Tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của ống nhiệt sử dụng môi chất nano

Ống nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt đặc biệt, có thể chuyển lượng nhiệt lớn

dựa trên nguyên lý chuyển pha của môi chất. Ống nhiệt được sử dụng rộng rãi

trong các ứng dụng khác nhau để giải nhiệt và kiểm soát nhiệt độ do có các ưu

điểm như: chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp, độ chính xác cao, tuổi thọ làm

việc cao, an toàn với môi trường. Việc tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của ống

nhiệt luôn được quan tâm, sử dụng môi chất có bổ sung nano là một giải pháp

hiệu quả. Bài báo này trình bày khả năng tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của

ống nhiệt sử dụng môi chất nano.

pdf 5 trang kimcuc 20120
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của ống nhiệt sử dụng môi chất nano", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của ống nhiệt sử dụng môi chất nano

Tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của ống nhiệt sử dụng môi chất nano
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TRUYỀN NHIỆT CỦA ỐNG NHIỆT 
SỬ DỤNG MÔI CHẤT NANO 
ENHANCING THE HEAT TRANSFER EFFICIENCY OF HEAT PIPE USING NANOFLUID 
Bùi Mạnh Tú1,*, Đặng Văn Bính2 
TÓM TẮT 
Ống nhiệt là thiết bị trao đổi nhiệt đặc biệt, có thể chuyển lượng nhiệt lớn 
dựa trên nguyên lý chuyển pha của môi chất. Ống nhiệt được sử dụng rộng rãi 
trong các ứng dụng khác nhau để giải nhiệt và kiểm soát nhiệt độ do có các ưu 
điểm như: chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp, độ chính xác cao, tuổi thọ làm 
việc cao, an toàn với môi trường. Việc tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của ống 
nhiệt luôn được quan tâm, sử dụng môi chất có bổ sung nano là một giải pháp 
hiệu quả. Bài báo này trình bày khả năng tăng cường hiệu quả truyền nhiệt của 
ống nhiệt sử dụng môi chất nano. 
Từ khóa: Ống nhiệt, hiệu quả truyền nhiệt, môi chất nano. 
ABSTRACT 
Heat pipe is a special type of heat exchanger that transfers large amount of 
heat due to the effect of phase change heat transfer principle. Heat pipes are 
widely used in various applications to remove the heat and control temperature 
due to many advantages such as least operating and maintenance cost, accuracy, 
long service life and environmentally safe. Enhancing the heat transfer efficiency 
of the heat pipe has rceived increasing interests, using nanofluid is an effective 
solution. This paper presents enhancing the heat transfer efficiency of heat pipe 
using nanofluid. 
Keywords: Heat pipe, heat transfer efficiency, nanofluid. 
1Trường Đại học Điện lực 
2Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
*Email: tubm@epu.edu.vn 
Ngày nhận bài: 15/12/2017 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/01/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 26/02/2018 
1. GIỚI THIỆU 
1.1. Ống nhiệt 
Ống nhiệt là thiết bị truyền nhiệt có hiệu quả cao, được 
ứng dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong nhiều 
lĩnh vực. Ống nhiệt có cấu tạo như hình 1, bao gồm ba 
phần: phần ngưng tụ, phần đoạn nhiệt và phần bay hơi. 
Phần bay hơi của ống nhiệt sẽ nhận nhiệt từ nguồn 
nóng làm bay hơi môi chất trong ống nhiệt. Hơi môi chất 
chuyển động qua phần đoạn nhiệt đến phần ngưng tụ, hơi 
