Tăng cường hiệu lực Hiệp định chống đánh thuế trùng hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế - Kinh nghiệm từ ASEAN và bài học cho Việt Nam

Trong giao thương quốc tế, việc tồn tại cùng lúc nhiều hệ thống thuế

khác nhau giữa các quốc gia thường dẫn tới tình trạng một khoản

thu nhập của đối tượng nộp thuế có thể bị áp thuế ở hai quốc gia

khác nhau. Điều này có thể gây ra trở ngại đối với phát triển thương

mại và đầu tư quốc tế, đồng thời tạo ra động lực cho những vi phạm

về nghĩa vụ thuế. Để giải quyết vấn đề trên, các quốc gia có thể ký

kết một “Hiệp định chống đánh thuế trùng”, trong đó phạm vi quyền

đánh thuế được phân định rõ ràng giữa các bên tham gia. Nghiên

cứu của Braun và Zagler (2014) chỉ ra rằng, xu thế ký kết hiệp định

thuế giữa nước phát triển và nước đang phát triển ngày càng phổ

biến, song hiệu quả kinh tế thu được về phía nước đang phát triển

còn hạn chế. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm thực thi Hiệp định

chống đánh thuế trùng của một số quốc gia ASEAN, từ đó rút ra bài

học cho Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích của Hiệp định đối với phát

triển đầu tư và thương mại quốc tế.

pdf 9 trang kimcuc 3720
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường hiệu lực Hiệp định chống đánh thuế trùng hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế - Kinh nghiệm từ ASEAN và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường hiệu lực Hiệp định chống đánh thuế trùng hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế - Kinh nghiệm từ ASEAN và bài học cho Việt Nam

