Tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ghi nhận những kết quả tích cực bước đầu của

phong trào start-up, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

mong muốn việc hỗ trợ cho các DN start-up cần cụ

thể và nhanh hơn nữa. Phó Thủ tướng khẳng định

để thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình", đi theo quỹ

đạo của các nền kinh tế phát triển không còn cách

nào khác là phải đẩy mạnh phong trào start-up ở

Việt Nam bằng những cách làm rất mới, rất sáng

tạo. Và với vai trò kiến tạo, Chính phủ, các bộ

ngành không chỉ tạo ra những khung pháp lý, cơ

chế, chính sách tài chính thuận lợi mà đã có những

đề án hỗ trợ cộng đồng start-up cụ thể nhất có thể.

Đơn cử, Chính phủ đã có Đề án 844 hỗ trợ phát

triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc

gia, Đề án 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi

nghiệp và sắp tới sẽ là đề án 667 phát triển hệ tri

thức Việt số hoá nhằm xây dựng nguồn tài nguyên

dữ liệu mở của Chính phủ, các bộ ngành, DN và

cộng đồng. Nguồn tài nguyên dữ liệu này được chia

sẻ, kết nối cho mọi người sử dụng, mọi DN công

nghệ thông tin, DN start-up có thể khai thác, làm ra

sản phẩm, ứng dụng mới đem lại lợi ích cho cộng

đồng. “Đây không phải là việc riêng của Bộ

KH&CN, các nhà đầu tư, những bạn trẻ, những

thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng mà

là của tất cả mọi người, bộ ngành, địa phương”,

Phó Thủ tướng nói.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Chu Ngọc

Anh cho biết, với vai trò là cơ quan được Chính phủ

giao làm đầu mối triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển

hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

đến năm 2025, trong một năm qua, Bộ KH&CN đã

phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan ở

trung ương và địa phương để cùng thúc đẩy sự

phát triển của phong trào khởi nghiệp sáng tạo.

Hành lang pháp lý hỗ trợ cũng đã được hoàn thiện

với việc Quốc hội đã thông qua Luật Chuyển giao

công nghệ 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và

vừa. Trong đó, có nhiều quy định mới hỗ trợ khởi

nghiệp sáng tạo. Trong năm qua có thêm khoảng

1.000 DN start-up được thành lập so với con số

1.800 DN của cả giai đoạn trước đó. Hiện số DN

start-up ở Việt Nam đã đạt con số 3.000 và còn 2

năm để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cả nước

có 5.000 DN start-up.

