Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – 30 năm nhìn lại

Đại hội toàn quốc c̉a đảng Cộng sản Việt

Nam lần thứ VI (1986) đã đề ra đừng lối đổi

ḿi toàn diện và lĩnh vực c̉a nền kinh tế. Sự

nghiệp đổi ḿi c̉a Việt Nam được tiến hành

trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc

và một cục diện, trật tự thế gíi ḿi đang h̀nh

thành, trong đó các nức có chế độ ch́nh trị

khác nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác v́i nhau.

Đảng đã nhận thức rõ rằng bối cảnh đó là điều

kiện đ̉ chúng ta phát trỉn đừng lối đối ngoại

độc lập, tự ch̉ và rộng mở. Trong những năm

đổi ḿi, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song

kinh tế phát trỉn ṽn chưa tương xứng v́i tiềm

năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt

trong 10 năm gần đây. Chất lượng, hiệu quả,

năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc

gia c̉a nền kinh tế còn thấp. Th̉ chế kinh tế

thị trừng định hứng xã hội ch̉ nghĩa chậm

được hoàn thiện, hệ thống thị trừng h̀nh thành

và phát trỉn chưa đ̀ng bộ; chất lượng ngùn

nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng

chưa đ̀ng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát

trỉn; việc tạo nền tảng đ̉ trở thành một nức

công nghiệp theo hứng hiện đại còn chậm và

gặp nhiều khó khăn.

pdf 8 trang kimcuc 8740
Bạn đang xem tài liệu "Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – 30 năm nhìn lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – 30 năm nhìn lại

