Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Bài viết nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ

tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh Bến Tre, sử dụng dữ liệu thứ

cấp theo quý từ năm 2013 đến năm 2018 của 7 QTDND trên địa bàn tỉnh

Bến Tre do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh tỉnh Bến

Tre theo dõi, giám sát. Kết quả hồi quy theo GLS cho thấy rủi ro tín dụng

có tác động ngược chiều đến lợi nhuận, rủi ro tín dụng và quy mô cho vay

thành viên có quan hệ bổ sung cho nhau khi tác động đến lợi nhuận. Ngoài

ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô QTDND và hiệu quả quản lý chi

phí tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Trong khi đó, quy mô cho vay thành

viên và khả năng tăng trưởng không đảm bảo được ý nghĩa thống kê trong

việc giải thích biến động lợi nhuận.

pdf 10 trang kimcuc 8640
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre
66
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 216- Tháng 5. 2020
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ 
tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Lê Hoàng Vinh
Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Thanh Vũ
Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Bến Tre
Ngày nhận: 07/09/2019 Ngày nhận bản sửa: 03/10/2019 Ngày duyệt đăng: 21/10/2019
Bài viết nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ 
tín dụng nhân dân (QTDND) trên địa bàn tỉnh Bến Tre, sử dụng dữ liệu thứ 
cấp theo quý từ năm 2013 đến năm 2018 của 7 QTDND trên địa bàn tỉnh 
Bến Tre do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Chi nhánh tỉnh Bến 
Tre theo dõi, giám sát. Kết quả hồi quy theo GLS cho thấy rủi ro tín dụng 
có tác động ngược chiều đến lợi nhuận, rủi ro tín dụng và quy mô cho vay 
thành viên có quan hệ bổ sung cho nhau khi tác động đến lợi nhuận. Ngoài 
ra kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô QTDND và hiệu quả quản lý chi 
phí tác động cùng chiều đến lợi nhuận. Trong khi đó, quy mô cho vay thành 
viên và khả năng tăng trưởng không đảm bảo được ý nghĩa thống kê trong 
việc giải thích biến động lợi nhuận. 
Từ khóa: rủi ro tín dụng, lợi nhuận, quỹ tín dụng nhân dân.
The impact of credit risk on profitability of people’s credit funds in Ben Tre province 
Abstract: This paper studies the impact of credit risk on profitability of people’s credit funds in Ben Tre province. 
Research data is collected from quarterly operating reports in the period of 2013-2018 of 7 people’s credit 
funds which are monitored and supervised by the State Bank’s Ben Tre branch. Regression analysis with GLS 
shows that credit risk has negative significant effect on profitability, credit risk and member loan size have 
complementary relations when affecting profitability. In addition, the profitability is also explained by the 
positive impact of people’s credit fund size and cost management efficiency; meanwhile member loan size and 
people’s credit fund growth have no significant effect on profitability.
Keywords: credit risk, profitability, people’s credit funds.
Vinh Hoang Le, PhD.
Email: vinhlh@buh.edu.vn
Banking University of Ho Chi Minh City
Vu Thanh Nguyen, MSc.
Email: vu.nguyenthanh@sbv.gov.vn
The State Bank of Viet Nam, Ben Tre Branch
1. Đặt vấn đề
Theo lý thuyết đánh đổi giữa lợi nhuận và 
rủi ro, QTDND cho vay với kỳ vọng có 
được lợi nhuận và tất yếu cũng phải chấp 
nhận đối mặt với rủi ro tín dụng từ phía 
LÊ HOÀNG VINH - NGUYỄN THANH VŨ
67Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
khách hàng. Nếu QTDND có khả năng 
quản trị rủi ro tín dụng tốt sẽ triệt tiêu tác 
động tiêu cực của rủi ro tín dụng đến lợi 
nhuận đạt được, khi đó QTDND sẽ đạt 
được lợi nhuận như kỳ vọng, thậm chí có 
thể vượt trội hơn so với kỳ vọng; ngược 
lại, QTDND quản trị rủi ro tín dụng không 
tốt sẽ dẫn đến xuất hiện tác động tiêu cực 
của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận đạt được, 
khi đó lợi nhuận đạt được sẽ thấp hơn kỳ 
vọng, thậm chí có thể thua lỗ và chủ sở 
hữu sẽ mất vốn.
Số liệu của NHNN chi nhánh tỉnh Bến 
Tre đến 31/12/2018, các QTDND trên địa 
bàn đã thu hút được 12.710 thành viên 
tham gia, chủ yếu là các hộ sản xuất nông 
nghiệp, kinh doanh dịch vụ và buôn bán 
nhỏ; tuy nhiên, thị phần cho vay của các 
QTDND chỉ chiếm 1% so với tổng dư nợ 
cho vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) 
trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Điều này khiến 
các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre 
luôn nỗ lực tìm cách tăng trưởng cho vay. 
