Tầm quan trọng về hòa âm - hòa thanh, với việc học đàn organ của sinh viên mầm non trường Đại học Tây Bắc hiện nay

Từ năm học 2011-2012 trở về trước, việc dạy và học tập môn Đàn organ của Khoa Tiểu học –

Mầm non gặp rất nhiều khó khăn về phương tiện và điều kiện dạy học. Thời điểm đó chưa có phòng

dạy – học đàn organ chuyên dụng như hiện tại. Đàn organ để học tập không đủ nên ít nhiều đã ảnh

hưởng đến chất lượng dạy và học đàn. Do không có phòng học cố định, đến tiết học đàn, thầy trò lại

phải đến kho mang đàn về lớp học, bố trí sắp xếp chỗ để đàn, cắm biến thế điện dẫn vào để vận hành

đàn organ rất mất thời gian, làm ảnh hưởng đến thời gian luyện tập trên đàn của sinh viên các lớp

Giáo dục mầm non (GDMN). Bên cạnh đó, sinh viên các lớp GDMN thường chưa chú trọng đến việc

trau dồi kiến thức học phần Âm nhạc 1; và học phần Âm nhạc 2, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến

việc học tập môn Đàn organ.

Đến năm học 2013-2014, Nhà trường đã mua sắm đầy đủ số lượng đàn organ đưa vào phục vụ

dạy – học đàn. Khoa Tiểu học – Mồm non đã bố trí phòng học đàn organ chuyên dụng một cách khoa

học và hợp lý. Khoa đã tổ chức họp các giảng viên Bộ môn Mĩ thuật – Âm nhạc, yêu cầu lập bản nội

quy, niêm yết bên trong và bên ngoài phòng học đàn. Nhà trường đã trang bị 02 cây đàn Piano (cơ –

không dùng điện) nhãn hiệu Kwail. Một cây Piano để phục vụ dạy học – làm mẫu (dùng cho giảng

viên) tại phòng học đàn. Một cây Piano phục vụ cho việc dạy học môn Múa và vận động theo nhạc tại

phòng chuyên dụng dành riêng cho môn múa.

pdf 9 trang kimcuc 4100
Bạn đang xem tài liệu "Tầm quan trọng về hòa âm - hòa thanh, với việc học đàn organ của sinh viên mầm non trường Đại học Tây Bắc hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tầm quan trọng về hòa âm - hòa thanh, với việc học đàn organ của sinh viên mầm non trường Đại học Tây Bắc hiện nay

