Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Sau sự kiện phá giá mạnh của đồng Nhân Dân tệ (Trung Quốc) – Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh

tỷ giá VND tổng cộng 3% và biên độ tỷ giá cũng được nới lên 2 lần, từ 1% lên 3% - nhằm tiếp tục chủ

động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự

kiến sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới. NHNN cũng phát đi thông điệp rằng tỷ giá VND sẽ được giữ ổn

định, không chỉ đến cuối năm 2015 mà cả những tháng đầu năm 2016. Qua những sự kiện trên, bài viết

sau đây sẽ giúp chúng ta nhìn lại chính sách điều hành tỷ giá của VN trong thời gian qua và phân tích

tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến xuất khẩu của VN, đồng thời đưa ra nhận định về những quan

điểm khác nhau xung quanh vấn đề trên một cách khách quan và tích cực nhất.

pdf 5 trang kimcuc 7360
Bạn đang xem tài liệu "Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
TÁC ĐỘNG VIỆC ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH 
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP
TÓM TẮT
Sau sự kiện phá giá mạnh của đồng Nhân Dân tệ (Trung Quốc) – Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh 
tỷ giá VND tổng cộng 3% và biên độ tỷ giá cũng được nới lên 2 lần, từ 1% lên 3% - nhằm tiếp tục chủ 
động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự 
kiến sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới. NHNN cũng phát đi thông điệp rằng tỷ giá VND sẽ được giữ ổn 
định, không chỉ đến cuối năm 2015 mà cả những tháng đầu năm 2016. Qua những sự kiện trên, bài viết 
sau đây sẽ giúp chúng ta nhìn lại chính sách điều hành tỷ giá của VN trong thời gian qua và phân tích 
tác động của việc điều chỉnh tỷ giá đến xuất khẩu của VN, đồng thời đưa ra nhận định về những quan 
điểm khác nhau xung quanh vấn đề trên một cách khách quan và tích cực nhất.
Từ khóa: hội nhập, tỷ giá, xuất khẩu.
ABSTRACT
Impact of exchange rate adjustments to the export 
competitiveness of Vietnam during the integration
After the events of devaluation of the Chinese yuan- The State Bank of Vietnam has adjusted the VND 
by a total of 3% and the exchange rate is also loosening up 2 twice, from 1% to 3% - in order to continue 
to actively lead the market, catch the adverse impacts of the possibility that the US Federal Reserve 
intends to raise interest rates in the near future. The central bank also sent messages that the VND will 
be stable, not only until the rest of the year but in the first months of 2016. Through these events, the 
following article will help us look back on policies of exchange rate of Vietnam in the past and analyze 
the impact of the adjustment of the exchange rate on Vietnam’s export, while making statements about 
different perspectives around the issue in the most objective and positive way.
Keywords: integration, exchange rate, export.
Nguyễn Hoàng Giang
Trường Đại học Lao động xã hội, Cơ sở 2 - TP.HCM
Giang_hue@hotmail.com
Ngày nhận bài: 17/11/2015; Ngày duyệt đăng: 01/7/2016
1. Mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập 
khẩu
Cơ chế tác động của tỷ giá đối với xuất nhập 
khẩu (XNK) có thể diễn ra như sau: Khi phá giá 
đơn vị tiền tệ trong nước xuống, thì một số lượng 
đơn vị tiền tệ trong nước sẽ đổi được ít hơn đơn 
vị tiền tệ nước ngoài, so với trước đây. Hay nói 
ngược lại, với một đơn vị tiền tệ nước ngoài sẽ 
đổi được nhiều hơn đơn vị tiền tệ trong nước.
