Tác động của tài chính vi mô đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam
Nghiên cứu về tác động của tài chính vi mô (TCVM) đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy tuyến tính logarit, ứng dụng phần mềm STATA
12, với dữ liệu chéo được thu thập từ bộ dữ liệu kết quả khảo sát mức sống dân cư 2012 (VHLSS 2012).
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo gồm: Độ tuổi, qui
mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản, tín dụng vi mô và khu vực. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của
TCVM đến thu nhập của từng nhóm hộ nghèo là khác nhau. Từ kết quả tìm được, tác giả đưa ra những
khuyến nghị chính sách phù hợp để nâng cao hơn nữa hoạt động của TCVM, nhằm giúp hộ nghèo có
điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó cải thiện thu
nhập.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của tài chính vi mô đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam
TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO Ở VIỆT NAM Mai Thị Hồng Đào Trường Đại học Văn Hiến Daomth@vhu.edu.vn Ngày nhận bài: 07/7/2016; Ngày duyệt đăng: 30/8/2016 1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam đói nghèo vẫn đang là vấn đề bức xúc. Xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghèo đói không chỉ nói đến những người dân có mức thu nhập hay tiêu dùng dưới một ngưỡng nào đó mà nó còn liên quan đến những cơ chế, chính sách, phúc lợi xã hội và các vấn đề khác của các tầng lớp người dân. Vì vậy, giải quyết tình trạng đói nghèo không những cải thiện điều kiện sống cho những người nghèo mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường của quốc gia. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012, tính trên toàn quốc thì tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam là 2.149.110 hộ (chiếm 9,6%) và hộ cận nghèo là 1.469.727 hộ (chiếm 6,57%). Từ kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo ở Việt Nam còn khá cao. Theo Mai Trí (2011), ước tính của một số tổ chức quốc tế tại phần lớn các nước đang phát triển, khoảng 20 - 25% dân số tiếp cận được các tổ chức tài chính chính thức, còn lại khoảng 75% dân số không thể tiếp cận được. Các tổ chức TCVM đã góp phần cung cấp các dịch vụ tài chính cho những đối tượng khách hàng là người nghèo hoặc rất nghèo, giúp họ cải thiện thu nhập để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng dễ bị tổn thương nhằm nâng cao thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, chính là mục tiêu của TCVM. Chính TÓM TẮT Nghiên cứu về tác động của tài chính vi mô (TCVM) đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy tuyến tính logarit, ứng dụng phần mềm STATA 12, với dữ liệu chéo được thu thập từ bộ dữ liệu kết quả khảo sát mức sống dân cư 2012 (VHLSS 2012). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo gồm: Độ tuổi, qui mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản, tín dụng vi mô và khu vực. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của TCVM đến thu nhập của từng nhóm hộ nghèo là khác nhau. Từ kết quả tìm được, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để nâng cao hơn nữa hoạt động của TCVM, nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó cải thiện thu nhập. Từ khóa: tài chính vi mô, nghèo, Việt Nam. ABSTRACT The impact of microfinance on incomes of poor households in Vietnam The research was about the impact of microfinance on incomes of poor households in Vietnam, us- ing the quantitative research methods, linear regression model, applyins STATA 12 software, with cross - sectionnal Data gathered