Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam

Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh và toàn cầu hóa về kinh tế, NSLĐ doanh nghiệp

là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và trong từng doanh

nghiệp (Steenhuis & de Bruijn, 2006). Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, NSLĐ

doanh nghiệp được coi là yếu tố quan trọng nhất (Sauian & cộng sự 2002). Theo Hiệp hội Dệt

may Việt Nam (Vitas 2018 - Vietnam Textile and Apparel Industry Directory 2018), ngành

dệt may Việt Nam hiện thu hút khoảng 2,85 triệu lao động với gần 8.000 doanh nghiệp; kim

ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 39 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và

14,63% GDP của cả nước. Việt Nam, hiện đứng Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế

giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Bangladesh. Tuy nhiên, điểm yếu

của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là NSLĐ doanh nghiệp còn rất thấp. Tính theo sức

mua tương đương (PPP), NSLĐ của Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 7,6% mức năng suất của

Singapore; 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia và bằng 56,9%

năng suất lao động của Philippines; chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,6

lần).

Tái cấu trúc doanh nghiệp là một giải pháp tiềm năng nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp

(Bowman & Singh, 1993). Trước thực trạng trên, doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh

tế thị trường thì bắt buộc phải thích ứng và thay đổi. Vì vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp theo

một mô hình mới phù hợp với thay đổi của môi trường là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh

nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

pdf 16 trang kimcuc 5640
Bạn đang xem tài liệu "Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam

Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Trang chủ của tạp chí: 
Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - 
nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam
Restructuring and labor productivity: 
The case of garment and textile industries in Vietnam
Phạm Đình Cường1
Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phạm Đình Long
Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày nhận: 11/10/2019; Ngày hoàn thành biên tập: 28/04/2020; Ngày duyệt đăng: 28/04/2020
Tóm tắt
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh đang diễn ra gay gắt như hiện nay, tái 
cấu trúc và năng suất lao động (NSLĐ) doanh nghiệp là những yếu tố quan trọng giúp doanh 
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) hiệu quả và đạt được lợi thế cạnh tranh trên 
thị trường. Với bộ dữ liệu bảng gồm 7.640 doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn 
2009 - 2018, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tái cấu trúc có tác động tích cực đến 
NSLĐ doanh nghiệp, góp phần tạo cơ sở lý luận đề xuất những giải pháp tái cấu trúc tương 
ứng nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Từ khóa: NSLĐ doanh nghiệp, Tái cấu trúc, Doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Abstract
In the context of international economic integration and fierce competition today, 
corporate restructuring and productivity are important factors that help enterprises operate 
effectively and create competitive advantages in the market. The study uses a data set of 7,640 
Vietnamese textile and garment enterprises during 2009 - 2018 period, the empirical results 
show that corporate restructuring has a positive impact on corporate productivity, contributing 
to the literature by proposing the corresponding restructuring solutions to improve corporate 
productivity in the Vietnamese textile and garment industry.
Keywords: Corporate productivity, Restructuring, Vietnamese textile and garment enterprises
1 Tác giả liên hệ: cuongpd.15ab@ou.edu.vn
Journal of International Economics and Management
ISSN 1859 - 4050
Đ
ẠI
 H
ỌC
 NGOẠI THƯƠNG
FOREIGN TRADE UNIVE
RSIT
Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
T Ạ P C H Í
QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 126 (2/2020), 44-59
44 Số 126 (2/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh và toàn cầu hóa về kinh tế, NSLĐ doanh nghiệp 
là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của một quốc gia, một ngành và trong từng doanh 
nghiệp (Steenhuis & de Bruijn, 2006). Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, NSLĐ 
doanh nghiệp được coi là yếu tố quan trọng nhất (Sauian & cộng sự 2002). Theo Hiệp hội Dệt 
may Việt Nam (Vitas 2018 - Vietnam Textile and Apparel Industry Directory 2018), ngành 
dệt may Việt Nam hiện thu hút khoảng 2,85 triệu lao động với gần 8.000 doanh nghiệp; kim 
ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 39 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu và 
14,63% GDP của cả nước. Việt Nam, hiện đứng Top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế 
giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Bangladesh. Tuy nhiên, điểm yếu 
của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là NSLĐ doanh nghiệp còn rất thấp. Tính theo sức 
mua tương đương (PPP), NSLĐ của Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 7,6% mức năng suất của 
Singapore; 19,5% của Malaysia; 37,9% của Thái Lan; 45,6% của Indonesia và bằng 56,9% 
năng suất lao động của Philippines; chỉ cao hơn năng suất lao động của Campuchia (gấp 1,6 
lần).
Tái cấu trúc doanh nghiệp là một giải pháp tiềm năng nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp 
(Bowman & Singh, 1993). Trước thực trạng trên, doanh nghiệp muốn tồn tại trong nền kinh 
tế thị trường thì bắt buộc phải thích ứng và thay đổi. Vì vậy, tái cấu trúc doanh nghiệp theo 
một mô hình mới phù hợp với thay đổi của môi trường là nhu cầu cấp thiết đối với các doanh 
nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập đến mối quan hệ giữa tái cấu trúc và 
NSLĐ doanh nghiệp, tiêu biểu như Hammer & Champy (1993). Các tác giả cho rằng tái 
cấu trúc là sự suy nghĩ lại một cách căn bản và thiết kế lại tận gốc quy trình hoạt động kinh 
doanh, để đạt được cải thiện vượt bậc đối với các chỉ tiêu cốt yếu và có tính nhất thời như 
giá cả, chất lượng, phục vụ và sự nhanh chóng. Bowman & Singh (1993) cho rằng tái cấu 
trúc danh mục đầu tư, tài chính và tổ chức sẽ làm thay đổi hướng hoạt động sản xuất kinh 