Tầm quan trọng về hòa âm - hòa thanh, với việc học đàn organ của sinh viên mầm non trường Đại học Tây Bắc hiện nay
1 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 1- 9 
TẦM QUAN TRỌNG VỀ HÒA ÂM - HÒA THANH, VỚI 
VIỆC HỌC ĐÀN ORGAN CỦA SINH VIÊN MẦM NON 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HIỆN NAY 
 Trần Anh Đức 
Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc 
 Tóm tắt: Học tập và ứng dụng hòa âm – hòa thanh trên đàn organ là một thao tác tư duy có ý nghĩa rất quan 
trọng khi tập đàn. Để thực hiện chính xác thao tác này trên đàn, sinh viên các lớp Giáo dục mầm non cần phải nắm vững 
kiến thức cơ sở về lý thuyết âm nhạc. Khi luyện tập trên đàn, mỗi sinh viên cần học tập nghiêm túc để biết cách kết nối các 
hợp âm – hòa thanh cho đúng với yêu cầu của bài nhạc. Kí hiệu các hợp âm gốc và các thể đảo là yếu tố quan trọng do đó 
phải ghi nhớ để áp dụng thực hành các bài tập trên đàn organ. Do nhu cầu bức thiết của việc đệm đàn organ cho các học 
sinh múa – hát ở trường mầm non, khi học đàn organ người học phải đáp ứng đầy đủ những kiến thức nêu trên. 
Từ khóa: Hòa âm, hòa thanh. 
1. Đặt vấn đề 
 Từ năm học 2011-2012 trở về trước, việc dạy và học tập môn Đàn organ của Khoa Tiểu học – 
Mầm non gặp rất nhiều khó khăn về phương tiện và điều kiện dạy học. Thời điểm đó chưa có phòng 
dạy – học đàn organ chuyên dụng như hiện tại. Đàn organ để học tập không đủ nên ít nhiều đã ảnh 
hưởng đến chất lượng dạy và học đàn. Do không có phòng học cố định, đến tiết học đàn, thầy trò lại 
phải đến kho mang đàn về lớp học, bố trí sắp xếp chỗ để đàn, cắm biến thế điện dẫn vào để vận hành 
đàn organ rất mất thời gian, làm ảnh hưởng đến thời gian luyện tập trên đàn của sinh viên các lớp 
Giáo dục mầm non (GDMN). Bên cạnh đó, sinh viên các lớp GDMN thường chưa chú trọng đến việc 
trau dồi kiến thức học phần Âm nhạc 1; và học phần Âm nhạc 2, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến 
việc học tập môn Đàn organ. 
 Đến năm học 2013-2014, Nhà trường đã mua sắm đầy đủ số lượng đàn organ đưa vào phục vụ 
dạy – học đàn. Khoa Tiểu học – Mồm non đã bố trí phòng học đàn organ chuyên dụng một cách khoa 
học và hợp lý. Khoa đã tổ chức họp các giảng viên Bộ môn Mĩ thuật – Âm nhạc, yêu cầu lập bản nội 
quy, niêm yết bên trong và bên ngoài phòng học đàn. Nhà trường đã trang bị 02 cây đàn Piano (cơ – 
không dùng điện) nhãn hiệu Kwail. Một cây Piano để phục vụ dạy học – làm mẫu (dùng cho giảng 
viên) tại phòng học đàn. Một cây Piano phục vụ cho việc dạy học môn Múa và vận động theo nhạc tại 
phòng chuyên dụng dành riêng cho môn múa. 
 Thuận lợi về phương tiện và trang thiết bị dạy học đã giúp cho chất lượng dạy – học đàn được 
nâng lên rõ dệt. Lúc này đã đầy đủ điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học đàn organ, tuy nhiên cũng 
đặt ra những thách thức không nhỏ với các giảng viên dạy môn đàn organ. Các giảng viên không thể 
viện dẫn lý do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy - học làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. 
