Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh mới

Yêu cầu tái cấu trúc ngành Công nghiệp theo hướng hiện đại ngày càng trở nên quan trọng trong

điều kiện thế giới hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh đó, Chính phủ

Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại một cách thực chất các ngành công nghiệp.

Thông qua việc chỉ ra các “nút thắt”, rào cản trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, bài viết đưa

ra những giải pháp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Công nghiệp hiệu quả thời gian tới.

pdf 5 trang kimcuc 11500
Bạn đang xem tài liệu "Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh mới

Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại trong bối cảnh mới
34 
hành Nghị quyết 07-NQ/HNTW về phát triển công 
nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công 
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng giai 
cấp công nhân trong giai đoạn mới. 
Các kỳ Đại hội Đảng sau đó tiếp tục khẳng định 
tầm quan trọng phát triển công nghiệp trong quá 
trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và 
kinh tế nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần XII 
nêu rõ: Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế 
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; Đẩy mạnh 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông 
thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. 
Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng và 
Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã thể chế hóa 
thành khoảng 300 văn bản quy phạm pháp luật bao 
quát khá đầy đủ các nội dung có liên quan đến 
chính sách công nghiệp quốc gia. Đặc biệt, từ khi 
Việt Nam gia nhập WTO và các hiệp định thương 
mại tự do (FTA), chủ trương, đường lối của Đảng 
về phát triển kinh tế, trong đó có đẩy mạnh sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói 
chung và phát triển công nghiệp nói riêng đã liên 
tục được bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu 
cầu phát triển của đất nước cũng như đáp ứng đòi 
hỏi của bối cảnh mới. 
Nhìn lại sự phát triển công nghiệp Việt Nam 
trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, nhất là trong 
10 năm trở lại đây có thể thấy, sự phát triển công 
nghiệp đã có tác động tích cực đến sự tăng trưởng 
của nền kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp và 
giá trị gia tăng công nghiệp tăng trưởng liên tục 
trong nhiều năm. Giai đoạn từ 1991 đến 2011, công 
nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, mức 
Phát triển công nghiệp 
- Những thành công và hạn chế
Ở Việt Nam, chính sách phát triển công nghiệp 
được đặt trong định hướng công nghiệp chung của 
quốc gia, đó là quá trình công nghiệp hóa - hiện 
đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) 
chứng kiến bước ngoặt có tính lịch sử quan trọng, 
đột phá về đổi mới tư duy, trong đó có tư duy về 
định hướng phát triển công nghiệp. Năm 1994, Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tiếp tục ban 
TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 
THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH MỚI
ĐỖ THỊ NHUNG - Đại học Tài chính quản trị kinh doanh
Yêu cầu tái cấu trúc ngành Công nghiệp theo hướng hiện đại ngày càng trở nên quan trọng trong 
điều kiện thế giới hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong bối cảnh đó, Chính phủ 
Việt Nam đã đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là cơ cấu lại một cách thực chất các ngành công nghiệp. 
Thông qua việc chỉ ra các “nút thắt”, rào cản trong phát triển công nghiệp của Việt Nam, bài viết đưa 
ra những giải pháp nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành Công nghiệp hiệu quả thời gian tới.
Từ khóa: Tái cơ cấu, ngành công nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngày nhận bài: 1/3/2017
Ngày chuyển phản biện: 5/3/2017
Ngày nhận phản biện: 26/3/2017
Ngày chấp nhận đăng: 29/3/2017
The demand for industrial restructure 
in the context of modernization has been 
extremely urgent due to the global movement 
forward the 14th industrial revolution. Under 
that situation, Vietnam’s government has set 
priority to restructure its industrial sectors. 
By means of pointing out the “bottle-necks” 
and obstacles for industrial development of 
Vietnam, the article attempts on solutions to 
conducting successfully industrial restructure 
in coming time.
