Tác động của khả năng vượt khó đến hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên khối ngành kinh tế - Trường Đại học Trà Vinh
Các trường đại học ở Việt Nam
đã phải đối mặt với sự gia tăng nhu cầu về cải
tiến chất lượng và hiệu quả đào tạo các chương
trình đào tạo. Tuy nhiên, mức độ thành công của
các chương trình, chất lượng và hiệu quả đào tạo
được quyết định bởi khả năng vượt khó của sinh
viên trong học tập và đánh giá của sinh viên
trong giáo dục đại học. Nghiên cứu này được
thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ của khả
năng chịu khó và hiệu quả học tập, chất lượng
cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học của
sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Nghiên cứu
sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến
tính (SEM) với mẫu khảo sát gồm 341 sinh viên
khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Trà Vinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng vượt khó
có tác động dương đến hiệu quả học tập, chất
lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
khả năng cam kết, khả năng kiểm soát, khả năng
thách thức có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
vượt khó, trong khi yếu tố giảng viên có tác động
mạnh nhất đến chất lượng cuộc sống đại học của
sinh viên. Nghiên cứu này cũng đóng góp một số
hàm ý nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy và
thúc đẩy sinh viên rèn luyện khả năng vượt khó,
1;2;3;4Khoa Kinh tế, Luật, Trường Đại học Trà Vinh
Ngày nhận bài: 05/11/2018; Ngày nhận kết quả bình
duyệt: 02/12/2018; Ngày chấp nhận đăng: 28/02/2019
Email: lttdiem@tvu.edu.vn
1;2;3;4School of Economics and Law, Tra Vinh University
Received date: 05th November 2018 ; Revised date:
02nd December 2018; Accepted date: 28th February 2019
thái độ học tập nghiêm túc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của khả năng vượt khó đến hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên khối ngành kinh tế - Trường Đại học Trà Vinh
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 TÁC ĐỘNG CỦA KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TẬP, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG ĐẠI HỌC CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Lê Thị Thu Diềm1, Nguyễn Thị Thúy Loan2, Phạm Thị Thu Hiền3, Cô Hồng Liên4 IMPACT OF HARDINESS ON LEARNING OUTCOME, QUALITY OF LIFE, QUALITY OF UNIVERSITY LIFE ON ECONOMIC SECTOR STUDENTS IN TRA VINH UNIVERSITY Le Thi Thu Diem1, Nguyen Thi Thuy Loan2, Pham Thi Thu Hien3, Co Hong Lien4 Tóm tắt – Các trường đại học ở Việt Nam đã phải đối mặt với sự gia tăng nhu cầu về cải tiến chất lượng và hiệu quả đào tạo các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, mức độ thành công của các chương trình, chất lượng và hiệu quả đào tạo được quyết định bởi khả năng vượt khó của sinh viên trong học tập và đánh giá của sinh viên trong giáo dục đại học. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ của khả năng chịu khó và hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) với mẫu khảo sát gồm 341 sinh viên khối ngành kinh tế tại Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng vượt khó có tác động dương đến hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng cam kết, khả năng kiểm soát, khả năng thách thức có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vượt khó, trong khi yếu tố giảng viên có tác động mạnh nhất đến chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên. Nghiên cứu này cũng đóng góp một số hàm ý nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy và thúc đẩy sinh viên rèn luyện khả năng vượt khó, 1,2,3,4Khoa Kinh tế, Luật, Trường Đại học Trà Vinh Ngày nhận bài: 05/11/2018; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 02/12/2018; Ngày chấp nhận đăng: 28/02/2019 Email: lttdiem@tvu.edu.vn 1,2,3,4School of Economics and Law, Tra Vinh University Received date: 05th November 2018 ; Revised date: 02nd December 2018; Accepted date: 28th February 2019 thái độ học tập nghiêm túc. Từ khóa: khả năng vượt khó trong học tập, hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học, Trường