Tăng cường quản lý nhà nước xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Đất nước chúng ta đang thực hiện

công nghiệp hóa - hiện đại hóa, một chủ

trương quan trọng để chúng ta đạt được

những mục tiêu xây dựng nước Việt Nam

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh, hạnh phúc. Để thực

hiện chủ trương trên, mọi ngành, mọi lĩnh

vực của đất nước cũng phải thực hiện hiện

đại hóa để nâng cao năng suất, chất lượng,

hiệu quả công việc, phục vụ đắc lực công

cuộc CNH- HĐH đất nước. Trong lĩnh vực

thư viện, Đảng ta cũng chỉ rõ: “ phát

triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa

công tác thư viện, lưu trữ.” (trích văn kiện

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ). Vấn

đề hiện đại hóa thư viện lại một lần nữa

được Đảng ta nhắc lại trong kết luận của

hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa 9 về

tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khóa 8,

phương hướng phát triển giáo dục - đào

tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến

2005 và đến 2010 là “Tổ chức hệ thống

thông tin khoa học và công nghệ quốc gia,

các thư viện điện tử theo hướng hiện đại.

Mở rộng mạng thông tin để đưa tri thức

khoa học đến với mọi người ”. Thực hiện

chủ trương trên, hiện đại hoá thư viện đã

trở thành mục tiêu chiến lược phát triển

các thư viện ở Việt Nam. Hiện nay, ngành

thư viện Việt Nam đang từng bước thực

hiện hiện đại hóa.

Để đạt được mục tiêu hiện đại hóa

thư viện Việt Nam, theo chúng tôi, tăng

cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh

vực thư viện là nhân tố quyết định.