Keywords: restructure, industry, 
industrialization, modernization
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2017
35
bình quân 10 năm trở lại đây đạt 15,09%/năm, 
khẳng định vị thế của công nghiệp trong thời kỳ 
hội nhập và phát triển, đóng góp vai trò ngày càng 
cao cho phát triển kinh tế. Đáng chú ý, lĩnh vực 
công nghiệp đạt được tăng trưởng trải đều ở cả 
3 khu vực: Nhà nước, ngoài Nhà nước và đầu tư 
nước ngoài. Trong đó, khu vực ngoài Nhà nước 
tăng trưởng cao đã khẳng định chủ trương đúng 
đắn của Đảng và Nhà nước trong chuyển dịch cơ 
cấu các thành phần kinh tế, tăng tính chủ động 
của các doanh nghiệp (DN) trong nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 
Số liệu của Ban Kinh tế Trung ương đưa ra 
tại Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công 
nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm 
nhìn đến năm 2035” cho thấy, trong 10 năm qua 
(2006-2015), tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 
3,42 lần. Tỷ trọng GDP công nghiệp cũng duy trì ổn 
định khoảng 31-32%/tổng GDP của cả nước. Tăng 
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh 
hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế 
giới. Trong nhiều năm, lĩnh vực công nghiệp có tốc 
độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất trong các 
ngành kinh tế quốc dân. Tăng trưởng giá trị gia 
tăng công nghiệp giai đoạn từ 2006-2015 bình quân 
đạt 6,9%/năm (giai đoạn 2006-2010 là 5,9%/năm và 
giai đoạn 2011-2015 là 7,9 %/năm). 
Sau gần 10 năm, kim ngạch xuất khẩu các sản 
phẩm công nghiệp tăng gần 3,5 lần. Cơ cấu xuất 
khẩu các sản phẩm công nghiệp chuyển dịch tích 
cực, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công 
nghiệp chế biến chế tạo, chiếm tỷ trọng chủ yếu và 
tăng liên tục (năm 2007 chiếm 78%, năm 2015 tăng 
lên chiếm 97,3%). Ngoài ra, theo số liệu của Tổng 
cục Thống kê, riêng năm 2016, chỉ số sản xuất toàn 
ngành công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015. 
Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế 
tạo tăng 11,2%, đóng góp 7,9 điểm phần trăm vào 
mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện 
tăng 11,5%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành 
cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 
7,2%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm 
Có thể nói, lĩnh vực công nghiệp đã gặt hái được 
những kết quả đáng ghi nhận. Sản phẩm công 
nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú 
hơn về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng 
bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung 
cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong 
nước. Không chỉ sản xuất, cung ứng đảm bảo nhu 
cầu những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất của các 
ngành kinh tế khác và tiêu dùng của nhân dân, mở 
rộng thị trường xuất khẩu. Trong cơ cấu các mặt 
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, các loại sản 
phẩm công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, 
kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. 
Phát triển công nghiệp trong thời gian qua đã 
góp phần tích cực trong giải quyết việc làm và nâng 
cao đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy xuất 
khẩu và giảm nhập siêu trong nước. Trong đó, phải 
kể đến đóng góp ngày càng lớn của khu vực kinh 
tế có vốn đầu tư nước ngoài vào đầu tư phát triển 
công nghiệp của đất nước. Đầu tư trực tiếp nước 
ngoài (FDI) là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát 
triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm mới, 
tạo ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp 
phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ 
lực của nền kinh tế, như: Dầu khí, điện tử, thép, 
ximăng làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh 
tế quốc dân nhờ có cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn. Giai 
đoạn 2011 - 2016 có thêm nhiều dự án quy mô lớn, 
với số vốn đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên, đưa Việt 
Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất một số sản 
phẩm công nghệ cao của thế giới, như điện thoại 
di động, máy tính bảng, hàng điện tử... Năm 2016 
đã đóng góp trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu 
của cả nước, trong đó chủ lực là các mặt hàng chế 
biến, chế tạo, có giá trị gia tăng cao. Nhờ vậy, khu 
vực FDI vừa bù đắp được nhập siêu của DN trong 
nước, vừa tạo ra xuất siêu gần 3 tỷ USD, đóng góp 
khoảng 20% thu nội địa và 20% GDP.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá 
trình phát triển công nghiệp cũng đã bộc lộ không 
ít hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng đến mục tiêu 
phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh 
tế nói chung, điển hình như: 
Một là, hệ thống chính sách và chiến lược phát 
triển công nghiệp Việt Nam thiếu đồng bộ và chưa 
hiệu quả dù hiện nay, các chính sách được ban 
hành khá nhiều. Ngoài một số ít chính sách có hiệu 
quả, có tác động lan tỏa và tạo sự đột phá, thì vẫn 
còn không ít chính sách được ban hành còn chưa 
kịp thời và ít tác dụng thực tiễn. 