doanh của doanh nghiệp, sắp xếp lại các nguồn lực nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp. 
Gần đây, một số công trình nghiên cứu trong nước cũng đã đề cập đến tác động của tái cấu 
trúc đến NSLĐ doanh nghiệp như: Lê (2016) đã xây dựng kênh đánh giá tác động của các 
yếu tố quản lý tới NSLĐ doanh nghiệp ngành dệt may. Sự & cộng sự (2017) đã cho rằng tái 
cấu trúc có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất doanh nghiệp. Trong đó, NSLĐ doanh nghiệp 
được xem là yếu tố quan trọng chủ yếu tạo nên hiệu suất cho doanh nghiệp. Nhìn chung, 
các nghiên cứu này phần lớn chỉ tập trung phân tích một vài yếu tố đơn lẻ có tác động tới 
NSLĐ doanh nghiệp.
Vì vậy, bài viết “Tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp - Nghiên cứu ngành dệt may Việt 
Nam” sẽ góp phần bổ sung các khoảng trống lý thuyết về tác động của tái cấu trúc tới NSLĐ 
doanh nghiệp, đồng thời có ý nghĩa về mặt thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp góp phần 
nâng cao NSLĐ của doanh nghiệp Việt Nam.
45Số 126 (2/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước đã cho thấy một số công 
trình nghiên cứu khoa học có đề cập đến quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp, 
tiêu biểu như nghiên cứu của Long (2008) cho rằng: “Tái cấu trúc là quá trình tổ chức, 
sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra trạng thái tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện 
những mục tiêu đề ra. Tái lập là quá trình thiết kế lại tận gốc các quá trình trong doanh 
nghiệp, đặc biệt là các quá trình kinh doanh nhằm giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả 
hơn”. Đinh & Phạm (2011) đã phân tích và đánh giá tác động của yếu tố vốn đầu tư đến 
NSLĐ doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn & 
Huỳnh (2012) đã chỉ ra một số điểm cần tập trung cho TCTDN Nhà nước, công trình của 
Đỗ (2013) tiếp cận tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng thực hiện tái cấu trúc dựa trên 
mô hình 7S của Peters & Waterman (1980). Nghiên cứu của Huỳnh (2014) bàn luận về 
cách tiếp cận tái cấu trúc doanh nghiệp là điều chỉnh, thiết lập lại, xây dựng mới các đặc 
tính của sản phẩm, khách hàng mục tiêu, công nghệ, phương thức kinh doanh, cơ cấu tổ 
chức, nhân lực, quy trình cho phù hợp để tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức từ môi 
trường kinh doanh. Lê (2016) đã xây dựng kênh đánh giá tác động của các yếu tố quản lý 
tới NSLĐ doanh nghiệp ngành dệt may. Gần đây, công trình nghiên cứu của Su & cộng sự 
(2017) đã cho rằng tái cấu trúc có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất doanh nghiệp. Trong 
đó, NSLĐ doanh nghiệp được xem là yếu tố quan trọng chủ yếu tạo nên hiệu suất cho 
doanh nghiệp. Nhìn chung, các nghiên cứu này phần lớn chỉ tập trung phân tích một vài 
yếu tố đơn lẻ có tác động tới NSLĐ doanh nghiệp.
Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước đã cho thấy một số công trình nghiên 
cứu khoa học đề cập đến quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp. Hammer & 
Champy (1993) đã đi tiên phong khi đưa ra khái niệm “Tái cấu trúc doanh nghiệp”, trong 
đó cho rằng tái cấu trúc là suy nghĩ lại một cách căn bản và thiết kế lại tận gốc quy trình 
hoạt động kinh doanh, để đạt được cải thiện vượt bậc đối với các chỉ tiêu cốt yếu và có 
tính nhất thời như giá cả, chất lượng, phục vụ và sự nhanh chóng. Bowman & Singh 
(1993) đã cho rằng tái cấu trúc danh mục đầu tư, tái cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tổ 
chức sẽ làm thay đổi hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sắp xếp 
lại các nguồn lực nhằm có thể nâng cao NSLĐ doanh nghiệp. Tiếp đến, Vanderbijlpark 
(2005) đã nghiên cứu giải pháp thu hẹp quy mô; Li (2011) đã phân tích yếu tố tác động 
của mua bán, sáp nhập và tiếp quản; Higuchi & Matsuura (2004) đã phân tích yếu tố tái 
cấu trúc bộ máy tổ chức đến NSLĐ doanh nghiệp; Sallehu (2017) đã phân tích chi phí 
tái cấu trúc và Phạm & Yoshinori (2011) nghiên cứu về quản trị tri thức nhằm nâng cao 
NSLĐ doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần phải kể đến một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan đến tác động 
của tái cấu trúc đối với NSLĐ doanh nghiệp. Đinh & Phạm (2011) sử dụng mô hình 
hồi quy đo lường mối quan hệ giữa tái cấu trúc quy mô doanh nghiệp đến NSLĐ doanh 
nghiệp trong ngành nông nghiệp giai đoạn 1991 - 2009. Kết quả ước lượng cho thấy tái 
cấu trúc quy mô doanh nghiệp và NSLĐ doanh nghiệp có ý nghĩa và quan hệ cùng chiều 
46 Số 126 (2/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
