Tầm quan trọng của tiếng Nhật IT trong cuộc cách mạng 4.0

Ngày nay, với xu thế hội nhập thì vic sử dụng thuần thục một ngoại ngữ đóng vai

trò khá quan trọng. Với tiếng Nhật c'ng như vậy, nếu sử dụng tốt tiếng Nhật vic hợp tác

với các đối tác Nhật ,ản - một cường quốc kinh tế - trở nên dễ dàng hơn. Ngôn ngữ này

không chỉ là một cầu nối mà còn là yếu tố quan trọng để lĩnh hội các kiến thức, học hỏi

kinh nghim khoa học kĩ thuật tiên tiến của Nhật ,ản. Cụ thể như trong lĩnh vực IT, tiếng

Nhật trở thành một trong những chìa khóa quan trọng giúp người học vươn cao, vươn xa

trong sự nghip, đặc bit trong lĩnh vực liên quan đến dịch thuật ở các công ty phần mềm.

,ài viết này được hoàn tất từ các tài liu IT bằng tiếng Nhật, tiếng Anh c'ng như từ tiếng

Vit trong công xưởng và các nguồn tài liu khác. ,ài viết c'ng dựa trên các số liu từ các

phiếu ý kiến của 30 kỹ sư IT đang công tác tại công ty phần mềm Gifu, quận 12, công viên

phần mềm Quang Trung nhằm xác định tầm quan trọng của tiếng Nhật trong lĩnh vực IT.

pdf 7 trang kimcuc 3780
Bạn đang xem tài liệu "Tầm quan trọng của tiếng Nhật IT trong cuộc cách mạng 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tầm quan trọng của tiếng Nhật IT trong cuộc cách mạng 4.0