Đại học Trà Vinh. Abstract – Vietnamese universities have seen an increase in demand for quality improvement of their programs and teaching performance. However, the degree to which high-quality pro- grams and teaching performance is determined by students’ hardiness in learning, and their assessment in university education. This study was employed to examine the relationships of hardiness and learning outcome, quality of life on students, and quality of university life on students in Tra Vinh University. The study uses Structural Equation Modeling (SEM) and the sample of 341 economic sector students in Tra Vinh University. The findings have indicated that hardiness in learning has a positive relationship with three elements including (i) learning out- come, (ii) quality of life on students, and (iii) quality of university life on students. Besides that, the results also indicated that three attitudes of commitment, control, and challenge have a direct effect on hardiness, while teacher elements have a powerful impact on the students’ quality of university life. The study also contributes some implications for the improvement of teaching quality and the stimulation for students’ behav- ioral intention of hardiness and attitudes. 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI Keywords: hardiness in learning, learning outcome, quality of life, quality of university life, Tra Vinh University. I. MỞ ĐẦU Các nghiên cứu về giáo dục đại học đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Kobasa [1] nghiên cứu về áp lực cuộc sống, tính cách và sức khỏe tác động đến khả năng vượt khó. Furr et al. [2] nghiên cứu về hiện tượng tự tử và suy sụp tinh thần của sinh viên. Maddi [3] nghiên cứu về khả năng vượt khó theo cách tiếp cận lí thuyết và thực nghiệm. Young et al. [4] nghiên cứu tác động của các yếu tố như công nghệ, thói quen học tập, phương pháp giảng dạy và hành vi của sinh viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Cole et al. [5] nghiên cứu về động lực học tập và khả năng vượt khó của sinh viên. Sirgy et al. [6] nghiên cứu về thang đo chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên. Nguyen và cộng sự [7] nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả học tập của sinh viên kinh tế tại Việt Nam. Và gần đây nhất, Nguyen và cộng sự [8] nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng vượt khó và chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn thiếu vắng các nghiên cứu kiểm định thang đo này trong bối cảnh từng vùng miền, hay từng trường đại học. Hơn thế, hầu hết các nghiên cứu này vẫn chưa thực sự kiểm định sâu tác động của khả năng vượt khó trong mối tương quan cùng lúc với nhiều khía cạnh khác nhau gồm cả hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống trong trường đại học qua áp dụng mô hình cấu trúc tuyến tính. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu chất lượng lao động không ngừng được nâng cao. Đó là lí do Trường Đại học Trà Vinh nói riêng và các trường đại học trên cả nước nói chung không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo nhằm cung cấp cho thị trường lao động những sinh viên có kiến thức, kĩ năng đạt chất lượng để sinh viên ra trường có được việc làm và thành đạt. Những năm qua, Trường Đại học Trà Vinh đã có nhiều nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, kết quả đầu ra của sinh viên hầu như chưa được cải thiện, đặc biệt là sinh viên đang theo học các khối ngành Kinh tế. Thật vậy, số lượng sinh viên nhập học khối ngành Kinh tế của Trường Đại học Trà Vinh những năm gần đây đều tăng đáng kể. Tuy nhiên, số lượng sinh viên hoàn thành chương trình học và có việc làm ngay vẫn còn nhiều thách thức, tỉ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường trung bình khoảng 90%. Rõ ràng, chất lượng đầu ra của sinh viên không chỉ do sự nỗ lực từ phía nhà trường mà còn do khả năng của sinh viên, đặc biệt là tinh thần học tập và lí trí của họ. Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn và nhu cầu lí thuyết, nghiên cứu “Tác động của khả năng vượt khó đến kết quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên khối ngành Kinh tế Trường Đại học Trà Vinh” được thực hiện. Nghiên cứu này thực hiện sẽ góp phần kiểm định thực nghiệm các thang đo cũng như đánh giá sâu tác động của khả năng vượt khó, hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên đang theo học các ngành trong khối ngành Kinh tế tại Trường Đại học Trà Vinh. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số hàm ý quản trị trong việc điều chỉnh chương trình học, phương pháp dạy và học đối với giảng viên và sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU A. Các khái niệm nghiên cứu Khả năng vượt khó của sinh viên Khái niệm sự vượt khó xuất hiện từ năm 1979 và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Kobasa [1] cho rằng khả năng vượt khó là một khái niệm lí thuyết gồm ba thành phần: khả năng cam kết, khả năng kiểm soát, khả năng đối mặt với các thách thức. Về mặt thực tiễn, sự vượt khó còn liên quan đến đối phó và phản ứng trước các tương tác xã hội, khả năng tự chăm sóc bản thân. Furr et al. [2] cho rằng nhiều hơn một nửa số sinh viên trong nghiên cứu của họ gặp thất bại trong học tập không chỉ do căng thẳng mà còn do áp lực phải thành công dẫn đến việc học hành càng khó đạt được kết quả tốt. Tổng hợp và kế thừa các nghiên cứu trước, nghiên cứu này gợi ý ba khía cạnh đo lường sự vượt khó của sinh viên gồm khả năng cam kết, khả năng kiểm soát và khả năng đối mặt với các thử thách. - Khả năng cam kết là khả năng tập trung, quyết tâm và sẵn sàng dành thêm thời gian và nỗ lực để đạt được mục tiêu [3]. - Khả năng kiểm soát là khả năng kiểm soát được cảm xúc và hành động trước diễn biến phức 2 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI tạp từ hoàn cảnh [3]. Vì vậy, sinh viên có khả năng kiểm soát sẽ có khả năng quản lí việc học tập và có trách nhiệm với sự thành công trong học tập. - Khả năng đối mặt thách thức là khả năng sinh viên có thể chuyển hóa hoàn cảnh từ khó khăn đến có thể giải quyết được. Hay nói cách khác, sinh viên sẽ sẵn sàng vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu [3]. Ở góc độ cảm quan, Maddi [3] cho rằng một người có khả năng kiểm soát cao nhưng thiếu tính cam kết và khả năng đối mặt với các thách thức thường chỉ muốn đạt kết quả nhanh nhưng không muốn mất thời gian và nỗ lực rèn luyện, trong khi đó, người có tính cam kết cao nhưng khả năng kiểm soát và chịu được thử thách thấp sẽ có xu hướng ứng xử thụ động trong các tương tác xã hội, làm giảm sự tôn trọng và niềm tin của xã hội đối với họ. Tuy nhiên, người có khả năng chịu được thử thách nhưng khả năng kiểm soát và cam kết thấp thường không quan tâm nhiều đến người xung quanh. Hiệu quả học tập của sinh viên Trên phương diện lí thuyết, học tập được xem là quá trình thu nạp kiến thức qua quá trình tích lũy thông tin từ xã hội và cá nhân [9]. Trong quá trình đó, sinh viên không tránh khỏi các căng thẳng và áp lực có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí sinh viên, làm giảm hiệu quả học tập của sinh viên. Theo cách tiếp cận của McCloy et al. [10], hiệu quả học tập được xem là một khái niệm về ba thành phần gồm các kiến thức và chương trình tiên quyết để đạt được kết quả, kiến thức và kĩ năng theo chương trình và nỗ lực vượt khó để đạt được mục tiêu. Hiệu quả học tập bao gồm sáu thành phần gồm kiến thức, kĩ năng, nỗ lực đạt được, khả năng vận dụng kiến thức, mong muốn học nhiều hơn về lĩnh vực chuyên môn, hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn [4]. Kết hợp định nghĩa lí thuyết trên hiệu quả học tập được định nghĩa là sự tự đánh giá của sinh viên về toàn bộ kiến thức đạt được, những kĩ năng và năng lực đã rèn luyện, và những nỗ lực theo đuổi chương trình học. Hiệu quả học tập liên quan trực tiếp đến số giờ tham dự lớn, số bài giảng tham dự, khối lượng đọc, số lượng kì kiểm tra tham gia [11]. Nguyen và cộng sự [7] xây dựng thang đo hiệu quả học tập từ chương trình học tập gồm bốn thành phần: đạt được kiến thức, phát triển các kĩ năng, tiếp thu đủ kiến thức của chương trình, động lực học tập cao. Nghiên