from the Survey of Living standards in Vietnam 2012 (VHLSS 2012). Re- sults of regression analysis showed that factors affecting the income of poor households include: age, household size, dependency ratio, total asset, microcredit and region. The study also showed that the impact of microfinance on incomes of each poor households were different. From the findings, recom- mendations on policy support are proposed to further enhance the operations of microfinance, to help poor households gain access to loans to invest in production and business activities, thereby improve earnings. Keywords: microfinance, poor, Vietnam. 38 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 vì vậy các tổ chức TCVM có vai trò rất lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, tạo ra công ăn việc làm bền vững giúp nâng cao thu nhập cho những người nghèo. Các tổ chức TCVM mang lại cho người nghèo nguồn tài chính để giúp họ tự vươn lên, tạo nên giá trị gia tăng cho bản thân, gia đình và xã hội. TCVM có tác động tích cực đến các hộ nghèo, tuy nhiên tác động của nó đến thu nhập của hộ nghèo ở mức độ nào thì đến nay vẫn còn là vấn đề được mọi người quan tâm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, vấn đề “Tác động của tài chính vi mô đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. Mục tiêu chính là nhằm đánh giá những tác động của TCVM đến thu nhập của hộ nghèo, qua đó đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp để phát triển các tổ chức TCVM, cải thiện thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Các khái niệm Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2012), người nghèo là người có mức thu nhập trung bình thấp hơn 1 USD (qui đổi)/ngày/người vào những năm 90 của thế kỷ 20 và hiện giờ là thấp hơn 2 USD/ngày/người. Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa “thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm”. Thu nhập của hộ bao gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu khác được tính vào thu nhập như thu cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh Trong nghiên cứu này, thu nhập của hộ gia đình dựa theo khái niệm thu nhập hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2010. Công thức tính TNBQ đầu người theo Tổng cục Thống kê Việt Nam: Thu nhập bình quân 1 người/1 tháng = Tổng thu nhập trong năm của hộ/(Tổng số người trong hộ x 12 tháng). Chỉ tiêu TNBQ 1 người/1 tháng phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư, để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo, từ đó làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân. Bennett và Cuevas (1996), TCVM là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền đến người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp rất nhỏ. 2.2. Cơ sở lý luận Cơ sở kinh tế học của tài chính vi mô: giá trị hoàn trả biên của những khoản vay nhỏ có hình dạng đường cong hữu dụng biên. Người nghèo có khả năng kinh doanh sinh lợi đạt được lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn lớn hơn người khá giả và sẵn sàng trả lãi vay cao hơn cho những khoản tín dụng từ ngân hàng (Võ Khắc Thường và Trần Văn Hoàng, 2013). Hình 1: Lý thuyết lợi ích của TCVM cho sản xuất Nguồn: Microfinance Industry Report Vietnam (2010) Nhờ có nguồn TCVM, sản xuất tăng từ Q1 đến Q2, thặng dư người sản xuất thay đổi từ (a+b) sang (b+c+f+g). Nếu a> (c+f+g) thì người sản xuất không được lợi và ngược lại. Thặng dư người tiêu dùng tăng thêm (a+d+e). Như vậy, tài chính vi mô có tác động đến quá trình tạo ra giá trị thặng dư nhiều hơn nhờ tăng trưởng sản xuất, từ đó gia