Tầm quan trọng của tiếng Nhật IT trong cuộc cách mạng 4.0
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
59
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG NHẬT IT 
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 
Huỳnh Tấn Hội1
TÓM TẮT
Ngày nay, với xu thế hội nhập thì vic sử dụng thuần thục một ngoại ngữ đóng vai 
trò khá quan trọng. Với tiếng Nhật cng như vậy, nếu sử dụng tốt tiếng Nhật vic hợp tác 
với các đối tác Nhật ản - một cường quốc kinh tế - trở nên dễ dàng hơn. Ngôn ngữ này 
không chỉ là một cầu nối mà còn là yếu tố quan trọng để lĩnh hội các kiến thức, học hỏi 
kinh nghim khoa học kĩ thuật tiên tiến của Nhật ản. Cụ thể như trong lĩnh vực IT, tiếng 
Nhật trở thành một trong những chìa khóa quan trọng giúp người học vươn cao, vươn xa 
trong sự nghip, đặc bit trong lĩnh vực liên quan đến dịch thuật ở các công ty phần mềm. 
ài viết này được hoàn tất từ các tài liu IT bằng tiếng Nhật, tiếng Anh cng như từ tiếng 
Vit trong công xưởng và các nguồn tài liu khác. ài viết cng dựa trên các số liu từ các 
phiếu ý kiến của 30 kỹ sư IT đang công tác tại công ty phần mềm Gifu, quận 12, công viên 
phần mềm Quang Trung nhằm xác định tầm quan trọng của tiếng Nhật trong lĩnh vực IT.
Từ khóa: Dịch thuật, tiếng Nhật IT, ngôn ngữ, tương lai.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay mối quan hệ giữa hai quốc gia Nhật Bản - Việt Nam đang có chiều hướng 
rất tích cực và ngày càng bền vững hơn. Sự hợp tác chặt chẽ giữa hai đất nước có mặt trên 
nhiều lĩnh vực khác nhau như: văn hóa - giáo dục, khoa học kỹ thuật, kinh tế. Ở lĩnh vực 
kinh tế, Nhật Bản đầu tư rất mạnh vào thị trường Việt Nam với việc xây dựng hàng loạt 
các công ty, xí nghiệp, và kéo theo đó là nhu cầu lớn về nhân sự biết tiếng Nhật. Chính vì 
vậy việc sử dụng thành thạo tiếng Nhật giúp cho người tìm việc có nhiều hơn nữa những 
cơ hội tiềm năng với mức lương cao [1].
2. NỘI DUNG
2.1. Tầm quan trọng của tiếng Nhật IT 
Theo Tổng cụ thống kê, vào thời điểm quý 1 của năm 2018, Việt Nam có khoảng 1,1 
triệu người thất nghiệp [2]. Do vậy, để có thể tìm được việc làm tốt, mỗi cá nhân phải 
trang bị rất nhiều thứ từ kiến thức công nghệ thông tin cho đến khả năng sử dụng ngoại 
ngữ, và cùng nghĩa đó, sinh viên IT cần phải nắm vững tiếng Nhật để có lợi thế trong ứng 
tuyển và trong công việc. 
Hiện nay, ngoài việc trang bị cho mình những bằng cấp chuyên môn cao và kinh
nghiệm làm việc dày dặn thì việc có thể sử dụng ngoại ngữ lưu loát đã trở nên cần thiết hơn
1 Giảng viên khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
60
bao giờ hết. Trong các thứ tiếng được học tại Việt Nam, có thể nói tiếng Nhật đã trở thành
một tiêu chí tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản dành cho các ứng viên tiềm năng và
dĩ nhiên những ứng viên này sẽ có được sự ưu tiên nhất định so với những người khác.
Ngày nay, Việt Nam ngày càng có nhiều mối quan hệ về kinh tế rất tốt với nhiều 
quốc gia, trong đó Nhật Bản là một trong những đối tác trọng yếu. Khi mà sự hiện diện của
các công ty Nhật đang dần khẳng định vị thế ở nhiều tỉnh thành và nhiều lĩnh vực ở Việt
Nam, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin thì cơ hội dành cho các ứng viên thuần thục
Nhật ngữ trở nên phong phú hơn bao giờ hết [1] [3].
Nhu cầu nhân lực IT biết tiếng Nhật đang tăng mạnh và được xem là một lĩnh vực 
rất có triển vọng. Với khả năng sử dụng thành thạo tiếng Nhật, một nhân viên IT sẽ có mức 
lương cao và vị trí việc làm tốt. Những công việc như kỹ sư cầu nối, quản trị dự án hay lập 
trình viên luôn sẵn sàng chào đón các nhân viên có năng lực thật sự.
