Tác động và những ứng phó của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Bài viết phân tích những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0)

đối với giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và đặt ra 5 vấn đề đối với GDNN của Việt Nam. Các vấn

đề đó là các cơ sở GDNN phải đổi mới mạnh mẽ từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường;

thay đổi các hoạt động đào tạo, nhất là phương thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng

mạnh mẽ của CNTT; đổi mới mô hình nhà trường; đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở

đối với hệ thống GDNN. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp ứng phó với tác

động của CMCN 4.0 đến hệ thống GDNN Việt nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề

nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế sáng tạo.

pdf 8 trang kimcuc 4360
Bạn đang xem tài liệu "Tác động và những ứng phó của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động và những ứng phó của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tác động và những ứng phó của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 17 
TÁC ĐỘNG VÀ NHỮNG ỨNG PHÓ CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC NGHỀ 
NGHIỆP ĐỐI VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
 PGS.TS. Mạc Văn Tiến 
 Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 
Tóm tắt: Bài viết phân tích những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) 
đối với giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và đặt ra 5 vấn đề đối với GDNN của Việt Nam. Các vấn 
đề đó là các cơ sở GDNN phải đổi mới mạnh mẽ từ hoạt động đào tạo đến quản trị nhà trường; 
thay đổi các hoạt động đào tạo, nhất là phương thức và phương pháp đào tạo với sự ứng dụng 
mạnh mẽ của CNTT; đổi mới mô hình nhà trường; đổi mới quản lý cả ở cấp vĩ mô và cấp cơ sở 
đối với hệ thống GDNN. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp ứng phó với tác 
động của CMCN 4.0 đến hệ thống GDNN Việt nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề 
nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế sáng tạo. 
Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục nghề nghiệp 
Abstract: The article analyzes the effects of the industrial revolution 4.0 on vocational 
education and sets out five issues for Vietnamese vocational education. The problems include: 
the vocational education establishments have to be strongly reformed from training activities to 
school administration; renovate the training activities, especially the training methods and 
approaches under the strong application of IT; renovate the school model; reform of 
management at both macro and grassroots level in the system of vocational education. As the 
results, some solutions will be proposed to respond to the impact of the industrial revolution 4.0 
on the Vietnamese vocational education system in order to improve the quality of vocational 
training to meet the demands of the creative economy. 
Keywords: Industrial Revolution 4.0, vocational education 
1. Những tác động của cách mạng 
công nghiệp 4.0 đối với GDNN 
Cho đến nay thế giới đã trải qua 4 cuộc 
cách mạng công nghiệp (CMCN) mà người 
ta gọi là CMCN 1.0 đến 4.0. Như vậy, theo 
ngôn ngữ công nghệ thông tin, giữa CMCN 
1.0 đến 2.0 sẽ có những phiên bản 1.1; 
1.2Nói cách khác, CMCN là sự phát triển 
vừa có tính tuần tự vừa có sự nhảy vọt. 
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 18 
 Trong cuộc CMCN lần thứ nhất diễn ra 
từ cuối thế kỷ XVIII đến khoảng năm 1840, 
với sự ra đời của đầu máy hơi nước, tiếp 
theo đó là sự phát triển của các ngành công 
nghiệp cơ khí và bán tự động. Để đáp ứng 
nhân lực cho những ngành công nghiệp này 
GD-ĐT thế giới, trong đó có giáo dục kỹ 
thuật và dạy nghề (TVET) đã có những mở 
ra những ngành nghề đào đạo kỹ thuật, đồng 
thời đã chuyển hướng từ đào tạo hàn lâm 
sang đào tạo theo hướng thực hành để đáp 
ứng cho nền công nghiệp cơ khí, mặc dù còn 
ở trình độ thấp. 
Đến cuộc CMCN 2 từ cuối thế kỷ XIX 
đến đầu thế kỷ XX, với sự phát triển của 
ngành năng lượng và ứng dụng năng lượng 
vào sản xuất và đời sống, việc sản xuất theo 
dây chuyền bắt đầu được phát triển. Đáp ứng 
nhu cầu này, trong hệ thống TVET, các 
ngành nghề đào tạo trong lĩnh vực điện, điện 
tử, cơ- điện tử đã phát triển mạnh mẽ; 
đồng thời đã có sự cách mạng trong phương 
pháp dạy học, đã có sự chuyển hướng từ 
bảng phấn (truyển thống) sang các bảng điện 
từ, bảng mạch mô phỏng (ứng dụng điện, 
điện tử, cơ điện tử). 
