Tài liệu Đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn

Tài liệu đào tạo Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn này được xây dựng trên cơ sở tham khảo Tài liệu đào tạo về chống nhiễm khuẩn của Bộ Y tế ban hành năm 2003, Tài liệu đào tạo về Phòng ngừa chuẩn (BYT, 2010) và các Tài liệu tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn của các bệnh viện Chợ rẫy, Trung ương Huế, Bạch Mai từ năm 2000 đến nay. Ngoài ra, Tài liệu còn tham khảo thêm Tài liệu đào tạo KSNK của Tổ chức Y tế Thế giới tại Hồng Kông năm 2010.

pdf 150 trang thom 06/01/2024 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn

Tài liệu Đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn
 1 
BỘ Y TẾ 
CỤC QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH 
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN 
NHÂN LỰC TRONG KHÁM CHỮA BỆNH 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO 
PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
HÀ NỘI – 2012 
 2 
BỘ Y TẾ 
CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH 
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO 
PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
 MÃ SỐ:... 
 HÀ NỘI – 2012 
 3 
CHỦ BIÊN 
 PGS.TS Lương Ngọc Khuê 
 ThS. Phạm Đức Mục 
THAM GIA BIÊN SOẠN 
 PSG. TS Lê Thị Anh Thư 
 PGS. TS Nguyễn Việt Hùng 
 ThS. Nguyễn Văn Hiếu 
 ThS. Nguyễn Bích Lưu 
 TS. Lê Kiến Ngãi 
 BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Hà 
 ThS. Trần Hữu Luyện 
THƯ KÝ BIÊN SOẠN 
 ThS. Bùi Quốc Vương 
 4 
LỜI NÓI ĐẦU 
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là hậu quả không mong muốn trong thực 
hành khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. NKBV làm tăng tỷ lệ mắc 
bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian điều trị và đặc biệt là làm tăng chi phí 
điều trị. NKBV xuất hiện với mật độ cao tại những cơ sở khám chữa bệnh không 
tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình thực hành vô khuẩn cơ bản trong chăm sóc, 
điều trị người bệnh và ở những nơi kiến thức, thái độ về kiểm soát nhiễm khuẩn 
của nhân viên y tế còn hạn chế. 
Nhằm bổ sung, cập nhật và phổ cập các kiến thức, kỹ năng và thái độ về 
KSNK cho cán bộ, viên chức y tế đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa 
bệnh và thực hiện Điều 33 Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư 
07/2008/BYT ngày 28/5/2008, Bộ Y tế ban hành Tài liệu đào tạo liên tục về 
Phòng ngừa và Kiểm soát nhiễm khuẩn. 
Tài liệu đào tạo Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn này được xây dựng trên 
cơ sở tham khảo Tài liệu đào tạo về chống nhiễm khuẩn của Bộ Y tế ban hành 
năm 2003, Tài liệu đào tạo về Phòng ngừa chuẩn (BYT, 2010) và các Tài liệu tập 
huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn của các bệnh viện Chợ rẫy, Trung ương Huế, 
Bạch Mai từ năm 2000 đến nay. Ngoài ra, Tài liệu còn tham khảo thêm Tài liệu 
đào tạo KSNK của Tổ chức Y tế Thế giới tại Hồng Kông năm 2010. 
Tài liệu Đào tạo liên tục về Phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn được sử dụng 
để đào tạo cho các cán bộ, viên chức y tế đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, 
chữa bệnh 
Bộ Y tế trân trọng cảm ơn JICA hỗ trợ tài chính và cử các chuyên gia Nhật 
Bản phối hợp với các chuyên gia của Việt Nam soạn thảo Tài liệu đào tạo này. 
Bộ Y tế mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các 
thày cô giáo và học viên để Tài liệu đào tạo được hoàn chỉnh hơn cho lần xuất 
bản sau. 
 BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ 
 PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM TIẾN 
 5 
MỤC LỤC 
Bài 1: Đại cương về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các 7 
 cơ sở y tế 
Bài 2: Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung dựa trên đường lây 30 
 truyền 
Bài 3: Vệ sinh tay thường quy 48 
Bài 4: Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân 53 
Bài 5: Nguyên tắc khử khuẩn - tiệt khuẩn 59 
Bài 6: Phòng lây nhiễm trong tiêm và xử trí phơi nhiễm nghề nghiệp 91 
Bài 7: Hướng dẫn quản lý, xử lý đồ vải 96 
Bài 8: Vệ sinh môi trường bệnh viện 99 
Bài 9: Quản lý chất thải rắn y tế 110 
 6 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
BYT : Bộ Y tế 
BV : Bệnh viện 
CSYT : Cơ sở y tế 
NKBV : Nhiễm khuẩn bệnh viện 
VSV : Vi sinh vật 
ĐTTC : Điều trị tíc cực 
HSTC : Hồi sức tích cực 
PHCN : Phục hồi chức năng 
KSNKBV: Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 
VK : Vi khuẩn 
DC : Dụng cụ 
TK : Tiệt khuẩn 
TKTT : Tiệt khuẩn trung tâm 
 7 
BÀI 1 
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN 
TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ 
MỤC TIÊU 
 Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 
1. Phát biểu được định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện. 
2. Trình bày được nguyên nhân, hậu quả và các phương thức lây truyền 
nhiễm khuẩn. 
