Tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - Trường hợp Việt Nam
Bài nghiên cứu xem xét sự tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại
Việt Nam. Kết quả cho thấy cấu trúc sở hữu có những ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, cụ thể là các ngân hàng nhà nước có hiệu quả hơn các ngân hàng tư nhân về mặt kỹ
thuật nhưng lại không đạt hiệu quả về mặt quy mô. Đồng thời, các ngân hàng nhà nước có vẻ chưa
thực hiện tốt các hoạt động đầu tư, song song đó thì tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi cao, phần nào làm
hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đối với các ngân hàng niêm yết, việc niêm yết khiến
các ngân hàng có động lực thực hiện càng nhiều hoạt động để làm gia tăng hiệu quả về mặt quy mô
và lợi nhuận từ đó có thể làm hài lòng các cổ đông hiện tại và thu hút các nhà đầu tư mới. Quy mô
càng lớn thì hiệu quả của các ngân hàng niêm yết càng gia tăng, nhưng những ngân hàng này lại
không đạt hiệu quả cao về mặt kỹ thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - Trường hợp Việt Nam
9Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU NHÀ NƯỚC ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM THE INFLUENCE OF STATE OWNERSHIP ON BANK PERFORMANCE – THE CASE OF VIETNAM Dương Trọng Đoàn1 Nguyễn Hữu Huân2 Ngày nhận bài: 18/01/2019 Ngày chấp nhận đăng: 12/03/2019 Ngày đăng: 05/6/2019 Tóm tắt Bài nghiên cứu xem xét sự tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy cấu trúc sở hữu có những ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cụ thể là các ngân hàng nhà nước có hiệu quả hơn các ngân hàng tư nhân về mặt kỹ thuật nhưng lại không đạt hiệu quả về mặt quy mô. Đồng thời, các ngân hàng nhà nước có vẻ chưa thực hiện tốt các hoạt động đầu tư, song song đó thì tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi cao, phần nào làm hạn chế hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đối với các ngân hàng niêm yết, việc niêm yết khiến các ngân hàng có động lực thực hiện càng nhiều hoạt động để làm gia tăng hiệu quả về mặt quy mô và lợi nhuận từ đó có thể làm hài lòng các cổ đông hiện tại và thu hút các nhà đầu tư mới. Quy mô càng lớn thì hiệu quả của các ngân hàng niêm yết càng gia tăng, nhưng những ngân hàng này lại không đạt hiệu quả cao về mặt kỹ thuật. Từ khóa: Sở hữu nhà nước, hệ thống ngân hàng, hiệu quả hoạt động. Abstract This paper concentrates on the influence that state ownership has on the performance of Vietnamese commercial banks. The results show that ownership structure profoundly affects bank performance, i.e. state-owned banks are more efficient than private ones in term of technical efficiency, but not in term of scale efficiency. Besides, state-owned banks seem not to be excellent at investment activities while loan loss provision is substantially high so bank performance may be badly impacted. Listed banks might be more encouraged to implement the activities that can increase bank performance, in order to make present stakeholders satisfied as well as attract new ones. The bigger the scale is, the more efficient the listed banks become however those banks do not reach good outcome in term of technical efficiency. Keywords: State ownership, banking system, bank performance. __________________________________________ 1 Trường Đại học Ngân hàng; Email: doanduongtrong@gmail.com 2 Trường Đại học Kinh tế TP.HCM; Email: huannguyen@ueh.edu.vn 10 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 Vì lý do này, cần thiết phải có quản trị hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng tại các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thất bại của quản trị doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (Becht và cộng sự, 2002) và cuộc khủng hoảng toàn cầu ở Mỹ và trên thế giới nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Zulkafli và Samad (2007) trích dẫn