với nhau. Võ & Nguyễn (2018) đã xem xét mối liên hệ giữa tái cấu trúc và hiệu suất 
NSLĐ tại các ngân hàng Việt Nam, thông qua sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu 
(DEA) và phương pháp phân tích biến ngẫu nhiên (SFA). Mẫu dữ liệu bao gồm 26 ngân 
hàng thương mại trong giai đoạn 1999 - 2015. Kết quả cho thấy, thời gian đầu các ngân 
hàng phải chịu tổn thất do tăng chi phí trong quá trình tái cấu trúc. Tuy nhiên, trong dài 
hạn, tính hiệu quả và NSLĐ doanh nghiệp sẽ phát huy hiệu quả.
Kang & Shivdasani (1997) đã phân tích quá trình tái cấu trúc 92 công ty Nhật Bản 
trong suốt giai đoạn khủng hoảng hiệu suất hoạt động từ năm 1986 đến 1990, thông qua 
bán tài sản, đóng cửa nhà máy, sa thải nhân viên và kể cả cơ cấu lại hoạt động trong nội 
bộ doanh nghiệp. Kết quả, các ngân hàng cho vay sẽ sở hữu các công ty này thông qua 
M&A mua bán và sáp nhập. Đồng thời, NSLĐ doanh nghiệp được cải thiện rõ rệt.
Gần đây, nghiên cứu thực nghiệm của Hill & Snell (2017) đã thay đổi quy mô vốn sở 
hữu đối với 122 công ty trong danh mục Fortune 500. Kết quả cho thấy tái cấu trúc tài 
chính thông qua thay đổi quyền sở hữu, đa dạng hóa danh mục đầu tư đã có ảnh hưởng 
đến NSLĐ doanh nghiệp.
Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp chưa 
hệ thống hóa và làm rõ được mối liên hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp và mức 
độ tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ doanh nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mô hình nghiên cứu
Theo lý thuyết thực nghiệm định lượng về mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ doanh 
nghiệp đã được nghiên cứu và sàng lọc của Kang & Shivdasani (1997); Denis & Kruse (2000); 
Perry & Shivdasani (2005), Yasar & Paul (2007); Su & cộng sự (2017) và OECD (2001), 
nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của tái cấu trúc tới NSLĐ 
doanh nghiệp có dạng sau:
CP
it 
= β
0 
+ β1RESit + β2TLAit + β3REVit + β4FDIit + β5BCAit + εit
 (1)
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
CP: Biến NSLĐ doanh nghiệp (Corporate Productivity).
CP được đo lường bằng nhóm chỉ tiêu Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) (Dahya & 
cộng sự, 2008; Dahya và McConnell, 2007; Shan & McIver, 2011; OECD, 2001).
Các biến độc lập:
RES: Biến Tái cấu trúc (Restructuring).
Theo lý thuyết về tái cấu trúc của Bowman & Singh (1993), tái cấu trúc doanh nghiệp là 
một trong những chiến lược có thể giúp các công ty đối phó với tình trạng hoạt động SXKD 
không hiệu quả và NSLĐ doanh nghiệp thấp. Trong đó, 3 yếu tố cơ bản có tác động đến tái cấu 
47Số 126 (2/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
trúc đó là: danh mục đầu tư (Portfolio), tài chính (Finance) và tổ chức (Organization). Vì vậy, 
dựa vào lý thuyết nền về tái cấu trúc của Bowman & Singh (1993), biến RES được đo lường 
thông qua đồng thời cả 3 yếu tố tác động, đó là: danh mục đầu tư (POR), tài chính (FIR) và 
tổ chức (ORR). Đồng thời, biến RES được sử dụng như là một biến giả 1,0 (dummy variable) 
và được xác định như sau:
- RES = 1, nếu tỷ lệ % gia tăng của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR ≥ 5% thì doanh 
nghiệp đó được coi là tái cấu trúc.
- RES = 0, nếu tỷ lệ % gia tăng của cả 3 biến độc lập POR, FIR và ORR < 5% thì doanh 
nghiệp đó được coi là không tái cấu trúc.
- Mức tỷ lệ 5% được lựa chọn làm mức đại diện (Benchmark) dựa vào kết quả các công 
trình nghiên cứu khoa học của Perry & Shivdasani (2005); Sự & cộng sự (2017).
- Các yếu tố thành phần đo lường RES:
POR: Yếu tố danh mục đầu tư (Portfolio).
+ POR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % gia tăng của Tổng tài sản (ABV) (Perry 
& Shivdasani, 2005).
FIR: Yếu tố tài chính (Finance).
+ FIR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % gia tăng của Tổng nợ (TDE) (Jensen & 
Meckling, 1976; Coles & cộng sự, 2008; Ross & cộng sự, 1999).
ORR: Yếu tố tổ chức (Organization).
+ ORR được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ % gia tăng của doanh thu (REV). Doanh thu 
đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình mô hình và quy mô bộ máy tổ chức, cũng 
như quyết định việc lựa chọn chiến lược phát triển của doanh nghiệp (Zajac & Kraatz, 1993; 
Brush & cộng sự, 2000; Fukui & Ushijima, 2007).
TLA: Biến tổng số lao động (Total Labours).
TLA được đo lường thông qua chỉ tiêu tổng số lao động hiện đang làm việc tại doanh 
nghiệp. Tổng số lao động là chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp, 
quy mô doanh nghiệp và là cơ sở để tính một số chỉ tiêu khác như NSLĐ doanh nghiệp và tiền 