pdf 5 trang kimcuc 3200
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường quản lý nhà nước xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường quản lý nhà nước xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Tăng cường quản lý nhà nước xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003 
44 
 ôi nhiệt liệt chào mừng và hoan 
 nghênh Liên hiệp thư viện các 
trường đại học phía Nam đã có sáng kiến 
tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 
“Hiện đại hóa thư viện”, một trong 
những vấn đề quan trọng nhất của ngành 
thư viện Việt Nam hiện nay. 
 Đất nước chúng ta đang thực hiện 
công nghiệp hóa - hiện đại hóa, một chủ 
trương quan trọng để chúng ta đạt được 
những mục tiêu xây dựng nước Việt Nam 
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, 
dân chủ, văn minh, hạnh phúc. Để thực 
hiện chủ trương trên, mọi ngành, mọi lĩnh 
vực của đất nước cũng phải thực hiện hiện 
đại hóa để nâng cao năng suất, chất lượng, 
hiệu quả công việc, phục vụ đắc lực công 
cuộc CNH- HĐH đất nước. Trong lĩnh vực 
thư viện, Đảng ta cũng chỉ rõ: “ phát 
triển mạng lưới thư viện, hiện đại hóa 
công tác thư viện, lưu trữ.” (trích văn kiện 
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ). Vấn 
đề hiện đại hóa thư viện lại một lần nữa 
được Đảng ta nhắc lại trong kết luận của 
hội nghị lần thứ sáu BCHTW khóa 9 về 
tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2 khóa 8, 
phương hướng phát triển giáo dục - đào 
tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến 
2005 và đến 2010 là “Tổ chức hệ thống 
thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 
các thư viện điện tử theo hướng hiện đại. 
Mở rộng mạng thông tin để đưa tri thức 
khoa học đến với mọi người”. Thực hiện 
chủ trương trên, hiện đại hoá thư viện đã 
trở thành mục tiêu chiến lược phát triển 
các thư viện ở Việt Nam. Hiện nay, ngành 
thư viện Việt Nam đang từng bước thực 
hiện hiện đại hóa. 
Để đạt được mục tiêu hiện đại hóa 
thư viện Việt Nam, theo chúng tôi, tăng 
cường vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh 
vực thư viện là nhân tố quyết định. 
Quản lý Nhà nước và chính sách của 
Nhà nước về thư viện 
 Để tăng cường sự quản lý của Nhà 
nước, bảo đảm cho sự nghiệp thư viện Việt 
Nam phát triển theo đúng định hướng của 
Đảng và Nhà nước, phù hợp và tiến kịp 
với xu thế chung của thế giới, đặc biệt để 
các thư viện đáp ứng tốt nhất yêu cầu 
CNH – HĐH đất nước, Nhà nước đã ban 
hành Pháp lệnh Thư viện. Pháp lệnh Thư 
viện đã xác lập những nguyên tắc cơ bản 
về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt 
Nam; xác định quyền và trách nhiệm của 
tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; 
nhiệm vụ và quyền của người làm công tác 
thư viện; trách nhiệm và chính sách của 
Nhà nước đối với thư viện. 
______________________________________________________________________________
* Trích tham luận tại Hội thảo “Hiện đại hóa thư viện” – Huế 18-20/6/2003 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC XÂY DỰNG VÀ 
PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN VIỆT NAM ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA 
ĐẤT NƯỚC* 
NGUYỄN THỊ NGỌC THUẦN 
Vụ trưởng Vụ Thư viện, 
Bộ Văn hóa – Thông tin 
T
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003 
45 
Pháp lệnh thư viện được ban hành 
có ý nghĩa hết sức to lớn, là cơ sở pháp 
lý quan trọng để đảm bảo cho sự nghiệp 
thư viện Việt Nam phát triển theo hướng 
hiện đại hoá, đáp ứng với yêu cầu xây 
dựng đất nước trong thời kỳ mới. 
Về quản lý Nhà nước, Pháp lệnh Thư 
viện quy định: 
Chính phủ thống nhất quản lý nhà 
nước về thư viện và được thể hiện ở 
những nội dung sau: Quyết định chính 
sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển thư 
viện; đệ trình các dự án luật về thư viện 
lên Quốc hội, ban hành các văn bản pháp 
quy theo thẩm quyền; chỉ đạo một số 
hoạt động trong lĩnh vực thư viện như 
nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, tổ 