Ngày nhận bài: 3/6/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 
Liên lạc: Trần Anh Đức- mail: nsanhtran@gmail.com 
2 
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện bài báo này nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao 
chất lượng dạy và học tập môn Đàn organ cho sinh viên các lớp GDMN Trường Đại học Tây Bắc. 
2. Thực trạng và giải pháp 
2.1. Thực trạng 
 Trước khi nghiên cứu về hòa âm – hòa thanh để thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc 
học đàn organ của sinh viên GDMN, chúng ta cần làm rõ khái niệm về hòa âm và hòa thanh. 
2.1.1. Hòa âm là gì? 
Chúng ta có thể hiểu, hòa âm là sự sắp xếp các âm thanh theo những quy luật đã được định sẵn 
(theo các công trình nghiên cứu về hòa âm của các Nhà khoa học về lĩnh vực âm nhạc đã được thế 
giới công nhận), trong đó có trật tự các quãng còn gọi là các bước nhảy hòa âm Các nhạc sĩ sử dụng 
các quãng, tạo ra các bước nhảy hòa âm của bè trầm để củng cố trục dọc của lối tiến hành hòa âm. 
Các bước nhảy hòa âm ở bè giai điệu tạo nên cấu trúc của một hay nhiều motip âm nhạc. Các motip 
âm nhạc này còn được gọi là các âm tiết – tiết nhạc, nếu được sắp xếp một cách khoa học theo các 
khúc thức hoặc tác khúc, lúc đó sẽ tạo ra một cấu trúc giai điệu âm nhạc có thể là âm hình chủ đạo 
của một tác phẩm âm nhạc. Như vậy hòa âm là phần soạn nhạc về sự kết hợp theo chiều dọc giữa các 
âm thanh, tạo ra các bước nhảy hòa âm, về mặt lý thuyết trên văn bản cứng. 
2.1.2. Hòa thanh là gì? 
Ta có thể hiểu khi âm thanh được chuyển hóa từ mặt lý thuyết – văn bản cứng sang âm thanh 
sống động trên các loại nhạc cụ hoặc trên giọng hát vang lên của một tập thể cùng pha trộn âm thanh ở 
các quãng khác nhau (kết hợp đồng thời với nhau) vang lên cùng một lúc. Hòa thanh trên nhạc cụ 
thường dễ khai thác sử dụng như việc độc tấu guitar hoặc độc tấu violon trên giọng hát con người 
(một người) gần như không thể thực hiện được tạo ra hòa thanh. Tuy nhiên theo cố GS. TSKH. TRẦN 
VĂN KHÊ tại Học viên Âm nhạc Pari – Cộng hòa Pháp thì có một số Nhà nghiên cứu về thanh nhạc 
tại Pháp trong thập kỷ 90 thế kỷ 20 đã tập luyện thành công việc thể hiện hòa thanh trên giọng hát một 
người. Một người hát hòa thanh giai điệu của 02 quãng khác nhau trên cùng một giọng, gọi là hát 
đồng song thanh (giọng hát của một người cùng một lúc hát 02 quãng giai điệu kết hợp hòa thanh lại 
với nhau). Tuy nhiên vấn đề này chỉ dừng lại trên phương diện nghiên cứu và thực hành mô tả về điều 
không thể thành có thể của các nhà khoa học, chưa đưa vào áp dụng để biểu diễn hát. Chúng ta đều 
biết rằng nghiên cứu ra một vấn đề gì mới thì phải đánh giá tính ứng dụng của nó đối với đời sống con 
người. Âm nhạc nói chung, các thể loại, các dòng âm nhạc nói riêng, khi hòa thanh vang lên đều nhằm 
phục vụ mục đích của đời sống tinh thần con người. 
Qua những phân tích nêu trên chúng ta nhận thức rằng, hòa âm là âm nhạc được các nhạc sĩ 
soạn thảo nằm trên văn bản cứng. Hòa thanh là âm thanh được trình tấu trên các loại nhạc cụ (dàn 