môi chất nhả nhiệt nguồn lạnh phía bên ngoài và ngưng tụ. 
Môi chất ngưng tụ sẽ quay lại phần bay hơi của ống nhiệt 
nhờ lực trọng trường, lục mao dẫn, [1]. 
Hình 1. Cấu tạo của ống nhiệt 
Thông thường, môi chất sử dụng phổ biến trong ống 
nhiệt là nước, axeton, methanol, NH3, Môi chất trong ống 
nhiệt hoạt động theo chu trình tuần hoàn khép kín, hiệu 
quả truyền nhiệt cao, hoạt động ổn định, khoảng cách 
truyền nhiệt tương đối xa với sự chênh lệch nhiệt độ giữa 
phần bay hơi và phần ngưng tụ tương đối nhỏ. 
Ống nhiệt được sử dụng rộng rãi trong làm mát thiết bị 
điện tử, thiết bị thu hồi nhiệt, thiết bị thu nhiệt năng lượng 
mặt trời, thiết bị tích trữ năng lượng, 
Hiệu quả truyền nhiệt của ống nhiệt phụ thuộc vào các 
yếu tố sau: (1) loại ống nhiệt; (2) vật liệu làm ống nhiệt; (3) 
hướng của ống nhiệt (độ nghiêng); (4) Cấu trúc bên trong 
của ống nhiệt; (5) Các thông số của cấu trúc bên trong ống 
nhiệt; 
1.2. Môi chất nano lỏng 
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, 
điện tử, các thiết bị, linh kiện điện, điện tử, chip máy tính 
ngày càng được thu nhỏ về kích thước, tăng cường tốc độ 
xử lý, hiệu suất làm việc cao. Trong quá trình hoạt động, các 
thiết bị này cũng tỏa ra lượng nhiệt lớn hơn, khả năng làm 
mát thiết bị cũng khó khăn hơn. Nếu không xử lý kịp thời, 
các thiết bị sẽ bị hỏng, giảm tuổi thọ và hiệu quả làm việc. 
Vì vậy, yêu cầu các thiết bị làm mát, giải nhiệt phải hoạt 
động tốt hơn, hiệu quả hơn. Môi chất nano lỏng được sử 
dụng thay thế môi chất thông thường để tăng cường khả 
năng, hiệu quả giải nhiệt của ống nhiệt cho các thiết bị. 
Nano lỏng được ứng dụng trong các lĩnh vực: 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 92
KHOA HỌC
- Dược phẩm và sinh học; 
- Truyền nhiệt; 
- Công nghệ hóa học; 
- Giảm ô nhiễm môi trường; 
- Tạo lớp phủ nano, chất hoạt động bề mặt; 
- Ma sát, bôi trơn và mài mòn (tribology); 
Nano lỏng là hỗn hợp các hạt có kích thước nano hay gọi 
là hạt nano (có kích thước nhỏ hơn 100nm) và chất lỏng cơ 
bản. Các loại hạt nano sử dụng phổ biến là: (1) kim loại 
nguyên chất (Cu, Ag, Fe, Au); (2) oxit kim loại (CuO, SiO2, 
Al2O3, TiO2, ZnO, Fe3O4); (3) cacbua (SiC, TiC); (4) nitrit (AlN, 
SiN); (5) các loại thu hình khác của cacbon (kim cương, than 
chì,). Các chất lỏng cơ bản như: nước, etylen glycol, dầu 
động cơ,... 
Các hạt nano có kích thước từ 1 ÷ 100nm có dạng hình 
cấu, hình trụ, được hòa trộn với chất lỏng cơ bản theo 
các tỷ lệ khác nhau. Do đó, việc tăng hiệu quả truyền nhiệt 
của ống nhiệt phụ thuộc vào các yếu tố: (1) loại hạt nano; 
(2) chất lỏng cơ bản; (3) kích thước hạt nano; (4) hình dạng 
hạt nano; (5) nồng độ hạt nano trong chất lỏng cơ bản, 
Các nhà nghiên cứu bắt đầu ứng dụng công nghệ vật 
liệu nano vào truyền nhiệt và đạt được những kết quả có ý 
nghĩa trong tăng cường hiệu quả truyền nhiệt. Năm 1995, 
Choi [2] lần đầu tiên đề xuất khái niệm “chất lỏng nano”, là 
chất lỏng với một số loại hạt nano lơ lửng trong chất lỏng 
cơ bản. Việc ứng dụng chất lỏng nano vào ống nhiệt được 
công bố năm 2003 bởi H.T. Chien và công sự [3]. 
Bài báo này tập trung nghiên cứu đánh giá tăng 
cường hiệu quả truyền nhiệt khi chất lỏng nano được sử 
dụng làm môi chất bên trong ống nhiệt so với dùng môi 
chất thông thường. 
2. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ 
