Tạp chí y dược thực hành 175 - Số 20 - 12/2019

Chất lượng đào tạo của học sinh sau

khi ra trường là mối quan tâm hàng đầu của

các nhà quản lý và toàn xã hội. Thực tế cho

thấy mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực nâng cao

chất lượng đào tạo trong suốt thời gian qua

nhưng thực tế xã hội cho thấy rất nhiều sinh

viên ra trường không xin được việc làm và rất

nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được lao

động phù hợp với yêu cầu. Thực tế diễn ra cho

thấy các sinh viên sau khi học xong không tìm

được việc làm hoặc làm việc không phù hợp

với chuyên môn, chỉ có một tỷ lệ không cao

đáp ứng với nhu cầu của nhà tuyển dụng [4].

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện

tượng này được các nhà giáo dục đánh giá là

công tác đào tạo của trường học chưa đồng bộ

với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Trường Trung cấp Quân 2 nay là

trường Cao đẳng Quân y 2 với hơn 41 năm

qua đã có những bước phát triển mới về quy

mô; đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình

đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán

bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất và trang

thiết bị nhằm nâng cao về chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên sinh viên của nhà trường

nói chung và khối trung cấp nói riêng khi tốt

nghiệp cmức độ đáp ứng được nhu cầu của

người sử dụng như thế nào trong giai đoạn

hiện nay, câu hỏi này vẫn còn chưa trả lời.

pdf 119 trang kimcuc 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí y dược thực hành 175 - Số 20 - 12/2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí y dược thực hành 175 - Số 20 - 12/2019