3. Kể được các loại nhiễm khuẩn bệnh viện và tác nhân gây bệnh thường 
gặp. 
4. Liệt kê được tên các văn bản pháp quy về hoặc liên quan đến kiểm soát 
nhiễm khuẩn và nội dung mấu chốt của chúng. 
5. Mô tả được các nội dung chính của Chương trình KSNK trong các cơ sở 
y tế. 
NỘI DUNG 
I. TỔNG QUAN 
 Ngay từ thời Hypocrate đã có nhiều tài liệu mô tả những dịch bệnh và hội 
chứng bệnh thường xuất hiện ở những nơi thiếu điều kiện vệ sinh như bệnh viện, 
cơ sở chăm sóc người già, bệnh viện tế bần, nhà tù và nơi tập trung đông người 
mà ít thấy hơn ở cộng đồng những nơi con người sống tự do hoặc riêng lẻ. 
Nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong quá trình khám bệnh, chữa 
bệnh và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế được gọi chung là nhiễm khuẩn 
bệnh viện (NKBV). Tất cả các bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện đều có nguy 
cơ mắc NKBV. Đối tượng có nguy cơ NKBV cao là trẻ em, người già, bệnh nhân 
suy giảm hệ miễn dịch, thời gian nằm điều trị kéo dài, không tuân thủ nguyên tắc 
vô trùng trong chăm sóc và đều trị, nhất là không tuân thủ rửa tay và sử dụng quá 
nhiều kháng sinh. 
 Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhiễm khuẩn bệnh viện được định 
nghĩa như sau: “ Nhiễm khuẩn bệnh viện là những nhiễm khuẩn mắc phải trong 
thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện 
cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV 
thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện” 
 8 
 Để chẩn đoán NKBV người ta thường dựa vào định nghĩa và tiêu chuẩn 
chẩn đoán cho từng vị trí NKBV (sơ đồ 1), ví dụ như Nhiễm khuẩn vết mổ sau 
phẫu thuật, nhiễm khuẩn máu có liên quan đến dụng cụ đặt trong lòng mạch, 
nhiễm khuẩn đường tiết niệu,... Hiện nay theo hướng dẫn từ Trung tâm giám sát 
và phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các Hội nghị quốc tế đã mở rộng định nghĩa ca 
bệnh cho các vị trí nhiễm khuẩn khác nhau và hiện đang được áp dụng để giám 
sát nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn cầu. Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và 
sinh học, các nhà khoa học đã xác định có khoảng 50 loại nhiễm khuẩn bệnh viện 
khác nhau có thể xảy ra tại bệnh viện. 
Sơ đồ 1: thời gian xuất hiện NKBV 
Nhiễm khuẩn liên quan đến CSYT không chỉ là chỉ số chất lượng chuyên 
môn, mà còn là chỉ số an toàn của người bệnh, chỉ số đánh giá sự tuân thủ về thực 
hành của nhân viên y tế (NVYT), chỉ số đánh giá hiệu lực của công tác quản lý và 
là một chỉ số rất nhạy cảm đối với người bệnh và xã hội. 
II. DỊCH TỄ HỌC NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN 
1. Dịch tễ học 
Nhiễm khuẩn liên quan đến các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh 
trong các cơ sở y tế (CSYT) là một trong những yếu tố hàng đầu đe dọa sự an 
toàn của người bệnh trong các cơ sở y tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự 
gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C và các bệnh dịch 
nguy hiểm có nguy cơ gây dịch, người bệnh đứng trước nguy cơ có thể bị mắc 
thêm bệnh khi nằm viện hoặc khi nhận các dịch vụ y tế từ NVYT và những người 
trực tiếp chăm sóc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh như chính bệnh nhân mà họ 
chăm sóc. 
 Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước và Tổ 
chức Y tế Thế giới ghi nhận tỷ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% người bệnh nhập viện. 
 9 
Một số điều tra ban đầu về NKBV ở nước ta cho thấy tỷ lệ NKBV hiện mắc từ 3 - 
7% tùy theo tuyến và hạng bệnh viện. Càng ở bệnh viện tuyến trên, nơi có nhiều 
can thiệp thủ thuật, phẫu thuật thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng lớn. 
 Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu bệnh nhân bị NKBV, làm 90.000 
người tử vong, làm tốn thêm 4,5 tỉ dollar viện phí. Nghiên cứu về hiệu quả của 
Chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện SENIC (Study on the Efficacy of 
Nosocomial Infection Control) năm 1970 -1976 đã khẳng định Chương trình kiểm 
soát NKBV bao gồm giám sát và áp dụng kỹ thuật có thể làm giảm 33% NKBV. 
Từ đó, nhiều bệnh viện đã cải tiến các biện pháp kiểm soát NKBV và đã đạt được 
nhiều thành công. Từ năm 2007, Hiệp hội KSNK và dịch tễ học Hoa Kỳ APIC 
(Association for Professionals in Infection Control and Epidemiology) đã đưa ra 
mục tiêu “ hướng đến không có NKBV”. 
 Tình hình NKBV tại Việt Nam chưa được xác định đầy đủ. Có ít tài liệu và 
giám sát về NKBV được công bố. Đến nay đã có ba cuộc điều tra cắt ngang (point 
prevalence) mang tính khu vực do Vụ Điều trị Bộ Y tế (nay là Cục Quản lý khám, 
chữa bệnh) đã được thực hiện. Điều tra năm 1998 trên 901 bệnh nhân trong 12 
bệnh viện toàn quốc cho thấy tỉ lệ NKBV là 11.5%; trong đó nhiễm khuẩn vết mổ 
chiếm 51% trong tổng số các NKBV. Điều tra năm 2001 xác định tỉ lệ NKBV là 
6.8% trong 11 bệnh viện và viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân thường gặp nhất 
(41.8%). Điều tra năm 2005 tỉ lệ NKBV trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 
5.7% và viêm phổi bệnh viện cũng là nguyên nhân thường gặp nhất (55.4%). Tuy 
nhiên, những điều tra trên với cỡ mẫu không lớn, lại điều tra tại một thời điểm 
nên chưa thế kết luận rằng tỷ lệ nhiễm khuẩn của các bệnh viện Việt Nam là thấp 
và công tác KSNK của Việt Nam đã tốt. Cũng như các nước khác, Chính Phủ 
Việt Nam rất quan tâm đến KSNK và tình trạng đa kháng kháng sinh của các vi 
sinh vật ngày càng tăng và lan rộng trên toàn cầu. Trong đó, đối tượng có nguy cơ 
nhiễm khuẩn cao là bệnh nhân nằm điều trị kéo dài tại bệnh viện, phải trải qua 
nhiều thủ thuật xâm lấn, nằm tại các khoa Hồi sức tích cực. Ngoài ra, tình trạng 
quá tải bệnh nhân ở các bệnh viện lớn và số bệnh nhân điều trị nội trú gia tăng 
cũng đóng vai trò quan trọng để lây lan nhiễm trùng. 
 Tác nhân gây NKBV đã có nhiều thay đổi trong vài thập kỷ qua. Các vi 
khuẩn gây bệnh có thể là các vi khuẩn gram dương và các trực khuẩn Gram (-), 
nấm, và ký sinh trùng. Tuy nhiên, NKBV do trực khuẩn Gram (-) đa kháng thuốc 
kháng sinh đã và đang trở thành một tai họa thực sự cho các bệnh viện. Tốc độ 
kháng kháng sinh của các vi khuẩn này với các nhóm kháng sinh carbapenems và 
aminoglycoside cũng tăng nhanh và lan rộng khắp các châu lục, trong đó có Việt 
Nam. 
2. Hậu quả của NKBV 
Nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh và cho hệ 
thống y tế như: tăng biến chứng và tử vong cho người bệnh; kéo dài thời gian 
nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày; tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự 
kháng thuốc của vi sinh vật và tăng chi phí điều trị cho một NKBV thường gấp 2 
 10 
đến 4 lần so với những trường hợp không NKBV. 
Theo báo cáo của một số nghiên cứu: Chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn 
huyết bệnh viện là $34,508 đến $56,000 và do viêm phổi bệnh viện là $5,800 đến 
$40,000. Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu bệnh nhân bị NKBV, làm tốn 
thêm 4,5 tỉ dollar viện phí. Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu quốc gia đánh 
giá chi phí của NKBV, một nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy NKBV 
làm kéo dài thời gian nằm viện 15 ngày với chi phí trung bình mỗi ngày là 
192,000 VND và ước tính chi phí phát sinh do NKBV vào khoảng 2,880,000 
VND/ người bệnh. 
3. Nguyên nhân NKBV 
NKBV không chỉ gặp ở người bệnh mà còn có thể gặp ở NVYT và những 
người trực tiếp chăm sóc người bệnh. Do vậy, khi thực hiện những biện pháp 
KSNK trong các CSYT cần quan tâm đến cả hai đối tượng này. 