nhiều nghiên cứu nhấn mạnh đến đặc điểm phân biệt của ngành ngân hàng và tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp đối với các ngân hàng (ví dụ Barth và cộng sự, 2006). Ngành ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Levine, 1997; Khan và Senhadji, 2000), do đó cần có những quy định nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, Cornett và cộng sự (2010) điều tra mối quan hệ giữa các cơ chế quản trị doanh nghiệp khác nhau và kết quả hoạt động của ngân hàng trong cuộc khủng hoảng với một mẫu khoảng 300 ngân hàng giao dịch công khai của Hoa Kỳ. Trái với Erkens và cộng sự (2010); và Fahlenbrach và Stulz (2011), họ tìm ra cách thức quản trị doanh nghiệp tốt hơn, ví dụ như một hội đồng độc lập hơn, mức độ nhạy cảm của việc chi trả cho hiệu suất cao hơn, và sự gia tăng quyền sở hữu nội bộ, sẽ có tương quan tích cực đến tình hình khủng hoảng của các ngân hàng. Nhìn chung, ảnh hưởng của cơ cấu quyền sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đã được nghiên cứu rộng rãi. Morck và cộng sự (1988) và McConnell (1990) xem xét việc định giá các doanh nghiệp có các mô hình sở hữu khác nhau, ví dụ như tỷ lệ quyền sở hữu quản lý. Short và Keasey (1999) kiểm tra hiệu suất của các doanh nghiệp ở Anh đối với quyền sở hữu quản lý. Tác động của quyền sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện rõ trong các nghiên cứu của Aggarwal và Kyaw (2010) và của Lee và Kwok (1988), đặc biệt liên quan đến chính sách cơ cấu vốn. Một nghiên cứu ban đầu của 1. Giới thiệu Các quốc gia đang phát triển nhìn chung đang phải đối mặt với thị trường chứng khoán chưa phát triển và kém thanh khoản, những rủi ro kinh tế, yếu kém trong kiểm soát pháp lý và bảo vệ nhà đầu tư, sự can thiệp thường xuyên của Chính phủ và sự chiếm ưu thế trong việc nắm giữ cổ phần tập trung cũng như kiểm soát quyền sở hữu (theo Rabelo và Vasconcelos, 2002, Ahunwan, 2002; Tsamenyi và cộng sự, 2007). Yếu tố chủ sở hữu (nước ngoài, gia đình, tổ chức hoặc nhà nước) là yếu tố quyết định cho một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Đặc biệt, những thay đổi trong cấu trúc sở hữu mà không có cơ quan hỗ trợ và giám sát tại chỗ có thể dẫn đến khủng hoảng ngân hàng (Boubakri và cộng sự, 2005). Ba loại hình tổ chức ngân hàng chủ yếu ở các thị trường mới nổi là ngân hàng nhà nước, tư nhân và nước ngoài. Đồng thời, điểm mạnh và điểm yếu của các loại hình tổ chức và cấu trúc ngân hàng vẫn chưa được hiểu rõ. Sự khác biệt rất quan trọng trong việc lưu trữ và phân tích bởi vì mỗi loại ngân hàng đều khác nhau trong cơ cấu ưu đãi, tổ chức và quy định. Ví dụ, ngân hàng nhà nước có ít ưu đãi về dòng tiền và gặp vấn đề đạo đức khi đồng thời là chủ sở hữu và nhà quản lý, ngân hàng tư nhân có ưu đãi về dòng tiền cao hơn và phân biệt rõ ràng giữa cơ quan quản lý và chủ sở hữu. Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài tương đối giống các ngân hàng trong nước về các ưu đãi dòng tiền và quy định khác nhau về cơ cấu tổ chức. Ngân hàng nước ngoài thường có cấu trúc đa cấp hơn, với quản lý cấp cao từ các quốc gia xa xôi khác. Nhiều nghiên cứu đã lập luận rằng mối quan hệ giữa sự tập trung quyền sở hữu và hoạt động của công ty rất phức tạp, và các nghiên cứu thực nghiệm đã cho ra các kết quả khác nhau (Demsetz, 1983, Demsetz và Lehn, 1985; Shleifer và Vishny, 1986). Bởi vì những kết quả này mâu thuẫn và mơ hồ, cho thấy sự khác biệt về điều kiện chính trị, kinh tế và thể chế sẽ có thể làm thay đổi mối quan hệ nêu trên. 11 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 điều chỉnh nền kinh tế nước nhà. Điều này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia nơi nền kinh tế còn yếu kém về nhiều mặt, cụ thể tránh những sự chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài. Mô hình Grabbing hand (Sự can thiệp mang động cơ cá nhân từ những người điều hành Chính phủ) chỉ những cá nhân làm việc vì lợi