Tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam từ góc nhìn lịch sử và logic

Tái cơ cấu nền kinh tế nhìn từ quan điểm lịch sử - lô gíc giúp chúng ta hiểu rõ hơn lô gíc

vận động của các nền kinh tế trong quá trình tự điều chỉnh để tìm cho mình động lực phát triển mới.

Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào vai trò quản lý nền kinh tế của nhà

nước. Trong đó chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước luôn đổi mới có hệ thống theo định hướng của

mô hình tăng trưởng, phát triển chính sách khoa học và công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời

hoàn thiện thị trường và các các chỉ tiêu kinh tế phải được đổi mới theo yêu cầu của mô hình tăng trưởng

xanh, giải quyết anh sinh xã hội và phát triển bền vững.

pdf 10 trang kimcuc 18400
Bạn đang xem tài liệu "Tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam từ góc nhìn lịch sử và logic", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam từ góc nhìn lịch sử và logic

Tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt Nam từ góc nhìn lịch sử và logic
120
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN 
LỊCH SỬ VÀ LOGIC
 Đoàn Thế Hùng* 
TÓM TẮT 
 Tái cơ cấu nền kinh tế nhìn từ quan điểm lịch sử - lô gíc giúp chúng ta hiểu rõ hơn lô gíc 
vận động của các nền kinh tế trong quá trình tự điều chỉnh để tìm cho mình động lực phát triển mới. 
Tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào vai trò quản lý nền kinh tế của nhà 
nước. Trong đó chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước luôn đổi mới có hệ thống theo định hướng của 
mô hình tăng trưởng, phát triển chính sách khoa học và công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời 
hoàn thiện thị trường và các các chỉ tiêu kinh tế phải được đổi mới theo yêu cầu của mô hình tăng trưởng 
xanh, giải quyết anh sinh xã hội và phát triển bền vững.
Từ khoá: Tái cơ cấu, nền kinh tế, Việt Nam, lịch sử, logic
RESTRUCTURING PROCESS IN VIETNAM ECONOMY TODAY VIEW 
FROM HISTORY BETWEEN UNITY AND LOGICAL
ABSTRACT
Restructuring the economy from the historical point of view - logic help us better understand 
the logic of the movement in the economy to adjust to their new development dynamics. Economic 
Restructuring in Vietnam now mainly focused on the regulatory role of the state economy. In the 
macroeconomic policy of the state innovation system oriented growth model, the development of 
science and technology policy, establishing intellectual property rights, while improving market 
and economic criteria have to be renewed at the request of the green growth model, his resolve 
social and sustainable development.
Key Word: Restructuring, economy, VietNam, history, logic
* TS. GVC. Trường Đại học Quy Nhơn
121
Tái cơ cấu . . .
1. Đặt vấn đề
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu 
toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản sản 
Việt Nam (tháng 4-2001) đã đề ra chủ trương 
“Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu 
lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện 
đại hóaTạo chuyển biến mạnh về giáo dục 
và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy 
nhân tố con người” (1). 
Tháng 10-2011, tại Hội nghị Trung ương 
lần thứ Ba, khóa XI, Tổng Bí thư đảng Công 
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thừa 
nhận “yếu kém của nội tại nền kinh tế với mô 
hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế lạc hậu, 
kém hiệu quả, tích tụ, kéo dài từ lâu, chậm 
được khắc phục” (2). Để nhận thức và giải 
quyết có hiệu quả vấn đề tái cơ cấu nền kinh 
tế, chúng ta cần xem xét quá trình này một 
cách có hệ thống từ các nguyên tắc phương 
pháp luận của phép biện chứng duy vật, các 
quy luật tác động trong sản xuất vật chất, quy 
luật kinh tế
2. Nhận thức, quan điểm về tái cơ cấu 
nền kinh tế
 2.1. Nhận thức cơ bản về tái cơ cấu nền 
kinh tế
Tái cơ cấu nền kinh tế được hiểu là làm 
thay đổi cơ cấu của nền kinh tế, chuyển cơ cấu 
của nền kinh tế từ trạng thái này sang trạng 
thái khác và phân bổ lại các nguồn lực nhằm 
đạt hiệu suất cao nhất, phát triển kinh tế - xã 
hội bền vững nhất. Thực chất quá trình này 
là đi tìm những sự quy định mới trong cơ cấu 
kinh tế để trên cơ sở đó các thành phần kinh 
tế, tổ chức kinh tế tác động qua lại và chuyển 
hóa cho nhau. Kết quả là cả hệ thống kinh tế 
cùng các nội dung xã hội khác cùng vận động 
đi lên theo chiều hướng tiến bộ. Đây là quá 
trình gồm nhiều bước, nhiều khâu trên phạm 
vi rộng từ cơ cấu ngành, vùng, cơ chế vận 
hành, phân bổ, quản lý và sử dụng nguồn lực, 
cơ cấu sở hữu, hệ thống quản trị vĩ mô... nhằm 
mục đích tạo ra sự thay đổi lớn, căn bản trong 
cơ cấu nền kinh tế để xác lập một mô hình tăng 
trưởng, phương thức tăng trưởng và cơ chế 
phân bổ nguồn lực mới, tạo ra động lực làm 
bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế đất nước.