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam – 30 năm nhìn lại
36
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
 TĔNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM – 30 NĔM NHÌN LẠI
VIETNAM ECONOMIC GROWTH - 30 YEARS LOOK BACK
Nguyễn Thị Thu Trang (*)
(*) ThS. GV. NCS. Trừng Đại ḥc Ngân Hàng TP.HCM
TÓM TẮT
Đại hội toàn quốc c̉a đảng Cộng sản Việt 
Nam lần thứ VI (1986) đã đề ra đừng lối đổi 
ḿi toàn diện và lĩnh vực c̉a nền kinh tế. Sự 
nghiệp đổi ḿi c̉a Việt Nam được tiến hành 
trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi sâu sắc 
và một cục diện, trật tự thế gíi ḿi đang h̀nh 
thành, trong đó các nức có chế độ ch́nh trị 
khác nhau vừa đấu tranh vừa hợp tác v́i nhau. 
Đảng đã nhận thức rõ rằng bối cảnh đó là điều 
kiện đ̉ chúng ta phát trỉn đừng lối đối ngoại 
độc lập, tự ch̉ và rộng mở. Trong những nĕm 
đổi ḿi, tốc độ tĕng trưởng kinh tế khá, song 
kinh tế phát trỉn ṽn chưa tương xứng v́i tiềm 
nĕng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững, đặc biệt 
trong 10 nĕm gần đây. Chất lượng, hiệu quả, 
nĕng suất lao động và nĕng lực cạnh tranh quốc 
gia c̉a nền kinh tế còn thấp. Th̉ chế kinh tế 
thị trừng định hứng xã hội ch̉ nghĩa chậm 
được hoàn thiện, hệ thống thị trừng h̀nh thành 
và phát trỉn chưa đ̀ng bộ; chất lượng ngùn 
nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng 
chưa đ̀ng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát 
trỉn; việc tạo nền tảng đ̉ trở thành một nức 
công nghiệp theo hứng hiện đại còn chậm và 
gặp nhiều khó khĕn.
Từ khoá: lý thuyết, tĕng trưởng kinh tế, 
Việt Nam
ABSTRACT
National Congress of the Vietnam 
Communist Party of the sixth (1986) has set out a 
comprehensive renovation guidelines and deeper 
every sector of the economy. The innovation 
of Vietnam was conducted in an international 
context has many profound changes and a local 
area, the new world order is taking shape, in 
which countries with different political regimes 
has struggled recently work together. Party was 
well aware that this context is the condition for us 
to develop a foreign policy of independence, self-
reliance and. In years of innovation, economic 
growth is quite, but economic development 
remains not commensurate with the potential and 
requirements, not really sustainable, especially 
in the last 10 years. Quality, eficiency, labor 
productivity and national competitiveness of 
the economy is still low. Institutional socialist-
oriented market economy slowly improving, 
the market system formation and development 
is not uniform; quality of human resources are 
limited, the infrastructure is not uniform and is 
hampering modern development; creating the 
foundation to become an industrialized country 
toward modernization has been slow and dificult.
Keywords: theory of economic growth, 
Vietnam
1. LÝ THUYẾT TĔNG TRƯỞNG 
KINH TẾ
Tĕng trưởng kinh tế là sự gia tĕng của tổng 
sản phẩm quốc nội trong một thời gian nhất 
định, thường là một nĕm. Đó cũng là sự tĕng lên 
về quy mô GDP ở một quốc gia của nĕm sau so 
với nĕm trước.
Mô hình tĕng trưởng kinh tế, có thể hiểu một 
cách nôm na, đó là cách thức tổ chức huy động 
và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tĕng 
37
Tĕng trưởng kinh tế . . .
trưởng về kinh tế qua các nĕm, với một tốc độ 
hợp lý. “Cách thức” nói ở đây là rất đa dạng, bao 
gồm cả đầu vào (là gia công, sản xuất, chế biến 
hay dịch vụ là chủ yếu); đầu ra (hướng nội hay 
hướng ngoại là chủ yếu); phát triển các vùng, 
miền, các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn; sự 
phối hợp giữa Nhà nước và thị trường trên từng 
lĩnh vực Lựa chọn theo cách nào, áp dụng mô 
hình nào là tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm, 
tình hình cụ thể ở mỗi nước trong mối quan hệ 
với thế giới đương đại và được quyết định bởi ý 
chí chủ quan của lãnh đạo mỗi nước.
2. CHẶNG ĐƯỜNG 30 NĔM TĔNG 
TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng 
đắn và giải pháp phù hợp, trong gần 30 nĕm đổi 
mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát 
triển kinh tế gây ấn tượng, được thế giới đánh 
giá cao, sức mạnh kinh tế của đất nước tĕng lên 
nhiều. Sau 10 nĕm đổi mới (1996) đất nước đã 