ích cá nhân dù ở trong một tổ chức của cộng đồng. Điều này được hiểu là những cơ quan thuộc quản lý Nhà nước đưa ra những chính sách nhằm làm giàu cho bản thân thay vì lợi ích của số đông. Chính vì điều này, việc tư nhân hóa ngày càng thể hiện vai trò trong nền kinh tế nói chung, và hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng. Thuyết “Quiet Life” (Cuộc sống tĩnh lặng) cho rằng khi một nhà quản lý hoạt động trong một môi trường không có cạnh tranh thì họ sẽ không có động lực để tối ưu hóa kết quả kinh doanh, bởi họ không gặp bất kỳ một rủi ro nào đến từ đối thủ cạnh tranh. Công việc của họ được ví như một “cuộc sống tĩnh lặng/bình yên”. 2.2. Quốc gia phát triển Việc tư nhân hóa là một phần của quá trình tự do hóa lớn hơn bao gồm tự do hóa lãi suất, tự do tham gia thị trường và nới lỏng hạn ngạch cấp phát tín dụng. Đồng thời, một thị trường tỷ giá hối đoái tự do hoàn toàn sẽ mở ra nhiều cơ hội kiếm lời chênh lệch giá cho các ngân hàng được cấp phép (Thorsten, Robert và Afeikhena, 2005). Gilbert và Wilson (1998) đã khảo sát việc tự do hóa hoạt động ngân hàng của các ngân hàng tư nhân ở Hàn Quốc vào năm 1980 và 1994, kết quả nhận thấy điều này góp phần cải thiện trong hiệu quả hoạt động. Verbrugge, Megginson và Owens (2000) nhận ra việc cải thiện hiệu suất biên và sự gia tăng về vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng được tư nhân hóa ở các nước OECD. Altunbas và cộng sự (2001) xem xét ngành ngân hàng ở Đức, tuy hầu như không tìm thấy dẫn chứng thuyết phục cho việc ngân Elyasiani và Meinster (1988), kiểm tra sự khác biệt trong hiệu suất của các ngân hàng Hoa Kỳ đối với các thuộc tính cấu trúc sở hữu nước ngoài, sở hữu thiểu số và sở hữu công ty. Họ nhận thấy rằng mặc dù hiệu suất của các ngân hàng nước ngoài không khác với các công ty sở hữu ngân hàng, ngân hàng thuộc sở hữu thiểu số có khả năng sinh lời rất kém. Các nghiên cứu tương tự ở các ngân hàng lục địa bao gồm, Maudos và cộng sự (2002), Altunbas và cộng sự (2001a), Casu và Girardone (2002). Việc đánh giá tính hiệu quả của hình thức sở hữu đối với hệ thống ngân hàng cần được nghiên cứu tại thị trường cụ thể, vì nghiên cứu ở một quốc gia nào đó không thể áp dụng cho quốc gia khác được. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với mục đích tìm hiểu sự ảnh hưởng của hình thức sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây. Từ đó, những chính sách và hàm ý quản trị được đưa ra với những bằng chứng thực nghiệm mới nhất tại thị trường Việt Nam. 2. Lược khảo các bài nghiên cứu trước đây, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết đại diện (agency theory) được hiểu là mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện. Người đại diện thay mặt chủ sở hữu trong các hoạt động kinh doanh, và được kỳ vọng sẽ mang lại cho chủ sở hữu lợi ích tốt nhất. Sự khác nhau giữa lợi ích của chủ sở hữu và người đại diện trở thành lý do cho những mâu thuẫn, bởi người đại diện có thể không thực sự vì lợi ích của chủ sở hữu. Mô hình Helping hand (Sự can thiệp hữu ích từ Chính phủ) chỉ những hoạt động Nhà nước/Chính phủ can thiệp nhằm vực dậy hoặc 12 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 lợi ích cá nhân thay vì nỗ lực để đạt được lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu (Bertle và Means, 1932). Shleifer và Vishny (1997), Capobianc và Christiansen (2011) cho rằng chính sự khác nhau giữa mục tiêu của Nhà nước và cổ đông gây nên ảnh hưởng tiêu cực cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phải trả chi phí đại diện cao, cơ cấu quản trị yếu kém (Alchian và Demsetz, 1972; Shleifer, 1998) được cho là những tác động xấu của sở hữu Nhà nước đối với hiệu quả hoạt động. Kế đến là vấn đề “người hưởng thụ không trả tiền – free rider”. Sở hữu Nhà nước, theo lý thuyết, nghĩa là tất cả công dân là đồng sở hữu nhưng trên thực tế thì họ lại không có quyền hành gì trong việc điều phối quản