chức đăng ký hoạt động thư viện, thực 
hiện hợp tác quốc tế, tổ chức thi đua 
khen thưởng, thanh tra, xử lý các vi 
phạm pháp luật về thư viện. 
Bộ Văn hoá – Thông tin chịu 
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện 
quản lý nhà nước. 
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ 
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan 
khác của nhà nước có trách nhiệm phối 
hợp với Bộ VHTT thực hiện quản lý nhà 
nước đối với thư viện trực thuộc theo 
quy định của Chính phủ. 
Uỷ ban nhân dân các cấp thực 
hiện quản lý nhà nước về thư viện trong 
phạm vi địa phương theo sự phân cấp 
của Chính phủ. 
Về chính sách của Nhà nước trong 
lĩnh vực thư viện, pháp lệnh thư viện 
quy định: 
1. Đầu tư để đảm bảo cho các thư 
viện hưởng ngân sách Nhà nước 
hoạt động và phát triển trên các 
mặt: hiện đại hoá cơ sở vật chất, 
trang thiết bị, ứng dụng CNTT 
trong hoạt động, phát triển vốn tài 
liệu, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ 
những người làm công tác thư 
viện. 
2. Đầu tư tập trung đối với thư viện 
có vị trí đặc biệt quan trọng: Thư 
viện Quốc gia Việt Nam, Thư 
viện KHKT trung ương (thuộc 
Trung tâm Thông Tin tư liệu – 
khoa học và Công nghệ Quốc 
gia), Thư viện Viện Thông tin 
Khoa học xã hội (thuộc Trung tâm 
KHXH & NVQG), Thư viện 
Quân đội, Thư viện Hà Nội, Thư 
viện KHTH TP. Hồ Chí Minh để 
nhanh chóng hiện đại hoá các thư 
viện này, rút ngắn khoảng cách về 
trình độ phát triển của các thư 
viện này đối với các thư viện lớn 
của các nước tiên tiến trong khu 
vực. 
3. Thực hiện một số chính sách ưu 
tiên, ưu đãi đối với các hoạt động 
thư viện sau: 
• Ưu tiên đầu tư xây dựng thư 
viện huyện ở vùng có điều 
kiện kinh tế - xã hội khó khăn 
và đặc biệt khó khăn, 
• Ưu tiên giải quyết đất xây 
dựng thư viên, nơi xây dựng 
trụ sở thư viện phải đảm bảo 
thuận tiện cho người đọc, đảm 
bảo cảnh quan, môi trường văn 
hoá, 
• Miễn, giảm thuế nhập khẩu tài 
liệu, trang thiết bị chuyên 
dùng cho thư viện; hỗ trợ kinh 
phí cho việc khai thác mạng 
thông tin - thư viện trong nước 
và cước cho mượn tài liệu thư 
viện tại nhà đối với bạn đọc. 
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003 
46 
4. Cho phép thư viện được thu phí 
một số hoạt động dịch vụ thông 
tin thư viện. 
5. Hỗ trợ về kỹ thuật để bảo quản 
các bộ sưu tầm tài liệu quý có giá 
trị về lịch sử, văn hóa, khoa học 
của cá nhân, gia đình, dòng họ. 
Từ những quy định này, trách 
nhiệm của Bộ VHTT là phải tích cực chủ 
động phối hợp với Bộ Tài chính và các 
bộ, ngành có liên quan khác xây dựng 
các chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho 
các thư viện nhận được sự đầu tư của 
Nhà nước để phát triển theo hướng hiện 
đại hoá. 
Một số định hướng phát triển thư 
viện và tăng cường quản lý nhà 
nước trong lĩnh vực thư viện. 
Một số định hướng phát triển sự 
nghiệp thư viện Việt Nam. 
1. Công tác thư viện phải gắn kết chặt 
chẽ, hữu cơ với nhiệm vụ chính trị, 
kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội đất 
nước. Lấy việc đáp ứng nhu cầu về tri 
thức và thông tin nhằm thực hiện 
CNH-HĐH là “ưu tiên hàng đầu”, 
đồng thời quan tâm mục tiêu quản lý 
tri thức, nâng cao dân trí và thoả mản 
nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. 
2. Đầu tư thích đáng cho việc củng cố, 
nâng cao chất lượng và phát triển các 
mạng lưới thư viện trong cả nước. 
Bảo đảm cho mọi đơn vị hành chính 
cấp tỉnh, huyện, xã, các trường đại 
học, cao đẳng, trung học, trường phổ 
thông, các viện nghiên cứu khoa học 
cấp bộ, các cơ quan, tổ chức cấp 
trung ương đều có thư viện đủ khả 
năng đáp ứng nhu cầu thông tin, 
nghiên cứu, học tập các đối tượng bạn 
đọc. 
3. Xã hội hóa các hình thức xây dựng thư 
viện, tủ sách, phòng đọc sách ở cơ sở 
dưới hình thức phối hợp giữa nhà nước 
và nhân dân, giữa các bộ, ban, ngành, 
các tổ chức đoàn thể, các cấp chính 
quyền địa phương nhằm xây dựng 
một “xã hội đọc”. 
4. Đảm bảo sự tương hợp và khả năng 
hòa nhập các thư viện Việt Nam. với 