 2.2. Quan điểm thực hiện tái cơ cấu là: 
- Thực hiện tái cơ cấu kinh tế xuất phát từ 
quan điểm phát triển nhanh gắn với phát triển 
bền vững, phải gắn với đổi mới mô hình tăng 
trưởng. 
- Xây dựng các đề án thực hiện cụ thể, 
xác định lộ trình và những bước đi phù hợp, 
tuần tự; tránh điều hành theo kiểu chuyển 
ngay từ thái cực này sang thái cực khác có 
thể gây “sốc” cho nền kinh tế trong bối cảnh 
phải chịu cả những ảnh hưởng từ biến động 
của tình hình kinh tế thế giới, khu vực. Từ đó 
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và 
bảo đảm an sinh xã hội để làm cơ sở triển khai 
thực hiện các đề án tái cơ cấu; 
- Đồng thời ở hệ thống chính trị, nhà nước 
có vai trò mở đường, dẫn dắt hỗ trợ còn doanh 
nghiệp là chủ thể, lực lượng nòng cốt của tiến 
trình này; 
- Tái cơ cấu nền kinh tế là một bộ phận 
quan trọng để hình thành Chiến lược phát 
triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Tái cơ cấu 
phải bám sát vào ba đột phá trong Chiến lược 
này là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nhanh 
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất 
lượng cao và xây dựng hệ thống kết cấu hạ 
tầng đồng bộ; 
 - Tham khảo có chọn lọc những mô hình 
và cách thức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế 
của các nước trên thế giới và trong khu vực. 
3. Tái cơ cấu nền kinh tế nhìn từ quan 
điểm lịch sử 
122
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
Tình hình biến động kinh tế thế giới và 
khu vực những năm qua đã và đang đặt ra 
nhiều vấn đề mới đầy khó khăn đối với tất cả 
các nền kinh tế, trong đó nguyên nhân sâu xa 
là cơ cấu kinh tế của các quốc gia đều ít nhiều 
đang có vấn đề, đòi hỏi phải có sự thay đổi 
phù hợp trong quá trình tăng trưởng và phát 
triển bền vững.
Từ năm 1973 đến năm 1975, sau cuộc 
khủng hoảng năng lượng, các nước công 
nghiệp ở châu Âu bắt buộc phải thực hiện 
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tương tự như 
vậy, các nước Mỹ La-tinh đầu những năm 80 
của thế kỷ XX, do tác động của khủng hoảng 
nợ ở Mê-hi-cô nên cũng thực hiện quá trình 
tái cơ cấu nền kinh tế. Các nước Đông Âu 
và Liên Xô đầu thập niên 90 sau sự sụp đổ 
của hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa hay các 
nước Đông Á những năm 1998 - 2000 do ảnh 
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu 
Á cũng đều phải thực hiện bước đi này.