trị Ngân hàng Nhà nước, và đồng nghĩa với việc Chính phủ là cá thể duy nhất đại diện quản lý (Huibers, 2005). Vấn đề thứ ba là rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện các ràng buộc ngân sách mềm. Ngân hàng Nhà nước hoạt động như đại diện tài chính của Chính phủ, thực hiện hỗ trợ các Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) vì các lý do chính trị hơn là các cân nhắc mang tính thương mại. Chính vì thế mà mỗi khi Ngân hàng Nhà nước gặp khó khăn, họ thường trông chờ vào sự giúp đỡ từ phía Chính phủ nên ban quản trị không có động lực để giảm thiểu chi phí hay tối đa hóa lợi nhuận. Cuối cùng, thuyết “Quiet Life” (Cuộc sống tĩnh lặng) cũng góp phần giải thích lý do vì sao sở hữu Nhà nước lại không mang lại hiệu quả cao. Một lập luận thường thấy khác để giải thích vì sao các doanh nghiệp nhà nước thường có hiệu quả kém là do các ngân hàng khác biệt rất nhiều so với những tổ chức phi tài chính điển hình trong đặc điểm hoạt động, mô hình kinh doanh, cấu trúc vốn và môi trường pháp lý. Điều này đòi hỏi các cách tiếp cận khác nhau để đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, như một số nghiên cứu tại thị trường Hoa Kỳ (Mukherjee và cộng sự, 2001; Barr và cộng sự, 2002). hàng tư nhân hiệu quả hơn ngân hàng quốc doanh nhưng ngân hàng tư nhân có ưu thế hơn về chi phí và lợi nhuận. Xuất phát từ lý thuyết đại diện và lý thuyết lựa chọn cộng đồng (public choice theory), Clarke và cộng sự (2005) hay Beck và cộng sự (2003) tin rằng sở hữu tư nhân hiệu quả hơn sở hữu nhà nước trong việc tạo ra các ưu đãi quản lý để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất). Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, Porta, Lopez và Shleifer (2002) nhận thấy rằng hiệu quả của các ngân hàng nhà nước kém hơn so với các ngân hàng tư nhân. Các tác giả giải thích rằng chính trị gia dùng các ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ phục vụ cho các mục đích chính trị của họ, nên mới dẫn đến sự suy giảm phát triển kinh tế. Bonin (2005) hay Yao và cộng sự (2007) cũng nhận thấy các ngân hàng tư nhân hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng Nhà nước. Barth và cộng sự (2000) thì cho rằng quyền sở hữu nhà nước càng cao dẫn đến hiệu quả hoạt động càng thấp, ít tiết kiệm và vay mượn, năng suất thấp, và tăng trưởng chậm hơn. Các nghiên cứu khác kết luận rằng cấu trúc sở hữu Nhà nước của ngân hàng làm giảm phát triển tài chính (Barth và cộng sự, 1999; Thomsen và Perdersen, 2000) và gia tăng nguy cơ khủng hoảng hoạt động ngân hàng (Caprio và Peria, 2000). Cấu trúc sở hữu Nhà nước có thể tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp khi mục tiêu của Chính phủ và cổ đông không tương đồng hay còn được gọi là vấn đề chủ sở hữu – người đại diện. Các cổ đông thường muốn tối đa hóa lợi nhuận, nhưng Nhà nước lại có nhiều mục đích khác về xã hội – tăng việc làm hoặc liên quan đến chính trị – ngăn chặn sự thâm nhập của các nhà đầu tư nước ngoài và bảo vệ sản xuất trong nước. Hoặc có thể là sự phân chia giữa sở hữu và quản trị sẽ làm các giám đốc (người đại diện) có thể chỉ theo đuổi các 13 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 cũng như các nước công nghiệp hay Fries và Taci (2005) thực hiện nghiên cứu ở Đông Âu. Thorsten, Robert và Afeikhena (2005) nghiên cứu các ngân hàng thuộc sở hữu chính phủ thiểu số ở Nigeria có hiệu quả hoạt động kém (lợi nhuận và danh mục cho vay). Berger và cộng sự (2009) sử dụng mẫu khảo sát 38 ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 1994-2003, đã nhận thấy rằng ngân hàng Nhà nước thuộc “Big Four” kém hiệu quả nhất, đồng thời có lượng nợ xấu khá cao. Lin và Zhang (2009) cũng đưa ra kết luận tương tự. Sensarma (2006) phát hiện rằng tại Ấn Độ, các ngân hàng công và tư nhân trong nước có hiệu quả cao hơn ngân hàng nước ngoài. Tương tự, Fries và Taci (2005) trong một nghiên cứu tại 15 nước có nền kinh tế đang