Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Tiểu học
Tâm lý học lứa tuổi là một ngành tâm lý học nghiên cứu những đặc điểm tâm lý,
các quy luật, các điều kiện, động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi của con người, những
biến đổi của các quá trình tâm lý, các phẩm chất tâm lý trong sự hình thành, phát triển
nhân cách của con người đang phát triển.
Tâm lý học lứa tuổi không chỉ nghiên cứu đặc điểm tâm lý của cá nhân ở các lứa tuổi
khác nhau và sự khác biệt giữa chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi cùng một lứa tuổi, mà
còn nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành
động, các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân đang phát triển, vai trò của từng
dạng hoạt động đối với sự phát triển nhân cách ở từng lứa tuổi.
Tâm lý học lứa tuổi bao gồm nhiều phân ngành nghiên cứu cụ thể như : tâm lý học
về đời sống thai nhi trong bụng mẹ, tâm lý học tuổi hài nhi, tâm lý học tuổi mầm non, tâm
lý học học sinh tiểu học, tâm lý học tuổi thiếu niên, tâm lý học người trưởng thành, tâm lý
học người già,. Như vậy, tâm lý học tiểu học là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể về tâm lý
trẻ em trong một giai đoạn phát triển tâm lý của đời người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Tiểu học
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI BÀI GIẢNG HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM TIỂU HỌC Giảng viên: Nguyễn Văn Kính Tổ bộ môn: Tâm lý - Giáo dục - CTĐ Lưu hành nội bộ Quảng Ngãi - 2017 2Mục lục Lời nói đầu.....................................................................................................................................................5 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI.............................................................6 1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm .................................................6 1.1.1 Đối tượng của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm...........................................................6 1.1.2 Nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm............................................................7 1.1.3 Mối quan hệ giữa tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm .....................................................7 1.2. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm..................................8 1.2.1 Những yêu cầu khi nghiên cứu tâm lý học sinh............................................................................8 1.2.2. Những phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh tiểu học .........................................................9 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................................................11 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM .........................................................................12 2.1. Quan niệm về trẻ em........................................................................................................................12 2.1.1 Quan niệm về trẻ em..................................................................................................................12 2.1.2 Trẻ em ngày nay .........................................................................................................................12 2.2 Sự phát triển tâm lý trẻ em ...............................................................................................................13 2.2.1 Một số quan niệm sai lầm về sự phát triển tâm lý trẻ em .........................................................13 2.2.2 Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý trẻ em .................................................15 2.2.3 Quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em.........................................................................16 2.3 Sự phân chia các giai đoạn lứa tuổi ..................................................................................................17 2.3.1 Quan niệm về giai đoạn phát triển tâm lý ..................................................................................17 2.3.2 Phân chia giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ em.......................................................................18 2.4 Dạy học và sự phát triển tâm lý.........................................................................................................19 2.4.1 Dạy học cổ truyền và sự phát triển tâm lý..................................................................................19 2.4.2 Dạy học phát triển và sự phát triển tâm lý .................................................................................20 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................................................22 Chương 3. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC................................................................23 3.1 Hoạt động học của học sinh tiểu học ...............................................................................................23 3.1.1 Khái niệm hoạt động học............................................................................................................23 3.1.2 Hoạt động học tập của học sinh tiểu học ...................................................................................26 3.2 Các hoạt động khác của học sinh tiểu học.........................................................................................31 3.2.1 Hoạt động vui chơi .....................................................................................................................31 3.2.2 Hoạt động lao động ....................................................................................................................32 33.2.3 Hoạt động xã hội ........................................................................................................................34 3.2.4 Hoạt động văn hóa – nghệ thuật ................................................................................................35 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................................................36 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ............................................................................38 4.1 Những điều kiện của sự phát triển tâm lý học sinh tiểu học.............................................................38 4.1.1 Đặc điểm thể chất của học sinh tiểu học....................................................................................38 4.1.2 Những khó khăn và tâm lý sẵn sàng đi học ................................................................................38 4.2 Đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh tiểu học .............................................................................41 4.2.1 Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học ...............................................................41 4.2.2 Đặc điểm nhân cách điển hình của học sinh tiểu học.................................................................47 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................................................51 Chương 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC TIỂU HỌC ..............................................................52 5.1 Hoạt động dạy học: ...........................................................................................................................52 5.2 Sự lĩnh hội khái niệm của học sinh tiểu học ......................................................................................53 5.2.1 Khái niệm về khái niệm...............................................................................................................53 5.2.2 Bản chất tâm lý của quá trình lĩnh hội khái niệm .......................................................................54 5.2.3 Tổ chức quá trình lĩnh hội khái niệm của học sinh tiểu học .......................................................54 5.3 Hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh tiểu học.............................................................................55 5.3.1 Sự hình thành kỹ năng ................................................................................................................55 5.3.2 Sự hình thành kỹ xảo ..................................................................................................................56 5.4 Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học .............................................................................................58 5.4.1 Khái niệm phát triển trí tuệ ........................................................................................................58 5.4.2 Các chỉ số của sự phát triển trí tuệ .............................................................................................59 5.4.3 Tăng cường dạy học để phát triển trí tuệ của học sinh..............................................................60 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................................................62 