Hai là, thực tiễn, công nghiệp nước ta đang ở 
trình độ thấp, chủ yếu phát triển theo chiều rộng, 
nội lực còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các DN FDI, 
Trong giai đoạn 2006-2015, tổng giá trị sản 
xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 3,42 lần; 
tỷ trọng GDP công nghiệp duy trì ổn định 
khoảng 31-32%/tổng GDP của cả nước. Trong 
nhiều năm, lĩnh vực công nghiệp có tốc độ 
tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất trong các 
ngành kinh tế quốc dân. 
36
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sự liên kết giữa các DN FDI với các DN trong nước 
còn hạn chế. Hiện nay, giá trị gia tăng thấp trong 
nhiều ngành xuất khẩu sản xuất. Hầu hết phụ kiện 
phải nhập khẩu. Ngành công nghiệp phụ trợ dù đã 
được quan tâm, hỗ trợ đầu tư nhưng vẫn chưa đáp 
ứng được yêu cầu đề ra
Ba là, tăng trưởng sản xuất công nghiệp thiếu bền 
vững. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2017, 
chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 
4,1% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong 
vòng 6 năm qua. Trong các ngành công nghiệp, 
ngành chế biến, chế tạo tăng 8,3%, đóng góp 5,9 
điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản 
xuất và phân phối điện tăng 9,4%, đóng góp 0,6 
điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác 
thải, nước thải tăng 7,2%, đóng góp 0,1 điểm phần 
trăm; ngành khai khoáng giảm 11,4%, làm giảm 2,5 
điểm phần trăm mức tăng chung Nhìn lại năm 
2016, có thể thấy chỉ số tăng trưởng sản xuất công 
nghiệp cũng không cao, chỉ khoảng 7,5%. Nhóm 
ngành khai khoáng giảm sâu ở mức 5,9%, làm giảm 
1,3 điểm phần trăm mức tăng chung. Như vậy, mức 
tăng trưởng của năm 2016 và quý I/2017 đều khá 
thấp so với các năm trước đó.
Bốn là, năng suất lao động công nghiệp, nhất là 
ngành công nghiệp chế biến - chế tạo ở mức thấp. 
Tốc độ tăng năng suất lao động của ngành Công 
nghiệp giai đoạn 2006-2015 khoảng 2,4%/ năm, tốc 
độ tăng chậm hơn tốc độ tăng bình quân chung của 
nền kinh tế là 3,9%. So với các quốc gia trong khu 
vực, năng suất lao động công nghiệp của Việt Nam, 
nhất là năng suất lao động ngành công nghiệp chế 
biến, chế tạo còn khá thấp (Malaysia có mức năng 
suất lao động ngành chế biến chế tạo cao gấp 6,4 
lần, Thái Lan cao gấp 6,4 lần, Philippine cao gấp 
3,6 lần...). Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng 
hợp (TFP) vào tăng trưởng ngành công nghiệp vẫn 
còn khá thấp, gia tăng vốn và lao động vẫn đóng 
góp chủ yếu, đóng góp của yếu tố công nghệ đối 
với tăng năng suất của ngành chế biến, chế tạo chỉ 
chiếm khoảng 11,1%. Trong khi đó, Nghị quyết Đại 
hội Đảng lần XII đặt mục tiêu TFP đóng góp vào 
tăng trưởng khoảng 30-35%; năng suất lao động 
xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm... trở thành 
thách thức không nhỏ đối với ngành công nghiệp 
hiện nay. 
Năm là, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp 
trên cả nước chưa hợp lý. Hiện nay phân bố không 
gian công nghiệp đã bước đầu được hình thành 
theo hướng khai thác lợi thế về vị trí địa lý, tiềm 
năng của các địa phương. Tuy nhiên, có thể nhận 
thấy là không gian phát triển công nghiệp giai 
đoạn này được hình thành một cách tự nhiên theo 
thế mạnh của các địa phương, mà chưa có sự phân 
bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc. 