nhạc) hoặc giọng hát của con người thông qua các ký tự về âm nhạc đã được soạn thảo trên văn bản 
cứng chuyển thành âm thanh sống động – live của hoạt động hát tập thể - hát đồng ca – hát hợp 
xướng. 
3 
2.1.3. Hòa âm, hòa thanh với việc học đàn organ của sinh viên 
 Trên thực tế dạy học môn Đàn organ cho sinh viên các lớp K51; K52; K53 Đại học giáo dục 
mầm non (ĐHGDMN), chúng tôi nhận thấy một số ưu và nhược điểm sau: 
- Về mặt ưu điểm: Hầu hết sinh viên các lớp đều rất hào hứng với việc được học tập và làm quen với 
đàn organ. Xuất phát từ sự yêu thích nghệ thuật nói chung, sự say mê âm nhạc dành cho lứa tuổi mẫu 
giáo nói riêng. Đây là điều kiện rất tốt cho việc dạy học môn Đàn organ. Có một số sinh viên thực 
hành luyện tập chăm chỉ và đạt kết quả tốt môn học này. Trong 03 khóa (K51 – K52 – K53 
ĐHGDMN) đã tốt nghiệp ra trường, K51 và K52 ĐHGDMN học tập rất tốt môn Đàn organ. 
Bảng: Kết quả học tập môn Đàn organ 
STT Tên lớp Học phần Sĩ số Điểm A Điểm B Điểm C 
1 K51 ĐHGDMN Đàn Organ 51 36 14 01 
2 K52 ĐHGDMN Đàn Organ 72 54 13 03 
3 K53 ĐHGDMN A Đàn Organ 79 25 45 09 
4 K53 ĐHGDMN B Đàn Organ 73 19 51 03 
5 K53 ĐHGDMN C Đàn Organ 75 14 36 25 
 Qua khảo sát, chúng tôi thấy cả 02 lớp K51 ĐHGDMN và K52 ĐHGDMN đều chọn môn 
Phần đệm nâng cao trên đàn organ (môn tự chọn) làm học phần thay thế thi tốt nghiệp với tỷ lệ 
100%. 03 lớp K53 ĐHGDMN A + K53 ĐHGDMN B + K53 ĐHGDMN C, đăng ký học môn Phần 
đệm nâng cao trên đàn organ (học phần thay thế thi tốt nghiệp – môn tự chọn) = 127 người trên tổng 
số 227 sinh viên. Như vậy: K53 ĐHGDMN, có tỷ lệ đăng ký trên 50% chọn môn học này, ít hơn rất 
nhiều so với K51 ĐHGDMN và K52 ĐHGDMN. Chúng tôi có phỏng vấn sinh viên 03 lớp để tìm 
hiểu lý do số sinh viên đăng ký môn tự chọn Phần đệm nâng cao trên đàn organ, học phần thay thế 
thi tốt nghiệp có sự sụt giảm như thế là vì lý do gì? Qua việc phỏng vấn chúng tôi nhận thấy có một số 
ý kiến như sau: 
- Có một số lượng nhỏ những sinh viên đủ điều kiện làm khóa luận tốt nghiệp, khoảng 10% trên tổng 
số sinh viên của 03 lớp K53 ĐHGDMN. 
- Một số sinh viên có năng khiếu âm nhạc ở mức trung bình lo ngại và sợ không học tập được môn 
Phần đệm nâng cao trên đàn organ, nên đã chọn môn tự chọn khác hoặc chọn thi tốt nghiệp. Số sinh 
viên này chiếm tỷ lệ khoảng 15% trên tổng số 227 sinh viên của 03 lớp K53 ĐHGDMN. 
- Có đến 20% số sinh viên K53 ĐHGDMN được hỏi đã trả lời các bạn đó rất muốn học tập môn Phần 
đệm nâng cao trên đàn organ, học phần thay thế thi tốt nghiệp nhưng không thể đăng ký được. Số 
sinh viên này cho biết cổng thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện thường xuyên bị quá tải nên 
không thể đăng ký được. Số sinh viên này đành đăng ký học tập môn học khác. 
 Như vậy chúng tôi có thể kết luận, việc học tập môn Đàn organ và Phần đệm nâng cao trên 
đàn organ vẫn là sự lựa chọn yêu thích của các sinh viên mầm non. Các khóa trước như K51 
ĐHGDMN và K52 ĐHGDMN, học tập khá vững vàng về kiến thức của học phần Âm nhạc 1 (lý 
4 
thuyết âm nhạc cơ bản), trrong đó có phần kiến thức về Hòa âm và Hòa thanh, liên quan trực tiếp đến 
