Tạo lập bảng tra thuật ngữ trong các tác phẩm phi hư cấu: Thực trạng và các yếu tố tác động

Thuật ngữ index được sử dụng phổ biến

trong lĩnh vực xử lý thông tin. Ở đó, index được

coi là hoạt động đánh chỉ mục cho nội dung

thông tin nhằm giúp tìm kiếm được dễ dàng

hơn [Fetters, 2013]. Chẳng hạn, Google đánh

chỉ mục cho các nội dung website trên internet

để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin họ

cần ở các website này; cơ sở dữ liệu cần đánh

chỉ mục toàn bộ biểu ghi để tăng tốc độ và độ

chính xác trong tìm kiếm thông tin; hệ thống

mục lục trong thư viện cũng là một dạng index

được các chuyên gia xây dựng nên để giúp

người đọc tìm kiếm và định vị tài liệu trong thư

viện được dễ dàng hơn. Điều này cũng tương

tự với việc khi đọc một cuốn sách, người đọc

muốn tìm kiếm nhanh đến một nội dung hay

chủ đề cụ thể nào đó thì cần có một bảng

thuật ngữ chỉ dẫn để định vị nội dung đó nằm

cụ thể ở trang nào, phần nào - đó chính là

index. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tạm

dịch index là bảng tra thuật ngữ và sử dụng

trực tiếp từ index để thảo luận.

Theo cách hiểu đơn giản, index là một mục

lục mô tả nội dung của cuốn sách (Knight,

1988). Tuy nhiên, index còn có ý nghĩa nhiều

hơn thế. Campbell - Scott và Verne (2017)

cho rằng, index chính là chiếc bản đồ cho

độc giả của cuốn sách. Nó cho biết những gì

mong đợi từ cuốn sách của bạn, nơi tìm chủ

đề mà họ quan tâm và quan trọng hơn là nó

nói rõ cho bạn những gì không có trong cuốn

sách. Điều này có nghĩa là index làm giảm

đi những đánh giá kém và tăng đánh giá tích

cực từ độc giả, người phê bình sách. Index

giúp sử dụng sách hiệu quả hơn và là một

công cụ hữu ích cho độc giả. Đứng từ phía

người viết sách, khi tạo ra sản phẩm là những

ý tưởng, tư tưởng, những công trình nghiên

cứu khoa học có tính mới, các nhà nghiên cứu

thường sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn,

thuật ngữ khoa học và cách tiếp cận mới được

tác giả mong muốn thể hiện, chia sẻ với giới

chuyên môn, với người đọc. Vậy làm thế nào

để người đọc có thể nhận diện ra những nội

dung chính, những vấn đề quan trọng mà

tác giả muốn truyền tải đó?

pdf 9 trang kimcuc 4880
Bạn đang xem tài liệu "Tạo lập bảng tra thuật ngữ trong các tác phẩm phi hư cấu: Thực trạng và các yếu tố tác động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạo lập bảng tra thuật ngữ trong các tác phẩm phi hư cấu: Thực trạng và các yếu tố tác động