các thư viện trong khu vực và thế giới. 
Đào tạo nguồn nhân lực tập trung, 
thống nhất bảo đảm số lượng và chất 
lượng để đáp ứng hiệu quả hoạt động 
của thư viện hiện tại và trong tương lai. 
5. Quan điểm chủ đạo hoạt động thư viện 
trong những măm tới như sau: 
o Tiếp tục tổ chức, củng cố những 
hoạt động thư viện theo phương 
thức truyền thống nhằm phục vụ 
đại đa số người sử dụng thư 
viện. Trong tuyên ngôn của 
UNESCO về Thư viện công 
cộng đã lưu ý các quốc gia về ý 
tưởng phải có sự công bằng với 
tất cả mọi người, không phân 
biệt tuổi tác, chủng tộc, giới 
tính, tôn giáo, ngôn ngữ, quốc 
tịch và địa vị xã hội. 
o Thế kỷ 21 là thế kỷ của CNTT. 
Đất nước ta đang thược hiện 
CNH-HĐH và sự hợp tác quốc 
tế, đặc biệt là hợp tác trong khu 
vực ĐNÁ đang phát triển. Nước 
ta là thành viên ASEAN, các thư 
viện sẽ phải hòa nhập vào 
CONSAL. Bên cạnh sự phát 
triển nội tại của hệ thống tự 
động hóa trong nước, chúng ta 
còn phải đóng góp vào mạng 
thông tin các nước ĐNÁ – 
SEANET. Do vậy, phát triển tự 
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003 
47 
động hóa thư viện là phương 
hướng chủ đạo để phát triển 
thư viện. Tập trung hiện đại 
hóa một số thư viện tầm cở 
quốc gia, các thư viện trung 
tâm đầu ngành, thư viện các 
trường đại học lớn, thư viện 
các viện nghiên cứu khoa học 
hàng đầu, thư viện HKTH 
tỉnh. 
Một số định hướng tăng cường công 
tác quản lý nhà nước để thực hiện 
hiện đại hóa thư viện. 
1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn 
bản quy phạm pháp luật, xây dựng cơ 
chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực 
thư viện . 
Tập trung xây dựng các văn bản 
hướng dẩn thi hành pháp lệnh Thư 
Viện và nghị định của chính phủ số 
72 Quy định chi tiết thi hành pháp 
lệnh thư viện. Soát xét lại các văn 
bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung, 
điều chỉnh cho phù hợp. Trong đó 
chú trọng các chính sách cho hoạt 
động ứng dụng CNTT: 
a. Chính sách phát triển nguồn 
lực thông tin: cần xác định 
nguồn lực thông tin không chỉ 
bao hàm các tài liệu in ấn 
truyền thống mà cả các loại tài 
liệu địên tử (các CSDL trên 
CD_ROM, nguồn thông tin 
trên mạng) 
b. Chính sách xây dựng mạng: Xem 
đây là nhiệm vụ quan trọng cần 
phải thực hịên trong giai đoạn từ 
nay đến 2010. Tập trung đầu tư 
xây dựng các mạng nội bộ, mạng 
diện rộng, tiến tới xây dựng mạng 
toàn quốc kết nối mọi thư viện, 
mọi trung tâm thông tin trong toàn 
quốc. 
c. Chính sách phát triển nguồn nhân 
lực gồm chính sách đào tạo, sử 
dụng và đãi ngộ cán bộ. 
d. Các chính sách về kinh tế: 
o Xây dựng định mức chi ngân 
sách một cách ổn định cho các 
thư viện theo quy định tại khoản 
1 Điều 14 Nghị định cùa Chính 
phủ quy định chi tiết thi hành 
pháp lệnh thư viện. 
o Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ bản, 
mua sắm trang thiết bị để hiện 
đại hóa các thư viện đầu ngành, 
các thư viện có vị trí đặc biệt 
quan trọng. 
o Xây dựng chính sách tổ chức 
các hoạt động dịch vụ thông tin 
– thư viện. 
2. Về tổ chức 
a. Thành lập hội đồng thư viện bao 
gồm các chuyên gia đầu ngành 
trong lĩnh vực thông tin và thư viện 
nhằm tham mưu cho Chính Phủ 
những định hướng, biện pháp, chính 
sách cơ bản trong lĩnh vực TTTV. 
b. Thành lập hội thư viện Việt Nam, 
một tổ chức nghề nghiệp của những 
người làm công tác thư viên trong 
cả nước . 
Chúng ta đang ở kỷ nguyên thông 
tin, đây là thời cơ nhưng cũng là thử thách 
lớn đối với ngành thư viện Việt Nam. Với 
truyền thống khắc phục khó khăn để vươn 
lên, với tấm lòng yêu nghề ý thức trách 
nhiêm lòng ham học hỏi, một truyền thống 
tốt đẹp của đội ngủ những người làm công 
tác thư vịên, chúng tôi tin rằng hội thảo 
này sẽ đưa ra những giải pháp có hiệu quả 
giúp cho sự nghiệp thư vịên VN ngày càng 
phát triển theo hướng hiện đại, phục vụ 
đắc lực yêu cầu CNH – HĐH đất nước. 
BẢN TIN LIÊN HIỆP THƯ VIỆN THÁNG 8/2003 
48 

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_quan_ly_nha_nuoc_xay_dung_va_phat_trien_su_nghiep.pdf