Tạp chí y dược thực hành 175 - Số 20 - 12/2019
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - Số 20 - 12/2019
MỤC LỤC
1 Đánh giá thực trạng kiểm soát huyết áp và một số yếu tố liên quan ở 
người cao tuổi có tăng huyết áp tại Bệnh viện Quân y 175
Thân Hồng Anh, Võ Thành Nhân
5
2 Đánh giá mức độ đáp ứng đối với công việc của sinh viên tốt nghiệp 
tại trường Cao đẳng Quân y 2 
Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Văn Bắc 
14
3 Khảo sát nhận thức về nghiên cứu khoa học ở nhân viên y tế tại các 
Bệnh viện thuộc Quân khu 7
Đặng Văn Khanh, Vũ Thị Thanh Tâm
21
4 Văn hóa an toàn người bệnh và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân 
Dân y Miền Đông 
Ngô Thị Xuân, Bùi Thị Như
28
5 Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày – 
hành tá tràng tại Bệnh viện Quân y 4 - Quân đoàn 4
Nguyễn Ngọc Đạm, Trần Duy Công, Phạm Quốc Huy 
Nguyễn Đình Lâm, Phạm Đức Vinh, Nguyễn Hữu Lý
38
6 Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại Bệnh viện Quân 
Dân Y Miền Đông năm 2019
Huỳnh Ngọc Cương, Nguyễn Thị Phương Lan
48
7 Nhận xét bước đầu kết quả vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào 
dạy học tiếng anh chuyên ngành tại trường Cao đẳng Quân y 2
Nguyễn Thị Hiền
59
8 Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy kín liên mấu chuyển và dưới 
liên mấu chuyển xương đùi bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Quân y 175
Lê Quang Trí, Nguyễn Văn Tùng
65
9 Đánh giá kết quả bước đầu phương pháp nghe tiếng tim qua hệ thống 
loa giảm âm trong thực hành triệu chứng học tiền lâm sàng tại Trường 
Cao đẳng Quân y 2
Lê Văn Luận 
75
10 Khảo sát tác dụng chống oxy hóa của một số cây họ Fabaceae
Phạm Đoàn Anh Ninh
80
11 Khảo sát mức độ đáp ứng công việc của học viên tốt nghiệp lớp nhân 
viên lớp quân y đại đội dựa trên ý kiến của quản lý trong lực lượng vũ 
trang Quân khu 7
Nguyễn Văn Bắc
89
12 Đánh giá tổn thương thận sớm bằng định lượng microalbumin niệu 
trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Lê Văn Tám
95
13 Khảo sát tình hình kê đơn kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại Bệnh 
viện Quân y 4/Quân đoàn 4
Phạm Thị Hiếu
104
14 Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch tại 
khoa Răng Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 7A
Lê Hữu Toàn, Đặng Hồng Giang 
111
JOURNAL OF 175 PRACTICAL MEDICINE AND PHARMACY 
SỐ 20 - 12/2019
CONTENTS
1 Assessement the situation of the blood pressure control and some related 
factors in in elderly people with hypertension at 175 Military Hospital
Than Hong Anh, Vo Thanh Nhan
5
2 Evaluation of the levels in responsiveness to the job of graduated 
students at Military Medical College No2
Nguyen Thi Phuong, Nguyen Van Bac 
14
3 Survey of health worker of scientific research in hospitals at Military 
Region 7
Dang Van Khanh, Vu Thi Thanh Tam
21
4 Patient safety culture and the related factors at Eastern People Military 
Hospital Abtracts
Ngo Thi Xuan, Bui Thi Nhu
28
5 To evaluate the initial results of laparoscopic surgery of gastric-duodenal 
perforation and comment on complications at 4 Military Hospital- 4 
Army Corps
Nguyen Ngoc Dam, Tran Duy Cong, Pham Quoc Huy 
Nguyen Dinh Lam, Pham Duc Vinh, Nguyen Huu Ly
38
6 Status stress, depression, anxiety employees at Quan Dan y Mien Dong 
Hospital in 2019
Huynh Ngoc Cuong, Nguyen Thi Phuong Lan
48
7 To evaluate the results of applicating active methodology in teaching 
specialized English at Military Medical College No2
Nguyen Thi Hien
59
8 Evaluating the results of surgical treatment of underwent closed 
intertrochanteric fractures and subtrochanterics femoral fractures by 
locking screw brace at 175 Military Hospital
Le Quang Tri, Nguyen Van Tung
65
9 Evalutate the initial results the cardiac catheterization system in 
symptomatic practice at Military Medical College No2
Le Van Luan 
75
10 Survey antioxidant activities of plants fabaceae
Pham Doan Anh Ninh
80
11 Survey of job response of graduates of manage of the company through 
user comments in the Military Region No 7
Nguyen Van Bac
89
12 Evaluation of early kidney damage by quantitative microalbuminuria in 
patients with type 2 diabetes
Le Van Tam
95
13 Analyze the current situation of antibiotic prescription at Military 
Hospital 4 - Army Corps 4
Pham Thi Hieu
104
14 Evaluation of surgical treatment results for impacted lower third molar 
at Odontomaxillofacial Department, 7A Military Hospital
Le Huu Toan, Dang Hong Giang
111
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