Chương 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC TIỂU HỌC..........................................................64 6.1 Cơ sở tâm lý học của việc hình thành mặt đạo đức cho học sinh tiểu học .......................................64 6.1.1 Đạo đức là gì ? ............................................................................................................................64 6.1.2 Hành vi đạo đức .........................................................................................................................64 6.1.3 Các yếu tố tâm lý quy định hành vi và thói quen đạo đức ở học sinh tiểu học ..........................65 6.1.4 Bản chất tâm lý học của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học .......................................67 6.2 Tập thể và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong tập thể ....................................................68 6.2.1 Tập thể và tập thể học sinh ........................................................................................................68 46.2.2 Đặc điểm tâm lý của tập thể học sinh tiểu học...........................................................................69 6.2.3 Giáo dục đạo đức trong tập thể .................................................................................................70 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................................................71 Chương 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC ...................................................................................................72 7.1 Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học................................................................72 7.1.1 Vai trò, vị trí và chức năng của người giáo viên tiểu học............................................................72 7.1.2 Đặc điểm lao động của người giáo viên tiểu học .......................................................................73 7.2 Cấu trúc nhân cách của người giáo viên tiểu học ..............................................................................74 7.2.1 Một số phẩm chất nhân cách của người giáo viên tiểu học .......................................................75 7.2.2 Một số năng lực cơ bản của người giáo viên tiểu học................................................................76 7.3 Các con đường hình thành và hoàn thiện nhân cách người giáo viên tiểu học ................................78 7.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện nhân cách người giáo viên tiểu học .............................................78 7.3.2 Con đường hình thành và tự hoàn thiện nhân cách người giáo viên tiểu học ...........................79 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................................................81 Tài liệu tham khảo 82 5Lời nói đầu Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm tiểu học, trên một phương diện nhất định, là sự ứng dụng tâm lý học đại cương vào việc nghiên cứu giai đoạn phát triển cụ thể - lứa tuổi học sinh tiểu học và lĩnh vực cụ thể : dạy học và giáo dục. Trên phương diện này, học phần là một trong những môn học góp phần trực tiếp vào việc hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực nghiệp vụ giáo dục và dạy học ở tiểu học cho sinh viên. Học phần bao gồm 7 chương, đề cập đến bốn mảng kiến thức có liên quan chặt chẽ với nhau. Chương 1 & chương 2 trình bày những vấn đề chung và quan điểm mang tính phương pháp luận về Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm tiểu học ; Trên cơ sở tiếp cận hoạt động, chương 3 & chương 4 nghiên cứu các hoạt động và đặc điểm tâm lý của lứa tuổi học sinh tiểu học ; chương 5 & 6 trình bày những vấn đề cơ bản của tâm lý học dạy học và giáo dục tiểu học ; chương 7 đề cập đến tâm lý học về người giáo viên tiểu học. Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm tiểu học nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tra cứu tài liệu trên website của trường đại học Phạm Văn Đồng trong quá trình học tập. Bài giảng này là sự kế thừa của rất nhiều công trình đã được xuất bản và tác giả đã hết sức cố gắng, song do thiếu các điều kiện, phương tiện và sự hạn chế về năng lực của bản thân nên chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp. Tác giả 6CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM 1.1 Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 1.1.1 Đối tượng của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm là các chuyên ngành của tâm lý học, là sự ứng dụng của tâm lý học vào lĩnh vực sư phạm, lứa tuổi. Các chuyên ngành này cũng nghiên cứu tâm lý người, nhưng không phải là con người đã trưởng thành mà là con người ở các giai đoạn phát triển. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm quan hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động sư phạm. 1.1.1.1 Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học lứa tuổi. Tâm lý học lứa tuổi là một ngành tâm lý học nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, các quy luật, các điều kiện, động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi của con người, những biến đổi của các quá trình tâm lý, các phẩm chất tâm lý trong sự hình thành, phát triển nhân cách của con người đang phát triển. Tâm lý học lứa tuổi không chỉ nghiên cứu đặc điểm tâm lý của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau và sự khác biệt giữa chúng ở mỗi cá nhân trong phạm vi cùng một lứa tuổi, mà còn nghiên cứu những khả năng lứa tuổi của việc lĩnh hội tri thức, phương thức hành động, các dạng hoạt động khác nhau của các cá nhân đang phát triển, vai trò của từng dạng hoạt động đối với sự phát triển nhân cách ở từng lứa tuổi. Tâm lý học lứa tuổi bao gồm nhiều phân ngành nghiên cứu cụ thể như : tâm lý học về đời sống thai nhi trong bụng mẹ, tâm lý học tuổi hài nhi, tâm lý học tuổi mầm non, tâm lý học học sinh tiểu học, tâm lý học tuổi thiếu niên, tâm lý học người trưởng thành, tâm lý học người già,... Như vậy, tâm lý học tiểu học là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể về tâm lý trẻ em trong một giai đoạn phát triển tâm lý của đời người. 1.1.1.2 Đối tượng của tâm lý học sư phạm Tâm lý học sư phạm nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lý của quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học. Đồng thời, tâm lý học sư phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lý về phía người làm công tác giáo dục, những vấn đề tâm lý 7của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như mối quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau. 1.1.2 Nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 1.1.2.1 Nhiệm vụ của tâm lý học lứa tuổi Tâm lý học lứa tuổi có nhiệm vụ chỉ ra các đặc điểm tâm lý con người được hình thành và phát triển trong từng giai đoạn lứa tuổi và trong suốt cuộc đời, các quy luật hình thành và biểu hiện tâm lý ở từng giai đoạn phát triển lứa tuổi, các điều kiện và động lực của sự phát triển tâm lý ở từng lứa tuổi con người. 1.1.2.2 Nhiệm vụ của tâm lý học sư phạm Dựa trên những thành tựu của tâm lý học đại cương và tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm có nhiệm vụ vạch ra cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết của ngư ... án, năng lực đánh giá,Các năng lực này lại được biểu hiện khác nhau trong từng môn học và trong từng hoạt động sư phạm cụ thể.7.2.1 Một số phẩm chất nhân cách của người giáo viên tiểu học - Thế giới quan khoa học của người giáo viên tiểu học bao hàm những quan điểm duy vật biện chứng về các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Thế giới quan của mỗi người giáo viên được hình thành trong quá trình sống và học tập của người giáo viên. Trong quá trình đó, việc học các môn khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là triết học có ý nghĩa quan trọng. - Tư duy giáo dục là một biểu hiện cụ thể của thế giới quan khoa học. Đó là lối suy nghĩ mang nặng ý nghĩa giáo dục. Ở người giáo viên có tư duy giáo dục, mọi lời nói, việc làm, hành vi, cử chỉ đều được cân nhắc trên phương diện giáo dục về hậu quả của chúng. - Lý tưởng nghề dạy học của người giáo viên tiểu học chính là nguyện vọng, hoài bão trong công việc giáo dục thế hệ trẻ. Đối với người giáo viên tiểu học, lý tưởng nghề nghiệp cao đẹp chính là đem lại cho học sinh niềm hạnh phúc được đi học, là dạy dỗ các em trở thành người có ích cho xã hội. Lý tưởng nghề dạy học được thể hiện ở hứng thú nghề nghiệp, ở lòng yêu nghề, tin yêu trẻ, ở lương tâm nghề nghiệp,Nó là hạt nhân 76 trong cấu trúc nhân cách của người giáo viên tiểu học và được bộc lộ ra ngoài bằng sự hy sinh, tận tụy với công việc, ở tác phong làm việc cần cù, ở lối sống chân thật, Lý tưởng nghề dạy học của mỗi người giáo viên tiểu học được hình thành trong thực tiễn hoạt động sư phạm của chính bản thân họ. - Lòng tin yêu trẻ là một phẩm chất cao quý và đặc trưng trong nhân cách của người giáo viên tiểu học. Lòng tin yêu trẻ của người giáo viên được thể hiện ở cảm giác vui sướng khi được tiếp xúc với trẻ, ở thái độ quan tâm đầy thiện chí và ân cần đối với trẻ, ở mong muốn được giúp đỡ trẻ một cách