việc học tập môn Đàn organ. 
Về nhược điểm: Những sinh viên học tập không vững môn: Âm nhạc 1 và Âm nhạc 2, đều rất 
khó tiếp cận với việc làm quen và tập luyện bài nhạc trên đàn organ. Do phần kiến thức cơ sở không 
vững chắc. Những kiến thức đó có liên quan trực tiếp đến việc vận dụng vào việc luyện tập thực hành 
trên đàn organ. Trực tiếp giảng dạy học phần Đàn organ, chúng tôi nhận thấy, muốn học tập tốt học 
phần này, cần nắm vững những kiến thức lý thuyết âm nhạc sau: 
2.2. Giải pháp 
 Các giảng viên khi giảng dạy học phần Âm nhạc 1, cần thường xuyên lưu ý giúp các sinh viên 
phải nắm vững những điểm then chốt của kiến thức chi tiết đơn lẻ và toàn bộ của lý thuyết âm nhạc. 
Một số điểm cần ghi nhớ về trường độ; tiết tấu; các kí hiệu độ dài – độ cao – độ vang – độ mạnh, nhẹ, 
to, nhỏ. Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu các phần trong lý thuyết âm nhạc có liên quan đến Hòa âm 
– Hòa thanh, khi luyện tập đàn organ. 
2.2.1. Ký hiệu hình nốt nhạc - dấu lặng và dấu hoàn 
- Ký hiệu hình nốt nhạc: 
- Ký hiệu hình nốt tròn: , nốt tròn có giá trị độ dài lớn nhất. 
- Ký hiệu hình nốt trắng: , nốt trắng có giá trị độ dài = 2 hình nốt đen. 
- Ký hiệu hình nốt đen: nốt đen có giá trị độ dài = 2 nốt móc đơn. 
- Ký hiệu hình nốt móc đơn: , móc đơn có giá trị độ dài = 2 nốt móc kép. 
- Ký hiệu hình nốt móc kép: , móc kép có giá trị độ dài = 2 nốt móc tam. 
- Lưu ý: Còn một số ký hiệu hình như móc tam, móc tứ không giới thiệu vì chương trình này không sử 
dụng đến. 
- Ký hiệu các loại hình dấu lặng: 
- Ký hiệu hình dấu lặng tròn 
- Là một hình chữ nhật nhỏ, nằm sát dưới mép dưới dòng thứ 4 của khuông nhạc. 
- Dấu lặng tròn có giá trị độ dài = hình nốt tròn, (dấu lặng tròn = 2 dấu lặng trắng). 
- Ký hiệu hình dấu lặng trắng 
- Là một hình chữ nhật nhỏ nằm sát mép trên dòng thứ 3 của khuông nhạc. 
- Có giá trị độ dài = hình nốt trắng, (dấu lặng trắng = 2 dấu lặng đen). 
- Ký hiệu hình dấu lặng đen: 
- Có giá trị độ dài = hình nốt đen. Dấu lặng đen = 2 dấu lặng đơn. 
- Ký hiệu hình dấu lặng đơn: 
- Có giá trị độ dài = hình nốt móc đơn, (dấu lặng đơn = 2 dấu lặng kép). 
5 
- Ký hiệu hình dấu lặng kép: 
- Có giá trị độ dài = hình nốt móc kép, (dấu lặng kép = 2 dấu lặng tam). 
- Dấu lặng tam, lặng tứ giáo trình này không sử dụng 
- Các loại dấu hóa 
- Dấu hóa thăng đơn 
- Ký hiệu: có tác dụng nâng âm bậc cơ bản lên phía trên 1/2 cung (1/2C). 
- Dấu hóa giáng đơn 
- Ký hiệu: b, có tác dụng hạ âm bậc cơ bản xuống phía dưới 1/2 cung (1/2C). 
- Lưu ý: Dấu thăng kép, dấu giáng kép trong giáo trình này không sử dụng. 
- Dấu hóa hoàn 
- Ký hiệu: có tác dụng hủy bỏ hiệu lực của tất cả các loại dấu hóa. 
- Ví dụ: Minh họa về tác dụng của dấu hóa thăng đơn (#); dấu hóa giáng đơn (b) và dấu hóa hoàn ( ): 
 (1)La # (2)La (3)La (bình) (4)La b (5)La (6)La (bình) 
- Ví dụ: (1), âm La có hóa thăng đơn đặt ở phía trước, do đó âm La này cao hơn âm La cơ bản (La 
bình) 1/2C. Ví dụ: (2), âm La có dấu hoàn đặt ở phía trước, do đó âm la này đã được hoàn trả lại bậc 