Tuy nhiên, một trong những rào cản tất 
yếu là rủi ro tín dụng gia tăng và có thể 
vượt khả năng kiểm soát, dẫn tới tác động 
tiêu cực đến lợi nhuận đạt được. 
Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả 
nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng 
đến lợi nhuận của các QTDND trên địa 
bàn tỉnh Bến Tre, kết quả nghiên cứu cung 
cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị tài 
chính cũng như các chủ thể hữu quan đưa 
ra những quyết định phù hợp.
2. Cơ sở lý thuyết
Claessens (2010) định nghĩa rủi ro tín 
dụng (credit risk) là rủi ro mà một hợp 
đồng tài chính không được tôn trọng theo 
tập hợp các điều khoản hoặc kỳ vọng ban 
đầu; theo đó rủi ro tín dụng trong nghiệp 
vụ cho vay của QTDND là khả năng mà 
người được cho vay của QTDND thất bại 
trong việc thực hiện theo các điều khoản 
hoàn trả đã thỏa thuận, do đó rủi ro tín 
dụng còn được gọi là rủi ro vỡ nợ, phát 
sinh từ việc không chắc chắn liên quan 
đến việc không hoàn trả các khoản cho 
vay từ phía khách hàng cho QTDND. 
Theo đó, nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì 
QTDND sẽ bị tổn thất tài chính, cụ thể là 
giảm lợi nhuận, thậm chí nghiêm trọng có 
thể đẩy QTDND vào tình trạng thua lỗ.
Theo Lý thuyết rủi ro và lợi nhuận (the 
Theory of risk and return) trong quản trị 
tài chính, với bất cứ một khoản đầu tư nào 
được lựa chọn, nhà đầu tư đều kỳ vọng 
mang lại cho họ một khoản lợi nhuận nhất 
định nào đó; tuy nhiên, lợi nhuận đạt được 
có thể đúng bằng kỳ vọng, có thể lớn hơn 
kỳ vọng, hoặc có thể nhỏ hơn kỳ vọng; 
mức độ biến động của lợi nhuận có thể đạt 
được so với lợi nhuận kỳ vọng càng cao 
thể hiện rủi ro của khoản đầu tư càng lớn 
và ngược lại (Brealey, Myers và Allen, 
2008; Ngô Kim Phượng, 2015). Như vậy, 
lợi nhuận có thể đạt được của một khoản 
đầu tư bất kỳ sẽ bằng lợi nhuận kỳ vọng 
cộng với mức tác động của rủi ro. Theo 
đó có 2 trường hợp: (i) mức tác động của 
rủi ro lớn hơn hoặc bằng 0 cho biết rằng 
không có tác động của rủi ro làm giảm lợi 
nhuận, và (ii) mức tác động của rủi ro nhỏ 
hơn 0 cho biết rằng rủi ro có tác động làm 
giảm lợi nhuận (Ngô Kim Phượng, 2015).
Như vậy, khi QTDND cấp tín dụng cho 
khách hàng và kỳ vọng mang lại cho 
QTDND một khoản lợi nhuận; dẫn đến 
lợi nhuận mà QTDND đạt được có thể 
cao, bằng hoặc thấp hơn kỳ vọng, điều 
này được lý giải bởi tác động của rủi ro tín 
dụng đến lợi nhuận theo 2 chiều: Có thể 
có hoặc không có tác động của rủi ro tín 
Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn 
tỉnh Bến Tre
68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
dụng làm giảm lợi nhuận của QTDND.
Theo Lý thuyết “kém may mắn” của 
Berger và DeYoung (1997), QTDND cấp 
tín dụng cho khách hàng, nếu rủi ro tín 
dụng của khách hàng gia tăng thì QTDND 
sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 
và chấp nhận gia tăng chi phí hay QTDND 
phải tốn thêm chi phí cho việc giải quyết 
các vấn đề liên quan rủi ro tín dụng của 
khách hàng như chi phí giám sát khách 
hàng cũng như tài sản đảm bảo, chi phí 
phân tích và đàm phán với khách hàng 
về các khoản cấp tín dụng đã và đang có 
khả năng xảy ra rủi ro tín dụng, hay chi 
phí gián tiếp như danh tiếng, uy tín cũng 
như mức độ an toàn của QTDND có thể 
bị đánh giá thấp bởi thị trường hay các 
cơ quan quản lý. Như vậy, rủi ro tín dụng 
có thể tác động tiêu cực, làm giảm lợi 
nhuận và thậm chí có thể đẩy QTDND 
rơi vào tình trạng thua lỗ. Ngoài ra, theo 
Lý thuyết “quản lý kém” của Berger và 
DeYoung (1997), các QTDND hoạt động 
hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận chứng tỏ 
rằng khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt 
hơn các QTDND yếu kém, lợi nhuận thấp; 
khả năng quản lý đó được xem là một 
phần năng lực cốt lõi của các QTDND. 