Ở Việt Nam, sau 1975 quá trình phát triển 
kinh tế - xã hội theo cơ chế kinh tế tập trung, 
kế hoạch hóa đã bộ lộ những hạn chế không 
thể không có bước điều chỉnh toàn diện. Vì 
thế tại Đại hội VI của Đảng, trong Diễn văn 
khai mạc, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 
đã nói: “Chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và 
thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để 
phát huy, những sai lầm để sửa chữa Muốn 
thế phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo 
thủ trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống 
chủ quan nóng vội, chống tha hóa biến chất, 
chống những thói quen lỗi thời, dai dẳng. Đây 
là cuộc đấu tranh gian khổ diễn ra trên mọi 
lĩnh vực và bản thân mỗi người chúng ta”.
Công cuộc đổi mới vào lúc đó được bắt 
đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy 
kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển theo kế 
hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, kém 
hiệu quả sang mô hình kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là quá trình kết 
hợp ba yếu tố: 
Thứ nhất, tình hình kinh tế - xã hội trì 
trệ, khủng hoảng buộc nhiều địa phương phải 
“phá rào” thực hiện một số chủ trương trái với 
quy định của Trung ương. Một số đơn vị sản 
xuất nông nghiệp, công nghiệp “phá rào” cơ 
chế cũ để sản xuất và kinh doanh theo cơ chế 
thị trường “tự do”; 
Thứ hai, thất bại của các cuộc cải cách 
“giá - lương - tiền” từ năm 1976 và lần cuối 
cùng vào tháng 10-1985 với việc tiến hành 
đổi tiền, nâng lương, điều chỉnh giá cả đã gây 
ra rối loạn kinh tế, bất ổn xã hội và sự thành 
công của chủ trương “khoán sản phẩm đến 
nhóm và người lao động trong nông nghiệp”, 
“kế hoạch hóa ba phần trong công nghiệp”; 
Thứ ba, quyết tâm chính trị của Bộ Chính 
trị, Ban Chấp hành Trung ương khi đó trong 
việc từ bỏ cơ chế cũ đã ăn sâu vào tiềm thức 
của mỗi người, thừa nhận sai lầm về đường lối, 
chính sách, để dứt khoát đoạn tuyệt với nó. 
Sau đổi mới, kể từ Đại hội Đại biểu toàn 
quốc lần thứ VI của đảng Công sản Việt Nam, 
cơ cấu kinh tế của nước ta cũng như các vấn đề 
xã hội có bước phát triển cao về chất lượng và 
số lượng so với giai đoạn trước. Những năm 
gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của 
các biến cố kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam 
đã vượt qua được khó khăn, thách thức, đạt 
được những thành tựu nhất định trong việc tạo 
lập nền tảng kinh tế và tạo cơ sở cho giải quyết 
cácvấn đề xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 
bình quân 7,2%/năm giai đoạn 2001 - 2010 
và được xếp trong nhóm 10 nước có mức tăng 
trưởng cao trên thế giới trong giai đoạn suy 
thoái kinh tế toàn cầu. Thu nhập bình quân 
đầu người đạt hơn 1.100 USD/năm đưa Việt 
Nam ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, 
123
bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình.
Từ đó,vị trí và vai trò của Việt Nam trong khu 
vực và trên thế giới ngày càng nâng cao. An 
sinh xã hội được cải thiện, giải quyết việc làm 
và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tốt, sớm 
hoàn thành nhiều chỉ tiêu trong Mục tiêu phát 
triển thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt 
được, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế 
nước ta còn thấp, các cân đối, nền tảng kinh tế 
vĩ mô chưa vững chắc. Mô hình tăng trưởng 
kinh tế của nước ta chủ yếu vẫn theo chiều 
rộng, những động lực chính trong mô hình 
này đang đạt điểm tới hạn – cái tích cực dùng 
quá lâu thì mất đi tính tích cực. Cơ cấu kinh 
tế cho dù tối ưu thì bản thân sự phát triển của 
lượng các mặt, yếu tố trong lòng nó cũng sẽ 
làm cho các xung đột, mâu thuẫn trong bản 
thân nó gia tăng theo hướng làm chín muồi 
các mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn là điều 
không thể tránh khỏi. Một trật tự kinh tế và 
các quan hệ xã hội mới ra đời. 
Gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính, nợ 
công và suy thoái kinh tế thế giới đã và đang 
làm cho nền kinh tế thế giới một lần nữa bước 
vào một giai đoạn đầy khó khăn, đặt ra yêu 
cầu phải cơ cấu lại để chuẩn bị cho một thời 
kỳ phát triển mới bền vững hơn. Xu thế rõ 
nhất là tại các nước công nghiệp phát triển, 
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bắt đầu từ việc 
tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà 
nước thông qua hệ thống ngân sách nhà nước, 
đầu tư công, hệ thống tài chính - ngân hàng, 
các tập đoàn kinh tế...
4. Tái cơ cấu nền kinh tế từ quan điểm 
logic
Từ lịch sử phát triển của kinh tế thế giới 
cũng như trong nước cho thấy, sự tái cơ cấu 
nền kinh tế là phương thức điều chỉnh khách 
quan, tất yếu của bất kỳ mô hình kinh tế nào. 
Mặt khác, khi các giá trị kinh tế chuyển biến 
thành các mặt khác nhau của quan hệ xã hội 
thì nội dung xã hội lại định hướng cho sự vận 
động và phát triển của nội dung kinh tế. Chính 
vì vậy, cơ cấu lại hay tái cơ cấu nền kinh tế là 
bước đi tất yếu cho một đối tượng vốn mang 
trong mình tính biện chứng. 
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch 
sử, cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội là cơ sở 
cho sự hình thành, biến đổi và phát triển của 
các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế (trong đó 
có những yếu tố chỉ là hình thức phát triển kinh 
tế ở một giai đoạn phát triển nhất định: ngân 
hàng, thị trường bất động sản). Đồng thời, 
nền tảng kinh tế khi đó mới tạo cơ sở cho sự 
hình thành các quan hệ xã hội khác ngoài lĩnh 
vực sản xuất như quan hệ xã hội về mặt nhà 
nước, văn hóa, công bằng và an sinh xã hội
Khủng hoảng kinh tế thế giới và các mô 
hình, bước đi của tái cơ cấu nền kinh tế vừa 
qua cho thấy quy luật tác động trong kinh tế- 
xã hội ở những khu vực, quốc gia ấy đã không 
được thực hiện một cách đồng bộ đã làm 
phá vỡ hệ thống - cấu trúc của cơ thể xã hội. 
Lĩnh vực cơ sở vật chất, kỹ thuật cùng với 
các mặt trong quan hệ sản xuất không được 
quan tâm đúng mức. Đồng thời, sự cấp bách 
phát triển các mặt quan hệ xã hội khác sinh ra 
một thể chế kinh tế, chính trị, xã hội bất cân 
đối, không có nền tảng vững chắc. Lịch sử 
các cuộc khủng hoảng về cơ cấu kinh tế cho 
thấy, có nền kinh tế thì khủng hoảng từ nguồn 
năng lượng, có nền kinh tế thì từ nợ công. 
Có nền kinh tế thì từ bài toán chi phí cho 
ứng dụng khoa học vào sản xuất ra của cải 
vật chất, vào đào tạo nguồn nhân lực không 
được đầu tư thích đáng, trong khi nguồn vốn 
lớn lại đổ vào thị trường chứng khoán và bất 
động sản, tạo ra hình thức kinh tế không phù 
hợp với nội dung kinh tế, dẫn đến mất cân 
Tái cơ cấu . . .
124
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
đối cơ cấu tài chính. Hậu quả là khi lạm phát 
tăng cao, chính sách tài khóa và tiền tệ thắt 
chặt làm cho lãi suất ngân hàng tăng và duy 
trì ở mức cao, thị trường bất động sản bị đóng 
băng, thị trường chứng khoán sụt giảm, các 
nhà đầu tư bị vỡ nợ, nợ xấu của các ngân hàng 
gia tăng dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của hệ 
thống tài chính ngân hàng, từ đó khủng hoảng 
cơ cấu kinh tế vĩ mô xuất hiện.Thực tế, thể 
chế quản lý hoạt động tài chính - ngân hàng 
trong điều kiện toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện 
nay đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù 
hợp với điều kiện thực tế và diễn biến tình 
hình. Do vậy, các nước đều đang tìm cách gia 
cố lại hệ thống an ninh tài chính - ngân hàng, 
trong đó cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và các 
định chế tài chính là một nội dung quan trọng. 