Tạo lập bảng tra thuật ngữ trong các tác phẩm phi hư cấu: Thực trạng và các yếu tố tác động
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 3
TẠO LẬP BẢNG TRA THUẬT NGỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM PHI HƯ CẤU: 
THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
TS Đỗ Văn Hùng, Đỗ Thị Hà Duyên
Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội
● Tóm tắt: Bảng tra thuật ngữ (index) được coi là một phần không thể thiếu trong mỗi cuốn sách phi 
hư cấu được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín trên thế giới, tuy nhiên đối với sách xuất bản tại 
Việt Nam thì index chưa được phổ biến. Bài viết này làm rõ thực trạng xây dựng và sử dụng index 
trong cách sách phi hư cấu xuất bản tại Việt Nam. Trên cơ sở nhận diện và đánh giá các yếu tố tác 
động đến hoạt động tạo lập và sử dụng index, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy 
hoạt động biên soạn, xuất bản và sử dụng index tại Việt Nam.
● Từ khóa: Bản tra thuật ngữ; index; sách phi hư cấu; đánh chỉ mục.
CREATING INDEX OF NON-FICTION WORKS: CURRENT STATUS AND IMPACT FACTORS
● Abstract: The index is considered to be an integral part of every non-fiction book published by 
prestigious publishers around the world, but for books published in Vietnam, the index has not 
been popular yet. This article clarifies the real situation of building and using the index in non-fiction 
books published in Vietnam. Based on identification and evaluation of factors affecting the index 
creation and use, the study makes a number of recommendations to promote the compilation, 
publication and use of indexes in Vietnam.
● Keywords: Glossary; index; non-fiction books; indexing.
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA INDEX
1.1. Khái niệm index
Thuật ngữ index được sử dụng phổ biến 
trong lĩnh vực xử lý thông tin. Ở đó, index được 
coi là hoạt động đánh chỉ mục cho nội dung 
thông tin nhằm giúp tìm kiếm được dễ dàng 
hơn [Fetters, 2013]. Chẳng hạn, Google đánh 
chỉ mục cho các nội dung website trên internet 
để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin họ 
cần ở các website này; cơ sở dữ liệu cần đánh 
chỉ mục toàn bộ biểu ghi để tăng tốc độ và độ 
chính xác trong tìm kiếm thông tin; hệ thống 
mục lục trong thư viện cũng là một dạng index 
được các chuyên gia xây dựng nên để giúp 
người đọc tìm kiếm và định vị tài liệu trong thư 
viện được dễ dàng hơn. Điều này cũng tương 
tự với việc khi đọc một cuốn sách, người đọc 
muốn tìm kiếm nhanh đến một nội dung hay 
chủ đề cụ thể nào đó thì cần có một bảng 
thuật ngữ chỉ dẫn để định vị nội dung đó nằm 
cụ thể ở trang nào, phần nào - đó chính là 
index. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tạm 
dịch index là bảng tra thuật ngữ và sử dụng 
trực tiếp từ index để thảo luận.
Theo cách hiểu đơn giản, index là một mục 
lục mô tả nội dung của cuốn sách (Knight, 
1988). Tuy nhiên, index còn có ý nghĩa nhiều 
hơn thế. Campbell - Scott và Verne (2017) 
cho rằng, index chính là chiếc bản đồ cho 
độc giả của cuốn sách. Nó cho biết những gì 
mong đợi từ cuốn sách của bạn, nơi tìm chủ 
đề mà họ quan tâm và quan trọng hơn là nó 
nói rõ cho bạn những gì không có trong cuốn 
sách. Điều này có nghĩa là index làm giảm 
đi những đánh giá kém và tăng đánh giá tích 
cực từ độc giả, người phê bình sách. Index 
giúp sử dụng sách hiệu quả hơn và là một 
công cụ hữu ích cho độc giả. Đứng từ phía 
người viết sách, khi tạo ra sản phẩm là những 
ý tưởng, tư tưởng, những công trình nghiên 
cứu khoa học có tính mới, các nhà nghiên cứu 
thường sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn, 
thuật ngữ khoa học và cách tiếp cận mới được 
tác giả mong muốn thể hiện, chia sẻ với giới 
chuyên môn, với người đọc. Vậy làm thế nào 
để người đọc có thể nhận diện ra những nội 
dung chính, những vấn đề quan trọng mà 
tác giả muốn truyền tải đó? Câu trả lời chỉ có 
thể là chuẩn hóa thuật ngữ và tạo lập index 
cho sách [Nguyễn Hữu Nghĩa và Phan Hồng 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/20204
Giang, 2011]. Việc tạo lập index nhằm mục 
tiêu giúp bạn đọc nắm được giá trị cốt lõi của 
cuốn sách, hệ thống hóa các vấn đề, so sánh, 
phân tích logic về một vấn đề [Trần Thị Liên 
Hoa, 2017].
Theo tiêu chuẩn ISO 999:1996 về hướng 
dẫn tạo lập nội dung, tổ chức và trình bày index 
thì index được định nghĩa là các điểm truy cập 
- entries (đó có thể là một chủ đề, tên người, 
