổ phần hóa 
hoạt động yếu kém, có doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Thêm vào đó, hàng xuất khẩu của các 
doanh nghiệp ở Thanh Hóa hiện nay chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm mới qua 
sơ chế nên giá trị không cao. Ngoài nhóm hàng xuất khẩu thô nhƣ lạc, cói, sắn lát, mủ cao 
su, hải sản đông lạnh, các mặt hàng qua sơ chế, bán thành phẩm có hàm lƣợng công nghệ 
không cao nhƣ cói, kén tằm, tinh bột sắn, hàng mây tre đan. Chủng loại thủy sản phong 
phú, nhƣng khâu bảo quản sau khi đánh bắt còn theo phƣơng thức thủ công, nên thiếu 
nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu thủy sản qua chế biến đạt thấp so 
với mục tiêu đề ra. 
Riêng ngành may mặc, 80% số doanh nghiệp làm hàng gia công cho nƣớc ngoài, giá 
trị gia tăng chỉ đạt 20% và sản xuất phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu. Trong tƣơng lai, tỉnh 
đặt hy vọng vào một số dự án sản xuất hàng xuất khẩu lớn đang triển khai nhƣ chế biến 
Ferocrom, men thực phẩm, đóng tàu để tạo “cú hích”. Tuy nhiên, các dự án này tiến độ 
thực hiện quá chậm. 
3.2. Cơ hội và thách thức đối với kinh tế Thanh Hóa khi Việt Nam gia nhập AEC 
Với Việt Nam, AEC sẽ đem lại các cơ hội to lớn: một thị trƣờng đơn nhất rộng lớn, 
đầu tƣ trong khu vực trở nên hấp dẫn hơn, đồng vốn sẽ tự do chuyển dịch đến nơi có hiệu 
quả, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và kéo theo cơ hội việc làm. Song song đó, cạnh 
tranh chắc chắn sẽ tăng lên và ngày càng khốc liệt, không chỉ về hàng hóa, dịch vụ mà 
ngay cả lao động có tay nghề. Một thách thức khác là ngay cả trong ASEAN, Việt Nam 
cũng thuộc nhóm chậm phát triển (nhóm ASEAN-4), với các chỉ số về môi trƣờng kinh 
doanh hay năng lực cạnh tranh quốc gia ở mức thấp và ít đƣợc cải thiện. 
Với các địa phƣơng nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cơ hội và thách thức khi 
hội nhập AEC còn sát sƣờn và cụ thể hơn. 
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng hiện 
đại, bền vững. Ngoài ra, tiến trình này mở ra nhiều thị trƣờng và cơ hội hợp tác kinh doanh 
cho các doanh nghiệp địa phƣơng. Về xuất nhập khẩu, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 
giúp định hình các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có giá trị kinh tế cao và ổn định của tỉnh. 
Tƣơng tự, việc gắn kết và tham gia vào các cộng đồng kinh tế trong khu vực tạo điều kiện 
thuận lợi cho tỉnh tiếp cận với các nguồn vốn đầu tƣ của các công ty đa quốc gia. Ngoài ra 
các nguồn lực phát triển của tỉnh cũng đƣợc khai thông vào quá trình hội nhập. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 156 
Tuy nhiên, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế cũng đem đến nhiều rủi ro. 
