Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Những vấn đề cần tháo gỡ

Việt Nam hiện đã xác định tăng trưởng xanh là một chiến lược để phát triển

bền vững, đặc biệt trong bối cảnh đang là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ

thiên tai và biến đổi khí hậu. Để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đòi

hỏi một nguồn vốn lớn tập trung cho các dự án xanh. Cùng với hệ thống

ngân hàng, thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng là

những kênh huy động vốn quan trọng cho các dự án xanh, từ đó dần hình

thành nên hệ thống tài chính xanh phục vụ cho mục tiêu chiến lược quốc gia

về tăng trưởng xanh. Nghiên cứu này phân tích thực trạng tài chính xanh

phục vụ cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế xanh trên cơ sở hệ thống các công

pdf 12 trang kimcuc 7020
Bạn đang xem tài liệu "Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Những vấn đề cần tháo gỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Những vấn đề cần tháo gỡ

Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam - Những vấn đề cần tháo gỡ
57
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 210- Tháng 11. 2019
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh 
tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ
Trần Thị Xuân Anh Nguyễn Thị Lâm Anh
Trần Anh Tuấn Ngô Thị Hằng
tiếp theo kỳ trước
Việt Nam hiện đã xác định tăng trưởng xanh là một chiến lược để phát triển 
bền vững, đặc biệt trong bối cảnh đang là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ 
thiên tai và biến đổi khí hậu. Để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đòi 
hỏi một nguồn vốn lớn tập trung cho các dự án xanh. Cùng với hệ thống 
ngân hàng, thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng là 
những kênh huy động vốn quan trọng cho các dự án xanh, từ đó dần hình 
thành nên hệ thống tài chính xanh phục vụ cho mục tiêu chiến lược quốc gia 
về tăng trưởng xanh. Nghiên cứu này phân tích thực trạng tài chính xanh 
phục vụ cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế xanh trên cơ sở hệ thống các công 
Green finace for Vietnam economic development- the problems need to improve 
Abstract: Green growth has been recently identified as a strategy for sustainable development in Vietnam, 
particularly in the context of being a country heavily affected by natural disasters and climate change. In order 
to implement a green growth strategy, a large capital source is required for green projects. In addition with 
the banking system, the capital market in general and the bond market in particular, are important capital 
mobilization channels for green projects, thereby gradually forming a green financial system to serve the 
national strategic targets. This article analyses the current state of green finance used for the requirements 
of green economic growth, based on the system of green financial instruments, green financial institutions, 
and green financial markets. Thence, the authors assess the positive aspects as well as the shortcomings and 
limitation in the development of green finance to serve the green economic growth in Vietnam.
Keywords: green growth, green finance, green credit, green bonds.
Anh Thi Xuan Tran, PhD
Email: anhttx@hvnh.edu.vn
Anh Thi Lam Nguyen, PhD
Email: nguyenlamanh@hvnh.edu.vn
Tuan Anh Tran, MEc
Email: trantuan@hvnh.edu.vn
Hang Thi Ngo, MEc
Email: ngothihang.taichinh@gmail.com
Organization of all: Finance faculty, Banking Academy of Vietnam
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201958
2.2. Các định chế tài chính xanh
Về cơ bản hiện nay tại Việt Nam, các 
định chế tài chính tham gia vào lĩnh vực 
tài chính xanh chủ yếu là các ngân hàng 
thương mại (NHTM). Chưa có định chế 
tài chính xanh thuần tuý nào được thành 
lập tại Việt Nam. Công ty bảo hiểm, công 
ty quản lý quỹ có tham gia tuy nhiên vẫn 
đang ở mức khá dè dặt và khiêm tốn.
 ○ Ngân hàng thương mại: Theo thống 
kê của NHNN, tính tới quý III/2018, có 
khoảng 24% dự án xanh được các NHTM 
xây dựng quy trình thẩm định tín dụng, 
chủ yếu được thực hiện tại hội sở chính và 
chi nhánh của các ngân hàng như BIDV, 
Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, 
Agribank, SHB, ACB, Viet A Bank, OCB, 
Kien Long Bank, PVCombank, HSBC 
Ngoài ra, có 26% số ngân hàng đã thực 
hiện xây dựng và triển khai quy trình quản 
lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt 
động cấp tín dụng, bao gồm cả các ngân 
hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài như 
Standard Chartered và HSBC. Tuy nhiên 
hoạt động công bố thông tin và truyền 
thông của các ngân hàng liên quan tới các 
dự án sử dụng tín dụng xanh còn rời rạc, 
khó tạo được hiệu ứng trong xã hội. 
Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên 
(WWF, 2018), các ngân hàng cần xác định 
rõ rằng phát triển bền vững là điều kiện 
cần thiết để phát triển trong dài hạn. Để 
đạt được mục tiêu phát triển bền vững, 
các ngân hàng cần thiết lập các chính sách 
hướng dẫn tích hợp các nguyên tắc môi 
trường và xã hội (Environment & Social- 
E&S) vào các quy trình nội bộ và các 
chính sách với khách hàng. Để thực hiện 
điều này, các ngân hàng cần có đội ngũ 
nhân lực được đào tạo bài bản, được giao 
vai trò và trách nhiệm rõ ràng. Tích hợp 
các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị 
(Environment, social & governance- ESG) 
không chỉ là về quản lý rủi ro E&S mà còn 
về việc hướng mục đích của ngân hàng 
vào việc thiết lập các sản phẩm ngân hàng 
bền vững. Để thực hiện việc quản lý rủi ro 
và đảm bảo mô hình kinh doanh của ngân 
hàng phù hợp với chiến lược phát triển 
bền vững, các ngân hàng cần phải thực 
hiện quản lý rủi ro ở cấp danh mục đầu tư. 
Trong năm 2017 và 2018, WWF đã thực 
hiện báo cáo Ngân hàng bền vững trong 
khu vực ASEAN. Báo cáo này thực hiện 
điều tra bối cảnh tài chính bền vững trong 
khu vực ASEAN, nhằm tóm tắt những 
phát triển trong tiến trình hội nhập của các 
ngân hàng trong thời gian gần đây. Báo cáo 
này điều tra các ngân hàng đến từ 6 nước 
ASEAN, bao gồm: Indonesia, Malaysia, 
Phillippines, Singapore, Thái Lan và Việt 
Nam. Đối với trường hợp của Việt Nam, 
WWF thực hiện thu thập dữ liệu ESG 
của 5 ngân hàng: BIDV, Vietcombank, 
Eximbank, VietinBank và VPBank. Đây 
là 5 ngân hàng thoả mãn hai điều kiện của 
WWF: (i) Thực hiện quản trị doanh nghiệp 
hợp lý (hội đồng quản trị, cổ đông và các 
bên liên quan, công bố và minh bạch, kiểm 
toán và rủi ro); (ii) thực hiện tích hợp chính 
cụ tài chính xanh, định chế tài chính xanh và thị trường tài chính xanh. Từ 
đó đánh giá những mặt tích cực cũng như những điểm còn bất cập, hạn chế 
trong việc phát triển tài chính xanh phục vụ cho tăng trưởng kinh tế xanh 
ở Việt Nam hiện nay.
Từ khoá: Tăng trưởng xanh, Tài chính xanh, Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 59
Bảng 3. Các công bố thông tin của ngân hàng liên quan tới hoạt động tín dụng xanh
Agribank
- 2016: Chương trình tín dụng xanh phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô 
vốn 50.000 tỷ đồng. 
- Agribank ban hành văn bản về việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản 
lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
- 2017: Tham gia cấp tín dụng cho dự án điện mặt trời Long Thành (tỉnh Đắk Lắk) 
và dự án nhà máy điện mặt trời Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế). 
BIDV
- 2017: Thực hiện cung ứng tín dụng xanh đạt 2.000 tỷ đồng với mức tăng trưởng 
18- 20%/năm. 
- 2019: Tham gia tài trợ cho hơn 10 dự án năng lượng tái tạo với tổng mức tín 
dụng cam kết là 346 triệu USD.
Vietcombank
- 2017: Giải ngân 2.500 tỷ đồng vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông 
nghiệp sạch. Công bố các gói tín dụng cho nông nghiệp sạch (10.000 tỷ đồng); 
cấp nước sạch (10.000 tỷ đồng); phát triển ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ 
trợ (10.000 tỷ đồng); cho vay phát triển y tế (30.000 tỷ đồng)
- 2018: công bố tài trợ cho 2 dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Vietinbank
- 2011: Ban hành chính sách môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
- 2018: Cấp tín dụng 1.000 tỷ đồng cho dự án Nhà máy điện mặt trời TTC số 1 
(tỉnh Ninh Thuận).
ABBank
- 2015: Công bố hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội. 
- Công bố triển khai ba chương trình cho vay dựa trên vốn ODA với các yêu 
cầu khắt khe về môi trường: Chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 
(SMEFPIII), chương trình cho vay tài chính nông thôn (RDFII), chương trình cho 
vay phát triển nông nghiệp bền vững (VNSAT).
- 2019: Tham gia nhóm Sáng kiến Tài chính chương trình Môi trường Liên Hiệp 
Quốc. 
Techcombank
- 2007: Được lựa chọn là một trong 3 ngân hàng tài trợ cho các dự án đầu tư công 
nghệ sạch của Quỹ tín dụng xanh (GCTF).
- 2010: IFC và Techcombank đã ký một hợp đồng hợp tác tín dụng cho vay các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch. 
2016: giải ngân 4 triệu USD.