địa danh,) được sắp xếp theo thứ tự của bảng 
chữ cái hoặc theo một quy tắc sắp xếp cụ thể 
nào đó, index được thiết kế để hỗ trợ người 
dùng định vị thông tin trong một tài liệu hoặc 
định vị một tài liệu cụ thể trong một bộ sưu 
tập [ISO, 1996]. Index có chức năng như một 
“tiểu google” của một cuốn sách” giúp người 
đọc định vị thông tin nhanh chóng [Trần Trọng 
Dương, 2016]. Nói như vậy không có nghĩa là 
mọi thông tin trong cuốn sách đều được làm 
index, mà chỉ những nội dung hoặc thông tin 
chính và quan trọng của một cuốn sách mới 
được làm index. Những nội dung này được thể 
hiện qua các từ khóa có chọn lọc, đó có thể là 
một chủ đề lớn trong cuốn sách, cũng có thể 
là các chủ đề con, hay tên người, địa danh, 
Index có thể coi là nỗ lực và tâm huyết của 
tác giả trong việc cung cấp cho độc giả công 
cụ để họ hiểu rõ hơn về tác phẩm, xâu chuỗi 
thông tin tốt hơn và định vị tìm thông tin mà họ 
muốn tìm kiếm trong tác phẩm.
Trong bài viết này, index được định nghĩa 
là một bản đồ chủ đề phản ánh toàn bộ nội 
dung của một cuốn sách, giúp người đọc định 
vị thông tin có giá trị thông qua các điểm truy 
cập. Cụ thể, điểm truy cập là các từ, cụm từ, 
thuật ngữ được kết xuất từ nội dung và sắp 
xếp thành một danh mục theo thứ tự nhất 
định, thường là theo thứ tự chữ cái của ngôn 
ngữ xuất bản, có tác dụng chỉ ra vị trí (tức số 
trang) mà thông tin xuất hiện và giúp liên kết 
logic nội dung trong một cuốn sách. 
Vậy làm thế nào để có một bản index chất 
lượng? Các chuyên gia đưa ra một số gợi ý 
sau: (1) tạo lập được một cấu trúc chủ đề logic 
để bạn đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin; (2) 
đảm bảo rằng, mỗi chủ đề hay phần mục cần 
bao gồm nhiều điểm truy cập liên quan đến 
chủ đề đó, nên sử dụng hai hoặc ba điểm truy 
cập/thuật ngữ cho mỗi chủ đề; (3) phải hiểu 
được đối tượng độc giả và cần biết được loại 
index nào mà họ mong muốn, thuật ngữ nào 
họ muốn sử dụng, tức là làm index cho độc 
giả chứ không phải làm index cho cuốn sách 
hay cho tác giả [Ament, 2007]; (4) sử dụng 
chung một hình thức trong toàn bộ index (chữ 
in hoa, số ít, số nhiều), sử dụng các quy ước 
tiêu chuẩn trong việc tạo lập index; (5) tham 
khảo các từ điển, sách tra cứu để xây dựng 
các thuật ngữ được chính xác; (6) nếu cần 
có thể phải khái quát hóa nội dung của một 
vấn đề thành một thuật ngữ dễ hiểu, cho dù 
thuật ngữ đó không xuất hiện trong cuốn sách 
[Green Leaf Book Group].
Thực tế đang tồn tại một quan niệm sai 
lầm phổ biến là index được tạo chủ yếu bởi 
các hệ thống máy tính. Sự thật thì, để có một 
bản index chất lượng cao lại phụ thuộc hoàn 
toàn vào con người. Một người làm index 
chuyên nghiệp thường đặt những câu hỏi 
như: thực sự thì tác giả cuốn sách muốn nhấn 
mạnh đến điều gì? Còn những điều gì khác 
mà tác giả muốn đề cập? Các vấn đề/chủ đề 
đó có liên quan gì đến nhau? Làm thế nào để 
có được index mà bạn đọc có thể tin tưởng? 
Tất cả những điều đó cần được thực hiện bởi 
con người, dĩ nhiên kết hợp với công nghệ sẽ 
giúp công việc của người làm index nhanh 
hơn và chính xác hơn. 
Bài viết này chỉ tập trung vào các sách phi 
hư cấu (Non-fiction book). Sách phi hư cấu là 
sách có nội dung về những thứ tồn tại trong 
thực tế, sự thật hay cả những tư tưởng. Các 
tác giả khi tạo ra sách phi hư cấu cần phải 
đảm bảo về độ chính xác của thông tin đã 
thu thập và trình bày trong tác phẩm [Culler, 
2000]. Nội dung trong sách phi hư cấu được 
thể hiện dưới một số thể loại như: tiểu sử và tự 
truyện, các phân tích và đánh giá, bài giảng, 
giáo trình, chuyên khảo, khoa học thường 
thức. Nội dung trong những cuốn sách phi hư 
cấu ngoài những vấn đề tồn tại thật trong thực 
tế thì vẫn có thể có những tranh cãi (chẳng 
hạn chứa đựng những tư tưởng) nhưng chỉ 
cần tại một thời điểm nhất định, tác giả vẫn 
tạo ra niềm tin, chứng minh, thuyết phục bạn 
đọc bằng những kinh nghiệm có được từ thực 
tế của mình. 
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 5
1.2. Vai trò của index
Được coi như một hoa tiêu của một cuốn 
sách, index có những vai trò cơ bản sau: 
Thứ nhất, giúp người đọc nắm bắt nhanh 
và tra cứu thông tin nội dung cuốn sách, 
đồng thời liên kết thông tin một cách logic. 
Index là công cụ hữu ích giúp người đọc vừa 
đọc nhanh được nội dung của cuốn sách 
vừa có thể đọc hiểu sâu. Từ đó bạn đọc sẽ 
kiểm tra, so sánh hoặc tra cứu một nội dung, 
chủ đề mà họ đang quan tâm và có nhu cầu 
tìm hiểu. Ví dụ, cuốn “Cờ Vua - Những bài 