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội; sau 25 
nĕm đổi mới (nĕm 2010) đất nước đã ra khỏi 
tình trạng nước nghèo kém phát triển, bước vào 
nhóm nước có thu nhập trung bình. Trong giai 
đoạn 2001- 2010, kinh tế tĕng trưởng nhanh, đạt 
tốc độ bình quân 7,26%/nĕm. Tổng sản phẩm 
trong nước (GDP) nĕm 2010 theo giá thực tế 
đạt 101,6 tỷ USD gấp 3,26 lần so với nĕm 2000, 
nĕm 2011 khoảng 170 tỷ USD. GDP bình quân 
đầu người nĕm 2010 đạt 1168 USD, nĕm 2014 
ước tính khoảng 1900 USD/ người. Trong 5 nĕm 
2011-2015, do sự tác động của khủng hoảng tài 
chính thế giới, suy thoái kinh tế toàn cầu nên 
nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khĕn, tốc 
độ tĕng GDP bị giảm sút. Tuy vậy, tốc độ tĕng 
GDP bình quân vẫn ở mức khá, ước đạt 5,8%. 
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 
trong 5 nĕm 2006-2010 đạt gần 45 tỷ USD, vượt 
77,8% so với kế hoạch đề ra. Tổng vốn ODA 
cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấn hớn 1,3 lần so 
với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 
13,8 tỷ USD, vượt 17,5%. Cơ cấu kinh tế được 
chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch 
vụ tĕng lên, khu vực nông nghiệp giảm xuống. 
Nĕm 2010, trong cơ cấu GDP, khu vực công 
nghiệp chiếm 41,1%, khu vực dịch vụ chiếm 
38,3%, khu vực nông nghiệp chiếm 20,6%. Kết 
cấu hạ tầng ngày càng được xây dựng hiện đại, 
đồng bộ; nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng 
tĕng lên (nĕm 2013 là 49%), đời sống nhân dân 
ngày càng được cải thiện.
Nếu như tĕng trưởng GDP bình quân thời 
kỳ 1986 - 1990 chỉ đạt 4,4%/nĕm thì bình quân 
thời kỳ 1991 - 2011 đạt 7,34%/nĕm. Đặc biệt, 
sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã duy trì tốc 
độ tĕng trưởng cao, trong nĕm 2007, tốc độ tĕng 
trưởng GDP đạt 8,46% (là mức cao nhất trong 
vòng 11 nĕm trước đó). Do ảnh hưởng từ những 
biến động của nền kinh tế thế giới, tĕng trưởng 
GDP trong giai đoạn 2011 - 2013 giảm xuống 
còn 5,6%. Ngoài ra, có thể nói thành tựu về tĕng 
trưởng kinh tế được nhìn nhận một cách rõ ràng 
nhất là đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh 
tế - xã hội và ra khỏi danh sách các nước kém 
phát triển sau 30 nĕm đổi mới. Theo số liệu từ 
Tổng cục Thống kê, tốc độ tĕng trưởng trung 
bình của giai đoạn 2001 – 2010 là 7,25%. Trong 
đó, tĕng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 
là 7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, 
còn 7%, đến nay chỉ còn khoảng 5%. Chất lượng 
tĕng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp và 
chưa đạt được độ bền vững. Chất lượng tĕng 
trưởng kinh tế thấp thể hiện ở sự chuyển dịch cơ 
cấu kinh tế chậm, tính hiệu quả của kinh tế thấp, 
đồng thời, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn 
yếu. Hiện nay ở Việt Nam, các vấn đề về xã hội 
như lao động – việc làm, xóa đói giảm nghèo, 
công bằng xã hội đều đang là những vấn đề 
bức xúc, còn môi trường đang ở mức báo động. 
Theo tính toán của các chuyên gia, thiệt hại môi 
38
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
trường do các hoạt động kinh tế gây ra chiếm 
khoảng 5,5% GDP hàng nĕm.
Có rất nhiều nguyên nhân tác động tới 
chất lượng tĕng trưởng kinh tế của Việt Nam. 
Tuy nhiên vấn đề mấu chốt tập trung vào một 
số nguyên nhân chủ yếu là nĕng suất lao động, 
hiệu quả sử dụng vốn vật chất và nĕng lượng 
thấp. Với mức tĕng 5,13% trong giai đoạn 2001-
2010, tốc độ tĕng nĕng suất lao động của Việt 
Nam được cho là thấp so với các nước trong khu 
vực khi Trung Quốc gấp trên 2 lần so với Việt 
Nam; Thái Lan gấp 4,5 lần; Malaysia gấp 12 lần 
và Hàn Quốc gấp 23,5 lần.
Về hiệu quả sử dụng vốn, trong suốt thời 
gian vừa qua, mô hình tĕng trưởng kinh tế của 
Việt Nam mới chỉ tập trung vào chiều rộng, tĕng 
trưởng nhờ tĕng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên 
và sức lao động chứ chưa tập trung vào tĕng 
trưởng chiều sâu.
Theo tính toán, tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 
đã tĕng liên tục trong vòng hơn một thập kỷ qua 
từ mức 28,4% của GDP nĕm 1996 đến mức cao 
kỷ lục là 43,1% nĕm 2007 và 42,2% nĕm 2008. 
Nếu nĕm 1997, chỉ với mức đầu tư chiếm 28,7% 
GDP Việt Nam đạt được mức tĕng trưởng 8,2% 
thì nĕm 2008 chúng ta đạt tốc độ tĕng trưởng 
tương tự 8,5% nhưng với lượng vốn đầu tư 
