Tăng cường giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm

đến việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện kỉ luật tự giác

nghiêm minh cho quân đội. Người khẳng định: “Quân

đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và

nhờ kỉ luật nghiêm. Ở nước ta, Quân đội có vị trí đặc biệt

trong bộ máy nhà nước và trong xã hội. Quân đội nhân

dân Việt Nam là một đội quân chiến đấu, một đội quân

công tác và là một đội quân sản xuất”. Hiến pháp năm

2013, tại Điều 65 đã quy định các nhiệm vụ mới của

Quân đội bao gồm: “Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống

nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và

trật tự, an toàn xã hội. bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà

nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng

đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” [1; tr 10]. Lời

thề thứ 5 trong 10 lời thề danh dự của quân nhân trong

Quân đội nhân dân Việt Nam ghi: “Nêu cao tinh thần làm

chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến

đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm

tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận

động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của

Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước”. Bài viết

này trình bày về tăng cường giáo dục pháp luật nhằm

nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn

vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

pdf 5 trang kimcuc 17340
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng cường giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tăng cường giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 1-4; 9 
1 
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC 
KỈ LUẬT QUÂN SỰ CHO QUÂN NHÂN Ở CÁC ĐƠN VỊ QUÂN ĐỘI 
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Văn Năm - Trường Quân sự Quân khu 1 
Ngày nhận bài: 10/01/2019; ngày sửa chữa: 14/02/2019; ngày duyệt đăng: 05/03/2019. 
Abstract: Legal education plays an important role in raising the military discipline consciousness 
for military personnel in the current context. In the recent years, legal education has been directed 
by the Party and the State and implemented throughout in the whole army. The legal education 
process for military personnel is determined by essential elements such as goals, content, methods, 
means, education forces, etc. In which, the content and methods of educating Military law has been 
increasingly implemented in a diverse and abundant way, contributing to improving the quality of 
performing combat missions in both peacetime and wartime of the Vietnam People’s Army. In the 
article, we present about strengthening legal education to improve military discipline 
consciousness for military personnels in army units according to Ho Chi Minh’s thought. 
Keywords: Legal education, disciplinary consciousness, military, youth, army. 
1. Mở đầu 
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm 
đến việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện kỉ luật tự giác 
nghiêm minh cho quân đội. Người khẳng định: “Quân 
đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và 
nhờ kỉ luật nghiêm. Ở nước ta, Quân đội có vị trí đặc biệt 
trong bộ máy nhà nước và trong xã hội. Quân đội nhân 
dân Việt Nam là một đội quân chiến đấu, một đội quân 
công tác và là một đội quân sản xuất”. Hiến pháp năm 
2013, tại Điều 65 đã quy định các nhiệm vụ mới của 
Quân đội bao gồm: “Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống 