học đầu tiên” Tập 1 của Lương Trọng Minh 
xuất bản năm 2008 có lập chỉ mục cho từ 
“Cánh hậu, 12, 47”. Có nghĩa là thuật ngữ 
Cánh hậu xuất hiện ở trang 12 và trang 47. 
Tại trang 12, thuật ngữ Cánh hậu được giải 
thích rõ ràng cho người chơi hiểu. Đến trang 
47, thuật ngữ Cánh hậu được xuất hiện với 
một thế cờ cụ thể. Như vậy, người đọc khi 
muốn tìm hiểu Cánh hậu là gì, áp dụng cụ 
thể như thế nào, họ chỉ cần tra index để đọc 
các thông tin mà mình cần, thay vì phải lần 
tìm ở tất cả các trang của cuốn sách. 
Một ví dụ khác là cuốn sách “Điều trị đông 
y châm cứu nội khoa” của tác giả Lê Văn Sửu 
xuất bản năm 2000. Đây là một cuốn sách về 
lĩnh vực y học và chứa đựng thông tin về các 
loại bệnh và tất nhiên sẽ có nhiều trường hợp 
các bệnh có liên quan đến nhau hoặc bệnh 
này gây biến chứng dẫn đến bệnh khác. Vậy, 
khi cần tìm gấp thông tin về căn bệnh đó, các 
bác sỹ sẽ tìm kiếm như thế nào? Điều hiển 
nhiên là mục lục sẽ chứa thông tin chính của 
các chương và các phần, mục. Từ mục lục, 
người đọc có thể tìm ra được nội dung mình 
cần tìm đang nằm ở mục mấy trong chương 
số bao nhiêu. Nhưng điều đó sẽ không thể 
giúp bạn đọc tìm được chính xác thông tin 
đó được nhắc đến ở những trang nào. Cụ 
thể, trong cuốn này thuật ngữ “Can thận 
âm hư” xuất hiện ở các trang 207, 216, 218, 
284, 285, 350, 351 và 442. Điều đó thể hiện 
rằng cụm từ này có liên quan mật thiết với 
các thông tin khác ở những trang mà nó xuất 
hiện và nó liên quan đến những chứng bệnh 
khác như: Âm thương, Âm dương ly quyến, 
Can vắt khí trệ, Đàm hỏa ở tâm can, Nhũ tịch, 
Trúng phong, Chỉ cần dựa vào index, cụm 
từ “Can thận âm hư” đã được xác định liên 
quan đến những vấn đề khác có trong cuốn 
sách là như thế nào. Với vai trò là bác sỹ, họ 
đã nắm bắt thêm được các bệnh đó có ảnh 
hưởng qua lại tới nhau như thế nào. Từ đó, họ 
sẽ có nghiên cứu đúng đắn và chặt chẽ nhất 
trong việc khám bệnh và bốc thuốc.
Hai ví dụ trên cho thấy index giúp người đọc 
xác định rõ và có sự liên kết các thông tin với 
nhau. Vừa có thể nắm được sự bao quát của 
thông tin mình cần tìm kiếm và vừa có thể xác 
định cụ thể thông tin đó ở đâu. Đây là vai trò 
quan trọng của index trong việc khai thác, tìm 
kiếm và liên kết thông tin trong mỗi cuốn sách. 
Thứ hai, đối với tác giả và nhà xuất bản 
(NXB) thì index sẽ được xem như một tiêu 
chuẩn để buộc người viết sách, làm sách đó 
phải xây dựng ý thức, thói quen trong việc tổ 
chức, phân bổ nội dung thông tin của cuốn 
sách. Nội dung của cuốn sách cần được thể 
hiện một cách thống nhất, mạch lạc và liên 
kết thông qua việc lựa chọn và trình bày các 
khái niệm/thuật ngữ trong cuốn sách. Một 
cuốn sách được tạo lập index sẽ phần nào thể 
hiện và đánh giá được sự nghiêm túc, mức 
độ đầu tư thời gian và công phu của những 
người viết và NXB dành cho mỗi cuốn sách. 
Điều đó cũng thể hiện sự tôn trọng người đọc, 
tôn trọng chuẩn mực về mặt học thuật và tôn 
trọng thành quả của chính tác giả.
 Thứ ba, index làm tăng giá trị của cuốn 
sách và giúp cuốn sách nhận được sự đánh 
giá cao hơn (đặc biệt là trong giới nghiên 
cứu) so với những cuốn sách không được tạo 
lập index. Chất lượng cuốn sách được nâng 
cao nhờ có index, bởi trong quá trình tạo lập 
index cũng là lúc tác giả và NXB phát hiện ra 
những lỗi, điều chưa hợp lý, chưa logic trong 
việc thể hiện ý tưởng và tổ chức nội dung 
của cuốn sách. Một cuốn sách phi hư cấu 
nếu không tạo lập index được, hoặc index sơ 
sài có thể một phần nào đó kết luận nội dung 
chưa được tổ chức tốt. Một cuốn sách được 
cho là nội dung logic, chặt chẽ và dễ theo 
dõi là một cuốn sách có khả năng xây dựng 
được một danh mục bảng tra thuật ngữ một 
cách dễ dàng.
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/20206
Cụ thể, đối với sách xuất bản bởi các NXB 
quốc tế, tỷ lệ có index là 97%, trong khi đó, 
tỷ lệ này ở sách xuất bản tại Việt Nam chỉ có 
2%. Việc xuất bản không có index không chỉ 
xảy ra ở sách được viết bởi tác giả Việt Nam, 
mà thậm chí các sách nước ngoài được dịch 
và xuất bản tại Việt Nam cũng đã bị lược bỏ 
đi phần index, mặc dù sách gốc có phần này.
Theo Cục Xuất bản, năm 2018 Việt Nam 
có gần 32.000 đầu sách mới với hơn 390 triệu 
bản. Trong số sách xuất bản này, có các NXB 
đã rất cố gắng dành sự quan tâm đến việc 
làm index, nhưng với mức độ còn hạn chế.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, đã 
có một số NXB, công ty sách có quan tâm 
đến vấn đề tạo lập index tại Việt Nam, như: 