5
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Đại học Y Dược TP. HCM
Người phản hồi (Corresponding): Thân Hồng Anh (thanhonganh175@gmail.com)
Ngày nhận bài: 12/10/2019, ngày phản biện: 31/10/2019
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2019
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ 
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI CÓ 
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Thân Hồng Anh1, Võ Thành Nhân2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo JNC 8 ở NCT và một số yếu tố liên 
quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên các bệnh nhân 
THA từ 60 tuổi trở lên đang điều trị tại phòng khám Khoa điều trị cán bộ cao cấp Quân đội, 
bệnh viện Quân y 175 từ 10/2015 đến 03/2016. Kết quả: Có 390 bệnh nhân THA từ 60 tuổi trở 
lên tham gia nghiên cứu trong 6 tháng. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp chung theo JNC 8 là 55,9%. Tỷ 
lệ kiểm soát ở các phân nhóm khác nhau: THA không kèm đái tháo đường (ĐTĐ) và bệnh thận 
mạn (BTM): 72,8%; THA kèm ĐTĐ (không BTM): 39,8%; THA kèm BTM (có hoặc không có 
ĐTĐ): 32,9%. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp quá chặt là 11%. Tuổi ≥70 và ĐTĐ làm giảm khả năng 
kiểm soát huyết áp. Kết luận: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo JNC 8 tương đương với các với các 
nghiên cứu trong và ngoài nước, tuổi trên 70 và ĐTĐ là rào cản đối với kiểm soát huyết áp ở 
NCT.
Từ khóa: kiểm soát, huyết áp
ASSESSEMENT THE SITUATION OF THE BLOOD PRESSURE 
CONTROL AND SOME RELATED FACTORS IN IN ELDERLY PEOPLE WITH 
HYPERTENSION AT 175 MILITARY HOSPITAL
ABSTRACT
Objectives: Survey the blood pressure control rate according to JNC 8 in elderly and 
some related factors. Methods: Cross-sectional study was analyzed in hypertensive patients 
aged 60 and older who were receiving treatment at the Senior Military officials clinic of Military 
Hospital 175 from October 2015 to March 2016. Results: There were 390 hypertensive patients 
60 years or older who participated in the study for 6 months. The overallblood pressure control 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
6
rate according to JNC 8 guidelines was 55.9%. The blood pressure control rates in different 
subgroups were: 72.8% (patients without diabetes and chronic kidney diasease – CKD); 39,8% 
(patients with diabetes and no CKD); 32.9% (patients with CKD and with or without diabetes). 
The blood pressure control rate is too tight at 11%. Age above 70 and diabetes decreases 
blood pressure control. Conclusions: The rate of blood pressure control according to JNC 8 
is comparable to that of domestic and international studies, over 70 years and diabetes is a 
barrier to blood pressure control in elderly people.
Keywords: control, blood pressure.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý 
khá phổ biến ở người cao tuổi (NCT), chiếm 
khoảng trên 60% những người trên 65 tuổi 
và tác động đến hơn 1 tỷ người trên thế giới. 
THA là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất về tim 
mạch, là một trong các nguyên nhân hàng đầu 
gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới. Nhiều 
nghiên cứu đã chứng minh lợi ích giảm biến 
chứng, giảm tử vong trong điều trị THA và 
kiểm soát tốt huyết áp ở NCT.
Năm 2014, khuyến cáo của JNC 8 
đưa ra trị số huyết áp mục tiêu với người ≥ 
60 tuổi < 150/90 mmHg, người bệnh thận và/
hoặc đái tháo đường thì < 140/90 mmHg với 
bất kỳ lứa tuổi.Tại khoa điều trị cán bộ cao 
cấp quân đội- Bệnh viện quân y 175, bệnh 
nhân cao tuổi có THA chiếm hơn 50% số 
bệnh nhân đến khám và điều trị. Kiểm soát 
tốt huyết áp và điều trị các yếu tố nguy cơ là 
góp phần nâng cao chất lượng điều trị bệnh 
nhân THA. Hiện nay các nghiên cứu về đánh 
giá kiểm soát huyết áp theo JNC 8 trên NCT 
còn hạn chế, vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài 
nghiên cứu này nhằm tiêu:
1. Xác định tỷ lệ kiểm soát huyết áp 
theo JNC 8 ở NCT có THA tại phòng khám 
khoa Điều trị cán bộ cao cấp- Bệnh viện quân 
y 175.
2. Xác định mối liên quan giữa kiểm 
soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Đối tượng 
Những bệnh nhân THA ≥ 60 tuổi 
đang điều trị THA ngoại trú THA từ 1 tháng 
trở lên tại phòng khám Khoa Điều trị cán bộ 
cao cấp Quân đội bệnh viện Quân y 175 từ 
tháng 10/2015 đến tháng 3/2016. 
Tiêu chuẩn chọn vào:bệnh nhân điều 
trị ngoại trú tại Bệnh viện được các bác sĩ của 
bệnh viện kê đơn và hướng dẫn điều trị thời 
gian > 1 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân đang 