Trong hệ thống tài chính quốc tế, xu hướng 
sáp nhập và mua bán giữa các ngân hàng cũng 
đang phát triển mạnh thời gian gần đây. Hiện 
nay, cuộc khủng hoảng đang có những diễn 
biến hết sức phức tạp, nghiêm trọng với hàng 
loạt các nước luôn trong vòng báo động có thể 
vỡ nợ, đây là hệ quả của việc các nước tăng 
quá mức cho đầu tư công trong thời gian dài, 
nhất là giai đoạn khắc phục suy thoái kinh tế 
thế giới năm 2009 với các gói kích thích kinh 
tế quy mô lớn. Trong những năm qua, thế giới 
đã chứng kiến hai đợt lạm phát tăng cao (năm 
2008 và năm 2011), là một trong những bất 
ổn kinh tế vĩ mô nghiêm trọng hàng đầu của 
nhiều nước. 
Ở bất cứ giai đoạn nào thì lạm phát luôn 
gắn với khủng hoảng năng lượng và khủng 
hoảng lương thực. Một trong những nguyên 
nhân là nguyên liệu đầu vào của nhiều nền 
kinh tế dựa quá nhiều vào các nguồn năng 
lượng hóa thạch, bên cạnh đó, nhiều quốc gia 
quá chú trọng đến sản xuất công nghiệp và 
xem nhẹ sản xuất nông nghiệp. Do đó, khi 
lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng năng 
lượng và lương thực chiến lược thường tăng 
trước hết và ở mức độ cao nhất.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhân thấy rằng, 
các biện pháp trên thực chất chỉ là giải pháp 
kỹ thuật, tình thế. Bề ngoài, cải cách thể chế 
tài chính như sự tác động toàn diện nhưng bản 
chất của sự khủng khoảng không nằm ở hình 
thức kinh tế này, vấn đề ở chỗ nó nằm ở nội 
dung bên trong, cơ bản, chủ yếu của nền kinh 
tế và sợi dây quy định lợi ích kinh tế của các 
chủ thể kinh tế.
Sau các biến cố của kinh tế thế giới vừa 
qua, việc tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô 
hình tăng trưởng đang trở thành một yêu cầu 
tất yếu khách quan. Để hướng tới mục tiêu 
tăng trưởng, phát triển bền vững trong quá 
trình hội nhập và toàn cầu hóa bắt buộc các 
nước phải tiến hành quá trình này, trong đó 
các lĩnh vực trọng tâm là hệ thống tài chính 
- ngân hàng, hoạt động đầu tư công và việc 
tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà 
nước đối với nền kinh tế.
5. Định hướng và một số giải pháp tái 
cơ cấu nền kinh tế Ở Việt Nam hiện nay
Có thể nói, tái cơ cấu nền kinh tế ở Việt 
Nam hiện nay là một tất yếu lịch sư, phù hợp 
với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong 
đó sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với các nội 
dung xã hội chủ nghĩa như công bằng xã hội, 
an sinh xã hội, phát trển bền vững với một nền 
kinh tế xanh
Muốn vậy, các thành phần kinh tế đều 
phải thực hiện nghĩa vụ xây dựng các tố chất 
của chủ nghĩa xã hội. Do sự cần thiết và xu 
thế chiếm ưu thế mà kinh tế nhà nước cần chi 
phối được những lĩnh vực then chốt của nền 
kinh tế, thực hiện được vai trò chủ đạo, ổn định 
và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thế và 
lực của đất nước cần tiếp tục sắp xếp, đổi mới 
125
mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, giữ vững 
vai trò nòng cốt, là lực lượng vật chất quan 
trọng để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn 
định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt 
động của doanh nghiệp nhà nước hiện nay 
chưa tương xứng với vị trí, vai trò và nguồn 
lực được giao. Theo GS, TSKH Nguyễn Mại, 
doanh nghiệp nhà nước sở hữu 70% vốn đầu 
tư toàn xã hội, 50% vốn đầu tư nhà nước, 60% 
tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% 
nguồn vốn ODA, hầu hết đều không phải trả 
tiền thuê đất; nhưng chỉ đóng góp 37% giá 
trị GDP, gần 20% cho ngân sách nhà nước. 