3.1. Đối với người bệnh 
Có rất nhiều yếu tố là nguyên nhân dẫn đến các NKBV ở người bệnh như: 
- Các yếu tố nội sinh (do chính bản thân người bệnh): là yếu tố các bệnh 
mãn tính, mắc các bệnh tật làm suy giảm khả năng phòng vệ của cơ thể, trẻ sơ 
sinh non tháng và người già. Đặc biệt các vi sinh vật cư trú trên da, các hốc tự 
nhiên của cơ thể người bệnh có thể gây nhiễm trùng cơ hội, những người bệnh 
dùng thuốc kháng sinh kéo dài 
- Các yếu tố ngoại sinh như: Vệ sinh môi trường, nước, không khí, chất 
thải, quá tải bệnh viện, nằm ghép, dụng cụ y tế, các phẫu thuật, các can thiệp thủ 
thuật xâm lấn 
- Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của NVYT: tuân thủ các nguyên tắc 
vô khuẩn, đặc biệt vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế. 
3.2. Đối với NVYT 
 Ba nguyên nhân chính làm cho NVYT có nguy cơ bị lây nhiễm. Thường là 
khi họ bị phơi nhiễm nghề nghiệp với các tác nhân gây bệnh qua đường máu do 
tai nạn nghề nghiệp trong quá trình chăm sóc người bệnh, thường gặp nhất là: 
- Tai nạn rủi ro từ kim tiêm và vật sắc nhọn nhiễm khuẩn 
- Bắn máu và dịch từ người bệnh vào niêm mạc mắt, mũi, miệng khi làm 
thủ thuật 
- Da tay không lành lặn tiếp xúc với máu và dịch sinh học của người bệnh 
có chứa tác nhân gây bệnh. 
III. CÁC TÁC NHÂN VI SINH VẬT 
 Căn nguyên vi sinh vật (VSV) gây nhiễm khuẩn bệnh viện phần lớn là do 
vi khuẩn gây lên, sau đó là do vi rút, nấm và ký sinh trùng. Các vi khuẩn thường 
gặp chủ yếu hiện nay là tụ cầu vàng (S.aureus) và các trực khuẩn Gram (-). 
Nhiễm khuẩn bệnh viện do vi rút thường gặp ở trẻ em hơn là người trưởng thành 
 11 
và thường mang nguy cơ bùng nổ thành dịch. Nhiễm khuẩn bệnh viện do nấm 
thường do điều trị kháng sinh kéo dài hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. 
 Vi sinh vật từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây bệnh thường 
bao gồm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm. Vi sinh vật ký sinh trên người là 
những VSV gây bệnh cơ hội và chủ yếu là vi khuẩn Gram (-). Các VSV gây 
nhiễm trùng cũng biến đổi khác nhau theo nhóm cộng đồng dân cư, các chuyên 
khoa điều trị khác nhau, điều kiện khác nhau và có sự khác nhau giữa các quốc 
gia. 
1. Vai trò gây bệnh của vi khuẩn 
 Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác nhau, vi khuẩn nội sinh, 
thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn. Bình thường trên da có 
khoảng 13 loài vi khuẩn ái khí được phân bố khắp cơ thể và có vai trò ngăn cản 
sự xâm nhập của VSV gây bệnh. Một số vi khuẩn nội sinh có thể trở thành căn 
nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của vật chủ bị tổn thưởng. Vi 
khuẩn ngoại sinh, là vi khuẩn có nguồn gốc ngoại lai, có thể từ dụng cụ y tế, nhân 
viên y tế, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân. 
 Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn: Tụ cầu vàng (Staphylococcuc aureus) 
đóng vai trò quan trọng đối với NKBV từ cả hai nguồn nội sinh và ngoại sinh. Tụ 
cầu vàng có thể gây nên nhiễm trùng đa dạng ở phổi, xương, tim, nhiễm khuẩn 
huyết và đóng vai trò quan trọng trong NKBV có liên quan đến truyền dịch, ống 
thở, nhiễm khuẩn vết bỏng và nhiễm khuẩn vết mổ. Vi khuẩn Staphylococcus 
saprophyticus thường là căn nguyên gây nhiễm trùng tiết niệu tiên phát, là loài 
gây nhiễm khuẩn có tỷ lệ cao thứ hai (sau tụ cầu vàng) ở bệnh nhân nhiễm khuẩn 
vết bỏng. Liên cầu beta tán huyết (beta- hemolytic) đóng vai trò quan trọng trong 
các biến chứng viêm màng cơ tim và khớp. 
 Các tác giả trong nước cho thấy, nhiễm khuẩn do chấn thương, nhiễm 
khuẩn ngoại khoa hay nhiễm khuẩn vết bỏng tỷ lệ vi khuẩn Gram (+), đặc biệt là 
S.aureus thường gặp nhiều hơn các nhiễm khuẩn phổi và nhiễm khuẩn đường tiết 
niệu. Nguyễn Văn Hiếu (2008), nhiễm khuẩn vết bỏng có tỷ lệ vi khuẩn Gram (+) 
là 31,3%, cao hơn nhiều so với nhiễm khuẩn phổi (6,2%), nhiễm khuẩn vết mổ 
(12,1%) và tỷ lệ phối hợp cao nhất là P.aeruginosa với S.aureus. 