pdf 29 trang kimcuc 6320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tài liệu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Số 14.2017
KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG 
VIỆC KHUYẾN KHÍCH CÁC HOẠT 
ĐỘNG KINH DOANH MẠO HIỂM
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ 
CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
Tel: (024) 38262718
06
KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP 
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
01
DỰ ÁN FIRST HƯỚNG DẪN VIẾT HỒ 
SƠ ĐỀ XUẤT TÀI TRỢ LẦN THỨ BA
STARTUP VIỆT AIRLALA “GIẬT” GIẢI 
THƯỞNG KHỞI NGHIỆP APEC TRỊ 
GIÁ 25.000 USD
TIN TỨC SỰ KIỆN
NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI 
SÁNG TẠO VIỆT NAM 2017 
(TECHFEST 2017)
04 VIETNAM TRAVEL CONSULTANT: KHI DU LỊCH TRẢI NGHIỆM LÊN NGÔI
05 HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP LONDON: NHỮNG BÀI HỌC TỪ NƯỚC ANH
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
02
03
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 1
 TIN TỨC SỰ KIỆN
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 
(Techfest Việt Nam 2017) lần thứ 3 với chủ đề "Kết 
nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc 
gia” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức trong 
hai ngày, ngày 14 và 15 tháng 11 tại Hà Nội. 
Techfest 2017 được tổ chức quy mô lớn hơn so 
với năm 2016, với sự tham gia của nhiều tổ chức 
hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong 6 lĩnh 
vực tiềm năng là Cộng đồng tổ chức hỗ trợ khởi 
nghiệp; Nông nghiệp; Giáo dục; Du lịch và Dịch vụ 
ẩm thực; Y tế; Công nghệ mới. Đây là những lĩnh 
vực có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng 
được các nhà đầu tư qun tâm và cũng là lĩnh vực 
được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển để phù 
hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4. Techfest 2017 đã thu hút 
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi lễ khai mạc Techfest 2017
NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP ₔỔI MỚI SÁNG 
TẠO VIỆT NAM 2017 (TECHFEST 2017)
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 2
khoảng 4.000 - 4.500 người tham dự, 200 doanh 
nghiệp khởi nghiệp, 130 nhà đầu tư và quỹ đầu tư 
quốc tế, 80 doanh nghiệp cùng các tập đoàn kinh tế 
lớn và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. 
Ngoài ra, hoạt động kết nối đầu tư, một trong 
những nội dung quan trọng nhất, cũng diễn ra liên 
tục trong suốt sự kiện, thu hút sự quan tâm tham 
gia của rất nhiều nhà đầu tư và các DN khởi 
nghiệp. 170 cuộc kết nối đầu tư sâu được thực hiện 
trước và trong sự kiện, trong đó có những thương 
vụ đầu tư ban đầu đã kết nối thành công. Số tiền 
cam kết đầu tư trong vòng 3 tháng lên tới trên 
700.000 USD, có 29 giao dịch đầu tư được cam kết 
với tổng giá trị đến hơn 4,5 triệu USD. 
Vòng chung kết Cuộc thi đã chọn ra được 10 
DN khởi nghiệp xuất sắc nhất tham gia qua nhiều 
vòng xét chọn từ hơn 250 DN qua các cuộc thi của 
các làng công nghệ và hơn 60 DN qua các cuộc thi 
Techfest vùng. 
Các DN khởi nghiệp đạt giải năm nay đã nhận 
được những phần hỗ trợ thiết thực của các nhà đầu 
tư, nhà tài trợ và tiếp tục thắp sáng tinh thần khởi 
nghiệp để có những bước tiến vững chắc đóng góp 
cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước. 
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, Phó Thủ tướng 
Chính phủ Vũ Đức Đam đã dành lời cảm ơn tới các 
start-up, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia đã 
quan tâm, ủng hộ cho cộng đồng khởi nghiệp Việt 
Nam. Điểm lại 10 mong muốn mà các bạn startup 
đã chia sẻ với Phó Thủ tướng vào Techfest năm 
2016, trong đó có việc xây dựng cơ chế chính sách, 
thủ tục hành chính, sở hữu trí tuệ, không gian làm 
việc chung, Phó Thủ tướng đánh giá cao những 
nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại Techfest 2017
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 3
việc xây dựng, ban hành cơ chế chính sách đã có 
những việc làm rất tốt và cụ thể, nhưng nhiều việc 
thì cũng mới chỉ là ban đầu. Trong đó, Luật hỗ trợ 
doanh nghiệp vừa nhỏ có một điều về hỗ trợ start-
up là một bước tiến quan trọng, song Phó Thủ 
tướng cho rằng bước tiếp theo cần văn bản hướng 
dẫn cụ thể. Hay như trong Luật thuế mới bắt đầu 
đưa dần ý tưởng nhưng cũng cần cụ thể hơn. 
Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, làm sao 
để khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không thành 
phong trào vụt lên rồi bẵng đi mà phải liên tục và 
dài hơi. Phó Thủ tướng cũng dẫn câu nói: “Nếu 