cứu này được thực hiện theo cách tiếp cận của Nguyen và cộng sự [7]. Chất lượng cuộc sống sinh viên và chất lượng cuộc sống của sinh viên trong trường đại học (chất lượng cuộc sống đại học) Chất lượng cuộc sống sinh viên và chất lượng cuộc sống đại học là khái niệm nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học trong những năm qua [12], [6], [8]. Chất lượng cuộc sống có thể hiểu là mức độ hài lòng với cuộc sống [12] hoặc nó có thể chú trọng đến những khía cạnh cụ thể của cuộc sống. Chất lượng cuộc sống đại học là sự thỏa mãn với những trải nghiệm trong môi trường giáo dục trong suốt thời gian học tập và sinh sống tại trường đại học [6]. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống đại học và chất lượng cuộc sống sinh viên trong các nghiên cứu tại các nước đã phát triển. Ví dụ, Vaez et al. [12] khảo sát mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống sinh viên đã phát hiện ra rằng chất lượng cuộc sống của sinh viên đại học thấp hơn chất lượng cuộc sống của những người đi làm. Bài nghiên cứu của Cha [13] cho thấy mối quan hệ tích cực giữa chất lượng cuộc sống sinh viên và những yếu tố cá nhân như sự lạc quan, lòng tự trọng. . . Chow [14] chỉ ra rằng tình trạng kinh tế - xã hội, kinh nghiệm học tập, điều kiện sống và những nhân tố khác có mối quan hệ tích cực với sự thành công của sinh viên. Tại các nước đang phát triển, nghiên cứu của Nguyen và cộng sự [8] cho thấy sự vượt khó của sinh viên tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống đại học của họ. Một cách tiếp cận khác, Vaez et al. [12] cho rằng chất lượng cuộc sống là một khái niệm được đo lường bằng sự hài lòng về cuộc sống, hoặc một số mặt cụ thể của cuộc sống. Trong khi Sirgy [6] định nghĩa thang đo chất lượng cuộc sống đại học là sự hài lòng của sinh viên về kinh nghiệm học tập của họ trong suốt thời gian học tập trong trường đại học. Trong nghiên cứu này, thang đo chất lượng cuộc sống sinh viên và chất lượng cuộc sống đại học được thực hiện theo cách tiếp cận của Nguyen và cộng sự [8], trong đó thang đo chất lượng cuộc sống đại học được nhóm từ bốn thang đo gồm khả năng của giảng viên, phương tiện trang thiết bị giảng dạy, các mối quan hệ tương tác của sinh viên trong thời gian học đại học và các hoạt động ngoại khóa. 3 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI B. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu Cole et al. [5], Furr et al. [2] cho rằng sự vượt khó của sinh viên đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả học tập bởi vì những sinh viên có khả năng vượt khó cao trong học tập sẽ cố gắng tập trung thời gian và công sức vào học tập và sẵn sàng đối diện với khó khăn xảy ra trong cuộc sống trường đại học. Maddi [3] cho rằng khả năng vượt khó của sinh viên khi được rèn luyện qua các trải nghiệm cuộc sống sẽ khiến cho sinh viên đối phó tốt hơn với các tình huống khó khăn từ đó dễ dàng đạt được thành công hơn. Và khi vượt qua càng nhiều khó khăn, sinh viên càng tích lũy cho mình nhiều kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm; sinh viên có thể chuyển hóa các khó khăn thành những việc bình thường, có thể giải quyết được [15] hoặc biến những khó khăn thành cơ hội để phát triển. Từ đó, sinh viên duy trì và phát triển các động lực học tập. Các nghiên cứu trên đều cho thấy sinh viên càng có khả năng vượt khó tốt sẽ càng có khả năng đạt được hiệu quả học tập và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Từ đó, giả thuyết thể hiện mối quan hệ giữa khả năng vượt khó trong học tập và hiệu quả học tập của sinh viên cụ thể như sau: H1: Khả năng vượt khó trong học tập của sinh viên có tác động dương đến hiệu quả học tập. Các nghiên cứu trong giáo dục chỉ ra rằng học tập trong trường đại học là nơi giúp sinh viên rèn luyện phát triển kiến thức và kĩ năng chuyên ngành đã chọn nhưng cũng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến căng thẳng của sinh viên [5], [2]. Trong suốt thời gian trong trường đại học, sinh viên không chỉ tập trung hoạt động học tập như đọc, làm bài tập, tham gia dự án, kiểm tra, mà họ còn bị chi phối