Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế và ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá mức độ tác động trong ngắn hạn và

dài hạn của các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân trong nước đến tăng trưởng

kinh tế tại Việt Nam, đồng thời xem xét ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy

đầu tư tư nhân đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Với mô hình

nghiên cứu dữ liệu bảng (panel data) của 63 tỉnh thành Việt Nam từ năm 2000 đến

năm 2017, sử dụng kỹ thuật hồi quy FMOLS (Fully Modified Ordinary Least

Squares), kết quả cho thấy: Trong dài hạn, đầu tư công tác động ngược chiều đến

tăng trưởng kinh tế, trong khi đó đầu tư tư nhân trong nước tác động tích cực đến

tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó trong ngắn hạn, đầu tư tư nhân trong nước có tác

động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế nhưng FDI thì ngược lại. Nghiên cứu cũng

chỉ ra rằng, mức đầu tư công trên GDP từ 15% đến 20% thúc đẩy đầu tư tư nhân

trong nước và từ 50% đến 55% sẽ thúc đẩy FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở

Việt Nam.

pdf 18 trang kimcuc 8880
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế và ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế và ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân ở Việt Nam

Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế và ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân ở Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
9 
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TƯ NHÂN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 
VÀ NGƯỠNG ĐẦU TƯ CÔNG HỢP LÝ TÁC ĐỘNG THÚC ĐẨY 
ĐẦU TƯ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 
Phạm Văn Thanh1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là đánh giá mức độ tác động trong ngắn hạn và 
dài hạn của các nguồn đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân trong nước đến tăng trưởng 
kinh tế tại Việt Nam, đồng thời xem xét ngưỡng đầu tư công hợp lý tác động thúc đẩy 
đầu tư tư nhân đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Với mô hình 
nghiên cứu dữ liệu bảng (panel data) của 63 tỉnh thành Việt Nam từ năm 2000 đến 
năm 2017, sử dụng kỹ thuật hồi quy FMOLS (Fully Modified Ordinary Least 
Squares), kết quả cho thấy: Trong dài hạn, đầu tư công tác động ngược chiều đến 
tăng trưởng kinh tế, trong khi đó đầu tư tư nhân trong nước tác động tích cực đến 
tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó trong ngắn hạn, đầu tư tư nhân trong nước có tác 
động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế nhưng FDI thì ngược lại. Nghiên cứu cũng 
chỉ ra rằng, mức đầu tư công trên GDP từ 15% đến 20% thúc đẩy đầu tư tư nhân 
trong nước và từ 50% đến 55% sẽ thúc đẩy FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở 
Việt Nam. 
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, đầu tư tư nhân 
1. Giới thiệu chung 
Xây dựng mô hình đánh giá tác 
động của vốn đầu tư đến tăng trưởng 
kinh tế là một trong những hoạt động 
phổ biến của các nhà kinh tế học vĩ mô 
nhằm củng cố lý thuyết đầu tư và lý 
thuyết tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, 
các nhà quản lý kinh tế, các nhà đầu tư 
cũng rất quan tâm đến mức độ tác động 
của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế, 
đặc biệt là các nguồn vốn đầu tư tư 
nhân trong nước, để có thể hoạch định 
chính sách điều hành kinh tế tối ưu cho 
đất nước, hoặc các nhà đầu tư đầu tư có 
cơ sở trong việc lựa chọn phương án 
đầu tư của mình ở lĩnh vực nào, nước 
nào để có hiệu quả tốt nhất cho doanh 
nghiệp mình. 
Mức độ tác động của vốn đầu tư 
đến tăng trưởng kinh tế đã được rất 
nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu 
với nhiều không gian, thời gian và 
nhiều phương pháp nghiên cứu khác 
nhau. Cụ thể, có tác giả sử dụng phương 
pháp hạch toán tăng trưởng theo từng 
yếu tố như: Võ Thành Danh và Đặng 
Hoàng Thống (2011), Hongchun Zhao 
(2012), Nguyễn Quang Hiệp (2013)... 