Cuộc CMCN lần thứ 3 diễn ra từ những 
năm 60 của thể kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, 
thế giới đã chứng kiến sự phát triển và ứng 
dụng mạnh mẽ điện tử và công nghệ thông 
tin để tự động hoá sản xuất. Có thể nói đây là 
sự chuyển biến có tính “đột biến” của nền 
sản xuất thế giới, xuất hiện sự tương tác giữa 
người và máy thông qua sự phát phát triển 
của công nghệ Robot và các ứng dụng 
CNTT. Đáp ứng với nền sản xuất tự động 
hóa cao này, hệ thống TVET, một mặt phát 
triển các ngành nghề đào tạo mới kết hợp 
điện tử và cơ khí tự động như CNC, CAT, 
CAM mặt khác đã thay đổi có tính “cách 
mạng” hình thức và phương pháp giảng dạy. 
Đó là phát triển hình thức học qua mạng, học 
từ xa; đó là sự số hóa, mô phỏng bài giảng 
 CN 1.0 
CMCN với phương tiện SX 
cơ khí dùng nươc và năng 
lượng hơi nước 
 CN 2.0 
 CMCN đa dạng hóa SX 
 hàng loạt bằng sử 
 dụng điện năng 
 CN 3.0 
CMCN tiếp tục tự động 
 hóa SX bẳng sử dung 
 điện tử và CNTT 
 CN 4.0 
CN 4.0 
 CMCN dựa trên các hệ 
 thống cyber-physical 
 Cuối TK 18 
 Đầu TK 20 
 Đầu thập niên 1970 
Ngày nay 
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 19 
trên máy tínhTất cả những sự thay đổi này 
kéo theo sự thay đổi về quản lý và quản trị 
nhà trường. Thay vì tuyển sinh theo niên chế 
là sự tuyển sinh theo nhu cầu; thay vì học 
theo môn học đã chuyển sang mô đun, tín 
chỉ 
Tới ngày nay, một cuộc CMCN lần thứ 
4 đang được hình thành (CMCN 4.0) trên 
nền tảng của cuộc CMCN lần thứ ba (phiên 
bản 3.n). Thực ra cuộc cách mạng số đã bắt 
đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ XX. Cuộc cách 
mạng này đã và sẽ hình thành những công 
nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh 
vực vật lý, số hóa và sinh học cả trong đời 
sống, sản xuất, cũng như trong lĩnh vực GD-
ĐT và GDNN. Khác với cuộc CMCN lần 
thứ ba, cuộc CMCN 4.0 lần này có sự ứng 
dụng rộng rãi và tốc độ ứng dụng rất nhanh 
đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở 
mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu của 
những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của 
toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và 
quản trị. Chúng ta đã chứng kiến sự phát 
triển nhanh chóng của các thế hệ điện thoại 
di động thông minh với những ứng dụng vô 
cũng phong phú. Các hệ thống kết nối thực-
ảo được ứng dụng mạnh mẽ trong mọi lĩnh 
vực. Chúng ta cũng chứng kiến sự ứng dụng 
của CNTT trong mọi mặt của đời sống xã 
hội từ quản trị chính phủ; quản trị nhà máy 
đến quản lý ngôi nhà, bếp ăn của từng gia 
đình. Những đột phá về công nghệ mới trong 
các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, 
robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, in 
3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, 
khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và 
tin học lượng tử sẽ còn tác động mạnh mẽ 
hơn nữa tới đời sống xã hội. 
Trong cuộc cách mạng mới (4.0) này, hệ 
thống GDNN sẽ bị tác động mạnh mẽ và 
toàn diện, danh mục ngành nghề đào tạo sẽ 
phải điểu chỉnh, cập nhật liên tục vì các ranh 
giới giữa các lĩnh vực rất mỏng manh. Sẽ là 
sự liên kết của các lĩnh vực lý- sinh; cơ-điện 
tử-sinh, hình thành những nghề đào tạo mới, 
đặc biệt là những nghề liên quan đến sự 
tương tác giữa con người và máy (ví dụ, 
nghề trợ lý ảo, phục vụ ảo, thư ký ảo)  
Những khái niệm phòng học ảo, thày giáo 
ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong 
hoạt động đào tạo nghề nghiệp trong thời 
gian tới. Có thể thấy CMCM 4.0 tác động tới 
GDNN ở những khía cạnh sau: 
 Những đột phá KH&CN diễn ra với 
tốc độ nhanh chóng, đòii hỏi GDNN phải 
thay đổi cơ cấu ngành nghề đào tạo. 