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và 
trật tự, an toàn xã hội... bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà 
nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng 
đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” [1; tr 10]. Lời 
thề thứ 5 trong 10 lời thề danh dự của quân nhân trong 
Quân đội nhân dân Việt Nam ghi: “Nêu cao tinh thần làm 
chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, làm tròn nhiệm vụ chiến 
đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm 
tròn nghĩa vụ quốc tế. Gương mẫu chấp hành và vận 
động nhân dân thực hiện mọi đường lối, chủ trương của 
Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước”. Bài viết 
này trình bày về tăng cường giáo dục pháp luật nhằm 
nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân nhân ở các đơn 
vị quân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của giáo dục 
pháp luật cho quân nhân Việt Nam 
Ý thức kỉ luật quân sự của quân nhân biểu hiện tập 
trung ở sự hiểu biết sâu sắc, sự nhất trí và lòng tin tưởng 
hoàn toàn vào pháp luật Nhà nước, điều lệnh kỉ luật quân 
đội; tin tưởng vào khả năng chấp hành nghiêm kỉ luật của 
bản thân mình. Đây chính là điều kiện để mỗi quân nhân 
nhận rõ trách nhiệm xã hội của mình, từ đó tự giác hành 
động theo các yêu cầu của xã hội cũng như pháp luật của 
Nhà nước, kỉ luật quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn 
dạy rằng, muốn có kỉ luật tự giác nghiêm minh thì phải 
làm cho quân nhân thông suốt nhiệm vụ được giao. 
Người viết: “Trong quân đội mệnh lệnh từ trên xuống 
dưới phải thấm xuống mỗi đội viên. Chỗ nào mệnh lệnh 
không xuống thì chỗ đó hỏng”. Theo Người, con đường 
ngắn nhất, hiệu quả nhất để bộ đội nâng cao nhận thức 
về kỉ luật là phải tăng cường giáo dục chính trị, phải học 
tập chính cương, chính sách của Đảng cho hiểu mà làm 
cho đúng. Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới 
một vấn đề có tính quy luật là hành động đúng phải trên 
cơ sở nhận thức đúng. Khi nhận thức đúng các quy luật 
khách quan, cùng với tình cảm cách mạng trong sáng sẽ 
tạo ra niềm tin sắt đá. Niềm tin ấy chính là động lực to 
lớn thúc đẩy bộ đội ta thông suốt nhiệm vụ, vượt qua khó 
khăn để thực hiện nghiêm các yêu cầu của kỉ luật quân 
sự. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc nâng cao ý thức giác 
ngộ về chính trị như là một điều kiện tiên quyết, một nhân 
tố quan trọng để cho bộ đội thông suốt nhiệm vụ, hình 
thành nên ý thức kỉ luật quân sự. 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc giáo dục, bồi 
dưỡng ý chí quyết tâm cho bộ đội là bồi dưỡng cho họ có 
quyết tâm đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản và chủ 
nghĩa đế quốc; quyết tâm đấu tranh chống lại thói quen 
lạc hậu và chủ nghĩa cá nhân. Quyết tâm đối với từng 
người trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong 
mình; với việc, với người thì nhất thiết phải phê phán, 
đấu tranh, loại bỏ những hiện tượng phi đạo đức, tàn dư 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 1-4; 9 
2 
đạo đức cũ. Vì chủ nghĩa cá nhân là mẹ đẻ của biết bao 
tội lỗi hư hỏng, tạo nên những động cơ hoàn toàn không 
trong sáng, trái với yêu cầu của kỉ luật. Chủ tịch Hồ Chí 
Minh dạy rằng: “Do cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra tự do 
chủ nghĩa, không nghiên cứu nghiêm chỉnh, chấp hành 
đúng đường lối, chính sách của Đảng, không tôn trọng 
pháp luật và thể lệ của Nhà nước. Tự do cho mình là 
đúng, hành động theo ý riêng, phát biểu theo ý riêng, 
không báo cáo và xin chỉ thị của cấp trên, xem thường tổ 