muốn đi nhanh có thể đi một mình, nhưng muốn đi 
xa thì không thể độc hành” và mong muốn cộng 
đồng doanh nghiệp start-up, nhà đầu tư và nhà 
nghiên cứu phải lớn mạnh lên. 
Tại Techfest 2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 
đã nói về những mong muốn bức thiết của các DN 
start-up như gọi vốn, cơ chế tài chính, chính sách 
thuế khuyến khích các DN đầu tư vào nghiên cứu 
và và phát triển đến sở hữu trí tuệ, hỗ trợ thị 
trường, sự tham gia của các DN lớn vào hệ sinh 
thái khởi nghiệp, Và sau 1 năm, như lời Bộ 
trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, đã có nhiều điều 
được triển khai và đạt được kết qủa đáng khích lệ. 
Hơn 900 dự án start-up được ươm tạo với 300 sản 
phẩm đã kết nối đến với cộng đồng và quỹ đầu tư. 
Đáng chú ý đã 5 thương vụ start-up gọi vốn thành 
công với tổng giá trị lên đến hơn 40 triệu USD như: 
Momo - 28 triệu USD, F88 - 10 triệu USD, Got It! - 
hơn 9 triệu, Vntrip.vn - 3 triệu USD... Đến nay, Việt 
Nam đã có trên 40 quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động 
(tăng 30% so với năm 2016), 24 cơ sở ươm tạo, 10 
tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Nhiều mạng lưới hỗ 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại lễ bế mạc Techfest 2017
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 4
trợ start-up được hình thành. Nhiều tập đoàn, DN, 
ngân hàng lớn ở Việt Nam đã tham gia thành lập 
các quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhân lực hỗ trợ start-up, 
huấn luyện viên, cố vấn được ghi nhận phát triển về 
số lượng và gia tăng liên kết, hợp tác ngày càng 
chặt chẽ. 
Ghi nhận những kết quả tích cực bước đầu của 
phong trào start-up, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 
mong muốn việc hỗ trợ cho các DN start-up cần cụ 
thể và nhanh hơn nữa. Phó Thủ tướng khẳng định 
để thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình", đi theo quỹ 
đạo của các nền kinh tế phát triển không còn cách 
nào khác là phải đẩy mạnh phong trào start-up ở 
Việt Nam bằng những cách làm rất mới, rất sáng 
tạo. Và với vai trò kiến tạo, Chính phủ, các bộ 
ngành không chỉ tạo ra những khung pháp lý, cơ 
chế, chính sách tài chính thuận lợi mà đã có những 
đề án hỗ trợ cộng đồng start-up cụ thể nhất có thể. 
Đơn cử, Chính phủ đã có Đề án 844 hỗ trợ phát 
triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc 
gia, Đề án 1665 hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi 
nghiệp và sắp tới sẽ là đề án 667 phát triển hệ tri 
thức Việt số hoá nhằm xây dựng nguồn tài nguyên 
dữ liệu mở của Chính phủ, các bộ ngành, DN và 
cộng đồng. Nguồn tài nguyên dữ liệu này được chia 
sẻ, kết nối cho mọi người sử dụng, mọi DN công 
nghệ thông tin, DN start-up có thể khai thác, làm ra 
sản phẩm, ứng dụng mới đem lại lợi ích cho cộng 
đồng. “Đây không phải là việc riêng của Bộ 
KH&CN, các nhà đầu tư, những bạn trẻ, những 
thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng mà 
là của tất cả mọi người, bộ ngành, địa phương”, 
Phó Thủ tướng nói. 
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Chu Ngọc 
Anh cho biết, với vai trò là cơ quan được Chính phủ 
giao làm đầu mối triển khai Đề án Hỗ trợ phát triển 
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 
đến năm 2025, trong một năm qua, Bộ KH&CN đã 
phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan ở 
trung ương và địa phương để cùng thúc đẩy sự 
phát triển của phong trào khởi nghiệp sáng tạo. 
Hành lang pháp lý hỗ trợ cũng đã được hoàn thiện 
với việc Quốc hội đã thông qua Luật Chuyển giao 
công nghệ 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và 
vừa. Trong đó, có nhiều quy định mới hỗ trợ khởi 
nghiệp sáng tạo. Trong năm qua có thêm khoảng 
1.000 DN start-up được thành lập so với con số 
1.800 DN của cả giai đoạn trước đó. Hiện số DN 
start-up ở Việt Nam đã đạt con số 3.000 và còn 2 
năm để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 cả nước 
có 5.000 DN start-up. 
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết 
sự kiện Diễn đàn khởi nghiệp APEC đã được tổ 
chức vào tháng 9/2017 tại TP. HCM với sự tham gia 
của của gần 30 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, 
hơn 30 nhà đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm Tại Hội 
nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2017 cũng 
đã dành một phiên chuyên đề về Khởi nghiệp và 
đổi mới sáng tạo (ĐMST). 
Việt Nam đã có các chương trình hợp tác với 
các quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển 