tới 43,1% GDP. Đối với hoạt động xuất, nhập 
khẩu, từ nĕm 1986 đến nay, kim ngạch xuất 
khẩu của Việt Nam tĕng đều qua các nĕm. So 
với nĕm 1986 (kim ngạch xuất khẩu đạt 789,1 
triệu USD) thì kim ngạch xuất khẩu nĕm 2013 
tĕng gấp khoảng 167 lần (132,2 tỷ USD). Hàng 
hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị 
trường 220 nước và vùng lãnh thổ, hầu hết các 
châu lục. Nước ta có vị thế ngày càng lớn trong 
xuất khẩu hàng hóa toàn cầu và được xếp vào 
nhóm 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa hàng 
đầu thế giới. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, 
Việt Nam đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập 
khẩu, thậm chí là có xuất siêu. Nĕm 2012, Việt 
Nam đã xuất siêu 287 triệu USD, nĕm 2013 xuất 
siêu 9 triệu USD và 10 tháng đầu nĕm 2014 xuất 
siêu 1,9 tỷ USD.
Đồng thời, nĕng lực cạnh tranh của nền 
kinh tế thấp và hầu như không được cải thiện từ 
nĕm 2001 đến nay. Nĕm 2009, Việt Nam bị tụt 5 
hạng so với nĕm 2008, trong khi các nước trong 
khu vực lại cải thiện được vị thế cạnh tranh của 
mình trong bảng xếp hạng. Bên cạnh đó, cấu 
trúc đầu vào của tĕng trưởng, những bất ổn về 
môi trường và hệ số co giãn giảm nghèo đang 
giảm dần và bất bình đẳng đều có xu hướng tĕng 
mạnh cũng là những nguyên nhân tác động 
không nhỏ tới chất lượng tĕng trưởng của nền 
kinh tế.
Đi vào thực chất của vấn đề thì phải thấy 
rằng những gì chúng ta coi là thành tích chỉ mới 
là so sánh giữa kết quả của chúng ta hôm nay 
với kết quả của chúng ta hôm qua và cũng chỉ 
trên số tương đối (% vốn chỉ là chỉ tiêu có tính 
hai mặt, dễ bị cường điệu hóa). Nếu đem so sánh 
kết quả đạt được của chúng ta hôm nay với các 
nước trong khu vực, trên cả mặt số lượng và 
chất lượng tĕng trưởng thì sẽ thấy rõ hơn, thực 
chất hơn về những nguy cơ hiện hữu và tiềm 
ẩn trong mô hình tĕng trưởng kinh tế của nước 
ta hiện nay. Đó là: Chất lượng tĕng trưởng của 
nước ta ngày càng thấp. Chất lượng tĕng trưởng 
thể hiện ở chỉ số ICOR và sự gia tĕng thu nhập 
giữa các tầng lớp dân cư ở các vùng miền trong 
cả nước. Xét về chỉ số ICOR, nhiều số liệu đã 
tính toán cho thấy: nĕm 2006 là khoảng 5, nĕm 
2007 là hơn 5,2, nĕm 2008 là gần 7 và nĕm 2009 
là 8, trong khi ở các nước trong khu vực, kể cả 
Trung Quốc, thì trong cùng thời gian chỉ số này 
đều dưới 4. Những con số này cho thấy nguy cơ 
là tĕng trưởng kinh tế ở nước ta đắt hơn nhiều 
lần so với các nước và đang có xu hướng ngày 
càng đắt thêm lên. Như vậy làm sao có thể trụ 
vững trong thế giới cạnh tranh ngày càng khốc 
liệt hơn. Nói nôm na là chúng ta đi buôn nhưng 
39
Tĕng trưởng kinh tế . . .
đều mua đắt, bán rẻ thì tất yếu dẫn đến mất vốn, 
nói gì đến lãi. Xét về sự gia tĕng thu nhập giữa 
các tầng lớp dân cư ở các vùng miền trong cả 
nước thì càng thấy nguy cơ về sự ổn định xã 
hội hiện nay là khó bền vững. Tĕng trưởng kinh 
tế chỉ bền vững khi nó mang lại thu nhập ổn 
định cho đại bộ phận dân nghèo ở khắp các vùng 
miền trong cả nước. Thu nhập bình quân chung 
của cả nước thì có tĕng qua các nĕm, nhưng nếu 
so sánh mức thu nhập của 20% số người có thu 
nhập cao với mức thu nhập của 20% số người 
có thu nhập thấp trong cả nước thì con số này ở 
nước ta hiện nay không dưới 20 lần, là khá cao 
và đang có xu hướng tĕng lên. Một thực tế nữa 
là tuy đứng vào hàng đầu của các quốc gia xuất 
khẩu gạo, nhưng không phải ở nước ta đã không 
còn những mảnh đời đói khổ do không có thu 
nhập. Đây là nguy cơ chính dễ dẫn đến mất ổn 
định nhất.
Chất lượng cuộc sống ngày càng xuống cấp 
thể hiện khá rõ trên những lĩnh vực chủ yếu như 
giáo dục, y tế, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi 
trường, tệ nạn xã hội đã đến mức báo động và 
đang có xu hướng tĕng cao.
Thu chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày 
càng thâm hụt lớn. Thu chi NSNN là chỉ tiêu tổng 
hợp phản ánh chất lượng và sự bền vững của mô 
hình tĕng trưởng kinh tế. Thâm hụt Ngân sách ở 
nước ta từ nĕm 2000 đến nay trung bình là trên 
5% GDP/nĕm, nĕm 2009 là gần 7% và dự kiến 
nĕm 2010 chưa xuống dưới 6,5%. Nợ Chính phủ 
đã lên tới khoảng 40% GDP. Một đặc điểm nổi 
lên trong thu, chi NSNN là trong suốt 25 nĕm 
đổi mới vừa qua, thu NSNN nĕm nào cũng hoàn 
thành vượt mức kế hoạch đề ra, số thu nĕm sau 