Banker, Chang và Lee (2010) khẳng định 
rằng một khi tầm quan trọng của rủi ro 
tín dụng chưa rõ ràng thì các đơn vị cấp 
tín dụng sẽ lo sợ gặp những bất lợi và nếu 
như rủi ro tín dụng tăng lên vượt quá mức 
dự kiến thì rủi ro tín dụng sẽ tác động tiêu 
cực đến lợi nhuận. Như vậy, theo hai lý 
thuyết của Berger và DeYoung (1997), rủi 
ro tín dụng càng cao sẽ tác động giảm lợi 
nhuận của QTDND, vì khi đó các QTDND 
phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín 
dụng nhiều hơn, làm tăng chi phí và giảm 
lợi nhuận của các QTDND. 
3. Mô hình nghiên cứu
3.1. Khái quát mô hình nghiên cứu
Đặc thù hoạt động cho vay của QTDND 
được quy định tại Điều 37 Văn bản 
hợp nhất số 04/VBHN-NHNN ngày 
17/7/2017, theo đó cho vay của QTDND 
chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa 
các thành viên để thực hiện có hiệu quả 
các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch 
vụ và cải thiện đời sống của các thành 
viên. Vì vậy, bài viết đưa ra mô hình 
nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng 
đến lợi nhuận của các QTDND trên địa 
bàn tỉnh Bến Tre dựa vào cơ sở lý thuyết 
và nghiên cứu thực nghiệm của Saeed MS 
và Zahid N (2016) có điều chỉnh đặc thù 
cho vay của QTDND như vừa đề cập, bao 
gồm: Biến phụ thuộc là lợi nhuận, biến 
độc lập là rủi ro tín dụng và các biến kiểm 
soát như quy mô cho vay thành viên, quy 
mô QTDND, khả năng tăng trưởng, hiệu 
quả quản lý chi phí. Ngoài ra, QTDND 
tập trung cho vay thành viên sẽ còn có 
thể góp phần kiểm soát rủi ro tín dụng tốt 
hơn, do đó bài viết cũng thực hiện nghiên 
cứu sự tương tác của rủi ro tín dụng với 
quy mô cho vay thành viên đến lợi nhuận 
của QTDND. Hai mô hình hồi quy cụ thể 
như sau:
Mô hình (1): PROF
it
 = β
0
 + β
1 
x CRISK
it
+ β
2
 x MEM
it 
+ β
3
 x SIZE
it
 + β
4
 x 
GROWTH
it
 + β
5
 x QOM
it
 + ε
it
Mô hình (2): PROF
it
 = α
0
 + α
1 
x CRISK
it
 + 
α
2
 x MEM
it
 + α
3 
x (CRISK*MEM)
it
 + α
4
 x 
SIZE
it
 + α
5
 x GROWTH
it
 + α
6
 x QOM
it
 + 
σ
it
Trong đó:
PROF: Lợi nhuận
CRISK: Rủi ro tín dụng 
MEM: Quy mô cho vay thành viên
SIZE: Quy mô quỹ tín dụng nhân dân
LÊ HOÀNG VINH - NGUYỄN THANH VŨ
69Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
GROWTH: Khả năng tăng trưởng của quỹ 
tín dụng nhân dân
QOM: Hiệu quả quản lý chi phí của quỹ 
tín dụng nhân dân
α
0
, β
0
: Hệ số chặn.
β
1
, β
2
, β
3
, β
4
, β
5
: hệ số hồi quy của từng 
biến độc lập của mô hình (1)
α
1
, α
2
, α
3
, α
4
, α
5
, α
6
: hệ số hồi quy của từng 
biến độc lập của mô hình (2)
i và t tương ứng với từng QTDND và từng quý
σ, ε: là sai số ngẫu nhiên
3.2. Giải thích các biến trong mô hình 
nghiên cứu
Thứ nhất, biến phụ thuộc là lợi nhuận 
(PROF), được đo lường bởi suất sinh lời 
trên vốn chủ sở hữu, dữ liệu được lấy từ 
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả 
kinh doanh.
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi 
nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Thứ hai, biến độc lập là rủi ro tín dụng 
(CRISK), được đo lường bởi tỷ lệ dự 
phòng rủi ro tín dụng, và dữ liệu được lấy 
từ bảng cân đối kế toán.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng = Mức dự 
phòng rủi ro tín dụng / Tổng dư nợ cho vay
Thứ ba, các biến kiểm soát.
(i) Quy mô cho vay thành viên (MEM), 
được tính dựa vào bảng cân đối kế toán và 
thuyết minh báo cáo tài chính theo công 
thức như sau:
MEM = Dư nợ cho vay thành viên quỹ tín 
dụng nhân dân / Tổng dư nợ cho vay
(ii) Quy mô quỹ tín dụng nhân dân (SIZE), 
được đo lường bởi logarit của tổng tài sản 
bình quân, dữ liệu lấy từ bảng cân đối kế 
toán.