cơ bản là âm La (bình) như ở ví dụ thứ (3). Ví dụ: (4), âm La có dấu hóa giáng đơn đứng trước, do đó 
âm La này đã bị giáng (hạ xuống) phía dưới 1/2C so với âm La cơ bản. Ví dụ: (5), có dấu hóa hoàn 
được đặt trước âm La, do đó âm La này đã được trả về bậc cơ bản như âm La (bình) ở ví dụ thứ (6). 
2.2.2. Tính chất và ý nghĩa của các quãng có liên quan đến hòa âm – hòa thanh 
- Quãng 1Đ là quãng đồng âm (không có khoảng cách về cao độ) 
- Quãng 2t khoảng cách ½ C - quãng nghịch 
- Quãng 2T khoảng cách 1 C - quãng nghịch 
- Quãng 3t khoảng cách 1.1/2 C - quãng thuận 
- Quãng 3T khoảng cách 2 C - quãng thuận 
- Quãng 4Đ khoảng cách 2.1/2 C - quãng nghịch 
- Quãng 4+ khoảng cách 3 C - quãng nghịch 
- Quãng 5Đ khoảng cách 3.1/2 C - quãng thuận 
- Quãng 5- khoảng cách 2 C và hai nửa cung - quãng nghịch 
- Quãng 6t khoảng cách 4 C - quãng thuận 
- Quãng 6T khoảng cách 4.1/2 C - quãng thuận 
- Quãng 7t khoảng cách 5 C - quãng nghịch 
- Quãng 7T khoảng cách 5.1/2 C - quãng nghịch 
- Quãng 8Đ khoảng cách 6 C – quãng thuận 
- Ví dụ: Các quãng được biểu thị ở giọng Dur – Rê trưởng, trên khuông nhạc như sau: 
 1Đ 8Đ 2t 2T 3t 3T 4Đ 
6 
 4+ 5- 6t 6T 7t 7T 
- Ý nghĩa: Các quãng với tính chất được phân tích ở trên mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về hòa 
âm với phương diện soạn nhạc cho đàn organ trên văn bản cứng. 
- Các quãng nghịch tạo ra sự nhức nhối, căng thẳng, khó chịu, cần phải được giải quyết về các quãng 
thuận. 
- Các quãng thuận có tính chất mềm mại, uyển chuyển, êm ái, dịu dàng. Nếu trong bài nhạc chỉ sử 
dụng những quãng thuận sẽ tạo ra sự nhàm chán và vô nghĩa. Cảm giác này được mô tả bằng thuật 
ngữ: Moronto (đều đều, nhàm chán). 
- Quãng trưởng (T) tạo ra cảm giác: căng - sáng - khỏe - nghị lực. 
- Quãng thứ (t) tạo ra cảm giác: trùng - buồn - mờ - tối. 
- Quãng tăng (+) tạo ra sự căng thẳng như muốn vỡ tan 
- Quãng giảm (-) tạo ra sự hụt hẫng, trống vắng, vô vọng 
- Khi người học nắm vững ý nghĩa và tính của các quãng sẽ vận dụng hợp lý khi chuyền tải cảm xúc 
từ bản nhạc (hòa âm) sang trạng thái live (âm thanh sống động) trên đàn organ. Bản chất của âm nhạc 
rất tinh tế và nhạy cảm về mặt biểu hiện trạng thái cảm xúc muôn mặt của đời sống con người. Nếu 
bản thân người làm nghề âm nhạc có năng khiếu tốt, học hành có chất lượng, yêu nghề, đi sâu, nghiên 
cứu về kiến thức chuyên ngành thì đôi tai, ánh mắt sẽ cảm nhận về âm thanh và biểu cảm sẽ đạt một 
đẳng cấp mà những người khác không thể đạt tới được. 
Những kiến thức cơ sở nêu trên có một vai trò quan trọng đối với việc tiến hành hòa âm – hòa 
thanh áp dụng vào việc học tập môn Đàn organ, của sinh viên các lớp GDMN. Là người giảng dạy 
trực tiếp về lý thuyết âm nhạc các lớp K53 ĐHGDMN – K54 ĐHGDMN, tôi nhận thây các lớp không 
thật chú tâm ghi nhớ những kiến thức mang tính cơ sở này. Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập 
và rèn luyện môn Đàn organ. 
Các bạn sinh viên mầm non hiện nay quá chú tâm đến hình thức mà ít quan tâm đến việc trang 