chức và kỉ luật”. Vì vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng ý thức 
kỉ luật quân sự cho bộ đội phải gắn liền với bồi dưỡng ý 
chí quyết tâm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ 
tịch Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ quân đội ta trong giáo 
dục, bồi dưỡng ý chí quyết tâm cho bộ đội phải giáo dục, 
bồi dưỡng niềm tin có cơ sở khoa học, dựa trên sự giác 
ngộ của mỗi quân nhân vào lí tưởng cao đẹp mà người 
quân nhân theo đuổi và phải luôn quan tâm chăm lo tới 
mọi mặt đời sống, nhu cầu, động cơ, mục đích của bộ 
đội. Người đã chỉ huấn: “Đối với binh sĩ thì từ lời ăn tiếng 
nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất thiết phải biết và 
hết sức chăm nom, có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì 
khi dẫn họ đi đâu, dù nguy hiểm mấy họ cũng vui lòng 
đi, khi bảo họ đánh họ sẽ hăng hái đánh” [2; tr 134]. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những chỉ rõ vai trò, bản 
chất của kỉ luật quân sự, mà Người còn chỉ ra con đường 
và biện pháp để giáo dục, bồi dưỡng ý thức kỉ luật quân 
sự cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta: Phải giáo dục, bồi 
dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ luôn nhận thức sâu sắc nhiệm 
vụ, mệnh lệnh, chỉ thị được giao; đồng thời giáo dục, bồi 
dưỡng ý thức kỉ luật quân sự cho bộ đội phải gắn với rèn 
luyện tác phong chính quy. Bởi vì, ý thức kỉ luật quân sự 
không chỉ tồn tại như một yếu tố tinh thần, mà còn là sự 
biểu thị của tác phong hành động của mỗi quân nhân. 
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến 
vai trò của việc giáo dục, trong đó có giáo dục pháp luật 
nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho thanh niên 
quân đội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội phức tạp như 
hiện nay. 
2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục pháp 
luật nhằm nâng cao ý thức kỉ luật quân sự cho quân 
nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh 
2.2.1. Mục đích giáo dục 
Mục đích giáo dục là sự mong muốn, là dự kiến kết 
quả đạt được của một quá trình giáo dục nhất định. Mục 
tiêu giáo dục là những dự kiến về kết quả đạt được của 
quá trình giáo dục trong một thời gian nhất định [3]. Mục 
đích và mục tiêu có liên hệ mật thiết với nhau. Mục tiêu 
là một bộ phận của mục đích, là mục đích gần, phải thực 
hiện nhiều mục tiêu mới đạt được mục đích. Mục đích có 
tính định hướng, tính lí tưởng, thời gian thực hiện dài, 
khó đo được kết quả. Mục tiêu có tính cụ thể, thời gian 
thực hiện ngắn, kết quả có thể đo được. Mục đích của 
giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng đầu tiên cần xác 
định khi xây dựng các chương trình, kế hoạch giáo dục 
pháp luật nói chung. Mục đích cần phù hợp với chủ thể, 
đối tượng, nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất bảo 
đảm. Mục đích cao quá so với trình độ của chủ thể, đối 
tượng và đặt ra yêu cầu quá lớn về vật chất bảo đảm thì 
khó đạt được kết quả như mong muốn. Ngược lại, mục 
đích thấp quá thì giáo dục pháp luật sẽ không đáp ứng 
yêu cầu, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Do 
đó, để chuẩn hóa các yếu tố khác của giáo dục pháp luật, 
trước tiên cần phải xác định đúng và rõ ràng mục đích 
của từng chương trình và bài giảng về pháp luật trong 
từng giai đoạn cụ thể. 
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt 
của lực lượng vũ trang, là một tổ chức có kỉ luật nghiêm 
minh. Vì vậy, ngoài việc phải hiểu biết và tuân theo pháp 
luật chung của Nhà nước, các quân nhân hàng ngày còn 
