Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam

ở Việt Nam- là một trong những giải pháp quan trọng cho phát triển kinh

tế- xã hội nông thôn, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi. Bên cạnh những thành

tựu đạt được, hoạt động của một số QTDND thời gian qua đã bộc lộ một số

yếu kém và sai phạm cần được quan tâm, xử lý để củng cố và phát triển bền

vững, tránh ảnh hưởng tới danh tiếng chung của cả Hệ thống. Tổ chức đầu

mối liên kết, hỗ trợ và giám sát các QTDND là QTDND Trung ương- thành

lập năm 1995, đến năm 2013 chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã

(NHHTX) Việt Nam. Tổng quan về quá trình phát triển, cũng như kết quả

NHHTX thực hiện các vai trò hỗ trợ Hệ thống chứng tỏ rõ nét hơn tầm quan

trọng của NHHTX đối với sự phát triển bền vững của hệ thống QTDTD.

Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá vai trò của NHHTX đối với sự phát

triển bền vững của hệ thống QTDND, nhóm tác giả phân tích và tổng hợp

được 6 điểm mạnh, 6 điểm yếu, 7 cơ hội và 12 thách thức. Từ 2 mục tiêu

chiến lược và 5 định hướng lớn được đưa ra trên cơ sở định hướng chung

của ngành Ngân hàng đến 2025, tầm nhìn 2030, để tối ưu hóa các nội dung

SWOT, 9 giải pháp được đề xuất, gồm 6 giải pháp nâng cao năng lực của

NHHTX nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các QTDND và đẩy mạnh tài

chính toàn diện; 3 giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò “ngân hàng của các

QTDND thành viên”.