đều tĕng cao so số thu nĕm trước, có nĕm tĕng tới 
gần 30% như nĕm 2006, 2007. Nhưng chi ngân 
sách còn tĕng cao hơn nên thâm hụt ngày càng 
lớn và chưa có hướng bù đắp cho đủ.THÂM HỤT NGÂN SÁCH CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (%GDP)
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012F
MoF1 -4,9 -4,9 -4,9 -5,0 -5,7 -4,6 -6,9 -5,6 -4,9 -4,8
MoF2 -1,8 -1,1 -0,9 -0,9 -1,8 -1,8 -3,7 -2,8 -2,1 -3,1
MoF1: thâm hụt gồm cả chi trả nợ gốc,
MoF2: thâm hụt không gồm chi trả nợ gốc. Nguồn: MoF
NỢ CÔNG VIỆT NAM QUA CÁC NĂM (% GDP)
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NGƯỠNG 2015Tổng nợ công 52,6 57,3 58,7 65Nợ công nước ngoài 29,9 27,8 26,7 28,2 25,1 29,3 31,1Nợ nước ngoài 37,2 32,2 31,4 32,5 29,8 39 42,2 41,5 50Ngưỡng nợ công và nợ nước ngoài được đề xuất bởi bộ Tài chính
Nhập siêu ngày nghiêm trọng và chưa có 
dấu hiệu dừng lại. Trong suốt 25 đổi mới hầu 
như nước ta luôn luôn nhập siêu. Nhập siêu giai 
đoạn trước nĕm 2005 bình quân gần 5 tỷ đô la 
Mỹ một nĕm, nhưng đến nĕm 2007 đã tĕng gấp 
hơn 2 lần, với mức trên 14 tỷ USD, nĕm 2008 
nhập siêu gần 20 tỷ USD. Trong đó nhập siêu 
lớn nhất lại từ các nước Châu Á, là các nước có 
công nghệ thấp.
40
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Với mô hình hiện nay thì càng tĕng trưởng 
thì lại càng có nhiều ách tắc và mất cân đối 
lớn. Những ách tắc lớn nhất mà ở tầm quốc gia 
chúng ta đã nhận xét, đánh giá là: hạ tầng cơ 
sở yếu kém chưa tạo thuận lợi cho đầu tư phát 
triển, kể cả ở thành thị, nông thôn và miền núi, 
nguồn nhân lực đông đảo nhưng kỹ nĕng, tay 
nghề kém, không đáp ứng được yêu cầu của sự 
phát triển trước mắt và lâu dài; thể chế kinh tế 
còn nhiều yếu kém, chưa tạo môi trường thuận 
lợi cho đầu tư. Với những ách tắc cơ bản đó, 
nhiều nguy cơ đã được cảnh báo từ trước chẳng 
những không được đẩy lùi mà còn có xu hướng 
gia tĕng, như nguy cơ chệch hướng, tụt hậu, 
tham nhũng lãng phí và diễn biến hòa bình.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách 
(VEPR) vừa công bố báo cáo Dự báo về tình 
hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020. Các 
dự báo đều cho thấy trong giai đoạn 2016- 
2020, mức tĕng trưởng kinh tế bình quân hàng 
nĕm của Việt Nam khó có khả nĕng vượt mức 
6% do động lực tĕng trưởng không có nhiều cải 
thiện. Theo VEPR, nếu nền kinh tế không nhận 
được động lực tĕng trưởng mới từ sự cải thiện 
yếu tố nĕng suất lao động tổng hợp, trong khi đó 
các nguồn lực cơ bản là vốn và lao động không 
có nhiều khả nĕng cải thiện đột biến, sẽ dẫn 
đến nhiều khả nĕng tĕng trưởng khó thoát khỏi 
khuynh hướng suy giảm dài hạn. Nhóm nghiên 
cứu cho rằng, tín dụng tĕng trưởng khoảng 12-
15% là mức bảo đảm để lạm phát duy trì trong 
mức mục tiêu 6%. Còn mức tĕng trưởng tín 
dụng khoảng 20%, nguy cơ lạm phát tĕng trở 
lai (vượt 10%) là cao, tạo ra nguy cơ phá vỡ các 
cân bằng vĩ mô.
Tìm kiếm mô hình tĕng trưởng mới là một 
trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm 
trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai 
đoạn 2011 - 2020. Không phải là lần đầu tiên 
được đề cập, song việc tìm kiếm một mô hình 
tĕng trưởng mới phù hợp hơn trong giai đoạn 
tiếp theo đã trở thành một trong những mối quan 
tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, 
cũng như giới chuyên gia kinh tế, nhất là trong 
thời gian khi Chiến lược Phát triển kinh tế - xã 
hội 2011 - 2020 đang trong quá trình hoàn tất. 
Các khuyến nghị đầu tiên liên quan tới vấn đề 
này đã được các chuyên gia của Chương trình 
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Viện Chiến 
lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đề xuất: 
“Việt Nam cần phải đạt được sự cân bằng tốt 
hơn giữa chất và lượng của tĕng trưởng kinh tế. 
Sự theo đuổi tĕng trưởng kinh tế cao theo nghĩa 
hẹp chắc chắn sẽ không bền vững về lâu dài và 
có thể sẽ mang lại những tác động tiêu cực về 
mặt xã hội và môi trường, gây ảnh hưởng xấu 
đến tĕng trưởng kinh tế trong tương lai.”
Tĕng trưởng kinh tế của Việt Nam thời 
gian qua vẫn bị chi phối bởi các ngành sản xuất 
(nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp) là chủ 
yếu (chiếm tới 2/3 GDP), còn phần đóng góp 
của khu vực thương mại, dịch vụ được đánh 