Tăng cường hiệu lực Hiệp định chống đánh thuế trùng hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế - Kinh nghiệm từ ASEAN và bài học cho Việt Nam
51
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 197- Tháng 10. 2018
Tăng cường hiệu lực Hiệp định chống đánh 
thuế trùng hỗ trợ đầu tư và thương mại 
quốc tế- Kinh nghiệm từ ASEAN và bài học 
cho Việt Nam
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
Phạm Đức Anh
Nguyễn Thị Cẩm Thủy
Ngày nhận: 27/08/2018 Ngày nhận bản sửa: 17/10/2018 Ngày duyệt đăng: 23/10/2018
Trong giao thương quốc tế, việc tồn tại cùng lúc nhiều hệ thống thuế 
khác nhau giữa các quốc gia thường dẫn tới tình trạng một khoản 
thu nhập của đối tượng nộp thuế có thể bị áp thuế ở hai quốc gia 
khác nhau. Điều này có thể gây ra trở ngại đối với phát triển thương 
mại và đầu tư quốc tế, đồng thời tạo ra động lực cho những vi phạm 
về nghĩa vụ thuế. Để giải quyết vấn đề trên, các quốc gia có thể ký 
kết một “Hiệp định chống đánh thuế trùng”, trong đó phạm vi quyền 
đánh thuế được phân định rõ ràng giữa các bên tham gia. Nghiên 
cứu của Braun và Zagler (2014) chỉ ra rằng, xu thế ký kết hiệp định 
thuế giữa nước phát triển và nước đang phát triển ngày càng phổ 
biến, song hiệu quả kinh tế thu được về phía nước đang phát triển 
còn hạn chế. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm thực thi Hiệp định 
chống đánh thuế trùng của một số quốc gia ASEAN, từ đó rút ra bài 
học cho Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích của Hiệp định đối với phát 
triển đầu tư và thương mại quốc tế.
Từ khóa: Hiệp định Chống đánh thuế trùng; hiệu lực thực thi; đầu tư 
nước ngoài; thương mại quốc tế; ASEAN.
1. Khái quát về Hiệp định 
chống đánh thuế trùng
1.1. Giới thiệu về Hiệp định 
chống thuế trùng 
rong thương mại 
quốc tế, việc 
tồn tại cùng lúc 
nhiều hệ thống 
thuế khác nhau 
giữa các quốc gia thường dẫn 
tới tình trạng một khoản thu 
nhập của đối tượng nộp thuế 
có thể bị áp thuế tại hai quốc 
gia khác nhau. Điều này xảy 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
ra bởi đa số các nước đều 
thực thi quyền đánh thuế của 
mình dựa trên hai nguyên tắc 
cơ bản: (i) Đối tượng được 
xác định là đối tượng cư trú 
của một nước phải nộp thuế 
tại nước đó cho tất cả các 
khoản thu nhập bất chấp nơi 
phát sinh thu nhập, và (ii) đối 
tượng được xác định là phi 
cư trú của một nước phải nộp 
thuế cho các khoản thu nhập 
phát sinh tại nước đó. Đối 
tượng cư trú hay nguồn phát 
sinh thu nhập được xác định 
tùy theo quy định từng nước 
và trong nhiều trường hợp, 
một công ty hoặc cá nhân có 
thể là đối tượng cư trú của hai 
hay nhiều quốc gia. Do đó, 
việc đánh thuế trùng có thể 
xảy ra trong nhiều trường hợp, 
ví dụ, hai (hay nhiều) quốc gia 
đánh thuế trên thu nhập toàn 
cầu của cùng một đối tượng 
nộp thuế do đối tượng này 
được xác định là đối tượng 
cư trú tại các nước đó; hoặc 
trường hợp khác: có thể do hai 
(hay nhiều) quốc gia cùng xác 
định một khoản thu nhập của 
một đối tượng nộp thuế phát 
sinh từ nước mình và cùng 
đánh thuế trên khoản thu nhập 
đó (Nguyễn Thanh Xuân, 
2010).
Hành động đánh thuế trùng 
như trên có thể khiến nước 
đầu tư gặp nhiều khó khăn, 
thể hiện qua việc làm giảm 
lợi nhuận, cản trở hoạt động 
đầu tư cũng như ngăn cản các 
luồng vốn từ nước ngoài chảy 
vào nước tiếp nhận đầu tư, 
đồng thời nó cũng được xem 
là nguyên nhân sâu xa dẫn đến 
tình trạng vi phạm nghĩa vụ 
thuế của các đối tượng liên 
quan (Baker, 2014). Để giải 
quyết việc đánh thuế trùng 
trên thu nhập từ hoạt động đầu 
tư- kinh doanh quốc tế của các 
đối tượng trên, các quốc gia 
(vùng lãnh thổ) thường tham 
gia ký kết một “Hiệp định 
Chống đánh thuế trùng”. Hiệp 
định Chống đánh thuế trùng 
ra đời nhằm tránh việc thu 
thuế lần hai đối với thu nhập 
của nhà đầu tư ở các quốc gia 
khác nhau, từ đó tiến tới xoá 
bỏ các rào cản thương mại, 
tạo điều kiện thuận lợi cho 
hợp tác kinh tế, đầu tư, trao 
đổi thương mại giữa các bên 
tham gia ký kết (Bùi Phương 
Lan, 2010). Loại thuế được áp 
dụng trong Hiệp định là thuế 
trực thu, gồm có: Thuế thu 
nhập cá nhân, thuế thu nhập 
doanh nghiệp và thuế tài sản. 
Một trong những nội dung 
quan trọng của Hiệp định đề 
cập về xác định quyền đánh 
thuế được phân chia giữa hai 
quốc gia như thế nào, hoặc 
quyền đánh thuế được dành 
hoàn toàn cho một trong hai 
quốc gia (nếu áp dụng biện 