Vi khuẩn Gram âm, trong đó các trực khuẩn Gram (-) thường có liên quan 
nhiều đến NKBV và phổ biến trên bệnh nhân nhiễm trùng phổi tại khoa điều trị 
tích cực. Họ vi khuẩn đường ruột (Enterobacteriaceae) thường cư trú trên đường 
tiêu hoá của người và động vật, đang là mối quan tâm lớn trong NKBV do có khả 
năng kháng cao với các nhóm kháng sinh amiglycoside, β-lactamase và có khả 
năng truyền tính kháng qua plasmid. Chủng Acinetobacter spp, trong đó đáng 
quan tâm nhất là chủng A.baumannii, thường gặp trong không khí bệnh viện, 
nước máy, ống thông niệu đạo, máy trợ hô hấp. Ngoài ra còn thấy trong đờm, 
nước tiểu, phân, dịch nhầy âm đạo. Ngày nay NKBV do Acinetobacter spp đan ... áp suất nhỏ. 
- Mầu trắng đựng chất thải tái chế. 
IV. NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI VÀ THU GOM CHẤT THẢI Y TẾ 
1. Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh: người phát sinh ra chất thải 
phải phân loại riêng theo từng nhóm và từng loại đúng quy định. Mỗi nhóm/loại 
chất thải rắn phải được đựng trong các túi và thùng có mã mầu và biểu tượng theo 
quy định, không đựng quá 3/4 túi, thùng. 
2. Đặt thùng, hộp đựng chất thải phải gần nơi chất thải phát sinh. Phương 
tiện, thùng, hộpđựng vật sắc nhọn phải để ngay cạnh các xe tiêm, nơi làm thủ 
thuật. 
 141 
3. Thu gom và chuyển khỏi các khoa lầm sàng, buồng bệnh tối thiểu ngày 
một lần và khi cần. 
V. NGUYÊN TẮC VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI TRONG CƠ SỞ 
KHÁM, CHỮA BỆNH 
- Vận chuyển chất thải từ các khoa phòng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở 
khám, chữa bệnh ít nhất một lần/ngày và khi cần. 
- Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. 
Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực 
sạch khác. 
- Vận chuyển chất thải bằng xe chuyên dụng có nắp đậy kín; không được 
làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. 
VI. NGUYÊN TẮC LƯU GIỮ CHẤT THẢI RẮN TRONG CƠ CỞ 
KHÁM, CHỮA BỆNH 
- Lưu giữ riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường 
- Nơi lưu giữ chất thải phải cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng 
và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 100 mét. 
- Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến. 
- Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có 
khoá. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do 
xâm nhập. 
- Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở khám, chữa 
bệnh. 
- Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, 
hoá chất làm vệ sinh. 
- Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt. 
- Khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh lưu giữ chất thải trong nhà có 
bảo quản lạnh. 
- Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở khám, chữa bệnh không quá 
48 giờ. Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh có thể đến 72 
giờ, chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu huỷ hàng ngày. 
 VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP TIÊU HỦY CHẤT THẢI RẮN Y TẾ 
1. Tiêu hủy chất thải lây nhiễm sắc nhọn 
a) Cô lập trong hộp an toàn và thiêu đốt trong lò đốt 
- Cách 1: Cho cả bơm tiêm có gắn kim vào thùng đựng vật sắc nhọn bằng 
nhựa hoặc bìa cát tông, có khả năng kháng thủng. Treo hộp an toàn trên các xe 
tiêm hoặc bàn tiêm, khi hộp đầy 3/4 dán kín miệng chuyển đi thiêu đốt cùng chất 
thải lây nhiễm ở nơi thiêu đốt tập trung ngoài cơ sở khám, chữa bệnh . 
 142 
- Cách 2: Gạt kim tiêm ở miệng của thùng đựng vật sắc nhọn chuyên biệt 
có chổ gạt kim riêng. Nếu không có thùng này, tách kim tiêm ra khỏi bơm tiêm 
bằng kìm, sau đó cô lập kim tiêm vào hộp an toàn / các chai nhựa sẵn có (có nhãn 
theo Quy chế quản lý chất thải y tế). Bơm tiêm sau tiêm cho ngay vào túi nilon 
mầu vàng chứa chất thải lây nhiễm và vận chuyển cùng chất thải lây nhiễm đem 
đi thiêu đốt. 