lương (Mai & Phạm, 2001).
REV: Biến tổng doanh thu (Revenue).
REV được đo lường thông qua chỉ tiêu tổng số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán 
sản lượng hàng hóa và/hoặc dịch vụ mà họ đã sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Doanh 
thu có mối liên hệ tích cực với NSLĐ doanh nghiệp (Tangen, 2005).
FDI: Biến nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Invesment).
48 Số 126 (2/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
FDI được đo lường thông qua chỉ tiêu tổng nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đã 
đầu tư trực tiếp vào cho doanh nghiệp. FDI có tác động tích cực đến NSLĐ doanh nghiệp 
thông qua tài sản, máy móc thiết bị và công nghệ (Mako, 2001).
BCA: Biến vốn sản xuất kinh doanh (Business Working Capital).
BCA được đo lường thông qua chỉ tiêu tổng số vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh 
doanh hay thường được gọi tắt là Vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh được hình thành và bổ 
sung thêm trong quá trình hoạt động SXKD. Nó có tác động tích cực đến NSLĐ doanh nghiệp 
thông qua quy mô hoạt động của doanh nghiệp (Gaughan, 2002).
Các hệ số:
- α, β là các hệ số phản ánh tác động của biến giải thích trong mô hình đến NSLĐ;
- ε: Phần dư sai số
- i: Số doanh nghiệp
- t: Số năm
3.2 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu phân tích của nghiên cứu được lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp (nguồn dữ liệu nội bộ) 
được cung cấp từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) với 8.026 doanh nghiệp dệt may trên 
địa bàn cả nước trong giai đoạn 10 năm gần đây nhất, từ năm 2009 đến năm 2018. Tuy nhiên, 
sau khi làm sạch bộ dữ liệu, tác giả đã loại bớt 386 trường hợp (chiếm 4,8%) không phù hợp, 
bao gồm:
- 325 doanh nghiệp mới thành lập năm 2018 (Thời gian hoạt động <1 năm);
- 02 doanh nghiệp có mức doanh thu < 100 triệu / năm (năng suất quá nhỏ so với thực tế 
của ngành dệt may);
- 03 doanh nghiệp có mức vốn kinh doanh < 50 triệu / năm (quy mô quá nhỏ so với thực 
tế của ngành dệt may);
- 56 doanh nghiệp thiếu số liệu hoặc số liệu bị lỗi.
Vì vậy, tổng số cỡ mẫu phân tích của nghiên cứu là 7.640 mẫu đạt yêu cầu. Trong đó, các 
mẫu dữ ...  thuyết như sau:
H0: Mô hình Pooled phù hợp dữ liệu mẫu hơn REM.
53Số 126 (2/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
H1: Mô hình REM phù hợp dữ liệu mẫu hơn Pooled.
Wald chi2(5) = 35469.26
Corr (u_i, X) = 0 (assume) Prob > chi2 = 0.0000
Bảng 8. Kết quả kiểm định lựa chọn Pooled và REM
Chi bình Phương (χ2) p-value
0,0000 0,0000
Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng phần mềm Stata 14.0
Kiểm định cho p-value của 2 mô hình đều bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05, đủ cơ sở để bác bỏ giả 
thuyết H0. Vậy mô hình REM phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mô hình Pooled.
Tác giả sử dụng mô hình dữ liệu ở Bảng 7 làm kết quả nghiên cứu.
4.6 Kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM
Bảng 9. Hausman Test - kiểm tra FEM và REM
BIẾN QUAN SÁT
BIẾN PHỤ THUỘC CP
FEM REM
RES -0,0021683 0,0014607 
TLA 5,07e-06 4,51e-06 
REV 1,65e-07 1,12e-07 
FDI 0,0002857 0,0002582 
BCA 1,77e-07 1,69e-07 
Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng phần mềm Stata 14.0
Tác giả tiếp tục kiểm định Hausman lựa chọn mô hình REM với giả thuyết như sau:
H0: Mô hình REM phù hợp dữ liệu mẫu hơn FEM.
H1: Mô hình FEM phù hợp dữ liệu mẫu hơn REM.
 Chi2(3) = (b-B)’[(V_b-V_B) ^ (-1)] (b - B) = 2904,98
 Prob > chi2 = 0,0000
Bảng 10. Kết quả kiểm định lựa chọn FEM và REM
Chi bình Phương (χ2) p-value
2904,98 0,0000
Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng phần mềm Stata 14.0
54 Số 126 (2/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Kiểm định cho p-value của mô hình là 0,0000 nhỏ hơn 0,05; cho nên đủ cơ sở để bác bỏ giả 
thuyết H0. Vậy mô hình FEM hiệu ứng cố định phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mô hình REM. 
Kết quả Hausman Test ủng hộ mô hình FEM.
4.7 Hồi quy mô hình tác động cố định FEM theo thời gian - Robust
Sau khi đã lựa chọn phương pháp FEM, nghiên cứu tiếp tục kiểm định sự tồn tại của 
phương sai thay đổi. Kết quả cho thấy rằng mô hình FEM có hiện tượng phương sai sai số 
thay đổi. Vì vậy, nghiên cứu đã khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng cách 
hiệu chỉnh hồi quy mô hình FEM theo thời gian với tùy chọn “clustered robust”.
Bảng 12. Hồi quy Mô hình tác động cố định FEM - Robust
BIẾN QUAN SÁT
BIẾN PHỤ THUỘC CP
FEM (Robust)