Thứ nhất, đó là ảnh hƣởng liên đới từ các đợt suy thoái kinh tế trong khu vực và trên thế 
giới. Các cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế khiến các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bị cắt 
giảm, việc mở rộng thị trƣờng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, là sự cạnh tranh gay 
gắt ngay ở môi trƣờng nội địa. Một khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định tự do thƣơng 
mại quốc tế, với các ƣu đãi về thuế xuất nhập khẩu, hàng hóa Việt Nam sẽ gặp phải sự 
cạnh tranh từ hàng hóa các nƣớc ngay tại chính “sân nhà”, thị trƣờng trong nƣớc trở thành 
thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm nƣớc ngoài. Cuối cùng là khả năng định hƣớng phát triển 
nền kinh tế bị thay đổi dƣới sức ép hoặc bị kìm hãm bởi các quốc gia có tiềm lực mạnh 
trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Thứ ba, về mặt văn hóa - xã hội, quá trình hội nhập kinh tế 
quốc tế góp phần quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa Việt Nam ra với bạn bè quốc tế. Tuy 
nhiên những lối sống, văn hóa phẩm đồi trụy có nguy cơ thâm nhập vào đời sống văn hóa 
trong nƣớc. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin viễn thông toàn cầu hóa đang phát triển nhanh 
chóng có thể gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến an ninh kinh tế, văn hóa và xã hội theo 
hƣớng gây rối loạn và làm lợi cho các thế lực bên ngoài. 
3.3. Thanh Hóa đã chuẩn bị gì cho hội nhập AEC 
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế toàn cầu. Việt Nam cũng đã tích cực chuẩn bị cho 
tiến trình hội nhập này nhằm mục đích đem lại lợi ích trong mọi mặt của đời sống nhân 
dân. Để đạt đƣợc tính hiệu quả cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của toàn quốc 
gia, điều kiện tất yếu là mỗi một địa phƣơng cũng phải chung tay góp sức nâng cao năng 
lực hiểu biết và đẩy mạnh các hoạt động hội nhập sao cho tận dụng đƣợc các lợi thế cạnh 
tranh và hạn chế những bất lợi của nó. Nhận thức rõ điều này, cùng với các địa phƣơng 
trong cả nƣớc, tỉnh Thanh Hóa đã có các bƣớc chuẩn bị cho việc thực hiện các cam kết hội 
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 
Cùng với việc ban hành một số chính sách nhƣ hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công 
nghệ mới, hệ thống quản lý chất lƣợng tiên tiến nhằm nâng cao chất lƣợng hàng hóa, tỉnh 
Thanh Hóa còn có hình thức khen thƣởng xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo lao động, dành từ hai 
đến ba tỷ đồng mỗi năm cho hoạt động xúc tiến thƣơng mại. 
Từ năm 2006 đến nay, 16 đề tài, dự án khoa học công nghệ có tổng kinh phí trên 5 tỷ 
đồng đã đƣợc triển khai, ứng dụng phục vụ chƣơng trình xuất khẩu. Tỉnh tiếp tục thực hiện 
chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hỗ trợ đào tạo tay 
nghề cho hơn 13.300 lao động tại các doanh nghiệp, địa phƣơng và đƣa vào hoạt động, 
cổng thông tin thƣơng mại doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp quảng bá thƣơng 
hiệu, giao dịch qua mạng internet. 
Ngoài ra, một số tổ chức tín dụng còn thực hiện chính sách ƣu tiên cho vay vốn, mở 
rộng quy mô sản xuất, phục vụ xuất khẩu. Ðến giữa năm 2008, tổng dƣ nợ tín dụng xuất 
khẩu đạt gần 230 tỷ đồng, trong đó có hơn 136 tỷ đồng cho vay xuất khẩu hàng hóa. Ngoài 
nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc vào lĩnh vực hội nhập, tỉnh Thanh Hóa cũng 
thƣờng xuyên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ theo hình thức BT, BOT, BTO và các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 157 
hình thức đầu tƣ khác để thu hút mạnh vốn vào phát triển kết cấu hạ tầng. Đẩy mạnh công 
tác vận động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài bằng nhiều hình thức để tranh thủ các nguồn vốn 
đầu tƣ ODA, FDI của các nƣớc và các tổ chức quốc tế. 