 Ví dụ tỷ giá giữa Việt Nam đồng (VND) so 
với USD hạ xuống, trong trường hợp đó, muốn 
thu được cũng một số ngoại tệ như trước đây, 
người bán hàng (nhà xuất khẩu) nước ngoài - khi 
bán hàng vào nước có đồng tiền hạ giá - buộc 
phải bán với giá cao hơn. Việc nhà xuất khẩu 
nước ngoài phải nâng giá bán hàng lên là cần 
thiết, vì họ phải bù đắp mọi chi phí sản xuất hàng 
xuất khẩu - nếu họ cứ bán giá như trước đây thì 
họ sẽ lỗ lớn - tuy vậy việc nâng giá hàng nước 
ngoài, sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế khối lượng 
nhập khẩu hàng hóa vào nước có đồng tiền hạ 
giá, vì hai lý do:
* Do khả năng cạnh tranh hàng hóa XNK của 
nước đó tăng lên.
* Có thể có sự chuyển hướng tiêu thụ hàng 
hóa trong nước để thay thế hàng nhập quá đắt đỏ.
Trong khi đó việc phá giá đơn vị tiền tệ trong 
nước xuống, lại có xu hướng kích thích tăng khối 
lượng xuất khẩu hàng hóa từ nước có đồng tiền 
hạ giá sang các nước khác.
Cũng theo cơ chế đó, khi nâng giá đồng tiền 
trong nước lên so với các ngoại tệ khác thì tác 
động sẽ ngược lại: Xuất khẩu hàng hóa ra nước 
ngoài bị hạn chế, khả năng cạnh tranh của hàng 
hóa xuất khẩu bị giảm sút, đồng thời giá cả hàng 
hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước đó sẽ trở 
nên rẻ hơn, so với giá trong nước và từ đó khối 
lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng 
lên.
- Trục tung biểu thị tỷ giá hối đoái ngoại tệ/ 
nội tệ, các điểm càng xa điểm gốc thì nội tệ càng 
giảm giá.
14
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3
- Trục hoành biểu thị kim ngạch XNK, 
đường EE biểu thị cho xuất khẩu, EE cắt trục 
tung ở điểm A là điểm giới hạn, nếu tỷ giá ngoại 
tệ/nội tệ thấp hơn điểm đó thì xuất khẩu sẽ lỗ 
(tương ứng với nội tệ có giá quá cao thì lĩnh 
vực xuất khẩu sẽ lỗ) lúc đó tỷ giá hối đoái xuất 
khẩu > tỷ giá hối đoái.
- Đường EE bị giới hạn bởi Ma, trên trục 
kim ngạch XNK, có nghĩa là cho dù nội tệ có 
giảm giá nhiều đến mấy đi nữa, thì kim ngạch 
xuất khẩu chỉ đạt được tối đa Ma thôi, điểm Ma 
gọi là kim ngạch xuất khẩu tiềm tàng.
- Đường I-I là đường nhập khẩu, I-I cắt trục 
tung ở điểm B, tỷ giá hối đoái ngoại tệ/nội tệ 
cao hơn điểm B thì không nhập khẩu được, vì 
ở điểm đó nước đối tác sẽ bị lỗ, lúc đó tỷ giá 
hối đoái > tỷ giá hối đoái nhập khẩu. Khoảng 
cách AB là khoảng cách biến thiên của tỷ giá 
hối đoái, luôn thỏa công thức: Tỷ giá hối đoái 
xuất khẩu < tỷ giá hối đoái < tỷ giá hối đoái 
nhập khẩu.
Đường EE cắt I-I ở điểm P có tung độ là 
Ro (tương ứng với hối suất Ro), thì kim ngạch 
xuất khẩu bằng kim ngạch nhập khẩu và cán 
cân thương mại cân bằng, Ro gọi là hối suất cân 
bằng. 
Tóm lại, ta có thể thấy nội tệ có trị giá càng 
cao thì xuất khẩu càng bị hạn chế, nhập khẩu 
càng được khuyến khích và ngược lại.