mắc các bệnh cấp tính (nhiễm trùng, đột quỵ 
cấp, nhồi máu cơ tim cấp...); bệnh nhân không 
hợp tác (giảm thính lực, không hợp tác,..).
2.2. Phương pháp: Nghiên cứu cắt 
ngang mô tả, có phân tích.
2.3. Biến số chính
Bệnh nhân được hỏi bệnh để xác 
định : tuổi, thời gian phát hiện THA, xác định 
yếu tố nguy cơ tim mạch, các thuốc huyết áp 
đang điều trị.
Đo chỉ số nhân trắc của bệnh nhân: 
chiều cao, cân nặng, tính BMI.
Đo huyết áp tại phòng khám khoa 
A1- BV 175.
Làm các xét nghiệm cận lâm sàng: 
nhóm mỡ, đường máu, định lượng Creatine 
huyết thanh, albumin niệu.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
7
2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán
Kiểm soát huyết áp theo khuyến cáo 
của JNC 8
Kiểm soát huyết áp quá chặt: HA TT 
< 120 mm Hg và/hoặc HA TTr < 60 mm Hg.
Đái tháo đường: chẩn đoán theo tiêu 
chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Hoa kỳ 2009. 
Bệnh thận mạn: chẩn đoán theo tiêu 
chuẩn KDOQI – Hội thận học Hoa Kỳ 2002.
Rối loạn lipid máu: chẩn đoán theo 
tiêu chuẩn của ESH/ESC 2013.
Chỉ số khối cơ thể (BMI): được tính 
theo công thức: BMI (kg/m2) = cân nặng (kg) 
/ (chiều cao tính bằng m)2 và mã hóa thành 4 
giá trị theo tiêu chuẩn dành cho người châu Á 
trưởng thành theo đề nghị của WHO.
2.5. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý 
theo phần mềm thống kê SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ 
Trong thời gian từ tháng 10/2015 đến 
tháng 8/2016, tại phòng khám Khoa điều trị 
cán bộ cao cấp quân đội - Bệnh viện 175, có 
390 bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn chọn mẫu.
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Giới Nam 385 98,7
Nữ 5 1,3
Tuổi 60 - 69 213 54,6
70 - 79 96 20,6
≥ 80 81 20,8
Thời gian phát hiện THA < 5 năm 64 16,4
5 – 10 năm 156 40
≥ 10 năm 170 43,6
Chỉ số khối cơ thể Thiếu cân 5 1,3
Bình thường 87 22,3
Thừa cân 131 33,6
Béo phì 167 42,8
Thuốc hạ áp
Lợi tiểu 43 11
Ức chế men chuyển 258 66,2
Ức chế thụ thể 95 24,4
Ức chế Canxi 172 44,1
Ức chế beta 99 25,4
Thuốc khác 2 0,6
Nhận xét: Trong số 390 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 385 bệnh nhân nam chiếm 
tỷ lệ 98,7% có tuổi trung bình của bệnh nhân là 70,3 ± 8,7. Thời gian phát hiện THA trung bình 
là 11,3 ± 7 năm. Nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất là ức chế men chuyển chiếm tỷ lệ 66,2%, 
rồi đến nhóm ức chế canxi chiếm tỷ lệ 44,1%. 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
8
3.2. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo JNC 8
Bảng 3.2: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo JNC 8
Nhóm bệnh nhân
Mục tiêu
( mmHg)
Tần số
(tổng số BN)
Tỷ lệ
 (%)
THA (không có ĐTĐ và BTM) < 150/90 150 (206) 72,8
THA + ĐTĐ ( không có BTM) < 140/90 43 (108) 39,8
THA + BTM (Có hoặc không ĐTĐ) < 140/ 90 25 (76) 32,9
Chung 218 (390) 55,9
Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp chung theo JNC 8 cho tất cả các nhóm đối tượng 
là 55,9%. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp cao nhất ở nhóm không ĐTĐ và BTM là 72,8%, tiếp đến 
nhóm có ĐTĐ không BTM là 39,8% và cuối cùng là nhóm BTM là 32,9%.
Bảng 3.3: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Tần số ( tổng số BN) Tỷ lệ (%) p-values
< 70 136 (213) 63,8
0,002
70 - 79 44 (96) 45,8
≥ 80 38 (81) 46,1
 Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp cũng giảm dần theo tuổi. Lứa tuổi < 70 tuổi tỷ lệ 
kiểm soát huyết áp cao nhất là 63,8%, ở lứa tuổi trên 70 tỷ lệ kiểm soát huyết áp chỉ còn khoảng 
trên 45%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,002.
3.3. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp quá chặt
Bảng 3.4: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp quá chặt
Các loại kiểm soát HA chặt Mức HA (mmHg) Tần số ( số BN) Tỷ lệ (%)
HATT < 120 37 9,5
HATTr < 60 6 1,5
HATT và HATTr < 120 và < 60 0 0
Chung 43 11
Nhận xét: Tỷ lệ kiểm soát huyết áp quá chặt là 11% trong tổng số bệnh nhân tham 
gia nghiên cứu, trong đó hầu hết là kiểm soát quá chặt mức huyết áp tâm thu với tỷ lệ là 9,5 %.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
9
3.4. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ
Bảng 3.5: Mối liên giữa kiểm soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ
Yếu tố OR 95% CI P
Tuổi ≥ 70 0,489 0,325 – 0,734 0,001
TG phát hiện THA > 10 năm 0,627 0,418 – 0,940 0,023
Hút thuốc lá 1,261 0,875 – 2,026 0,337
Vận động thể lực 2,116 1,217 – 3,678 0,007
Rối loạn lipid máu 0,534 0,307 – 0,925 0,024
Đái tháo đường 0,293 0,191 – 0,450 < 0,001