Chú ý: việc tách rời kim tiêm khỏi bơm tiêm sau tiêm không được khuyến 
cáo và cần phải cân nhắc kỹ điểm lợi và điểm hại, khi tháo kim có thể dẫn tới 
nguy cơ bị tai nạn rủi ro do kim đâm vào tay cho NVYT. 
b) Cắt bơm tiêm và kim tiêm bằng thiết bị cắt kim 
- Dụng cụ cần thiết: Thiết bị cắt kim (needle cutter) để trên xe tiêm hoặc 
bàn tiêm; túi nilon mầu vàng đựng bơm tiêm; hố chôn kim được xây bằng bê tông, 
có nắp bằng bê tông và trên nắp có thiết kế một ống kim loại đường kính 15 cm 
để thải bỏ kim tiêm vào trong hố. 
- Quy trình cắt và xử lý kim tiêm: 
+ Đặt thiết bị cắt kim chắc chắn trên bàn tiêm hoặc xe tiêm. 
+ Cắt ngay từng bơm kim tiêm sau mỗi lần tiêm. 
+ Vị trí cắt là điểm khớp giữa đốc kim và đầu ambu. 
+ Cho bơm tiêm sau khi đã cắt vào trong túi nilon mầu vàng đựng chất thải 
nhiễm khuẩn. 
+ Tháo hộp đựng kim tiêm sau khi đã được chứa đầy 2/3 hộp từ thiết bị cắt 
kim, sau đó đậy kín nắp hộp (chú ý tháo cẩn thận để kim tiêm không văng ra khỏi 
hộp). 
+ Chuyển ngay hộp đựng kim tiêm ra hố chôn kim, mở nắp hộp, đổ kim 
tiêm đã cắt vào hố và đậy kín nắp hố chốn kim. 
+ Khử khuẩn hộp đựng kim để dùng lại. 
Chú ý: Thiết bị cắt kim phải lau chùi hàng ngày sau mỗi buổi tiêm và hàng 
tháng cần tháo rời từng bộ phận để bảo dưỡng. 
2. Tiêu hủy chất thải lây nhiễm không sắc nhọn 
- Cách 1: Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng. 
- Cách 2: Khử khuẩn bằng hơi nóng trong máy khử khuẩn chuyên dụng 
hoặc bằng thiết bị vi sóng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh. Chất thải lây nhiễm 
sau khi khử khuẩn được xử lý như chất thải thông thường. Hiện nay, Bộ Y tế 
khuyến cáo thay thế dần công nghệ đốt chất thải sang công nghệ khử khuẩn để 
phòng ngừa phát tán các khí có chứa dioxin và fuaran vào không khí. 
- Cách 3: Chôn lấp hợp vệ sinh, áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các 
tỉnh miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu 
 143 
chuẩn tại địa phương. Nơi chôn lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền 
và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Hố chôn 
lấp phải có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà ở tối thiểu 100m, đáy 
hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét, miệng hố nhô cao và che tạm thời để 
tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-
25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với 
chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn 
lấp. 
3. Tiêu hủy chất thải giải phẫu 
- Cách 1: Phân loại riêng, cô lập trong 2 túi nilon mầu vàng, thiêu đốt như 
chất thải y tế lây nhiễm. 
- Cách 2: Phân loại riêng, cô lập trong 2 túi nilon mầu vàng, cho vào thùng 
và chuyển đi chôn tại nghĩa trang. 
- Cách 3: Phân loại riêng, cô lập trong 2 túi nilon mầu vàng, chôn trong hố 
bê tông, có đáy và có nắp kín trong khu đất của cơ sở khám, chữa bệnh (chỉ áp 
dụng với các cơ sở khám, chữa bệnh miền núi, có khu đất rộng và chưa có điều 
kiện xử lý chất thải y tế theo tiêu chuẩn quy định. 
4. Xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao 
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi 
chất thải phát sinh. 
- Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp 
dụng một trong các phương pháp sau: 
 a) Khử khuẩn bằng hoá chất: Ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao 
trong dung dịch Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút 
hoặc các hoá chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và 
theo quy định của Bộ Y tế. 
 b) Khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm: Cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao 
vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm và vận hành theo đúng hướng dẫn 
của nhà sản xuất. 
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn 
hoặc cho vào túi nilon mầu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất 
thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng hơi nóng, bằng vi 
sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như 
chất thải thông thường và có thể tái chế. 
5. Tiêu hủy chất thải thông thường 
- Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải trên địa bàn. 
- Tái chế. 
 144 
VIII. NGUYÊN TẮC TÁI CHẾ, TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI 
THÔNG THƯỜNG 
Danh mục chất thải thông thường được tái chế, tái sử dụng bao gồm các 
chai nhựa đựng huyết thanh (không lẫn thuốc gây độc hại tế bào), lọ đựng thuốc 
thông thường, bao túi bằng nilon và bằng cát tông. 