như Phần Lan, Israel, Hoa Kỳ, Singapo..., giúp Việt 
Nam tích lũy được những kinh nghiệm quý giá từ 
các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp tiên tiến, tìm kiếm 
các cơ hội hợp tác hỗ trợ khởi nghiệp và ĐMST với 
các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới, 
mở ra cơ hội kết nối với các đối tác kinh doanh và 
các nhà đầu tư tiềm năng. Điều này đã khẳng định 
sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái khởi nghiệp 
ĐMST quốc gia. 
Trong khuôn khổ lễ khai mạc, Bộ KH&CN đã ra 
mắt “Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 
quốc gia” tại địa chỉ www.startup.gov.vn. Đây là nơi 
cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các hoạt 
động start-up. Đồng thời, là cầu nối hữu ích để các 
bạn trẻ tìm kiếm cơ hội tham gia vào các hoạt động 
khởi nghiệp, đồng thời chia sẻ các câu chuyện về 
các tấm gương start-up trên cả nước./.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 5
 TIN TỨC SỰ KIỆN
DỰ ÁN FIRST HẩỚNG DẪN VIẾT HỒ Sả 
ₔỀ XUẤT TÀI TRỢ LẦN THỨ BA
Ngày 8/11/2017, Ban quản lý dự án “Đẩy mạnh 
đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học 
và công nghệ” - FIRST - đã tổ chức Hội thảo “Giới 
thiệu dự án FIRST và hướng dẫn viết hồ sơ đề xuất 
tài trợ lần thứ ba” với mục tiêu giới thiệu Dự án 
FIRST và các khoản tài trợ đến được với đông đảo 
các đối tượng thụ hưởng tiềm năng. 
Tại hội thảo, ban quản lý dự án đã trao đổi với 
các đơn vị quan tâm về cách thức xây dựng hồ sơ 
dự án, những kinh nghiệm của 2 đợt kêu gọi trước 
nhằm giúp các đơn vị chuẩn bị hồ sơ đề xuất có 
chất lượng tốt nhất. Tiếp nối 2 đợt kêu gọi đề xuất 
tài trợ, dự án FIRST kêu gọi lần thứ ba cho 3 khoản 
tài trợ với các tiêu chí đánh giá rõ ràng, minh bạch, 
nhằm giúp các đơn vị tiếp cận dễ dàng. 
Theo Ban Quản lý dự án FIRST, đây là dự án 
đầu tiên mà Bộ KH&CN sử dụng vốn vay của Ngân 
hàng Thế giới thí điểm cho chính sách thúc đẩy hoạt 
động nghiên cứu KH&CN gắn với thị trường và 
doanh nghiệp nhiều hơn, từ đó nâng cao vai trò của 
doanh nghiệp với tư cách là trung tâm của đổi mới 
sáng tạo quốc gia, biến tri thức khoa học thành 
hàng hóa tài sản giá trị cho xã hội. 
Để có vòng kêu gọi lần thứ ba này, các đơn vị 
viện nghiên cứu, trường đại học và ngành KH&CN 
nói chung đã phải trải qua nhiều đòi hỏi khắt khe 
của Ngân hàng Thế giới. Vì thế, hội thảo này có 
mục đích hướng dẫn, bàn bạc để các đơn vị viết hồ 
sơ tốt nhất cho 3 hợp phần phù hợp với tiêu chí của 
dự án, vượt qua vòng đánh giá của các tổ chức 
quốc tế. 
Qua 2 đợt kêu gọi đầu tư, Ban Quản lý Dự án 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 6
FIRST đã kí kết và tài trợ cho 47 hồ sơ. Trong đó, 
hợp phần mời các chuyên gia giỏi nước ngoài, đặc 
biệt là người Việt Nam ở nước ngoài, đã ký được 
17 hồ sơ tài trợ cho các đơn vị thụ hưởng, một số 
hồ sơ khá đã được lãnh đạo Bộ KH&CN, Ngân 
hàng Thế giới phê duyệt. Hợp phần tài trợ cho các 
tổ chức KH&CN công lập đã kí tài trợ cho 10 viện, 
trường trên toàn quốc, với số vốn đầu tư cao nhất 
là 3,2 triệu USD. Hợp phần cho các nhóm hợp tác 
đã kí cho 11 đơn vị, trong đó có 3 doanh nghiệp 
start-up và 8 nhóm liên kết với tổng số 56 nhóm 
nghiên cứu cùng hưởng. Hiện đã có 3 đơn vị chuẩn 
bị về đích, 2 doanh nghiệp start-up sẽ kết thúc và 
có sản phẩm ban đầu vào tháng 2/2018. Một số 
viện trường cũng đang ráo riết đi đến đích cuối 
cùng. 
Mục tiêu của Dự án FIRST là góp phần hỗ trợ 
nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất 
lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam thông 
qua việc tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên 
cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, 
thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo. Để đạt được 
mục tiêu này, FIRST thí điểm thực hiện 3 khoản tài 
trợ KH&CN và đổi mới sáng tạo như sau: Khoản tài 
trợ cho các tổ chức KHCN công lập; Khoản tài trợ 
cho các chuyên gia giỏi nước ngoài, đặc biệt là 
người Việt Nam ở nước ngoài về khoa học, công 
nghệ và đổi mới sáng tạo; và Khoản tài trợ cho các 
nhóm hợp tác. 
Theo ông Lương Văn Thắng - Giám đốc Ban 
quản lý Dự án FIRST, Dự án triển khai tài trợ đợt 3 
gồm 3 hợp phần. Hợp phần 1a là thu hút, khuyến 
khích các nhà khoa học, chuyên gia giỏi nước 
ngoài, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài về 
Việt Nam hỗ trợ, hợp tác với các tổ chức khoa học, 
nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trong nước để 
triển khai thực hiện các dự án hợp tác nghiên cứu 
và phát triển, đào tạo chuyển giao tri thức. Kinh phí 
tài trợ cho các tiểu dự án của hợp phần 1a không 