pháp miễn thuế). Khi quyền 
đánh thuế được tách bạch rõ 
ràng giữa các quốc gia, ta có 
thể dựa vào luật thuế của nước 
có quyền đánh thuế để xác 
định chế độ đánh thuế trên thu 
nhập đó.
1.2. Nguyên tắc của Hiệp 
định chống đánh thuế trùng
Theo nghiên cứu của Phạm 
Đức Anh (2018), Hiệp định 
chống đánh thuế trùng và 
ngăn ngừa trốn lậu thuế đối 
với thuế đánh vào thu nhập và 
tài sản của Việt Nam thường 
được thiết lập trên các nguyên 
tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tôn trọng độc 
lập chủ quyền của nhau, đôi 
bên cùng có lợi. Hiệp định 
phải được ký trên cơ sở tự 
nguyện, bình đẳng, tôn trọng 
chủ quyền giữa các quốc gia. 
Không nước nào được quyền 
buộc nước kia chấp nhận 
những điều làm lợi cho nước 
mình. Sự phân chia quyền 
đánh thuế giữa các nước phải 
công bằng và hợp lý, cùng có 
lợi cho cả hai nước.
Nguyên tắc 2: Hiệp định có 
giá trị cao hơn nội luật. Bản 
chất của Hiệp định chống 
đánh thuế trùng là công ước 
quốc tế. Phần lớn các quốc 
gia thừa nhận hiệu lực pháp lý 
của các công ước cao hơn luật 
trong nước. Điều này được 
các nước quy định trong Hiến 
pháp của nước đó. Tại Việt 
Nam, sự thừa nhận đó được 
thể hiện trong Pháp lệnh về 
ký kết và thực hiện điều ước 
quốc tế.
Nguyên tắc 3: Hiệp định 
chống đánh thuế trùng không 
được làm trầm trọng thêm 
gánh nặng thuế của đối tượng 
nộp thuế. Hiệp định chống 
đánh thuế trùng có hiệu lực 
cao hơn luật quốc gia. Tuy 
nhiên, nguyên tắc này có một 
ngoại lệ: Một hiệp định thuế 
chỉ có thể loại bỏ các điều 
khoản trong nội luật với điều 
kiện là hiệp định thuế đó làm 
giảm nhẹ gánh nặng thuế cho 
các đối tượng nộp thuế so với 
nội luật thuế. Nếu trong Hiệp 
định thuế có các điều khoản 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
53Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
làm tăng gánh nặng thuế hoặc 
tạo ra một nghĩa vụ thuế mới 
cho người nộp thuế, lúc đó 
Nhà nước sẽ áp dụng nội luật 
thuế đối với người nộp thuế.
Nguyên tắc 4: Hiệp định 
chống đánh thuế trùng không 
được thay thế các điều khoản 
của luật thuế trong nước 
bằng một hệ thống thuế liên 
quốc gia. Hiệp định chống 
đánh thuế trùng quy định 
nước ký kết chỉ được áp dụng 
thuế trong nước với thu nhập 
thuộc quyền đánh thuế của 
nước mình, không được áp 
dụng luật thuế liên quốc gia 
để tránh đánh thuế trùng. Các 
hiệp định này sẽ loại trừ hiện 
tượng đánh thuế trùng đối với 
các thu nhập, tài sản bị đánh 
thuế bằng cách: Hiệp định này 
sẽ xác định quyền đánh thuế 
được phân chia giữa hai nước 
hoặc dành hoàn toàn cho một 
nước. Khi quyền đánh thuế 
được phân chia cụ thể cho 
một trong hai nước thì chính 
nội luật thuế của nước này 
sẽ được áp dụng để xác định 
việc đánh thuế trên thu nhập 
đó. Vậy Hiệp định chống đánh 
thuế trùng không tạo ra nguồn 
luật mới mà chỉ được dùng 
để dung hòa hai hệ thống luật 
thuế khác nhau.
Nguyên tắc 5: Hiệp định thuế 
có hiệu lực bắt buộc chung. 
Hiệp định được ký kết trên 
nguyên tắc tự nguyện, bình 
đẳng nên Hiệp định có tính 
bắt buộc chung đối với các 
nước ký kết. Trong một số 
trường hợp nhất định, từng 
hiệp định có thể có những 
điều khoản áp dụng riêng cho 
một nước nào đó, hiện tượng 
này phổ biến trong các hiệp 
định giữa các nước phát triển 
và các nước đang phát triển. 
2. Kinh nghiệm của ASEAN 
trong việc tăng cường hiệu 
lực Hiệp định chống đánh 
thuế trùng hỗ trợ đầu tư và 
thương mại quốc tế
2.1. Kinh nghiệm của 
Singapore
Trong khối ASEAN, 
Singapore được đánh giá là 
quốc gia có sự minh bạch cao 
trong các văn bản pháp luật 
về quản lý thuế, thu thuế cũng 
như thực thi có hiệu quả các 
quy định này. Với mục tiêu 
thực thi hiệu quả Hiệp định 
chống đánh thuế trùng ký với 
các quốc gia nhằm thúc đẩy 
đầu tư và thương mại quốc tế, 
qua đó tạo ra môi trường kinh 
doanh- cạnh tranh lành mạnh, 
Singapore luôn đi đầu trong 
việc minh bạch kê khai thuế 
và tạo điều kiện thuận lợi cho 
các đối tượng nộp thuế, cụ 
thể sử dụng các biện pháp sau 
đây:
Thứ nhất, hình thành ý thức 
tự nguyện nộp thuế theo pháp 
luật của công dân. Chính phủ 
Singapore đã không ngừng 
tăng cường xây dựng hệ thống 
luật thuế và chú trọng kết quả 
thực hiện. Tôn chỉ của việc 
thực thi là tăng cường kiểm 
tra thuế, bảo đảm các khoản 
tiền thuế được nộp đúng hạn. 
Hiệu quả của công tác kiểm 
tra thuế có liên quan mật thiết 
đến các vấn đề như: đơn giản 