 Danh mục ngành nghề đào tạo sẽ phải 
điểu chỉnh, cập nhật liên tục. 
 Chương trình đào tạo phải có tính 
linh hoạt cao hướng tới sự sáng tạo 
 Những mô hình GDNN truyền thống 
bị thách thức, thay đỏi bản chất hoạt động của 
nhà trường 
 Thay đổi tổ chức đào tạo, hình thành 
hệ thống trường lớp mở, lớp học ảo, áp dụng 
phương thức đào tạo đa dạng 
 Đòi hỏi phải có mô hình quản trị nhà 
trường mới. 
 Thúc đẩy sự phát triển thông qua 
nâng cao năng lực CNTT, kỹ thuật hóa các 
quy trình đào tạo. 
2. Những vấn đề đặt ra đối với GDNN 
trong CNCN 4.0 
Sự dịch chuyển từ cuộc CMCN lần thứ 
ba sang cuộc CMCN 4.0 thực chất là sự 
chuyển dịch từ cách mạng số (đơn giản, máy 
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 20 
móc) sang cuộc cách mạng của sự sự sáng 
tạo (dựa trên sự kết hợp giữa các công nghệ). 
Cuộc cách mạng này đang và sẽ buộc các 
doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản 
xuất và cách thức hoạt động kinh doanh của 
mình. Trong cuộc CMCN 4.0 này, kỳ vọng 
sẽ tạo ra sự bùng nổ về năng suất lao động. 
Công nghệ đã giúp các doanh nghiệp có 
những thiết bị mới, bao gồm cả thiết bi ảo để 
tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với 
phương thức cung ứng mới (đặt hàng và 
cung hàng qua mạng). Mặt khác, cuộc 
CMCN 4.0 và với những phiên bản 4.1; 4.2 
... sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh 
mẽ giữa các doanh nghiệp, giữa các nền kinh 
tế và năng lực con người chứ không phải là 
nguồn vốn tài chính sẽ trở thành nhân tố 
quyết định của nền sản xuất. 
 Tại diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra đầu 
năm 2016 tại Thụy Sĩ, các nhà kinh tế và 
khoa học đã cảnh báo, trong cuộc cách mạng 
này, thị trường lao động sẽ bị thách thức 
nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu 
lao động cũng như cơ cấu lao động. Khi tự 
động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh 
vực của nền kinh tế, người lao động chắc 
chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi 
của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất 
nghiệp. Theo một số dự báo, trong một số 
lĩnh vực, với sự xuất hiện của Robot, số 
lượng nhân viên sẽ giảm đi 1/10 so với hiện 
nay. Như vậy, 9/10 nhân lực còn lại sẽ phải 
chuyển nghề hoặc thất nghiệp. Cuối năm 
2015, Ngân hàng Anh Quốc đưa ra một dự 
báo: sẽ có khoảng 95 triệu lao động truyền 
thống bị mất việc trong vòng 10-20 năm tới 
chỉ riêng tại Mỹ và Anh - tương đương 50% 
lực lượng lao động tại hai nước này và ở các 
quốc gia khác cũng sẽ có tình trạng tương tự. 
Hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay 
thế vào đó là những nghề nghiệp mới. Thị 
trường lao động trong nước cũng như quốc 
tế sẽ phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động 
có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ 
năng cao. Theo ILO, trong thời gian tới do 
ảnh hưởng của cách mạng 4.0, khả năng 86% 
lao động ngành dệt may của Việt nam sẽ mất 
việc làm và trong tương lai lao động trực tiếp 
của ngành này sẽ không còn. Lao động giá rẻ 
không còn là lợi thế cạnh tranh của các thị 
trường mới nổi ở Châu Mỹ La tinh và Châu 
Á. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cuộc 
cách mạng 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của 
những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao 
động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao 
đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ 
không được trang bị những kỹ năng mới- kỹ 
năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0. 