chân thật, công bằng, tôn trọng, không phân biệt đối xử và đem lại cho trẻ những gì tốt đẹp nhất, ở khả năng luôn tìm thấy và tin tưởng vào những điều tốt đẹp của trẻ. - Lòng yêu nghề là tình yêu và sự gắn bó của người giáo viên tiểu học với nghề dạy học. Chính lòng tin yêu trẻ là cơ sở để có lòng yêu nghề. Lòng yêu nghề được biểu hiện ở sự say mê công việc, ở tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, ở sự không ngừng vươn lên để hoàn thiện mình. 7.2.2 Một số năng lực cơ bản của người giáo viên tiểu học 7.2.2.1 Các năng lực dạy học - Năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trong của trẻ em. Biểu hiện của năng lực này là sự quan sát tinh tế, sự nhạy cảm về các trạng thái và diễn biến tâm lý của học sinh. Nhờ đó mà xác định được những gì các em đã có, dự đoán được những khó khăn, thuận lợi mà các em gặp phải trong qúa trình lĩnh hội tri thức. Để có được năng lực này, giáo viên phải có những hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý học sinh, có óc tưởng tượng sư phạm và năng lực quan sát, - Năng lực chế biến tài liệu là khả năng gia công về mặt sư phạm của người giáo viên nhằm làm cho tài liệu thích hợp tối đa với trình độ và đặc điểm tâm lý học sinh của mình. Năng lực này thể hiện ở chỗ đánh giá đúng tài liệu, xác lập được quan hệ giữa chương trình và trình độ học sinh, biết xây dựng tài liệu để trình bày,Để có được năng lực này, giáo viên cần nhìn ra được cái cơ bản và cái thứ yếu của kiến thức và mối quan hệ giữa chúng, phải có óc tưởng tượng sư phạm, sự nhạy cảm với cái mới, - Năng lực hiểu biết rộng là năng lực nắm vững nội dung chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn từng môn học ở tiểu học, có năng lực tự bồi dưỡng để 77 hoàn thiện tri thức, tiếp nhận cái mới nhằm không ngừng mở rộng, nâng cao vốn văn hóa chung và vốn văn hóa sư phạm. - Năng lực ngôn ngữ là khả năng biểu đạt rõ ràng và chính xác những tư tưởng, tình cảm của mình bằng ngôn ngữ và các tín hiệu phi ngôn ngữ. Năng lực ngôn ngữ của giáo viên tiểu học được biểu hiện ở việc sử dụng lời nói ngắn gọn, rõ ràng về nội dung, giản dị về hình thức và giàu biểu cảm. - Năng lực kỹ thuật là năng lực tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và công nghệ vào dạy học. 7.2.2.2 Các năng lực giáo dục - Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách của học sinh là năng lực biết dựa vào mục đích giáo dục, yêu cầu đào tạo để hình dung ra trước những phẩm chất nhân cách cần phải hình thành ở học sinh. Trên cơ sở đó, hướng hành động của mình vào việc giáo dục nhân cách của học sinh như mục tiêu cấp học đã quy định. - Năng lực cảm hóa học sinh là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình bằng tri thức, tình cảm, ý chí tới học sinh. Năng lực này được biểu hiện ở khả năng làm gương cho học sinh, tạo ra uy tín thật và thuyết phục được học sinh. - Năng lực khéo léo sư phạm là năng lực sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất về mặt sư phạm các tác động giáo dục. Năng lực này được thể hiện ở sự nhạy bén về mức độ các tác động sư phạm (khuyến khích, trừng phạt,). Để có được năng lực này, giáo viên phải hiểu biết tâm sinh lý học sinh, biết được những điều đang diễn ra bên trong các em, phát hiện kịp thời và biết giải quyết một cách linh hoạt, sáng tạo những vấn đề của từng cá nhân học sinh cũng như của tập thể học sinh. - Năng lực giao tiếp sư phạm là năng lực nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lý bên trong của học sinh cũng như của chính bản thân, đồng thời, biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giáo dục. Năng lực này được biểu hiện ở các kỹ năng: định hướng giao tiếp (biết phán đoán chính xác về nhân cách của đối tượng giao tiếp, mối quan hệ giữa mình với đối tượng), định vị (biết xác định vị trí trong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của đối tượng), điều khiển quá trình giao tiếp (biết thu hút đối tượng, biết tìm ra đề tài giao tiếp, biết duy trì quá trình giao 78 tiếp,), làm chủ trạng thái xúc cảm (biết kiềm chế trạng thái xúc cảm mạnh, khắc phục những tâm trạng có hại,..), sử dụng phương tiện giao tiếp (biết chọn từ và biểu hiện ngữ điệu, sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ,) - Năng lực tổ chức là năng lực biết tổ chức, cổ vũ học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong công tác giáo dục học sinh và tập thể học sinh. Năng lực này được thể hiện ở khả năng điều khiển học sinh và tập thể học sinh, biết tổ chức cuộc sống của học sinh trong nhà trường, biết tổ chức và vận động các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động sư phạm theo những mục tiêu xác định. Để có năng lực này, giáo viên cần phải có kỹ năng lập kế hoạch hành động và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, kỹ năng sử dụng các hình thức, phương pháp và phương tiện giáo dục.7.3 Các con đường hình thành và hoàn thiện nhân cách người giáo viên tiểu học7.