hoá chế độ thuế, tính thuế 
chuẩn xác rõ ràng, thực hiện 
nghiêm minh, công bằng các 
luật thuế cũng như việc áp 
dụng các kỹ thuật tiên tiến.
Thứ hai, thực hiện chế độ 
người nộp thuế tự khai báo. 
Đây là biện pháp giáo dục 
người nộp thuế trung thực 
khai báo. Thuế thu nhập của 
Singapore chiếm đến 2/3 tổng 
thu từ thuế. Vào tháng 1 hàng 
năm, Thuế vụ Singapore sẽ 
gửi giấy khai báo nộp thuế 
cho người nộp thuế (bảng khai 
báo do kế toán hệ thống dựa 
theo mã số thuế của người 
nộp, trong đó mã số thuế 
thống nhất với số căn cước 
công dân), người nộp thuế sẽ 
gửi đi phiếu khai báo hoàn 
thiện của mình qua bưu điện 
hay trên hệ thống khai báo 
trực tuyến cho Thuế vụ. Luật 
Thuế Singapore quy định 
công dân nhất định phải khai 
báo toàn bộ thu nhập của năm 
trước. Hàng năm trước ngày 
31/7, các pháp nhân phải khai 
báo đầy đủ thu nhập chịu thuế 
năm trước.
Thứ ba, thiết lập cơ chế đảm 
bảo thực hiện kiểm tra thuế 
hiệu quả. Công tác chủ yếu 
của kiểm tra thuế ở Singapore 
là tiến hành đánh giá, đối 
chiếu tính chân thực của nội 
dung phiếu khai báo do công 
dân nộp đồng thời tiến hành 
giám sát, điều tra, xử lý các 
hành vi vi phạm pháp luật như 
trốn thuế, chậm thuế
Thuế vụ Singapore cũng đã 
đưa ra một loạt các cơ chế tính 
thuế, kiểm toán, hạch toán và 
điều tra hướng tới đảm bảo 
công tác kiểm tra thuế thực 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
thi có hiệu quả. Điều đó được 
thể hiện qua các công việc độc 
lập như tính thuế, hạch toán, 
kiểm tra, phê chuẩn, trưng thu 
đối với các khoản thuế phải 
nộp của người dân. Bộ phận 
phụ trách thuế cá nhân và bộ 
phận phụ trách thuế doanh 
nghiệp dựa theo bản khai báo 
thuế của cá nhân và pháp nhân 
sẽ tiến hành phân tách thực 
hiện hoạch định, đánh giá và 
tính thuế theo khoản mục: 
Các dự án được giảm thuế và 
số tiền giảm thuế. Bộ phận 
phụ trách kiểm toán tiến hành 
kiểm tra lại những mức thuế 
hiện hành, mức thuế của năm 
trước, và các vụ án liên quan 
đến thuế còn nghi ngờ, như 
phát hiện tính thuế năm nay 
và năm trước có vấn đề thì bộ 
phận kiểm toán sẽ thông báo, 
bàn bạc với bộ phận phụ trách 
thuế, bộ phận phụ trách thuế 
dựa theo kết quả kiểm toán 
để tính lại thuế. Bộ phận xử 
lý thuế sẽ gửi bản sửa chữa 
và đơn khai báo nộp thuế cho 
người nộp, cuối cùng người 
nộp thuế sẽ nhận được giấy 
chứng nhận đóng thuế đầy đủ. 
Trong khi tính thuế, nếu kiểm 
toán phát hiện ra vấn đề trọng 
yếu liên quan đến thuế, trách 
nhiệm điều tra sai phạm sẽ 
được giao cho bộ phận điều 
tra thuế. Ngoài ra, tất cả các 
vấn đề liên quan đến thuế đều 
do bộ phận kiểm toán viên của 
cơ quan kiểm toán quốc gia 
tiến hành kiểm tra.
Thứ tư, xây dựng cơ chế ràng 
buộc lẫn nhau, ngăn chặn 
tình trạng làm sai nguyên tắc 
của nhân viên thuế. Để ngăn 
chặn, đề phòng sai phạm của 
nhân viên, Thuế vụ Singapore 
đã xây dựng hệ thống chế độ 
làm việc nội bộ có hiệu quả, 
trong đó phân tách rõ ràng 
trách nhiệm xử lý từ khâu tính 
thuế, miễn thuế, xử lý hoàn 
thuế và kiểm toán cho đến 
việc thu, hoàn thuế. Tất các 
khâu của quá trình thu thuế 
đều được xử lý trên mạng máy 
tính. Theo đó, người nộp thuế 
không biết ai hạch toán và 
kiểm tra kết quả của họ, người 
tính thuế cũng không biết ai 
kiểm tra kết quả tính toán của 
mình, người kiểm tra không 
biết ai phê chuẩn kết quả của 
mình, người phê chuẩn thì 
không biết ai đến thu hoặc 
hoàn tiền thuế. Trình tự làm 
việc chặt chẽ làm tăng thêm 
sự giám sát, hỗ trợ lẫn nhau 
của nhân viên thuế, đồng thời 
ngăn chặn được quan hệ riêng 
tư và phòng ngừa triệt để hành 
vi sai trái của nhân viên thuế.
Thứ năm, kiểm tra chặt chẽ, 
rõ ràng và xử phạt nghiêm 
minh. Vấn đề mấu chốt của 
việc kiểm tra thuế là nắm 
được đầu mối kiểm tra. Thuế 
vụ Singapore sử dụng kho dữ 
liệu máy tính hiện đại để quản 
lý, phân tích và hệ thống các 
tư liệu thu được của người 
nộp thuế, từ đó nắm được đầu 
mối điều tra để tiến hành điều 
tra thuế. Hệ thống dữ liệu của 
Thuế vụ có thể kết nối với 
mạng lưới máy tính của các 
cơ quan của Chính phủ và các 
cơ quan khác, có thể sửa đổi 
các địa chỉ mới chuyển, nắm 
bắt tình hình của người nộp 
thuế như: xuất cảnh, sinh, lão, 
bệnh, tử, mức lương
Ở Singapore, phạm vi quyền 
lực dành cho nhân viên điều 
tra thuế là khá rộng. Khi phát 
hiện dấu hiệu trốn thuế, nhân 
viên thuế có thể đến tận cơ sở 
kinh doanh hoặc văn phòng 
để kiểm tra sách sổ kế toán, 