2.2. Những khó khăn và thuận lợi của sinh viên khi tiếp cận tiếng Nhật 
2.2.1. hó khăn
Kiến thức công nghệ thông tin là rất cần thiết trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào. 
Những cuộc cách mạng công nghệ ngày càng đòi hỏi mỗi cá nhân khi làm việc trong 
doanh nghiệp phải có kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cùng với khả năng sử
dụng ngoại ngữ, ví dụ như tiếng Nhật (nếu làm trong các doanh nghiệp Nhật Bản). Tuy 
vậy, khi kết hợp cả hai vốn kiến thức này thì người sử dụng gặp không ít khó khăn. 
Đầu tiên là những khó khăn trong việc sử dụng tiếng Nhật IT. Tiếng Nhật với hai bảng 
chữ cái vốn là kiến thức nền mà người học phải nắm vững là điều đương nhiên. Tuy nhiên, 
bảng chữ Katakana tưởng chừng như rất dễ lại khá phức tạp. Là bảng chữ dùng để viết 
những từ du nhập từ nước ngoài và dùng để nhấn mạnh từ ngữ trong câu, chữ Katakana luôn 
là một thử thách. Không ít từ tiếng Nhật có nguồn gốc từ tiếng Anh. Có không ít từ có phát 
âm không khác tiếng Anh cho lắm. Ví dụ: パワーケーブル (power cable), パスワード
(password), ファイル (file), ウェブサイト (website), キーボード (keyboard), アバカス
(abacus), アプリケーション (application). Điều này đồng nghĩa với việc nếu sinh viên có 
khả năng Anh ngữ tốt, thì việc tiếp thu từ mới dễ dàng và nhanh nhạy hơn.
Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều từ là tổ hợp của từ Hiragana và Katakana hoặc 
Katakana và Hán. Có nhiều trường hợp các từ phái sinh có chứa các tiếp tố là yếu tố 
Katakana hoặc yếu tố Hán hoặc ngược lại. Việc này khá thử thách vì đôi khi người dùng sẽ 
bị nhầm lẫn hoặc lúng túng để lý giải ý nghĩa của từ. Ví dụ như: 電子メール (electronic 
mail), 添付ファイル (additional file), 無線ルーター(route), プロセッサ速度 (process 
speed), ドライブ名 (drive name).
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều công ty “outsoursing” cho Nhật, và việc giao 
nhiệm vụ cho nhân viên phiên dịch hoặc một nhân viên biết Nhật ngữ (Comtor) thì việc 
dịch thuật đòi hỏi nhiều kiến thức về cấu tạo từ và sự cẩn trọng trong cách xử lí nghĩa từ. 
Dù thành thạo tiếng Nhật, người dịch vẫn có nhiều tình huống khó xử lí trong câu xuất 
hiện nhiều từ tiếng Nhật chuyên ngành.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
61
Hơn thế nữa, với số lượng khoảng hơn 2000 chữ Hán thông dụng do chính phủ Nhật 
Bản quy định (còn được gọi là Kanji) được coi là một sự trở ngại không nhỏ cho người 
biết tiếng Nhật. Vì vậy để sử dụng thuần thục Nhật ngữ lĩnh vực IT với lượng từ khổng lồ 
có liên quan đến Hán tự, người dùng sẽ gặp không ít khó khăn. Ví dụ những cụm từ với rất 
nhiều nét và khó nhớ như: 再起動する (khởi động lại). Những cụm từ rất trừu tượng, 
chẳng hạn như: 階層構造 (cấu trúc phân tầng), 拡張子 (đuôi định dạng file), 閲覧する
(duyệt web), 圧縮方法 (phương pháp nén), 互換性 (tính tương thích), 低速通信 (truyền 
tốc độ thấp), 無線通信 (truyền dữ liệu vô tuyến) [5].
Ngữ pháp của tiếng Nhật khác với tiếng Việt rất nhiều, và có thể nói là trật tự ngữ 
pháp trong câu của tiếng Nhật thì hoàn toàn ngược lại. Những động từ luôn nằm ở cuối câu 
hoặc có khi không theo một trật tự tương thích với tiếng Việt. Hầu hết ý nghĩa ngữ pháp 
được thể hiện bằng trợ từ và trợ động từ chứ không phải bằng trật tự từ trong câu. Vì thế 
khi dịch câu trong tiếng Nhật, đặc biệt trong lĩnh vực IT thì phải dịch từ cuối câu trở lên và 
phải lưu ý đến ý nghĩa của các từ chuyên môn. Đôi khi trong những câu văn tiếng Nhật bị 
lược bỏ chủ ngữ, chính lẽ đó người nghe hoặc người đọc văn bản phải tự hiểu đối tượng 
được nhắc đến là ai.
Cấu trúc thông thường trong tiếng Việt hay tiếng Anh chúng ta thường thấy là: chủ 