(iii) Khả năng tăng trưởng của quỹ tín 
dụng nhân (GROWTH), được đo lường 
bởi tỷ lệ tăng (giảm) tổng tài sản, được 
tính dựa vào bảng cân đối kế toán theo 
công thức như sau:
GROWTH = (Tổng tài sản quý này - Tổng 
tài sản quý trước) / Tổng tài sản quý trước
(iv) Hiệu quả quản lý chi phí (QOM), 
được đo lường bởi tỷ lệ chi phí hoạt động 
trên tổng thu nhập hoạt động, được tính 
dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh theo 
công thức như sau:
QOM = Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập 
hoạt động
3.3. Giả thuyết nghiên cứu
Thứ nhất, rủi ro tín dụng tác động đến lợi 
nhuận
Bài viết tiếp cận rủi ro tín dụng trong 
nghiệp vụ cho vay của QTDND, đó là 
loại rủi ro phát sinh khi khách hàng không 
thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín 
dụng. Lý thuyết rủi ro và lợi nhuận trong 
quản trị tài chính, nếu QTDND quản trị 
rủi ro tín dụng không tốt sẽ dẫn đến phát 
sinh rủi ro tín dụng, từ đó tác động tiêu cực 
đến lợi nhuận. Điều này cũng được khẳng 
định bởi Lý thuyết “kém may mắn” và Lý 
thuyết “quản lý kém”. Như vậy, bài viết 
nghiên cứu cũng kỳ vọng rủi ro tín dụng 
tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các 
QTDND, cụ thể giả thuyết H1 như sau:
H1: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều 
đến lợi nhuận của các QTDND trên địa 
bàn tỉnh Bến Tre.
Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn 
tỉnh Bến Tre
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
Thứ hai, sự tương tác rủi ro tín dụng với 
quy mô cho vay thành viên tác động đến 
lợi nhuận
Như đã luận giải trong phần đề xuất mô 
hình nghiên cứu, đặc trưng hoạt động cho 
vay của QTDND là tập trung cho vay 
thành viên. Theo đó, rủi ro tín dụng và quy 
mô cho vay thành viên của QTDND có 
quan hệ bổ sung cho nhau; QTDND có thể 
kiểm soát rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ 
cho vay tốt hơn khi quy mô cho vay thành 
viên càng nhiều hơn, vì vậy hệ số hồi quy 
của biến tương tác (CRISK*MEM) được 
kỳ vọng là dương cho trường hợp các 
QTDND, cụ thể giả thuyết H2 như sau:
H2: Biến tương tác giữa rủi ro tín dụng 
với quy mô cho vay thành viên tác động 
cùng chiều đến lợi nhuận của các QTDND 
trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
4. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu
Bài viết dựa vào dữ liệu thứ cấp theo quý 
được thu thập từ báo cáo theo dõi, giám 
sát tại NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre từ 
năm 2013 đến năm 2018 của 7 QTDND 
trên địa bàn. Danh sách 7 QTDND trong 
mẫu nghiên cứu theo Bảng 1.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng được 
sử dụng để xác định kết quả nghiên cứu, 
bao gồm các phương pháp cụ thể như sau: 
Thống kê mô tả (Descriptive statistics), 
phân tích tương quan (Correlation 
analysis) và phân tích hồi quy dữ liệu bảng 
(Panel data regression) theo mô hình các 
yếu tố tác động cố định (FEM) và mô hình 
các yếu tố tác động ngẫu nhiên (REM), 
sau đó kiểm định Hausman để lựa chọn 
giữa FEM và REM. Nếu có xảy ra các 
khuyết tật (đa cộng tuyến nghiêm trọng, 
phương sai sai số thay đổi hay tự tương 
quan) của mô hình thì kết quả hồi quy cuối 
cùng sẽ được xác định theo phương pháp 
bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS).
5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
5.1. Thống kê mô tả 
Thống kê mô tả các biến trong mô hình 
nghiên cứu được trình bày tại Bảng 2. 