bởi các vấn đề như tài chính, công việc bán thời gian và các hoạt động xã hội khác, đồng thời rèn luyện các kĩ năng cần thiết, từ đó giúp sinh nâng cao giá trị bản thân, trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ năng để nắm bắt được cơ hội việc làm trong tương lai. Những sinh viên có khả năng vượt khó cao sẽ có thể kiểm soát được căng thẳng trong quá trình học tập. Theo Maddi [3], khả năng này giúp họ biến sự căng thẳng trong học tập thành những niềm vui và thú vị trong quãng đời sinh viên, phát triển và duy trì động lực để làm những gì họ cần làm. Khi sinh viên có khả năng vượt qua áp lực có nghĩa là sinh viên đã nhận thức được vai trò của giảng viên và bạn học trong lớp, của các mối quan hệ xã hội và ý nghĩa củ ... ở mức ý nghĩa 5% và không tồn tại tác động gián tiếp nào. Cụ thể, khả năng vượt khó có ảnh hưởng thuận chiều với hiệu quả học tập, với tác động trực tiếp đáng kể đạt trọng số là 0,69 ở mức ý nghĩa 5%, tương ứng với giả thuyết H1. Tương tự, với các giả thuyết H2 và H3, khả năng vượt khó cũng có 7 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI Bảng 5: Kết quả kiểm định tương quan giữa các khái niệm sử dụng trong mô hình nghiên cứu Khái niệm R SE CR Mức ý nghĩa Hiệu quả học tập Khả năng vượt khó 0,635 0,105 6,05 0,000 Hiệu quả học tập Chất lượng cuộc sống 0,549 0,08 6,86 0,000 Hiệu quả học tập Chất lượng cuộc sống đại học 0,642 0,083 7,693 0,000 Chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống đại học 0,561 0,072 7,824 0,000 Chất lượng cuộc sống Khả năng vượt khó 0,323 0,071 4,573 0,000 Khả năng vượt khó Chất lượng cuộc sống đại học 0,407 0,075 5,396 0,000 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Hình 2: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (đã chuẩn hóa) Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả ảnh hưởng thuận chiều đối với chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống đại học, tác động trực tiếp lần lượt đạt trọng số là 0,77 và 0,93 ở mức ý nghĩa 5% như Bảng 7. Kiểm định độ tin cậy của ước lượng bằng Bootstrap Phương pháp Bootstrap được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của các ước lượng [29], trong đó thực hiện lấy mẫu lặp lại 1000 lần có thay thế và mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông. Kết quả Bảng 8 cho thấy trị tuyệt đối CR <2 nên có thể nói độ chệch là rất nhỏ một cách đáng kể ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, kết luận các ước lượng trong mô hình nghiên cứu là tin cậy. E. Thảo luận kết quả nghiên cứu Như vậy, kết quả thu được cho thấy khả năng vượt khó của sinh viên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ba nhóm nhân tố khả năng cam kết, khả năng kiểm soát và khả năng thách thức với độ tin cậy 95%, trong đó, nhân tố khả năng cam kết có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, phù hợp với thang đo lí thuyết xây dựng của Bartone et al. [9]. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn tại Trường Đại học Trà Vinh, thang đo đã được điều chỉnh giảm một số biến quan sát xuống còn 25 so với thang đo gốc là 45 biến quan sát. Thang đo chất lượng cuộc sống đại học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bốn nhóm nhân tố gồm 8 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI Bảng 6: Kết quả kiểm định mối quan hệ giả thuyết giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Mối quan hệ r SE CR Mức ý nghĩa Chưa chuẩn hóa Chất lượng cuộc sống đại học <— Khả năng vượt khó 1,201 0,185 6,506 0,000 Hiệu quả học tập <— Khả năng vượt khó 1,346 0,194 6,950 0,000 Chất lượng cuộc sống <— Khả năng vượt khó 1,076 0,165 6,505 0,000 Đã chuẩn hóa Chất lượng cuộc sống đại học <— Khả năng vượt khó 0,925 0,022 3,419 0,001 Hiệu quả học tập <— Khả năng vượt khó 0,688 0,042 7,446 0,000 Chất lượng cuộc sống <— Khả năng vượt khó 0,766 0,037 6,305 0,000 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) Bảng 7: Kết quả ước lượng Bootstrap với N=1000 Mối quan hệ giữa các khái niệm Ước lượng ML Ước lượng Bootstrap SE SE-SE Mean Bias SE-Bias CR Chất lượng cuộc sống đại học <— Khả năng vượt khó 0,925 