Năng suất lao động khu vực doanh nghiệp 
nhà nước thấp hơn khu vực tư nhân khoảng 
10% - 14%, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu lại gấp 
2 - 3 lần doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bên 
cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước đầu tư 
ngoài lĩnh vực chính, nhiều nhất là lĩnh vực 
tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Hiệu quả 
sử dụng các nguồn lực do Nhà nước đầu tư 
của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, ảnh 
hưởng xấu tới chất lượng tăng trưởng, tới hệ 
thống tài chính, ngân hàng và sức cạnh tranh 
của cả nền kinh tế. 
Về nguyên lý kinh tế, để thực hiện cơ cấu 
lại nền kinh tế, trước hết phải tiến hành phân 
bổ lại các nguồn vốn một cách hợp lý, nói 
cách khác là phải bắt đầu từ tái cơ cấu đầu 
tư. Đối với kinh tế Việt Nam, điều này càng 
có ý nghĩa hơn khi mà tỷ trọng đầu tư trong 
GDP chiếm hơn 40% (tỷ lệ này ở các nước 
Đông Nam Á đều thấp hơn 30%). Trong cơ 
cấu đầu tư, đầu tư công chiếm hơn 44% tổng 
vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010. 
Với vai trò hết sức quan trọng nhưng đầu tư 
công lại đang là lĩnh vực có hiệu quả thấp. 
Bên cạnh hiệu quả thấp thì việc đầu tư lại dàn 
trải và kéo dài càng làm tăng chi phí đầu tư; 
đồng thời cơ cấu đầu tư thiếu cân đối, những 
ngành có ảnh hưởng đến sự phát triển bền 
vững của đất nước như nông, lâm, thủy sản và 
khoa học, giáo dục đào tạo lại đang chiếm vị 
thế yếu trong chính sách đầu tư công (tỷ trọng 
của lĩnh vực này trong đầu tư công đã giảm từ 
12% năm 2000 xuống còn gần 7% năm 2010). 
Ngoài ra, nợ công của Việt Nam cũng đang 
có xu hướng tăng, năm 2005 chỉ tương đương 
32,2% GDP nhưng đến hết năm 2010 đã lên 
56,7% GDP.
Vì thế, trước mắt, phải khẩn trương hoàn 
thành việc sắp xếp các doanh nghiệp 100% 
vốn nhà nước hiện có, tập trung vào các ngành, 
lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, bao 
gồm : công nghiệp quốc phòng, công nghiệp 
độc quyền tự nhiên, lĩnh vực cung cấp hàng 
hoá dịch vụ công thiết yếu và một số ngành 
công nghiệp nền tảng, công nghệ có sức lan 
toả cao. 
Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài 
ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước 
tại các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà 
nước vào năm 2015. Khẩn trương bổ sung, 
hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp 
nhà nước; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến 
phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện 
nghiêm chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát, 
công khai, minh bạch. 
Đánh giá và có bước đi tiếp theo cho các 
tập đoàn kinh tế nhà nước. Bài học sau thí 
điểm mô hình này cho thấy, ở đâu lúc nào, 
khi nào sự nôn nóng chủ quan đốt cháy giai 
đoạn, thực hiện các bước nhảy non trong phát 
triển kinh tế và các vấn đề xã hội đều phải trả 
giá bằng sinh lực của cả một dân tộc. Chuyển 
một số tập đoàn kinh tế nhà nước thành tổng 
công ty. Đồng thời, với việc mở rộng quyền 
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, 
phải tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm 
tra của đại diện chủ sở hữu nhà nước, nhất là 
Tái cơ cấu . . .
126
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến 
lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý 
vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. 
Tăng cường công tác xây dựng Đảng, 
nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng 
lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc 
biệt là lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp. 