Còn với phương pháp ước lượng hồi 
quy theo dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu 
chéo, dữ liệu bảng bằng kỹ thuật OLS, 
FEM, FMOLS, RAM, GMM thì rất 
nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu, 
có thể kể một số trường hợp gần đây 
như: Toshiya (2010), Joseph, M, F and 
George, M., (2010), Zheng và cộng sự 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: thanhvp0302@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
10 
(2010), Sử Đình Thành (2011a, 2011b), 
Đào Thị Bích Thủy (2012) 
Tuy nhiên các kết quả ước lượng có 
thể rất khác nhau do những sự khác biệt 
về không gian, thời gian và phương 
pháp nghiên cứu về mức độ tác động 
của từng loại nguồn vốn, cụ thể là vốn 
đầu tư tư nhân trong nước đến tăng 
trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, bài 
viết này sẽ kiểm định lại giả thuyết về 
mức độ tác động của các loại nguồn 
vốn, đặc biệt là đầu tư tư nhân đến tăng 
trưởng kinh tế và xem xét ngưỡng đầu 
tư công hợp lý thúc đẩy đầu tư tư nhân 
ở Việt Nam, từ đó có cái nhìn toàn diện 
hơn về vai trò của đầu tư công, đầu tư 
tư nhân trong nền kinh tế, đóng góp 
những khuyến nghị chính sách tái cơ 
cấu đầu tư công trong tiến trình xây 
dựng mô hình tăng trưởng kinh tế trong 
giai đoạn mới. 
2. Mục tiêu nghiên cứu 
Các nghiên cứu trước đây về vấn đề 
này thể hiện sự chưa thống nhất, thậm 
chí trái ngược nhau về việc nhận mức 
mức độ tác động của vốn đầu tư đến 
tăng trưởng kinh tế, cũng như nhận định 
về sự “chèn ép” hay “thúc đẩy” của vốn 
đầu tư công đến mức độ đóng góp của 
vốn đầu tư tư nhân trong nước và vốn 
đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng 
tưởng kinh tế. Đề tài hướng đến các 
mục tiêu sau: 
i) Phân tích mức độ tác động của 
vốn đầu tư tư nhân, đầu tư công đến 
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 
dài hạn và ngắn hạn. 
ii) Xác định ngưỡng đầu tư công có 
tác động “thúc đẩy” đến vốn đầu tư từ 
tư nhân trong nước và vốn đầu tư trực 
tiếp nước ngoài. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Nghiên cứu của Le và Suruga 
(2005) [1] và Phetsavong và Ichihashi 
(2012) [2] về vốn đầu tư và tăng trưởng 
kinh tế và mức độ “chèn ép” hay “thúc 
đẩy” của vốn đầu tư công đối với các 
loại nguồn vốn khác ở các nước đang 
phát triển đã gợi lên ý tưởng nghiên cứu 
về lĩnh vực này Việt Nam. Tiếp theo 
cách tiếp cận của hai tác giả trên, bài 
viết sẽ đi sâu phân tích mức độ tác động 
của các loại nguồn vốn đến tăng trưởng 
kinh tế của Việt Nam cùng kết hợp với 
các biến kiểm soát khác, trong đó vốn 
đầu tư sẽ được phân thành ba nguồn 
vốn là: vốn đầu tư công (SI); vốn đầu tư 
từ tư nhân trong nước (DI) và vốn đầu 
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Bước tiếp theo là nghiên cứu là 
ngưỡng đầu tư công hiệu quả. Tức là sẽ 
xem xét ngưỡng đầu tư công là bao 
nhiêu để đảm bảo tận dụng, thu hút và 
phát huy giá trị các nguồn vốn khác 
tham gia vào quá trình hoạt động đầu tư 
tại Việt Nam. 
Việc xác định các biến để nghiên 
cứu trong bài viết được kế thừa từ các 
nghiên cứu trước về lĩnh vực này như 
các công trình của: Wei (2008) [3], 
Toshiya (2010) [4], Le và Suruga 
(2005) [1], Phetsavong và Ichihashi 
(2012) [2], Joseph Magnus Frimpong và 
cộng sự (2010) [5], Miguel (2006) [6], 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
11 
Sử Đình Thành (2011a, 2011b) [7, 8], 
Nguyễn Minh Tiến (2014) [9] 
Đề tài tập trung nghiên cứu về tăng 
trưởng kinh tế và các yếu tố chính như: 
vốn đầu tư công, vốn đầu tư từ tư nhân 
trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước 
ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế 
trên phạm vi tổng thể Việt Nam gồm 63 
tỉnh thành từ năm 2000 đến năm 2017. 
Ngoài ra, trong mô hình sử dụng các 
biến kiểm soát có liên quan dựa vào các 
lý thuyết tăng trưởng kinh tế và những 
nghiên cứu thực nghiệm trước đây. 
4. Phương pháp nghiên cứu và 
mô hình nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu định lượng 
trên cơ sở hàm sản xuất Cobb-Douglas 
được mở rộng bao gồm các biến tác 
động đến tăng trưởng kinh tế theo như 
nghiên cứu của Wei (2008) [3], Nguyễn 
Minh Tiến (2014) [9] được sử dụng để 
đánh giá mức độ tác động của các nguồn 
đầu tư đến tăng trưởng kinh tế. 