ngữ + động từ + vị ngữ, thì trong tiếng Nhật là: chủ ngữ + vị ngữ + động từ. Khi dịch các 
tài liệu IT, bản thân người dịch đôi khi không nắm rõ hết ý nghĩa và rất có khả năng cho ra 
một bản dịch xa rời với ý nghĩa ban đầu của nó. Ví dụ: ICカードってご存知ですよね。
クレジットカードに付いている金色
こんじき
の板とか Suica とか PiTaPa とかです. (Tạm 
dịch: Có lẽ ai cũng biết về thẻ IC rồi. Đó chính là dạng thẻ Suica hay PiTaPa hay bảng 
mạch màu vàng gắn trên thẻ tín dụng). Để hiểu rõ được ý nghĩa của câu, ngoài việc nắm
ngữ pháp về các dạng câu phức dạng thức định ngữ, thì người dùng phải có ít nhiều kiến 
thức chung về thẻ đi tàu điện PitaPa và Suica.
Ngoài ra, thời gian luyện tập và sử dụng các từ ngữ chuyên ngành như thế này không
phải lúc nào cũng nhiều. Bên cạnh đó, môi trường làm việc hay môi trường học đường
không phải ở đâu cũng có cơ hội sử dụng nhiều ngoại ngữ. trong môi trường học đường,
sinh viên học chuyên ngành tiếng Nhật có nhiều cơ hội được học các môn liên quan đến
tiếng Nhật chuyên ngành hơn, nhưng do hầu hết đều bắt đầu học tiếng Nhật nên không có
đủ thời gian để học chuyên sâu vào một chuyên ngành nhất định. Đối với các sinh viên
chuyên ngành IT nói riêng và các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác thì chủ yếu tiếng
Nhật chỉ là môn học nhỏ chiếm thời lượng ít trong toàn bộ chương trình nên trình độ tiếng
Nhật chưa đủ để học chuyên ngành của mình bằng tiếng Nhật, vì vậy kiến thức, khả năng
tiếng Nhật nói chung và tiếng Nhật chuyên ngành cũng chưa cao. Còn ở công ty, không
hẳn công ty nào cũng có chuyên gia, kĩ sư người Nhật hoặc các tài liệu chuyên ngành
chính qui và hệ thống.
Khi vào môi trường làm việc thực sự có nhiều áp lực, người sử dụng tiếng Nhật
chuyên ngành cũng có không ít khó khăn để có được khả năng tập trung với kiến thức.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
62
Việc phát âm các từ tiếng Nhật khá dễ dàng nhưng để nghe nói tiếng Nhật, nhất là 
các từ và cụm từ chuyên ngành thật tốt sẽ đòi hỏi người sử dụng phải tập luyện rất nhiều vì 
người Nhật nói khá nhanh, đôi khi chúng ta không thể bắt kịp những chữ họ đang nói. Chỉ
cần thay đổi âm điệu một chút, thì người nghe sẽ gặp không ít khó khăn bởi từ vựng đó có 
thể là một từ hoàn toàn khác. Ví dụ: 対等 (taitou: đồng đẳng), 態度 (taido: thái độ), 対応
(taiou: đối ứng).
2.2.2. Thuận lợi
Giống với người Trung Quốc, khi tiếp cận Hán tự, người Việt Nam có một số lợi thế 
bởi trong tiếng Nhật có từ Hán có nguồn gốc từ tiếng Trung. Trong tiếng Việt cũng có một 
lượng lớn các từ Hán Việt, trong đó có nhiều từ thuộc lĩnh vực IT. Trong số đó nhiều từ 
Hán có âm tương đương với từ trong tiếng Nhật. Ví dụ, từ “khởi động” tiếng Nhật là 起動
có âm đọc là “ki do”, từ “chuyên dụng” tiếng Nhật là 専用 đọc là “sen yo”, “biểu thị” là 表
示 có âm đọc là “hyo ji”, hay như từ “thao tác” là 操作 thì có âm đọc rất dễ nhớ bởi nó gần 
giống tiếng Việt “sosa”. Hiện tại, các sinh viên đang theo học tiếng Nhật chuyên ngành IT 
của Trường Đại học FPT phải đạt trình độ Hán tự ở mức độ trung cao, nghĩa là các sinh 
viên phải đạt tương đương trình độ N3 (nắm khoảng 700-1000 Hán tự phổ biến). Song 
song đó, các sinh viên sẽ nâng cao trình độ bằng việc học thêm khoảng 300 từ Hán chuyên 
ngành IT với thời lượng học tập khoảng hai tháng. Với kiến thức sẵn có, việc tiếp thu 
khoảng 300 từ Hán này đối với sinh viên không gặp nhiều khó khăn, ngược lại, chỉ cần 
chuyên cần là các em có thể có được vốn từ phong phú.
2.3. Trình độ cần thiết để một kỹ sƣ cầu nối có thể sử dụng tốt tiếng Nhật IT 
Một khảo sát nhỏ được thực hiện trên 15 kỹ sư đang làm việc tại doanh nghiệp Nhật 