NXB Kim Đồng, NXB Trẻ, Công ty Đông A, 
Nhã Nam (một số sách lịch sử), Công ty Cổ 
phần Văn hóa Giáo dục Long Minh. Khoảng 
1/3 sách giáo khoa về toán, vật lý, hóa học và 
công nghệ của NXB Giáo dục Việt Nam đã có 
mục index. Tuy nhiên, việc tạo lập index vẫn 
chưa diễn ra thường xuyên mà thường phụ 
thuộc vào tác giả.
Khảo sát cho thấy, chưa NXB nào có quy 
định hoặc chính sách về việc tạo lập index cho 
sách được xuất bản. Các tài liệu của ngành 
xuất bản cũng chưa có quy định về việc này. 
Hầu hết các trường hợp sách có index đều 
do tác giả tự nguyện, hoặc do đề xuất từ ban 
biên tập, hoàn toàn không có quy định bắt 
buộc về việc này. 
Thứ tư, index có thể hỗ trợ việc biên soạn 
các loại sách công cụ như từ điển, sách tra 
cứu. Để tạo lập index, tác giả và nhà biên tập 
đã bỏ rất nhiều công sức để nghiên cứu, tham 
khảo và xây dựng được được một bảng thuật 
ngữ. Nếu tập hợp tất các index của các cuốn 
sách đã được xuất bản, chúng ta sẽ có một 
cơ sở dữ liệu thuật ngữ rất tốt về các lĩnh vực 
khác nhau. Trên cơ sở các thuật ngữ này, có 
thể xây dựng các từ điển, sách tra cứu phái 
sinh, hoặc cũng có thể chuẩn hóa và cập 
nhật các thuật ngữ cho các từ điển và sách 
tra cứu đã xuất bản trước đó.
Thứ năm, qua index sách, một bức tranh 
học thuật của một nền khoa học, bức tranh 
dân trí của nền văn hóa đọc có thể được 
hình dung ra. Theo Phạm Văn Lam (2016), 
với một nền khoa học phát triển thì không thể 
có một hệ thống thuật ngữ khoa học đơn điệu 
và nghèo nàn và những cuốn sách cẩu thả. 
Thiếu index, không thể được chấp nhận trong 
một nền văn hóa đọc cao.
2. THỰC TRẠNG VỀ INDEX CHO SÁCH PHI HƯ CẤU 
TẠI VIỆT NAM
2.1. Các nhà xuất bản với việc tạo lập index
Khảo sát tại thư viện của các trường đại 
học lớn tại Việt Nam, nơi có phần lớn là sách 
phi hư cấu, số liệu cho thấy có sự khác biệt 
lớn về tỷ lệ sách có index giữa sách xuất bản 
tại Việt Nam và sách xuất bản quốc tế (sách 
của NXB quốc tế, được nhập trực tiếp từ nước 
ngoài, chưa chuyển ngữ), xem Biểu đồ 1.
3%
Có index Không có index
2%
Có index Không có index
Biểu đồ 1. Kết quả khảo sát  ... ex cho việc viết và xuất bản sách 
phi hư cấu. Đây là một rào cản lớn để index 
có thể phát triển tại Việt Nam.
3.3. Sự hiểu biết và mức độ sử dụng index 
của bạn đọc
Số liệu khảo sát cho thấy, sự hiểu biết và 
mức độ sử dụng index của bạn đọc là thấp. 
Cụ thể, có tới 73% độc giả của sách phi hư 
cấu chưa từng biết đến index và chỉ 10% bạn 
đọc đã từng sử dụng index, bên cạnh đó là 
sự hiểu sai về vai trò của index. Để làm rõ 
hơn, các tác giả đã khảo sát riêng về nhu 
cầu tìm hiểu của độc giả về index bằng việc 
gửi thông tin và tóm tắt kết quả nghiên cứu 
cho họ và đề nghị có những trao đổi thêm 
về việc này. Nhưng phần lớn là không nhận 
được phản hồi từ họ hoặc nhận được những 
phản hồi như: “Tôi không quan tâm lắm về 
index, “Tôi chưa biết đến index”, hay “Tôi 
chưa/không dùng index”. Có thể tạm thời rút 
ra nhận định rằng, họ không những không 
quan tâm đến index mà còn không có nhu 
cầu biết hay tìm hiểu thêm về index.
Có thể thấy một nghịch lý là index được 
làm ra với mục đích phục vụ người đọc sách, 
nhưng chính họ lại không quan tâm và ít khi 
sử dụng. Lý giải cho việc này có thể là index 
chưa phổ biến, bạn đọc chưa có thói quen 
đọc theo vấn đề, việc đọc và xâu chuỗi nội 
dung dựa trên index chưa được hướng dẫn/
phổ biến rộng rãi. Do vậy, nâng cao nhận 
thức của bạn đọc về vai trò của index, giúp họ 
hiểu rõ và khai thác sử dụng hiệu quả index 
là công việc mà NXB mà các tác giả cần phải 
làm nếu muốn index được thừa nhận.
3.4. Quy định ràng buộc trong tạo lập index
Trong truyền thống xuất bản sách tiếng 
Việt lâu nay mới chỉ chú trọng đến việc làm 
và trình bày phần tài liệu tham khảo và mục 
lục, chưa chú trọng đến việc làm và trình bày 
phần index. Hơn thế nữa, hiện nay vẫn chưa 
có quy định nào ràng buộc tác giả hay NXB 
phải làm index cho một cuốn sách, nhất là 
sách khoa học, trong đó có các giáo trình đại 
học và các chuyên khảo khoa học. 
Trong bối cảnh học thuật Việt Nam hiện 
nay, việc chưa có các quy định ràng buộc về 
index mà mới chỉ dừng lại ở mức tự nguyện 
dẫn đến tiến trình phát triển index vẫn còn một 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 9
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
chặng đường dài để có thể bắt kịp với xuất 
bản quốc tế. Quy định ràng buộc về index sẽ 
không cần phải ở cấp quốc gia, có thể chỉ là 