Biến phụ thuộc PROF có giá trị trung bình 
là 0,1090, cho thấy các QTDND trên địa 
bàn tỉnh Bến Tre đảm bảo kinh doanh có 
lãi, cao nhất là QTDND Định Thủy quý 
IV năm 2014 và thấp nhất là QTDND 
QTDND Đại Thành quý IV năm 2017. Về 
rủi ro tín dụng, thống kê mô tả cho thấy có 
Bảng 1. Danh sách QTDND trong mẫu nghiên cứu
STT Tên QTDND Địa chỉ
1 QTDND Mỹ Thạnh An Xã Mỹ Thạnh An, Thành phố Bến Tre
2 QTDND Định Thủy Xã Định Thủy, Huyện Mỏ Cày Nam
3 QTDND Phước Hiệp Xã Phước Hiệp, Huyện Mỏ Cày Nam
4 QTDND Đại Thành Phường 6, Thành phố Bến Tre
5 QTDND Tân Thành Bình Xã Tân Thành Bình, Huyện Mỏ Cày Bắc
6 QTDND An Thủy Xã An Thủy, Huyện Ba Tri
7 QTDND Phú Long Xã Phú Long, Huyện Bình Đại
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh tỉnh Bến Tre
LÊ HOÀNG VINH - NGUYỄN THANH VŨ
71Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
sự khác biệt rõ nét trong các QTDND thể 
hiện CRISK dao động từ mức thấp nhất là 
0,0021 đến mức cao nhất là 0,0190; rủi ro 
tín dụng cao nhất cho trường hợp QTDND 
Tân Thành Bình quý IV năm 2013 và thấp 
nhất là trường hợp QTDND Phú Long quý 
4 năm 2013.
Ngoài ra, thống kê mô tả các biến kiểm 
soát cho thấy các QTDND trên địa bàn 
tỉnh Bến Tre có sự đa dạng quy mô và 
hiệu quả quản lý chi phí, có xu hướng 
tăng trưởng trong giai đoạn 2013- 2018, 
cho vay thành viên là chủ yếu theo bản 
chất hoạt động của QTDND.
5.2. Phân tích tương quan
Kết quả xác định hệ số tương quan giữa 
các biến có đính kèm theo bên dưới từng 
hệ số tương quan là mức ý nghĩa, được 
trình bày thể hiện tại Bảng 3.
PROF có tương quan âm với CRISK 
cho thấy biến động rủi ro tín dụng với 
biến động lợi nhuận của các QTDND 
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến
Biến Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch chuẩn Số quan sát
PROF 0,1090 0,3126 0,0040 0,0688 168
CRISK 0,0081 0,0190 0,0021 0,0019 168
MEM 0,8892 0,9759 0,7371 0,0408 168
SIZE 4,3733 5,0032 2,8189 0,4203 168
GROWTH 0,0764 0,6722 -0,0897 0,1103 168
QOM 0,7989 0,9871 0,4852 0,1054 168
 Nguồn: Xử lý từ báo cáo của các QTDND thông qua Eviews 10.0
Bảng 3. Ma trận tương quan giữa các biến
PROF CRISK MEM SIZE GROWTH QOM 
PROF 
1,0000
----- 
CRISK 
-0,0834 1,0000
0,2827 ----- 
MEM 
0,1968** -0,0600 1,0000
0,0106 0,4401 ----- 
SIZE 
-0,0912 0,2535* -0,4767* 1,0000
0,2398 0,0009 0,0000 ----- 
GROWTH 
0,0247 -0,2279* 0,2226* -0,5397* 1,0000
0,7509 0,0030 0,0037 0,0000 ----- 
QOM
-0,7338* 0,0642 -0,3534* 0,3483* -0,1767** 1,0000
0,0000 0,4085 0,0000 0,0000 0,0219 ----- 
Nguồn: Xử lý từ báo cáo của các QTDND thông qua Eviews 10.0
(*) Mức ý nghĩa 1% và (**) Mức ý nghĩa 5%
Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn 
tỉnh Bến Tre
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
có quan hệ ngược chiều nhau, hàm ý 
QTDND cần tăng cường quản trị để 
giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó giảm 
thiểu tác động tiêu cực của rủi ro tín 
dụng đến lợi nhuận của QTDND; tuy 
nhiên mối quan hệ này không đảm bảo 
mức ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, quy mô 
cho vay thành viên và hiệu quả quản lý chi 
phí tương quan cùng chiều với lợi nhuận 
theo mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% 
và 1%; trong khi đó mối tương quan giữa 
quy mô QTDND và khả năng tăng trưởng 
với lợi nhuận không đảm bảo ý nghĩa 
thống kê.
Xét tương quan giữa biến độc lập và các 
biến kiểm soát với nhau, giá trị tuyệt đối 
của hệ số tương quan đối với các trường 
hợp này đều nhỏ hơn 0,8, cho thấy không 
có tương quan mạnh, qua đó có thể cho 
rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến 
nghiêm trọng giữa các biến này với nhau 
(Gujarati, 2011). Tuy nhiên, để khẳng định 
chắc chắn hơn cho điều này, bài viết xác 
định hệ số phóng đại phương sai, kết quả 
trình bày tại Bảng 4. Theo đó, hệ số phóng 
đại phương sai của các biến nhỏ hơn 10, 
cho thấy không có hiện tượng đa cộng 
tuyến nghiêm trọng giữa các biến với nhau 
(Gujarati, 2011). Vì vậy, ngoài việc phân 
tích hồi quy theo FEM và REM cho dữ 
liệu bảng, bài viết còn thực hiện phân tích 
hồi quy theo Pooled OLS.
5.3. Phân tích hồi quy
Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM 
và REM được tổng hợp và trình bày tại 
Bảng 5.