Định hướng phát triển công nghiệp 
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 
2025, tầm nhìn 2035 đã xác định những định hướng 
chủ yếu cho phát triển công nghiệp Việt Nam, theo 
đó, xác định đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam 
phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ 
tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc 
tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng 
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình 
đẳng trong hội nhập quốc tế
Chiến lược này cũng đặt ra nhiều mục tiêu 
cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm 
công nghiệp đến năm 2020 đạt 6,5-7,0%/năm, giai 
đoạn 2021-2025 đạt 7,0-7,5%/năm và giai đoạn 2026 
- 2035 đạt 7,5-8,0%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá 
trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến năm 2020 
đạt 12,5-13,0%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 11,0-
12,5%/năm và giai đoạn 2026-2035 đạt 10,5-11,0%/
năm. Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp 
và xây dựng chiếm 42-43%, năm 2025 chiếm 
43-44% và năm 2035 chiếm 40-41% trong cơ cấu 
kinh tế cả nước. Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất 
khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 
85-88%, sau năm 2025 đạt trên 90%. Bên cạnh đó, 
Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu giá trị sản phẩm 
công nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng 
công nghệ cao đến năm 2025 đạt khoảng 45% tổng 
GDP, sau năm 2025 đạt trên 50%. Chỉ số ICOR công 
nghiệp giai đoạn 2011-2025 đạt 3,5-4,0%; giai đoạn 
2026 - 2035 đạt 3,0-3,5%...
Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban 
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) nêu rõ: 
“Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp 
quốc gia, tạo khuôn khổ chính sách đồng bộ, trọng 
tâm, đột phá hướng vào tăng năng suất, chất lượng, 
hiệu quả và sức cạnh tranh”. Ngày 21/2/2017, Chính 
phủ đã ban hành Nghị quyết 27/NQ-CP về Chương 
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị 
quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần 
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) 
về một số chủ trương, chính sách lớn, nhằm tiếp 
tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất 
lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh 
tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 
ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu 
lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong đó cũng 
đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cơ 
TÀI CHÍNH - Tháng 4/2017
37
cơ sở các định hướng và mục tiêu phát triển trong 
từng giai đoạn, phải xuất phát từ những đòi hỏi 
của cuộc sống để ban hành những chính sách phù 
hợp. Chẳng hạn, các ưu đãi đề xuất cần phải được 
cân nhắc kỹ, căn cứ vào nguồn lực, để sau khi ban 
hành, chính sách có thể triển khai thực hiện được. 
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách 
phát triển công nghiệp của các quốc gia trên thế 
giới cho thấy: Quá trình phát triển công nghiệp 
đều theo các giai đoạn tuần tự, phát triển những 
ngành có lợi thế cạnh tranh, trong đó ngành cơ khí 
có vai trò quan trọng đối với mọi nền công nghiệp. 
Nhiều chính sách công nghiệp thành công đều tạo 
ra một môi trường thuận lợi để thúc đẩy các ngành 
công nghiệp phát triển theo định hướng trên cơ 
sở phân bố các nguồn lực hợp lý, theo cơ chế thị 
trường; dựa trên các trụ cột về khoa học công nghệ 
và nguồn nhân lực, với sự tham gia của các thành 
phần kinh tế dưới sự định hướng và dẫn dắt của 
nhà nước. Bên cạnh đó, chính sách phát triển cũng 
cần phải tạo điều kiện cho DN Việt Nam kết nối có 
hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và từng bước tạo 
lập được thương hiệu riêng. Nhà nước tập trung 
xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ cần thiết cho công 
nghiệp tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi 
cho việc gia nhập thị trường, đẩy mạnh cạnh tranh, 
đồng thời hạn chế những khiếm khuyết do cơ chế 
thị trường đem lại. 