phải tuân theo Điều lệnh, Điều lệ của quân đội với 11 chế 
độ trong ngày, 3 chế độ trong tuần thống nhất trong toàn 
quân. Trong thời chiến, nhiệm vụ chính của quân đội là 
chiến đấu với kẻ thù xâm lược để bảo vệ toàn vẹn lãnh 
thổ thiêng liêng của Tổ quốc, còn trong thời bình, ngoài 
nhiệm vụ quan trọng của Quân đội là sẵn sàng chiến đấu 
bảo vệ Tổ quốc, quân đội nhân dân Việt Nam còn làm 
nhiệm vụ kinh tế và nhiều nhiệm vụ công tác khác, trong 
đó có cả nhiệm vụ gìn giữ hòa bình quốc tế. Để hoàn 
thành tốt các nhiệm vụ công tác đó, việc giáo dục pháp 
luật cho quân nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Giáo dục 
pháp luật giúp cho cán bộ chiến sĩ hiểu rõ những quy tắc 
của Luật Nhân đạo quốc tế mà các bên tham chiến phải 
tuân thủ trong chiến tranh, cụ thể là các quy tắc về đối xử 
với tù binh, binh lính bị thương, bị bệnh hay thường dân 
của đối phương; cũng như những quy tắc về giao chiến, 
đình chiến, phân biệt giữa các mục tiêu quân sự và dân 
sự, cấm sử dụng các loại vũ khí giết người hàng loạt hoặc 
gây ra những thương vong không cần thiết hoặc quá tàn 
bạo... mà được quy định trong 4 Công ước Giơnevơ năm 
1949 và một số điều ước quốc tế khác có liên quan. Các 
điều ước quốc tế này đã được hầu hết quốc gia trên thế 
giới, bao gồm Việt Nam kí kết. Thêm vào đó, do đặc thù 
của hoạt động quân sự, trong các quan hệ công tác giữa 
các quân nhân với nhau luôn bị chi phối bởi yếu tố cấp 
trên với cấp dưới - đó là mối quan hệ mang tính mệnh 
lệnh - phục tùng nghiêm ngặt (quân lệnh như sơn). Mối 
quan hệ này cũng được điều chỉnh bởi pháp luật và đòi 
hỏi cần phải được giáo dục cho cán bộ chiến sĩ để họ có 
thể xác định rõ địa vị pháp lí của mình trong các mối quan 
hệ công tác hàng ngày trong đơn vị. 
Trong thời bình, với tư cách công dân, mặc dù trong 
một số quan hệ pháp luật hành chính như giao thông, 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 1-4; 9 
3 
chính sách xã hội..., các quân nhân có một số quyền ưu 
tiên nhất định so với các chủ thể dân sự, nhưng nhìn 
chung trong các quan hệ dân sự khác, quân nhân có địa 
vị cơ bản là bình đẳng giống như mọi công dân, cho nên 
cần giáo dục pháp luật để cán bộ chiến sĩ biết hành xử 
đúng với tư cách là công dân trong các quan hệ dân sự 
bên ngoài doanh trại. Mặt khác, sau khi xuất ngũ, nhiều 
quân nhân được bầu vào các chức vụ quan trọng ở các 
cơ quan chính quyền địa phương. Vì vậy, việc Quân đội 
thực hiện giáo dục pháp luật còn có ý nghĩa đào tạo, 
chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho chính quyền địa phương, 
nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, những nơi rất 
cần một đội ngũ cán bộ có hiểu biết về pháp luật và đã 
được rèn luyện trong môi trường quân sự. Nói tóm lại, 
giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam 
có mục đích góp phần hình thành ý thức, lối sống theo 
pháp luật cho cán bộ chiến sĩ cả trong và sau khi đã hoàn 
thành nhiệm vụ trong quân đội. Để đạt được mục đích 
chung nêu trên, giáo dục pháp luật trong quân đội nhân 
dân Việt Nam có các mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu này 
được xác định dựa trên 3 mục tiêu cơ bản của giáo dục 
học nói chung đó là: 1) Mục tiêu về nhận thức; 2) Mục 
tiêu về cảm xúc; 3) Mục tiêu về hành vi. Các mục tiêu 
này có mối liên hệ và tác động qua lại lẫn nhau, trong 
đó mục tiêu về nhận thức có tác động đến cả hai mục 
tiêu còn lại [4]. 
2.2.2. Nội dung giáo dục 
Nội dung của giáo dục pháp luật nói chung là những 
tri thức pháp luật cần được truyền tải, cung cấp cho đối 