bị tri thức chuyên ngành cho bản thân. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. 
Chỉ ra những khó khăn, nhược điểm trên, chúng tôi thấy rằng cần xây dựng chương trình dạy – 
học môn Đàn organ, đi đúng định hướng để khắc phục được những hạn chế đã bộc lộ qua phân tích 
vừa nêu. 
2.2.3. Nắm vững kiến thức về các loại hợp âm ở thể gốc và thể đảo 
7 
- Nếu chỉ dùng các hợp âm gốc để đệm đàn organ phần hòa thanh cho các bài nhạc mẫu giáo thì bản 
chất hòa thanh nghiêm túc chặt chẽ, khắt khe. Điều này làm giảm sự phong phú về màu sắc hòa thanh, 
thiếu sinh động về cảm xúc khi âm thanh vang lên. 
- Để phù hợp với tai nghe đương đại (hợp với thị hiếu thẩm mĩ cuộc sống ngày nay), chúng ta cần sử 
dụng hợp âm cả ở thể gốc và các thể đảo. 
- Có những ý kiến cho rằng bản thân tác giả đòi hỏi cao đối với người học, rồi môn âm nhạc là môn 
“phụ” Theo nhận định về chuyên môn của nghề nghiệp, thiết nghĩ người làm công tác đào tạo mà 
không đưa ra những tiêu chí, đặt ra những điểm then chốt và yêu cầu người học đạt được để đảm bảo 
chất lượng thì dạy – học, đem lại điều gì cho người học? Bên cạnh đó vai trò của người thầy có cần 
phải đưa ra để bình xét? Đây cũng chính là những “quãng nghịch”, cần phải được giải quyết về các 
quãng thuận - ổn định, đúng định hướng và mục tiêu giáo dục. 
- Khái niệm về hợp âm: Các hợp âm được kiến tạo, cấu trúc dựa trên các quãng 3 (3 trưởng; 3 thứ; 3 
tăng; 3 giảm). Tất nhiên các hợp âm được xây dựng theo quy ước trên là những hợp âm ở thể gốc. 
Hợp âm ở thể đảo sẽ tạo ra các quãng khác ngoài các quãng 3 nêu trên. Khi đảo các hợp âm tạo ra các 
quãng khác quãng 3, sẽ tạo ra những bước nhảy về hòa âm – hòa thanh và tạo ra màu sắc mới của hợp 
âm. Chính điều này đã giúp cho âm nhạc tránh được sự nhàm chán, đều đều hay còn gọi là “Moronto’ 
như phân tích ở trên. 
- Sinh viên trước khi học tập môn Đàn organ cần phải nắm vững về các hợp âm ở thể gốc và các thể 
đảo. Các hợp âm 3 và hợp âm 7 ở thể gốc và các thể đảo đều được kí hiệu rõ ràng, việc ghi nhớ tất 
nhiên phải theo quá trình. 
- Bên cạnh việc nắm vững các hợp âm nói trên, người học cần nắm vững tính chất của các điệu thức 
gồm: điệu thức trưởng (T); điệu thức thứ (t); điệu thức 5 âm I. Qua nghiên cứu, tìm hiểu tác giả nhận 
thấy hầu hết các bài hát viết cho lứa tuổi mẫu giáo, chủ yếu nằm ở điệu thức trưởng (T) và ở điệu thức 
5 âm (ngũ cung). Điệu thức ngũ cung có 05 điệu như: Cung – Thương – Giốc – Chủy – Vũ. Điệu thứ 
rất hiếm gặp trong các bài hát dành cho lứa tuổi mẫu giáo. Lý do bởi điệu thứ thể hiện những tình 
cảm; buồn, đau, mờ, tối, không mạnh, trầm tư, sâu lắng sẽ không thật phù hợp với tình cảm trong 
sáng ngây thơ, hồn nhiên của trẻ mẫu giáo. 
- Các hợp âm 3, (còn gọi là hợp âm 5); gọi là hợp âm 3 vì có 3 âm chồng lên nhau theo chiều dọc. Gọi 
tên hợp âm 5 là bởi gọi theo tên âm trên cùng của hợp âm là âm bậc V của điệu thức. 
- Ví dụ: Hợp âm 3 gốc và các thể đảo (đảo 1 và đảo 2, cùng các ký hiệu). 
8 
- Ví dụ: Hợp âm bảy ở thể gốc và các thể đảo (đảo 1; đảo 2; đảo 3). 
- Ví dụ: Bài tập (mô hình), thực hành thực tiễn trên đàn organ: 