- 2015: Ký thoả thuận hợp tác với ĐSQ Đan Mạch tại Việt Nam về hỗ trợ các sáng 
kiến sử dụng năng lượng hiệu quả trong lĩnh vực tư nhân. 
Nam A Bank
- 2018: Công bố dự án “Tôi chọn sống xanh” với mục tiêu nâng cao ý thức của 
người dân về bảo vệ môi trường.
- 2019: Ký kết với Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) về việc thực hiện chương 
trình “Tín dụng xanh” cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam.
Sacombank
- 2011: Công bố chính sách môi trường của mình dựa trên các nguyên tắc phát 
triển bền vững. Sacombank đã thực hiện xây dựng tiêu chuẩn “Tín dụng xanh” 
để phân loại các dự án đầu tư theo rủi ro môi trường. 
- 2012: Chính thức tiếp nhận và áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi 
trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế. 
HD Bank
- 2019: Đưa ra gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho các dự án nông nghiệp công nghệ 
cao, nông nghiệp sạch; 7.000 tỷ đồng tài trợ cho các dự án điện mặt trời; và 3.000 
tỷ đồng phát triển năng lượng tái tạo. 
VP Bank 
- 2012: Công bố các cam kết về môi trường và xã hội.
- 2012- 2018: Ban hành danh sách không cấp tín dụng của VP Bank, bao gồm 12 
dự án, phương án kinh doanh có rủi ro môi trường- xã hội cao. 
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201960
sách ESG một cách tích cực (mục tiêu, chính sách, quy trình, nguồn nhân lực, sản 
Bảng 4. Đánh giá tích hợp chính sách ESG năm 2018 
Các tiêu chí đánh giá ESG BIDV Exim Bank
Vietcom
Bank
Vietin
Bank
VP
Bank
Bình 
quân
1. Mục 
tiêu
1. Sự phù hợp giữa tính 
bền vững và chiến lược 
phát triển bền vững của 
doanh nghiệp
2. Mức độ tham gia vào 
các cam kết dựa trên 
sáng kiến tài chính bền 
vững (BEI, Nguyên tắc 
đường xích đạo, UNEPFI, 
v.v)
2. Chính 
sách
3. Công bố thông tin về 
nguyên tắc, khẩu vị rủi 
ro và các khía cạnh của 
ESG, ESRM
4. Chính sách cụ thể của 
ngành
3. Quy 
trình
5. Quy trình đánh giá rủi 
ro ESG trong phê duyệt 
khách hàng và giao dịch
6. Quy trình giám sát 
khách hàng
4. Nhân 
sự
7. Trách nhiệm với ESG 
8. Đánh giá năng lực và 
hiệu suất của nhân viên 
E&S
5. Sản 
phẩm
9. Tích hợp ESG trong 
các sản phẩm và dịch vụ
6. Danh 
mục đầu 
tư
10. Đánh giá và giảm 
thiểu rủi ro ESG ở cấp 
danh mục đầu tư
11. Công bố mục tiêu và 
phơi nhiễm rủi ro ESG
Nguồn: WWF, 2018
Ghi chú: 
Tăng Không thay đổi Giảm
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 61
phẩm, danh mục đầu tư). 
Kết quả từ báo cáo năm 2017, 2018 của 
WWF về phát triển bền vững ngân hàng 
ở ASEAN, việc thực hiện tích hợp chính 
sách ESG của 5 ngân hàng trên được đánh 
giá như sau: 
Mục tiêu: Bốn ngân hàng (Eximbank, 
Vietcombank, Vietinbank, VpBank) đề 
cập đến tính bền vững trong chiến lược 
kinh doanh của mình, so với 3 ngân hàng 
(cụ thể) trong năm 2017. Bốn ngân hàng 
thừa nhận và công nhận việc thực hiện 
chính sách ESG trong hoạt động khách 
hàng hàng của mình, tăng từ hai ngân 
hàng trong năm trước. Các ngân hàng 
không công bố tài liệu tham khảo rõ ràng 
về mục tiêu phát triển bền vững hoặc danh 
sách các vấn đề E&S ảnh hưởng đến ngân 
hàng và các bên liên quan; như năm trước, 
chỉ có hai ngân hàng công nhận rủi ro biến 
đổi khí hậu đến các doanh nghiệp và xã 
hội. Điều này bất chấp việc Công ty tài 
chính Quốc tế (IFC- International Finance 
Corporation) và Uỷ ban Chứng khoán Nhà 
nước Việt Nam (SSC) trong Cẩm nang 
báo cáo phát triển bền vững đã khuyến 
nghị các công ty liệt kê các khía cạnh liên 
quan tới E&S. Hai ngân hàng công bố họ 
có tham gia với các bên liên quan chính 
về các hoạt động ngân hàng có các yếu tố 
E&S, nhưng không có ngân hàng nào cung 
cấp danh sách các tổ chức phi chính phủ 
hoặc các tổ chức xã hội trong số các bên 
liên quan của mình. 