Từ những cơ sở lý thuyết về đầu tư 
và tăng trưởng kinh tế từ cổ điển đến 
hiện đại, kết hợp với những nghiên cứu 
trước đây về các nhân tố tác động đến 
tăng trưởng kinh tế thì một nền kinh tế 
đạt được tăng trưởng dựa vào gồm có 
nhân tố chính là vốn đầu tư và lao động. 
Trong mô hình, bài nghiên cứu tiến 
hành phân rã đầu tư của nền kinh tế 
thành ba loại nguồn đầu tư cấu thành là 
đầu tư nhà nước (SI); đầu tư tư nhân 
trong nước (DI); đầu tư trực tiếp nước 
ngoài (FDI). Đề tài sử dụng hàm sản 
xuất Cobb-Douglas để tiến hành xây 
dựng khung phân tích nghiên cứu. 
Hàm sản xuất Cobb-Douglas có 
dạng: , , , ). 
Trong đó: Y là thu nhập của nền kinh 
tế, chỉ tiêu sử dụng là GDP (Gross 
Domestic Product), tổng sản phẩm quốc 
nội; “l” là lao động; “x” là các yếu tố khác 
như độ mở thương mại, chi tiêu thường 
xuyên của chính quyền địa phương. 
Đồng thời, kế thừa từ các nghiên cứu 
của Le và Suruga (2005) [1]; Phetsavong 
và Ichihashi (2012) [2], nghiên cứu sử 
dụng biến giả tương tác là mức độ đầu tư 
công đưa vào mô hình để xem xét mức 
độ “thúc đẩy” của đầu tư công đối với 
đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực 
tiếp nước ngoài. Bài viết sẽ xác định mức 
độ của đầu tư công ở từng tỷ lệ và thử 
nghiệm trên mô hình để từ đó xác định 
ngưỡng đầu tư công hiệu quả. 
Bài nghiên cứu tiến hành hồi quy 
theo mô hình FMOLS (Fully Modified 
Ordinary Least Squares) để xác định 
mối quan hệ dài hạn của các yếu tố tác 
động đến tăng trưởng kinh tế, mà biến 
chính xem xét trong mô hình là đầu tư 
tư nhân, trên cơ sở phải thỏa mãn kiểm 
nghiệm dữ liệu bảng (Panel unit root 
test) và đồng liên kết (Panel 
cointegration tests) theo Pedroni 
(1999a, 2004) [10, 11]. Sau đó xác định 
mối quan hệ trong ngắn hạn theo mô 
hình ECM (Engle và cộng sự, 1987). 
Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 
Trên cơ sở khung phân tích, các tác 
giả trên thế giới và Việt Nam khi xây 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
12 
dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm 
với những biện chứng của mình đã đưa 
thêm các biến giải thích vào mô hình 
nhằm chứng minh sự tác động của các 
nhân tố đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ 
sở đó, tác giả tiến hành xây dựng mô 
hình nghiên cứu thực nghiệm như sau: 
Mô hình 1: Tác động dài hạn của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế 
Trong đó: i là đại diện cho 
tỉnh/thành gồm 63 tỉnh thành của Việt 
Nam và t là năm nghiên cứu từ 2000 
đến 2017. Số liệu các biến trong mô 
hình là số liệu của cấp tỉnh. 
GDP là biểu hiện cho tăng trưởng 
kinh tế, bài viết sử dụng GDP bình quân 
đầu người dùng để phản ánh tăng trưởng 
kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu thực 
nghiệm về tác động của vốn lên tăng 
trưởng kinh tế đều sử dụng chỉ tiêu GDP 
bình quân như là dẫn xuất cho tăng 
trưởng kinh tế (Wei, 2008 [3]; Nguyễn 
Minh Tiến, 2014) [9]. SI là đầu tư công; 
DI là đầu tư tư nhân; FDI là đầu tư trực 
tiếp nước ngoài; SE là chi thường xuyên; 
EXPO là giá trị xuất khẩu, biểu hiện của 
độ mở thương mại; LB là dân số. 