thu thập chứng cứ. Đối với 
các trường hợp có thủ đoạn 
trốn thuế, kê khai gian dối, 
làm giả sổ kế toán, sửa chữa 
dữ liệu, che dấu thu nhập, 
Luật Thuế Singapore quy định 
điều khoản trừng phạt nghiêm 
khắc. Người trốn thuế sẽ bị 
khởi tố với tội danh lừa đảo, 
không chỉ bị phạt tiền nộp gấp 
3 lần mà còn bị phán xử mức 
án có thời hạn. Thuế vụ phát 
hiện người nộp thuế thực sự 
vi phạm lần đầu thường cho 
họ một cơ hội sửa chữa. Trong 
trường hợp tái phạm, người 
nộp thuế sẽ bị quy kết là đã có 
nhận thức song vẫn cố tình vi 
phạm. Pháp luật cũng xử phạt 
các mức từ phạt hành chính 
đến truy cứu trách nhiệm hình 
sự.
Mọi công dân bản địa và công 
dân nước ngoài đều phải điền 
bảng khai báo thuế trước ngày 
15/4 hàng năm, những người 
quá hạn không khai báo sẽ 
nhận được thông báo nhắc 
nhở “Hoá đơn thuế đỏ”. Nếu 
người nộp thuế liên tục hai 
lần có “Hoá đơn thuế đỏ” mà 
vẫn không sửa chữa lỗi thì bị 
coi là vi phạm pháp luật, bị 
đưa vào “danh sách đen” của 
Thuế vụ, theo đó cơ quan này 
căn cứ vào thu nhập trước đây 
của người cùng ngành để xác 
định mức thuế và thời hạn 
nộp thuế. Người khai báo thuế 
chậm, vi phạm lần đầu phạt 
100 đô la Singapore (SGD), 
tái phạm lần 2 phạt 200 SGD, 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
55Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
lần thứ 3 không khai báo sẽ bị 
kiện ra toà.
Pháp luật Singapore quy định 
sau 30 ngày nhận được hoá 
đơn thuế, người đóng thuế bắt 
buộc phải nộp thuế. Người 
nộp thuế chậm sẽ phải chịu 
phạt 5% mức thuế phải đóng. 
Đối với trường hợp đặc biệt, 
Thuế vụ có quyền cưỡng chế 
ngân hàng, người phụ trách và 
chủ nhà hoặc cưỡng chế bán 
tài sản hoặc tuyên phạt trường 
hợp đó vào tù. Người đóng 
thuế nhận được thông báo 
phạt nếu vẫn không đóng thuế 
sẽ bị khởi kiện ra toà án.
Trường hợp người đóng thuế 
nếu thấy không hài lòng về 
cách tính thuế, họ có quyền 
khởi kiện (khiếu nại) về kết 
quả tính thuế, song trước khi 
thực hiện việc này, người nộp 
vẫn phải đóng tiền thuế đầy ... ế thu nhập cá nhân là 
các cá nhân cư trú và không 
cư trú tại Malaysia. Trong đó: 
(i) Cá nhân cư trú tại Malaysia 
là những người đã sống từ lâu 
hay đã và đang định cư tại 
Malaysia trong một thời gian 
dài liên tục từ một năm trở 
lên; (ii) Cá nhân không cư trú 
tại Malaysia là người có thời 
gian cư trú tại Malaysia dưới 
một năm.
Thứ hai, luật hóa các quy 
định cụ thể về chống chuyển 
giá. Để tăng hiệu quả của 
việc thực thi các hiệp định 
chống đánh thuế trùng nhằm 
phòng tránh hiện tượng trốn 
thuế, lậu thuế của các doanh 
nghiệp nước ngoài, Malaysia 
rất chú trọng vấn đề phòng 
chống chuyển giá của các 
doanh nghiệp này. Malaysia 
đã luật hóa vấn đề chuyển 
giá bằng các quy định cụ thể, 
ban hành hai loại tờ khai về 
chuyển giá, gồm một dành cho 
doanh nghiệp nước ngoài và 
một dành cho doanh nghiệp 
trong nước. Hai loại tờ khai 
này được phát cho những đối 
tượng nộp thuế được lựa chọn, 
sau khi khai đầy đủ, các doanh 
nghiệp này sẽ nộp tờ khai 
lại cho Thuế vụ Malaysia. 
Sau đó, Thuế vụ sẽ xem xét, 
rà soát liệu có nên thanh tra 
doanh nghiệp này hay không. 
Điểm đáng quan tâm nhất 
trong quy định này là Thuế vụ 
Malaysia muốn thấy ở tờ khai 
này cấu trúc của tập đoàn, các 
loại chi phí mà công ty phải 
trả như chi phí bản quyền, 
chi phí quản lý doanh nghiệp, 
các bằng chứng chứng minh 
doanh nghiệp có hưởng những 
dịch vụ đó và trả đúng với các 
dịch vụ mà doanh nghiệp đã 
hưởng hay không. Thuế vụ 
Malaysia sẽ dùng các tờ khai 
này để thanh tra thuế và thanh 
tra chuyển giá đối với các 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
56 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
công ty.
Thuế vụ Malaysia có thể xác 
định doanh nghiệp có thực 
hiện chuyển giá hay không 
dựa trên so sánh giá thị trường 
tự do, dựa trên giá bán ra, 
phương pháp cộng chi phí vào 
giá vốn, phương pháp phân 
chia lợi nhuận, phương pháp 
lợi tức thuận từ giao dịch. 
Cùng với đó, dù chưa có quy 
định riêng về chế tài trong 
luật, Thuế vụ Malaysia vẫn 
sẽ yêu cầu pháp nhân bị cáo 
buộc tuân thủ mức phạt tương 
đương 100- 300% số thuế bị 
phát hiện gian lận. Đồng thời, 
danh tính các doanh nghiệp 
thực hiện chuyển giá chiếm 
đoạt tiền thuế nhà nước cũng 
sẽ được Thuế vụ công khai 
rộng rãi.
Thứ ba, phát triển nguồn 
nhân lực quản lý thuế hiệu 
quả, chuyên nghiệp. Nhằm 
nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực quản lý thuế, ngoài 
việc tập trung đào tạo chuyên 
môn- nghiệp vụ trong quá 
trình quản lý thuế, Malaysia 
cũng xác định rõ mục tiêu 
chiến lược là phải xây dựng 
một đội ngũ quản lý thuế 
trung thực, hiệu quả, chuyên 
nghiệp. Ngành Thuế của 
Malaysia đặt chỉ tiêu có ít 
nhất 60% nhân viên quản lý 
thuế phải tham dự đủ 56 giờ 
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ 
mỗi năm. 
2.3. Kinh nghiệm của Thái 
Lan
Thái Lan là một trong số ít 
quốc gia thuộc khối ASEAN 
đã ký kết hơn 90 hiệp định 
chống đánh thuế trùng với các 
đối tác trên thế giới, và đây 
cũng là quốc gia được đánh 
giá đã thực thi có hiệu quả 
cao các hiệp định thuế nhằm 
phát triển hoạt động thương 
mại trong và ngoài khu vực. 
Để đạt được thành tựu trên, 
Thái Lan luôn phấn đấu đi đầu 
trong công tác quản lý thuế và 
nộp thuế nhằm phát huy tốt 
nhất các lợi ích mà các hiệp 
định chống đánh thuế trùng 
mang lại. Cụ thể, Thái Lan đã 
thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ 
thống quản lý thu thuế. Thái 
Lan tập trung tăng cường hợp 
tác quốc tế trong việc trao 
đổi thông tin về thuế nhằm 
ngăn chặn các hành vi trốn 
thuế; điều tra, đấu tranh với 
các hoạt động tránh thuế của 
doanh nghiệp có các tài khoản 
ở nước ngoài; ngăn chặn và 
giải quyết tranh chấp thuế; cải 
thiện công tác kiểm toán.
Triển khai nhiều biện pháp 
nhằm ngăn chặn các hành vi 
trốn thuế và quản lý chặt chẽ 
dòng thu nhập được chuyển 
ra nước ngoài thông qua việc 
yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân 
báo cáo tài khoản tài chính 
ở nước ngoài (từ cuối năm 
2010) cho Cơ quan Dịch vụ 
thuế Quốc gia khi giá trị tài 
khoản lớn hơn 1 tỷ bạt, nếu vi 
phạm sẽ phải nộp phạt 10% 
(trước đây là 5%) tính trên số 
tiền không khai báo. Bên cạnh 
đó, Thái Lan cũng tập trung 
điều tra các tập đoàn, doanh 
nghiệp lớn thuộc diện nghi 
ngờ có giao dịch bất hợp pháp 
với đối tác nước ngoài hoặc 
các nhà tài phiệt. Để nâng 
cao hiệu quả kiểm toán, Thái 
Lan thường tập trung kiểm 
toán các doanh nghiệp lớn, 
đồng thời đơn giản hóa chế 
độ nộp thuế đối với các doanh 
nghiệp nhỏ và vừa. Thái Lan 
thành lập một cơ quan chịu 
trách nhiệm xử lý các vấn đề 
liên quan đến thuế của các 
tập đoàn đa quốc gia để hạn 
chế tối đa các hoạt động trốn, 
tránh thuế và chuyển giá.
Thứ hai, đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ thông tin. Đẩy 
mạnh ứng dụng công nghệ 
thông tin để cắt giảm chi phí 
thu thuế, nâng cao chất lượng, 
hiệu quả của công tác quản 
lý thuế theo hướng hiện đại. 
Thái Lan triển khai thu thuế 
thông qua điện thoại di động, 
sử dụng hóa đơn điện tử thay 
thế cho hóa đơn giấy nhằm 
giảm thiểu hành vi trốn thuế 
hay gian lận thuế giá trị gia 
tăng và giảm đáng kể những 
chi phí phát sinh cho doanh 
nghiệp. Ứng dụng công nghệ 
thông tin trong công tác lập cơ 
sở dữ liệu để quản lý thuế và 
vận hành cơ chế một cửa quốc 
gia.
Thiết lập cơ chế chia sẻ dữ 
liệu thu thuế giữa các cơ quan 
liên quan gồm Thuế vụ, Hải 
quan, các cấp chính quyền 
trung ương và địa phương, 
Bộ, Ngành, ngân hàng thương 
mại và tổ chức tài chính quốc 
tế nhằm tăng cường hiệu 
lực quản lý thuế, chống thất 
thu thuế.
Thứ ba, nâng cao trình độ cán 
bộ quản lý thuế. Xây dựng, 
phát triển nguồn nhân lực có 
năng lực và chuyên môn về 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
57Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
quản lý thuế là một trong các 
giải pháp ưu tiên của Thái 
Lan nhằm chống thất thu 
thuế. Theo đó, nước này tập 
trung phát triển nhân lực theo 
hướng: (i) nâng cao năng lực 
xử lý tranh chấp thuế; (ii) thực 
hiện kiểm soát, minh bạch hóa 
hệ thống nội bộ ngành thuế; 
(iii) đưa ra chế tài xử phạt 
nghiêm khắc đối với hành vi 
gian lận thuế quốc tế
3. Bài học kinh nghiệm cho 
Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu kinh 
nghiệm từ các quốc gia đã 
và đang đạt được hiệu quả 
cao trong công tác quản lý 
thuế, tránh đánh thuế trùng để 
thúc đẩy phát triển đầu tư và 
thương mại, rút ra các bài học 
kinh nghiệm cho Việt Nam 
như sau:
Thứ nhất, minh bạch hoá 
công tác quản lý thuế và nộp 
thuế. 
Đây là một xu thế tất yếu mà 
cơ quan thuế các nước trên thế 
giới đã và đang thực hiện và 
cũng là một yêu cầu cấp thiết 
trong bối cảnh hội nhập kinh 
tế quốc tế của Việt Nam. Chỉ 
khi công tác quản lý thuế và 