TS gia đình có bệnh TM sớm 1,472 0,795 – 2,724 0,217
Béo phì 1,447 0,963 – 2,175 0,075
Nhận xét:
Qua phân tích đơn biến cho thấy: cho 
thấy kiểm soát huyết áp liên quan những bệnh 
nhân có tuổi ≥ 70 tuổi; có thời gian THA trên 
10 năm; thường xuyên luyện tập thể lực; bị rối 
loạn lipid máu và ĐTĐ với p < 0,05. Chúng 
tôi chưa thấy sự liên quan giữa kiểm soát 
huyết áp với các yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá; 
béo phì và tiền sử gia đình có bệnh tim mạch 
sớm. Chúng tôi tiến hành phân tích đa biến 
mối liên quan giữa kiểm soát huyết áp và các 
yếu tố liên quan trong phân tích đơn biến để 
khử nhiễu.
Bảng 3.6. Liên quan giữa kiểm soát huyết áp và một số yếu tố trong phân tích 
đa biến
Yếu tố OR 95% CI p
Tuổi ≥ 70 0,545 0,345 – 0,861 0,009
TG phát hiện THA > 10 năm 0,771 0,490 – 1,212 0,260
Vận động thể lực 1,733 0,953 – 3,151 0,072
Rối loạn lipid máu 0,660 0,370 – 1,177 0,159
Đái tháo đường 0,306 0,196 – 0,478 < 0,001
Nhận xét: Qua phân tích đa biến 
chúng tôi nhận thấy:Những bệnh nhân THA 
tuổi ≥ 70 khả năng kiểm soát huyết áp chỉ 
bằng 0,545 lần những bệnh nhân nhỏ hơn 70 
tuổi với OR = 0,545; 95% CI( 0,345 – 0,861); 
p = 0,009. Những bệnh nhân THA có kèm 
ĐTĐ khả năng kiểm soát huyết áp chỉ bằng 
0,306 lần những bệnh nhân không có ĐTĐ đi 
kèm với OR = 0,306; 95% CI (0,196 – 0,478); 
p < 0,001.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
10
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu
Trong 390 bệnh nhân cao tuổi có 
THA được đưa vào nghiên cứu có 98,7% là 
bệnh nhân nam, tỷ lệ giới tính khác với nhiều 
nghiên cứu trong và ngoài nước do đặc điểm 
cán bộ hưu trí cao cấp quân đội.Thuốc được 
sử dụng nhiều nhất là ức chế men chuyển và 
ức chế can-xi với tỷ lệ lần lượt là 66,2% và 
44,1%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trí 
tỷ lệ đó lần lượt là 56,9% và 44,9%; nghiên 
cứu của Trần Công Duy tỷ lệ đó là 58% và 
53,7% [7], [1]. Việc sử dụng các nhóm thuốc 
hạ áp còn phụ thuộc vào các bệnh lý kết hợp. 
Nếu các bệnh phối hợp là bệnh mạch vành, 
suy tim, ĐTĐ và BTM thì ưu tiên lựa chọn 
trong điều trị THA là nhóm ức chế men hoặc 
ức chế thụ thể.
4.2. Kiểm soát huyết áp theo JNC 8
Tỷ lệ kiểm soát huyết áp theo mục 
tiêu của JNC 8 trong nghiên cứu của chúng tôi 
là 55,9%. Tỷ lệ n ... as15 - 30 years old (74.39%); The mainly cause was pain and 
1 Bệnh viện Quân y 7A
Người phản hồi (Corresponding): Lê Hữu Toàn (hieudsv4@gmail.com)
Ngày nhận bài: 10/10/2019, ngày phản biện: 19/10/2019
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2019
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
112
swelling of infected teeth (56.1%); The most common complication is local infection (39.02%); 
impacted wisdom teeth in mandibular is the highest proportion (87.8%); The most applicable 
surgical method is flap forming combined with trapping cut points (63.41%). Conclusion: 
Evaluation of treatment results of impacted lower third molar extraction surgery after 07 days 
with 71.95% good, 25.61% moderately good, only 2.44% poor.
 Keywords: third molar, surgical treatment results.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng hàm lớn thứ ba, còn được gọi 
là răng khôn, thường mọc từ độ tuổi 18 – 31 
tuổi, là tình trạng bệnh lý thường gặp trong 
chuyên ngành Răng Hàm mặt. Răng khôn là 
răng mọc cuối cùng của cung răng, nằm ở vị 
trí xa nhất trên cung hàm. Chúng được mọc ở 
lứa tuổi trưởng thành khi mà các răng khác đã 
mọc ổn định trên cung hàm. Do nhiều nguyên 
nhân mà răng khôn thường mọc lệch, mọc 
kẹt, đôi khi ngầm trong xương, gây ra nhiều 
biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh 
nhân. Trong 4 răng khôn thì 2 răng khôn hàm 
dưới là dễ gây biến chứng hơn cả. Những biến 
chứng thường gặp nhất trên lâm sàng có thể kể 
đến như: Nhiễm trùng tại chỗ (viêm túi răng 
khôn, lợi trùm), sâu răng khôn, tiêu tổ chức 
cứng răng số 7, viêm tổ chức liên kết vùng góc 
hàm, viêm xương hàm, viêm tấy lan tỏa vùng 
hàm mặt,
Ở Việt Nam, do ý thức giữ gìn vệ sinh 
răng miệng chưa cao, nhận thức của người 
dân về những tác hại của răng khôn hàm dưới 
chưa đúng mức, nên thường bệnh nhân chỉ đi 
khám khi răng khôn đã gây biến chứng, dẫn 
đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và gây tốn 
kém cho bệnh nhân về thời gian và tiền bạc. 
Để góp phần đánh giá toàn diện, nâng 
cao hơn nữa chất lượng chẩn đoán, điều trị và 
khắc phục các biến chứng do răng khôn hàm 
dưới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh 
giá kết quả điều trị phẫu thuật răng khôn hàm 