Trường Chúng Cháu Là Trường Mầm Non 
 Nhạc: Phạm Tuyên 
 Trumpet Chuyển soạn Organ: Trần Anh Đức 
2.2.4. Cần nắm vững kiến thức học phần: Âm nhạc 2 
- Người học cần nắm vững những kỹ năng thực hành của học phần Âm nhạc 2. 
9 
- Đọc vững chắc và ghi nhớ các thang âm ở những giọng điệu có trong chương trình của học phần Âm 
nhạc 2. Đọc và ghi nhớ các giọng trưởng (T); các giọng thứ (t); các giọng trên, Điệu thức 5 âm I. 
- Thực hành và ghi nhớ trực tiếp trên giọng của bản thân người học các bài tập với những kỹ thuật 
trong yêu cầu của học phần: 
- Phách: Nguyên; phách: Chia 2; phách: Chia 3 (có số mũ 3); phách: Chia 4 (chùm 4 móc kép); phách: 
Chia 3 (lệch trái); phách: Chia 3 (lệch phải); phách: Chia 2 (có móc giật). Khi thực hiện đọc các kỹ 
thuật đã nêu, cần đọc kết hợp cùng với cao độ trên từng giọng điệu cụ thể. Qua phần thực hành đọc – 
ghi nhớ các bài tập ở học phần Âm nhạc 2; sẽ giúp ích cho việc định hình tốt về cao độ (quãng), trong 
Tư duy hình tượng về âm thanh âm nhạc đối với người học. Đây là điều kiện tiên quyết để sinh viên 
các lớp mầm non học tập vững vàng môn Đàn organ. 
3. Kết luận và kiến nghị 
 Việc học tập môn Đàn organ của sinh viên các lớp GDMN có những thuận lợi về trang thiết 
bị, phòng học, sự quan tâm của Nhà trường và Khoa. Tuy nhiên muốn học tập và rèn luyện tốt các kỹ 
năng – thao tác trên đàn organ, các sinh viên mầm cần nắm vững và ghi nhớ chắc chắn những kiến 
thức của học phần Âm nhạc 1 nói chung, ghi nhớ và nắm vững khái niệm về quãng, khái niệm về cách 
cấu tạo thành các loại hợp âm 3; hợp âm 7 và các thể đảo. Bên cạnh việc ghi nhớ những kiến thức nêu 
trên, sinh viên cần phải nắm vững và hiểu rõ tính chất và ý nghĩa của các loại quãng trong âm nhạc. 
Từ đó sẽ áp dụng vào việc thực hành, luyện tập trên đàn organ đạt hiệu quả cao về nghệ thuật âm 
nhạc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ngô Ngọc Thắng, (6/2001). Organ Măng non; Nxb Âm nhạc. 
[2] Trần Anh Đức, (12/2012). Giáo trình Âm nhạc 1; (Giáo trình lưu hành nội bộ); Trường Đại học 
Tây Bắc. 
[3] Đỗ Hải Lễ, (9/1996). Hòa Âm; Đại học Nghệ thuật Trung ương. 
THE IMPORTANCE OF CHORD AND HARMONY IN LEARNING THE ORGAN FOR 
STUDENTS OF PRESCHOOL EDUCATION AT TAY BAC UNIVERSITY 
 Tran Anh Duc 
Faculty of Primary and Kindergarten Education, Tay Bac University 
 Abstract: Chord and harmony are said to be very important factors in practicing playing the organ. To perform 
exactly these techniques on the organ, students need to master basic knowledge of music theory. When practicing on the 
organ, every student should know how to connect the chords - harmony in accordance with the requirements of the works. 
Symbols of the original chords and reciprocals are therefore important factors to be remembered and applied. To meet the 
urgent need for organ use in kindergartens, students of preschool education should learn the above-mentioned knowledge 
properly. 
 Keywords: Chord, harmony. 

File đính kèm:

  • pdftam_quan_trong_ve_hoa_am_hoa_thanh_voi_viec_hoc_dan_organ_cu.pdf