Chính sách: Trong năm 2018, không có 
sự thay đổi nào liên quan tới chính sách. 
Trong khi đó năm 2017 có một ngân hàng 
công bố cam kết không tài trợ cho các dự 
án có tác động tiêu cực đến môi trường, 
trong năm 2018 không có ngân hàng nào 
thực hiện công bố thông tin trên. Không 
có ngân hàng nào công bố thông tin về 
khẩu vị rủi ro hoặc chính sách ngành.
Quy trình: NHNN đã có Chỉ thị 04/CT-
NHNN ngày 02/8/2018 yêu cầu các ngân 
hàng xem xét rủi ro E&S trong hoạt động 
Bảng 5. Giá trị khoản vốn tín dụng và viện trợ không hoàn lại đã nhận giai đoạn 2010- 2017
Nhà tài trợ (*)
Các chính sách tài trợ đã nhận
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Khoản vay
JICA (triệu USD 110 153 100 100 100 
AFD (triệu EUR) 20 20 20 20 50 
WB (triệu USD) 70 70 70 90 90 
KEXIM (triệu USD) 30 20 10 
Viện trợ không hoàn lại
CIDA (triệu AUD) 4,5 
AusAID/DFAT (triệu AUD) 8 6 
Nguồn: Báo cáo Bộ Tài nguyên môi trường, 2017
(*): Tên các nhà tài trợ được sử dụng kí hiệu viết tắt. Trong đó JICA: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản; 
AFD: Cơ quan phát triển Pháp; WB: Ngân hàng thế giới; KEXIM: Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc; 
CIDA: Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển; AusAID/DFAT: Cơ quan phát triển quốc tế/Bộ ngoại 
giao và thương mại Úc.
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201962
cho vay của mình. Tuy nhiên, chỉ có ba 
ngân hàng công bố rằng họ thực hiện đánh 
giá rủi ro E&S đối với khách hàng và các 
giao dịch. Đây là một sự cải tiến so với 
năm trước. Không có ngân hàng nào công 
bố bổ sung các chi tiết về quy trình đánh 
giá rủi ro này, chẳng hạn như liệu đánh giá 
này có ảnh hưởng đến đến kết quả cho vay 
hoặc liệu các ngân hàng có thực hiện phân 
loại khách hàng dựa trên kết quả đánh giá. 
Có hai ngân hàng công bố về việc tiến 
hành đánh giá định kỳ hồ sơ rủi ro E&S 
của khách hàng, so với một ngân hàng 
công bố trong năm trước. 
Nhân sự: Không có ngân hàng nào công 
bố thông tin về việc phân bổ trách nhiệm 
ESG. Tuy nhiên có một ngân hàng (BIDV) 
công bố rằng ban quản trị và các uỷ ban 
cấp dưới (ví dụ: quản trị rủi ro, nguồn 
nhân lực) chịu trách nhiệm về phát 
triển bền vững, và cung cấp chi tiết về các 
chương trình đào tạo nội bộ cho nhân viên 
về quy trình quản lý rủi ro E&S trong hoạt 
động tín dụng. Đây là một bước lùi so với 
năm trước, khi có hai ngân hàng (BIDV và 
VPBank) công bố thông tin về đào tạo nội 
bộ và quản lý rủi ro E&S. 
Sản phẩm: Chỉ thị của NHNN 04/CT-
NHNN ngày 02/8/2018 nhấn mạnh tầm 
quan trọng của việc tăng cường tín dụng 
xanh và ưu tiên tài trợ cho các dự án xanh 
trong nước. Mặc dù vậy, chỉ có một ngân 
hàng tiết lộ thông tin về việc phát hành 
các khoản vay ưu đãi trong hợp tác với các 
đối tác quốc tế để hỗ trợ các dự án năng 
lượng tái tạo và phát triển nông nghiệm 
bền vững, không có thay đổi gì so với năm 
trước. Các ngân hàng không công bố bất 
cứ thông tin nào khác về cách các yếu tố 
E&S được sử dụng cho các quyết định 
phân bổ vốn. 
Danh mục đầu tư: Giống như năm 2017, 
tất cả các ngân hàng thực hiện công bố 
mức cho vay theo lĩnh vực. Tuy nhiên, các 
ngân hàng lại không cung cấp thông tin 
chi tiết hơn về phơi nhiễm tổng thể đối với 
các rủi ro E&S, ví dụ như phần phụ phân 
tích danh mục đầu tư năng lượng, cường 
độ các-bon hoặc tỷ lệ phần trăm của d ... rộng. Phương pháp lập chỉ 
số được dựa trên giá trị vốn hóa thị trường 
và tỉ lệ cổ phiếu có thể giao dịch miễn phí. 