RES 0,0025527
TLA 0,0002466
REV 0,0000109
FDI 0,0017035
BCA 0,0000675
Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng phần mềm Stata 14.0
4.8 Phân tích kết quả nghiên cứu
Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả cho thấy mô hình tác động cố định FEM_ước 
lượng vững là phù hợp nhất, vì ước lượng vững cho sai số chuẩn, khắc phục hiện tượng 
phương sai sai số thay đổi, tự tương quan. Do đó, các phân tích kết quả của nghiên cứu sẽ dựa 
trên mô hình FEM_ước lượng vững.
Bảng 13. Kết quả hồi quy Mô hình FEM_ước lượng vững
NSLĐ doanh nghiệp (CP) FEM (Ước lượng vững)
Tái cấu trúc (RES) 0,0025527* 
Tổng số lao động doanh nghiệp (TLA) 0,0002466* 
Doanh thu (REV) 0,0000109* 
Nguồn vốn FDI (FDI) 0,0017035* 
Vốn kinh doanh (BCA) 0,0000675* 
Hằng số (_cons) 0,0022523* 
Tổng số quan sát (N) 76,400
Ghi chú: (*) tương ứng với mức ý nghĩa 1%.
Nguồn: Tác giả tự tính toán bằng phần mềm Stata 14.0
55Số 126 (2/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Bảng 13 trình bày kết quả mô hình tác động cố định FEM_ước lượng vững với biến phụ 
thuộc là CP theo các biến độc lập. Số quan sát được sử dụng là 76.400 từ 7.640 doanh nghiệp 
dệt may trên cả nước trong giai đoạn 10 năm từ năm 2009 đến năm 2018.
Có ba giá trị R2 là: R2 within, R2 between, và R2 overall. Mô hình được ước lượng bằng 
phương pháp tác động cố định FEM, nên R2 within chính là R2 cổ điển.
Ta có R2 within = 0,5440 tức là các biến độc lập giải thích được 54,40% biến động của biến 
phụ thuộc NSLĐ doanh nghiệp (CP), khoảng 45,60% còn lại là do tác động của yếu tố khác.
Thống kê F = 5858,67 có giá trị lớn chứng tỏ hàm hồi quy có mức độ phù hợp lớn. Các hệ 
số của các biến RES, TLA, REV, FDI, BCA là dương, nên đều có ý nghĩa thống kê với mức 
1%.
Sau khi thực hiện các kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến, khắc phục phương sai thay 
đổi và tương quan chuỗi, mô hình với 5 biến độc lập, tất cả 5 biến này đều có ý nghĩa thống 
kê. Vì thế, các yếu tố RES, TLA, REV, FDI, BCA đều có tác động tới Biến phụ thuộc NSLĐ 
doanh nghiệp (CP), cụ thể:
β1 = 0,0025527
Tái cấu trúc (biến RES) có tác động cùng chiều với NSLĐ doanh nghiệp (biến CP). Kết 
quả này phù hợp với nghiên cứu của Bowman & Singh (1993). Trong đó, biến RES được đo 
lường thông qua 3 tiêu chí đó là yếu tố danh mục đầu tư (POR), yếu tố tài chính (FIR) và yếu 
tố tổ chức (ORR).
β2 = 0,0002466
Tổng số lao động trong doanh nghiệp (biến TLA) có tác động cùng chiều với NSLĐ doanh 
nghiệp (biến CP). Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Mai & Phạm (2001), cho rằng tổng số 
lao động đang làm việc tại doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động của doanh 
nghiệp và là cơ sở để tính một số chỉ tiêu khác như NSLĐ doanh nghiệp, tiền lương. Tổng số lao 
động tăng sẽ tác động tích cực làm tăng NSLĐ doanh nghiệp. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để 
đánh giá quy mô doanh nghiệp và tầm ảnh hưởng của tái cấu trúc đến NSLĐ doanh nghiệp.
β3 = 0,0000109
Tổng Doanh thu (biến REV) có tác động cùng chiều với NSLĐ doanh nghiệp (biến CP). 
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Tangen (2005) chứng minh rằng tăng doanh thu sẽ 
tác động tích cực đến việc tăng NSLĐ doanh nghiệp.
β4 = 0,0017035
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của doanh nghiệp (biến FDI) có tác động cùng 
chiều với NSLĐ doanh nghiệp (biến CP). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu thực 
nghiệm của Mako (2001) về tác động của nguồn vốn FDI đến cấu trúc tài chính các doanh 
nghiệp tại Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 
1997. Từ đó, đã chỉ ra mối liên hệ giữa nguồn vốn FDI đến NSLĐ doanh nghiệp thông qua tỷ 
lệ sử dụng nợ để đầu tư cho máy móc thiết bị sản xuất.
56 Số 126 (2/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
β5 = 0,0000675
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (BCA) có tác động cùng chiều với NSLĐ doanh 
nghiệp (CP). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Gaughan (2002) cho rằng nguồn vốn 
kinh doanh không chỉ là một thành phần quan trọng gắn liền với các hoạt động tái cấu trúc tài 
chính doanh nghiệp mà nó còn là một yếu tố quan trọng, quyết định đến quy mô sản xuất kinh 
doanh và NSLĐ doanh nghiệp.
5. Kết luận
Mục tiêu tổng quát của bài viết này là nghiên cứu tái cấu trúc và yếu tố NSLĐ doanh 
nghiệp của ngành dệt may Việt Nam. Trong đó, hai mục tiêu cụ thể đã được xác định, đó là: 
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐ doanh nghiệp; (2) Phân 