Mô hình đánh giá hiệu quả truyền nhiệt của ống nhiệt 
sử dụng môi chất nano lỏng được thể hiện trên hình 2. 
Hình 2. Mô hình đánh giá 
Ống nhiệt sử dụng môi chất nano được đặt trên giá có 
thể thay đổi được góc nghiêng [4,5]. Phần bay hơi được cấp 
nhiệt bởi bộ phận gia nhiệt sử dụng dòng điện một chiều. 
Phần ngưng tụ được làm mát bằng nước được cung cấp từ 
bên ngoài có nhiệt độ ổn định. Dọc theo chiều dài của ống 
nhiệt có gắn các cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ tại các điểm 
trên ống nhiệt. Các số liệu nhiệt độ sẽ được gửi đến thiết bị 
ghi dữ liệu và máy tính để phân tích. 
Thông qua nhiệt độ đo được, sẽ tính toán, đánh giá 
được nhiệt trở, hệ số truyền nhiệt của ống nhiệt. Đây chính 
là hai thông số quan trọng để tính toán, đánh giá hiệu quả 
truyền nhiệt của ống nhiệt. 
3. HIỆU QUẢ TRUYỀN NHIỆT CỦA ỐNG NHIỆT KHI SỬ 
DỤNG MÔI CHẤT NANO 
Theo [6], trên thế giới có khoảng 78 công trình công bố 
kết quả nghiên cứu sử dụng môi chất nano cho ống nhiệt, 
trong đó tập trung chủ yếu vào các môi chất nano lỏng: 
Al2O3 (25 nghiên cứu); CuO (13 nghiên cứu); Ag (9 nghiên 
cứu); TiO2 (7 nghiên cứu); còn lại là các nano khác như Cu, 
ZnO, SiC, Ti, Au, MgO, Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn 
chưa có công bố nào nghiên cứu về việc sử dụng môi chất 
nano cho ống nhiệt. Trong bài báo này, nhóm tác giả sẽ 
trình bày các nghiên cứu đánh giá khả năng tăng cường 
hiệu quả truyền nhiệt của ống nhiệt sử dụng môi chất nano 
Al2O3, CuO, Ag và TiO2 thông qua hai thông số là nhiệt trở 
và hệ số truyền nhiệt của ống nhiệt. 
3.1. Môi chất nano Al2O3 
Hình 3. Độ tăng hệ số truyền nhiệt của ống nhiệt khi sử dụng môi chất nano 
Al2O3/H2O so với môi chất H2O 
Hình 4. Độ giảm nhiệt trở của ống nhiệt khi sử dụng môi chất nano 
Al2O3/H2O so với môi chất H2O 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 93
Các nghiên cứu [7, 8, 9, 10, 11] đã sử dụng môi chất 
nano Al2O3/H2O cho ống nhiệt. Góc nghiêng của ống nhiệt 
ảnh hưởng đến khả năng làm việc của ống nhiệt, với môi 
chất nano Al2O3/H2O góc nghiêng tối ưu để ống nhiệt có 
hiệu suất cao nhất là 900 (tức là ống nhiệt đặt thẳng đứng). 
Hình 3, 4 thể hiện độ tăng hệ số truyền nhiệt và giảm nhiệt 
trở của ống nhiệt khi sử dụng môi chất nano Al2O3/H2O, 
nano Al2O3 có kích thước 10nm, 20nm và 40nm với tỷ lệ thể 
tích 2%, 4% và 8% so với H2O. 
Nhận xét: Khi bổ sung thêm nano Al2O3 vào môi chất 
H2O ta thấy, độ tăng hệ số truyền nhiệt và độ giảm nhiệt trở 
của ống nhiệt càng cao khi kích thước hạt nano càng nhỏ. 
Tỷ lệ thể tích hạt nano Al2O3 càng cao thì độ tăng hệ số 
truyền nhiệt và độ giảm nhiệt trở của ống nhiệt càng cao. 
Khi hạt nano Al2O3 có kích thước 10nm và chiếm 8% thể 
tích thì hệ số truyền nhiệt tăng 80,7%, nhiệt trở giảm 44,8% 
so với khi sử dụng môi chất H2O cho ống nhiệt. 
3.2. Môi chất nano CuO 
Hình 5. Độ tăng hệ số truyền nhiệt của ống nhiệt khi sử dụng môi chất nano 
CuO/H2O 1% khối lượng ở các góc nghiêng khác nhau so với vị trí nằm ngang (00) 
Hình 6. Độ giảm nhiệt trở của ống nhiệt khi sử dụng môi chất nano CuO/H2O 
1% khối lượng ở các góc nghiêng khác nhau so với vị trí nằm ngang (00) 
Các nghiên cứu [5, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18] đã sử dụng 
môi chất nano CuO/H2O cho ống nhiệt. Khi sử dụng môi 