Để xem xét tác động trong ngắn hạn, đề tài áp dụng mô hình ECM như sau: 
Cân nhắc, xem xét phương pháp 
của Le and Suruga (2005a, b) [1, 12] và 
Kongphet and Masaru (2012) [2], tác 
giả tiến hành thử lần lượt tỷ lệ đầu tư 
công như là một biến giả tương tác với 
biến đầu tư tư nhân trong nước và FDI 
để xác định tỷ lệ ngưỡng đầu tư công có 
tác động thúc đẩy đầu tư tư nhân trong 
nước và FDI. Bài viết tiến hành xây 
dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm 
về tác động của đầu tư công đến đầu tư 
tư nhân trong nước và FDI như sau: 
Mô hình 2: Tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân trong nước 
Mô hình 3: Tác động của đầu tư công đến FDI 
Trong đó: dummysijit là biến giả 
nhận giá trị là 1 cho tỷ lệ đầu tư công 
trên GDP được thử lần lượt trong mô 
hình để xem xét mức độ tác động của 
đầu tư công đến sự đóng góp của đầu tư 
tư nhân trong nước và FDI đến tăng 
trưởng kinh tế. Tỷ lệ đầu tư công lần 
lượt được thử trong mô hình là có các 
giá trị các bước thử là 5%. 
Quá trình lần lượt đưa các biến giả 
dummysijit là mức đầu tư công tương 
tác với biến di (đầu tư tư nhân trong 
nước) và biến fdi (đầu tư trực tiếp nước 
ngoài), nếu hệ số β7 là dương, có ý 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
13 
nghĩa thống kê thì tại mức đầu tư công 
đó thúc đẩy đầu tư tư nhân trong nước 
và FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh 
tế và ngược lại. 
Nghiên cứu này được tiếp cận từ 
nghiên cứu của Le và Suruga (2005) [1] 
và Kongphet và Masaru (2012) [2], 
thông qua mô hình tăng trưởng nội sinh 
để tìm hiểu tác động của đầu tư công đối 
với tăng trưởng kinh tế và tác động của 
nó đối với đầu tư tư nhân trong nước và 
FDI. Điểm khác biệt với những nghiên 
cứu trước, trong nghiên cứu này thì đầu 
tư tư nhân được chia thành hai yếu tố: 
FDI và đầu tư tư nhân trong nước. Các 
mối tương quan giữa đầu tư công, FDI, 
đầu tư tư nhân trong nước, và tăng 
trưởng kinh tế có thể được ước tính bằng 
phương pháp hồi quy tỷ lệ tăng trưởng 
hằng năm của GDP thực theo các biến 
độc lập và các biến kiểm soát khác. 
Với ba mô hình kỹ thuật phân tích 
các mối quan hệ giữa các biến được sử 
dụng ở đây, trong mô hình 1, khám phá 
tác động tổng thể của tất cả các yếu tố 
cho sự tăng trưởng kinh tế trong ngắn 
hạn và dài hạn. Điều này cho phép so 
sánh tác động của tất cả các biến kiểm 
soát, đặc biệt là đầu tư công, FDI và đầu 
tư tư nhân trong nước với tăng trưởng 
kinh tế. Mô hình 2 và 3 mô hình sẽ 
được sử dụng để khám phá ngưỡng tác 
động của đầu tư công vào FDI và đầu tư 
tư nhân trong nước. 
5. Dữ liệu nghiên cứu 
Dữ liệu sử dụng dựa trên khảo sát 
của 63 tỉnh thành trong khoảng thời 
gian từ 2000 đến 2017. Trong đó Hà 
Nội được gộp số liệu của Hà Tây cũ do 
Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội năm 2008. 
Tất cả số liệu được thu thập từ niên 
giám thống kê do Tổng cục Thống kê 
cung cấp. Tuy nhiên từ năm 2010, Tổng 
cục Thống kê chuyển sang tính giá gốc 
bắt đầu tư năm 2010. Do vậy tác giả 
tiến hành quy đổi giá trị các năm 2010 
đến 2017 về giá năm 1994 trên cơ sở 
mức độ lạm phát và mức tăng % GDP 
được công bố qua các năm. 
Số liệu GDP là GDP thực bình quân 
đầu người của từng tỉnh thành 
(đồng/người), giá trị này được lấy theo 
giá so sánh năm 1994. Đối với các giá 
trị về đầu tư như đầu tư công, đầu tư tư 
nhân trong nước, đầu tư trực tiếp nước 
ngoài và chi thường xuyên của địa 
phương thì số liệu được cung cấp không 
đáp ứng được việc quy đổi về giá năm 
1994. Do vậy để khử yếu tố lạm phát 
của các biến trong mô hình nghiên cứu, 
với các chỉ tiêu này, tác giả sẽ tính toán 
bằng tỷ lệ (%) giá trị hiện hành của các 
biến này trên giá trị GDP theo giá hiện 
hành. Đối với xuất khẩu thì số liệu có 
được tính bằng USD. Do vậy sẽ quy đổi 
giá trị xuất khẩu sang tiền đồng Việt 
Nam theo tỷ giá 1994 là 10.500 
đồng/USD (cách này được Wei, 2008 
sử dụng). 