pdf 14 trang kimcuc 9460
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam

Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam
16
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số Xuân 212+213- Tháng 1&2. 2020
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong 
phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng nhân 
dân ở Việt Nam
Lê Thanh Tâm
Viện Ngân hàng Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân
Trần Thị Thúy An
Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trương Thảo Anh
Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày nhận: 13/08/2019 Ngày nhận bản sửa: 10/09/2019 Ngày duyệt đăng: 18/09/2019
Phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)- mô hình hợp tác xã 
Strengthening the role of Vietnam Cooperative bank for sustainable development of people's credit 
fund system 
Developing the People’s Credid Fund System (PCFs)- the cooperative model- is one of the important solutions 
for rural socio-economic development and for reducing loan sharking. Despite the achievements of the 
PCFs operations in the past, some individual PCFs revealed problematic with weaknesses, shortcomings 
and errors which needed to be considered and dealt with in order to strengthen the PCF system to develop 
sustainably, avoiding the side effects to reputation of the whole system. The apex institution for supporting 
and supervising PCF system was established in 1995 as the Central People’s Credit Fund and transferred into 
the Vietnam Cooperative Bank in 2013. The overview of Coop Bank development process, as well as the 
apex role implementation demonostrated the importance of Coop Bank for the sustainable development of 
the PCF system. Using the SWOT model for assessing the role of Coop Bank in accelerating the sustainable 
development of PCF system in this paper, the 6 strengths, 6 weaknesses, 7 opportunities and 12 challenges 
were summarized. From that, the two strategic objectives and major orientationed are developed basing on 
general orientation of Vietnam banking industry till 2025, vision 2030. To optimize the SWOT content, in this 
paper, the authors proposed 6 recommendations focusing on improving Coop Bank capacity to better meet 
the needs of PCFs and promote financial inclusion; and 3 recommendations for improving the role of “bank 
of PCFs”.
Keywords: apex institutions, Cooperative Bank of Vietnam, People's Credit Funds, SWOT, sustainable 
development
Tam Thanh Le
Email: tamlt@neu.edu.vn
School of Banking an Finance, National Economics University
An Thi Thuy Tran
Email: an.tranthuy@sbv.gov.nv
Central Banking Department, State Bank of Vietnam
Anh Thao Truong
Email: anh.truongthao@sbv.gov.vn
Central Banking Department, State Bank of Vietnam
LÊ THANH TÂM - TRẦN THỊ THÚY AN - TRƯƠNG THẢO ANH
17Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
ở Việt Nam- là một trong những giải pháp quan trọng cho phát triển kinh 
tế- xã hội nông thôn, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi. Bên cạnh những thành 
tựu đạt được, hoạt động của một số QTDND thời gian qua đã bộc lộ một số 
yếu kém và sai phạm cần được quan tâm, xử lý để củng cố và phát triển bền 
vững, tránh ảnh hưởng tới danh tiếng chung của cả Hệ thống. Tổ chức đầu 
mối liên kết, hỗ trợ và giám sát các QTDND là QTDND Trung ương- thành 
lập năm 1995, đến năm 2013 chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã 
(NHHTX) Việt Nam. Tổng quan về quá trình phát triển, cũng như kết quả 
NHHTX thực hiện các vai trò hỗ trợ Hệ thống chứng tỏ rõ nét hơn tầm quan 
trọng của NHHTX đối với sự phát triển bền vững của hệ thống QTDTD. 
Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá vai trò của NHHTX đối với sự phát 
triển bền vững của hệ thống QTDND, nhóm tác giả phân tích và tổng hợp 
được 6 điểm mạnh, 6 điểm yếu, 7 cơ hội và 12 thách thức. Từ 2 mục tiêu 
chiến lược và 5 định hướng lớn được đưa ra trên cơ sở định hướng chung 
của ngành Ngân hàng đến 2025, tầm nhìn 2030, để tối ưu hóa các nội dung 
SWOT, 9 giải pháp được đề xuất, gồm 6 giải pháp nâng cao năng lực của 
NHHTX nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các QTDND và đẩy mạnh tài 
chính toàn diện; 3 giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò “ngân hàng của các 
QTDND thành viên”. 
Từ khóa: NHHTX, phát triển bền vững, QTDND, SWOT, tổ chức đầu mối.
1. Giới thiệu