giá là thấp, 37,7% (giai đoạn 2001-2005) và 
40% (giai đoạn 2006-2010). Tỷ lệ này thấp hơn 
nhiều so với nhiều nước trong khu vực, như: 
Singapore (65%), Hàn Quốc (62%), Thái Lan 
(50%), Philippine (53,5%). Thực tế cho thấy, 
Việt Nam đang dựa quá nhiều vào khu vực 
nguyên khai (hay còn gọi là Khu vực I), gồm 
khai thác khoáng sản và các ngành nông, lâm, 
ngư nghiệp. Tuy khu vực công nghiệp chế tạo 
có phát triển, nhưng chủ yếu là gia công sử dụng 
nhiều lao động, ít kỹ nĕng. Xét dưới góc độ bậc 
thang trong dây chuyền giá trị gia tĕng khu vực 
và toàn cầu thì nền kinh tế của Việt Nam nằm ở 
giai đoạn thấp, do đó thu được ít giá trị gia tĕng. 
Nếu tiếp tục khai thác những lĩnh vực trên thì 
sẽ làm tĕng chi phí và làm mất lợi thế ở các khu 
vực khác.
41
Tĕng trưởng kinh tế . . .
Hiện nay, khu vực DNNN được trao sứ 
mệnh đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt nền kinh tế. 
Khu vực này (đặc biệt là các tập đoàn kinh tế và 
tổng công ty lớn với tư cách là “những quả đấm 
thép”) được hưởng rất nhiều ưu đãi về thể chế và 
tài nguyên, song lại hoạt động không hiệu quả. 
Tổng tài sản của 1.309 DNNN chiếm tới 45% 
tổng tài sản cố định và đầu tư toàn xã hội, nhưng 
chỉ đóng góp được 35% tổng GDP cả nước trong 
giai đoạn từ nĕm 2000 đến 2010. Còn theo thống 
kê của WB tại Việt Nam, thì các DNNN chiếm 
đến 60% vốn tín dụng từ các tổ chức tín dụng và 
ngân hàng, nhưng cũng chính các tập đoàn này 
lại gây ra tới hơn 70% số nợ xấu trong cả nước. 
Điều này dẫn đến nguy cơ tạo cơn bão tài chính 
làm lung lay hệ thống ngân hàng và tạo ra một lỗ 
hổng lớn đẩy một số ngân hàng đến bờ vực phá 
sản. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao 
chỉ số ICOR của Việt Nam luôn ở mức cao tới 
4,89 (giai đoạn 2000-2005) và tiếp tục tĕng cao 
tới 7,17 (giai đoạn 2006-2010), so với mức chỉ 2 
đến 3 ở các nước trong khu vực. Cải cách hay tổ 
chức lại khu vực DNNN, trước hết là “các quả 
đấm thép đang tan chảy”, là một đòi hỏi lớn đối 
với nước ta nhằm làm cho mô hình tĕng trưởng 
trở nên tốt hơn.
Ngoài ra, sự liên kết giữa các khu vực, ngành, 
hay thành phần kinh tế của nước ta đang rất yếu. 
Điều này thể hiện ở chỗ những mặt hàng xuất 
khẩu chủ yếu của Việt Nam thường không liên 
quan đến nhau (thủy sản, dệt, đồ nội thất, may 
mặc, giày dép). Do đó, không tạo được hiệu 
ứng “tràn ngập” tại các thị trường lớn là EU, Nhật 
Bản hay Mỹ như các sản phẩm của Trung Quốc. 
Thậm chí, còn xảy ra tình trạng xung đột lợi ích 
giữa các nhóm lợi ích mặc dù trong cùng một 
ngành. Sự xung đột này có thể nhận thấy khá rõ ở 
các thành phần kinh tế, ở đó có sự phân biệt giữa 
khu vực DNNN và ngoài quốc doanh.
Còn xét từ góc độ thể chế, chiều cạnh thể 
chế thể hiện vai trò của Nhà nước và hệ thống 
các luật chơi trong nền kinh tế, cũng như các 
chính sách kinh tế vĩ mô (gồm loại chính sách vĩ 
mô và cách làm chính sách vĩ mô). Chiều cạnh 
này thể hiện cách thức vận hành nền kinh tế của 
Nhà nước. Nói một cách hình tượng, chiều cạnh 
thể chế được xem như là phần mềm điều hành 
nền kinh tế mà phần cứng của nó có thể được 
xem là cấu trúc của nền kinh tế.
Mặc dù đã qua khoảng hơn hai thập kỷ đổi 
mới, mở cửa và cải cách loại bỏ chế độ quan liêu 
bao cấp và kế hoạch hoá tập trung, song vai trò 
của Nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam vẫn 
được xem là rất trực tiếp và ôm đồm. Bằng chứng 
rõ rệt là cách thức điều hành và quản lý của Nhà 
nước đối với nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính 
quản lý hành chính, “cai trị” hơn là phục vụ, thân 
thiện và tạo điều kiện cho kinh doanh.
Sự ưu tiên thái quá của Nhà nước đối với 
khu vực doanh nghiệp công đã tạo ra sự phân 
biệt đối xử với các thành phần kinh tế còn lại. 
Điều đó cũng có nghĩa là chưa thực sự có sân 
chơi công bằng đối với các thành phần tham gia 
trong nền kinh tế. Điều này, một mặt làm mất 
động lực phát triển của các khu vực ngoài nhà 
nước, mặt khác gây ra sự phân bổ tài nguyên 
kém hiệu quả trong nền kinh tế do những tín 
hiệu của thị trường đã bị bóp méo.
Một yếu tố khác ở phương diện thể chế 
là chính sách kinh tế vĩ mô và cách thức làm 
chính sách vĩ mô. Chính sách vĩ mô của Việt 
Nam không ổn định. Cách thức ra các quyết 
định chính sách thường vẫn xuất phát chủ yếu 