2. Hiện trạng cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt 
Nam
Hội nhập quốc tế đã và đang trở thành yêu 
cầu bức xúc, tất yếu đối với mỗi quốc gia trong 
điều kiện xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam 
đang vận hành nền kinh tế đi sâu vào hội nhập 
quốc tế - cũng như quốc gia khác - sẽ phải giảm 
thuế quan, bãi bỏ các biện pháp phi thuế quan, 
nên chỉ còn công cụ tỷ giá để bảo vệ hàng nội địa 
và khuyến khích xuất khẩu. Thật vậy khi giảm 
giá đồng tiền nước mình, điều này có nghĩa là 
hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn trước, và làm tăng sức 
cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Do đó 
công cụ tỷ giá sẽ được sử dụng nhiều hơn để thay 
thế công cụ quan thuế.
Trong trường hợp Việt Nam, việc tỷ giá danh 
nghĩa được duy trì ổn định trong thời gian khá 
dài đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố 
sức mạnh đối nội của đồng nội tệ, kiềm chế được 
lạm phát, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn nội tệ 
vào Ngân hàng, khuyến khích đầu tư nước ngoài. 
Nhưng nếu xem xét về mặt tỷ giá thực thì VND 
đang bị định giá cao hơn so với USD, bởi chênh 
lệch lạm phát giữa 2 nước và đặc biệt là do tỷ giá 
danh nghĩa giữa VND và USD duy trì ổn định 
trong khi đồng USD đang có xu hướng mạnh lên 
so với các ngoại tệ mạnh khác như EUR, Bảng 
Anh Để thấy rõ hơn ta xem biểu sau:
Hình 1: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái 
và kim ngạch xuất nhập khẩu
Hình 2: Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực VND giai đoạn 2012 – 3/2015
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3
15
Đây là điều bất lợi cho việc đẩy mạnh xuất 
khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt 
Nam trên thị trường quốc tế, hạn chế cải thiện 
thâm hụt cán cân thương mại.
3. Các quan điểm khác nhau về điều chỉnh 
tỷ giá
Trước tiến trình hội nhập đang diễn ra ngày 
càng mạnh mẽ, trong thời gian gần đây, đã xuất 
hiện các cuộc tranh luận giữa các quan điểm 
khác nhau về tỷ giá. Tựu chung lại, có 2 quan 
điểm nổi bật: không phá giá cũng không lên giá 
đồng nội tệ; nên phá giá “vừa tầm” đồng nội tệ 
để khuyến khích xuất khẩu.
Trường phái chống lại phá giá - với các 
quan điểm sau:
(1) Điều chỉnh tăng tỷ giá có thể cải thiện 
xuất khẩu nhưng mức độ không lớn, trong khi 
còn phải cân nhắc tác động tới nhập khẩu, nhất là 
khi nhập khẩu đang tăng trở lại; điều chỉnh tăng 
tỷ giá sẽ khiến chi phí sản xuất tính bằng VND 
tăng lên do sản xuất trong nước đang phụ thuộc 
nhiều vào hàng nguyên vật liệu nước nước ngoài 
nhập khẩu;
(2) Phá giá làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài 
của Việt Nam. 
(3) Cần thấy rằng để tăng khả năng cạnh tra-
nh hàng xuất khẩu hiện nay yếu tố chính không 
phải là tỷ giá, mà cần phải nâng cao chất lượng, 
mẫu mã, giá trị sử dụng, độ thỏa mãn người tiêu 
dùng;
(4) Diễn biến thế giới thời gian qua, các nước 
chủ yếu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, 
chủ yếu thông qua giảm lãi suất hay mở rộng các 
gói nới lỏng định lượng, thông qua đó hỗ trợ xuất 
khẩu, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, 
NHNN thời gian qua cũng đã và đang điều hành 
theo hướng đưa tiền ra khá nhiều, chủ yếu qua 
kênh mua ngoại tệ, giảm mặt bằng lãi suất;
(5) Đồng USD có tăng mạnh so với một số 
đồng tiền chủ chốt như Euro, bảng Anh, Đô la 
Canada. Tuy nhiên, tỷ trọng thương mại Việt 
Nam với các nước có đồng tiền mất giá mạnh 
khá nhỏ và ngược lại (ít ảnh hưởng đến xuất 
khẩu).