vượt quá mức kinh phí tối đa tương đương với 
200.000 USD và thời gian nhận hồ sơ trước 17h 
ngày 15/12/2017. 
Hợp phần 2a với mục đích hỗ trợ các tổ chức 
KH&CN công lập thực hiện thành công dự án 
chuyển đổi theo định hướng thị trường, tự chủ và 
phát triển bền vững về tài chính, thông qua đề xuất 
của Dự án sẽ có chiến lược phát triển dài hạn về 
khoa KH&CN, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 7
nghiên cứu và năng lực quản lý tổ chức, đồng bộ 
với đầu tư các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu 
phát triển theo định hướng thị trường. Kinh phí 
không quá hoặc tối đa tương đương với 4 triệu 
USD và thời gian nhận hồ sơ trước 17h ngày 
30/11/2017. 
Hợp phần 2b2 sẽ hỗ trợ các Nhóm Hợp tác 
thực hiện đề xuất triển khai các dự án kinh doanh 
khả thi dựa trên các kết quả nghiên cứu KH&CN, ý 
tưởng sáng tạo giữa các doanh nghiệp, các viện 
nghiên cứu, trường đại học, ưu tiên những lĩnh 
vực như công nghệ thông tin và truyền thông, 
công nghệ sinh học và nông nghiệp, vật liệu mới, 
cơ khí và tự động hóa, công ích (trắc địa, bản đồ, 
đo lường, khí tượng, thủy văn, bảo vệ môi trường 
và biến đổi khí hậu...). 
Dự án FIRST sẽ tài trợ theo phương thức có 
đối ứng và không vượt quá 50% khoản kinh phí 
thực hiện Đề xuất tương ứng với số tiền tối đa 
không quá 300.000 USD tính theo từng thành 
viên. Theo nguyên tắc này, kinh phí Dự án tài trợ 
tối đa thực hiện đề xuất không quá 3.000.000 USD 
cho mỗi Nhóm hợp tác. Phần kinh phí đối ứng còn 
lại sẽ do Nhóm Hợp tác trực tiếp đóng góp. Thời 
gian Dự án nhận hồ sơ trước 17h ngày 
30/11/2017. 
Dự án FIRST được Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt ngày 11/5/2011 sử dụng vốn vay của Ngân 
hàng Thế giới do Bộ KH&CN là chủ đầu tư và là 
chủ Dự án. Từ năm 2014 - 2017, Dự án FIRST đã 
tổ chức kêu gọi và đánh giá được 2 vòng tài trợ 
cho cả 3 khoản tài trợ nói trên. Đến nay, FIRST đã 
có khoảng 40 đơn vị thụ hưởng theo những hình 
thức khác nhau. 
Một số dự án đã có kết quả bước đầu đáng ghi 
nhận như dự án: "Ứng dụng công nghệ sản xuất 
protein của Nhật Bản trong phòng chống bệnh cầu 
trùng trên gà tại Việt Nam"; “Nghiên cứu công 
nghệ chế tạo vacxin phòng bệnh tiêu chảy thành 
dịch (PED) cho lợn nuôi trang trại”; “Làm chủ công 
nghệ chọn tạo và nâng cao năng lực sản xuất 
giống lúa có các đặc tính nổi trội và giá trị kinh tế 
cao, góp phần đảm bảo sự tự chủ của Viện Lúa 
Đồng bằng sông Cửu Long”./.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 8
Nền tảng thương mại điện tử Airlala vừa được 
trao Giải thưởng Thịnh vượng Kỹ thuật số APEC. 
Đây ... ác khởi nghiệp, thì sự năng 
động sẽ mất một vài lần thất bại của các doanh 
nghiệp trước khi nó phát triển lớn mạnh. Có một 
số khía cạnh liên quan đến điều này. Các doanh 
nhân phải được khuyến khích đổi mới mà không 
sợ thất bại, và chuyển sang khởi nghiệp hơn là 
những con đường "an toàn" truyền thống hơn phải 
là một nền văn hoá hấp dẫn và lựa chọn lối sống. 
Điều này đòi hỏi các mô hình vai trò mạnh mẽ, 
đồng thời áp lực của bạn bè để thúc đẩy tinh thần 
sáng tạo trẻ đến tới tinh thần kinh doanh và khởi 
nghiệp chứ không phải là các con đường truyền 
thống. 
Theo một khảo sát của YouGove do Google 
thực hiện vào năm 2016, thanh thiếu niên Anh ít 
quan tâm đến việc bắt tay vào lập công ty riêng, 
chỉ có 22% người trong độ tuổi 15-18 tin rằng họ 
sẽ bắt đầu hoạt động kinh doanh riêng của mình, 
còn hầu hết đều cho rằng nó là rủi ro. 
Lối sống mới của London và Berlin chắc chắn 
giúp tăng sức hấp dẫn của nó chúng, đặc biệt là 
trong trường hợp của Berlin trong vài năm gần 
đây. Mặc dù chính sách và bàn tay giúp đỡ của 
chính phủ có thể tạo ra các sáng kiến hỗ trợ từ 
trên xuống, nhưng đây là cách tiếp cận từ dưới lên 
và phải được nuôi dưỡng cẩn thận theo thời gian. 
Điều này rất quan trọng để hệ sinh thái tự tồn tại 
và phát triển hữu cơ trong thời gian dài./. 
N.M.Q. 
Nói tóm lại, có nhiều công ty mới được 
thành lập hơn ở Anh và tồn tại lâu hơn và 
thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các 
nhà đầu tư toàn cầu. Hệ sinh thái khởi 
nghiệp của London và Anh không chỉ 
dành cho các công ty của Anh, mà còn 
dành cho những người sáng lập từ khắp 
nơi trên thế giới đang tìm kiếm cơ hội phát 
triển kinh doanh tại Anh.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 23
 KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
VAI TRÒ CỦA 
CHÍNH PHỦ 
TRONG VIỆC 
KHUYẾN 
KHÍCH CÁC 
HOẠT ₔỘNG 
KINH DOANH 
MẠO HIỂM
Tinh thần khởi nghiệp và vốn đầu tư mạo hiểm 