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng 
(TCTD) được thành lập và hoạt động theo 
mô hình hợp tác xã. Xuất hiện từ nền kinh 
tế nông nghiệp lạc hậu sau Cách mạng 
tháng Tám 1945, tiền thân là các tổ vay 
mượn nông thôn, trải qua gần 70 năm hình 
thành và phát triển, QTDND đã góp phần 
tạo nguồn vốn phục vụ thành viên phát 
triển sản xuất, nâng cao đời sống; tạo công 
ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo 
và hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực 
nông thôn, đặc biệt ở những nơi chưa có 
sự hiện diện của các loại hình TCTD khác. 
Vì vậy, việc quan tâm, phát triển hệ thống 
QTDND bền vững là yêu cầu cần thiết đối 
với sự phát triển của khu vực nông nghiệp 
nông thôn và nâng cao khả năng tiếp cận 
tín dụng cho toàn bộ xã hội.
QTDND Trung ương (QTDNDTW) được 
thành lập ngày 05/8/1995 và năm 2013 
được chuyển đổi sang thành NHHTX 
Việt Nam. NHHTX là một TCTD hợp tác 
nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả 
cho hoạt động của hệ thống các QTDND; 
làm đầu mối và giữ vai trò điều hoà vốn 
cho hệ thống QTDND. Dù xuất hiện khá 
muộn so với thời điểm các QTDND bắt 
đầu được thành lập, nhưng NHHTX, với 
vai trò là “ngân hàng Trung ương của các 
QTDND” đã nỗ lực, chủ động và tích cực 
hỗ trợ các QTDND khắc phục những tồn 
tại, vượt qua khó khăn để phát triển.
Tính đến 30/11/2018, toàn hệ thống 
QTDND có 1.183 quỹ, hoạt động tại 57 
tỉnh, thành phố. Số thành viên tham gia 
QTDND là gần 1.551.000 thành viên, 
bình quân 1.311 thành viên/quỹ. Tổng 
nguồn vốn của các QTDND tiếp tục tăng 
trưởng, đạt gần 113.000 tỷ đồng, tăng 
gần 10% so với 31/12/2017, nguồn vốn 
Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng 
nhân dân ở Việt Nam
18 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
bình quân hơn 95 tỷ đồng/quỹ và cơ cấu 
nguồn vốn tương đối hợp lý. Tuy nhiên, 
tại một số tỉnh, thành phố vẫn còn tồn tại 
các QTDND hoạt động chưa hiệu quả, 
yếu kém, thậm chí vi phạm pháp luật. Tỷ 
lệ nợ xấu của hệ thống QTDND không 
cao, nhưng tại một số QTDND, tỷ lệ này 
ở mức khá cao; tỷ lệ dư nợ cho vay/huy 
động vốn tương đối cao so với trung bình 
toàn hệ thống TCTD, tiềm ẩn rủi ro thanh 
khoản; một số quỹ vẫn còn tình trạng vi 
phạm các quy định về bảo đảm an toàn, 
có xu hướng xa rời bản chất và mục tiêu 
của mô hình QTDND, không còn tính liên 
kết cộng đồng và chạy theo mục tiêu lợi 
nhuận. Tính đến cuối năm 2018, toàn hệ 
thống vẫn còn 64 QTDND yếu kém (trong 
đó có 24 quỹ bị đặt trong tình trạng kiểm 
soát đặc biệt (Nhuệ Mẫn, 2018). 
Trước những tồn tại trong hoạt động của 
hệ thống QTDND, Thủ tướng Chính phủ 
đã đặt ra mục tiêu và định hướng phát 
triển cho NHHTX và QTDND trong 
Chiến lược Phát triển ngành Ngân hàng 
Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 
năm 2030 ban hành kèm Quyết định 986/
QĐ-TTg ngày 08/8/2018. Trong đó, một 
trong mục tiêu đặt ra đối với NHHTX là 
“hoàn thiện việc xây dựng NHHTX thành 
Ngân hàng của tất cả các QTDND nhằm 
mục tiêu chủ yếu là liên kết, đảm bảo an 
toàn của hệ thống qua việc hỗ trợ tài chính 
và giám sát hoạt động của các QTDND”. 
Đối với các QTDND, mục tiêu Thủ tướng 
Chính phủ đặt ra là: “Xây dựng và triển 
khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống 
QTDND đến năm 2020 và định hướng đến 
năm 2030 nhằm đảm bảo cho các QTDND 
hoạt động an toàn, hiệu quả bền vững” 
(Chính phủ, 2018). Ngân hàng Nhà nước 
Việt Nam (NHNN) cũng có nhiều chỉ đạo, 
định hướng cụ thể và quyết liệt đối với các 
cơ quan có liên quan khác nhau để hỗ trợ 
hệ thống QTDND khắc phục khó khăn yếu 
kém, phát triển bền vững. Trong đó, tăng 
cường vai trò của NHHTX là một trong 
những nội dung quan trọng. 
Do vậy, việc đánh giá thực trạng và đề 
xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường 
vai trò của NHHTX đối với sự phát triển 
hệ thống QTDND là cần thiết trong giai 
đoạn hiện nay. Bài viết tìm hiểu về vai 
trò, đánh giá kết quả thực hiện vai trò 
của NHHTX đối với hệ thống QTDND; 
sử dụng mô hình SWOT phân tích điểm 
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của 
NHHTX trong vai trò đầu mối liên kết các 
QTDND. Từ đó, bài viết đưa ra các giải 
pháp nhằm giúp NHHTX tăng cường vai 
trò của mình trong việc giúp các QTDND 
phát triển bền vững.
2. Giới thiệu về hệ thống Ngân hàng 
Hợp tác xã và các quĩ tín dụng nhân dân
Hệ thống NHHTX và các QTDND đã trải 
qua nhiều thăng trầm trong quá trình hình 