nộp thuế được rõ ràng, minh 
bạch thì mới thu hút được các 
nhà đầu tư nước ngoài phát 
triển hoạt động kinh doanh 
tại Việt Nam, tạo môi trường 
kinh doanh thông thoáng, 
cạnh tranh lành mạnh, thúc 
đẩy các doanh nghiệp làm ăn 
chân chính yên tâm sản xuất, 
kinh doanh. Kinh nghiệm của 
các nước cho thấy, duy trì một 
hệ thống thuế đơn giản, minh 
bạch với ít sắc thuế và mức 
thuế suất sẽ dễ quản lý và có 
mức độ tuân thủ cao hơn một 
hệ thống thuế phức tạp, đồng 
thời tạo sự ổn định cho ngân 
sách Nhà nước. 
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống 
pháp lý về quản lý thuế. 
Cần đẩy mạnh cải cách thủ tục 
hành chính nhằm giảm chi phí 
tuân thủ về thuế theo hướng 
đơn giản, rõ ràng, dễ thực 
hiện, giúp người nộp thuế thấy 
được rằng Nhà nước thật sự 
hiểu và sẵn sàng chia sẻ khó 
khăn với các doanh nghiệp 
trong thực hiện nghĩa vụ thuế 
thông qua việc giảm bớt chi 
phí tuân thủ của người nộp 
thuế. Áp dụng phương thức 
điện tử trong thực hiện các 
thủ tục hành chính về đăng ký 
thuế, khai thuế, nộp thuế và áp 
dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn 
điện tử có mã xác thực nhằm 
chuyển đổi phương thức quản 
lý truyền thống sang phương 
thức điện tử; hoàn thiện cơ 
chế pháp lý điều chỉnh hoạt 
động của đại lý thuế nhằm hỗ 
trợ tuân thủ của người nộp 
thuế.
Việc đảm bảo cơ sở pháp 
lý để áp dụng quản lý rủi ro 
trong quản lý thuế cần được 
tính đến thông qua xây dựng 
và thường xuyên cập nhật các 
bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá 
phục vụ quản lý rủi ro trong 
quản lý thuế; xây dựng, rà 
soát, hoàn thiện các quy định 
quản lý thuế đối với các giao 
dịch xuyên biên giới, giao 
dịch của các doanh nghiệp có 
mối quan hệ liên kết...
Thứ ba, xây dựng hệ thống 
dữ liệu về người nộp thuế 
đầy đủ, chính xác. 
Việc xây dựng hệ thống dữ 
liệu về người nộp thuế đóng 
vai trò rất quan trọng trong 
việc xác định đối tượng được 
khấu trừ thuế theo các Hiệp 
định chống đánh thuế trùng. 
Các dữ liệu về người nộp thuế 
cần có sự trao đổi, liên kết 
giữa các quốc gia, nếu người 
nộp thuế có các hoạt động đầu 
tư, thương mại quốc tế đến 
các quốc gia có liên quan. Để 
có hệ thống dữ liệu này cần có 
biện pháp giáo dục về ý thức 
tự giác của người nộp thuế 
trong vấn đề cung cấp thông 
tin của mình, nếu đưa thông 
tin sai lệnh sẽ bị xử phạt theo 
quy định của luật pháp.
Thứ tư, nâng cao trình độ 
cán bộ quản lý thu thuế.
Trong công tác quản lý thuế 
theo xu thế hội nhập quốc tế, 
bên cạnh yếu tố công nghệ 
thông tin thì nền tảng quan 
trọng nhất chính là yếu tố con 
người, chủ thể vận hành toàn 
bộ quá trình thu nộp thuế. 
Chính vì vậy việc nâng cao 
trình độ nghiệp vụ và phẩm 
chất của đội ngũ cán bộ thuế 
là công việc thường xuyên 
được các quốc gia trên thế 
giới quan tâm trong cải cách 
thể chế về thuế. Tại Nhật Bản 
và Malaysia, mỗi khi có một 
chính sách thuế mới, cán bộ 
thuế phải được tập huấn, cập 
nhật, làm chủ các văn bản, có 
như vậy thì cán bộ thuế mới 
có thể hướng dẫn, tư vấn cho 
doanh nghiệp và người nộp 
thuế. Việc đào tạo cho cán bộ 
thuế phải đạt mục tiêu tinh 
thông về nghiệp vụ, đủ trình 
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 197- Tháng 10. 2018
độ về năng lực quản lý, khả 
năng ứng dụng công nghệ 
thông tin, và một yếu tố không 
thể thiếu là vấn đề đạo đức 
nghề nghiệp.
Thứ năm, đẩy mạnh ứng 
dụng công nghệ thông tin 
trong hoạt động quản lý thuế. 
Ngày nay, mọi hoạt động 
trong nền kinh tế không thể 
tách rời khoa học công nghệ, 
tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm 
thế nào tận dụng được sức 
mạnh của công nghệ để hoàn 
thành các mục tiêu đặt ra, đây 
cũng là bài toán đối với ngành 
thuế trong việc quản lý thuế 
và thu thuế. Để thực thi hiệu 
quả các hiệp định chống đánh 
thuế trùng, tăng sự minh bạch 
thông tin cũng như chống thất 
thu cho Ngân sách Nhà nước, 
ngành Thuế Việt Nam cần 
Tài liệu tham khảo
1. Baker, P.L. (2014), An analysis of double taxation treaties and their effect on foreign direct investment, International Journal 
of the Economics of Business, 21(3), 341-377.
2. Braun, J. and Zagler, M. (2014), An Economic Perspective on Double Tax Treaties with (in) Developing Countries, World 
Tax Journal, 6(3), 242-281. 
3. Bùi Phương Lan (2010), Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam, Khoá luận tốt 
nghiệp, Đại học Ngoại thương.