Chỉ số xanh thuộc về rổ chỉ số toàn bộ cổ 
phiếu của Việt Nam. HNX và HOSE dựa 
vào kinh nghiệm của Sở Giao dịch Chứng 
khoán Sao Paulo và Johannesburg để sử 
dụng cho các chỉ số xanh của riêng mình 
(UBCKNN, 2018).
2.4. Các quỹ viện trợ phát triển kinh tế xanh 
Một trong những nhiệm vụ quan trọng 
trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc 
gia là giảm lượng phát thải khí nhà kính, 
tạo ra những sản phẩm, thực hiện những 
quy trình sản xuất sạch hơn với môi 
trường. Trong thời gian qua, Việt Nam 
nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các 
tổ chức, nhà tài trợ quốc tế vào các dự án 
chống lại biến đổi khí hậu. 
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng nhận 
được nhiều khoản cam kết hỗ trợ tài chính 
để thực hiện các dự án phục vụ mục tiêu 
tăng trưởng xanh như: Giảm phát thải khí 
nhà kính, xây dựng phát triển nguồn năng 
lượng tái tạo, giải pháp phòng chống lũ 
lụt, bảo vệ nguồn nước, xây dựng đô thị 
thân thiện với môi trường
3. Những vấn đề đặt ra cho hệ thống 
tài chính xanh tại Việt Nam và một số 
khuyến nghị
Cho đến hết quý 1/2019, về mặt chính 
sách, có thể thấy khung pháp lý quy định 
về nguồn tài chính cho phát triển kinh tế 
xanh đã được xây dựng song hành với 
chiến lược tăng trưởng xanh. Điều này 
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 65
tạo tiền đề cơ sở cho việc tập trung nguồn 
lực từ tài chính công và tài chính tư nhân 
vào chiến lược quốc gia thực hiện mục 
tiêu chung về kinh tế xanh. Tuy nhiên, 
với thực trạng nêu trên, tài chính xanh của 
Việt Nam đang đối mặt với một số tồn tại:
+ Công cụ tài chính xanh chưa đa dạng, 
phong phú và được khai thác hiệu quả. 
Về cơ bản, việc phát triển các sản phẩm 
tài chính xanh đa dạng sẽ là yếu tố trọng 
tâm trong lĩnh vực tài chính xanh. Trên thị 
trường tài chính Việt Nam hiện nay mới 
chỉ tập trung vào trái phiếu xanh của các 
chính quyền địa phương, các sản phẩm 
khác hầu như chưa được khai thác phát 
triển như cổ phiếu xanh, chỉ số liên quan 
đến carbon; ETF, CERs Futures và Bảo 
hiểm. Ngoài ra, các sản phẩm tài chính 
mới liên quan đến thời tiết cũng cần được 
giới thiệu để thích ứng về mặt tài chính 
với biến đổi khí hậu. 
+ Các định chế tài chính tham gia chưa 
chủ động và tích cực, chủ yếu mới từ 
phía các NHTM. Tuy nhiên, hiệu quả 
hoạt động tài chính xanh từ bản thân các 
NHTM hiện nay cũng đang tồn tại một số 
bất cập:
Một là, mặc dù một số ngân hàng đã có 
nhận thức rất rõ ràng về việc phát triển 
ngân hàng xanh và tín dụng xanh, hầu hết 
các ngân hàng dừng lại ở việc xác định 
mục tiêu phát triển bền vững và chiến 
lược phát triển bền vững; và đề cập tới 
mục tiêu và mức độ phơi nhiễm rủi ro 
môi trường- xã hội ở cấp danh mục đầu 
tư trong báo cáo phát triển bền vững của 
mình. Cụ thể, theo khảo sát của WWF, 
tính tới năm 2018, không ngân hàng nào 
tham gia khảo sát công bố mức độ tham 
gia vào các cam kết dựa trên các sáng 
kiến tài chính bền vững; thực hiện công 
bố thông tin về nguyên tắc, khẩu vị rủi ro 
và các khía cạnh của rủi ro môi trường- xã 
hội cũng như chính sách cụ thể của ngành; 
thực hiện đánh giá và giảm thiểu rủi ro 
môi trường- xã hội ở cấp danh mục đầu 
tư. Chỉ có 3 ngân hàng xây dựng quy trình 
đánh giá rủi ro môi trường- xã hội trong 
phê duyệt khách hàng và giao dịch (BIDV, 
Eximbank, Vietcombank), tuy nhiên chỉ 
có 2 ngân hàng tích hợp rủi ro môi trường- 
xã hội vào quy trình giám sát khách hàng 
(BIDV, Vietcombank). Chỉ có 1 ngân 
hàng thực hiện tổ chức nhân sự chuyên về 
mảng quản lý rủi ro môi trường- xã hội và 
tích hợp rủi ro môi trường xã hội trong các 
sản phẩm và dịch vụ là BIDV. 