thành và phát triển. Các QTDND, từng có 
tên gọi là hợp tác xã tín dụng (HTXTD), 
được thành lập từ năm 1951 trong nền 
kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trong khi đó 
NHHTX, tiền thân là QTDNDTW ra đời 
khoảng năm 1995, muộn hơn nhiều so 
với hệ thống QTDND, nhưng sau đó đã 
trở thành tổ chức đứng đầu của hệ thống 
QTDND tại Việt Nam. Bảng 1 cho thấy 
những dấu mốc phát triển quan trọng của 
toàn Hệ thống.
NHHTX được thành lập từ việc chuyển 
đổi QTDNDTW, là kết quả của việc thực 
hiện các điều khoản về NHHTX trong 
Luật Các TCTD 2010 và là một phần của 
toàn bộ quá trình tái cơ cấu TCTD theo 
Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg của Thủ 
tướng Chính phủ. Trong Luật Các TCTD 
LÊ THANH TÂM - TRẦN THỊ THÚY AN - TRƯƠNG THẢO ANH
19Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
2010 được Quốc hội thông qua, không 
có quy định về QTDNDTW, mà chỉ có 
khái niệm về NHHTX: “NHHTX là ngân 
hàng của tất cả các QTDND, được thành 
lập trên cơ sở góp vốn từ các QTDND 
và pháp nhân theo quy định của Luật với 
mục đích chính là liên kết hệ thống, hỗ trợ 
tài chính và điều hòa vốn trong hệ thống 
QTDND” (Luật Các TCTD, 2010, Điều 
4, Khoản 7). Do đó, trong ý tưởng của các 
cơ quan hoạch định chính sách, NHHTX 
được thành lập để trở thành tổ chức đầu 
mối trung tâm cho toàn hệ thống. Bên cạnh 
đó, Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg của 
Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra định hướng 
cho toàn bộ hệ thống NHHTX/QTDND và 
giải pháp chuyển đổi mô hình QTDNDTW 
thành NHHTX. Vì vậy, NHHTX đã được 
Thống đốc NHNN cho phép chuyển đổi 
chính thức từ QTDNDTW vào năm 2013, 
theo Giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 
04/6/2013 với Trụ sở chính đặt tại Hà Nội, 
có 32 chi nhánh và hơn 70 đơn vị giao dịch 
có mặt tại 56 tỉnh, thành phố của Việt Nam.
Bảng 1. Các mốc phát triển quan trọng của hệ thống QTDNDTW/NHHTX và QTDND
STT Giai đoạn Sự kiện
1 1951- 1957 Thành lập các tổ vay mượn nông thôn- tiền thân của các HTXTD.
2 1957- 1965 Hơn 1.000 HTXTD được thành lập, 71% hộ gia đình nông thôn tham gia HTX.
3 1966- 1985 Hơn 7.000 HTX hoạt động theo nền kinh tế kế hoạch tập trung.
4 1986- 1991 Một số HTXTD sụp đổ do vấn đề thanh khoản trong cải cách kinh tế, gây ra rủi ro hệ thống cho mô hình HTXTD theo kế hoạch tập trung kiểu cũ.
5 7/1993 Bắt đầu Dự án thí điểm thành lập QTDND; 179 QTD đầu tiên được thành lập trong giai đoạn 1993-1994.
6 1995 QTDNDTW được thành lập, cùng với số lượng ngày càng tăng của Quỹ tín dụng nhân dân khu vực (QTDNDKV).
7 1999 Đánh giá và củng cố mạng lưới QTNDN; gần 100 QTDND đã đóng cửa vào giai đoạn 1999- 2002.
8 2000- 2001
Kết thúc giai đoạn thí điểm vào tháng 3/2000; mạng lưới được tổ chức lại 
thành hai cấp, QTDND cơ sở và QTDNDTW; QTDNDTW đã tiếp quản và 
sáp nhập 21 QTDNDKV vào QTDNDTW và mở một số chi nhánh mới tại 
các tỉnh không có QTDNDKV trước đây.
9 2003 Tiếp tục mở rộng Hệ thống.
10 2006 Thành lập Hiệp hội QTDND Việt Nam (VAPCF).
11 2008- 2009 QTDNDTW nhận được nhiều vốn điều lệ hơn, số lượng QTDND tăng lên 1.044.
12 2012- 2013 Thực hiện tổng đánh giá về hệ thống QTDND theo Chỉ thị số 57/BCT của Bộ Chính trị.
13 2013 QTDNDTW chính thức chuyển đổi thành NHHTX với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
14 2014- 2015
Thực hiện tái cấu trúc QTDND và NHHTX, theo một số quy định chính 
Thông tư NHNN 03/2014/TT-NHNN về an toàn; Thông tư 04/2015/TT-
NHNN về QTDND.
15 2018 Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có NHHTX và hệ thống QTDND.
Nguồn: Hans Dieter Seibel (2008); ADB (2010); Lê Thanh Tâm (2016); NHHTX (2017 & 2018), Chính 
phủ (2018)
Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng 
nhân dân ở Việt Nam
20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
NHHTX là TCTD được tổ chức theo mô 
hình hợp tác. Cơ cấu của Ngân hàng bao 
gồm: Đại hội đồng QTDND; Hội đồng 
Quản trị; Ban kiểm soát; Kiểm toán nội 
bộ; Ban Tổng Giám đốc; Các bộ phận 
chức năng, các đơn vị trực thuộc và các 
chi nhánh. Hội đồng Quản trị gồm bảy (7) 
thành viên: ba (3) đại diện từ mạng lưới 
QTDND và hai (2) thành viên Hội đồng 
Quản trị (gồm: Tổng giám đốc và Phó 
Tổng giám đốc- do NHNN đề cử).
NHHTX, với vai trò là đầu mối trung 
tâm, giúp điều hòa vốn và hỗ trợ cho toàn 
bộ hệ thống QTDND thông qua các hoạt 
động được quy định tại Điều 41, Thông tư 
09/2016/TT-NHNN và Điều 40, Thông tư 
04/2015/TT-NHNN, cụ thể như sau:
- Nhận tiền gửi điều hòa vốn và cho vay 
điều hòa vốn với các QTDND. 
- Cho vay QTDND thành viên để xử lý khó 
khăn tạm thời về thanh khoản.
- Mở tài khoản thanh toán, cung cấp các 
phương tiện thanh toán cho các QTDND 
thành viên.
- Xây dựng, phát triển và ứng dụng các 
sản phẩm, dịch vụ mới trong hoạt động 
của QTDND thành viên đáp ứng nhu cầu 
của các thành viên QTDND và phục vụ 
phát triển lợi ích cộng đồng trên địa bàn.
- Thực hiện các hoạt động ngân hàng 
khác theo quy định của pháp luật đối với 
QTDND thành viên.
- Các nhiệm vụ khác do NHHTX thực hiện 
đối với hệ thống QTDND, ngoài hoạt động 
điều hòa vốn, theo quy định tại Điều lệ 
của NHHTX và pháp luật.
Điều 40 của Thông tư 04/2015/TT-NHNN 
của NHNN yêu cầu NHHTX hỗ trợ các 
hoạt động ngân hàng cho QTDND thông 
qua: 
(i) Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân 
hàng và công nghệ thông tin; 
(ii) Hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ 
theo quy định của pháp luật; 
(iii) Giám sát các hoạt động của QTDND 
để cung cấp và có các biện pháp hỗ trợ 
phù hợp cho các hoạt động của QTDND 
(ví dụ: tài chính, thanh khoản và quản 
trị)
3. Phân tích kết quả thực hiện vai trò 
của Ngân hàng Hợp tác xã với hệ thống 
Quĩ Tín dụng nhân dân
Kể từ khi thành lập năm 2013, qua hơn 06 
năm hoạt động, NHHTX đã và đang thể 
hiện vai trò đầu mối, là “ngân hàng của 
các QTDND” như mục tiêu và định hướng 
hoạt động mà các cơ quan quản lý đã đặt 
ra. Vai trò của NHHTX đối với hệ thống 
QTDND được nhóm tác giả phân tích, 
đánh giá thông qua các hoạt động chính 
như nhận tiền gửi điều hòa; cho vay điều 
hòa và hỗ trợ thanh khoản; và một số các 
hoạt động hỗ trợ khác.
3.1. Hoạt động nhận tiền gửi điều hòa
Hoạt động điều hoà vốn của NHHTX đối 
với các QTDND bao gồm hoạt động nhận 
tiền gửi điều hòa và cho vay điều hoà 
vốn (theo cơ chế điều hòa vốn đã được 
NHHTX xây dựng) nhằm điều chuyển 
vốn giữa các QTDND có tiền gửi nhàn rỗi 
và các QTDND có nhu cầu về vốn để mở 
rộng hoạt động tín dụng.
Bảng 2 cho thấy tiền gửi từ các QTDND 
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong 
tổng nguồn vốn của NHHTX, thường 
xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cấu 
trúc nguồn vốn và có tốc độ tăng trưởng 
mạnh trong thời gian qua, từ 31% năm 
2012 lên khoảng 44% trong năm 2018.
Sự gia tăng của t ... g QTDND 
(quản trị, quản lý, kế toán)- là cơ hội và 
thách thức;
T1: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các tổ 
chức tài chính chính thống và các đơn vị cung cấp 
tiềm năng;
T2: Áp lực trong việc phải cân bằng giữa nguyên tắc 
tương trợ thành viên và phát triển bền vững cũng 
như sinh lời trong hoạt động;
T3: Mức độ chuẩn hóa áp dụng công nghệ thông 
tin trong hệ thống QTDND thấp, gây khó khăn cho 
NHHTX trong việc thực hiện vai trò đầu mối của 
mình;
T4: Mức độ tự nguyện của các QTDND chưa cao 
trong việc tham gia vào hệ thống;
T5: Vai trò đầu mối của NHHTX chỉ tập trung vào 
vấn đề hỗ trợ và giám sát việc sử dụng vốn vay đối 
với các QTDND, điều này không theo thông lệ quốc 
tế về TCTD hợp tác đầu mối;
T6: Các QTDND đóng góp với tỷ lệ thấp vào vốn 
chủ sở hữu của NHHTX theo quy định, dẫn đến 
NHHTX khó tăng vốn;
T7: NHHTX thiếu tiếp cận với thông tin của các 
QTDND theo quy định, dẫn đến khó khăn cho 
NHHTX trong đánh giá và giám sát các QTDND đầy 
đủ;
T8: Quan điểm về đơn vị “đầu mối” hay “đứng đầu” 
(apex) không thống nhất trên cả kinh nghiệm quốc 
tế và tại Việt Nam;
T9: Nhu cầu của các QTDND về các sản phẩm phi 
tài chính ngày càng gia tăng;
Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng 
nhân dân ở Việt Nam
26 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
Giải pháp 1 (W4 + T1,4,5 + O2): Tăng 
vốn chủ sở hữu nhằm tăng cường năng 
lực tài chính; từ đó, nâng cao năng lực 
cạnh tranh để tận dụng các cơ hội phát 
triển của thị trường mới nổi và tăng ý thức 
sở hữu từ các QTDND thành viên. 
Căn cứ vốn điều lệ của NHHTX năm 2017 
là 3.026,1 tỷ đồng, nhóm tác giả đề xuất 
mức tăng vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng 
vào năm 2025. Lý do: (i) Đây là quy mô 
mục tiêu mong đợi của bản thân NHHTX; 
(ii) theo định hướng của Chính phủ đến 
2025 và tầm nhìn 2030, NHHTX thành 
ngân hàng của tất cả các QTDND (Chính 
Phủ, 2018). Do vậy, quy mô vốn điều lệ 
tăng lên để NHHTX có đủ năng lực tài 
chính thực hiện trọng trách này; (iii) mức 
vốn 4.000 tỷ (tương đương 171 triệu USD) 