dưới mọc lệch tại khoa Răng Hàm mặt, Bệnh 
viện Quân y 7A”, nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và 
tình trạng biến chứng của răng khôn hàm dưới 
mọc lệch ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại 
khoa Răng Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 7A.
2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu 
thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch tại khoa 
Răng Hàm mặt, Bệnh viện Quân y 7A.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng 
Nghiên cứu được thực hiện trên 
những bệnh nhân được chẩn đoán có răng khôn 
hàm dưới mọc lệch vào khám và điều trị phẫu 
thuật nhổ răng khôn hàm dưới tại khoa Răng 
Hàm mặt (Bệnh viện Quân y 7A) từ tháng 4 - 
7/2019. Bệnh nhân được hẹn tái khám sau 07 
ngày để đánh giá kết quả điều trị.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Các bệnh 
nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch gây 
biến chứng hoặc có nguy cơ gây biến chứng, 
được điều trị phẫu thuật nhổ răng khôn hàm 
dưới; Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 
và tuân thủ chỉ định điều trị, tái khám theo 
hẹn.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
113
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân có 
răng khôn hàm dưới nhưng mọc thẳng hoặc 
ngầm; Bệnh nhân không đồng ý tham gia 
nghiên cứu hoặc từ chối điều trị theo chỉ định, 
hoặc không quay lại tái khám theo hẹn.
2.2. Phương pháp
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: Lấy mẫu thuận tiện toàn 
bộ bệnh nhân được chẩn đoán có RKHD mọc 
lệch gây biến chứng hoặc có nguy cơ biến 
chứng, được chụp phim X quang răng toàn 
cảnh (Panorama) để xác định vị trí, hình thể 
và liên quan của răng khôn hàm dưới với các 
tổ chức giải phẫu xung quanh, từ tháng 4 - 
7/2019.
Tiêu chuẩn đánh giá: Đánh giá kết 
quả dựa vào 03 tiêu chí sưng nề, đau, độ há 
miệng được xác định tại thời điểm tái khám 
sau phẫu thuật 07 ngày.
2.3. Xử lý và quản lý số liệu
Các số liệu thu thập xử lý theo thuật 
toán thống kê trên máy vi tính bằng chương 
trình phần mềm STATA 14.0.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính và tuổi
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi (n=82)
 Giới
Tuổi
Nam Nữ Tổng
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
15 – 30 28 34,15 33 40,24 61 74,39
31 – 50 08 9,75 07 8,54 15 18,29%
> 50 04 4,88 02 2,44 6 7,32%
Tổng 40 48,8 42 51,2 82 100%
TB ± SD 29,65 ±12,01 25,88 ± 10,78 27,71 ± 11,49
Min - Max 19 - 75 17 - 59 17 - 75
Qua nghiên cứu thấy tỉ lệ nam và nữ là tương đương nhau.
Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu là 15 – 30 tuổi (74,39%), tiếp theo là 
nhóm tuổi 31 – 50 (18,29%), và thấp nhất là nhóm tuổi > 50 (7,32%).
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 27,71 ± 11,49 ; cao nhất là 75 tuổi, thấp nhất 
là 17 tuổi.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
114
3.1.2. Lý do khám bệnh
Bảng 2: Lý do khám bệnh
 Bệnh nhân
Lý do
Số lượng Tỉ lệ (%)
Sưng đau tại chỗ 46 56,1
Dắt thức ăn 15 18,3
Khám định kỳ 13 15,85
Khác 8 9,75
Tổng 82 100
Lý do khiến bệnh nhân đi khám nhiều nhất là sưng đau tại chỗ (56,1%), tiếp đến là dắt 
thức ăn (18,3%), sau đó là lý do tình cờ đi khám phát hiện (15,85%).
3.1.3. Biến chứng của răng khôn hàm dưới mọc lệch
Bảng 3: Biến chứng của RKHD mọc lệch
 Bệnh nhân
 Biến chứng
Số lượng Tỉ lệ (%)
Nhiễm trùng tại chỗ 32 39,02
Sâu răng số 7 15 18,3
Sâu răng số 8 10 12,2
Sâu răng số 7 và 8 06 7,32
Viêm mô tế bào 03 3,66
Chưa gây biến chứng 16 19,5
Tổng 82 100
Trong nhóm nghiên cứu, biến chứng gặp nhiều nhất là nhiễm trùng tại chỗ (39,02%), 
thấp nhất là biến chứng viêm mô tế bào (3,66%). Chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân có biến 
chứng tiêu xương mặt xa răng số 7 và viêm tấy lan tỏa vùng hàm mặt do RKHD trong nhóm 
nghiên cứu.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
115
3.1.4. Tư thế răng khôn hàm dưới mọc lệch
Bảng 4: Tư thế RKHD mọc lệch
 Bệnh nhân
Tư thế
Số lượng Tỉ lệ (%)
Lệch gần 72 87,8
Lệch xa 03 3,66
Lệch má 07 8,54
Lệch lưỡi 0 0
Tổng 82 100
Tư thế RKHD lệch gần chiếm đa số trong nhóm nghiên cứu (87,7%), tiếp theo là tư 
thế lệch má (8,54%) và lệch xa (3,66%). Không có trường hợp RKHD tư thế lệch lưỡi được ghi 
nhận trong nghiên cứu.
3.1.5. Phương pháp phẫu thuật răng khôn hàm dưới mọc lệch
Bảng 5: Phương pháp phẫu thuật RKHD mọc lệch
 Bệnh nhân
PPPT
Số lượng Tỉ lệ (%)
Tạo vạt 16 19,51
Tạo vạt, cắt điểm kẹt 52 63,41
Tạo vạt, cắt thân răng 10 12,2
Tạo vạt, cắt thân răng, 
chia chân
4 4,88
Tổng 82 100