từ góc độ và quan điểm của những người quản 
lý, của quan chức các bộ, ngành, chưa lôi kéo 
được sự tham gia tích cực của các đối tác khác 
(như giới học thuật, báo chí, giới kinh doanh, 
lao động và người tiêu dùng). Do đó, các chính 
sách đó thường thiếu tính thực tế, tính dự báo 
và không nhất quán. Đây là nguyên nhân quan 
trọng làm khó cho doanh nghiệp và các thành 
phần kinh tế khác, gây bất ổn và kém hiệu quả 
cho nền kinh tế.
42
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3. ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI MỚI CHO TĔNG 
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM?
Việc chuyển đổi mô hình tĕng trưởng kinh 
tế đã được khẳng định trong Chiến lược phát 
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020: “Từ 
ch̉ yếu phát trỉn theo chiều rộng sang phát 
trỉn hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa 
mở rộng quy mô vừa chú tṛng chất lượng hiệu 
quả. Từ ch̉ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai thác 
tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ sang 
tĕng cừng áp dụng tiến bộ khoa ḥc, công 
nghệ, ngùn nhân lực chất lượng cao, nâng cao 
nĕng suất lao động và chất lượng sản phẩm; 
từ ch̉ yếu là công nghiệp gia công, lắp ráp 
sang đẩy mạnh công nghiệp chế tạo, chế biến, 
công nghiệp phụ trợ; từ ch̉ yếu xuất khẩu tài 
nguyên khoáng sản, nguyên liệu, sản phẩm thô 
sang tĕng tỷ tṛng xuất khẩu sang chế biến, chế 
tạo. Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, 
phát trỉn dịch vụ có giá trị gia tĕng cao. Phát 
trỉn và khai thác tối đa thị trừng trong nức, 
mở rộng thị trừng xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ 
giữa phát trỉn kinh tế v́i giải quyết các vấn đề 
vĕn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng 
xã hội, bảo vệ môi trừng.”
Trước hết, phải thực sự cởi trói, mở cửa, 
phát huy mọi nguồn lực của đất nước cho đầu tư 
phát triển, chấn hưng đất nước. Muốn vậy, có hai 
điểm quan trọng, một là trong mọi chủ trương 
phát triển kinh tế - xã hội phải đặt tiêu chí nĕng 
suất, chất lượng, hiệu quả lên trên hết. Ai xin làm 
cũng được, miễn là phải nĕng suất, chất lượng, 
hiệu quả thì mới mang lại tĕng trưởng thực sự. 
Ngay cả với những lĩnh vực mà trước đây hay đề 
cao vai trò của hiệu quả xã hội, như giáo dục, y 
tế, vĕn hóa, kể cả từ thiện cũng phải coi trọng 
hiệu quả về kinh tế thì mới có hiệu quả xã hội 
thực sự. Hai là chủ trương nói trên phải được 
thể chế hóa thành pháp luật cụ thể thì mới vận 
hành được trong cơ chế thị trường. Phải cải cách 
một cách cĕn bản lĩnh vực thu – chi NSNN. Thu 
NSNN không nên vượt quá chỉ tiêu mà các Đại 
hội Đảng đã rất cân nhắc và quyết định là vào 
khoảng 21-22% GDP. Với số dân ngày một tĕng 
lên và mức thu nhập còn thấp so với các nước, 
mức động viên vào NSNN không thể tới 1/4 số 
GDP làm ra hàng nĕm. Có như vậy mới khuyến 
khích tinh thần hĕng say lao động và mới tạo 
điều kiện cho nhân dân tiết kiệm để đầu tư. Chi 
NSNN trước hết tập trung vào vấn đề an sinh xã 
hội để khắc phục kịp thời mặt trái của kinh tế thị 
trường đang trực tiếp tác động tới phần lớn nhân 
dân có thu nhập thấp đang dễ bị tổn thương, nhất 
là ô nhiễm môi trường nặng như hiện nay. Một 
phần quan trọng của chi NSNN là khẩn trương 
cải cách chế độ tiền lương để tạo tiền đề cho 
cải cách hành chính; để tạo điều kiện cho việc 
khôi phục lại lòng tự trọng, tính nhân vĕn và tinh 
thần trách nhiệm, ý chí cách mạng trong số đông 
cán bộ, bộ đội, công nhân, trí thức và người lao 
động trên mặt trận đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. 
Hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy NSNN để 
cấp vốn cho doanh nghiệp, để đầu tư phát triển 
kinh tế.
Một điểm quan trọng và mang tính bao trùm 
đó là việc cải cách thể chế cần phải đạt được môi 
trường cạnh tranh hơn, tránh tình trạng độc quyền 
(nhất là độc quyền của các DNNN sở hữu). Xét 
từ góc độ các yếu tố sản xuất (đầu vào), rõ ràng 
việc trông cậy vào sử dụng nhiều lao động, tài 
nguyên đã đến tới hạn của nó. Do đó, cần phải có 
những thay đổi theo hướng gia tĕng yếu tố công 
nghệ để có thêm phần giá trị gia tĕng và có vị 
trí tốt hơn, cao hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm 