tăng tích lũy đầu tư và tiêu dùng của hộ gia đình. Lý thuyết thông tin bất cân xứng giữa người VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 39 cho vay và người đi vay: Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại. Hai hành vi thường được đề cập đến trong hoạt động tài chính là lựa chọn bất lợi (lựa chọn ngược) của người cho vay và tâm lý ỷ lại (rủi ro đạo đức) của người đi vay do thông tin bất cân xứng. Lựa chọn ngược là hậu quả của thông tin bất cân xứng trước khi giao dịch xảy ra. Tâm lý ỷ lại là hậu quả của thông tin bất cân xứng sau khi giao dịch đã xảy ra (Begg và cộng sự, 2007) Lý thuyết kinh tế phát triển: nguồn vốn cho người nghèo rất quan trọng. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập hộ gia đình thấp. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp lại là nguyên nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và lại dẫn đến thu nhập thấp, đó chính là vòng lẩn quẩn của nghèo (Nguyễn Trọng Hoài, 2007). Lý thuyết sinh kế bền vững: một trong những tính năng mạnh mẽ của TCVM là một phương tiện giải quyết đói nghèo, nó đặt nguồn lực tài chính trực tiếp vào tay của người nghèo, cung cấp vốn tài chính cần thiết theo mức cho phép để người nghèo sử dụng hiệu quả hơn vốn con người và vốn xã hội mà họ đang sở hữu (Lê Kiên Cường, 2013). Hulme và Mosley (1996, trích trong Nich- ols 2004), đã nghiên cứu ảnh hưởng của TCVM đến từng đối tượng hộ nghèo, nghiên cứu được thực hiện ở 13 tổ chức TCVM tại 7 quốc gia. Bằng chứng cho thấy tác động của một khoản vay vào thu nhập của những đối tượng người nghèo theo mức độ khác nhau, đối tượng nghèo nằm ở “giữa” và “trên” nghèo có nhiều khả năng được hưởng lợi nhiều hơn “lõi” nghèo. Khách hàng ở “trên” ngưỡng nghèo sẵn sàng chấp nhận rủi ro và đầu tư công nghệ để tăng khả năng tạo ra thu nhập. Trong khi đó những người ở “lõi” của nghèo thường vay để lại trang trải chi phí sinh hoạt, có xu hướng đầu tư nhỏ, manh mún, hiếm khi đầu tư vào công nghệ mới. Thu nhập từ khoản vay của người nghèo (1988 - 1992) tăng bình quân trên các nhóm khác nhau, từ 10 - 12% ở Indonesia, khoảng 30% ở Bangladesh và Ấn Độ đối với những hộ nghèo có tham gia chương trình TCVM. Nichols (2004) đã nghiên cứu về các tác động của TCVM đến cuộc sống của người nghèo ở nông thôn Trung Quốc. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra thực tế tại huyện nghèo, có chương trình tín dụng vi mô đã hoạt động trong 7 năm. Nghiên cứu cho thấy rằng, tham gia chương trình có tác động tích cực đến cuộc sống của khách hàng vay, đặc biệt về an ninh kinh tế, người dân cảm thấy tự tin vào bản thân và nâng cao khả năng quản lý tài chính của chính họ. Nghiên cứu cho thấy thu nhập của người vay vốn tăng hơn ba lần so với những người không vay vốn từ chương trình TCVM và những người đi vay là người nghèo nhất thì tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn những người vay có điều kiện tương đối. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005) đã thu thập số liệu từ 640 hộ nông dân ở Ninh Thuận và 619 hộ nông dân ở Bình Phước làm nguồn số liệu chính cho đề tài. Các số liệu được phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng, với hàm hồi quy Logistic. Biến phụ thuộc là chi tiêu bình quân/người, các biến giải thích là: việc làm, dân tộc thiểu số, diện tích đất canh tác, được vay vốn là những biến số có ý nghĩa thống kê để giải thích nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo đói của hộ nông dân. Khi các yếu tố khác không thay đổi, với xác suất nghèo của một hộ gia đình là 30% ở Ninh Thuận cho thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống 20,7%; ở Bình Phước, cho thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống 29% . Lê Việt Phương (2012) nghiên cứu về tác động của TCVM đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả khảo sát 250 mẫu ngẫu nhiên đại diện cho những hộ nghèo tham gia TCVM trên phạm vi toàn huyện Bình Chánh. Các biến trình độ học vấn, có việc làm, số tiền vay vốn, tập huấn, tương quan ý nghĩa với biến tình trạnh nghèo với mức ý nghĩa 1%, và mục đích sử dụng vốn vay với mức ý nghĩa 5%; biến giới tính của chủ hộ và quy mô hộ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 2 nhóm nhân tố có tác động tích cực đến khả năng thoát nghèo của hộ đó là nhóm nhân tố thuộc bản thân hộ gia đình nghèo (trình độ học vấn và số người có việc làm trong hộ) và nhóm nhân tố thứ 2, nhóm nhân tố TCVM, cũng góp phần không nhỏ cho việc 40 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 thoát nghèo của hộ (tổng số tiền vay, số lần tham gia tập huấn từ chương trình TCVM, mục đích sử dụng vốn của hộ). 3. Phương pháp, mô hình và kết quả nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thống kê, thu thập số liệu từ các báo cáo để phân tích tổng quan tình hình hoạt động của các tổ chức TCVM, xử lý số liệu từ bộ dữ liệu Kết quả khảo sát mức sống dân cư 2012 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là những hộ nghèo, được xếp theo diện hộ nghèo của địa phương. Tổng số hộ điều tra năm 2012 của cả nước là 9.399 hộ (theo mẫu khảo sát thu nhập và chi tiêu), có 4.231 hộ được điều tra lặp lại năm 2010 (bao gồm hộ nghèo và hộ không nghèo), trong số này có 515 hộ nghèo (có vay và không vay). Từ 515 hộ nghèo này, tác giả lọc ra được 234 hộ nghèo có vay vốn (và 281 hộ không có vay ở năm 2010). Nghiên cứu này ứng dụng phần mềm STATA 12 (Statistics and data), là một trong những phần mềm phân tích số liệu phổ biến hiện nay. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng để đánh giá tác động của TCVM đến thu nhập của hộ nghèo. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính logarit, uớc lượng mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS). Theo Gujarati (1993), phương pháp bình phương tối thiểu thông thường có một số tính chất thống kê hấp dẫn làm cho nó trở thành phương pháp phân tích hồi quy mạnh nhất và phổ biến nhất. 3.1. Mô hình nghiên cứu Ký hiệu Tên biến Tác giả nêu cơ sở chọn biến Kỳ vọng dấu Y: Biến phụ thuộc: Thu nhập bình quân. Đvt: Nghìn đồng/người/tháng X1: tuoi Biến thể hiện độ tuổi của chủ hộ Lê Việt Phương (2012) + X2: gioi_tinh Biến giới tính của chủ hộ (Nam = 1, nữ = 0) Lê Việt Phương (2012) + X3: tdhv Biến thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ Lê Việt Phương (2012) + X4: qui_mo_ho Biến qui mô hộ gia đình Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005) - X5: ty_le_phu_thuoc Biến tỷ lệ phụ thuộc Nguyễn Trọng Hoài (2005) - X6: tong_tai_san Biến tổng tài sản của hộ Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005) + X7: td_ngheo Biến tín dụng nghèo, thể hiện số tiền vay của hộ nghèo Hulme và Mosley (1996) và Shame (2004) + X8: td_ngheo_tb Biến tín dụng nghèo trung bình, thể hiện số tiền vay của hộ nghèo trung bình + X9: noi_vay Biến thể hiện nơi vay vốn của hộ (Bán chính thức = 1, chính thức = 0) Shame (2004) + X10: khu_vuc Biến thể hiện nơi sinh sống của hộ (Thành thị = 1, nông thôn = 0) Nguyễn Trọng Hoài (2005) + Bảng 1: Tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu Hình 2: Sơ đồ lọc dữ liệu hộ nghèo có vay vốn tín dụng năm 2010 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 41 Trong đó: thu