4. Nguyễn Thanh Xuân (2010), Hiệp định chống đánh thuế trùng và tác động của nó đến xuất khẩu của Việt Nam, Khoá luận tốt 
nghiệp, Đại học Ngoại thương.
5. Phạm Đức Anh (2018), Tác động của Hiệp định chống đánh thuế trùng đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với 
các quốc gia ASEAN, Đề tài NCKH cấp Cơ sở, Học viện Ngân hàng, mã số DTHV.37/2017.
Thông tin tác giả
Phạm Đức Anh, Thạc sỹ
Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Email: anhpd@hvnh.edu.vn
Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Tiến sĩ
Phó Trưởng Khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng
Email: thuyntc@hvnh.edu.vn
Summary
Enhancing the effectiveness of double taxation treaties to assist international investment and trade: the 
ASEAN experience- lessons for Vietnam
In international trade, the coexistence of multiple tax systems among countries generally results in the imposition 
of tax on a single income in two different countries, which, accordingly, may be detrimental to the development 
of international trade and investment as well as creating incentives for violations of tax obligations. To settle 
this issue, these countries may enter into a “double taxation treaty”, under which the scope of taxation rights is 
evidently delimited among the participating parties. According to Braun and Zagler (2014), though the tendency 
of signing tax treaties between developed countries and developing ones becomes increasingly common, 
economic benefits to the latter seem insignificant. This article seeks to clarify the experience in the enforcement 
of the double taxation treaties of ASEAN countries, thereby drawing lessons for Vietnam towards maximizing tax 
treaties’ benefits for international investment and trade development.
Keywords: double taxation treaty; enforcement effectiveness; foreign investment; international trade; ASEAN. 
Anh Duc Pham, MEc
Banking Research Institute, Banking Academy
Thuy Thi Cam Nguyen, PhD
Associate Dean of International Business Faculty, Banking Academy
khai thác triệt để ứng dụng 
của công nghệ thông tin theo 
hướng cung cấp cho người 
nộp thuế các dịch vụ điện tử 
về thuế, khuyến khích hỗ trợ 
các tổ chức trung gian phát 
triển các dịch vụ về thuế, đáp 
ứng yêu cầu xã hội hóa một 
số dịch vụ; hiện đại hóa quản 
lý nội bộ ngành nhằm nâng 
cao chất lượng, hiệu quả hoạt 
động, tạo ra một môi trường 
xem tiếp trang 73
 THỰC TIỄN & KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 
73Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 197- Tháng 10. 2018
however, this target has been perceived by policy makers after the 2008 global financial crisis. The organizations 
in terms of International Monetary Fund (IMF), European Central Bank (ECB) and Asian Development Bank 
(ADB) have provided several set of indicators as guidance on measuring financial uncertainty. Nevertheless, each 
country has different economics, political and financial conditions, the financial indicators should be customized to 
satisfy specific requirements. This paper focus to anlyze the experience of two emerging markets, namely South 
Korea and Indonesia, in measuring financial stability. By doing this, the author draws some lesson for Viet Nam 
in applying set of indicators and composite index approaches to estimate financial stability as well as prequisite 
criteria for indicator selection. 
Keywords: financial stability, financial soundness indicators, financial stability index.. 
Yen Hai Vu, MEc. 
Banking Academy
làm việc chuyên nghiệp, hiệu 
quả; phát triển hạ tầng kỹ 
thuật công nghệ thông tin, 
trang thiết bị tiên tiến, hiện 
đại và đồng bộ; đảm bảo hệ 
thống công nghệ thông tin 
vận hành liên tục, hiệu quả, 
an toàn thông tin và bảo mật 
dữ liệu; đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực công nghệ 
thông tin trong ngành thuế 
phù hợp với định hướng và kế 
hoạch đặt ra. ■
tiếp theo trang 58
khai đúng cách dưới sự chỉ 
đạo sát sao, quyết liệt từ ban 
lãnh đạo và lan tỏa đến toàn 
thể cán bộ, nhân viên toàn hệ 
thống ngân hàng, Basel II sẽ 
là cơ hội tốt cho các NHTM 
bắt đầu hành trình chuyển 
đổi, thúc đẩy tái cấu trúc ngân 
hàng, thu hút vốn mới từ cổ 
đông ngoại, ngăn chặn sự gia 
tăng nợ xấu. ■
tiếp theo trang 7

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_hieu_luc_hiep_dinh_chong_danh_thue_trung_ho_tro_d.pdf