tích, đánh giá tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Đối với 
vấn đề nghiên cứu thứ nhất, cơ sở lý luận về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐ doanh nghiệp 
đã được hệ thống hóa và phân tích cụ thể. Các nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu 
trong và ngoài nước về tái cấu trúc doanh nghiệp và NSLĐ doanh nghiệp như một số vấn đề 
lý luận và phương pháp nghiên cứu đã được nhận định trong bài viết này. Các nghiên cứu 
thực nghiệm cũng đã được tìm hiểu, rút ra những bài học kinh nghiệm và xác định những yếu 
tố quan trọng trong hệ thống hóa cơ sở lý thuyết cơ bản trong nghiên cứu. Từ đó, luận án đã 
xác định và lựa chọn lý thuyết của Bowman & Singh (1993) làm lý thuyết nền tảng trong xây 
dựng mô hình nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế có nhiều biến động 
và cạnh tranh gay gắt như hiện nay và phản ánh thực trạng tình trạng “sức khỏe” hoạt động 
SXKD của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là yếu tố NSLĐ doanh nghiệp. Đối 
với vấn đề nghiên cứu thứ hai, bài viết đã tiến hành phân tích và đánh giá tác động của tái cấu 
trúc đến NSLĐ doanh nghiệp dệt may Việt Nam để tìm ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm 
khách quan và cụ thể.
Tóm lại, về mặt lý thuyết, NSLĐ là yếu tố quan trọng trong nâng cao năng suất của một 
doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Đồng thời, tái cấu trúc là một trong 
những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao NSLĐ. Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu về 
tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp vẫn chưa được hệ thống hóa và vẫn là một khoảng trống 
nghiên cứu. Vì vậy, tác giả thông qua việc đề xuất mô hình nghiên cứu, đã đi sâu phân tích 
dữ liệu của 7.640 doanh nghiệp dệt may trên cả nước. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tái cấu 
trúc có tác động tích cực đến NSLĐ doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp sẽ là cơ sở thực 
nghiệm góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp quyết tâm hơn trong tái cấu trúc và tìm 
giải pháp nâng cao NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như 
hiện nay. Thông qua kết quả nghiên cứu trên, giúp doanh nghiệp sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn 
về nội hàm vai trò và tác động của các yếu tố mới như vốn FDI, vốn kinh doanh, quy mô sản 
xuất, quy mô nguồn nhân lực và NSLĐ doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp nói chung và 
doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng sẽ chủ động nâng cao NSLĐ và tích cực hội nhập 
trong bối cảnh kinh doanh có nhiều biến động như hiện nay.
57Số 126 (2/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Tài liệu tham khảo
Bowman, E.H. & Singh, H. (1993), “Corporate Restructuring: Reconfiguring the Firm”. Strategic 
Management Journal, Vol. 14, No. 5, pp. 5 - 14.
Brush, T.H., Bromiley, P. & Hendrickx, M. (2000), “The free cash flow hypothesis for sales growth and 
firm performance”, Strategic Management Journal, Vol. 21 No. 4, pp. 455 - 472.
Coles, J., Lemmon, M. & Wang, Y. (2008), “The Joint Determinants of Managerial Ownership, Board 
Independence, and Firm Performance”, Second Singapore International Conference on Finance 
2008, available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1089758 or 
ssrn.1089758.
Dahya, J. & McConnell, J.J. (2007), “Board Composition, Corporate Performance, and the Cadbury 
Committee Recommendation”, Journal of financial and quantitative analysis, Vol. 42, No. 3, pp. 
535 - 564.
Dahya, J., McConnell, J.J. & Dimitrov, O. (2008), “Dominant shareholders, corporate boards, and 
corporate value: A cross-country analysis”, Journal of Financial Economics, Vol. 87 No. 1, pp. 
73 - 100.
Denis, D.J. & Kruse, T.A. (2000), “Managerial discipline and corporate restructuring following 
performance declines”, Journal of Financial Economics, Vol. 55 No. 3, pp. 391 - 424.
Đinh, P.H. & Phạm, N.D. (2010), “Năng suất lao động nông nghiệp- Chìa khóa để tăng trưởng, thay đổi 
cơ cấu kinh tế và thu nhập nông dân”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 5, tr. 16 - 22.
Đỗ, T.L. (2013), “Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh 
doanh, Số 4, Tập 29, tr. 54 - 62. 
Fukui, Y. & Ushijima, T. (2007), “Corporate diversification, performance, and restructuring in the largest 
Japanese manufacturers”, Journal of the Japanese and International Economies, Vol. 21 No. 3, 
pp. 303 - 323.
Gaughan, P.A. (2002), Mergers, Acquisitions, and corporate restructurings, John Wiley&Sons, Int. 106.