0,046 0,001 0,927 0,002 0,001 1,078 Hiệu quả học tập <— Khả năng vượt khó 0,688 0,058 0,001 0,689 0,000 0,002 1,448 Chất lượng cuộc sống <— Khả năng vượt khó 0,766 0,064 0,001 0,762 -0,004 0,002 1,310 (Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả) chất lượng giảng viên, chất lượng các phương tiện, tiện ích dịch vụ, chất lượng các hoạt động ngoại khóa và chất lượng các mối quan hệ trong trường đại học với độ tin cậy 95%, trong đó nhân tố chất lượng giảng viên có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, phù hợp với thang đo lí thuyết được xây dựng trong nghiên cứu của Sirgy et al. [6] với 32 biến quan sát so với 34 biến quan sát lí thuyết. Thang đo chất lượng cuộc sống được xây dựng gồm ba biến quan sát với độ tin cậy 95%, giảm so với 5 biến quan sát lí thuyết được xây dựng trong nghiên cứu của Peterson & Ekici [16]. Thang đo hiệu quả học tập phù hợp với thang đo lí thuyết của Young et al. [4], Nguyen và cộng sự [7], gồm bốn biến quan sát được giữ nguyên, với độ tin cậy 95%. Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng vượt khó của sinh viên đối với chất lượng cuộc sống đại học, chất lượng cuộc sống và hiệu quả học tập của sinh viên cho thấy, sinh viên có khả năng vượt khó cao sẽ mang lại cho sinh viên đó một hiệu quả học tập tốt hơn, chất lượng cuộc sống và cuộc sống trong trường đại học tốt hơn ở mức ý nghĩa 5%. Hơn thế nữa, trong các mối quan hệ này, nhân tố khả năng cam kết có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất một cách đáng kể ở mức ý nghĩa 5%. Rõ ràng, khả năng vượt khó ở đây đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên, có tác động đồng biến đến hiệu quả học tập của họ. Kết quả tương tự với các nghiên cứu của Maddi [3], Furr et al. [2], Cole et al. [5], Young et al. [4], Nguyen và cộng sự [7]. Điều này có nghĩa là nếu các sinh viên có kĩ năng tốt để vượt qua khó khăn thì họ sẽ rèn luyện cho mình được nhiều kĩ năng, kiến thức và sức mạnh tinh thần tốt hơn, họ sẽ dễ dàng chuyển hóa các khó khăn thành những việc bình thường có thể giải quyết được, hoặc biến những khó khăn thành cơ hội để phát triển, từ đó họ duy trì và phát triển các động lực học tập. Khả năng vượt khó cao cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên, tương tự với Peterson & Ekici [16] và thang đo chất lượng cuộc sống đại học của họ, tương tự Sirgy et al. [6], Nguyen và cộng sự [8]. Như vậy, khả năng vượt khó của sinh viên đã giúp họ kiểm soát được những căng thẳng không những trong cuộc sống ở trường đại học mà cả trong cuộc sống hàng ngày của họ, theo đó chất 9 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI lượng cuộc sống của họ theo đó được nâng lên. V. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Bài viết tập trung nghiên cứu các thang đo khả năng vượt khó tác động đến hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống của sinh viên và chất lượng cuộc sống đại học dựa trên cơ sở lí thuyết và kiểm định thang đo thông qua nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng vượt khó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống của sinh viên và chất lượng cuộc sống đại học. Trong đó, khả năng vượt khó chịu ảnh hưởng của yếu tố khả năng kiểm soát, khả năng cam kết, khả năng thách thức. Chất lượng cuộc sống đại học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bốn nhóm nhân tố gồm chất lượng giảng viên, chất lượng các phương tiện, tiện ích dịch vụ, chất lượng các hoạt động ngoại khóa, trong đó yếu tố giảng viên có tác động mạnh nhất. Như vậy, để duy trì hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống, chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên được tốt, chúng ta cần phải có các giải pháp nâng cao khả năng chịu khó của sinh viên. Từ đây, bài viết có một số đề xuất đối với sinh viên và Nhà trường như sau: - Khả năng cam kết có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự chịu khó, hay nói cách khác, khả năng cam kết ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả học tập, chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên. Việc đào tạo theo hướng