có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc 
đẩy đổi mới, nhưng việc đặt ra câu hỏi tại sao 
chính phủ nên can thiệp vào các thị trường này 
là điều hoàn toàn tự nhiên. Có phải đây là sự 
can thiệp kinh tế tốt nhất dành cho thị trường 
tư nhân không? Ngoài những giai thoại lịch sử 
được nêu trong Bản tin trước, trường hợp nào 
chính phủ có thể can thiệp?
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 24
BẮT ĐẦU MỘT VÒNG XOẮN TIẾN 
Lý do đầu tiên cho sự can thiệp của chính phủ 
nằm ở thực tế là có một “vòng xoắn tiến" trong tinh 
thần khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm. Các hoạt 
động của các doanh nhân và các nhà đầu tư mạo 
hiểm tiên phong mở đường cho các thế hệ tiếp 
theo: Ở một thành phố nào đó, việc tuyển dụng 
nhân viên cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ dễ 
dàng hơn, việc tìm kiếm một luật sư tư vấn về tài 
trợ cũng dễ dàng hơn so với những người đi 
trước. 
Thật vậy, lịch sử đã có đầy đủ các ví dụ về các 
công ty tiên phong hoạt động như một "học viện 
khởi nghiệp", từ đó đào tạo ra rất nhiều các doanh 
nhân khởi nghiệp khác. Ví dụ nổi tiếng nhất là 
Công ty Bán dẫn Fairchild. Tiền thân của công ty là 
Phòng thí nghiệm Bán dẫn Shockley do William 
Shockley thành lập năm 1956. Sau khi không thu 
hút được các đồng nghiệp cũ từ Phòng thí nghiệm 
Bell, ông đã thuê một số sinh viên tốt nghiệp xuất 
sắc từ các khoa kỹ thuật của Mỹ. Nhưng phong 
cách chuyên quyền của Shockley đã sớm làm cho 
nhiều người xa lánh. Năm 1957, tám kỹ sư chính 
ngay sau khi trở nên nổi tiếng đã rời khỏi Shockley 
và thành lập công ty riêng của họ, Công ty Bán 
dẫn Fairchild. Mặc dù công ty đã thành công trong 
nhiều khía cạnh, giới thiệu mạch tích hợp thương 
mại đầu tiên và trở thành một trong những công ty 
lớn của Thung lũng Silicon vào những năm 1960, 
tuy nhiên Công ty này cũng thường xuyên chứng 
kiến sự rời bỏ của các kỹ sư để thành lập công ty 
riêng của họ. Trong số các công ty bán dẫn được 
thành lập bởi cựu kỹ sư của Fairchild là AMD 
( A d v a n c e d M i c r o D e v i c e s ) , C o m p u t e r 
MicroTechnology, Cirrus Logic, Intel, LSI và 
National Semiconductor - những doanh nghiệp 
chính trong ngành công nghiệp trong những thập 
kỷ sau. Các công ty khác cũng có vai trò tương tự 
ở những nơi khác, như nhà sản xuất thiết bị 
Medtronic ở Minnesota và công ty Recruit ở Nhật 
Bản. 
Một số hình thức dẫn đến "vòng xoắn tiến" đó 
là: 
• Những người được tuyển dụng ở các công ty 
lớn có thể ban đầu không sẵn sàng "lao vào công 
việc mạo hiểm" và tham gia vào một công ty khởi 
nghiệp. Các khái niệm như quyền mua/bán cổ 
phiếu có thể xa lạ và không đủ biện minh cho 
khoản bù đắp thấp hơn và rủi ro cao hơn thường 
gắn liền với các công ty non trẻ. Theo thời gian, 
phần thưởng lớn lao mà cổ phiếu của các công ty 
trẻ có thể mang lại cũng như những lợi ích khác 
khi làm việc cho một công ty trẻ năng động ngày 
càng được đánh giá cao. 
• Phần lớn quá trình kinh doanh là một nghệ 
thuật chứ không phải là khoa học. Cách chắc chắn 
nhất để hiểu rõ những vướng mắc trong công việc 
trong các công ty khởi nghiệp và để hoạt động một 
cách thành công qua nhiều khó khăn là phải làm 
việc trong một dự án kinh doanh mạo hiểm. Với sự 
gia tăng nhanh chóng của các dự án kinh doanh 
mạo hiểm, ở đó phát triển một đội ngũ doanh nhân 
dày dạn, thành công, những người quản lý hiệu 
quả hơn rất nhiều trong các doanh nghiệp khởi 
nghiệp so với các đồng nghiệp của họ. 
• Các doanh nhân trở nên quen thuộc với 
những vấn đề thương mại liên quan đến việc huy 
động vốn mạo hiểm. Các tranh chấp ban đầu về 
các loại điều khoản và điều kiện phổ biến trong tài 
trợ cho dự án mạo hiểm được cân bằng với sự 
đánh giá cao đối với các lợi ích có thể có với sự 
tham gia của một nhà tài trợ dày dạn kinh nghiệm. 
• Các công ty trung gian như luật sư và kế toán 
trở nên quen thuộc với quá trình kinh doanh mạo 
hiểm và có thể tư vấn tốt hơn cho các doanh nhân 
và các nhà tài chính. 
• Các tổ chức đầu tư tự tin hơn khi lĩnh vực mà 
các nhà đầu tư mạo hiểm đang hoạt động là một 
lĩnh vực khả thi và trở nên sẵn sàng hơn trong việc 
hoàn trả lại vốn.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 25
• Các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng tìm kiếm 
những người có hiểu biết cũng như trình độ tương 
đương để chia sẻ các giao dịch. Việc trao đổi các 
giao dịch là một hình thức quan trọng của việc 
"chia sẻ phán quyết", cho phép một nhóm các nhà 
đầu tư mạo hiểm đưa ra các quyết định có hiệu 
quả hơn so với mỗi người hoạt động độc lập. 