Nghiên cứu hình thành cơ quan nhà nước 
thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ 
sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Trước 
mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân 
cấp, phân công, phối hợp trong việc thực hiện 
chức năng đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp 
nhà nước, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao 
hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
 Như vậy, vai trò quản lý kinh tế của 
nhà nước là bước đi chủ yếu của quá trình tái 
cơ cấu nền kinh tế, qua đó đổi mới mô hình 
tăng trưởng, làm mới mô hình kinh tế- xã hội 
nhưng phải được vận hành trên cơ sở chính 
sách kinh tế vĩ mô của nhà nước luôn đổi mới 
có hệ thống theo định hướng của mô hình 
tăng trưởng, gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho 
nguồn nhân lực, thiết lập các hạ tầng kỹ thuật 
hiện đại, phù hợp với nhu cầu phát triển của 
các ngành kinh tế chuyên môn hóa có giá 
trị gia tăng cao, tạo ra năng lực cạnh tranh 
của sản phẩm, của quốc gia trên thị trường 
thế giới. Đồng thời chính sách khoa học và 
công nghệ cần đổi mới nhanh hơn để vừa 
du nhập và sử dụng có hiệu quả công nghệ 
nước ngoài trong việc phát triển sản xuất, 
kinh doanh trong nước, coi trọng hoạt động 
nghiên cứu và phát triển gắn với kinh doanh 
để mang lại lợi ích kinh tế - xã hội phổ quát. 
Bên cạnh đó quyền sở hữu trí tuệ cần được 
quan tâm hơn vì các ý tưởng và sáng tạo đã 
trở thành nguồn vốn quan trọng nhất, thay 
thế đất đai, năng lượng và tài nguyên. Hoàn 
thiện thị trường, nhất là thị trường vốn, tiền 
tệ, thị trường khoa học và công nghệ để tạo 
điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, 
kinh doanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng 
công nghệ phát triển. Tái cấu trúc ngân hàng 
cần được đặt trong tổng thể hệ thống mô hình 
tăng trưởng mới và định hướng hoàn thiện thị 
trường vốn, tiền tệ thì mới góp phần phục vụ 
và thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. 
Ngoài ra các chỉ tiêu kinh tế phải được đổi 
mới theo yêu cầu của mô hình tăng trưởng dựa 
trên ý tưởng và sáng tạo. GDP là chỉ tiêu tổng 
hợp của nền kinh tế, nhưng chưa phản ánh đầy 
đủ chất lượng tăng trưởng, vì vậy phải có hệ 
thống chỉ tiêu chất lượng, như năng suất lao 
động tổng hợp, giá trị gia tăng, chỉ tiêu về vốn 
con người, hiệu suất đa nhân tố. Xu thế thời 
đại hiện nay đòi hỏi mô hình tăng trưởng nào 
cũng cần quan tâm đến các vấn đề xã hội, sự 
chênh lệch thu nhập và địa vị xã hội của các 
nhóm dân cư, giữa nông thôn và thành thị, giữa 
các vùng trong nước, nhất là các thành phố lớn 
có thu nhập cao với vùng sâu, vùng xa đang 
còn nghèo, các chính sách xã hội đối với nhóm 
dân cư yếu thế, những vùng chịu ảnh hưởng 
thường xuyên do biến đổi khí hậu nhằm đảm 
bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững.
127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 90 
[2]. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự 
thật, Hà Nội, 2011, tr. 35
[3]. GS, TSKH Nguyễn Mại.Tái cấu trúc nền kinh tế: Cần tiếp cận theo quan điểm hệ thống.
[4].
Can-tiep-can-theo-quan-diem.aspx
Tái cơ cấu . . .
Liên hoan văn nghệ chào mừng Lễ tổng kết công tác HSSV.
128
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
ẤN TƯỢNG ĐẦU TIÊN
Nguyễn Quyết Thắng*
Thông tin Khoa học – Đào tạo
Một giờ học thể thao quốc phòng nhẹ nhàng mà sâu lắng
* GV. Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. (Ghi lại theo lời kể của Đặng Thị Huyền, tân sinh viên khoá 2013-2014).