tượng được giáo dục. Tri thức pháp luật theo nghĩa rộng 
không chỉ là những văn bản, quy phạm pháp luật đơn 
thuần, mà còn bao gồm sự am hiểu về bản chất, vai trò 
của pháp luật trong xã hội, về lịch sử hình thành, phát 
triển và cách thức áp dụng, thực thi các văn bản, quy 
phạm pháp trong thực tiễn. Trên cơ sở tri thức pháp luật 
đó, chủ thể giáo dục thực hiện việc bồi dưỡng tình cảm 
và hành vi tuân thủ pháp luật cho đối tượng giáo dục. 
Giáo dục pháp luật nói chung có nội dung rất rộng, vì 
vậy, tùy từng đối tượng giáo dục cần xác định phạm vi 
cho phù hợp. Việc xác định nội dung giáo dục pháp luật 
đến đâu có ý nghĩa rất quan trọng, vì nội dung nào thì 
hình thức và phương pháp, phương tiện đó. Nội dung 
cần được thiết kế căn cứ vào mục đích, nguyên tắc, cơ 
sở vật chất bảo đảm của giáo dục pháp luật và đối tượng, 
chủ thể của giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân 
Việt Nam. 
Nội dung của giáo dục pháp luật trong quân đội nhân 
dân Việt Nam chính là những tri thức pháp luật cần được 
truyền tải, cung cấp cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội. 
Nội dung cụ thể của giáo dục pháp luật trong quân đội 
nhân dân Việt Nam phải được xác định từ mục đích của 
nó là hình thành ở cán bộ chiến sĩ hệ thống tri thức pháp 
luật, tình cảm pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật. 
Do đối tượng giáo dục pháp luật trong quân đội nhân 
dân Việt Nam đa dạng nên bên cạnh những đặc điểm 
chung, nội dung giáo dục pháp luật cũng cần có sự khác 
nhau đối với từng nhóm đối tượng nhất định trong Quân 
đội. Từ thực tiễn quân đội nhân dân Việt Nam, có thể 
phân chia nội dung giáo dục pháp luật thành ba mức độ 
như sau: 
- Mức độ phổ biến, giáo dục pháp luật cơ bản cho mọi 
cán bộ chiến sĩ nhằm giúp họ có những hiểu biết nền tảng 
về pháp luật, như về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 
dân, các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, các kĩ 
năng tối thiểu để cán bộ chiến sĩ có thể sử dụng pháp luật 
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của 
người khác. Đây là nội dung chủ yếu trong chương trình 
giáo dục pháp luật cho chiến sĩ, công nhân viên quốc 
phòng, những đối tượng chưa được giáo dục kiến thức 
cơ bản về pháp luật. 
- Mức độ nghề nghiệp, giáo dục pháp luật theo nhu 
cầu nghề nghiệp và vị trí công tác trong quân đội nhân 
dân Việt Nam. Ở mức độ này, đối tượng giáo dục cần 
được trang bị kiến thức pháp luật sâu hơn, rộng hơn, để 
một mặt thực hiện quyền và nghĩa vụ của một công dân, 
mặt khác thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ và giải 
quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống liên quan đến 
nghề nghiệp, thẩm quyền công tác của mình. Đội ngũ cán 
bộ, sĩ quan của các quân binh chủng cần được trang bị 
kiến thức pháp luật ở mức độ này, trong đó, một số ngành 
nghề cần được giáo dục pháp luật với nội dung chuyên 
sâu hơn như đội ngũ sĩ quan lãnh đạo, chỉ huy, các quân 
nhân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình... 
- Mức độ giáo dục chuyên luật (nghề luật). Đây là cấp 
độ cao nhất của nội dung giáo dục pháp luật, thể hiện ở 
việc đào tạo chuyên gia pháp lí cho các cơ quan, đơn vị 
quân đội nhân dân Việt Nam. Nội dung giáo dục pháp luật 
cho nhóm đối tượng này bao gồm hệ thống kiến thức pháp 
lí chung và hệ thống tri thức pháp luật chuyên ngành, kĩ 
năng nghề nghiệp trong áp dụng pháp luật và xử lí các vi 
phạm pháp luật chung cũng như chuyên ngành. 
Về mặt pháp lí, Điều 11 Thông tư số 42 năm 2016 
của Bộ Quốc phòng quy định những nội dung cụ thể về 