Để lựa chọn kết quả hồi quy từ Bảng 5, 
bài viết thực hiện các kiểm định, bao gồm: 
Redundant Fixed Effects để lựa chọn giữa 
FEM và Pooled OLS, Breusch-Pagan để 
lựa chọn giữa REM và Pooled OLS và 
Hausman để lựa chọn giữa FEM và REM; 
kết quả kiểm định được trình bày tại Bảng 
6. Kết quả từ các kiểm định này lần lượt 
là FEM phù hợp hơn Pooled OLS, REM 
Bảng 4. Hệ số phóng đại phương sai
Variable Centered VIF
CRISK 1,087186
MEM 1,372680
SIZE 1,859937
GROWTH 1,431139
QOM 1,200255
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy thông qua Eviews 10.0
Bảng 5. Kết quả hồi quy theo Pooled OLS, FEM và REM
Biến
Pooled OLS FEM REM
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2
CRISK -3,2299** -85,8015 -2,3556 -61,2953 -2,4737 -85,8015**
MEM 0,0174 -0,7168 -0,1297 -0,6591 -0,1025 -0,7168**
CRISK*MEM 90,2609 64,3446 90,2609**
SIZE 0,0322* 0,0331* 0,0198 0,0180 0,0226** 0,0331*
GROWTH -0,0205 -0,0175 -0,0383 -0,0370 -0,0351 -0,0175
QOM -0,5218* -0,5241* -0,4987* -0,5009* -0,5029* -0,5241*
C 0,3971 1,0670 0,5583 1,0527 0,5259 1,0670
Nguồn: Xử lý từ báo cáo của các QTDND thông qua EViews 10.0
(*) Mức ý nghĩa 1% và (**) Mức ý nghĩa 5%
LÊ HOÀNG VINH - NGUYỄN THANH VŨ
73Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
phù hợp hơn Pooled OLS, và FEM phù 
hợp hơn REM. Kết quả hồi quy theo FEM 
được lựa chọn là phù hợp nhất cho phân 
tích tác động của rủi ro tín dụng đến lợi 
nhuận của các QTDND trên địa bàn tỉnh 
Bến Tre.
Để gia tăng thêm sự vững chắc cho kết 
quả nghiên cứu, bài viết tiếp tục thực 
hiện kiểm định các vi phạm cơ bản như 
tự tương quan và phương sai sai số thay 
đổi. Theo đó, kết quả hồi quy vừa được 
lựa chọn ở trên theo FEM, mà FEM chỉ 
quan tâm đến những khác biệt mang tính 
cá nhân đóng góp vào mô hình nên không 
có hiện tượng tự tương quan, vì vậy bài 
viết không thực hiện kiểm định này. Về 
hiện tượng phương sai sai số thay đổi, bài 
viết sử dụng kiểm định White được trình 
bày tại Bảng 7; theo đó, Prob nhỏ hơn 5% 
nên kết luận có hiện tượng phương sai sai 
số thay đổi; vì vậy, để khắc phục vi phạm 
này, bài viết sẽ thực hiện hồi quy theo 
GLS (Bảng 8).
Bảng 8 cho thấy biến độc lập CRISK được 
chấp nhận để giải thích cho biến phụ thuộc 
PROF với mức ý nghĩa 5% theo Mô hình 
1 và 10% theo Mô hình 2, biến tương tác 
(CRISK*MEM) có quan hệ bổ sung cho 
nhau khi giải thích cho biến phụ thuộc 
PROF với mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, 
Bảng 8 còn chỉ ra biến kiểm soát MEM và 
GROWTH không đảm bảo ý nghĩa thống 
kê, trong khi đó biến kiểm soát SIZE và 
QOM được chấp nhận để giải thích cho 
biến phụ thuộc PROF với mức ý nghĩa 1%. 
Mức độ phù hợp của mô hình 1 là 66,20% 
và mô hình 2 là 66,70%.
5.3. Thảo luận
Thứ nhất, tác động độc 
lập của rủi ro tín dụng đến 
lợi nhuận của các QTDND 
trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Hệ số hồi quy theo GLS 
của biến độc lập CRISK 
theo Mô hình 1 là -3,3478 
cho thấy rủi ro tín dụng 
tác động ngược chiều đến 
lợi nhuận của các QTDND 
trên địa bàn tỉnh Bến Tre, 
Bảng 6. 
Kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy
Kiểm định
Prob.