Bản (công ty Gifu) thông qua phương pháp phân tích số liệu của Hancock (1998) nhằm 
xác định trình độ mà các bạn hiện có hoặc mức cần thiết để các bạn có thể làm việc tốt ở
các doanh nghiệp [3].
Biểu đồ 1. Trình độ tiếng Nhật kỹ sƣ cầu nối cần đạt đƣợc để làm việc trong lĩnh vực IT
0 
10 
 18 
2 
N1 N2 N3 N4
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
63
Đại đa số đều cho rằng để làm việc ở các công ty Nhật thì năng lực tiếng Nhật tối thiểu 
phải đạt trình độ trung cấp N3 (60%) , nếu chỉ đạt trình độ N4 thì vẫn còn khá hạn chế
(6,7%), trong khi đó có khoảng 33% số người trả lời chọn mức N2 bởi mức độ thuần thục về
ngoại ngữ cần phải đạt được, bởi mức độ này đòi hỏi người dùng sẽ có một vốn tiếng Nhật 
phong phú về các lĩnh vực chung. Và hầu như không ai chọn N1 bởi trình độ này rất khó đạt 
được, nhất là những kỹ sư IT không đặt trọng tâm học chuyên sâu về tiếng Nhật.
2.4. Tiếng Nhật IT ở công ty 
Tiếng Nhật sử dụng ở công ty bao giờ cũng có sự gần gũi hơn với công việc bởi có 
thể kiến thức đó chỉ gói gọn trong một lĩnh vực cụ thể chứ không dàn trải. Đó thường là 
những bài đọc bằng tiếng Nhật về chuyên ngành IT mang tính thực dụng. Các bài viết 
thường là e-mail, báo cáo hay văn bản không quá dài hay quá ngắn nhưng tập trung vào 
một chủ đề nào đó nhằm giải quyết mục đích rõ ràng, chẳng hạn như thư khiếu nại của 
khách hàng, đơn đặt hàng từ đối tác. Nó cũng tương tự như những bài đọc hiểu và có kết 
cấu rõ ràng. Một bài dịch về mô hình và vòng đời phát triển phần mềm nhằm xác định các 
bước để kỹ sư IT có thể thiết kế các phần mềm bao gồm mô hình thác nước hay mô hình 
xoắn ốc sẽ không quá trừu tượng, miễn sao các kỹ sư có thể hiểu và tạo ra các sản phẩm 
phù hợp nhất.
Biểu đồ 2. Mức độ hữu ích của các tài liệu liên quan
trong công việc hàng ngày của kỹ sƣ IT
Thông qua câu hỏi số 1: “Những lợi ích của việc trao đổi bằng e-mail với khách 
hàng người Nhật?”, các kỹ sư thể hiện sự quan tâm đến lợi ích của việc ứng dụng kiến thức 
25 
5 
0 
24 
6 
0 
22 
8 
0 0
5
10
15
20
25
30
Rất hữu ích Hữu ích Không hữu ích 
Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
64
cũng như việc học hỏi từ công việc. Có đến 25/30 kỹ sư (khoảng 83%) chọn lựa đáp án 
“Rất hữu ích”, 5/30 (khoảng 17%) chọn lựa đáp án “Hữu ích”, và không có ai lựa chọn đáp 
án “Không hữu ích”. Tương tự như vậy, với câu hỏi thứ hai: “Bạn đánh giá gì về các tài 
liệu IT trong công ty?” và câu hỏi thứ ba: “Những bảng báo cáo bằng tiếng Nhật trong 
công ty có lợi ích như thế nào với bạn?”, đa phần các kỹ sư cũng thể hiện sự thích thú với 
các tài liệu mang tính thực dụng và có liên quan đến chuyên môn.
2.5. Biện pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật IT
Biện pháp đầu tiên là sự độc lập, tự trau dồi vốn kiến thức cho chính mình, người 
dùng tiếng Nhật nhắc đi nhắc lại nhiều lần các từ cho đến khi thuần thục. Chỉ khi phát âm 
chính xác, người dùng mới có thể ghi nhớ từ một cách rõ nét nhất bởi điều này không chỉ
giúp luyện tập phát âm tốt hơn mà giúp nhớ từ lâu hơn [4].
Từ vựng tiếng Nhật IT cũng rất phong phú và đa dạng nên người dùng cần chia từ và 
học theo chủ đề để có thể nhớ tiếng Nhật một cách dễ dàng hơn. Các từ vựng cần chia theo 
chủ đề (テーマ) chẳng hạn như ソフトウェア開発プロセス (chu trình phát triển phần 
mềm), ソフトウェア構造 (cấu tạo phần mềm) hay モジュール設計 (thiết kế module).
Ngoài ra, các tài liệu trong công xưởng là nguồn tài liệu rất hữu ích bởi nó rất gần 
với những yêu cầu trong công việc. Nếu có được những tài liệu hay và hữu ích, người học
sẽ có được định hướng đúng đắn và dễ dàng hơn khi nghiên cứu.