hiện nay là tương đối nhỏ so với hệ thống 
ngân hàng thương mại, nhưng quy mô 
này phù hợp cho hệ thống QTDND và so 
với một số quốc gia trong khu vực như 
Phillipines (10 triệu Peso, tương đương 
191 triệu USD) (BSP, 2010); và (iv) mức 
tăng thêm 200-250 tỷ/năm thông qua ba 
nguồn là có tính khả thi. 
NHHTX có thể tăng vốn chủ sở hữu 
bằng việc tăng mức đóng góp quỹ của 
các QTDND thành viên, từ lợi nhuận để 
lại hoặc từ quỹ dự phòng tăng vốn điều 
lệ của ngân hàng. Đối với các QTDND, 
NHHTX nên đề xuất với NHNN sửa đổi 
Thông tư 31/2012/TT-NHNN cho phép 
tăng mức góp vốn cổ phần của QTDND 
theo từng giai đoạn để tăng mức góp 
vốn cổ phần của họ hằng năm từ 1-2 
triệu đồng trong giai đoạn 2020- 2025 và 
hơn thế nữa từ năm 2026. Điều này hoàn 
toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và kinh 
nghiệm của Canada, Hà Lan, vốn chủ sở 
hữu của NHHTX dần dần sẽ chủ yếu do 
các QTDND đóng góp, tỷ lệ vốn từ ngân 
sách giảm đi (Lê Thanh Tâm, 2016). Mức 
đóng góp hiện nay tối thiểu 10 triệu đồng/
QTDND ban đầu và thường niên 1 triệu 
đồng hiện tương đối thấp so với năng lực 
tài chính của các QTDND. Đối với các hoạt 
động của HNHTX, căn cứ kết quả kinh 
doanh khả quan, NHHTX có thể đề xuất 
với NHNN và Bộ Tài chính chấp thuận yêu 
cầu giảm bớt phần trăm cổ tức nộp lại cho 
Nhà nước để tăng vốn chủ sở hữu.
Giải pháp 2 (S1 + W1,4 + T1 + O2): 
Tăng huy động tiền gửi và các nguồn 
tài trợ ổn định cho NHHTX để đẩy mạnh 
hơn năng lực nhận diện thương hiệu của 
khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh 
tranh, tận dụng cơ hội phát triển của thị 
trường mới nổi và có khả năng tài chính 
mạnh hơn để hỗ trợ toàn bộ hệ thống. 
NHHTX có thể tăng huy động vốn từ 
cả các QTDND và nguồn khác bằng các 
cách: (i) Tăng cường sử dụng phương thức 
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
T10: Việc phát triển tiền di động (mobile money) 
trong hệ thống khó khả thi do QTDND không được 
mở tài khoản thanh toán cho khách hàng;
T11: Vốn ODAs ngày càng ít với lãi suất cao hơn, 
nợ công tăng cao, vì vậy NHHTX: (i) khó tiếp cận 
hơn với các nguồn vốn rẻ, dài hạn, ổn định từ ODA; 
(ii) gánh nặng thuế khóa, lệ phí;
T12: Điểm yếu của hệ thống QTDND (quản trị, quản 
lý, kế toán).
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
LÊ THANH TÂM - TRẦN THỊ THÚY AN - TRƯƠNG THẢO ANH
27Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
7Ps trong tiếp thị; (ii) Tập trung vào đa 
dạng hóa số lượng và cải thiện chất lượng 
sản phẩm tiền gửi; (iii) Tận dụng các quan 
hệ công chúng và các chiến dịch quảng 
bá để tăng uy tín của NHHTX và của hệ 
thống QTDND với cộng đồng. Ngoài ra, 
NHHTX cũng cần tập trung vào khai thác 
các phân khúc thị trường mà các QTDND 
không thể tiếp cận.
Giải pháp 3 (S6 + W3,5 + O5,6 + 
T11,12): Chủ động tìm kiếm các hỗ trợ 
bên ngoài (ODA, tổ chức quốc tế, khu 
vực tư nhân hay các cá nhân quan tâm đến 
sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn 
và tài chính toàn diện). 
Việc tìm kiếm các hỗ trợ bên ngoài từ 
các tổ chức quốc tế hay tư nhân là một 
biện pháp hiệu quả giúp tăng uy tín của 
hệ thống NHHTX và QTDND trong các 
quyết định tài chính của khách hàng. 
Những ràng buộc của tổ chức hỗ trợ vốn 
đối với hoạt động của ngân hàng cũng 
đảm bảo định hướng phát triển ngân hàng 
phù hợp với thị trường, như: phát triển 
ngân hàng xanh hay bình đẳng giới trong 
hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, các hỗ 
trợ từ bên ngoài còn củng cố thêm sự tin 
tưởng của các QTDND thông qua một số 
hỗ trợ kỹ thuật của các dự án. 
Để chủ động tìm kiếm và sử dụng các 
nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và 
tư nhân, NHHTX nên thành lập một ban 
nghiệp vụ tập trung vào sử dụng các hỗ 
trợ từ bên ngoài, chú ý lựa chọn những hỗ 
trợ có chi phí rẻ hơn vay thương mại và có 
các cam kết cũng như điều kiện hợp lý.
Giải pháp 4 (S3,4,5 + W3,6 + O3,7 + 
T1,2,10,12): Phát triển và cải tiến các 
sản phẩm dịch vụ của NHHTX giúp 
tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng 
để hỗ trợ tốt hơn cho các QTDND nhằm 
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, 
đảm bảo sự đổi mới, tăng trưởng và bền 
vững cũng như tăng quản lý rủi ro và phát 
triển đúng theo định hướng ngân hàng 
hiện đại của NHHTX. NHHTX có thể áp 
dụng một số biện pháp cụ thể, như:
(i) Đa dạng hóa và điều chỉnh các sản 
phẩm hiện có bằng cách phát triển thêm 