Đối với biến giả tương tác 
dummysi*Ldi và dummysi*Lfdi, bài 
viết tiến hành các bước thử nghiệm 
chạy mô hình với từng tỷ lệ đầu tư 
công/GDP để xem xét tham số của các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
14 
biến này. Nếu tham số ở mức thử là 
dương, có nghĩa là ở mức tỷ lệ đầu tư 
công trên GDP đó thì đầu tư công có 
mức tác động thúc đẩy nguồn vốn đầu 
tư tư nhân trong nước và FDI, ngược lại 
thì có hiện tượng chèn ép. Ở mỗi bước 
thử thì biến dummysijit sẽ nhận giá trị 1 
cho các giá trị đầu tư công/GDP nằm 
trong mức thử nghiệm, ngược lại nhận 
giá trị “0”. Các mức thử có khoảng cách 
là 5%1. 
6. Kết quả nghiên cứu 
6.1. Thực tiễn tăng trưởng kinh 
tế và đầu tư trong thời gian qua ở 
Việt Nam 
Mở cửa, hội nhập đa dạng hóa các 
loại hình đầu tư để tăng trưởng là chiến 
lược được Nhà nước Việt Nam theo 
đuổi trong thời kỳ này. Bằng các 
chương trình, chính sách, chiến lược 
kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đạt được 
những thành quả to lớn trong cải biến 
nền kinh tế, cải biến xã hội, nâng cao 
đời sống nhân dân. Hướng tới một nền 
kinh tế hiện đại, hiệu quả, một xã hội 
phát triển, công bằng và văn minh. Kết 
quả này thể hiện ở các chỉ tiêu kinh tế - 
xã hội chủ yếu cũng như hệ thống luật 
pháp, văn hóa cộng đồng ngày càng 
tiến bộ. 
1
 Cách thử nghiệm này được Kongphet 
Phetsavong và Masaru Ichihashi, năm 2012 sử 
dụng trong nghiên cứu về tác động của đầu tư 
công và đầu tư tư nhân trong nước đến tăng 
trưởng kinh tế tại các nước phát triển châu Á, 
được kế thừa từ phương pháp nghiên cứu của 
Le và Suruga (2005). 
Nếu như trong giai đoạn 1986 - 
1990, GDP chỉ tăng trưởng bình quân 
3,9%/năm thì trong 5 năm tiếp theo 
(1991 - 1995) đã đạt mức tăng bình 
quân 8,2%. Do ảnh hưởng của cuộc 
khủng hoảng tài chính châu Á trong giai 
đoạn 1996 - 2000 tốc độ tăng GDP của 
Việt Nam là 7,5%. Kinh tế Vi ... có biên độ là 5%/GDP. Sau 
nhiều lần thử đưa vào mô hình ở các 
mức độ đầu tư công khác nhau. Kết quả 
thể hiện có ý nghĩa thống kê và tác 
động tích cực đến tăng trưởng: 
Bảng 7: Ngưỡng đầu tư công hợp lý 
Dependent Variable: LGDP 
Method: Panel Fully Modified Least Squares (FMOLS) 
 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
 LSI -0.085997 0.025152 -3.419040 0.0007 
LDI 0.171086 0.022945 7.456190 0.0000 
LFDI 0.033065 0.009319 3.548008 0.0004 
LSE 0.250824 0.046881 5.350246 0.0000 
LEXPO 0.249500 0.020361 12.25397 0.0000 
LLB 3.386614 0.163109 20.76283 0.0000 
D20*LDI 0.015899 0.004130 3.849564 0.0001 
Dependent Variable: LGDP 
Method: Panel Fully Modified Least Squares (FMOLS) 
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
 LSI 0.037808 0.034502 1.095825 0.2809 
LDI -0.202025 0.061849 -3.266448 0.0025 
LFDI -0.032082 0.009551 -3.359033 0.0019 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
21 
LSE 0.468758 0.075083 6.243157 0.0000 
LEXPO 0.176963 0.040315 4.389486 0.0001 
LLB 4.115727 0.469403 8.767997 0.0000 
D55*LFDI 0.272139 0.027873 9.763507 0.0000 
 (Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống kê, với sự hỗ 
trợ từ phần mềm Eviews 8.0. (*) là mức ý nghĩa 5%) 
Với mức ý nghĩa thống kê 5%, kết 
quả cho thấy: Tỷ lệ đầu tư công từ 
khoảng 15% đến 20% sẽ tác động thúc 
đẩy đầu tư tư nhân trong nước. Đối với 
đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tỷ lệ đầu 
tư công thúc đẩy FDI từ 50% đến 55%. 