nhập bình quân của hộ nghèo là biến phụ thuộc và là biến định lượng. Biến này được đo lường bằng cách lấy tổng thu nhập của hộ trong năm/(số người trong hộ x 12 tháng). Đvt: nghìn đồng/người/tháng. Nhìn vào kết quả hồi quy, ta thấy: Có tám biến có tác động cùng chiều với thu nhập bình quân (TNBQ) và hai biến có tác động trái chiều với TNBQ, cả mười biến này đều có dấu đúng với kỳ vọng dấu ban đầu. Có bảy biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% và ba biến không có ý nghĩa thống kê. Biến tuổi của chủ hộ: kết quả hồi quy cho thấy, tuổi có ảnh hưởng đến TNBQ của hộ gia đình với mức ý nghĩa 5%. Tuổi có mối quan hệ cùng chiều với TNBQ, đúng với kỳ vọng dấu ban đầu (+). Thông thường, những người lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm, chín chắn và thận trọng trong sản xuất kinh doanh hơn những người có tuổi đời trẻ hơn hay thích mạo hiểm nhưng ít kinh nghiệm. Hệ số hồi quy của biến tuổi có giá trị là 0,0041. Có thể giải thích rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm một tuổi thì TNBQ của hộ sẽ tăng thêm 0,41%. Ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng, chủ hộ đóng vai trò quan trọng, thường là người tạo thu nhập chính cho hộ gia đình. Đa số người nghèo đều tập trung ở nông thôn nên việc làm chủ yếu là nông nghiệp, điều đó cho thấy chủ hộ càng lớn tuổi thì càng có nhiều kinh nghiệm, càng có nhiều lợi thế hơn so với người trẻ tuổi hơn, năng suất lao động cao hơn, thu nhập tạo ra cũng nhiều hơn. Dữ liệu cho thấy, 130 chủ hộ từ 41 tuổi trở hầu hết đều có việc làm, tổng tài sản từ 105 triệu đồng đến cao nhất là 2,4 tỷ. Điều này cũng cho thấy, thông thường tuổi càng cao thì khả năng tích luỹ của cải càng nhiều, có nhiều cơ hội đầu tư, đổi mới phương cách sản xuất, kinh doanh để gia tăng thu nhập. Qui mô hộ có ảnh hưởng nhiều đến TNBQ của hộ gia đình với mức ý nghĩa 1%. Qui mô hộ có mối quan hệ trái chiều với TNBQ, kết quả dấu đúng với kỳ vọng dấu ban đầu (-). Hệ số hồi quy của biến qui mô hộ có giá trị là - 0,0724. Có thể hiểu rằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi qui mô hộ tăng thêm một người thì TNBQ của hộ sẽ giảm đi 7,24%. Lý thuyết về kinh tế phát triển và nghiên cứu này cho kết quả giống nhau, qui mô hộ càng tăng thì TNBQ của hộ càng giảm. Hộ có qui mô từ 3 đến 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 45,7%, hộ có qui mô hộ trên 5 người chiếm tỷ lệ 44%, còn lại là hộ có qui mô từ 1 đến 2 người chiếm tỷ lệ thấp nhất 10,3%. Những người nghèo thường có qui mô hộ lớn hơn so với người khá giả, dẫn đến nghèo càng Biến Hệ số hồi quy (B) Sai số chuẩn Thống kê t Giá trị P (P value) VIF X1: tuổi 0,0041** 0,0020 1,99 0,048 1,22 X2: gioi_tinh 0,1098 0,0808 1,36 0,176 1,35 X3: tdhv 0,0075 0,0083 0,90 0,368 1,23 X4: qui_mo_ho - 0,0724*** 0,0185 -3,91 0,000 1,25 X5: ty_le_phu_thuoc - 0,2351* 0,1202 -1,95 0,052 1,12 X6: ln_tong_tai_san 0,1421*** 0,0380 3,74 0,000 1,45 X7: td_ngheo 0,0000391*** 5,42e-06 7,20 0,000 1,60 X8: td_ngheo_tb 9,21e-06** 3,72e-06 2,48 0,014 1,27 X9: noi_vay 0,1568 0,1042 1,50 0,134 1,14 X10: khu_vuc 0,2254* 0,1363 1,65 0,100 1,25 Hằng số 4,9427 0,4357 11,34 0,000 X1: tuổi 0,0041** Trị số Prob>F = 0,000 Bảng 2: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu 42 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 thêm nghèo do gánh nặng về chi phí trang trải cho cuộc sống. Tỷ lệ phụ thuộc có ảnh hưởng lớn đến TNBQ của hộ gia đình với mức ý nghĩa 10%. Tỷ lệ phụ thuộc có mối quan hệ ngược chiều với TNBQ, kết quả dấu đúng với kỳ vọng dấu ban đầu (-). Những hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao trên 50% (chiếm tỷ lệ 28,8%), đây là những hộ có ít người tham gia vào hoạt động tạo ra thu nhập, tất nhiên TNBQ của hộ này sẽ bị giảm vì thu nhập tăng ít hơn so với sự gia tăng của chi phí trong hộ. Hộ có tỷ lệ phụ thuộc thấp nhất (từ 0% đến 25%) chiếm tỷ lệ 30,8% là những hộ có TNBQ cao nhất. Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ phụ thuộc có giá trị là - 0,2351. Có hàm ý, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ phụ thuộc tăng thêm một đơn vị thì sẽ làm cho TNBQ của hộ giảm đi 23,51%. Theo lý thuyết về kinh tế phát triển, việc làm là nền tảng căn bản của phát triển, việc làm có vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo, gia tăng thu nhập. Tổng tài sản có tác động mạnh nhất đến TNBQ của hộ gia đình với mức ý nghĩa 1%. Biến tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với TNBQ, đúng với kỳ vọng dấu ban đầu (+). Đối với mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình, dù giàu hay nghèo thì yếu tố tổng tài sản đều rất quan trọng. Hệ số hồi quy của biến tổng tài sản có giá trị là 0,1421. Có ý nghĩa, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tổng tài sản tăng thêm 1% thì TNBQ của hộ sẽ tăng thêm 0,1421%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn đúng với lý thuyết Thị trường vốn không hoàn hảo, khi người đi vay có tài sản càng lớn thì cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính thức càng tăng, khi vay được vốn, họ có cơ hội đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để gia tăng thu nhập. Trong cuộc sống, yếu tố tài sản gần như là điều kiện tiên quyết, là yếu tố quan trọng để cá nhân hay hộ gia đình có thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu người đi vay có tài sản (tuy không nhiều) sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức dễ dàng hơn so với người không có bất kỳ tài sản nào, bởi bất kỳ tổ chức cho vay nào cũng muốn thu hồi lại số tiền đã cho vay, cả gốc lẫn lãi. Nghiên cứu này cho kết quả tương đồng với kết luận của Hulme và Mosley (1996, trích trong Shane 2004). Tác động của các khoản vay lên thu nhập của người nghèo theo mức độ khác nhau. Đối tượng nằm ở “giữa” và “trên” nghèo có khả năng hưởng lợi nhiều hơn so với “lõi” nghèo. Đồng thời nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) cũng cho kết quả tương tự; khi vay tại các tổ chức TCVM, không phải hộ nghèo nào cũng có khả năng gia tăng thu nhập. Có hộ tăng lên nhiều, có hộ tăng ít, có hộ không tăng và thậm chí có hộ thu nhập còn bị giảm đi. Biến tín dụng hộ nghèo có tác động đến TNBQ của hộ nghèo với mức ý nghĩa 1%. Biến này có kết quả đúng với kỳ vọng dấu ban đầu (+). Điều này cho thấy tín dụng hộ nghèo tạo ra TNBQ cao hơn so với tín dụng hộ nghèo nhất. Hệ số hồi quy của biến tín dụng hộ nghèo có giá trị là 0,000039; có hàm ý, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tín dụng hộ nghèo có TNBQ cao hơn so với tín dụng hộ nghèo nhất là 0,0039%. TCVM hướng đến khách hàng là những người nghèo, rất nghèo, cho vay chủ yếu qua tín chấp. Tiền vay có tác động tích cực trong việc cải thiện thu nhập của hộ nghèo, khi có vốn hộ nghèo có thể nắm bắt cơ hội sản xuất kinh doanh, đầu tư, cải tiến máy móc thiết bị để gia tăng lợi nhuận. Dựa vào lý thuyết về Sinh kế bền vững và thực tế có thể kết luận, người nghèo khi tiếp cận với nguồn vốn cần thiết để vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ có cơ hội cải thiện thu nhập và phá vỡ vòng lẩn quẩn nghèo. Tổng số tiền vay càng lớn thì cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh càng cao từ đó nguồn TNBQ mang lại cũng sẽ nhiều hơn. Biến tín dụng hộ nghèo trung bình có tác động đến TNBQ của hộ gia đình với mức ý nghĩa 5%. Biến này có kết quả đúng với kỳ vọng dấu ban đầu (+). Có thể kết luận, tín dụng hộ nghèo trung bình tạo ra TNBQ cao hơn so với tín dụng hộ nghèo nhất. Hệ số hồi quy của biến tín dụng hộ nghèo trung bình có giá trị là 9,21e-06; có hàm ý, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tín dụng hộ nghèo trung bình có TNBQ cao hơn tín dụng hộ nghèo nhất là 9,21e-04%. Như vậy, tín dụng vi mô có tác động tích cực đến thu nhập của hộ nghèo và hộ nghèo trung bình, vốn vay giúp họ cải thiện cuộc sống và gia tăng thu nhập. Riêng đối với hộ nghèo nhất chưa thấy được hiệu quả do tín dụng vi mô mang lại, vay vốn không làm thu nhập họ tăng lên mà thậm VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 43 chí còn bị giảm sút, có thể lý giải do bằng cấp quá thấp nên khả năng sản xuất, kinh doanh của họ thường yếu, thiếu nhạy bén, không theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, bên cạnh đó những đối tượng này thường thiếu năng lực quản lý. Biến khu vực có ảnh hưởng đến TNBQ của hộ gia đình với mức ý nghĩa 10%. Biến khu vực có mối quan hệ cùng chiều với TNBQ, đúng với kỳ vọng dấu ban đầu (+). Hệ số hồi quy của biến khu vực có giá trị là 0,2254. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hộ ở thành thị sẽ có TNBQ cao hơn hộ ở nông thôn 22,54%. Kết quả này cũng đúng với lý thuyết về Bất bình đẳng trong xã hội, hộ ở khu vực thành thị (chiếm tỷ lệ 8%) có TNBQ cao hơn so với hộ ở vùng nông thôn (chiếm tỷ lệ 92%). Thông thường những hộ ở nông thôn chủ yếu tập trung vào ngành nông nghiệp, không đòi hỏi kỹ năng và trình độ cao do vậy TNBQ của hộ thường thấp hơn so với những hộ ở khu vực thành thị do hoạt động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. 4. Đề xuất Những yếu tố bên trong có tác động lớn đến thu nhập của hộ nghèo là qui mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, đây là những yếu tố có tác động trái chiều với TNBQ của hộ nghèo, làm cho họ dễ rơi vào vòng lẩn quẩn của nghèo. Các tổ chức TCVM cần có chính sách riêng, quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn hộ nghèo nhất trong việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề miễn phí, hội thảo trao đổi kinh nghiệm nhằm giúp họ tháo gỡ khó khăn, có thêm kinh nghiệm để tăng hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay. Nhà nước và chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho người dân ở khu vực nông thôn có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng (TCVM) nhằm gia tăng thu nhập, xoá dần khoảng cách giàu nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn, từ đó góp phần ổn định xã hội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì TNBQ thấp. Giảm tỷ lệ phụ thuộc bằng cách tạo ra việc làm phù hợp cho những người có khả năng lao động trong gia đình để tạo thêm thu nhập, nhằm giảm bớt gánh nặng trong việc chi tiêu cho trẻ em và người lớn tuổi (hoặc người tàn tật) trong gia đình. Chính quyền địa phương cần có sự quan tâm thiết thực và đúng đối tượng. Thông qua hội đoàn thể tuyên truyền, vận động hộ nghèo, giúp họ có nhận thức đúng đắn về kế hoạch hoá gia đình, hạn chế sinh con thứ 3 trở lên nhằm giảm quy mô hộ gia đình và giảm tỷ lệ người phụ thuộc trong hộ. Những yếu tố bên ngoài có tác động lớn đến thu nhập của hộ nghèo là tín dụng vi mô và khu vực, đây là nhóm yếu tố có tác động cùng chiều với TNBQ của hộ nghèo. Có thể nói nhóm yếu tố bên ngoài góp phần lớn trong việc tác động đến thu nhập của hộ nghèo, bên cạnh đó nhóm yếu tố bên