chất nano Cu/H2O cho ống nhiệt thì hiệu quả truyền nhiệt 
cao hơn so với sử dụng môi chất H2O. Tỷ lệ nano CuO bổ 
sung vào môi chất cơ bản H2O ảnh hưởng đến hiệu quả 
truyền nhiệt của ống nhiệt và tỷ lệ 1% nano CuO về khối 
lượng là tỷ lệ tối ưu. Hình 5, 6 thể hiện độ tăng hệ số truyền 
nhiệt và giảm nhiệt trở của ống nhiệt có lớp mao dẫn dạng 
mắt lưới (MWHP) và dạng đúc (SWHP) khi nano CuO có kích 
thước 40nm được bổ sung thêm vào môi chất cơ bản H2O 
với tỷ lệ 1% về khối lượng ở các góc nghiêng khác nhau của 
ống nhiệt so với vị trí nằm ngang (góc nghiêng bằng 00). 
Nhận xét: Khi bổ sung thêm nano CuO vào môi chất H2O 
ta thấy, với ống nhiệt có lớp mao dẫn dạng mắt lưới 
(MWHP) góc nghiêng tối ưu của ống nhiệt là 600, khi đó hệ 
số truyền nhiệt tăng 21,96%, nhiệt trở giảm 26,88% so với 
phương ngang. Đối với ống nhiệt có lớp mao dẫn dạng đúc 
(SWHP) góc nghiêng tối ưu của ống nhiệt là 450, khi đó hệ 
số truyền nhiệt tăng 55,56%, nhiệt trở giảm 42,86% so với 
phương ngang. Từ hình 5, 6 cho thấy, ống nhiệt sử dụng 
lớp mao dẫn dạng đúc tốt hơn lớp mao dẫn dạng lưới ở 
mọi vị trí nghiêng của ống nhiệt. 
3.3. Môi chất nano Ag 
Hình 7. Độ giảm nhiệt trở của ống nhiệt ngang và thẳng đứng khi sử dụng 
môi chất nano AgO/H2O so với môi chất H2O 
Hình 8. Độ tăng hệ số truyền nhiệt của ống nhiệt khi sử dụng môi chất nano 
Ag/H2O 0,75% khối lượng ở các góc nghiêng khác nhau so với vị trí nằm ngang 
(00) dùng môi chất H2O 
Sử dụng môi chất nano Ag/H2O được nghiên cứu trong 
[19, 20, 21, 22, 23, 24], kết quả đã giúp nâng cao khả năng 
 CÔNG NGHỆ 
 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ● Số 44.2018 94
KHOA HỌC
truyền nhiệt của ống nhiệt so với sử dụng môi chất H2O. 
Hình 7 thể hiện độ giảm nhiệt trở của ống nhiệt khi môi 
chất H2O được bổ sung thêm nano Ag với tỷ lệ khối lượng 
0,25%, 0,5% và 0,75% so với môi chất H2O. 
Nhận xét: Từ hình 7 cho thấy, ống nhiệt sử dụng môi 
chất nano Ag/H2O với tỷ lệ 0,75% về khối lượng có độ giảm 
nhiệt trở lớn nhất. Sử dụng môi chất nano lỏng Ag/H2O tỷ 
lệ 0,75% về khối lượng cho ống nhiệt để khảo sát ảnh 
hưởng của góc nghiêng đến hiệu quả truyền nhiệt. Kết quả 
cho thấy, hệ số truyền nhiệt của ống nhiệt ở góc nghiêng 
600 tăng cao nhất so với các góc nghiêng khác khi so sánh 
với ống nhiệt sử dụng môi chất H2O ở vị trí nằm ngang 
(hình 8). 
3.4. Môi chất nano TiO2 
Các nghiên cứu [9, 10, 18, 25, 26] đã sử dụng môi chất 
nano TiO2/H2O cho ống nhiệt, hiệu quả truyền nhiệt của 
ống nhiệt đã được cải thiện so với sử dụng môi chất H2O. 
Hình 9, 10 thể hiện độ tăng hệ số truyền nhiệt và giảm 
nhiệt trở khi bổ sung nano TiO2 có kích thước 10nm, 20nm 
và 40nm với tỷ lệ thể tích 2%, 4% và 8% vào môi chất cơ 
bản H2O để làm môi chất cho ống nhiệt so với H2O. 
Hình 9. Độ tăng hệ số truyền nhiệt của ống nhiệt khi sử dụng môi chất nano 
TiO2/H2O so với môi chất H2O 
Hình 10. Độ giảm nhiệt trở của ống nhiệt khi sử dụngg môi chất nano 
TiO2/H2O so với dùng môi chất H2O 
Nhận xét: Khi bổ sung thêm nano TiO2 vào môi chất H2O 
ta thấy, độ tăng hệ số truyền nhiệt và độ giảm nhiệt trở của 
ống nhiệt càng cao khi kích thước hạt nano càng nhỏ. Tỷ lệ 
thể tích hạt nano TiO2 càng cao thì độ tăng hệ số truyền 
nhiệt và độ giảm nhiệt trở của ống nhiệt càng cao. Khi hạt 
nano TiO2 có kích thước 10nm và chiếm 8% thể tích thì hệ 