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện nhân cách người giáo viên tiểu học Cùng với giáo viên các cấp học khác, giáo viên tiểu học là người được xã hội giao phó cho trọng trách giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân có đủ đức, đủ tài để kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Sản phẩm lao động của người giáo viên là nhân cách học sinh phù hợp với những yêu cầu khách quan của xã hội. Sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh là kết quả của việc các em lĩnh hội và chuyển hóa những tinh hoa của nền văn minh nhân loại, văn hóa dân tộc thành những phẩm chất và năng lực của bản thân. Vì vậy, trong trường tiểu học, giáo viên không chỉ là người tổ chức việc lĩnh hội tri thức của học sinh, mà còn là người tạo dựng và phát triển nhân cách của các em. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, tính dân chủ và nhân văn của nhà trường đòi hỏi mỗi người giáo viên phải chăm lo đến sự phát triển tối ưu của từng học sinh, giúp các em vừa phát huy được hết bản sắc riêng của mình, vừa hòa nhập một cách tốt nhất vào cuộc sống của tập thể, của cộng đồng. Việc thực hiện các chức năng này đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, đồng thời phải không ngừng hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp của bản thân để có thể đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động giáo dục trong thời đại đang biến đổi vô cùng nhanh chóng hiện nay. Giáo viên là người đại diện cho nền văn minh đương thời, là người trực tiếp mang các giá trị văn hóa của nhân loại đến cho học sinh. Vai trò to lớn đó đặt ra trước người giáo viên những yêu cầu rất cao về tri thức, hiểu biết, về kỹ năng, tay nghề, về các phẩm 79 chất nhân cách của nhà giáo. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, người thầy không phải dạy cái gì mình thích, mình có, mà phải dạy cái mà thời đại yêu cầu và học sinh cần đến. Bên cạnh đó, học sinh ngày nay chịu ảnh hưởng của nhiều tác động từ bên ngoài xã hội, có điều kiện tiếp nhận thông tin và kiến thức từ nhiều nguồn nhiều kênh khác nhau, nhu cầu nhận thức và trình độ phát triển trí tuệ của học sinh cũng ngày càng cao hơn. Vì thế, để có thể đảm đương được vai trò của mình, người giáo viên phải học tập và rèn luyện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt cả cuộc đời của mình. Đối với học sinh tiểu học, giáo viên là người có uy tín đặc biệt và “nhân cách của người giáo viên là tất cả đối với học sinh”. Giáo viên là “thần tượng” của học sinh, những lời giáo viên nói, những việc giáo viên làm luôn được các em coi là chuẩn mực. Do vậy, hiệu quả lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học phụ thuộc phần lớn vào nhân cách của họ. 7.3.2 Con đường hình thành và tự hoàn thiện nhân cách người giáo viên tiểu học Ngay từ khi còn học phổ thông, nhờ được tiếp xúc thường xuyên với giáo viên của mình và những công việc của họ, nhờ sự hướng nghiệp của nhà trường, mỗi người giáo viên đã có những hiểu biết sơ bộ về lao động sư phạm cũng như những đặc điểm nhân cách của nhà giáo, thậm chí không ít người khi đã trở thành giáo viên đã chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong cách giảng dạy và giáo dục của những người thầy mình trước đây. Điều đó cho thấy, nhân cách của người giáo viên đã bắt đầu hình thành những nét đầu tiên từ khi còn là học sinh phổ thông. Tuy nhiên, nhân cách của người giáo viên chỉ được hình thành một cách có hệ thống trong quá trình học tập ở nhà trường sư phạm, và được hoàn thiện dần trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này. 7.3.2.1 Hoạt động học tập và rèn luyện trong trường sư phạm Trường sư phạm là một trường dạy nghề nên toàn bộ nội dung, chương trình, các hình thức hoạt động của nó đều nhằm đào tạo người giáo viên tương lai, tức là nhằm hình thành ở người giáo sinh những phẩm chất và năng lực sư phạm cơ bản để họ có thể thích ứng nhanh chóng và thực hiện có hiệu quả các dạng hoạt động sư phạm trong trường phổ thông. Được đào tạo trong trường sư phạm, người giáo sinh cũng luôn hướng mọi hoạt động của mình vào việc tiếp thu hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; rèn luyện cho 80 bản thân các phẩm chất và năng lực cần thiết để có thể thực hiện được mọi hoạt động giáo dục học sinh tiểu học sau này. Trong trường sư phạm, nhân cách người giáo viên được hình thành dần trong suốt quá trình đào tạo thông qua các môn học và các hoạt động khác nhau như: hoạt động dạy và học, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm (bao gồm cả thực tập sư phạm), các hoạt động mang tính chất đoàn thể và tập thể,Mỗi dạng hoạt động đó đều có những ưu thế riêng đối với sự hình thành nhân cách người giáo viên. Hoạt động dạy và học hướng vào việc trang bị cho giáo sinh hệ thống kiến thức khoa học cơ bản và khoa học nghiệp vụ sư phạm, tạo nền tảng cho sự hình thành tất cả các phẩm chất và năng lực cần có. Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm lại có ưu thế trong việc rèn luyện cho giáo sinh các kỹ năng sư phạm. Các hoạt động đoàn thể và tập thể vừa trang bị cho giáo sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, văn hóa, chính trị góp phần nâng cao trình độ chính trị, văn hóa chung của họ, vừa chuẩn bị được cho họ các cách thức để tổ chức các hoạt động và hòa nhập với cộng đồng. Quá trình học tập và rèn luyện của giáo sinh trong nhà trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng việc tự học và tự giáo dục của mỗi người giáo sinh giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành nhân cách nghề nghiệp của họ. 7.3.2.2 Việc tự hoàn thiện nhân cách của người giáo viên tiểu học trong hoạt động nghề nghiệp Việc tự hoàn thiện có thể hiểu theo hai mặt: một mặt là sự bổ sung thường xuyên các thông tin nghề nghiệp và văn hóa chung, mặt khác là sự đổi mới thường xuyên kinh nghiệm xã hội của cá nhân trong phạm vi rộng nhất. Với cách hiểu trên, nội dung tự hoàn thiện của giáo viên tiểu học bao gồm: tự hoàn thiện những tri thức xã hội – chính trị, tìm hiểu những thành tựu mới nhất của các khoa học khác nhau, làm phong phú thêm những hiểu biết về văn học và thẩm mỹ, tìm hiểu những xu thế và hiện tượng mới trong đời sống văn hóa, Đặc biệt quan trọng là sự bổ sung các tri thức về các môn mà mình giảng dạy và tìm hiểu những tài liệu mới nhất của các khoa học tương ứng với các môn học đó, tiếp cận sự phát triển tri thức của giáo dục học, tâm lý học và phương pháp giảng dạy các bộ môn. 81 Việc tự hoàn thiện của giáo viên tiểu học diễn ra dưới các hình thức chủ yếu như: tham gia các lớp tập huấn, tham dự các buổi chuyên đề, theo dõi và đọc thường xuyên các sách báo, tạp chí của ngành, tham gia các phong trào thi đua của ngành, dự giờ của đồng nghiệp, mời đồng nghiệp dự giờ của mình, Nội dung và hình thức cụ thể của việc tự hoàn thiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lứa tuổi, thâm niên nghề nghiệp, hứng thú và nhu cầu cá nhân, không khí tâm lý của tập thể giáo viên, chỗ ở, Tóm lại, để thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình, mỗi người giáo viên tiểu học cần phải phấn đấu bền bỉ, liên tục và lâu dài với tinh thần vì sự nghiệp giáo dục trẻ. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Người giáo viên tiểu học có vai trò, vị trí như thế nào trong nhà trường ? 2. Trình bày các đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết cho bản thân? 3. Nêu những phẩm chất cơ bản trong nhân cách của người giáo viên tiểu học. Các phẩm chất này có ý nghĩa như thế nào đối với lao động sư phạm của họ ? 4. Trình bày hiểu biết của bản thân về các năng lực sư phạm của người giáo viên tiểu học ? 5. Vì sao người giáo viên tiểu học phải không ngừng hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp của mình ? 6. Sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của người giáo viên tiểu học diễn ra như thế nào ? 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Ngọc Đại. Tâm lí học dạy học. Nxb Giáo dục, H, 1983 2. Phạm Minh Hạc (Chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn . Tâm lí học (sách dùng trong các trường THSP). Nxb Giáo dục, Hà Nội 1991. 3. Bùi Văn Huệ. Giáo trình Tâm lí học tiểu học. Nxb Giáo dục, Hà Nội 1997. 4. Bùi Văn Huệ. Giáo trình Tâm lý học tiểu học (Sách dùng cho hệ đào tạo từ xa). Nxb Giáo dục, 2005. 5. Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan (1998). Tâm lí học (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học CĐSP và SP 12 + 2). Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Trần Trọng Thuỷ (Chủ biên), Ngô Công Hoàn, Bùi Văn Huệ, Lê Ngọc Lan (1993). Bài tập thực hành Tâm lí học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. V.A. Kruchetxki. Những cơ sở tâm lí học sư phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980.
File đính kèm:
- tam_ly_hoc_lua_tuoi_va_tam_ly_hoc_su_pham_tieu_hoc.pdf