Như vậy có thể thấy, mặc dù các ngân 
hàng đã được khuyến khích lập Báo cáo 
phát triển bền vững, trong đó có phần 
tích hợp đánh giá rủi ro môi trường- xã 
hội vào hoạt động của mình, trong thực 
tế việc báo cáo của các ngân hàng còn rất 
hạn chế, chưa đề cập đến đầy đủ các khía 
cạnh của rủi ro môi trường- xã hội. Trong 
năm 2013, UBCKNN và IFC đã ra mắt 
cuốn “Hướng dẫn lập Báo cáo phát triển 
bền vững” nhằm thúc đẩy công bố thông 
tin về môi trường và xã hội của các doanh 
nghiệp Việt Nam. Cuốn Hướng dẫn này 
đã đưa ra các chỉ dẫn rất chi tiết về việc 
lập Báo cáo phát triển bền vững, đặc biệt 
là thông tin về các bước chính của quy 
trình báo cáo và các khía cạnh hoạt động 
kinh doanh cần được đề cập trong Báo 
cáo. Tuy nhiên, cuốn Hướng dẫn này chỉ 
mang tính chỉ dẫn mà không mang tính bắt 
buộc nên các doanh nghiệp có thể công bố 
các thông tin về rủi ro môi trường- xã hội 
đầy đủ hoặc không đầy đủ theo nội dung 
đề xuất. Hiện tại NHNN chưa có quy định 
chính thức để bắt buộc các ngân hàng thực 
hiện Báo cáo phát triển bền vững. 
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201966
Hai là, mặc dù hoạt động truyền thông về 
ngân hàng xanh và tín dụng xanh đã bắt 
đầu được các ngân hàng chú trọng trong 
những năm gần đây, các hoạt động truyền 
thông này chỉ chủ yếu tập trung vào việc 
thông tin về các hoạt động cấp tín dụng 
xanh cho các dự án nông nghiệp sạch, 
nông nghiệp công nghệ cao hoặc các dự án 
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong 
khi có rất nhiều dự án trong các lĩnh vực 
khác cũng có tác động lớn lên môi trường- 
xã hội. Hơn nữa, một số ngân hàng đã chú 
trọng vào tham gia và hợp tác với các tổ 
chức quốc tế trong hoạt động cấp tín dụng 
xanh, tuy nhiên hoạt động truyền thông 
chỉ dừng lại ở việc ký kết giữa các bên 
tham gia mà chưa chú trọng vào mức độ 
thực hiện các cam kết hoặc các hợp đồng 
hợp tác trên. Hơn nữa, hoạt động truyền 
thông về ngân hàng xanh và tín dụng xanh 
của các ngân hàng chưa đề cập đến đầy 
đủ các khía cạnh của chiến lược phát triển 
bền vững (chính sách, sản phẩm, quản lý 
rủi ro, nhân sự) và chưa đủ đa dạng để 
tiếp cận đến phần lớn các bên liên quan 
của ngân hàng (nhà đầu tư, khách hàng, 
người lao động, chính phủ, các tổ chức phi 
chính phủ, cộng đồng). 
Ba là, do thiếu các quy định và hướng dẫn 
cụ thể của NHNN về phát triển ngân hàng 
xanh/ tín dụng xanh, hầu hết các ngân 
hàng chưa xây dựng khung chiến lược 
và lộ trình thực hiện hướng tới phát triển 
ngân hàng xanh một cách cụ thể. Chỉ một 
số ít ngân hàng đã xây dựng và thiết lập 
hệ thống quản lý rủi ro môi trường- xã hội 
một cách toàn diện, bao gồm: Xây dựng 
các hướng dẫn nội bộ về quản lý rủi ro 
môi trường- xã hội trong hoạt động cấp 
tín dụng; xây dựng hệ thống báo cáo về 
hoạt động quản lý rủi ro môi trường- xã 
hội; xây dựng các chương trình nâng cao 
năng lực thể chế của ngân hàng về quản lý 
rủi ro môi trường- xã hội. Các ngân hàng 
hầu hết chưa kết hợp việc đánh giá rủi ro 
môi trường- xã hội trong hoạt động đánh 
giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, chưa 
đưa việc đánh giá rủi ro môi trường- xã 
hội trong hướng dẫn về kiểm toán nội 
bộ và trong các báo cáo chung của ngân 
hàng; chưa phát triển kế hoạch quản lý 
rủi ro môi trường- xã hội sau khi đánh 
giá và giám sát các dự án và các khoản 
vay đã triển khai. Hầu hết các ngân hàng 
chưa xây dựng chính sách cho vay cụ 
thể đối với các lĩnh vực môi trường nhạy 
cảm, hiện tại chỉ có VP Bank thực hiện 
công bố rộng rãi về các dự án, phương án 
kinh doanh có ảnh hưởng tiêu cực tới môi 
trường và xã hội mà ngân hàng này từ chối 
cấp tín dụng.