Để khắc phục những hạn chế về quy mô sản xuất và phụ thuộc nguyên liệu của 
ngành dệt may (một ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất tỉnh Thanh Hóa những năm gần 
đây), UBND tỉnh đã có phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dệt may tỉnh Thanh Hóa đến 
năm 2020, định hƣớng đến năm 2025. Theo đó, trong giai đoạn tới sẽ phát triển ngành dệt 
may theo hƣớng xây dựng các cụm công nghiệp dệt may để thu hút các dự án kéo sợi, dệt, 
sản xuất nguyên phụ liệu. Phấn đấu tăng trƣởng công nghiệp dệt may tỉnh Thanh Hóa giai 
đoạn 2011 - 2015 là 27%, giai đoạn 2016 - 2020 hơn 10%, xuất khẩu hàng dệt may đến 
năm 2015 đạt hơn 300 triệu USD, đến năm 2020 đạt hơn 500 triệu USD. 
Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng tích cực tuyên truyền, phổ biến thông tin và hỗ trợ 
xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp. Các sở, ban, ngành, các cơ quan xúc tiến thƣơng 
mại, đầu tƣ và du lịch đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu cho các tổ chức, doanh 
nghiệp của tỉnh những thông tin về các thị trƣờng tiềm năng trong khu vực và trên thế giới, qua 
đó góp phần định hƣớng phát triển thị trƣờng xuất khẩu cho các doanh nghiệp. 
Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa cũng thƣờng xuyên bổ sung và ban hành các ấn phẩm 
thông tin nhằm giới thiệu một bức tranh tổng quát về lợi thế cạnh tranh và cơ hội hợp tác 
với Thanh Hóa cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp và đối tác trên thế giới. Mặt khác, để tạo 
môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy đầu tƣ và xuất khẩu, tỉnh Thanh Hóa đã và đang thực hiện 
các cơ chế chính sách vƣợt trội, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật 
và hạ tầng công nghệ thông tin trong giai đoạn mới. 
4. KẾT LUẬN 
Một nhận định khá rõ ràng đó là xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất 
yếu toàn cầu bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Bất kỳ một quốc gia, một địa 
phƣơng nào muốn phát triển, muốn nâng cao đời sống của mỗi ngƣời dân đều phải nỗ lực 
hết mình nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận 
thức rõ vấn đề này, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung đã không ngừng 
nghiên cứu tìm hiểu bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề ra các chƣơng 
trình, giải pháp hữu ích góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập một cách hiệu quả nhất. 
Con đƣờng hội nhập vẫn còn khá dài và chông gai, nhƣng với nỗ lực phát huy tính năng 
động, lợi thế cạnh tranh và nội lực cộng đồng, tin rằng toàn dân tỉnh Thanh Hóa sẽ sớm 
nắm rõ và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, tận dụng cao nhất các lợi ích và hạn chế tối đa 
các bất cập của quá trình hội nhập này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hà Văn Hội (2014), Tự do hóa thương mại hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
2015, Tạp chí Đông Nam Á. 
[2] Nguyễn Đức Thành (2014), Việt Nam và AEC 2015, Thời báo Kinh tế Sài Gòn 5.9. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 
 158 
[3] Phạm Thị Thanh Bình (2010), “Triển vọng hình thành Cộng đồng ASEAN và vai trò 
của Việt Nam”,  
[4] ASEAN Secretariat, ASEAN Economic Community Bulletin,  
archive/5187-10. 
[5] Tóm lược về AEC,  
[6] Websites Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, 
vn/Pages/Article.aspx?ChannelId=186&articleID=40425. 
THANH HOA TOWARDS INTEGRATION ASEAN 
ECONOMIC COMMUNITY 
Do Thi Man 
ABSTRACT 
The paper focuses on analyzing aspects of international economic integration, 
especially the integration of ASEAN Economic Community (AEC). From that, the author 
analyzes the situation of Thanh Hoa province in international economic integration 
generally and economic integration in ASEAN particularly; identify opportunities and 
challenges as well as show out the direction and policies to develop economic in Thanh 
Hoa province towards integration AEC. 
Keywords: Thanh Hoa Province, Integration, AEC 

File đính kèm:

  • pdfthanh_hoa_truoc_them_hoi_nhap_cong_dong_kinh_te_asean.pdf