Hai là, rà soát, điều chỉnh chính sách phát triển 
các ngành công nghiệp mũi nhọn. Việc rà soát, đánh 
giá chính sách công nghiệp hiện hành, hoàn thiện lý 
luận về chính sách phát triển công nghiệp của Việt 
Nam đặt trong lộ trình trung và dài hạn, bối cảnh 
cách mạng công nghiệp lần thứ 4, toàn cầu hóa và 
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trong cấu trúc 
mới của quá trình sản xuất công nghiệp toàn cầu, từ 
đó xác định định hướng chính sách phát triển công 
nghiệp đúng đắn, hiệu quả. Việt Nam cần phát triển 
ngành công nghiệp theo hướng giảm phụ thuộc vào 
lợi thế cạnh tranh không bền vững, từ dựa vào nguồn 
tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ, than đá, quặng), 
chuyển dịch sang nền công nghiệp dựa trên nền 
tảng sáng tạo, lấy khoa học công nghệ làm động lực 
và nền tảng cạnh tranh, phát triển bền vững. Tuy 
cấu lại một cách thực chất các ngành công nghiệp. 
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công 
Thương chủ trì đổi mới cơ chế, chính sách khuyến 
khích phát triển các DN tư nhân trong các ngành 
công nghiệp ưu tiên theo hướng hỗ trợ có trọng 
tâm, trọng điểm. Xây dựng và trình Thủ tướng 
Chính phủ cơ chế, chính sách khuyến khích DN 
tư nhân lớn đầu tư dài hạn, tạo dựng sản phẩm và 
thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh trong nước 
và quốc tế; Phát triển và nâng cấp hệ thống cơ sở 
dữ liệu về công nghiệp Việt Nam (bao gồm cả hệ 
thống cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ); Tiếp 
tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và thực hiện hiệu 
quả các quy định về khuyến công, nhằm phát triển 
bền vững công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu 
vực nông thôn gắn với bảo vệ môi trường
Trong bối cảnh hiện nay khi thế giới đang 
hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chiến 
lược phát triển công nghiệp ở Việt Nam cũng cần 
phải gắn với xu thế này. Theo nhận định của Công 
ty ReedTradex (Thái Lan), hiện trình độ sản xuất 
tại Việt Nam đang ở giai đoạn công nghiệp 2.0 
và công nghiệp 3.0, sản xuất chính vẫn ở trình độ 
thấp do thiếu hụt công nghệ mới, thông tin, cơ sở 
hạ tầng. Do vậy, công nghiệp của Việt Nam cần 
hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bởi 
việc áp dụng công nghiệp 4.0 sẽ giúp DN sản xuất 
công nghiệp giảm 3,6% chi phí hoạt động và tăng 
hiệu suất 4,1% trong một năm. Trước mắt, cần đẩy 
mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp 
phục vụ nông nghiệp, công nghệ cao nhằm phát 
huy tiềm năng các mặt hàng có thế mạnh sản xuất 
trong nước; Tái cơ cấu ngành Công Thương mạnh 
mẽ hơn để tạo ra một số sản phẩm thế mạnh của 
Việt Nam
Một số khuyến nghị về chính sách
Để tiếp tục thực hiện chủ trương, mục tiêu và 
nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược phát 
triển công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2035 và 
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, việc xây dựng 
khung khổ chính sách, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ 
cấu ngành công nghiệp một cách thực chất, đồng 
bộ, hiệu quả là hết sức cần thiết. Theo đó, cần chú 
trọng triển khai một số giải pháp sau:
Một là, đổi mới tư duy và phương pháp tiếp cận 
trong xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia, 
chú trọng tham khảo kinh nghiệm của các nước 
trên thế giới. Theo đó, cần đổi mới tư duy khi xây 
dựng chính sách thay vì chỉ tiếp cận theo hướng 
“đưa chính sách vào cuộc sống” cần kết hợp đồng 
bộ với “đưa cuộc sống vào chính sách”, tức là, trên 
Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp 
và xây dựng chiếm 42-43%, năm 2025 chiếm 
43-44% và năm 2035 chiếm 40-41% trong cơ 
cấu kinh tế cả nước. Tỷ trọng hàng công nghiệp 
xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 
2025 đạt 85-88%, sau năm 2025 đạt trên 90%.