(6) VND mất giá qua các năm, ngay cả khi 
USD liên tục giảm giá. Do đó, không nên quá 
lo ngại về việc VND lên giá tương đối với các 
đồng tiền sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh xuất 
khẩu;
Quan điểm thứ hai cho rằng việc lên giá 
của đồng nội tệ đã cản trở việc hình thành một 
chính sách tỷ giá khuyến khích xuất khẩu. Quan 
điểm này đưa ra những lập luận rất vững chắc 
cổ vũ cho việc phá giá đồng nội tệ trong bối 
cảnh hội nhập kinh tế thế giới sắp tới. Những 
người theo quan điểm này đã minh chứng: 
Thứ nhất, tác động của việc VND lên giá so 
với nhiều bản tệ trên thế giới diễn ra trên diện 
rộng hơn nhiều, chứ không bó hẹp trong phạm 
vi xuất khẩu (và một số ít thị trường xuất khẩu) 
của Việt Nam như nhiều người quan niệm như 
hiện nay. Chính những lý do này luôn được 
dùng để trấn an dư luận trong các đợt “sốt” tỷ 
giá lần trước nhưng rồi rốt cuộc tỷ giá vẫn được 
điều chỉnh.
Thứ hai, đành rằng để tăng khả năng cạnh 
tranh hàng xuất khẩu hiện nay yếu tố chính 
không phải là tỷ giá. Nhưng nếu tỷ giá gây bất 
lợi cho xuất khẩu thì có nghĩa là yếu tố tỷ giá sẽ 
Nguồn: Bloomberg 2015
Hình 3: Xu hướng lên giá của đồng USD
Chỉ số USD Index từ tháng 10/2014 – 3/2015
$DXY – US Dollar Index – Daily OHLC Chart
16
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3
triệt tiêu đi một phần hay toàn bộ những cố gắng 
cải thiện tính cạnh tranh của nhà xuất khẩu Việt 
Nam. Bởi thế, để tăng khả năng cạnh tranh hàng 
xuất khẩu của Việt Nam thì nâng cao chất lượng, 
mẫu mã... không thôi là chưa đủ, mà phải có sự 
hỗ trợ của tỷ giá! Và cũng cùng một lý do này 
mà nhiều nước chủ động để bản tệ của họ yếu đi 
nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu.
Thứ ba, chính xác ra thì cần phải nói rằng 
nhập siêu đang tăng trở lại chứ còn nhập khẩu 
đang tăng trở lại là điều bình thường, lành mạnh 
nếu nền kinh tế vẫn tăng trưởng và xuất khẩu 
tăng với mức lớn hơn nhập khẩu.
Nếu đã rơi vào tình trạng nhập siêu như hiện 
nay thì việc không phá giá VND để kìm hãm chi 
phí nhập khẩu (nếu quy ra VND) sẽ không làm 
giảm khó khăn cho nền kinh tế vì nhập siêu có 
nghĩa là phải đi vay mượn nước ngoài để thanh 
toán cho số hàng nhập khẩu vượt trội này.
Điều chỉnh tăng tỷ giá - đúng là sẽ khiến chi 
phí sản xuất tính bằng VND tăng lên - nhưng 
điều này không ảnh hưởng đến giá bán và lợi 
nhuận của hàng xuất khẩu. Giá xuất khẩu tính 
bằng USD, được cố định trong hợp đồng xuất 
khẩu. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu cũng được 
tính bằng USD và cũng đã cố định trong hợp 
đồng nhập khẩu. Trong khi đó, những chi phí 
sản xuất phát sinh trong nước như tiền lương, 
điện nước, mặt bằng, thuế, phí, nguyên phụ liệu 
mua trong nước... do tính bằng VND nên khi 
điều chỉnh tăng tỷ giá VND thì những chi phí 
này sẽ lại giảm đi nếu tính theo USD.
Thứ tư, nếu đúng như NHNN nói là đã đưa 
tiền ra khá nhiều, chủ yếu qua kênh mua ngoại 
tệ, làm giảm mặt bằng lãi suất, thì lẽ ra, theo lý 
thuyết, tỷ giá phải chịu áp lực điều chỉnh tăng 
lên. Nhưng tỷ giá VND lại tương đối ổn định. 
Điều này có nghĩa là hoặc việc đưa tiền ra của 
NHNN là chưa đủ lớn để hạ lãi suất (và cũng tức 
là giảm giá VND), hoặc NHNN lại dùng những 
công cụ nào đó (gồm cả công cụ hành chính) để 
“trói” tỷ giá.
Thứ năm, đúng là VND mất giá qua các năm, 
ngay cả trong giai đoạn mà USD liên tục giảm 
giá. Nhưng mức độ mất giá của VND là quá nhỏ 
so với, ví dụ, chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam 
và Mỹ, cũng như mức độ mất giá của các bản tệ 
khác hiện nay. Tỷ giá thực của VND đã lên so 
với USD nói riêng và các bản tệ khác nói chung, 
dẫn đến áp lực điều chỉnh tỷ giá VND ngày càng 
dồn nén, và bởi vậy sẽ là một rủi ro lớn nếu tỷ 
giá VND không được điều chỉnh linh hoạt hơn.
Thứ sáu, phá giá đúng là sẽ làm tăng gánh 
nặng nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh 
nghiệp, nhưng cần lưu ý rằng gánh nặng này chỉ 
tăng lên nếu quy ra VND, chứ nó sẽ không đổi 
nếu tính bằng USD, trước và sau khi phá giá.
Từ phân tích trên, quan điểm trên đã ủng hộ 
cho việc phá giá đủ tầm đồng nội tệ và đưa ra 
những phân tích về lợi ích và thiệt hại khi phá 
giá đồng nội tệ:
Lợi ích: Phá giá không gây ra lạm phát cao 
như nhiều người lo ngại; Phá giá sẽ làm tăng 
nhanh xuất khẩu và điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế 
theo hướng hiệu quả và bền vững; Phá giá giúp 
đẩy mạnh cải tổ khu vực doanh nghiệp, nhất là 
DNNN và cải thiện tình hình tài chính của hệ 
thống ngân hàng; Phá giá sẽ làm tăng dự trữ 
ngoại tệ của NHNN; Và quan trọng nhất là phá 
giá cho phép điều chỉnh thu nhập thành thị nông 
thôn và điều chỉnh cơ cấu lao động trong nền 
kinh tế. Tóm lại, phá giá sẽ làm tăng sức cạnh 
tranh của nền kinh tế, cho phép giảm hàng rào 
bảo hộ mậu dịch và đầu tư, tiến tới chủ động hội 
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 4: Sự giảm giá một số đồng tiền so với đồng USD
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3
17
nhập kinh tế quốc tế.
3. Kết luận
Trong trường hợp Việt Nam - trước tiến trình 
hội nhập - có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu và điều 
chỉnh cơ cấu kinh tế là những mục tiêu bức thiết 
của chủ trương thay đổi tỷ giá trong bối cảnh nền 
kinh tế nước ta hiện nay. Kế đó là việc thực hiện 
cơ chế hình thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu 
có sự tham gia điều tiết của NHNN để “Nâng 
dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổi 
của đồng tiền Việt Nam”. Từ yêu cầu trên, chính 
sách tỷ giá sắp tới cần xét lại vấn đề tỷ giá để 
khôi phục và tăng thêm sức cạnh tranh về giá của 
hàng xuất khẩu Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh số 
một của Việt Nam so với các nước Đông Nam Á 
là chi phí lao động rẻ đang mất dần trong khi môi 
trường đầu tư tại Việt Nam được cải thiện rất 
chậm. Vì vậy, để tăng trưởng xuất khẩu nhanh, 
tạo việc làm và tăng thu nhập dài hạn, Việt Nam 
cần hạ giá sản phẩm để xuất khẩu được nhiều 
hơn, tức là cần sớm điều chỉnh tỷ giá.