Những sự thay đổi này của sản xuất và 
cơ cấu nhân lực trong thị trường lao động 
tương lai, đặt ra nhiều vấn đề đối với GDVN 
Việt nam, đó là: 
-Thứ nhất, để đáp ứng được nhu cầu 
nhân lực có chất lượng cao và đa dạng ngành 
nghề, lĩnh vực của nền kinh tế 4.0, các cơ sở 
GDNN phải đổi mới mạnh mẽ từ hoạt động 
đào tạo đến quản trị nhà trường để tạo ra 
những “sản phẩm”- người lao động tương lai 
có năng lực làm việc trong môi trường sáng 
tạo và cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay “sức 
ỳ” của nhiều năm đào tạo theo hướng cung 
với những chương trình đào tạo cứng và 
phương pháp đào tạo lạc hâu là lực cản của 
sự đổi mới này. Trong khi cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động nhanh 
và mạnh mẽ đến thị trường lao động Việt 
nam, thì các cơ sở GDNN nơi cung cấp nhân 
lực kỹ thuật chủ yếu cho nền kinh tế thích 
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 21 
ứng khá chậm chập, vẫn chủ yếu đào tạo 
theo cách đã cũ. Học sinh, sinh viên với các 
kiến thức, kỹ năng đang được dạy trong nhà 
trường hiện nay, theo đánh giá của nhiều 
doanh nghiệp và các chuyên gia, còn chưa 
đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0 
hiện tại, có thể hoàn toàn không hữu dụng 
với nền kinh tế 4.0 hoặc đang dễ dàng bị 
robot thay thế trong tương lai gần ở một số 
ngành nghề. 
-Thứ hai, để đáp ứng nhân lực cho nền 
kinh tế sáng tạo, đòi hỏi phải thay đổi các 
hoạt động đào tạo, nhất là phương thức và 
phương pháp đào tạo với sự ứng dụng mạnh 
mẽ của CNTT. Tuy nhiên, hiện nay các điều 
kiện đảm bảo cho sự thay đổi này vẫn còn 
hạn chế. Hiện nay, ở đa số các các cơ sở 
GDNN, sự đổi mới phương thức và phương 
pháp dạy và học còn khá chậm trễ do hạ tầng 
CNTT còn lạc hậu (ngoại trừ một số cơ sở 
được đầu tư thành trường chất lượng cao) và 
không đồng bộ. 
- Thứ ba, sự thay đổi trong quản trị nhà 
trường. Cách mạng 4.0, như đã nêu, đòi hỏi 
phương thức và phương pháp đào tạo thay 
đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ CNTT. Đào 
tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng sẽ là xu 
hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. 
Điều này tác động đến bố trí cán bộ quản lý, 
phục vụ và đội ngũ giáo viên của các cơ sở 
GDNN. Đội ngũ này phải được chuyên 
nghiệp hóa và có khả năng sáng tạo cao, có 
phương pháp đào tạo hiện đại với sự ứng 
dụng mạnh mẽ của CNTT và điều này dẫn 
đến sự thay đổi về quy mô và cơ cấu giáo 
viên (cả về trình độ và kỹ năng), sẽ xuất hiện 
hiện tượng thừa và thiếu nhân lực. Tuy 
nhiên, với cơ chế tuyển dụng và sử dụng như 
hiện nay, đây là vấn đề đang được đặt ra 
trong các cơ sở GDNN. Bên cạnh đó, việc 
đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị 
trường lao động ( nhu cầu vừa đa dạng, vừa 
thay đổi nhanh), đòi hỏi tổ chức các hoạt 
động đào tạo ( phát triển chương trình, tuyển 
sinh, lập kế hoạch đào tạo...) phải linh hoạt 
và có tính thích ứng cao. Tuy nhiên, với cách 
quản trị nhà trường hiện tại, khó có thể đáp 
ứng yêu cầu này. 