mục đích cho vay (tiêu dùng, sản xuất), 
đa dạng hóa các phương thức thanh toán 
cho vay (trả góp hàng tháng, trả góp dòng 
tiền) và tăng cho vay đối với khu vực 
nông nghiệp và nông thôn (nuôi trồng thủy 
sản, thủ công mỹ nghệ, mua, chế biến, 
xuất khẩu và phân phối các sản phẩm nông 
nghiệp). Đồng thời, điều chỉnh các sản 
phẩn cho vay hiện có (thấu chi, cho vay 
đồng tài trợ, cho vay thế chấp, tiền gửi) 
cũng như phát triển các sản phẩm thẻ đa 
dạng (tín dụng, ghi nợ, thông minh), đặc 
biệt là cho nhân viên và thành viên của 
QTDND.
(ii) Nghiên cứu, thí điểm và áp dụng sản 
phẩm mới: Căn cứ nghiên cứu tìm hiểu 
thị hiếu và nhu cầu của QTDND và khách 
hàng, NHHTX có thể kết hợp với công ty 
công nghệ tài chính để phát triển các sản 
phẩm tín dụng mới như: internet banking, 
mobile banking, sms banking; cho vay 
với nhóm khách hàng có thu nhập thấp và 
người dân ở vùng sâu, vùng xa, phụ nữ, 
cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay dòng 
tiền; đồng thời, nghiên cứu triển khai 
thanh toán quốc tế và chuyển tiền quốc tế 
và phát triển thêm các sản phẩm tính phí 
tín dụng để đa dạng hóa và tăng thu nhập 
ngoài lãi.
(iii) Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch 
vụ; cải thiện 5 khía cạnh của sản phẩm và 
dịch vụ từ khách hàng và quan điểm của 
Tăng cường vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã trong phát triển bền vững hệ thống Quỹ tín dụng 
nhân dân ở Việt Nam
28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020
người dùng (phản ứng nhanh, đảm bảo, 
hữu hình, đồng cảm và tin cậy). Tiếp tục 
áp dụng các tiêu chuẩn ISO hợp lý trong 
việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và 
dịch vụ. Tăng cường chính sách tín dụng 
hiện hành cho doanh nghiệp, hợp tác xã, 
hộ gia đình, cá nhân; đảm bảo hiệu quả 
của nguyên tắc kiểm tra chéo và giảm 
thiểu rủi ro đạo đức (chính sách cho vay; 
quy trình tín dụng; chính sách bảo lãnh 
cho vay; quy định làm việc nội bộ và quy 
định về quan hệ giữa các bộ phận và nhân 
viên của NHHTX). Trong thẩm định tín 
dụng nên bắt đầu thí điểm tích hợp các 
tiêu chí môi trường và xã hội.
(iv) Thâm nhập vào các phân khúc thị 
trường mới bằng cách đa dạng hóa các 
phân khúc khách hàng khác không phải 
là thị trường hiện tại của QTDND (doanh 
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, 
hợp tác xã, chủ trang trại, giáo viên, cán bộ 
chính phủ). Đồng thời, triển khai nghiên 
cứu các phân khúc thị trường mới, thí điểm, 
triển khai và chia sẻ kinh nghiệm với các 
QTDND về các cách áp dụng các kỹ thuật 
hiện đại để bán sản phẩm: Tăng kỹ thuật 
bán chéo, bán hàng; Thiết kế và tổng hợp 
sản phẩm theo gói; Cung cấp cho khách 
hàng toàn bộ gói giải pháp tài chính thay vì 
bán các sản phẩm và dịch vụ riêng biệt.
Giải pháp 5 (O3 +W1,3 + T2,3,7): Tăng 
cường ứng dụng và cơ sở hạ tầng công 
nghệ thông tin nhằm nâng cao tính an 
toàn và hiệu quả của toàn hệ thống bằng 
cách tận dụng sự phát triển của cách mạng 
công nghiệp 4.0, tạo cơ sở để cung cấp cho 
các QTDND các dịch vụ tốt hơn, nhanh 
hơn, chính xác hơn với chi phí rẻ hơn. 
Trước hết, NHHTX cần đảm bảo sự thông 
suốt và ổn định của hệ thống cơ sở hạ tầng 
có sẵn. Sau đó, chuẩn bị tài nguyên cho 
ứng dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông 
tin hiện đại và an toàn (trung tâm dữ liệu- 
DC, trung tâm sao lưu- DR, mạng kết nối, 
kênh tương tác) với mục tiêu phát triển 
ứng dụng cho hoạt động chuyên nghiệp, 
như: Tăng cường tích hợp với các kênh 
thanh toán đa phương/song phương; Tăng 
số lượng ATM, POS, thử nghiệm ứng 
dụng mã QR; Phát triển cơ sở dữ liệu cho 
mục đích quản lý và quản lý rủi ro; Cải 
thiện cho mục đích báo cáo, phát triển 
hệ thống báo cáo thống kê áp dụng cho 
NHHTX và QTDND; Cập nhật các quy 
định của NHNN. Hệ thống CNTT mới 
phải đảm bảo cải thiện bảo mật cho thông 
tin nội bộ và giao dịch; quản lý và giám 
sát các giao dịch điện tử; hoàn thiện cơ 
chế đảm bảo an toàn thông tin.
Giải pháp 6 (S2 + T1,10 + O3 + W1,2,3): 
Phát triển và mở rộng mạng lưới nhằm 
hỗ trợ kịp thời với chất lượng tốt hơn cho 
các QTDND để tăng khả năng cạnh tranh 
và củng cố tăng trưởng bền vững của 
NHHTX. 
NHHTX cần nghiên cứu và tận dụng 
thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 
để tăng tiếp cận tài chính cho khách hàng 
với chi phí thấp. Cùng với sự tăng trưởng 
về số lượng các điểm giao dịch thanh toán, 
NHHTX cũng cần chú ý nâng cao chất 