Việc nên áp dụng chính sách điều chỉnh tỷ giá 
từng bước như cách làm hiện nay của NHNN. 
Với một sự thay đổi tỷ giá nhẹ nhàng và từ từ 
sẽ không làm xáo trộn giá cả các sản phẩm then 
chốt, không phát sinh đầu cơ, vì lợi nhuận đầu cơ 
không đáng kể do phải mất chi phí mua vào bán 
ra. Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng các công cụ 
bổ sung cho tỷ giá, bù lỗ, cấp tín dụng ưu đãi làm 
hàng xuất khẩu cho nộp thuế trả chậm v.v là 
rất thích hợp vì đa dạng hóa biện pháp cho tăng 
xuất khẩu và nền kinh tế, xã hội vẫn ổn định. Tuy 
nhiên, để đạt được hiệu quả mong muốn cho việc 
điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới thì cần phải 
thực hiện đồng bộ các biện pháp như: tự do hóa 
mạnh mẽ hoạt động ngoại thương, giảm mạnh và 
tiến đến xóa bỏ độc quyền của các DNNN; cải 
tiến hoạt động tiếp thị và tìm kiếm khách hàng; 
giảm các tiêu cực phí trong hoạt động XNK và 
hải quan, giảm tỷ lệ thuế nhập theo lộ trình hội 
nhập kinh tế quốc tế và nhờ đó đưa dần luồng 
ngoại thương bất hợp pháp thành luồng hợp 
pháp, chính là những biện pháp cơ bản và lâu 
dài cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả.
Để có một ý kiến thật khách quan trước một 
vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm này, ta cần phải 
thống nhất rằng: “ lý luận tỷ giá chưa bao giờ có 
đỉnh cao, cái thành công hôm nay sẽ có cái thành 
công hơn thay thế và giá trị lý tưởng của một 
đồng tiền còn tùy thuộc vào quan điểm của nước 
đó và của các nhà quản lý có liên quan, một đồng 
tiền mạnh hay yếu chỉ là một trong nhiều yếu tố 
tác động đến điều kiện kinh tế của một nước”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hoàng Giang, 2014. Hoạt động đầu tư và thị trường tài chính Châu Á trước tác động 
của khủng hoảng từ EU, Tạp chí Khoa học tài chính kế toán, Số 2 (6/2014).
[2] Nguyễn Hoàng Giang, 2004. Tỷ giá VND trước tiến trình hội nhập, Tạp chí Phát triển kinh tế, 
Số 145, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
[3] Nguyễn Hoàng Giang, 2005. Lựa chọn cơ chế tỷ giá trong chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, 
Luận án Tiến sĩ kinh tế, ĐHQG TP.HCM.
[4] Nguyễn Hoàng Giang, 2015. Kiểm soát doanh nghiệp độc quyền, thành tựu nghiên cứu nổi bật 
của giải Nobel kinh tế 2014, Tạp chí Khoa học Đại học Văn Hiến, Số 8 (08/2015).
[5] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên: 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 
2014.
[6] Tạp chí Công nghệ Ngân hàng các năm: 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.
[7] Tổng cục Thống kê, Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội, các năm 2012, 2013, 2014.
18
VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3

File đính kèm:

  • pdftac_dong_viec_dieu_chinh_ty_gia_den_nang_luc_canh_tranh_xuat.pdf