Phương pháp phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là 
Tạo vạt, cắt điểm kẹt (63,41%). Phương pháp Tạo vạt, cắt thân, chia chân được áp dụng ít nhất, 
chỉ có 04 trường hợp (4,88%).
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
116
3.2. Kết quả sau phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch
3.2.1. Mức độ sưng nề
Bảng 6. Mức độ sưng nề sau phẫu thuật nhổ RKHD 07 ngày
 Bệnh nhân
Mức độ sưng
Số lượng Tỉ lệ (%)
< 2mm 57 69,51
2 – 4mm 25 30,49
> 4mm 0 0
Tổng 82 100
Hầu hết các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu trở lại tình trạng bình thường như trước 
phẫu thuật sau 07 ngày (69,51%), có 25 bệnh nhân (30,49%) còn sưng nề mức độ 2-4mm. 
Không có bệnh nhân nào sưng nề hơn 4mm sau phẫu thuật 07 ngày.
3.2.2. Mức độ đau
Bảng 7. Mức độ đau sau phẫu thuật nhổ RKHD 07 ngày
 Bệnh nhân
Mức độ đau
Số lượng Tỉ lệ (%)
Ít 70 85,36
Vừa 10 12,2
Nhiều 02 2,44
Tổng 82 100
Đa số các bệnh nhân không còn đau hoặc chỉ đau ít sau phẫu thuật 07 ngày (85,36%); 
có 2 trường hợp vẫn đau nhiều ở thời điểm tái khám (2,44%).
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
117
3.2.3. Độ há miệng
Bảng 8. Mức độ há miệng sau phẫu thuật nhổ RKHD 07 ngày
 Bệnh nhân
Độ há miệng
Số lượng Tỉ lệ (%)
≥ 40mm 75 91,46
30 – 39mm 06 7,32
< 30mm 01 1,22
Tổng 82 100
Có 75 trường hợp (91,46) há miệng gần như bình thường tại thời điểm 07 ngày sau phẫu thuật 
nhổ RKHD, chỉ có 01 trường hợp (1,22%) há miệng <30mm lúc tái khám.
3.3.4. Kết quả điều trị
Bảng 9: Kết quả điều trị
 Bệnh nhân
Kết quả
Số lượng Tỉ lệ (%)
Tốt 59 71,95
Khá 21 25,61
Kém 02 2,44
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm theo tuổi và giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 
số 82 bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân nhỏ 
tuổi nhất là 17 tuổi và bệnh nhân lớn tuổi nhất 
là 75 tuổi. Nhóm tuổi từ 15 – 30 tuổi chiếm 
tỉ lệ cao nhất (74,39%). Kết quả về nhóm 
tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp 
với nghiên cứu của các tác giả khác: Lê Thu 
Hà nhóm tuổi 20 – 35 chiếm tỉ lệ cao nhất 
57,89%; Vũ Đức Nguyện nhóm tuổi 20 – 29 
chiếm cao nhất 46,7%; trong nghiên cứu của 
Thiago de Santana-Santos thì tỉ lệ nhóm tuổi 
21 – 30 là 77,5%[11].
Về giới tính, chênh lệch giữa 2 giới 
trong nghiên cứu của chúng tôi là không đáng 
kể (48,8% nam và 51,2% nữ). Kết quả này 
không phù hợp với một số nghiên cứu trong 
nước và thế giới, khi nữ giới thường chiếm tỉ 
lệ cao hơn do độ dày xương hàm dưới nhỏ hơn 
ở nam giới như trong nghiên cứu của Trần Tấn 
Tài, Cavalho RW., Nakagawa Y.
4.2. Lý do khám bệnh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
sưng đau là lý do khiến bệnh nhân tìm đến 
nha sĩ để khám và điều trị, chiếm tỉ lệ cao nhất 
(56,1%). Sưng đau thường do nguyên nhân là 
viêm quanh răng khôn, hoặc viêm lợi trùm, 
biến chứng của viêm mô tế bào tại vùng góc 
hàm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
118
của Nguyễn Thế Hạnh sưng đau chiếm tỉ lệ 
69,09%, ở nghiên cứu của Vũ Đức Nguyện 
là 48,9%. Ở nghiên cứu của Gary D. Slade, 
37,08% bệnh nhân đến điều trị vì triệu chứng 
sưng đau[2].
4.3 Biến chứng do răng khôn hàm dưới
Có 32 trường hợp (chiếm 39,02%) 
trong nhóm nghiên cứu có tình trạng nhiễm 
trùng tại chỗ. Kết quả này tương tự với tác giả 
Lê Thu Hà nghiên cứu trên 190 bệnh nhân có 
RKHD mọc lệch, ngầm taị khoa Răng miệng 
(BV Trung ương Quân đội 108) có 61,57% 
bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng. Điều 
đó nói lên rằng, chỉ khi có triệu chứng gây khó 
chịu thì mới khiến bệnh nhân tìm đến bác sĩ. 
Việc thăm khám định kỳ sức khỏe răng miệng 
chưa được chú trọng đúng mức, chỉ có 19,5% 
bệnh nhân khám định kỳ phát hiện tình trạng 
RKHD mọc lệch có nguy cơ gây biến chứng 
[1].
4.4. Tư thế răng khôn hàm dưới 
mọc lệch
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 
sự vượt trội của tư thế lệch gần so với các tư 
thế lệch khác được khảo sát trong nhóm bệnh 
nhân, chiếm tới 87,8%. Kết quả này là do đặc 
điểm phôi thai của RKHD và quá trình phát 
triển của XHD vùng góc hàm. Tỉ lệ RKHD 
lệch gần trong các nghiên cứu của các tác giả 
khác cũng tương tự như chúng tôi: Phạm Cao 
Phong ghi nhận có 68,7% trường hợp lệch 
gần, Nguyễn Thế Hạnh có 72,73% RKHD 
lệch gần [2].
4.5. Phương pháp phẫu thuật răng 
khôn hàm dưới mọc lệch
Phương pháp tạo vạt + cắt điểm kẹt 
được thực hiện nhiều nhất trong nghiên cứu 
với 52 trường hợp (chiếm 63,41%), tiếp đến 
là tạo vạt đơn thuần (19,51%). Tỉ lệ sử dụng 
phương pháp phẫu thuật này phù hợp với 
nghiên cứu của Phạm Cao Phong có 59,2%, 