- Thứ tư, song song với việc nâng cao 
chất lượng “máy cái”, đổi mới mô hình nhà 
trường là giải pháp rất cần thiết. Cần chuyển 
đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo 
“những gì thị trường cần” và hướng tới chỉ 
đào tạo “những gì thị trường sẽ cần”. Theo 
mô hình mới này, việc gắn kết giữa cơ sở 
GDNN với doanh nghiệp là yêu cầu được đặt 
ra; đồng thời, đẩy mạnh việc hình thành các 
cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ 
các nguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài 
chính, nhân lực, quan trọng hơn là rút ngắn 
thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng 
vào thực tiễn cuộc sống. Mặc dù vấn đề này 
đã được đề cập khá lâu, nhất là từ khi có 
Luật dạy nghề (2006), nhưng mối quan hệ 
gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp; 
giữa đào tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo 
vẫn còn rất ‘lỏng lẻo”, chỉ được thực hiện 
một cách tự phát, trên cơ sở các mối “quan 
hệ” thân thiện, chứ chưa trở thành phổ biến, 
chưa trở thành “trách nhiệm xã hội” của các 
doanh nghiệp. Điều này có nguyên nhân, 
trong đó có nguyên nhân về pháp lý và nhận 
thức. Mới đây Luật GDNN (2015) đã có quy 
định cụ thể hơn về vấn đề này, tuy nhiên 
chưa có kết quả trên thực tế để đánh giá. 
-Thứ năm, vấn đề đổi mới quản lý cả ở 
cấp vĩ mô và cấp cơ sở đối với hệ thống 
GDNN. Với sự xuất hiện ở những lớp học 
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 22 
ảo, nghề ảo, chương trình ảo, và những yêu 
cầu của thị trường lao động với những kỹ 
năng sáng tạo mới, đòi hỏi có sự quản lý 
chung để một mặt hướng tới sự đảm bảo 
“mặt bằng” chất lượng; mặt khác, đáp ứng 
nhu cầu đa dạng của nền kinh tế sáng tạo và 
cạnh tranh. Tuy nhiên, điều này cũng đang là 
vấn đề của hệ thống GDNN, khi hệ thống cơ 
sở pháp lý đang trong quá trình bổ sung, 
hoàn thiện. Về mặt quản lý, để thống nhất 
mặt bằng chất lượng, đòi hỏi phải tiến hành 
xây dựng các chuẩn và tổ chức xây dựng 
chương trình, tổ chức đào tạo theo hướng 
chuẩn đầu ra. Hiện nay, Bộ Lao động- 
TBXH/Tổng cục dạy nghề đang triển khai 
khẩn trương các hoạt động này nhưng nguồn 
lực và kinh nghiệm còn hạn chế, đòi hỏi có 
sự hợp tác mạnh mẽ giữa các chuyên gia; 
giữa các tổ chức trong và ngoài nước. Mặt 
khác, về mặt quản lý sự chưa đồng bộ, còn 
chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các Bộ 
ngành; sự chưa rạch ròi giữa các chức năng 
quản lý nhà nước và quản trị nhà trường là 
những hạn chế đã được chỉ ra và gần đây 
mới bước đầu được khắc phục (Nghị quyết 
76 của phiên họp thường kỳ tháng 8 năm 
2016 của Chính phủ đã chính thức giao cho 
Bộ Lao động- TBXH thực hiện QLNN về 
GDNN). 
3. Các giải pháp ứng phó với tác động 
của CMCN 4.0 của hệ thống GDNN Việt 
nam 
Từ những vấn đề nêu trên, để nâng cao 
chất lượng đào tạo nghề nghiệp, đáp ứng yêu 
cầu của nền kinh tế sáng tạo, trong lĩnh vực 
GDNN, theo chúng tôi, cần thực hiện những 
giải pháp sau: 
(1) Đổi mới về cơ chế chính sách 
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách, phù 
hợp với thực tiễn đối với đội ngũ nhà giáo, 
người học, cơ sở GDNN, người lao động 
trước khi tham gia thị trường lao động, doanh 
nghiệp tham gia đào tạo; hoàn thiện các cơ 
chế chính sách về phân bổ và sử dụng tài 
chính trong lĩnh vực GDNN. Trong đó, đối 
với nhà giáo, cần xây dựng các chuẩn chuyên 
môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm ở các 
cấp trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT trong 
thiết kế bài giảng theo hướng có tính sáng tạo 
cao. Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng, đào 
tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo GDNN. Đổi mới 
chính sách tiền lương đối với giáo viên 
GDNN phù hợp để thu hút người có kiến thức 
kỹ năng làm nhà giáo GDNN. 