ngoài còn có tác động cộng hưởng đối với nhóm yếu tố bên trong của hộ nghèo, dần dần giúp cho hộ nghèo nâng cao về trình độ nhận thức, góp phần gia tăng thu nhập. Theo lý thuyết về kinh tế vĩ mô, khi đời sống hộ nghèo được nâng cao, khả năng tiết kiệm để đầu tư cũng tăng theo, từ đó hộ nghèo có thể gia tăng năng suất, góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Vai trò của Nhà nước là rất quan trọng, nhất là ở việc xây dựng hệ thống pháp lý, các thể chế tài chính, nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ để các tổ chức TCVM hoạt động hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách để hỗ trợ các tổ chức TCVM về nguồn vốn để cho vay, vì hiện nay đầu ra thì có (cho vay) nhưng đầu vào (huy động vốn) thì vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo người dân biết và sử dụng dịch vụ TCVM. Thành lập các đoàn hội, nhóm trợ giúp để cùng hỗ trợ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó cần thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đảm bảo nguồn vốn vay phải sử dụng đúng với mục đích sản xuất, kinh doanh. 5. Kết luận Thu nhập luôn là vấn đề quan tâm của mỗi hộ gia đình, nhất là với những hộ nghèo vấn đề này càng trở nên bức bách và nan giải. Kết quả nghiên cứu cho thấy TNBQ của hộ nghèo bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó tín dụng vi mô có vai trò quan trọng. TCVM chưa phải là phương án tối ưu nhất giúp toàn bộ hộ nghèo có thể thoát nghèo bền vững, nhưng thực tế cho thấy chương trình TCVM mang đến cơ hội cho hộ nghèo có thể vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập giúp họ có điều kiện vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội. 44 VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Begg D., Stanley F. and Rudiger D., 2007. Economics, McGraw Hill 7th edition. [2] Bennett L. and Cuevas C., 1996. Sustainable banking with the Poor, Journal of International Development 8, pp.145-152. [3] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2013. Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012, số 749/QĐ-LĐTBXH, BXH-nam-2013-phe-duyet-ket-qua-dieu-tra-ra-soat-ho-ngheo-vb186936.aspx>, ngày truy cập 26/6/2014. [4] Lê Kiên Cường, 2013. Tài chính vi mô hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. [5] Lê Việt Phương, 2012. Tác động của tài chính vi mô đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Mở TP.HCM. [6] Mai Trí, 2011. Tài chính vi mô - Thực trạng, cơ hội và thách thức, Tạp chí Ngân hàng số 13, tr.49-52. [7] Nguyễn Kim Anh và cộng tác viên, 2011. Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so sánh, NXB Thống kê, Hà Nội. [8] Nguyễn Trọng Hoài, 2010. Kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội. [9] Nguyễn Trọng Hoài và cộng tác viên, 2005. Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng phân tích các nhân tố tác động đến nghèo đói và đề xuất xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông Nam bộ, đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, mã số B2004-22-60TĐ. [10] Nichols S., 2004. A Case Study Analysis of the Impacts of Microfinance upon the Lives of the Poor in Rural China, School of Social Science and Planning RMT University. [11] Tổng cục Thống kê, 2010. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010. [12] Tổng cục Thống kê, 2012. Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2012. [13] World Bank, 2012. Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Hà Nội. VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 45
File đính kèm:
- tac_dong_cua_tai_chinh_vi_mo_den_thu_nhap_cua_ho_ngheo_o_vie.pdf