Như vậy, với kết quả, ta thấy trong 
dài hạn phải cần lượng vốn đầu tư 
công gấp đôi thì mới hỗ trợ thúc đẩy 
FDI tác động tích cực đến tăng trưởng 
kinh tế. Trong khi đó, với lượng vốn 
đầu tư công từ 15% đến 20% trên 
GDP thì đã có thể thúc đẩy đầu tư tư 
nhân trong nước đóng góp tích cực 
vào tăng trưởng. 
6.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu 
Từ những kết quả ước lượng trên, 
xác định kết quả ước lượng là phù hợp 
dùng để phân tích đánh giá mức độ tác 
động của các biến trong mô hình đến 
tăng trưởng kinh tế. 
Thứ nhất, trong dài hạn, hệ số các 
biến độc lập điều có ý nghĩa thống kê ở 
mức ý nghĩa 5%, ngoại trừ biến FDI. 
Thứ hai, đầu tư công trong dài hạn 
có tác động nghịch chiều với tăng 
trưởng kinh tế. 
Thứ ba, các yếu tố như chi thường 
xuyên, xuất khẩu, lao động, đầu tư tư 
nhân trong nước có tác động tích cực 
đến tăng trưởng kinh tế. Kết luận này 
khẳng định vai trò quan trọng của các 
yếu tố đến tăng trưởng kinh tế. Trong 
đó, lao động tác động mạnh nhất đến 
tăng trưởng kinh tế (3,42%), sau đó là 
chi thường xuyên (0,28%), xuất khẩu 
(0,194%), và cuối cùng là đầu tư tư 
nhân trong nước (0,072%). Như vậy, 
vai trò của lao động rất quan trọng đối 
với quá trình phát triển của quốc gia và 
một lần nữa khẳng định xuất khẩu, đầu 
tư tư nhân trong nước, chi thường 
xuyên của chính phủ có vai trò tích cực 
đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả phù 
hợp với các nghiên cứu của Wei (2008) 
[3], Sử Đình Thành [7, 8] và Nguyễn 
Minh Tiến (2014) [9] 
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài 
có tác động ngược chiều với tăng 
trưởng kinh tế, nhưng số liệu không có 
ý nghĩa thống kê. Kết quả này ngược 
với Wei (2008) [3], Sử Đình Thành [7, 
8] và Nguyễn Minh Tiến (2014) [9] 
Thứ năm, trong ngắn hạn, chưa có 
bằng chứng về mối quan hệ giữa đầu tư 
công, chi thường xuyên và lao động với 
tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó đầu tư 
tư nhân trong nước và xuất khẩu lại có 
tác động ngược chiều với tăng trưởng 
kinh tế. 
Thứ sáu, nghiên cứu đã tìm ra 
ngưỡng hợp lý về mức độ đầu tư công 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
22 
trên GDP để thúc đẩy sự đóng góp của 
đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư 
trực tiếp nước ngoài vào tăng trưởng 
kinh tế. Cụ thể: Mức đầu tư công trên 
GDP từ 15% đến 20% thúc đẩy đầu tư 
tư nhân trong nước và từ 50% đến 55% 
sẽ thúc đẩy FDI. 
6.5. Các hàm ý chính sách về đầu 
tư ở Việt Nam 
Dựa vào kết quả phân tích của mô 
hình, tác giả đề xuất một số hàm ý 
chính sách việc đầu tư công và các vấn 
đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế tại 
Việt Nam. 
Về vấn đề đầu tư công trong nền 
kinh tế 
Từ kết quả phân tích, nhận thấy đầu 
tư công hiện nay của Việt Nam chưa tác 
động tích cực trực tiếp cho tăng trưởng 
kinh tế. Điều này được lý giải về thực 
trạng đầu tư công hiện nay và đề xuất 
hàm ý chính sách như sau: 
Chính sách phát triển đầu tư công 
trong thời gian qua chủ yếu theo hướng 
đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn, cục bộ, 
đáp ứng không có chọn lọc nhu cầu đầu 
tư khiến cho đầu tư công luôn trong tình 
trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy 
của nền kinh tế, tập trung cao nhất là 
trong giai đoạn từ 2008 đến nay, dẫn 
đến hệ quả mà nền kinh tế đang phải 
gánh chịu là thâm hụt ngân sách, nợ 
công tăng cao, không kiểm soát được 
hiệu quả đầu tư. Cả xã hội cũng đang 
phải chịu gánh nặng nợ nần, thiếu vốn 
có nguyên nhân từ quy mô và hiệu quả 
đầu tư công. Nguyên nhân trực tiếp của 
tình trạng đầu tư dàn trải, không tính 
đến hiệu quả bền vững là tư duy nhiệm 
kỳ của các cấp lãnh đạo, nhất là lãnh 
đạo cấp địa phương thiếu tầm nhìn 
chiến lược, mong muốn tăng trưởng 
nhanh trong thời gian ngắn và mang lại 
lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. 