+ Cơ sở hạ tầng thị trường tài chính xanh 
chưa được thiết lập và phát triển: Thị 
trường tài chính xanh Việt Nam hiện nay 
gần như thiếu vắng hệ thống cơ sở hạ tầng 
khung cho việc xây dựng và phát triển 
trong thời gian tới.
Với những bất cập nêu trên, trong thời 
gian tới để hệ thống tài chính xanh phát 
triển phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm 
hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế 
xanh, một số giải pháp cần được triển khai 
thực hiện:
(1) Xây dựng bộ quy tắc và quy định về 
tài chính xanh làm nền tảng cho việc xây 
dựng hệ thống tài chính xanh gồm công cụ 
tài chính xanh, định chế tài chính xanh và 
thị trường tài chính xanh. 
(2) Phát triển các sản phẩm tài chính xanh 
mới. Các sản phẩm tài chính xanh, như 
Quỹ CERs; Chỉ số liên quan đến carbon; 
ETF, CERs Futures, và Bảo hiểm bảo 
lãnh, sẽ cần thiết. Đặc biệt, các sản phẩm 
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ LÂM ANH - TRẦN ANH TUẤN - NGÔ THỊ HẰNG
Số 210- Tháng 11. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 67
tài chính xanh sẽ hỗ trợ hiệu quả năng 
lượng xanh và các công ty tham gia phát 
triển năng lượng thay thế được khuyến 
nghị phát triển. Các sản phẩm tài chính 
mới liên quan đến thời tiết cũng cần được 
giới thiệu để thích ứng về mặt tài chính 
với biến đổi khí hậu. 
(3) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho tài chính 
xanh gồm: 
(i) Cần xây dựng Chỉ số doanh nghiệp 
xanh để thúc đẩy đầu tư xanh và thiết kế 
Chỉ số rủi ro xanh (Carbon) để thúc đẩy 
đầu tư vào trái phiếu xanh. Hiện nay, JP 
Morgan & Innovest đã hợp tác phát triển 
JENI Carbon Beta Index, chỉ số trái phiếu 
đầu tiên trên thế giới phản ánh rủi ro biến 
đổi khí hậu của các doanh nghiệp. 
(ii) Hệ thống cung cấp thông tin carbon 
cần phải được xây dựng nhằm tạo ra cơ 
chế truy cập thông tin carbon sẽ hữu ích 
cho các quyết định đầu tư và tổ chức tín 
dụng, đồng thời hệ thống này phải cập 
nhật thông tin trực tuyến về các sản phẩm 
tài chính carbon. 
(iii) Ngoài ra, Cơ quan xếp hạng doanh 
nghiệp xanh có thể thúc đẩy xếp hạng 
xanh. Trên thế giới hiện có ba cơ quan 
xếp hạng chính chuyên về hiệu suất môi 
trường của công ty: Đổi mới (Hoa Kỳ), 
EIRIS (Anh), SAM (Thụy Sĩ). 
(iv) Thông tin về các công ty xanh cần 
được chia sẻ giữa các tổ chức công cộng 
và các tổ chức xếp hạng tư nhân liên quan 
đến tăng trưởng xanh hoặc tài chính xanh. 
(v) Đào tạo các chuyên gia về cách nghiên 
cứu, xem xét và đầu tư để cung cấp dịch 
vụ tài chính carbon là điều cần thiết. Giới 
thiệu các chương trình đào tạo chuyên 
nghiệp và thúc đẩy chuyên môn được 
khuyến nghị để tăng cường giáo dục tài 
chính xanh. 
(vi) Giáo dục tiêu dùng tài chính xanh 
cũng cần thiết. Thông qua giáo dục công 
chúng và người tiêu dùng, nâng cao nhận 
thức về tăng trưởng xanh có thể ngăn chặn 
sự phát triển của bong bóng xanh, rủi ro 
môi trường và các rủi ro chính khác trong 
tài chính xanh.
(4) Tăng cường vai trò của các định chế 
tài chính xanh, đặc biệt là vai trò của các 
NHTM. Để thúc đẩy phát triển tín dụng 
xanh tại Việt Nam, vai trò của NHNN rất 
quan trọng, không chỉ trong việc hoạch 
định chính sách mà còn trong công tác 
giám sát, hỗ trợ cũng như trong hoạt động 
phối hợp với các bộ ban ngành liên quan. 
Để hoàn thành được các vai trò trên, 
NHNN cần nhiều công cụ khác nhau. 