chuyển đổi ở Đông Âu (bao gồm cả Nga) nhận thấy rằng các ngân hàng tư nhân có hiệu quả chi phí cao hơn các ngân hàng quốc doanh. Tại Argentina, Clark và Cull (1999, 2000) tìm thấy bằng chứng cho thấy phân bổ tín dụng và hiệu quả cao hơn ở các ngân hàng tư nhân. Ngoài ra, Omran (2007) đã nghiên cứu một mẫu gồm 12 ngân hàng từ Ai Cập trong giai đoạn 1996 - 1999 khi quyền sở hữ ... oặc có nhiều rủi ro nên những ngân hàng này mới phải trích lập dự phòng nợ khó đòi lớn, gián tiếp tác động tiêu cực đối với hiệu quả hoạt động. Đối với biến ROE, các ngân 21 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 người gia tăng sẽ liên quan đến tăng chi phí và trích lập dự phòng thất thoát do nợ (loan loss provisions) nên làm ảnh hương đến khả năng sinh lời của ngân hàng và hiệu quả hoạt động nói chung. Về chỉ số lạm phát CPI, mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động ngân hàng của chỉ số này là một kết quả được dự đoán vì khi chỉ số lạm phát càng thấp, chi phí hoạt động và chi phí huy động vốn cũng sẽ được giảm xuống từ đó làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. 5. Kết luận và kiến nghị Các ngân hàng niêm yết, theo kết quả nghiên cứu, cho thấy hoạt động khá hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn vốn cổ đông tạo ra được lợi nhuận và quản lý các gói đầu tư hiệu quả. Mặt khác, các ngân hàng niêm yết thường phải đối mặt với sự kiểm soát của ủy ban chứng khoán và việc công bố thông tin. Tuy nhiên, việc niêm yết cho thấy điểm tích cực đóng góp cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng về mặt quy mô. Cấu trúc sở hữu nhà nước cho thấy những ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật, kết quả này khác với kết luận các nghiên cứu trước đây vì họ cho rằng việc có sở hữu Nhà nước là có sự can thiệp của Chính phủ và phục vụ cho các hoạt động chính trị. Điều này được giải thích bởi ở Việt Nam các Ngân hàng có sở hữu Nhà nước vẫn nhận được các ưu đãi về nguồn vốn giá rẻ và nguồn khách hàng lớn là các doanh nghiệp nhà nước hơn các doanh nghiệp tư nhân, chính sự ưu đãi này mang lại lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các Ngân hàng có sở hữu nhà nước. Dù vậy, cấu trúc sở hữu nhà nước lại không đạt hiệu quả theo quy mô cho thấy việc quản lý cơ cấu tổ chức chưa tốt cũng như sự thiếu đồng bộ trong các dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng nợ khó đòi ở các ngân hàng nhà nước cao, dù có thể giảm rủi ro từ các khoản nợ khó đòi, nhưng lại làm hạn chế nguồn vốn, tác động tiêu cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. hàng nhà nước có vẻ như chưa có nhiều động lực để thúc đẩy cải thiện các hoạt động làm tăng chỉ số ROE như các ngân hàng tư nhân khác vì họ không cần thu hút vốn đầu tư hoặc chịu sự cạnh tranh bởi các ngân hàng khác trên thị trường. Điều này có thể liên quan đến việc dịch vụ khách hàng tại các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước chưa được đánh giá cao so với ngân hàng tư nhân. Bên cạnh đó, mối quan hệ nghịch biến giữa cấu trúc nhà nước và biến TCR, dù chưa có ý nghĩa thống kê đáng kể, thể hiện rằng các ngân hàng nhà nước thường có nhiều rủi ro cao. Đối với biến NIM, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có mối tương quan nghịch biến, kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng nhà nước có thể chưa thực hiện tốt việc hưởng sự chênh lệch giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng. Lưu ý, các kết quả giữa cấu trúc sở hữu Nhà nước với ROE, TCR và NIM chưa đạt được ý nghĩa thống kê đáng kể. Tác động của các biến kiểm soát, biến BD - tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần từ các hoạt động khác trên tổng tài sản trung bình, có tác động tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật. Điều này có thể hiểu là việc dùng tài sản cho các hoạt động kinh doanh khác không mang lại hiệu quả. Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ (ENL) có mối quan hệ đồng biến với hiệu quả kỹ thuật. Đây cũng là kết luận được tìm thấy trong nghiên cứu của Boateng, Huang và Kufuor (2015), Sayilgan và Yildirim (2009), Abreu và Mendes (2002),... Tỷ lệ ENL thể hiện được khả năng thanh toán của ngân hàng trong dài hạn, nên nếu ENL cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ tốt và có thể suy ra ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả. Khi xem xét tác động của các yếu tố vĩ mô, GDP bình quân đầu người – PCGDP không ghi nhận ý nghĩa thống kê. Kết quả này khác với các nghiên cứu của Boateng và cộng sự (2015), Claesseus và cộng sự (2001). Theo giải thích của các nghiên cứu này, GDPG bình quân đầu 22 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 Tài liệu tham khảo Abdul, H.Zulkafli và Fazilah, A. Samad, (2007). “Corporate Governance and Performance of Banking Firms: Evidence from Asian Emerging Markets”. Emerald Group Publishing Limted, 12, 49 – 74. Aggarwal, R. và Kyaw, N., (2010). “Capital structure, dividend policy, and multinationality: Theory versus empirical evidence”. International Review of Financial Analysis, 19(2), 140 – 150. Ahunwan, B., (2002). “Corporate gorvernance in Nigeria”. Journal of Business Ethics, 37(3), 269 – 287. Andrei, S. và Robert, W.Vishny, (1997). “A Survey of Corporate Governance”. The Journal of Finance, 57(2), 737 – 783. Armen, A. Alchian, (1972).“Production, Information Costs, and Economic Organization”. The American Economic Review, 62(5), 777-795 Athanasoglou, P. P., Sophocles, N. B., Matthaios D. Delis, (2008). “Bank – specific, industry – specific and macroeconomic determinants of bank profitability”. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121 – 136. Barbara,C. và Claudia,G., (2002). “A comparative study of the cost efficiency of Italian bank conglomerates”. Managerial Finance, 28(9), 3 – 23. Barr, R.S.,Killgo, K.A., Siems, T.F., (2002). “Evaluating the Productive Efficiency and Performance of U.S. Commercial Banks”. Managerial Finance, 28(8), 3 – 25. Barth, J.R., Lin, C., Ma, Y., Seade, J., (2006). “Do bank regulation, supervision and monitoring enhance or impede bank efficiency?”. Journal of Banking & Finance, 37(8), 2879 – 2892. Beck, T.,Demirgüç-Kunt, A., Maksimovic, V., (2003). “Bank competition and access to finance:international evidence”. Journal of Money, Credit and Banking, 36(3), 627 – 648. Belen Villalonga, (2004). “Diversification Discount or Premium? New Evidence from the Business Information Tracking Series”. Journal of Finance, 59(2), 479 – 506. Berger, A. N., Bonaccorsi, E. D. P., (2005). “Capital Structure and Firm performance: A new approach to testing agency theory and an application to the banking industry”. Journal of Banking & Finance, 30(4), 1065 – 1102. Berger, A. N., Clarke, G. R. G., Cull, R., Klapper, L., (2005). “Corporate governance and bank performance: A joint analysis of the static, selection, and dynamic effects of domestic, foreign, and state ownership”. Journal of Banking & Finance, 29(8-9), 2179 – 2221. Berger,A.N., Hasan, I., Zhou, M. (2009) .“Bank ownership and efficiency in China: What will happen in the world’s largest nation?”. Journal of Banking & Finance, 33(1), 113 – 130. Boateng, A., Huang, W., Kufuor, N. K., (2015). “Commercial bank ownership and performance in China”. Applied Economics, 47(49), 5320 – 5336. Bonin, J.P., Hasan, I., Wachtel, P., (2005).”Bank performance, efficiency and ownership in transition countries”. Journal of Banking & Finance, 29(1), 31 – 53. Boubakri, N.J.C., Cosset,G., và Fisher, K., (2005), “Ownership structure and the performance of privatized banks”. Journal of Banking and Finance, 29 (8), 2015 - 2041. Cornett, L. Guo, Khaksari, S.,Tehranian, H., (2000). “The impact of state ownership on performance differences in privately-owned versus state-owned banks: An international comparison”. Journal of Financial Intermediation, 19(1), 74 – 94. 