Đặc biệt, bài nghiên cứu đã chỉ rõ 
ngưỡng đầu tư công hợp lý nhằm thúc 
đẩy đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư 
trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên hai 
ngưỡng này lại có chênh lệch khá xa so 
với nhau. Như vậy, Chính phủ cần phải 
xem xét đặc tính của từng vùng miền 
trong việc thu hút vốn đầu tư. Có thể 
vùng này có nội lực, có ưu thế thu hút 
được đầu tư tư nhân trong nước, nhưng 
vùng khác lại thích hợp cho việc thu hút 
vốn FDI, từ đó xác định thứ tự ưu tiên 
cho việc thu hút nguồn vốn nào cho 
từng vùng mà các nhà hoạch định xem 
xét việc phân bổ vốn đầu tư công theo 
ngưỡng hợp lý để tạo động lực cho các 
nguồn vốn cần ưu tiên phát triển. Tất 
nhiên, đầu tư công cái gì, đầu tư công 
như thế nào, và quản lý hiệu quả cũng 
như trách nhiệm của chủ đầu tư công 
cần phải xem xét, quy định rõ ràng về 
mặt pháp lý kèm theo sự phản biện độc 
lập của các nhà khoa học, các nhà 
nghiên cứu có liên quan trước khi thực 
hiện nhằm làm cho đầu tư công trở 
thành công cụ “kiến tạo phát triển” cho 
kinh tế vùng đó. 
Về vấn đề tăng trưởng kinh tế 
Trong kết quả nghiên cứu, trừ đầu 
tư công thì các yếu tố khác như chi tiêu 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
23 
công, xuất khẩu, lao động, đầu tư tư 
nhân đều có tác động tích cực đến tăng 
trưởng kinh tế, mặc dù có sự khác biệt 
về mức độ. 
Kết quả chỉ ra một điều quan trọng 
là mức độ đóng góp tích cực của đầu tư 
tư nhân vào tăng trưởng kinh tế. Trong 
khi đó tác động của FDI thì chưa có 
bằng chứng. Điều này làm cho các nhà 
làm hoạch định phải xem xét lại chính 
sách việc thu hút các nguồn vốn mà 
trong thời gian đã quá chú trọng đến 
việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Thực 
tế, thời gian qua cũng có những nghiên 
cứu, đồng thời có những hiện tượng 
thực tế chứng minh những hệ quả và 
mặc trái của FDI. 
Về vấn đề nguồn nhân lực cho 
tăng trưởng kinh tế 
Để tăng trưởng bền vững, theo 
chiều sâu, bắt kịp trình độ phát triển các 
nước trong khu vực và trên thế giới thì 
vấn đề nguồn nhân lực cần quan được 
quan tâm ở tầm chiến lược lâu dài. 
Hiện nay, ở Việt Nam đang hình 
thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực 
phổ thông và nhân lực chất lượng cao. 
Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm 
số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực 
chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. 
Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không 
phải là nhân lực phổ thông mà là nhân 
lực chất lượng cao. Cơ cấu đào tạo hiện 
còn bất hợp lý được thể hiện qua 
các tỷ lệ: đại học và trên đại học là 1, 
trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công 
nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế 
giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá 
của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt 
Nam đang rất thiếu lao động có trình độ 
tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và 
chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 
cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. 
Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành 
nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ 
thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư 
nghiệp ít và chiếm tỷ trọng thấp, trong 
khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, 
ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành 
nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa 
thừa vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh 
vực hiện đang thiếu lao động như: kinh 
doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, 
công nghệ thông tin, điện tử, viễn 
thông, cơ khí chế tạo... Có thể thấy 
nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có 
các đặc điểm sau: 
- Nguồn nhân lực khá dồi dào, 
nhưng chưa được sự quan tâm đúng 
mức; chưa được quy hoạch, khai thác; 
chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo 
đến nơi đến chốn. 