một quy định của một trường đại học, một nhà 
xuất bản hay một hội đồng xét duyệt. Nếu triển 
khai theo từng bước với quy mô nhỏ và cụ thể 
thì index trở thành quen thuộc trong ý thức của 
những người đọc và viết sách, điều đó dẫn đến 
việc phổ biến index sẽ thuận lợi hơn.
3.5. Vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt
Thực tế thì tiếng Việt là ngôn ngữ khá phức 
tạp dẫn đến việc tạo lập index khó khăn hơn. 
Do hiện nay vẫn đang thiếu một quy trình 
thống nhất trong việc lập index và chưa có 
cơ quan đảm nhiệm chuyên trách công việc 
chuẩn hóa thuật ngữ khoa học, nên số lượng 
index được lập ra không chỉ ít mà còn tồn tại 
những thiếu sót về tính đồng bộ. Ngay bộ Từ 
điển bách khoa Việt Nam hiện nay cũng vẫn 
chưa xử lý được index một cách hệ thống và 
nhất quán. Lấy ví dụ, với các loài chim, phần 
lớn có tên gọi được xếp ở vần C (Chim), ví dụ: 
Chim cánh cụt, Chim chìa vôi, Chim chích, 
Chim cút, Chim sẻ... còn một số loài chim 
khác mặc dù cũng có hai âm tiết như “Cánh 
cụt” nhưng lại được sắp xếp vào vần theo tên 
của chúng như: Bồ câu, Chích Chòe, Cúc 
cu, Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy sự 
thiếu nhất quán trong việc sắp xếp ngôn từ 
tiếng Việt. Trong trường hợp này, để tìm hiểu 
về các loài chim, bạn đọc ngoài việc tra theo 
vần C trong từ “Chim” thì sẽ phải tra theo cả 
vần dựa vào tên riêng của một số loài khác.
Bên cạnh đó, còn có trường hợp gây ra sự 
bối rối cho người đọc trong việc tìm kiếm thuật 
ngữ như: Chuột - Con chuột. Theo như cuốn 
từ điển Bách khoa toàn thư, tại trang 533, bạn 
đọc sẽ tìm được chữ “Chuột”. Còn tại trang 
565, bạn đọc sẽ tìm được từ Con chuột. Về 
cơ bản, bạn đọc sẽ hiểu rằng Chuột - Con 
chuột cùng chỉ một đối tượng (là một loại 
động vật thường có màu xám,). Tuy nhiên, 
trong cuốn từ điển, 2 thuật ngữ này lại chỉ 2 
đối tượng khác nhau. Chuột (là một loại động 
vật thường có màu xám), Con chuột (là thiết 
bị sử dụng với máy tính-con chuột máy tính). 
Có những trường hợp khó có thể sắp xếp 
mà mỗi sách áp dụng một kiểu bởi những 
thuật ngữ không chỉ có một cách thể hiện 
duy nhất. Ví dụ: Chủ nghĩa đa nguyên (Đa 
nguyên luận), Chủ nghĩa hiện thực phê phán 
(Chủ nghĩa hiện thực), Chủ nghĩa kinh viện 
(Chỉ nghĩa hàn lâm), Chủ nghĩa nhân văn 
(Chủ nghĩa nhân đạo), Chủ nghĩa xã hội 
khoa học (Chủ nghĩa xã hội), Chua phèn (Đất 
phèn), Chữ người mù (Chữ nổi), Vấn đề khó 
khăn gặp phải là khi làm index cần lựa chọn 
thuật ngữ nào hay sẽ trình bày cả hai thuật 
ngữ cùng thể hiện một nội dung.
Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ 
khá phức tạp, vì vậy, việc thiết lập một sự nhất 
quán hoàn toàn không dễ dàng. Là một ngôn 
ngữ đơn lập và không biến đổi hình thái (tức 
là loại ngôn ngữ không có hình thái, từ ngữ 
không bị biến hình, không bị thay đổi dù ở bất 
kỳ trạng thái nào, không bị chia động từ như 
tiếng Anh), từ đó mà tiếng Việt có sử dụng 
các từ chỉ xuất (từ chỉ xuất là những từ như: 
cái, con, chiếc, sự, việc) là phần phụ trước có 
tác dụng làm nổi bật sự vật. Hơn nữa, tiếng 
Việt là ngôn ngữ sử dụng phương thức ngữ 
pháp hư từ (những từ như: của, cho, về, với, 
vì); chính sự kết hợp giữa thành phần chính 
và thành phần phụ này đã thiết lập thành các 
danh từ chung có chứa các thành phần phụ 
như sự, việc, con, (ví dụ như sự phân tích, 
phương pháp phân tích, cách phân tích hay 
phân tích?) và đối với các danh từ riêng có 
chứa các từ như ao, hồ, sông, suối, quận, 
huyện, đại tướng, (ví dụ như Hai Bà Trưng 
hay quận Hai Bà Trưng?, Võ Nguyên Giáp 
hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp?) thì sẽ dẫn 
đến tình trạng không nhất quán. Vậy thì vấn 
đề khó khăn gặp phải là khi làm index, cần 
xếp vần theo từ phụ đứng đầu hay từ chính 
(những, sự, chiếc, cái, con, phép, bệnh...). 
Ngoài ra, về cách trình bày khi tạo index 
sẽ nảy sinh thêm một số vấn đề khi sắp xếp 
các đề mục nhỏ vào một nhóm đề mục lớn 
(sự phân tầng trong index). Có thể trình bày 
các tầng nhỏ theo hai cách: viết liền nhau, 
ngăn cách bằng dấu chấm phẩy hoặc viết 
mỗi tầng nhỏ trên một dòng, lùi vào một chút 
so với tầng lớn. Cách thứ nhất có thể tiết kiệm 
diện tích và giảm chi phí in nhưng nhìn khá 
lộn xộn, khó tra cứu, người dùng không thể 
đọc lướt để chọn lọc đúng thông tin cần tìm.
Dựa vào thực tiễn trên, có thể thấy việc tạo 
lập index còn gặp nhiều khó khăn. Thoạt nhìn 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/202010
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