- Chất thải thông thường được tái chế phải bảo đảm không có yếu tố lây 
nhiễm và các chất hoá học nguy hại gây ảnh hưởng cho sức khoẻ. 
- Chất thải được phép tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp cho tổ chức cá nhân 
có giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất thải. 
- Cơ sở khám, chữa bệnh giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, 
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý chất thải thông thường theo đúng quy định 
để phụ vụ mục đích tái chế, tái sử dụng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y 
tế ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. 
2. Tài liệu Đào tạo Phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế, 2010 
3. Tài liệu quản lý chất thải Y tế của WHO 
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất chỉ mục đích của quản lý chất thải rắn y 
tế là 
A. Thực hiện Luật môi trường 
B. Thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh 
C. Bảo vệ sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng 
D. Cả A, B và C 
Câu 2. Hãy điền các chữ cái A, B, C, D, E tương ứng với loại chất thải 
được liệt kê dưới đây. 
1. Kim tiêm đã sử dụng: ....................................... 
2. Vỏ lọ thuốc điều trị ung thư: ............................. 
3. Bao ni lon đựng dây truyền dịch: ..................... 
 145 
4. Bình ô xy nén: ................................................... 
5. Băng vết thương:................................................. 
6. Ống xét nghiệm:................................................. 
7. Nhau thai:............................................................ 
8. Lam kính xét nghiệm:........................................ 
9. Lưỡi dao mổ:..................................................... 
10. Găng tay cao su:............................................... 
A. Chất thải lây nhiễm 
B. Chất thải hóa học 
C. Chất thải phóng xạ 
D. Bình áp xuất 
E. Chất thải thông thường 
Câu 3. Sử dụng số thứ tự của mã màu điền vào chỗ chấm cuối câu cho 
tương ứng với quy định màu túi, thùng chứa chất thải y tế 
A. Chất thải lây nhiễm....... 
B. Chất thải hóa học................ 
C. Chất thải phóng xạ.......... 
D. Bình áp xuất.............. 
E. Chất thải tái chế:........ 
1. Màu vàng 
2. Màu xanh 
3. Màu đen 
4. Màu trắng 
Câu 4. Điền vào chỗ trống cho đủ nguyên tắc phân loại chất thải 
A. Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh, người phát sinh ra chất thải 
phải phân loại riêng theo từng nhóm và từng loại đúng quy định. 
B. ........................................................................(1)........................................ 
D. Đặt thùng, hộp đựng chất thải phải gần nơi chất thải phát sinh. Phương 
tiện, thùng, hộp đựng vật sắc nhọn phải để ngay cạnh các xe tiêm, nơi làm thủ 
thuật. 
E. Thu gom và chuyển chất thải khỏi các khoa lầm sàng, buồng bệnh tối 
thiểu ngày một lần và khi cần. 
Câu 5. Nguyên tắc vận chuyển chất thải 
 A. Vận chuyển chất thải từ các khoa phòng về nơi lưu giữ ít nhất một 
lần/ngày và khi cần. 
B. Phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất 
thải........(1)................. 
 146 
C. Vận chuyển chất thải bằng xe chuyên dụng có nắp đậy kín; không được 
làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển. 
Câu 6. Đánh dấu (X) vào ô đúng hoặc sai đúng với nguyên tắc lưu giữ chất 
thải y tế 
TT Nguyên tắc lưu giữ chất thải y tế Đúng Sai 
1 Lưu giữ riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải thông 
thường 
2 Nơi lưu giữ chất thải phải cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối 
đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 
1000 mét. 
3 Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến. 
4 Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, 
có cửa và có khoá. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và 
người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập. 
5 Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở 
khám, chữa bệnh 
6 Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, 
có dụng cụ, hoá chất làm vệ sinh. 
7 Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, 
thông khí tốt. 
8 Khuyến khích các cơ sở khám, chữa bệnh lưu giữ chất thải 
trong nhà có bảo quản lạnh. 
9 Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở khám, chữa bệnh 
không quá 48 giờ. 
10 Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh 
có thể đến 96 giờ, chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn 
hoặc tiêu huỷ hàng ngày. 
Câu 7. Điền vào chỗ trống câu trả lời phù hợp 
Có 3 cách xử lý chất thải giải phẫu: 
A. Phân loại riêng, cô lập trong 2 túi nilon mầu vàng, thiêu đốt như chất 
thải y tế lây nhiễm. 
B. Phân loại riêng, cô lập trong 2 túi nilon mầu vàng, cho vào thùng 
và ....(1).... 
 147 
C. Phân loại riêng, cô lập trong 2 túi nilon mầu vàng, chôn trong hố bê tông 
có đáy và có nắp kín trong khu đất của cơ sở khám, chữa bệnh. 
Câu 8. Xử lý ban đầu chất thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao có thể sử 
dụng 
A. Ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung dịch Cloramin B 
1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu ...(1)..... phút hoặc các hoá chất khử 
khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y 
tế. 