toàn cầu và khu vực. Để làm được điều này, cần 
phải có một chiến lược phát triển công nghệ quốc 
gia rõ ràng với hệ thống các chính sách nhằm 
khuyến khích nhập, tiếp thu, ứng dụng và phát 
triển công nghệ trong sản xuất. Điều này có ý 
nghĩa rất lớn, vì nó sẽ tự động giải tỏa áp lực tĕng 
trưởng phải dựa nhiều vào vốn, một nhược điểm 
lớn trong mô hình tĕng trưởng của nước ta hiện 
nay. Thêm vào đó là việc phát triển và ứng dụng 
công nghệ sẽ giúp cải thiện được cấu trúc của 
nền kinh tế dựa chủ yếu vào các lĩnh vực nguyên 
khai (khai khoáng và nông nghiệp). Đồng thời, 
43
Tĕng trưởng kinh tế . . .
tạo dựng và phát triển được lĩnh vực công nghiệp 
chế tạo, một cơ sở quyết định cho tĕng trưởng 
bền vững trong tương lai. Điều này sẽ giúp Việt 
Nam tránh được cái gọi là “bẫy” thu nhập trung 
bình. Một vấn đề nữa ở phương diện đầu vào là 
phải chú trọng xây dựng và phát triển các cụm 
ngành để có mối liên kết ngành, nhằm nâng cao 
sức cạnh tranh cho các ngành công nghiệp và hy 
vọng sớm tạo được hiệu ứng “tràn ngập” hàng 
Việt Nam trên các thị trường quốc tế và khu vực. 
Rõ ràng ai cũng thấy yếu tố quan trọng cho sự 
phát triển của một quốc gia trong thời đại ngày 
nay không phụ thuộc nhiều vào những gì đã có, 
mà phụ thuộc chủ yếu vào cách thức lựa chọn mô 
hình tĕng trưởng phù hợp với lợi thế riêng có để 
vươn lên khỏi cái bẫy thu nhập trung bình như đã 
thấy ở nhiều nước. Để có được một mô hình tĕng 
trưởng có nhiều điểm tốt hơn, Việt Nam cần phải 
có nhiều nỗ lực cải cách mạnh mẽ trong tương 
lai. Những nỗ lực này phải bao gồm những thay 
đổi sao cho có được một thể chế tốt hơn với các 
chính sách vĩ mô ổn định và một hệ thống luật 
chơi công bằng hơn.
Phải tập trung sức và đổi mới lĩnh vực thể 
chế đường lối phát triển kinh tế ở nước ta. Chủ 
trương đường lối nhất quán của Đảng ta là “ dân 
giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, 
vĕn minh: và Nhà nước ta là “Nhà nước của dân, 
do dân và vì dân” cho nên nhiệm vụ cốt yếu của 
bộ máy nhà nước của nước ta trong thời gian 
tới là đổi mới cách thức ban hành một hệ thống 
luật pháp phù hợp với tình hình mới, nhằm vào 
việc thực hiện các mục tiêu nói trên. Trong đó 
chú trọng vấn đề đồng bộ, kịp thời, nhất quán 
và nhằm vào khắc phục những khiếm khuyết 
của thời gian qua như vấn đề sở hữu, vấn đề 
thành phần kinh tế, vấn đề đầu tư và thu hút đầu 
tư, vấn đề đất đai, tài nguyên, vấn đề lao động 
và việc làm. Đây là vấn đề hết sức quan trọng 
nhằm biến thách thức thành cơ hội, phát huy lợi 
thế của nước đi sau là tranh thủ tận dụng những 
thành quả của nhân loại về mọi mặt, trong đó có 
khoa học và công nghệ. 
Khu vực DNNN cần phải có những cải tổ 
mạnh mẽ theo hướng giảm bớt ưu đãi và buộc 
phải hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời, cần 
khuyến khích và tạo thêm dư địa cho khu vực tư 
nhân phát triển. Từ góc độ đầu ra cho thấy rằng 
chiến lược hướng về xuất khẩu của nước ta là 
hoàn toàn đúng đắn. Khai thác thị trường toàn 
cầu là yếu tố quan trọng để phát huy hết tiềm 
nĕng của nền kinh tế. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá 
hiện nay chưa thực sự thể hiện rõ ý đồ này, tỷ 
giá cần phải được điều chỉnh cao hơn nữa, nhằm 
khuyến khích xuất khẩu và giảm dần nhập khẩu. 
Đồng thời, với việc tiếp tục khai thác tốt hơn các 
thị trường nước ngoài, cũng cần hướng mạnh 
vào việc mở rộng và khai thác thị trường nội địa. 
Đầu tư công cũng cần được thay đổi theo hướng 
tạo sự cân bằng giữa khu vực công và khu vực tư 
nhân, có như vậy mới tạo thêm dư địa và khuyến 
khích đầu tư tư nhân. Giảm đầu tư công cũng sẽ 
dẫn tới giảm áp lực phải thu ngân sách hiện nay 
được cho là khá cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. David Begg, Kinh tế học, NXB Giáo dục, 
Hà nội.
[2]. Gregory Mankiw, Macroeconomics 
second edition, Worth publishers.
[3]. Paul A.Samuelson, William D.Nordgans 
(1989), Kinh tế học, Viện Quan hệ quốc tế
[4]. Nguyễn Vĕn Ngọc (2009), Lý thuyết chung 
về tài chính, ngân hàng và chính sách tiền tệ, Nhà 
xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
[5]. Một số vĕn bản pháp luật. 
[6]. Website của tổng cục thống kê, viện nghiên 
cứu kinh tế và chính sách,..

File đính kèm:

  • pdftang_truong_kinh_te_viet_nam_30_nam_nhin_lai.pdf