Hammer, M., Champy, J. (1993), Reengineering the corporation: a manifesto for business revolution, 
New York: Harper Business. 
Higuchi, Y., Matsuura, T. (2004), “Corporate Restructuring and its Impact on Value-added, Productivity, 
Employment and Wages”, https://www.rieti.go.jp/en/papers/research-review/015.html, truy cập 
ngày 13/09/2019.
Hill, C. & Snell, S. (2017), “Effects of ownership structure and control on corporate productivity”, 
Academy of Management Journal, Vol. 32 No. 1, pp. 30 - 47.
Hoàng, T. & Chu, N.M.N. (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.
Huỳnh, T.Đ. (2014), “Tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội: trường hợp nghiên cứu Tổng công ty 28”, Tạp 
chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần Quân sự, Số 165, tr. 11 - 16
Jensen, M. & Meckling, W. (1976), “Theory of the firm: managerial behavior, agency costs and ownership 
structure”, Journal of Financial Economics, Vol. 3 No. 4, pp. 305 - 360.
Kang, J.K. & Shivdasani, A. (1997), “Corporate restructuring during performance declines in Japan”, 
Journal of Financial Economics, Vol 46 No. 1, pp. 29 - 65.
Li, X. (2011), Productivity, restructuring, and the gains from takeovers, University of Michigan.
58 Số 126 (2/2020)Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Lê, V.H. (2016), “Năng suất lao động của Việt Nam từ sau đổi mới: những nút thắt ràng buộc tăng trưởng”, 
Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 4, tr. 3 -13.
Long, N.H. (2008), “Để tái lập - Tái cấu trúc thành công”, Thời báo kinh tế Sài gòn, Số 10-2008.
Mai, Q.C. & Phạm, Đ.T. (2001), Giáo trình Kinh tế Lao động, NXB Giáo dục.
Mako, W. (2001), “Corporate restructuring in East Asia: promoting best practices”, https://www.elibrary.
imf.org/view/IMF022/14310-9781451953299/14310-9781451953299/14310-9781451953299_
A002.xml?redirect=true, truy cập ngày 10/09/2019.
Nguyễn, T.H. & Huỳnh, T.D. (2011), “Tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước: tiếp cận khả năng điều tiết 
vĩ mô và tác động hỗ trợ”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 252, tr. 22 - 30.
OECD (2001), Measuring Productivity, OECD Publications.
Peters, T.J. & Waterman, R.H. (1980), “Structure is not organization”, Business Horizons, Vol. 23 No. 3, 
pp. 14 - 26.
Perry, T. & Shivdasani, A. (2005), “Do boards affect performance? Evidence from corporate restructuring”, 
The Journal of Business, Vol. 78 No. 4, pp. 1403 - 1432.
Pham, Q.T & Yoshinori, H. (2011), “KM approach for improving the labor productivity of Vietnam 
enterprise”, International Journal of Knowledge Management, Vol. 7 No. 3, pp. 27 - 42.
Ross, S., Westerfied, A.D. & Jordan, B.D. (1999), Essentials of corporate finance, NewYork: McGraw-
Hill/Irwin
Sallehu, M. (2017), “Do Restructurings Improve Post-restructuring Productivity?”, Journal of Accounting 
and Finance, Vol. 17 No. 1, pp. 103 - 123
Sauian, M. (2002), “Labour productivity: an important business strategy in manufacturing”, Integrated 
Manufacturing Systems, Vol. 13 No. 6, pp. 435 - 438. 
Su, D.T., Doan, V.N. & Bui, T.T. (2017), “Corporate restructuring in Vietnam: an analysis of asset 
restructuring”, Journal of Economic Development, Vol. 23 No. 3, pp. 02 - 35.
Steenhuis, H. & de Bruijn, E. (2006), “International shopfloor level productivity differences: an exploratory 
study”, Journal of Manufacturing Technology Management, Vol. 17 No. 1, pp. 42 - 55. 
Tangen, S. (2005), “Demystifying productivity and performance”, International Journal of Productivity 
and Performance Management, Vol. 54 No. 1, pp. 34 - 46.
Vanderbijlpark (2005), The impact of restructuring on the productivity of companies, MBA Thesis. North-
West University.
Vitas (2018), VietNam Textile and Apparel Industry Directory 2018.
Võ, X.V. & Nguyễn, H.H. (2018), “Bank restructuring and bank efficiency - The case of Vietnam”, Cogent 
Economics & Finance, Vol. 6 No. 1, pp. 1 - 17.
Yasar, M. & Paul, C. (2007), “International linkages and productivity at the plant level: foreign direct 
investment, exports, imports and licensing”, Journal of International Economics, Vol. 71 No. 2, 
pp. 373 - 388.
Zajac, E.J. & Kraatz, M.S. (1993), “A diametric forces model of strategic change: assessing the antecedents 
and consequences of restructuring in the higher education industry”, Strategic Management 
Journal, Vol. 14, pp. 83 - 102.
59Số 126 (2/2020) Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế

File đính kèm:

  • pdftai_cau_truc_va_nang_suat_lao_dong_doanh_nghiep_nghien_cuu_n.pdf