Đã có nhiều nghiên cứu về những hoàn cảnh 
thích hợp để chính phủ tài trợ, tuy nhiên phần lớn 
những nghiên cứu này nhấn mạnh rằng tài trợ là 
một sự ứng phó thích hợp trong trường hợp các 
hoạt động tạo ra những "ảnh hưởng từ bên ngoài" 
tích cực, hoặc những lợi ích cho những người 
khác mà công ty hoặc cá nhân thực hiện hoạt 
động không nắm bắt được. Ví dụ, chính phủ 
thường tài trợ cho các công ty đầu tư vào thiết bị 
kiểm soát ô nhiễm hoặc các cá nhân lắp đặt tấm 
năng lượng mặt trời. Hầu hết các lợi ích từ đầu tư 
của họ là làm giảm ô nhiễm và khí nhà kính, mang 
lại lợi ích cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ 
bản thân công ty. Để khuyến khích các khoản đầu 
tư chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty khác 
và toàn xã hội, trợ cấp công thường là một trường 
hợp thích hợp. 
Tương tự như vậy, các doanh nghiệp tiên 
phong và các nhà đầu tư mạo hiểm tạo ra các tác 
động bên ngoài có lợi cho người khác. Các tác 
động bên ngoài như vậy hiện nay là những can 
thiệp của chính phủ - như các ưu đãi thuế, những 
thay đổi về quy định hoặc các biện pháp trực tiếp 
hơn - là hợp lý. Những tác động lan toả này đến 
các doanh nghiệp khác có thể sẽ đặc biệt quan 
trọng trong những ngày đầu của các doanh nghiệp 
khởi nghiệp hoặc trong ngành công nghiệp đầu tư 
mạo hiểm, khi các công ty mạo hiểm và các nhóm 
đầu tư mới và tiên phong đi vào hoạt động. Những 
mối quan hệ này cho thấy chính phủ có thể đóng 
một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt 
động khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm trong quá 
trình khởi đầu của ngành công nghiệp. Một khi 
ngành công nghiệp đạt đến một số lượng tới hạn, 
một quá trình sẽ mất nhiều năm hoặc thậm chí 
hàng thập kỷ, sự can thiệp của chính phủ sẽ bị suy 
giảm. 
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN 
Lý do thứ hai cho sự tham gia của chính phủ 
nằm ở sự phê duyệt. Các nghiên cứu thực nghiệm 
cho thấy các công ty mới, đặc biệt là các công ty 
chuyên sâu về công nghệ, có thể nhận không đủ 
vốn tài trợ cho tất cả các dự án tạo ra giá trị. Tại 
sao các doanh nhân lại không được tài trợ? Một 
phần thường xuyên là sự không đối xứng về thông 
tin. Các doanh nhân luôn biết về công nghệ trung 
tâm nhiều hơn bất cứ ai khác. Tuy nhiên, các nhà 
đầu tư bên ngoài không thể chấp nhận một cách 
đương nhiên các yêu cầu mà các doanh nhân đưa 
ra. Kết quả là những ý tưởng tuyệt vời có thể 
không được tài trợ. 
Thật vậy, các nhà kinh tế học đã nghiên cứu 
tác động của những hạn chế về vốn - các công ty 
không có khả năng gọi đủ vốn, điển hình là vì các 
nhà đầu tư tiềm năng thiếu thông tin đầy đủ. 
Không có khả năng để có được nguồn tài trợ từ 
bên ngoài làm hạn chế nhiều hình thức đầu tư kinh 
doanh. Các khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát 
triển không phải là ngoại lệ: Hạn chế về vốn cũng 
có thể dẫn đến hạn chế chi tiêu, ít nhất là ở các 
công ty nhỏ hơn. 
Như đã đề cập trong Bản tin tuần trước, các 
nhà đầu tư mạo hiểm chuyên tài trợ cho loại hình 
công ty này. Họ giải quyết nhu cầu thông tin của họ 
thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Các nhà đầu 
tư khác, biết rằng các nhà đầu tư mạo hiểm là 
những nhà đầu tư khôn ngoan trong những môi 
trường này, có thể sẽ đi theo sự dẫn dắt của họ hỗ 
trợ các công ty mà họ tài trợ: chứng nhận đầu tư 
mạo hiểm sẽ mở đường cho nhiều nguồn tài trợ 
hơn. Do đó, chi tiêu của chính phủ để xúc tiến quỹ 
đầu tư mạo hiểm có thể có hiệu ứng "bổ sung". 
Các nhà đầu tư khác, tin rằng việc thiếu hụt thông 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 26
tin đã được khắc phục, có thể tự tin theo sự dẫn 
dắt của các nhà đầu tư mạo hiểm. 
Tiếp tục với lập luận này, đầu tư của chính phủ 
cũng có thể có hiệu lực như một giấy chứng nhận. 
Tại sao không chỉ dựa vào ngành công nghiệp vốn 
mạo hiểm để cung cấp một dấy chứng nhận? Lý 
do chính là mỗi năm, các nhà đầu tư mạo hiểm chỉ 
hỗ trợ một phần nhỏ trong số các doanh nghiệp 
định hướng công nghệ. Năm 2000, một năm kỷ lục 
cho việc giải ngân vốn đầu tư, hơn 2.200 công ty 
Mỹ đã nhận được tài trợ mạo hiểm lần đầu tiên. 
Tuy nhiên, Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ ước 
tính, trong những năm gần đây, mỗi năm có thêm 
một triệu doanh mới khởi nghiệp. Hơn nữa, các 
quỹ đầu tư mạo hiểm tư nhân tập trung vào một 
vài ngành công nghiệp: ví dụ năm 2000, 46% ngân 
quỹ dành cho các công ty liên quan đến Internet. 
92% ngân quỹ dành cho các công ty chuyên về 
công nghệ thông tin hoặc chăm sóc sức khoẻ. Đến 