Những website cũng là một nguồn kiến thức rất vô hạn cho người dùng chẳng hạn như: 
  hay  
news/easy/ [5].
2.6. Hạn chế về tài liệu tiếng Nhật IT 
Hiện nay số lượng tài liệu liên quan đến chuyên ngành IT được viết bằng tiếng 
Nhật ở Việt Nam còn hạn chế. Những tài liệu song ngữ Nhật - Việt cũng chỉ giới hạn ở
những con số rất khiêm tốn và chỉ dừng ở những bài viết rời rạc chưa tập hợp các kiến 
thức theo hệ thống. Những tài liệu trực tuyến chỉ mới dừng lại ở các tài liệu tổng quát 
hoặc luyện thi chứng chỉ JLPT. Mặc dù có thể dùng các công cụ hỗ trợ như Google hay 
Google Scholar nhưng cũng không đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu chuyên sâu 
lĩnh vực này. 
3. KẾT LUẬN
Trước xu hướng phát triển của công nghệ 4.0, những người đang theo học tiếng 
Nhật cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức chuyên ngành và khả năng ngoại ngữ để
có thể có được chuyên môn sâu và kỹ năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng khắt 
khe của nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế. Bởi lẽ người Nhật vốn nổi tiếng về tính 
nguyên tắc trong công việc, cho nên ngoài việc nắm vững các nguyên tắc trong giao tiếp, 
ứng xử khi làm việc với họ, thì việc thông hiểu ngoại ngữ, kiến thức IT và các kỹ năng 
về phiên dịch sẽ là một trong những chìa khóa giúp chúng ta có được sự thành công trên 
bước đường sự nghiệp.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Le Dung Chi (2017), Dạy và học tiếng Nhật trong thời đại toàn cầu, Tạp chí 
Khoa Học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Vol 14, số 4.
[2] Tổng cụ thống kê (2018), Thông cáo báo chí về tình hình Lao động vic làm quý 
I năm 2018, Truy cập từ: https://www.gso.gov.vn/ Default.aspx?tabid=382&
ItemID=18787
[3] Cole, Robert & Nakata, Yoshifumi (2014), The Japanese Software Industry: 
What Went Wrong and What Can We Learn from It?, California Management 
Review. 57. 16-43. 10.1525/cmr.2014.57.1.16.
[4] Hancock, B et al (1998), An introduction to qualitive research, Nottingham: 
Trent focus group.
[5] Kamata, O. and Yamauchi, H. (eds), (1996), Japanese Language Teaching and 
Intercultural Communication,Tokyo: Bonjinsha, pp. 105-125.
[6] Sa, Michele. (2015), Studying How to Study Kanji: A Practical Approach, The 
Asian Conference on Language Learning.
[7] Skof, Nagisa Moritoki (2018), Learner Motivation and Teaching Aims of Japanese 
Language Instruction in Slovenia, Acta Linguistica Asiatica, 8(1), 2018.
THE ROLE OF IT JAPANESE IN 4.0 REVOLUTION
Huynh Tan Hoi
ABSTRACT
Today, with the international integration, the use of a foreign language is very 
important. If you have good knowledge of Japanese, doing business with Japanese 
partners - a leading country - becomes easier than ever. This language is not only a means 
of bridging, but also an important factor for the acquisition, learning experience. Having 
good Japanese language, especially Japanese in IT field will be one of the keys to help 
students to reach better careers in the future in general and in the field of translation of 
software companies in particular. This article is completed based on Japanese IT 
documents, English as well as Vietnamese in the companies and other sources. The article 
is also based on data from 30 IT engineers working for Gifu Company, district 12, Quang 
Trung Software Park in order to determine the importance of Japanese in the IT field. 
Keywords: IT Japanese, Language, Translation, Future.

File đính kèm:

  • pdftam_quan_trong_cua_tieng_nhat_it_trong_cuoc_cach_mang_4_0.pdf