 B. Cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử khuẩn bằng 
hơi nóng ẩm và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. 
 Câu 9. Nguyên tắc tái chế chất thải thông thường từ cơ sở y tế 
A. Bảo đảm không có yếu tố lây nhiễm và các chất hoá học nguy hại gây 
ảnh hưởng cho sức khoẻ. 
B. Chỉ cung cấp cho tổ chức cá nhân có giấy phép hoạt động và ....(1).. 
C. Cơ sở khám, chữa bệnh ............(2).........tổ chức, kiểm tra, giám sát chặt 
chẽ việc xử lý chất thải thông thường theo đúng quy định để phục vụ mục đích tái 
chế, tái sử dụng. 
 148 
ĐÁP ÁN TRẢ LỜI 
1. Bài 1: 
Câu 1. a Câu 11 a 
Câu 2. d Câu 12 e 
Câu 3 c Câu 13 a, b, c, d 
Câu 4 b Câu 14 d 
Câu 5 d Câu 15 d 
Câu 6 d Câu 16 a 
Câu 7 f Câu 17 a, b, c 
Câu 8 a Câu 18 a, b, c 
Câu 9 a, b, c Câu 19 e 
Câu 10 a Câu 20 e 
3. Bài 3: 
Câu 1 E Câu 5 D 
Câu 2 D Câu 6 Trước khi tiếp xúc với 
bệnh nhân 
Câu 3 D Câu 7 Đúng các bước 
1,2,3,4,5,6,8.9.10 
Sai bước 7 
Câu 4 D Câu 8 Đúng các bước 1,2,3,4,5 
Sai bước 6 
4. Bài 4: 
Câu 1 D Câu 11 D 
Câu 2 D Câu 12 C 
Câu 3 B Câu 13 B 
Câu 4 D Câu 14 C 
Câu 5 C Câu 15 A 
Câu 6 D Câu 16 B 
Câu 7 C Câu 17 B 
Câu 8 B Câu 18 A 
Câu 9 C Câu 19 D 
Câu 10 A Câu 20 C 
 149 
5. Bài 5: 
Câu 1. D Câu 
11. 
D 
Câu 2. D Câu 12 C 
Câu 3 B Câu 13 B 
Câu 4 A Câu 14 E 
Câu 5 C Câu 15 D 
Câu 6 B Câu 16 D 
Câu 7 B Câu 17 ĐÚNG HẾT 
Câu 8 C Câu 18 B đúng 
Câu 9 B Câu 19 C 
Câu 10 D Câu 20 D 
6. Bài 6: 
Câu 1 D Câu 15 B 
Câu 2 A Câu 16 D 
Câu 3 D Câu 17 A 
Câu 4 D Câu 18 D 
Câu 5 D Câu 19 A 
Câu 6 D Câu 20 D 
Câu 7 D Câu 21 D 
Câu 8 D Câu 22 D 
Câu 9 D Câu 23 D 
Câu 10 D Câu 24 D 
Câu 11 D Câu 25 E 
Câu 12 D Câu 26 Vệ sinh xe tiêm trước và 
sau mỗi ca làm việc 
Câu 13 D Câu 27 Tiêm tĩnh mạch 
Câu 14 D 
7. Bài 7: 
Câu 1 Sai Câu 6 Sai 
Câu 2 Đúng Câu 7 Đúng 
Câu 3 Đúng Câu 8 Sai 
Câu 4 Sai Câu 9 Đúng 
 150 
Câu 5 Sai Câu 10 Đúng 
 Câu 11 Sai 
8. Bài 8: 
Câu 1 D Câu 5 A 
Câu 2 D Câu 6 C 
Câu 3 A Câu 7 A 
Câu 4 E Câu 8 C 
9. Bài 9: 
Câu 1 D Câu 5 (1) Tránh vận chuyển 
chất thải qua các khu 
vực chăm sóc người 
bệnh và các khu vực 
sạch khác. 
Câu 2 1. A 2. B 3.E 
4.D 3. A 4. A 
7.A 8. A 9.A 
10.A 
Câu 6 Đúng: 1,3,4,5,6,7,8,9 
Sai: 2, 10 
Câu 3 A.1 B.3 C.3 
D.2 E.4 
Câu 7 (1) chuyển đi chôn tại 
nghĩa trang. 
Câu 4 (1) = Mỗi nhóm/loại 
chất thải rắn phải được 
đựng trong các túi, thùng 
có mã mầu và biểu tượng 
theo quy định, không đựng 
quá ¾ túi/thùng 
Câu 8 (1) 30 phút 
 Câu 9 (1): có chức năng tái 
chế chất thải. 
(2): giao cho một đơn 
vị chịu trách nhiệm 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_tao_phong_va_kiem_soat_nhiem_khuan.pdf