năm 2008, ngân quỹ đã chuyển sang ưu tiên cho 
năng lượng tái tạo, trong số các chủ đề khác: gần 
16% ngân quỹ trong quý II năm 2008 dành các 
công ty thuộc lĩnh vực "năng lượng và công 
nghiệp". Trong khi đó, nhiều công ty đầy hứa hẹn 
trong các ngành công nghiệp khác không thu hút 
được sự chú ý của các nhà đầu tư mạo hiểm. Điều 
này có lẽ phản ánh tình trạng "đàn gia súc lấy 
sữa", bởi các nhà đầu tư mạo hiểm chỉ đầu tư vào 
các lĩnh vực cụ thể, một vấn đề mà lý thuyết tài 
chính cho rằng ảnh hưởng đến các tổ chức đầu tư 
công. Nếu các chương trình của chính phủ có thể 
xác định và hỗ trợ các công ty bị bỏ quên này, họ 
có thể cấp giấy chứng nhận cho các công ty có 
tiềm năng cao, thiếu vốn cần để thành công. 
Nhưng nếu các quan chức chính phủ giải 
quyết các vấn đề “đàn gia súc lấy sữa” như vậy, họ 
sẽ cần phải vượt qua nhiều bất cân xứng thông tin 
và xác định các công ty có triển vọng nhất. Nếu 
không, những nỗ lực của họ có khả năng sẽ phản 
tác dụng. Có hợp lý không để giả định rằng các 
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, số 14.2017 27
quan chức chính phủ có thể vượt qua những vấn đề 
mà các nhà tài trợ trong khu vực tư nhân không thể? 
Khả năng này không phải là không khả thi. Ví dụ 
dụ, các chuyên gia ở những cơ quan tập trung tài trợ 
cho chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu quốc phòng 
có thể có sự hiểu biết sâu sắc về các công ty công 
nghệ sinh học hoặc các vật liệu tiên tiến là những 
công ty hứa hẹn nhất dưới góc độ khoa học (mặc dù 
tất nhiên, khoa học và kỹ thuật thú vị không phải lúc 
nào cũng chuyển thành một công ty có lợi nhuận), 
trong khi phân tích báo cáo tài chính truyền thống 
được thực hiện bởi các ngân hàng sẽ ít có giá trị 
hơn. Nói chung, giả thuyết giấy chứng nhận cho thấy 
những tín hiệu này được cung cấp bởi các giải 
thưởng của chính phủ có thể sẽ có giá trị đặc biệt 
trong các ngành công nghệ sử dụng nhiều công 
nghệ nơi thiếu các biện pháp tài chính truyền thống. 
TẠO RA CÁC LUỒNG TRI THỨC 
Lý do thứ ba đối với các sáng kiến khởi nghiệp 
và đầu tư mạo hiểm công là sự lan toả tri thức. 
Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng đổi mới là một 
trong những lĩnh vực mà sự lan toả là phổ biến. 
Những tác động lan toả này có nhiều dạng: 
• Ví dụ, một công ty có thể đầu tư đáng kể vào 
một sản phẩm mới chỉ để nhìn thấy một đối thủ 
chiếm được hầu hết doanh thu và lợi nhuận: hãy suy 
nghĩ về SaeHan Information Systems, hãng giới 
thiệu máy nghe nhạc kỹ thuật số di động đầu tiên 
vào năm 1998. Trong khi nhà sản xuất Hàn Quốc đã 
giải quyết xong các vấn đề kỹ thuật chính liên quan 
đến thiết bị, doanh số bán hàng cuối cùng của hãng 
chỉ bằng một phần nhỏ của iPod của Apple. 
• Trong các trường hợp khác, một công ty phát 
triển một sản phẩm liên quan có thể thu được phần 
lớn lợi nhuận. Ví dụ, phần lớn các phần thưởng liên 
quan đến máy tính cá nhân kể từ khi được tung ra thị 
trường vào đầu những năm 1980 không đến với các 
nhà sản xuất như Hewlett Packard và Lenovo, hoặc 
các nhà phát triển ứng dụng như Lotus hoặc 
WordPerfect, mà là dành cho hai công ty đóng góp 
những đầu vào thiết yếu khác cho máy tính, các bộ 
vi xử lý (Intel) và hệ điều hành (Microsoft). 
• Cuối cùng, đổi mới có thể sẽ không đem lại lợi 
nhuận cao cho công ty, nhưng mang lại lợi ích cho 
toàn xã hội. Một ví dụ là Amazon, sau một thập kỷ 
hoạt động đã không thu được vốn do các nhà đầu tư 
cung cấp. Trong khi đó, công ty đã xuất bản sách và 
hàng hóa khác nhiều hơn cho những người không 
sống gần các nhà sách lớn hoặc các nhà bán lẻ 
chuyên biệt. 
Do đó, trong nhiều trường hợp, các công ty theo 
đuổi đổi mới có ít lợi ích hơn so với lợi ích mang lại 
cho cả xã hội nói chung. Kết quả là, các công ty sẽ 
làm ít nghiên cứu hơn mong muốn. Nhưng với tài trợ 
của chính phủ, các công ty có thể được khuyến 
khích đầu tư số tiền lý tưởng vào nghiên cứu và phát 
triển. 
Nói tóm lại, hoạt động khởi nghiệp và vốn mạo 
hiểm có nhiều đặc điểm giống như các hoạt động 
nhận được tài trợ công khác: 
• Dễ dàng trở thành một doanh nhân hơn khi có 
nhiều bạn đồng trang, làm cho nhiệm vụ của những 
người tiên phong ban đầu trở nên đặc biệt khó khăn. 
• Nhà nước chắc chắn có thể cung cấp giấy 
chứng nhận cho các doanh nghiệp ít được biết đến. 
• Các tri thức tạo ra bởi bất kỳ một doanh nghiệp 
kinh doanh mạo hiểm nào đều có thể có lợi cho 
nhiều người khác. 
N.L.H. (Boulevard Of Broken Dreams, Josh 
Lerner)

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_khoi_nghiep_doi_moi_sang_tao.pdf