Vũ Đức Nguyện có 79,7% các trường hợp[3].
4.6. Kết quả sau phẫu thuật nhổ 
răng khôn hàm dưới mọc lệch
Đánh giá 07 ngày sau phẫu thuật 
RKHD, hầu hết các triệu chứng sưng nề, 
đau và độ há miệng được phục hồi gần như 
tình trạng trước phẫu thuật. Tại thời điểm tái 
khám, còn 02 trường hợp (2,44%) còn đau 
nhiều, có thể liên quan đến phương pháp phẫu 
thuật có cắt thân răng kết hợp chia chân răng, 
ảnh hưởng nhiều đến mô mềm và xương ổ 
răng, làm chậm quá trình lành thương hơn 
so với các trường hợp khác tương tự kết quả 
nghiên cứu của tác giả Anne Pedersen. Sự cải 
thiện các triệu chứng sưng nề, đau, hạn chế há 
miệng trong nghiên cứu của chúng tôi cũng 
tương đồng trong các nghiên cứu của Lâm 
Nhựt Tân[6], Trần Tấn Tài[5].
Có 01 trường hợp có độ há miệng 
<30mm (1,22%), tương đồng với kết quả 
nghiên cứu của Lâm Nhựt Tân.
Kết quả điều trị tốt được ghi nhận 
trên 59 trường hợp (71,95%), 21 trường hợp 
(25,61%) đạt khá và chỉ có 02 trường hợp 
(2,44%) đạt kết quả kém tại thời điểm tái 
khám sau phẫu thuật nhổ RKHD 07 ngày. 
Trong nghiên cứu của Vũ Đức Nguyện cũng 
cho kết quả phù hợp với nghiên cứu của chúng 
tôi: 75,6% đạt kết quả tốt, 24,4% đạt kết quả 
khá sau phẫu thuật, không có trường hợp đạt 
kém[3].
5. KẾT LUẬN
Trong 82 trường hợp RKHD mọc 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
119
lệch điều trị phẫu thuật nhổ răng khôn hàm 
dưới tại Khoa Răng Hàm mặt, Bệnh viện 
Quân y 7A từ tháng 4 - 7/2019 nhận thấy: 
1. Tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch 
ở nam và nữ là tương đương nhau; nhóm tuổi 
chiếm tỉ lệ cao nhất là 15 – 30 (74,39%). Lý do 
vào khám chủ yếu là sưng đau tại chỗ (56,1%). 
Biến chứng hay gặp nhất là nhiễm trùng tại 
chỗ (39,02%). Răng khôn hàm dưới mọc lệch 
gần chiếm tỉ lệ cao nhất (87,8%). Phương pháp 
phẫu thuật được áp dụng nhiều nhất là Tạo vạt 
kết hợp với cắt điểm kẹt (63,41%).
2. Đánh giá kết quả điều trị sau 07 
ngày phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới có 
71,95% đạt Tốt, 25,61% đạt Khá, chỉ có 2,44% 
đạt Kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thu Hà (2007). “Nghiên cứu 
tình trạng tai biến mọc răng khôn và cách 
xử trí tại khoa Răng miệng, Bệnh viện Trung 
ương Quân đội 108”, Tạp chí Y dược lâm sàng 
108, Tập 2 – Số 3/2007, Viện nghiên cứu khoa 
học y dược lâm sàng 108, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Hạnh (2016). “Nhận 
xét đặc điểm lâm sàng, X-quang răng hàm lớn 
thứ ba hàm dưới mọc lệch, ngầm”, Tạp chí Y 
dược lâm sàng 108, Tập 11 - Số 3/2016. Viện 
nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108, 
Hà Nội.
3. Vũ Đức Nguyện (2010). Nhận xét 
đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết 
quả phẫu thuật RKHD mọc lệch, mọc ngầm 
dưới gây mê nội khí quản, Luận văn Bác sĩ 
Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phạm Cao Phong (2014). “Những 
biến chứng hay gặp răng khôn hàm dưới mọc 
lệch ngầm”, Tạp chí Y học thực hành (914), số 
4/2014, Bộ Y tế.
5. Trần Tấn Tài (2011). “Khảo sát 
mối liên quan giữa sự lành thương sau phẫu 
thuật răng khôn hàm dưới với mức độ mọc 
lệch - ngầm”, Tạp chí Y dược học, Tập 5, 
Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Lâm Nhựt Tân (2019). “Đặc điểm 
lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều 
trị bệnh nhân có răng khôn hàm dưới mọc lệch 
được phẫu thuật bằng kỹ thuật cắt dọc thân 
răng, tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 
năm 2017-2018”, Tạp chí Y dược học Cần 
Thơ, số 17/2019, Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Anne Pedersen (1985). 
“Interrelation of complaints after removal 
of impacted mandibular third molars”, 
International Journal of Oral Surgery, Volume 
14, Issue 3, Pages 241-244.
8. Carvalho RW (2011). “Assessment 
of factors associated with surgical difficulty 
during removal of impacted lower third 
molars”, Journal Oral Maxillofacial Surgery; 
69(11):2714-21.
9. Gary D. Slade (2004). “The impact 
of third molar symptoms, pain, and swelling 
on oral health-related quality of life”, Journal 
of Oral and Maxillofacial Surgery, Volume 62, 
Issue 9, September 2004, Pages 1118-1124.
10. Nakagawa Y. (2007). “Third 
molar position: reliability of panoramic 
radiography”, J Oral Maxillofac 
Surg.;65(7):1303-8.
11. Thiago de Santana-Santos (2013). 
“Prediction of postoperative facial swelling, 
pain and trismus following third molar surgery 
based on preoperative variables”, Med Oral 
Patol Oral Cir Bucal.;18 (1):e65-70.

File đính kèm:

  • pdftap_chi_y_duoc_thuc_hanh_175_so_20_122019.pdf