sẽ tưởng không có gì phức tạp, nhưng khi thực 
hiện mới thấy công việc này không đơn giản, 
tốn nhiều công sức và thời gian, nhất là đối 
với một ngôn ngữ có tính độc lập cao (âm tiết 
rời) như tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu index thực 
sự được coi trọng thì vấn đề đó vẫn có thể 
khắc phục được. Tại Việt Nam hiện nay, tuy 
index chưa được công nhận là một phần bắt 
buộc trong mỗi cuốn sách nhưng đã có nhiều 
NXB tiên phong thực hiện tạo lập index. Với 
số lượng sách có index còn hạn chế nhưng đã 
góp phần lớn thay đổi cục diện trong việc tạo 
lập index cho sách phi hư cấu tại Việt Nam.
4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC PHÁT TRIỂN INDEX
4.1. Có quy định chặt chẽ hơn về index đối 
với xuất bản sách
Có thể thấy tình trạng sách không có index 
phổ biến bắt nguồn từ việc coi nhẹ làm index 
của NXB và người viết sách. Do vậy, cần có 
quy định chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản 
lý nhà nước trong việc đưa ra những quy định 
giúp cho index trở thành một phần không thể 
thiếu trong mỗi cuốn sách. Cụ thể, Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, các NXB yêu cầu tất cả các 
tác giả viết sách khoa học cần phải làm mục 
index. Các sách đã in (đặc biệt từ NXB Giáo 
dục) cũng được chuẩn hóa lại bằng cách cập 
nhật index và đăng tải trên internet. Từ đó, 
điều này sẽ thúc đẩy các học sinh, sinh viên 
và nghiên cứu sinh lớp sau học tập và tiếp nối. 
Các hội đồng khoa học yêu cầu các kết quả 
nghiên cứu từ các đề tài, dự án khoa học khi 
xuất bản phải có mục index mới được nghiệm 
thu. Có thể chia thành hai giai đoạn để thực 
thi việc này: giai đoạn 1 khuyến khích tác giả 
và nhà xuất bản làm index, giai đoạn 2 triển 
khai đại trà bắt buộc.
4.2. Nâng cao mức độ hiểu biết về index 
cho bạn đọc
Các trường đại học và các viện nghiên 
cứu hiện nay phải là những tổ chức đi đầu 
trong việc lập các index sách cho những ấn 
bản khoa học, giáo trình, tài liệu tham khảo 
của mình. Các bên liên quan như nhà trường, 
giảng viên, nhà khoa học, người viết sách, 
nhà xuất bản cùng phối hợp để nâng cao mức 
độ hiểu biết về index của người đọc, khuyến 
khích họ sử dụng. Bên cạnh đó, tại các thư 
viện, cán bộ thư viện sẽ là người trực tiếp cung 
cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm việc đọc 
sách và sử dụng index thông qua các cuộc 
hội thảo, hội nghị với bạn đọc. Chỉ có vậy, kỹ 
năng nghiên cứu, phân tích tổng hợp của thế 
hệ nghiên cứu trẻ mới có thể càng ngày được 
nâng cao. Hơn thế nữa, những cuốn sách sẽ 
được tôn thêm giá trị và đem đến sự hiệu quả 
cao nhất cho bạn đọc.
4.3. Chuẩn mực trong hình thức và các 
thuật ngữ khoa học
Theo nghiên cứu của Bakewell và Williams 
(1999), phông chữ của index nên to bằng 
phông chữ sử dụng trong nội dung chính văn 
của sách để tránh gây cảm giác phần tra cứu 
có nội dung không quan trọng bằng nội dung 
chính của cuốn sách. Các đề mục nên chia 
theo từng vần riêng rẽ và nên in đậm vần 
bằng phông chữ lớn để có thể nhanh chóng 
định vị vần cần tìm. Ngoài ra, đối với các em 
ở độ tuổi nhỏ (mẫu giáo lớn, lớp 1), việc nhớ 
thứ tự bảng chữ cái không hoàn toàn dễ dàng 
nên người làm sách có thể in kèm bảng chữ 
cái ở đầu mục tra cứu để hỗ trợ các em. Trong 
sách dành cho người lớn, các đề mục nhỏ có 
nội dung gần nhau thường được nhóm lại dưới 
một đề mục lớn. Cần có một phần giải thích 
ngắn gọn về công dụng cũng như hướng dẫn 
sử dụng mục tra cứu để người đọc rõ hơn về 
chức năng, công dụng và cách sử dụng mục 
tra cứu một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, hình thức của index trong 
những cuốn sách phi hư cấu cần được trình 
bày chặt chẽ và có sự thống nhất chung. Định 
dạng một chỉ mục có thể là một công việc 
phức tạp, nhưng để giúp cho sự nhất quán 
trong trình bày thì các tác giả, nhà biên tập 
cần có sự đầu tư nghiên cứu để tạo ra một 
công cụ chuẩn về nội dung và đẹp về hình 
thức. 
4.4. Áp dụng công cụ hỗ trợ tạo chỉ mục
Làm index ngoài việc mang tính chuyên 
môn như chuẩn hóa thuật ngữ, hệ thống hóa 
cây tri thức trong cuốn sách, thì công việc 
mang tính kỹ thuật là định vị số trang cho thuật 
ngữ mất rất nhiều thời gian, nếu không có 
công cụ hỗ trợ thì đây là một công việc dễ gây 
sai sót. Hiện có nhiều công cụ tạo index như: 
CINDEX, MACREX, SKY Index, Textract, 
PDF Index Generator, hay Adobe InDesign 
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2020 11
NGHIÊN CỨU-TRAO ĐỔI