phổ biến, giáo dục pháp luật trong Bộ Quốc phòng như 
sau: Chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp 
luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác 
và hội nhập quốc tế, quyền con người, quyền và nghĩa vụ 
cơ bản của công dân, quốc phòng, an ninh của đất nước; 
Quy định của Hiến pháp, pháp luật; trọng tâm là các văn 
bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, 
an ninh và liên quan trực tiếp đến tiêu chuẩn chính trị, 
cũng như tiêu chuẩn về vật chất, hậu cần, sinh hoạt, học 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 1-4; 9 
4 
tập, công tác của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên 
chức quốc phòng, người lao động hợp đồng trong Quân 
đội; Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc công nhận, các thỏa 
thuận quốc tế; Điều lệnh, Điều lệ, kỉ luật quân đội và quy 
định về giáo dục, rèn luyện, quản lí bộ đội, chuyên môn 
nghiệp vụ không chứa thông tin bí mật; Các nội dung 
nhằm xây dựng ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật 
của Nhà nước, kỉ luật quân đội; ý thức bảo vệ pháp luật, 
kỉ luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật, kỉ luật; 
gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật và kỉ 
luật của quân đội nhân dân Việt Nam [5]. 
2.2.3. Phương pháp giáo dục 
Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của các 
nhà giáo dục lên đối tượng giáo dục để hình thành cho họ 
những phẩm chất cần thiết. Từ khái niệm phương pháp 
giáo dục nói chung, có thể xác định phương pháp giáo 
dục pháp luật là những cách thức, biện pháp tác động nên 
đối tượng giáo dục, qua đó hình thành ý thức tuân thủ 
pháp luật trong đối tượng giáo dục pháp luật. Phương 
pháp giáo dục là một yếu tố cấu thành rất quan trọng của 
giáo dục nói chung. 
Hiện nay có nhiều cách phân chia phương pháp giáo 
dục, nhưng theo tác giả Trần Thị Hương [6] thì có 3 
nhóm chủ yếu như sau: 
Nhóm phương pháp tác động vào ý thức cá nhân của 
đối tượng giáo dục. Đây là tập hợp những phương pháp 
tác động trực tiếp vào nhận thức, tình cảm cá nhân của 
người được giáo dục thông qua việc phân tích, so sánh, 
dẫn chứng, kết luận, khiến cho người được giáo dục hiểu, 
đồng tình, chấp nhận, biết nhận xét phân biệt, có tình cảm 
tích cực và mong muốn thể hiện trong cuộc sống. Nhóm 
này gồm các phương pháp cụ thể: Giảng giải, đàm thoại, 
kể chuyện, nêu gương. Vấn đề cơ bản của nhóm các 
phương pháp giáo dục này là làm cho đối tượng hình 
thành và chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, tình cảm, 
từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết đến 
tin và có tình cảm tích cực. Muốn sử dụng các phương 
pháp này có hiệu quả cần phải lưu ý 4 vấn đề: 1) Các chủ 
đề giáo dục phải mang tính hệ thống, tính lôgic và tính 
giáo dục; 2) Thái độ của chủ thể phải tự tin, chân thành 
và thiện chí; 3) Sử dụng lời nói có tính thuyết phục cao; 
4) Lựa chọn những dẫn chứng, sự kiện sinh động, hấp 
dẫn phù hợp với vốn hiểu biết của đối tượng giáo dục 
nhằm tăng thêm tính thuyết phục của lời nói. 
Nhóm phương pháp hình thành hành vi và thói quen 
hành vi của đối tượng giáo dục. Kết quả cuối cùng của 
giáo dục pháp luật là hình thành ở đối tượng hành vi pháp 
lí chuẩn mực. Để đạt được mục tiêu này, trong quá trình 
giáo dục pháp luật cần sử dụng nhóm các phương pháp 
giáo dục này nhiều hơn. Đây là nhóm phương pháp tổ 
chức cho đối tượng giáo dục tham gia vào các hoạt động 
đa dạng, các mối quan hệ giao lưu phong phú nhằm giúp 
họ chuyển hóa ý thức thành hành vi và rèn luyện thành 