số truyền nhiệt tăng 67,6%, nhiệt trở giảm 40,5% so với khi 
sử dụng môi chất H2O cho ống nhiệt. 
4. KẾT LUẬN 
Khi sử dụng môi chất nano cho ống nhiệt sẽ làm tăng 
hệ số truyền nhiệt và giảm nhiệt trở của ống nhiệt so với sử 
dụng môi chất thông thường. Qua đó, hiệu quả truyền 
nhiệt của ống nhiệt sẽ tăng lên. Loại nano, kích thước nano, 
tỷ lệ bổ sung vào môi chất, cấu trúc lớp mao dẫn, góc 
nghiêng của ống nhiệt ảnh hưởng đến hiệu quả truyền 
nhiệt của ống nhiệt. Đồng thời, khi bổ sung nano vào môi 
chất sẽ ảnh hưởng đến hệ số dẫn nhiệt, độ nhớt của môi 
chất nên lựa chọn tỷ lệ bổ sung tối ưu để ống nhiệt hoạt 
động hiệu quả nhất là rất quan trọng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bùi Hải, Trần Văn Vang, 2008. Ống nhiệt và ứng dụng của ống nhiệt. NXB 
Đại học Bách khoa Hà Nội. 
[2]. S.U.S. Choi, J.A. Eastman, 1995. Enhancing thermal conductivity of fluids 
with nanoparticles, in: D.A. Siginer, H.P. Wang (Eds.). Developments and 
Applications of Non-Newtonian Flows, ASME, New York, USA, pp. 99-105. 
[3]. H. T. Chien, C. Y. Tsai, P. H. Chen, P. Y. Chen, 2003. Improvement on 
thermal performance of a disk-shaped miniature heat pipe with nanofluid. 
Proceedings of the Fifth International Conference on Electronic Packaging 
Technology, IEEE, Shanghai, China, pp. 389-391. 
[4]. Tun-Pig Teng, How-Gao Hsu, Huai-En Mo, Chien-Chih-Chen, 2010. 
Thermal efficiency of heat pipe with alumina nanofluid. Journal of Alloys and 
Compounds 504s, pp. 380-384. 
[5]. Senthilkumar R., Vaidyanathan S., Sivaraman B., 2012. Effect of 
inclination angle in heat pipe performnace using copper nanofluid. Procedia 
Engineering, Vol. 38, pp. 3715-3721. 
[6]. Ritesh N. Patel, N. K. Chavda, 2016. A review on application of nanofluid 
in enhancement of thermal performance of various types of heat pipes. Internation 
Journal Of Advance Research And Innovative Ideas In Education, vol. 2, Issue 3, 
pp. 2032-2044. 
[7]. Hamdy Hassan, Souad Harmand, 2015. Study of the parameters and 
characteristics of flat heat pipe with nanofluids subjected to periodic heat load on 
its performance. International Journal of Thermal Sciences, Volume 97, pp. 126-
142. 
[8]. Mohamed I. Hassan, Ismail A. Alzarooni, Youssef Shatilla, 2015. The 
Effect of Water-Based Nanofluid Incorporating Al2O3 Nanoparticles on Heat Pipe 
Performance. Energy Procedia, Volume 75, pp. 3201-3206. 
[9]. Morteza Ghanbarpour, Rahmatollah Khodabandeh, 2015. Entropy 
generation analysis of cylindrical heat pipe using nanofluid. Thermochimica Acta, 
Volume 610, pp. 37-46. 
[10]. P. R. Mashaei, M. Shahryari, 2015. Effect of nanofluid on thermal 
performance of heat pipe with two evaporators: application to satellite equipment 
cooling. Acta Astronautica, Volume 111, pp. 345-355. 
SCIENCE TECHNOLOGY 
Số 44.2018 ● Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95
[11]. T. Yousefi, S. A. Mousavi, B. Farahbakhsh, M.Z . Saghir, 2013. 
Experimental investigation on the performance of CPU coolers: Effect of heat pipe 
inclination angle and the use of nanofluids. Microelectronics Reliability, Volume 
53, Issue 12, pp. 1954-1961. 
[12]. S. Venkatachalapathy, G. Kumaresan, S. Suresh, 2015. Performance 
analysis of cylindrical heat pipe using nanofluids - An experimental study. 
International Journal of Multiphase Flow, Volume 72, pp. 188-197. 