Mô hình 1 Mô hình 2
Redundant Fixed 
Effects 0,0000 0,0000
Breusch-Pagan 0,0000 0,0000
Hausman 0,0265 0,0000
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy thông qua EViews 10.0
Bảng 7. Kết quả kiểm định White
Heteroskedasticity 
Test: White Mô hình 1 Mô hình 2
Prob. F 0,0017 0,0008
Prob. Chi-Square 0,0037 0,0025
Nguồn: Xử lý từ kết quả hồi quy thông qua EViews 
10.0
Bảng 8. Kết quả hồi quy theo GLS
Biến
Mô hình 1 Mô hình 2
Hệ số β P-value Hệ số β P-value
CRISK -3,3478** 0,0245 -80.4074*** 0.0713
MEM 0,0830 0,3927 -0.5920 0.1370
CRISK*MEM 83.7218*** 0.0834
SIZE 0,0434* 0,0000 0.0464* 0.0000
GROWTH 0,0015 0,9666 0.0057 0.8730
QOM -0,5295* 0,0000 -0.5308* 0.0000
C 0,2934 0,0114 0.9033 0.0147
- R2 = 0,6620 R2 = 0,6670
Nguồn: Xử lý từ báo cáo của các QTDND thông qua EViews 10.0
(*) Mức ý nghĩa 1%, (**) Mức ý nghĩa 5% và (***) Mức ý nghĩa 10%
Tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn 
tỉnh Bến Tre
74 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
kết quả này phù hợp với kỳ vọng của bài 
viết. Nếu rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ 
dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ 
giảm (tăng) 1% và các yếu tố khác không 
đổi thì lợi nhuận thể hiện qua suất sinh 
lời trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng (giảm) 
3,3478%. Kết quả này cung cấp thêm 
bằng chứng thực nghiệm nhằm khẳng định 
bổ sung cho cơ sở lý thuyết về tác động 
của rủi ro đến lợi nhuận. Theo đó, nếu 
QTDND quản lý tốt để giảm thiểu rủi ro 
tín dụng thì gia tăng cơ hội hoàn nhập dự 
phòng để giảm chi phí, không hoặc giảm 
thiểu tổn thất có thể phát sinh từ rủi ro tín 
dụng, kết quả dẫn đến là lợi nhuận sẽ được 
cải thiện đáng kể; hay ngược lại, kết quả 
nghiên cứu chỉ ra rằng nếu các QTDND 
không quản lý tốt rủi ro tín dụng, gia tăng 
xác suất xảy ra rủi ro tín dụng, dẫn đến 
tăng trích lập dự phòng hoặc thậm chí là 
phát sinh tổn thất, kết quả dẫn đến sự sụt 
giảm lợi nhuận của bản thân QTDND. 
Thứ hai, tác động của rủi ro tín dụng đến 
lợi nhuận khi có tương tác với quy mô cho 
vay thành viên của các QTDND trên địa 
bàn tỉnh Bến Tre
Hệ số hồi quy theo GLS của biến tương 
tác CRISK*MEM là 83,7218 cho thấy 
rủi ro tín dụng và quy mô cho vay thành 
viên có quan hệ bổ sung cho nhau khi tác 
động đến biến phụ thuộc PROF. Kết quả 
này phù hợp kỳ vọng của bài viết, theo 
đó QTDND tập trung cho vay thành viên 
nhiều hơn sẽ góp phần giúp cho QTDND 
có thể kiểm soát rủi ro tín dụng trong 
nghiệp vụ cho vay tốt hơn và qua đó có 
thể góp phần tác động gia tăng lợi nhuận, 
và ngược lại.
Ngoài chịu tác động của rủi ro tín dụng 
cũng như tương tác giữa rủi ro tín dụng 
với quy mô cho vay thành viên như đề cập 
trên, kết quả hồi quy theo GLS còn chỉ ra 
rằng lợi nhuận của các QTDND trên địa 
bàn tỉnh Bến Tre còn chịu sự tác động 
cùng chiều bởi quy mô QTDND và hiệu 
quả quản lý chi phí.
6. Kết luận và gợi ý 
Nghiên cứu thực nghiệm cho trường hợp 
các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre 
cho thấy rủi ro tín dụng trong nghiệp vụ 
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tài chính định kỳ của các QTDND trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
2. Banker R., Chang, H. and Lee, S. (2010). Differential impact of Korean banking system reforms on bank 
productivity, Journal of Banking & Finance, Vol.34, No 7, 1450-1460.
3. Berger, A. N. and DeYoung, R. (1997). Problem Loans and Cost Efficiency in Commercial Banks, Journal of 
Banking and Finance, Vol.21, 849-870.
4. Brealey R. A, Myers S. C và Allen F. (2008). Principles of Corporate Finance (ninth edition), Mc Graw- Hill 
International Edition, pp 206-13.
5. Claessens, R. (2010), What is a bank?, AuthorHouse, ISBN: 978-1-4490-7985-7 (sc), pp 213-7.
6. Gujarati, D. N (2011), Econometrics by Example, Paperback, Chương 10: Vấn đề đa cộng tuyến và cỡ 
mẫu nhỏ, Bản dịch của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbight, 
R02V-2012-05-30-08580840.pdf [truy cập 09/7/2019]
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư quy định về Quỹ tín dụng nhân dân, số 04/VBHN-NHNN ban 
hành ngày 17/7/2017.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Bến Tre (2018), Báo cáo tình hình hoạt động QTDND trên địa bàn 
tỉnh Bến Tre, năm 2018.