 - Đổi mới cơ chế, chính sách đối với cơ 
sở GDNN. Tăng cường tình tự chủ trong 
hoạt động đào tạo và quản trị nhà trường đối 
với các cơ sơ GDNN, nhằm tạo sự linh hoạt 
thích ứng với sự thay đổi của khoa học công 
nghệ và yêu cầu của thị trường lao động. Các 
cơ sở GDNN tự chịu trách nhiệm về phát 
triển đội ngũ theo hướng tinh gọn, năng 
động, có khả năng làm việc trong môi trường 
cạnh tranh cao. 
(2) Đổi mới quản lý GDNN, ứng 
dụng CNTT trong quản lý và đào tạo 
-Cần hoàn thiện cơ chế, bộ máy quản lý 
về GDNN theo hướng phân định rõ chức 
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, gắn với trách 
nhiệm; giảm dần sự can thiệp của các cơ 
quan chủ quản vào các hoạt động đào tạo và 
quản trị nhà trường. Các cơ quan QLNN chủ 
yếu tập trung xây dựng các chuẩn, hoạch 
định chính sách; chuẩn hóa, chuyên nghiệp 
hóa đội ngũ quản lý GDNN ở các cấp, nhất 
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 23 
là ở cấp địa phương; tăng cường các công cụ 
quản lý. 
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công 
tác quản lý GDNN; đổi mới cơ chế tiếp nhận 
và xử lý thông tin trong quản lý GDNN; xây 
dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDNN. 
- Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông 
tin trong toàn bộ hệ thống, từ trung ương tới 
địa phương phục vụ công tác quản lý và điều 
hành lĩnh vực GDNN; xây dựng trung tâm 
tích hợp dữ liệu; trung tâm quản lý, điều 
hành tổng thể về GDNN; đầu tư các thiết bị, 
hệ thống thông tin quản lý; ứng dụng công 
nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý 
dạy, học tại các cơ sở GDNN. 
- Xây dựng thư viện điện tử, hệ thống 
đào tạo trực tuyến; khuyến khích các cơ sở 
GDNN xây dựng phòng học đa phương tiện, 
phòng chuyên môn hóa; hệ thống thiết bị ảo 
mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy 
học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng 
thiết bị dạy học thực tế trong dạy học cho 
các cơ sở GDNN. 
- Triển khai các hoạt động dự báo nhu 
cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấu 
ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với 
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo từng 
giai đoaṇ. 
(3) Đổi mới hoạt động đào tạo hướng 
tới sự sáng tạo 
- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và 
đa dạng của người học, người sử dụng lao 
động và môi trường làm việc (bao gồm cả 
môi trường làm việc ảo), đòi hỏi các hoạt 
động đào tạo phải thay đổi căn bản. Sẽ không 
còn khái niệm đào tạo theo niên chế và không 
gian đào tạo cũng sẽ thay đổi. Chương trình 
đào tạo phải được thiết kế linh hoạt, một mặt 
đáp ứng chuẩn đầu ra của nghề; mặt khác, tạo 
sự liên thông giữa các trình độ trong một 
nghề và giữa các nghề. 
- Trong môi trường 4.0, phương pháp 
đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở 
lấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng 
CNTT trong thiết kế bài giảng và truyền đạt 
bài giảng. Tăng cường tính tương tác giữa 
người học và người dạy thông qua ứng dụng 
CNTT. Cùng với đó là sự đổi mới căn bản 
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra trong 
GDNN theo hướng đáp ứng năng lực làm 
việc và tính sáng tạo của người học. 
(4) Nâng cao năng lực và chất lượng 
của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý 
GDNN 
- Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong môi 
trường mới, đội ngũ giáo viên GDNN phải 
có những năng lực mới, năng lực sáng tạo và 
do đó đòi hỏi phải có những phẩm chất mới 
trên cơ sở chuẩn hóa, thông qua các hoạt 
động đào tạo, tự đào tạo và bồi dưỡng kiến 
thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kỹ năng sư 
phạm và những kỹ năng mềm cần thiết khác 
- Đổi mới chương trình, tài liệu đào tạo, 
bồi dưỡng nhà giáo về nghiệp vụ sư phạm, kỹ 
năng nghề trên cơ sở chuẩn nhà giáo GDNN. 
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi 
dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề 
cho đội ngũ giáo viên GDNN ở nước ngoài 
và các chương trình tiên tiến ở trong nước. 