Kỳ thi tuyển sinh vào Cao đẳng, Đại học 
năm 2013 đã đi qua. Sau một khoảng thời 
gian chờ đợi trong sự hồi hộp xen lẫn chút 
lo lắng, hiện giờ các thí sinh đều đã có trên 
tay giấy báo điểm. Niềm vui của những thí 
sinh trúng tuyển vào các trường Cao đẳng, 
Đại học thì không tả xiết, các bạn đang háo 
hức chuẩn bị cho ngày nhập học và trong số 
đó không ít thí sinh nỗi buồn còn đọng lại sau 
kết quả thi của mình. Riêng tôi với điểm thi 
vừa qua tuy không đạt được nguyện vọng vào 
ngành mình chọn nhưng cũng đủ để cho tôi 
chuyển được sang nhiều trường khác, các bạn 
tôi có nhiều đứa “cố thủ” chờ mùa thi sang 
năm và cũng có đứa quyết “chuột chạy cùng 
sào cũng không vào dân lập”, còn tôi sau 
nhiều ngày lang thang trên mạng với số điện 
thoại của nhiều trường mà tôi có thể đăng ký 
129
nhập học, các trường tôi gọi tới nhờ tư vấn 
đều trả lời và hướng dẫn nhiệt tình, đều 
có khoảng cách địa lý chỉ khoảng vài trăm 
km so với quê nhà. Bất chợt tôi bấm vào 
số 0650.38228478 của Phòng tuyển sinh 
Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình 
Dương, bên kia đầu dây cất lên giọng nói 
nhỏ nhẹ, ấm áp của người con gái “Phòng 
tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế - Kỹ 
thuật Bình Dương xin chào em, chị là Bình 
Phương rất vui khi được gặp em và nghe 
em..”. Mọi câu hỏi của tôi đều được chị 
trả lời, giải đáp và chị hướng dẫn một số thủ 
tục cần thiết mà tôi cần phải biết về trường 
tôi lựa chọn. Với giọng nói miền Trung líu 
lo cùng sự chỉ dẫn nhiệt tình, lịch sự của 
chị đã để lại cho tôi thiện cảm gần gũi và 
một ấn tượng khó quên. Kết thúc cuộc điện 
đàm chị còn nhắc tôi ngoài các giấy tờ, tư 
trang cần thiết còn nhớ mang theo áo mưa 
vì ở trong này đang là giữa mùa mưa. Ôi sự 
ân cần, chu đáo của chị đã tạo điểm nhấn để 
tôi quyết định đăng ký vào trường.
Ngày nhập học, tôi và nhiều tân sinh 
viên khác ngỡ ngàng khi đứng trước ngôi 
trường khang trang với dãy nhà cao tầng có 
nhiều phòng học trang bị hiện đại được tọa 
lạc trong một khuôn viên rộng rãi, thoáng 
mát, hàng trăm sinh viên chúng tôi từ nhiều 
miền quê tề tựu về đây chưa ai quen ai đã 
được các thầy, cô và các anh chị sinh viên 
khóa trước niềm nở đón tiếp đã làm lắng lại 
những băn khoăn, lo lắng mà bất cứ tân sinh 
viên nào buổi ban đầu đều có. Ngày đầu 
vào trường được gặp các anh chị ở Phòng 
tuyển sinh, Phòng công tác học sinh, sinh 
viên trong bộ trang phục màu xanh truyền 
thống của trường trông xinh đẹp và rạng 
rỡ nhường nào, được các anh chị kể cho 
nghe về vùng đất Bình Dương giàu truyền 
thống, về nhà trường qua 15 năm thành lập 
và trưởng thành, về các phong trào hoạt 
động đoàn, hội của trường đặc biệt là về 
Hội đồng hương học hành, một tổ chức hội 
duy nhất chỉ có ở Trường Đại học Kinh tế - 
Kỹ thuật Bình Dương mà thấy lòng ấm áp, 
vơi bớt đi nỗi cô đơn nhớ nhà, nhớ quê của 
những người lần đầu tiên xa lũy tre làng. 
Những ngày đầu chứa đầy kỷ niệm của một 
tân sinh viên, tôi thầm nghĩ quyết định nhập 
học vào Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật 
Bình Dương của mình là đúng, ở quê nhà 
chắc bố mẹ tôi cũng đang rất vui và tự hào 
về con gái của mình.Bắt đầu từ hôm nay 
mình đã là sinh viên của trường Đại học 
Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, phải cùng 
với bạn bè, anh chị phấn đấu, rèn luyện, 
học tập để không phụ lòng thầy cô và bạn 
bè nơi ngôi trường mới mẻ này. Lòng tôi 
vẫn thầm tự nhủ: hãy cố gắng lên nhé!

File đính kèm:

  • pdftai_co_cau_nen_kinh_te_o_viet_nam_tu_goc_nhin_lich_su_va_log.pdf