thói quen chuẩn mực. Nhóm này gồm có các phương 
pháp: Phương pháp giao việc, phương pháp tập luyện 
thói quen, phương pháp rèn luyện thông qua bài tập tình 
huống. Trong đó, phương pháp rèn luyện kĩ năng thông 
qua bài tập tình huống là một trong những phương pháp 
giáo dục pháp luật có hiệu quả nhất. Nhóm phương pháp 
kích thích và điều chỉnh hành vi ứng xử của đối tượng 
giáo dục. 
Trong quá trình giáo dục, các đối tượng giáo dục 
thường biểu hiện theo 2 khuynh hướng: 1) Có ý thức tự 
giác, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục và có 
những hành vi tích cực, phù hợp với chuẩn mực xã hội; 
2) Không tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động 
giáo dục và có những hành vi ứng xử tiêu cực, thậm chí 
trái với các chuẩn mực xã hội. Do đó, trong quá trình giáo 
dục pháp luật các chủ thể giáo dục pháp luật cần có 
phương pháp để kích thích những hành vi tích cực, điều 
chỉnh hành vi tiêu cực của đối tượng giáo dục. Nhóm 
phương pháp này bao gồm: Phương pháp thi đua, 
phương pháp khen thưởng, phương pháp xử phạt. Đối 
với các đơn vị quân đội, nhất là các đơn vị huấn luyện 
chiến sĩ mới, các phương pháp khen thưởng, xử phạt có 
vai trò rất quan trọng. Bởi vì, các quân nhân này chưa 
được đào tạo bài bản trong quân đội, ý thức kỉ luật chưa 
cao, tâm lí chưa vững vàng. 
Trên đây là nội dung các nhóm phương pháp giáo dục 
cơ bản. Trong quá trình giáo dục pháp luật, mỗi chủ thể 
có thể lựa chọn một hay kết hợp nhiều phương pháp phù 
hợp với đặc điểm của đối tượng, nội dung, hình thức, điều 
kiện vật chất bảo đảm của từng đơn vị trong từng giai 
đoạn cụ thể. Về vấn đề trên, Nghị quyết số 29-NQ/TW 
của Đảng đã xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ 
phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy 
tính tích cực, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của 
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi 
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến 
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi 
mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học 
chủ yếu trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý 
các hoạt động ngoại khóa. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học [7]. Giáo dục pháp luật trong quân 
đội nhân dân Việt Nam đang được thực hiện bằng nhiều 
phương pháp khác nhau trong đó bao gồm cả các phương 
pháp giảng giải bằng lời nói kết hợp với các phương pháp 
đàm thoại, nêu gương, khen thưởng, xử phạt, trong đó 
phương pháp rèn luyện thói quen thông qua hành vi chấp 
hành kỉ luật hàng ngày luôn được các đơn vị thực hiện tốt. 
(Xem tiếp trang 9) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 451 (Kì 1 - 4/2019), tr 5-9 
9 
3. Kết luận 
CMCN 4.0 đã tác động to lớn mạnh mẽ, tạo nên 
những bước ngoặt lớn lao với nền giáo dục thế giới nói 
chung, Việt Nam nói riêng, hứa hẹn những bước đột phá 
mới trong hoạt động đào tạo, thay đổi mục tiêu đào tạo, 
mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và 
đào tạo kiến thức hoàn toàn mới. Sự phát triển công nghệ 
thông tin, công cụ kĩ thuật số, hệ thống mạng kết nối và 
siêu dữ liệu sẽ là những công cụ và phương tiện tốt để 
thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy. 
Những nhà QLGD là một trong những người chịu sự tác 
động này nhanh hơn cả, bởi chính họ trực tiếp với cuộc 
CMCN4.0. Các nhà QLGD phải giúp cho giảng viên, 
sinh viên tiếp cận về công nghệ thông tin, cập nhật kịp 
thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới 
nhất của thế giới vào cuộc sống, trang bị ngoại ngữ và 