tạo cảm hứng, nâng tầm tư duy, tăng khả năng tự tư duy đa chiều, tư duy phản biện độc lập và khả năng bảo vệ chính kiến. Từ đó, chúng ta tạo cho sinh viên một nền tảng tư duy, nhận thức về chính bản thân và năng lực bản thân. Để làm được những điều này, Nhà trường cần chú trọng đến các phương pháp thực hành và điều hướng về khả năng tự tư duy, làm chủ hành vi của sinh viên. Nhà trường cần nghiên cứu áp dụng một số phương pháp đào tạo mới, theo hướng đào tạo tư duy, chủ động, tích cực tự học đối với sinh viên; thay đổi các phương pháp giáo dục truyền thống như xoay quanh việc học bài, trả bài trên giảng đường mà thay vào đó khuyến khích các phương pháp nghiên cứu, xây dựng tổ chức nhóm sinh viên nghiên cứu, sinh viên tự học. Các giáo trình xây dựng theo hướng đồ án sáng tạo, thay vì khung điểm cố định. Hơn thế nữa, nghiên cứu thay đổi nội dung các giáo trình học cho phù hợp với phương pháp sinh viên tự nghiên cứu, tự học, sinh viên là trọng tâm, giảng viên chỉ đóng vai trò là người điều hướng, hướng dẫn, chỉ đường thay vì là người cầm tay chỉ việc như lúc trước. Quan trọng hơn chính là phía sinh viên, kết quả nghiên cứu này cũng gửi đến sinh viên về thái độ quyết định đối với thành công trong học tập và cuộc sống của một sinh viên. Một thái độ nghiêm túc, có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt được mục tiêu sẽ giúp sinh viên đạt được thành công. - Khả năng kiểm soát và khả năng vượt qua thử thách cũng tác động đến sự thành công trong cuộc sống và học tập của sinh viên. Để sinh viên có được những kĩ năng kiểm soát hành vi, có khả năng vượt qua các thách thức khó khăn, sự cần thiết phải được rèn luyện qua nhiều tình huống. Vậy nên, Nhà trường cần tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa, khuyến khích xây dựng câu lạc bộ, đội nhóm theo từng phân ngành, khoa, gia tăng hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đào tạo kĩ năng, các buổi tọa đàm và trao đổi với những doanh nhân và người có ảnh hưởng để góp phần tạo động lực và tạo nguồn cảm hứng cho sinh viên rèn luyện bản thân để đạt được thành công. - Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nhóm nhân tố chất lượng giảng viên trong thang đo chất lượng cuộc sống đại học của sinh viên. Hàm ý, khả năng vượt khó của sinh viên càng cao, sự tương tác và mức độ yêu cầu của họ đối với chất lượng của các giảng viên càng lớn. Sự tương tác giữa các giảng viên và sinh viên đóng một vai trò quan trọng tạo ra một chất lượng học tập, sống tốt hơn của các sinh viên. Do đó, sự cần thiết phải có những buổi đào tạo kĩ năng tương tác của các giảng viên, thay đổi tư duy của giảng viên về phương pháp đào đạo, rằng sự tương tác, sự quan tâm của họ đối với việc học của sinh viên là chìa khóa quan trọng giúp cho sinh viên có được một môi trường học tập thoải mái, dễ dàng tiếp thu nắm bắt kiến thức và do đó làm nâng cao chất lượng học tập của họ. Ngoài sự tương tác cần thiết, các giảng viên cũng áp dụng nhiều hơn các phương pháp giảng dạy theo hướng công nghệ hóa để từ đó tăng giao tiếp, tăng tư duy sáng tạo và cung cấp nhiều hỗ trợ hơn cho sinh viên, thay đổi linh hoạt phương pháp truyền đạt đối với mỗi dạng sinh viên, đặc biệt là các sinh viên thụ động, từ đó xây dựng môi trường học tập mà sinh viên là trọng tâm. 10 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 32, THÁNG 12 NĂM 2018 KINH TẾ - XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kobasa S C. Stressful life events, personality and health: an inquiry into hardiness. Journal of Person- alit and Social Psychology. 1979;37(1). [2] Furr S R, Westefeld J S, McConnell G N, Jenkins J M. Suicide and depression among college students: A decade later. Professional Psychology: Research and Practice. 2001;32(1):97–100. [3] Maddi S R. The story of hardiness: Twenty years of theorizing, research and practice. Consulting Psychology Journal. 2002;54(3):173–185. [4] Young M R, Klemz B R, Murphy J W. Enhancing learning outcomes: the effects of instructional tech- nology, learning styles, instructional methods, and student behaviour. Journal of Marketing Education. 