[13]. G. Kumaresan, S. Venkatachalapathy, Lazarus Godson Asirvatham, 
Somchai Wongwises, 2014. Comparative study on heat transfer characteristics of 
sintered and mesh wick heat pipes using CuO nanofluids. International 
Communications in Heat and Mass Transfer, Volume 57, pp. 208-215. 
[14]. Ping-Yang Wang, Xiu-Juan Chen, Zhen-Hua Liu, Yi-Peng Liu, 2012. 
Application of nanofluid in an inclined mesh wicked heat pipes. Thermochimica 
Acta, Volume 539, pp. 100-108. 
[15]. Zhen Hua Liu, QunZhi Zhu, 2011. Application of aqueous nanofluids in a 
horizontal mesh heat pipe. Energy Conversion and Management, Volume 52, 
Issue 1, pp. 292-300. 
[16]. Guo-Shan Wang, Bin Song, Zhen-Hua Liu, 2010. Operation 
characteristics of cylindrical miniature grooved heat pipe using aqueous CuO 
nanofluids. Experimental Thermal and Fluid Science, Volume 34, Issue 8, 
pp.1415-1421. 
[17]. Zhen-Hua Liu, Yuan-Yang Li, Ran Bao, 2010. Thermal performance of 
inclined grooved heat pipes using nanofluids. International Journal of Thermal 
Sciences, Volume 49, Issue 9, pp. 1680-1687. 
[18]. Maryam Shafahi, Vincenzo Bianco, Kambiz Vafai, Oronzio Manca, 
2010. An investigation of the thermal performance of cylindrical heat pipes using 
nanofluids. International Journal of Heat and Mass Transfer, Volume 53, Issues 
1–3, pp. 376-383. 
[19]. M. Ghanbarpour, N. Nikkam, R. Khodabandeh, M. S. Toprak, 2015. 
Thermal performance of inclined screen mesh heat pipes using silver nanofluids. 
International Communications in Heat and Mass Transfer, Volume 67, pp. 14-20. 
[20]. M. M. Sarafraz, F. Hormozi, S. M. Peyghambarzadeh, 2014. Thermal 
performance and efficiency of a thermosyphon heat pipe working with a 
biologically ecofriendly nanofluid. International Communications in Heat and 
Mass Transfer, Volume 57, pp. 297-303. 
[21]. Lazarus Godson Asirvatham, Rajesh Nimmagadda, Somchai 
Wongwises, 2013. Heat transfer performance of screen mesh wick heat pipes using 
silver-water nanofluid. International Journal of Heat and Mass Transfer, Volume 
60, pp. 201-209. 
[22]. Ramin Hajian, Mohammad Layeghi, Kamal Abbaspour Sani, 2012. 
Experimental study of nanofluid effects on the thermal performance with response 
time of heat pipe. Energy Conversion and Management, Volume 56, pp. 63-68. 
[23]. Shung-Wen Kang, Wei-Chiang Wei, Sheng-Hong Tsai, Chia-Ching 
Huang, 2009. Experimental investigation of nanofluids on sintered heat pipe 
thermal performance. Applied Thermal Engineering, Volume 29, Issues 5-6, pp. 
973-979. 
[24]. Shung-Wen Kang, Wei-Chiang Wei, Sheng-Hong Tsai, Shih-Yu Yang, 
2006. Experimental investigation of silver nano-fluid on heat pipe thermal 
performance. Applied Thermal Engineering, Volume 26, Issues 17-18, pp. 2377-
2382. 
[25]. L. Colla, L. Fedele, M. H. Buschmann, 2016. Laminar mixed convection 
of TiO2-water nanofluid in horizontal uniformly heated pipe flow. International 
Journal of Thermal Sciences, Volume 97, pp. 26-40. 
[26]. Nandy Putra, Wayan Nata Septiadi, Haolia Rahman, Ridho Irwansyah, 
2012. Thermal performance of screen mesh wick heat pipes with nanofluids. 
Experimental Thermal and Fluid Science, Volume 40, pp. 10-17. 

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_hieu_qua_truyen_nhiet_cua_ong_nhiet_su_dung_moi_c.pdf