23 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 Thanh, Ngo, 2012, “Measuring the Performance of the Banking System Case of Vietnam (1990- 2010)”, Journal of Applied Finance & Banking. 2(2): 289-312. Demsetz, H. (1983), “The structure of ownership and the theory of the firm”. Journal of Law and Economic, 26( 2), 357 - 390. Duc, P., Anil, M., (2015).“Ownership structure and firm performance: Evidence from Vietnamese listed firms”. Australian Economic Papers, 55(1), 63 – 98. Elsas, R., Hackethal, A., Holzhäuser, M., (2010). “The Anatomy of Bank Diversification”. SSRN Electronic Journal, 34(6), 1274 – 1287. Elyasiani, E. và Meinster, D.R., (1988). “The performance of foreign owned, minority owned, and holding company owned banks in the U.S”. Journal of Banking & Finance, 12(2), 293 – 313. Firth, M.,Lin, C.,Wong, S.M.L., (2008). “Leverage and investment under a state-owned bank lending environment: Evidence from China”. Journal of Corporate Finance, 14(5), 642 – 653. Fu, X.M., Heffernan, S., (2009). “The effects of reform on China’s bank structure and performance”. Journal of Banking & Finance, 33(1), 39 – 52. García-Herrero, A., Gavilá, S., Santabárbara, D., (2009). “What explains the low profitability of Chinese banks?”. Journal of Banking & Finance,33(11), 2080 – 2092. George, R. G. Clarke, Robert Cull, Shirley, M.M., (2005). “Bank privatization in developing countries: A summary of lessons and findings”. Journal of Banking & Finance, 29(8-9), 1905 – 1930. Gilbert,R.A., Wilson, P.W., (1998). “Effects of Deregulation on the Productivity of Korean Banks”. Journal of Economics and Business, 50(2), 133 – 155. H. SemihYildirim và George, C. Philippatos, (2007). “Efficiency of banks: recent evidence from the transition economies of Europe 1993–2000”. European Journal of Finance, 13(2), 123 – 143. Harold Demsetz và Kenneth Lehn, (1985). “The Structure of corporate ownership: causes and consequences”. Journal of Political Economy, 96(6), 1155 – 1177. Helen, S. và Kelvin, K., (1999). “Managerial ownership and the performance of firms: Evidence from the UK”. Journal of Corporate Finance, 5(1), 79 – 101. Huibers, (2005). “Initial Public Offerings. In The Future of State-Owned Financial Institutions”. Journal of Chinese Economic and Business Studies, 10(2), 131 – 146. Isik, I., Hassan, M.K., (2002). “Cost and Profit Efficiency of the Turkish Banking Industry: An Empirical Investigation”. Financial Review, 37(2), 257 – 279. Jeremy, C. Stein, (1997). “Internal Capital Markets and the Competition for Corporate Resources”. Journal of Finance,52(1) ,111 – 133. John, J. McConnell và Henri, S., (1990). “Additional evidence on equity ownership and corporate value”. Journal of Financial Economics, 27(2), 595 – 612. Jonathan, W. và Nghia, N., (2005). “Financial liberalisation, crisis, and restructuring: A comparative study of bank performance and bank governance in South East Asia”. Journal of Banking & Finance, 29(8-9), 2119 – 2154. Kumbhakar, S.C., Sarkar, S. (2003). “Deregulation, Ownership, and Productivity Growth in the Banking Industry: Evidence from India”. Journey of Money, Credit and Banking, 35(3), 403 – 424. 24 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 Kwang Chul, L.và Chuck, C.Y.K., (1988). “Multinational Corporations vs. Domestic Corporations: International Environmental Factors and Determinants of Capital Structure”. Journal of International Business Studies, 19(2), 195 – 217. Levine, R., (1997). “Financial Development and Economic Growth: Views and Agenda”. Journal of Economic Literature, 35(2), 688 – 726. Lianxi Zhou và Amy Wong, (2008). “Consumer Impulse Buying and In – Store Stimuli in Chinese Supermarkets”. Journal of International Consumer Marketing, 16(2), 37 – 53. Mathew,T., Elsie, E. A., Joseph, O., (2007). “Disclosure