Theo đề xuất của Dikau và Ryan-Collins 
(2017), các công cụ mà NHNN dùng để 
khuyến khích hoạt động ngân hàng xanh/ 
tín dụng xanh có thể chia làm 3 nhóm 
chính sau: (i) Nhóm công cụ phân bổ tín 
dụng xanh: thực hiện mục tiêu phân bổ 
hiệu quả tín dụng cho các lĩnh vực xanh; 
(ii) Nhóm công cụ vĩ mô xanh: Thực hiện 
mục tiêu bảo vệ ổn định tài chính; (iii) 
Nhóm công cụ xanh khác như xây dựng 
các hướng dẫn phát triển tài chính xanh 
hay thiết lập thị trường trái phiếu xanh. ■
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo Bộ tài nguyên môi trường (2017), The Second Biennial Updated Report of Vietnam to the United Nations 
Framework Convention on Climate Change, truy cập ngày 24/02/2019
Tài chính xanh cho phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam- những vấn đề cần tháo gỡ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 210- Tháng 11. 201968
2. https://unfccc.int/sites/default/files/resource/97620135_Viet%20Nam-BUR2-1-Viet%20Nam%20-%20BUR2.pdf
3. Bộ Tài chính (2019), Phát triển trái phiếu xanh, truy cập ngày 24/02/2019 
4. 
ID=155494&_afrLoop=33525752488083093#!%40%40%3FdID%3D155494%26_afrLoop%3D33525752488083093
%26dDocName%3DMOFUCM149098%26_adf.ctrl-state%3Dhvnrqoerg_4.
5. Climate Bonds Initiative (2017), Bonds and Climate Change, truy cập ngày 24/02/2019 
6. https://www.climatebonds.net/files/files/CB-HSBC-2017-India-Final-01.pdf
7. Climate Bonds Initiative (2018), Korea Climate Bond Market: Overview and Opportunities, truy cập ngày 
24/02/2019 
8. https://www.climatebonds.net/files/reports/cbi-korea_market-final-01a.pdf
9. Climate Bonds Initiative (2018), ASEAN Green Finance - State of the Market 2018, truy cập ngày 24/02/2019 
10. https://www.climatebonds.net/files/reports/asean_sotm_18_final_03_web.pdf
11. Climatescope (2018), Clean Energy Investment, truy cập ngày 24/02/2019 
12. 
13. Cục quản lý giám sát bảo hiểm (2018), Chung tay góp sức vào sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bảo 
hiểm, truy cập ngày 24/02/2019 
14. 
33523299072069484#!%40%40%3F_afrLoop%3D33523299072069484%26dDocName%3DMOFUCM149667%26_
adf.ctrl-state%3D9z7vxal5a_9
15. Dawson, Jack (2015), Learn the Effective Features of Green Finance, truy cập ngày 24/02/2019 
16. https://www.renewableenergyworld.com/ugc/articles/2015/03/learn-the-effective-features-of-green-finance.html
17. Dikau, S., & Ryan-Collins, J. (2017), Green Central Banking in Emerging Market and Developing Country 
Economies, truy cập ngày 24/02/2019 
18. 
19. Mehta, A (2017), Catalyzing Green Finance: A Concept for Leveraging Blended Finance for Green Development, 
truy cập ngày 24/02/2019 
20. 
21. Ngân hàng phát triển Châu Á ADB (2019), Asia Bond Monitor 2010- 2018, truy cập ngày 24/02/1019
22. https://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_nov_2018.pdf; https://asianbondsonline.adb.org/documents/
abm_mar_2018.pdf; https://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_mar_2017.pdf; https://asianbondsonline.
adb.org/documents/abm_mar_2016.pdf; https://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_mar_2015.pdf; https://
asianbondsonline.adb.org/documents/abm_mar_2014.pdf; https://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_
mar_2013.pdf; https://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_apr_2012.pdf; https://asianbondsonline.adb.org/
documents/abm_mar_2011.pdf; https://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_mar_2010.pdf
23. NHNN (2018), Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 24/3/2014 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi 
trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
24. Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 của Thống đốc NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển 
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo NQ 30/NQ-CP ngày 07/3/2017 của Chính phủ.
25. Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.
26. UNEP (2011), Definitions and Concepts: Background Note, truy cập ngày 24/02/2019 
27. 
28. UBCKNN (2018), Báo cáo thường niên.
29. Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Xây dựng cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính 
đầu tư cho tăng trưởng, truy cập ngày 24/02/2019 
30. 
xanh
31. WWF (2017), Sustainable Banking in ASEAN: Addressing ASEAN’s Forests, Landscapes, Climate, Water, 
Societies, truy cập ngày 24/02/2019 
32. 
Addressing-ASEANs-Forests-Landscapes-Climate-Water-Societies 
33. WWF (2018), Sustainable Banking in ASEAN 2018, truy cập ngày 24/02/2019 
34. 

File đính kèm:

  • pdftai_chinh_xanh_cho_phat_trien_kinh_te_xanh_tai_viet_nam_nhun.pdf