38
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
nhiên, trước mắt vẫn dựa vào công nghiệp giá trị 
gia tăng cao, hàm lượng khoa học công nghệ cao, tài 
nguyên khoáng sản
Ba là, xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi, 
thông thoáng gắn với công tác tuyên truyền, xúc 
tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư vào phát 
triển các ngành công nghiệp. Theo đó, xác định rõ 
vai trò của các thành phần kinh tế trong phát triển 
công nghiệp để định hướng chính sách phát triển 
phù hợp. Tập trung kêu gọi các tập đoàn lớn, đa 
quốc gia tham gia đầu tư các dự án quan trọng 
trong danh mục dự án trọng điểm quốc gia kêu 
gọi FDI. Tiếp tục khuyến khích khu vực kinh tế 
tư nhân tham gia tích cực hơn nữa vào thực hiện 
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; 
tạo động lực cho DN tư nhân lớn mạnh. 
Bốn là, phát triển công nghiệp hỗ trợ: lựa chọn 
các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên 
phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng 
giai đoạn. Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi 
cụ thể cho các khu, cụm công nghiệp chuyên sâu 
và khu, cụm công nghiệp hỗ trợ đối với một số 
ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng như 
công nghiệp ô tô, sản phẩm điện tử, cơ khí... 
Năm là, điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh 
thổ: Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương 
trong vùng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho 
phát triển các ngành công nghiệp. Ban hành chính 
sách khuyến khích hình thành các cụm liên kết 
ngành theo các lĩnh vực công nghiệp có lợi thế, đặc 
biệt tại các vùng công nghiệp lõi và công nghiệp 
đệm. Xây dựng và triển khai các dự án phát triển 
công nghiệp quy mô vùng, ưu tiên các dự án phát 
triển công nghiệp có hàm lượng khoa học công 
nghệ cao (cơ khí chế tạo, tin học, điện tử, thông tin 
truyền thông...).
Sáu là, đẩy mạnh phát triển công nghiệp đi 
đôi với bảo vệ môi trường; Thực hiện các chương 
trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; 
Tiếp tục chủ động và tích cực hội nhập kinh tế 
quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của 
quốc gia, DN và sản phẩm Việt Nam, tận dụng 
hiệu quả thị trường, nâng cao trình độ phát triển 
của nền kinh tế. Xây dựng và ban hành các quy 
chuẩn kỹ thuật môi trường đảm bảo phát triển 
bền vững, bảo vệ môi trường; Kịp thời phát hiện 
và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp 
luật về bảo vệ môi trường
Bảy là, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát 
triển ngành công nghiệp. Xây dựng và phát triển 
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cả cán bộ quản 
lý lẫn phục vụ phát triển các ngành công nghiệp. 
Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 
cho các ngành công nghiệp ưu tiên theo từng giai 
đoạn cụ thể. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất 
lượng đào tạo ở tất cả các cấp, trước mắt là tiêu 
chuẩn kỹ năng nghề theo chuẩn quốc tế. Đổi mới 
chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. 
Kết hợp mạnh mẽ công tác nghiên cứu giữa các 
viện, trường, đặc biệt đội ngũ khoa học công nghệ 
với các cơ sở sản xuất để tăng hàm lượng trí tuệ 
và trình độ khoa học công nghệ trong sản phẩm, 
hàng hóa của Việt Nam 
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Kinh tế Trung ương (2017), Tài liệu Hội thảo khoa học quốc tế “Chính 
sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 
năm 2035”;
2. Chính phủ, Nghị quyết 27/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính 
phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị 
lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa XII và Nghị quyết 24/2016/QH14 
ngày 08/11/2016 của Quốc hội;
3. Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 phê duyệt Chiến lược phát triển 
công nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2035;
4. Lê Dương Quang, Tạp chí Tuyên giáo Trung ương, Tái cơ cấu công nghiệp 
Việt Nam: Định hướng chiến lược và các giải pháp căn cơ;
5. GS., TSKH. Nguyễn Mại (2017), 30 năm đầu tư nước ngoài: Nhìn lại để 
hướng tới, Báo Đầu tư.
Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách 
phát triển công nghiệp của các quốc gia trên 
thế giới cho thấy: Quá trình phát triển công 
nghiệp đều theo các giai đoạn tuần tự, phát 
triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, trong 
đó ngành cơ khí có vai trò quan trọng đối với 
mọi nền công nghiệp.
Tiền thuế là của dân, 
do dân đóng góp 
để phục vụ lợi ích của nhân dân

File đính kèm:

  • pdftai_co_cau_nganh_cong_nghiep_theo_huong_hien_dai_trong_boi_c.pdf