lượng và số lượng nguồn nhân lực nhằm 
phát triển mạnh và bền vững hơn nữa để 
phục vụ tốt hơn cho các QTDND thành 
viên.
5.3.2. Nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu 
hoàn thiện vai trò “ngân hàng của các 
QTDND thành viên” của NHHTX.
Giải pháp 7 (S1,2,4,5 + W1 + O3 + 
T3,4,12): Đa dạng hóa, nâng cao chất 
lượng các sản phẩm và dịch vụ tài chính 
LÊ THANH TÂM - TRẦN THỊ THÚY AN - TRƯƠNG THẢO ANH
29Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
dành cho thành viên của NHHTX nhằm 
cung cấp các sản phẩm phù hợp và chất 
lượng cao, đồng thời giành được sự tin 
tưởng và quan tâm hơn từ các QTDND 
thành viên, cũng như kết hợp với sử dụng 
công nghệ thông tin để cung cấp sản 
phẩm/dịch vụ cho QTDND với chi phí 
hiệu quả và kịp thời. 
Giải pháp 8 (S1,2,4 + W2 + O3 + 
T1,2,4,8,9,12): Cải thiện các dịch vụ phi 
tài chính cho QTDND nhằm hoàn thành 
trách nhiệm trong việc hỗ trợ các QTDND 
và tăng cường cảm giác thân thuộc và tin 
tưởng từ các QTDND, từ đó, tăng cường 
tính bền vững của toàn hệ thống. Hợp tác 
với Hiệp hội QTDND Việt Nam để cung 
cấp cho QTDND các dịch vụ tư vấn về: 
Quản lý rủi ro; Khám phá/phát triển các 
phân khúc thị trường mới; Hướng dẫn lập 
nhóm để thẩm định khoản vay độc lập 
nhằm cải thiện chất lượng tín dụng của 
các QTDND; Cung cấp dịch vụ kiểm toán 
bên ngoài cho QTDND theo quy định; 
Cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm soát nội bộ 
cho QTDND; Cung cấp hướng dẫn ứng 
dụng công nghệ thông tin; Cung cấp hỗ trợ 
kỹ thuật cho QTDND khi gặp khó khăn; 
Thường xuyên cập nhật và sửa đổi các 
dịch vụ phi tài chính cho QTDND để đáp 
ứng nhu cầu của họ. 
Giải pháp 9 (W1,3 + O1,2,4 + T 4,7,12): 
Tăng sự hợp tác và ý thức gắn kết của 
các QTDND trong hệ thống; cải thiện 
thương hiệu của toàn hệ thống.
Để tăng cường sự hợp tác và ý thức gắn 
kết liên kết của các QTDND trong hệ 
thống, NHHTX có thể thực hiện những 
chương trình hỗ trợ thiết thực, như: Trình 
bày chiến lược phát triển của NHHTX liên 
quan đến hệ thống QTDND để chia sẻ và 
cập nhật về những gì NHHTX đã làm và 
định hướng đối với hệ thống QTDND; 
Chia sẻ kinh nghiệm giữa các QTDND 
thông qua các chuyến đi thực địa, tham 
quan trang web, hội thảo; Phát triển các 
chiến dịch truyền thông để quảng bá 
thương hiệu và danh tiếng của hệ thống 
QTDND ■
Tài liệu tham khảo
1. ADB (2010), Socialist Republic of Viet Nam: Microfinance, Sector Development Program (Financed by the 
Technical Assistance Special Fund), Hanoi, Vietnam.
2. BSP (Bangko Sentral ng Pilippinas) (2010), Circular No. 682 on Rules and Regulations for Cooperative Banks, 
3. Chính phủ (2018), Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến 
lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
4. Chính phủ (2019), Chỉ thị 06/CT-TTg về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững 
chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
5. Hans Dieter Seibel (2008), Restructuring State-owned Financial Institutions: The People’s Credit Funds of 
Vietnam, Asian Development Bank, 12/2008.
6. Lê Thanh Tâm (2016), Quản trị rủi ro đối với Quỹ tín dụng nhân dân: Các nguyên lý và thực tiễn tại Việt Nam, Nhà 
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 31/2012/TT-NHNN quy định về NHHTX.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 03/2014/TT-NHNN quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống 
quỹ tín dụng nhân dân.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư 32/2015/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn 
trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 09/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 
31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về NHHTX.
12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Quyết định 209/QĐ-NHNN về việc phê duyệt Đề án củng cố và phát triển 
hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
13. NHHTX Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên năm 2016, 
BCTN-2016.pdf
14. NHHTX Việt Nam (2018), Báo cáo thường niên năm 2017, 
BCTN2017CBK-final-Viet-31072018.pdf
15. Nhuệ Mẫn (2019), “Quỹ tín dụng nhân dân: Trọng tâm xử lý trong năm 2019”, Upload ngày 16/1/2019 tại https://
tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/quy-tin-dung-nhan-dan-trong-tam-xu-ly-trong-nam-2019-254868.html

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_vai_tro_cua_ngan_hang_hop_tac_xa_trong_phat_trien.pdf