[Frederickson và Stephenson, 2015]. Các 
phần mềm này cho phép người dùng gán thẻ 
(tagging) các thuật ngữ và cho phép lập bảng 
chỉ mục tự động. Một trong những phần mềm 
được sử dụng nhiều là PDF Index Generator. 
Phần mềm này hỗ trợ người dùng tạo chỉ mục 
trong sách bao gồm phân tích cuốn sách, thu 
thập các từ cần chỉ mục, xác định vị trí xuất 
hiện trong sách và tạo lập bản tra thuật ngữ.
4.5. Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho việc biên 
soạn index cho sách tiếng Việt
Quốc tế đã có tiêu chuẩn ISO 999: 1996 
dành cho việc làm index, trong đó nêu rõ việc 
xác định thuật ngữ cho nội dung, tổ chức và 
trình bày index cho sách hư cấu và phi hư cấu. 
Tiêu chuẩn này cũng đã được các nước như 
Anh, Úc, và New Zealand sử dụng làm tiêu 
chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, như đã phân tích ở 
trên, tiếng Việt có đặc thù riêng, do vậy để hoạt 
động làm index tại Việt nam chuyên nghiệp 
hơn, tuân thủ quy trình và tiêu chí chuẩn tiếng 
Việt thì cần phải có một bộ tiêu chuẩn quốc gia 
về làm index. Xây dựng bộ tiêu chuẩn này sẽ 
có sự phối hợp giữa những chuyên gia ngôn 
ngữ học, chuyên gia tiêu chuẩn, nhà xuất bản 
và các tác giả viết sách. Làm index cho sách 
khoa học không chỉ là trách nhiệm của người 
viết sách mà còn tạo áp lực thay đổi tình trạng 
thiếu cập nhật của từ điển thuật ngữ khoa học 
hiện nay tại Việt Nam.
Kết luận
Bài viết bước đầu chỉ ra rằng, việc tạo lập 
index cho sách phi hư cấu tại Việt Nam chưa 
được các tác giả, NXB quan tâm, đồng thời 
đánh giá các yếu tố tác động gây cản trở sự 
phát triển của index trong bối cảnh Việt Nam. 
Kết quả này là cơ sở để triển khai các nghiên 
cứu tiếp theo về index ở mức độ sâu hơn như: 
chuẩn hóa thuật ngữ trong index; xây dựng bộ 
tiêu chuẩn về thuật ngữ cho các lĩnh vực khác 
nhau để làm index, xây dựng các chính sách 
liên quan đến làm index, nâng cao mức độ 
hiểu biết và sử dụng index tới bạn đọc, người 
viết sách và những đơn vị xuất bản sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ament, K. (2007). Indexing - A nuts and bolts 
guide for technical writers. 1st Edition. William 
Andrew.
2. Bakewell, K.G.B. and Williams, P.L. (2000). 
Indexing children’s books Society of Indexers 
Occasional. Society of Indexers.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2018). Triển khai 
công tác xuất bản và phát hành năm 2018. Truy 
cập tại https://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/136651/
Trien-khai-cong-tac-xuat-ban-va-phat-hanh-
nam-2018.html
4. Campbell-Scott, M & Verne, K. (2017). 
Book indexing for authors: How to create a 
professional nonfiction index in Word. Co Farm 
Press.
5. Fetters, L. K. (2013). Handbook of indexing 
techniques: A guide for beginning indexers, Fifth 
Edition. Information Today, Inc
6. Frederickson, J and Stephenson, N. (2015). 
The Book Design. How to Create an Index for 
Your Book in Adobe InDesign. From https://www.
thebookdesigner.com/2015/06/book-index-in-
adobe-indesign/
7. Green Book Leaf Group (nd). Understanding 
book indexes. Truy cập từ https://
greenleafbookgroup.com/learning-center/book-
reation/understanding-book-indexes
8. ISO 999:1996. Information and Documentation: 
Guidelines for the Content, Organization and 
Presentation of Indexes. Truy cập từ https://www.
iso.org/standard/5446.html
9. Lê, Văn Sửu (2000). Điều trị đông y châm cứu 
nội khoa. NXB Y Học, trang 207-422
10. Knight, G. N. (1988). Indexing, the Art of: A 
Guide to the Indexing of Books and Periodicals. 
Routledge.
11. Lương, Trọng Minh. (2008). Cờ vua: Những 
bài học đầu tiên – T.1, H. NXB Kim Đồng
12. Nguyễn, Hữu Nghĩa, Phan Hồng Giang. (2011). 
INDEX – công cụ tra cứu trực tiếp của sách. Tạp 
chí Thư viện Việt Nam số 3(29), tr.34-37.
13. Phạm, Văn Lam (2016). “Vai trò của Index 
trong một cuốn sách”, Tạp chí tia sáng, truy cập 
từ 
tro-cua- index-trong-mot-cuon-sach-10031
14. Trần, Thị Liên Hoa. (2017). Sách dẫn (Index) 
trong bách khoa thư và bách khoa toàn thư. 
Truy cập từ 
vn/noidung/anpham/Lists/baiviettoanvan/ View_
Detail.aspx?ItemID=81
15. Trần, Trọng Dương. (2016). INDEX – hoa 
tiêu trong mỗi cuốn sách, Tạp chí Tia sáng, truy 
cập từ 
INDEX-- hoa-tieu-trong-moi-cuon-sach--10084.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 15-10-2019; 
Ngày phản biện đánh giá: 14-11-2019; Ngày 
chấp nhận đăng: 15-01-2020).

File đính kèm:

  • pdftao_lap_bang_tra_thuat_ngu_trong_cac_tac_pham_phi_hu_cau_thu.pdf