các kĩ năng mềm thì mới có cơ hội cạnh tranh, mở ra cánh 
cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa. 
CMCN 4.0 cùng với sự thay đổi nhanh chóng và rộng 
khắp trong tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời 
sống xã hội, đặt các nhà QLGD trước những thách thức 
về yêu cầu đổi mới tư duy, phát triển hệ thống GD-ĐT, 
xây dựng tầm nhìn, mục tiêu, nội dung, chương trình, 
phương thức đào tạo chất lượng và hiệu quả, năng lực 
quản lí thích ứng với những thay đổi. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Như Ý (chủ biên, 1999). Đại từ điển Tiếng 
Việt. NXB Văn hóa - Thông tin. 
[2] Quốc hội (2008). Luật Cán bộ, công chức. NXB Lao động. 
[3] Trần Khánh Đức (2013). Nghiên cứu nhu cầu và xây 
dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực 
giáo dục. Đề tài Trọng điểm Đại học Quốc gia Hà 
Nội, mã số: QGTĐ-2013. 
[4] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ 
thông - Chương trình tổng thể. 
[5] Nguyễn Văn Tuấn (2010). Phương pháp dạy học 
theo hướng tích hợp. Trường Đại học Sư phạm Kĩ 
thuật TP. Hồ Chí Minh. 
[6] Nguyễn Hồng Minh (2017). Cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống 
giáo dục nghề nghiệp. Tạp chí Lao động và Xã hội, 
số tháng 2/2017. 
[7] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017). 
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Thời cơ và thách 
thức đối với Việt Nam. NXB Lí luận chính trị, tr 7-10. 
[8] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT... 
(Tiếp theo trang 4) 
3. Kết luận 
Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt 
Nam là một bộ phận quan trọng của giáo dục chính trị 
nhưng có tính độc lập tương đối, có mục đích, nội dung, 
hình thức, phương pháp, chủ thể và đối tượng đặc thù 
riêng. Giáo dục pháp luật trong Quân đội liên quan rất 
chặt chẽ với giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo 
đức, lối sống, với duy trì kỉ luật ở các đơn vị. Trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền 
và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc 
tăng cường giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân 
Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan. Công việc 
này cần phải được thực hiện trên tất cả các mặt từ nhận 
thức đến nội dung, hình thức, phương pháp, mục tiêu, kết 
quả cũng như việc bảo đảm về tổ chức cán bộ và vật chất 
bảo đảm, để góp phần chuẩn hóa, chuyên nghiệp hóa và 
tăng cường hơn nữa giáo dục pháp luật trong Quân đội. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam. 
[2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2002). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 5). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[3] Thái Duy Tuyên (2001). Giáo dục học hiện đại. 
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Nguyễn Văn Vĩ (2018). Giáo dục pháp luật trong 
quân đội nhân dân Việt Nam. Luận án tiến sĩ Luật 
học, Học viện Khoa học xã hội. 
[5] Bộ Quốc phòng (2016). Thông tư số 42/2016/TT-
BQP ngày 30/03/2016 quy định về phổ biến, giáo 
dục trong Bộ Quốc phòng. 
[6] Trần Thị Hương - Nguyễn Đức Danh - Hồ Văn Liên 
- Ngô Đình Qua (2017). Giáo dục học đại cương. 
NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
[7] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
[8] Đỗ Anh Vinh (2018). Bồi dưỡng đạo đức cách mạng 
cho cán bộ hậu cần quân đội theo đạo đức, phong 
cách Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Quân sự, số 3, 
tr 12-16.

File đính kèm:

  • pdftang_cuong_giao_duc_phap_luat_nham_nang_cao_y_thuc_ki_luat_q.pdf