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý GDNN, 
cũng cần được chuẩn hóa, trên cơ sở chức 
danh nghề nghiệp, gắn với vị trí việc làm. 
Đội ngũ này phải có đủ năng lực làm việc 
trong môi trường sáng tạo cao và tự chịu 
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 50/Quý I- 2017 
 24 
trách nhiệm. Do vậy, cần tổ chức các hoạt 
động đào tạo, bồi dưỡng cả trong nước và 
ngoài nước để đáp ứng được yêu cầu công 
việc. Đồng thời có cơ chế sàng lọc để nâng 
cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả công tác. 
(5) Phát triển đào tạo tại doanh 
nghiệp và gắn kết với doanh nghiêp trong 
hoạt động đào tạo 
Như trên đã phân tích, trong môi trường 
4.0, các hoạt động đào tạo cần phải được gắn 
kết với doanh nghiệp nhằm rút ngắn khoảng 
cách giữa đào tạo, nghiên cứu và triển khai. 
Vì vậy, một mặt đẩy mạnh phát triển đào tạo 
tại doanh nghiệp, phát triển các trường trong 
doanh nghiệp để đào tạo nhân lực phù hợp 
với công nghệ và tổ chức của doanh nghiệp. 
Mặt khác, tăng cường việc gắn kết giữa cơ 
sở GDNN và doanh nghiệp, trên cơ sở trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, hướng tới 
doanh nghiệp thực sự là “cánh tay nối dài” 
trong hoạt động đào tạo của cơ sở GDNN, 
nhằm sử dụng có hiệu quả trang thiết bị và 
công nghệ của doanh nghiệp phục vụ cho 
công tác đào tạo, hình thành năng lực nghề 
nghiệp cho người học trong quá trình đào tạo 
và thực tập tại doanh nghiệp. 
(6) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu 
khoa học, chuyển giao công nghệ 
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu 
ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương 
tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông 
tin trong dạy học và quản lý đào tạo. 
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa 
học trong các cơ sở GDNN, gắn nghiên cứu 
với các hoạt động chuyển giao tại cơ sở. Chú 
trọng các nghiên cứu mô phỏng, nghiên cứu 
tương tác người-máy. 
- Tăng cường trao đổi học thuật, chia sẻ 
kinh nghiệm với các Viện nghiên cứu 
GDNN ở một số nước. Hình thành mạng 
lưới nghiên cứu khoa học GDNN giữa các 
Viện, trường trong nước với các Viện, 
trường nước ngoài ở các nước tiên tiến như 
Cộng hòa Liên Bang Đức, Hàn quốc và các 
nước trong ASEAN và Châu á khác, 
(7) Tăng cường hợp tác quốc tế trong 
lĩnh vực GDNN 
-Tăng cường các hoạt dộng hợp tác đa 
phương, song phương trong các lĩnh vực của 
GDNN như nghiên cứu khoa học, trao đổi 
học thuật; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán 
bộ quản lý; quản trị nhà trường 
- Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường 
pháp lý và xã hội để các nhà đầu tư nước 
ngoài mở cơ sở GDNN chất lượng cao tại 
Việt nam; thực hiện liên kết, hợp tác tổ chức 
đào tạo nghề nghiệp. 
Tài liệu tham khảo 
1. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 
phê duyệt Đề án “Ứng dụng CNTT trong quản lý 
hoạt động dạy và học nghề đến năm 2020” 
2. Dự thảo đề án (2016), Đổi mới và nâng 
cao chất lượng GDNN giai đoạn 2016-2020, Bộ 
Lao động- Thương binh và Xã hội 
3. Phạm Quang Minh (2016), Cách mạng 
công nghiệp 4.0 và nguy cơ “thua trắng” của đại 
học truyền thống 
4. Kaus Schwab (2016) Cách mạng công 
nghiệp 4.0, Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos 
Thụy Sĩ, tháng 1/2016 
5. Phan Văn Ca (2016), Vai trò của IOT 
trong CMCN lần thứ 4. 
6. Nguyễn Thái (2016), Cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư, Thụy sĩ. 
7. TS. Đặng Văn Định (2017), Những giá trị 
cốt lõi của CMCN 4.0- Cơ hội và thách thức đối 
với GD-ĐT, Hội thảo Quốc Tế tại TP.HCM. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_va_nhung_ung_pho_cua_he_thong_giao_duc_nghe_nghiep.pdf