9. Ngô Kim Phượng (2015), Chương 4 - Lợi nhuận và rủi ro (Tài chính doanh nghiệp), NXB Tài chính, trang 91-101.
10. Saeed MS và Zahid N (2016). The Impact of Credit Risk on Profitability of the Commercial Banks. J Bus Fin Aff 5: 
192. doi:10.4172/2167-0234.1000192
11. Văn phòng Quốc Hội (2017), Luật các tổ chức tín dụng, số 07/VBHN-VPQH ban hành ngày 12/12/2017.
xem tiếp trang 86
Ảnh hưởng của đặc điểm giám đốc điều hành tới hiệu quả của việc phát hành lần đầu ra 
công chúng tại Việt Nam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 202086
5. Cohen, B. D. & Dean, T. J. (2005), ‘Information asymmetry and investor valuation of IPOs: Top management team 
legitimacy as a capital market signal’, Strategic Management Journal, 26(7), 683−690.
6. Dalton, D. T., Daily, C. M., Ellstrand, A. E. & Johnson, J. L. (1998), ‘Meta-analytic reviews of board composition, 
leadership structure, and financial performance’, Strategic Management Journal, 19(3), 269-290.
7. Finkle, T. A. (1998), ‘The relationship between Boards of Directors and Initial Public Offerings in the 
Biotechnology Industry’, Entrepreneurship Theory and Practice, 22(3), 5-29.
8. Jensen, M. C. & Meckling, W. H. (1976), ‘Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership 
Structure’, Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360.
9. Loughran, T. & Ritter, J. R. (1995), ‘The new issues puzzle’, The Journal of Finance, 50(1), 23-52.
10. Ogden, J. P., Jen, F. C. & O’Connor, P. F. (2003), ‘Advanced Corporate Finance: Policies and Strategies’, New 
York: Pearson.
11. Thorsell, A. & Isaksson, A. (2014), ‘Directors Experience and the Performance of IPOs: Evidence from Sweden’, 
Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 81(1), 3-24.
cho vay có tác động ngược chiều đến lợi 
nhuận, và quy mô cho vay thành viên 
có ý nghĩa bổ sung cho tác động ngược 
chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận. 
Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng QTDND 
cần thực hiện tốt việc quản lý các khoản 
cho vay khách hàng để kiểm soát tốt rủi 
ro tín dụng, qua đó tối thiểu hóa hoặc 
triệt tiêu những tác động tiêu cực của rủi 
ro tín dụng nhằm đảm bảo mục tiêu lợi 
nhuận của QTDND, có thể là chuẩn hóa 
nội dung và quy trình thẩm định trước cho 
vay, hay tăng cường các biện pháp khác 
nhau trong việc kiểm tra sử dụng vốn, 
hay công tác lưu trữ thông tin lịch sử giao 
dịch của khách hàng vay,... Đặc biệt hơn 
là QTDND cần tập trung tăng cường mở 
rộng quy mô cho vay thành viên để góp 
phần kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng và 
khi đó lợi nhuận sẽ gia tăng đáng kể hơn. 
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn gợi ý 
rằng QTDND cần tận dụng tích cực lợi thế 
kinh tế về quy mô, tăng cường các biện 
pháp quản lý chi phí (chẳng hạn như tinh 
giản bộ máy quản lý, sắp xếp hợp lý các 
phòng ban,...) nhằm tiết kiệm chi phí để 
qua đó thực hiện được mục tiêu gia tăng 
lợi nhuận 
tiếp theo trang 74
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tuyên truyền 
nhằm nâng cao nhận thức của các TCTD 
PNH về phát triển mô hình quản trị rủi 
ro đối với hoạt động tín dụng chuyên 
biệt: thực hiện các nghiên cứu chuyên 
sâu về các mô hình quản trị rủi ro đối với 
hoạt động tín dụng tiêu dùng, cho thuê 
tài chính, bao thanh toán; tổ chức các hội 
thảo, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm từ 
các tổ chức quốc tế để các TCTD PNH 
trong nước có thể tiếp nhận và gợi mở mô 
hình phát triển mới.
- Phát triển các yếu tố hạ tầng cần thiết 
để tạo thuận lợi cho các công ty TC và 
công ty CTTC phát triển các mô hình quản 
trị rủi ro chuyên biệt: như phát triển cơ 
sở hạ tầng thông tin về khách hàng (bao 
gồm cả cá nhân và doanh nghiệp), các tổ 
chức hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín 
dụng (hiện gần như chỉ có một mình CIC 
hoạt động trong lĩnh vực này). 
tiếp theo trang 65

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_rui_ro_tin_dung_den_loi_nhuan_cua_cac_quy_tin_d.pdf