2003;25(2):130–142. [5] Cole M S, Field H S, Harris S G. Student learning motivation and psychological hardiness: Interactive effects on students’ reactions to a management class. Academy of Management Learning and Education. 2004;3(1). [6] Sirgy M J, Grzeskowiak S, Rahtz D. Quality of college life of students: Developing and validating a measure of well-being. Social Indicators Research. 2007;80(2):343–360. [7] Nguyen T T M, Nguyen T D. Determinants of learn- ing performance of business students in a transitional market. Quality Assurance in Education. 2010;18(4). [8] Nguyen T D, Shultz II C J, Westbrook M D. Psycho- logical Hardiness in Learning and Quality of College Life of Business Students: Evidence from Vietnam. Journal of Happiness Studies. 2012;13(6):1091– 1103. [9] Bartone P T, Eid J, Johnsen B H, Laberg J C, Snook S A. Big five personality factors, hardiness, and social judgment as predictors of leader performance. Leadership & Organization Development Journal. 2009;30(6):498–521. [10] Rodney A McCloy, John P Campbell, Robert Cud- eck. A confirmatory test of a model of perfor- mance determinants. Journal of Applied Psychology. 1994;79(4):493–505. [11] Brokaw A J, Thomas E Merz. The effects of student behavior and preferred learning style on performance. Journal of Business Education. 2000;48(1):15–20. [12] Vaez M, Kristenson M, Laflamme L. Peceived quality of life and self-rated health among first-year university students: A comparison with their working peers. Social Indicators Research. 2004;68(2):221– 234. [13] Cha K –H. Subjective well-being among college students. Social Indicators Research. 2003;62/63(1):455–477. [14] Chow H P H. Life satisfaction among university stu- dents in a Canadian prairie city: A multivariate analy- sis. Social Indicators Research. 2005;70(2):139–150. [15] Maddi S R. Comments on trends in hardiness research and theorizing. Consulting Psychology Journal: Prac- tice & Research. 1999;51(2):67–71. [16] Peterson M, Ekici A. Consumer Attitude toward Mar- keting and Subjective Quality of Life in the Context of a Developing Country. Journal of Macromarketing. 2007;27(4):350–359. [17] Kenneth A Bollen. Structural Equations With Latent Variables. Journal of the American Statistical Association. 1990 December;DOI: 10.1002/9781118619179. [18] Nunnally, Burnstein. Pschychometric Theory. 3rd ed. NewYork: McGraw Hill; 1994. [19] Field A. Discovering Statistics using SPSS for Win- dows; 2000. [20] Gerbing D W, Anderson J C. An Updated Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimension- ality and its Assessment. Journal of Marketing Research. 1988;25(2):186–192. [21] Carmines E, McIver J. Analyzing models with unob- served variables: analysis of covariance structures. Beverly Hills, CA: Sage Publications; 1981. [22] Bentler P M, Bonett D G. Significane tests and good- ness of fit in the analysis of covariance structures. Psychological Bulletin. 1980;88(3):588–606. [23] Steiger J H. Structural Modeling Evaluation and Modification: An Interval Estimation Approach. Mul- tivariate Behavioral Research. 1990;25(2):173–80. [24] Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. Nghiên cứu khoa học marketing - ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM; 2008. [25] Hair J F, Black W C, Babin B J, Anderson R E, Tatham R L. Multivariate data analysis. 7th ed. Pearson Prentice Hall; 2006. [26] Hair, Anderson, Tatham. Black Multivariate Data Analysis. Prentical-Hall International, Inc; 1998. [27] Steenkamp J B E M, Laflamme L. Perceived quality of life and self-rated health among first-year univer- sity students: A comparision with their working peers. Social Indicators Research. 2004;68(2):221–234. [28] Hair J, Black W, Babin B. Anderson R Multivari- ate data analysis. Upper Saddle River, NJ, USA: Prentice-Hall, Inc.; 2010. [29] Schumacker R E, Lomax R G. A beginner’s guide to Structural Equation Modeling. London: Lawrence Erlbaum associates; 2006. 11
File đính kèm:
- tac_dong_cua_kha_nang_vuot_kho_den_hieu_qua_hoc_tap_chat_luo.pdf