and corporate governance in developing countries: evidence from Ghana”. Managerial Auditing Journal, 22(3), 319 – 334. Maudos, J., Pastor, J.M., Perez, F., (2002). “Competition and efficiency in the Spanish banking sector: the importance of specialization”. Applied Financial Economics, 12(7), 505 – 516. Mian, A., (2003). “Foreign, private domestic, and government banks: New evidence from emerging markets”. Journal of Banking and Finance, 27 (7), 1219 – 1410. Mohammed Omran, (2007). “Privatization, State Ownership, and Bank Performance in Egypt”. World Development, 35(4), 714 – 733. Morck, R., Shleifer, A.,Vishny, R.W., (1988). ”Management Ownership and Market Valuation: An Empirical Analysis”. Journal of Financial Economics, 20(1-2), 293 – 315. Mukherjee, K., Ray, S.C., Miller, S.M, (2001). “Productivity growth in large US commercial banks: The initial post-deregulation experience”. Journal of Banking & Finance, 25(5), 913 – 939. Ngô, D.Thanh (2012). “Measuring the Performance of the Banking System Case of Viet Nam”. Journal of Applied Finance and Banking, 2, 289 – 312. Nguyễn,T.T.Thương (2017). “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trên địa bàn Thái Nguyên”. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 50d, 52 – 62. Nutt, B., (2000). “Four competing futures of facility management”. Facilities, 18(3-4), 124 – 132. Porta, R.L., Lopez-De-Silanes, F. và Shleifer, A., (2002). “Government Ownership of Banks”. Journal of Finance, 57(1), 265 – 301. Phạm, T.B.Lương (2006). Luận án Tiến sĩ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam hiện nay”. Truy xuất từ website: uquahoatdongnganhangthuongmaivietnamhiennay Roman Matousek và AnitaTaci, (2002). “Banking Efficiency in Transition Economies: Em pirical Evidence from the Czech Republic”. Economic Change and Restructing, 37(3), 225 – 244. Sarra, B. S. Zouari và Neila, B.Taktak, (2012). “Ownership structure and financial performance in Islamic banks: Does bank ownership matter?”. Middle Eastern Finance and Management, 7(2), 146 – 160. Sayilgan,G., và Yildirim, O., (2009). “Determinants of profitability in Turkish banking sector: 2002 – 2007”. International Research Journal of Finance and Economics, 1(1), 17 – 27. Sensarma, R., (2006). “Are foreign banks always the best? Comparison of state-owned, private and foreign banks in India”. Economic Modelling, 23(4), 717 – 735. Shleifer, A., (1998). “State versus private ownership”. Journal of Economic Perspectives,12 (4), 133-150. Shujie, Y., Jiang, C.,Feng, G., Willenbockel, D., (2007). “On the Efficiency of Chinese Banks and WTO Challenges”. Managerial Finance, 40(10), 969 – 986. 25 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019 Steven,F. và AnitaTaci, (2005). “Cost efficiency of banks in transition: Evidence from 289 banks in 15 post-communist countries”. Journal of Banking & Finance, 29(1), 55 – 81. Thorsten, B., Robert, C., Afeikhena, J., (2005). “Bank privatization and performance: Empirical evidence from Nigeria”. Journal of Banking & Finance, 29(8-9), 2355 – 2379. Trần, H.Hoàng và Nguyễn H.Huân (2016). “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế”. Phát triển Khoa học và Công nghệ 2016, 19, 88 – 101. William, L. Megginson, (2005). “The economics of bank privatization”. Journal of Banking & Finance, 29(8-9), 1931 – 1980. Xiaochin, L. và Yi Zhang, (2009). “Bank ownership reform and bank performance in China”. Journal of Banking & Finance, 33(1), 20 – 29. Yener Altunbas, Lynne Evans và Philip Molyneux, (2001). “Bank Ownership and Efficiency”. Journal of Money, Credit and Banking, 33(4), 926 – 954. Yeyati, E. L., Micco, A., (2007). “Concentration and foreign penetration in Latin American Banking Sectors: Impact on competition and risk”. Journal of Banking & Finance, 31(6), 1633 – 1647.
File đính kèm:
- tac_dong_cua_so_huu_nha_nuoc_den_hieu_qua_hoat_dong_cua_ngan.pdf