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa 
cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa 
lượng và chất. 
- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa 
nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, 
trí thức chưa tốt, còn chia cắt, thiếu 
sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện 
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đất nước. 
Từ thực tiễn trong nước và kinh 
nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, 
việc xây dựng và phát triển nguồn nhân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
24 
lực phù hợp với điều kiện thực tế của 
nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng 
và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. 
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 
2011 - 2020 cũng nêu rõ cần tập trung 
tạo đột phá “phát triển nhanh nguồn 
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất 
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới 
căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết 
chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với 
phát triển và ứng dụng khoa học, công 
nghệ”. Để xây dựng đội ngũ nhân lực 
có chất lượng cao, Việt Nam cần thực 
hiện đồng bộ nhiều giải pháp: 
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát 
triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập 
kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm của nhiều 
nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết 
tâm thực thi chính sách giáo dục - đào 
tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra 
nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự 
phát triển nhanh và bền vững. 
Thứ hai, song song với việc phát 
hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân 
tài, phát triển nguồn nhân lực cần đi đôi 
với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá 
trị của con người trong thời đại hiện nay 
như trách nhiệm công dân, tinh thần học 
tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng 
lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; 
sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý 
tưởng. Đây cũng là những giá trị truyền 
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, rất 
cần được tiếp tục phát huy trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với 
thế hệ trẻ. 
Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực 
phải gắn với nâng cao chất lượng chăm 
sóc sức khỏe người dân, chính sách 
lương - thưởng, bảo đảm an sinh xã hội, 
nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm 
sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của quá 
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong 
bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt 
và yêu cầu cường độ lao động cao. 
Thứ tư, cải thiện và tăng cường 
thông tin về các nguồn nhân lực theo 
hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi 
người thấy được tầm quan trọng của 
vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở 
nước ta và trên thế giới và cần có sự 
nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về 
nguồn nhân lực Việt Nam để từ đó 
hoạch định chính sách nguồn nhân lực 
cho từng thời kỳ của nền kinh tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Le, M.V., and T. Suruga (2005a), “Foreign Direct Investment, Public 
Expenditure and Economic Growth: The Empirical Evidence for the Period 1970 – 
2001”, Applied Economics Letters,Vol 12 (1), pp: 45-59 
2. Kongphet Phetsavong and Masaru Ichihashi (2012), “The Impact of Public 
anh Private Investment on Economic Growth: Evidence from Developing Asian 
Countries”, IDEC Discussion Paper 2012, Hiroshima University 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
25 
3. Wei, Kaile (2008), “Foreign Direct Investment and Economic Growth in 
china’s Regions, 1979-2003”, PhD thesis, Middlesex University, London, UK 
4. Toshiya Hatano (2010), Crowding-in Effect of Public Investment on Private 
Investment. Policy Research Institute, Ministry of Finance, Japan, Public Policy 
Review, Vol 6, No1, pp: 105-120 
5. Joseph, M, F and George, M. (2010), The Determinants of Private Sector 
Investment in Ghana: An ARDL Approach. European Journal of Social Sciences, 
Vol 15, No 2, pp: 250-261 
6. Miguel D. Ramirez (2006), “A Panel Unit Root and Panel Cointegration Test 
of the Complementarity Hypothesis in the Mexican Case, 1960-2001”, Center 
Discussion Paper No. 942. Economic Growth Center Yale University, available at 
 (accessed: 18/03/2015) 
7. Sử Đình Thành (2011a), “Chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, 
Kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 252, tr. 
54-61 
8. Sử Đình Thành (2011b), “Đầu tư công chèn lấn hay thúc đẩy đầu tư tư khu 
vực tư nhân ở Việt Nam?”, Tạp chí Phát Triển Kinh tế, số 251, tr. 37-45 
9. Nguyễn Minh Tiến (2014), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh 
tế vùng ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 
10. Pedroni, P. (1999), “Critical Values for Cointegration Tests in 
Heterogeneous Panels with Multiple Regressors”, Oxford Bulletin of Economics and 
Statistics, Vol 61, pp: 653-670 
11. Pedroni, P. (2004), “Panel Cointegration: Asymptotic and Finite Sample 
Properties of Pooled Time Series Tests With an Application to the PPP Hypothesis”, 
Econometric Theory, Vol 20, pp: 597–625 
12. Le, M.V., Suruga, T. (2005b), “The Effects of FDI and Public Expenditure 
on Economic Growth: From Theoretical Model to Empirical Evidence”, GSICS 
Working Paper Series 2, Graduate School of International Cooperation Studies, 
Kobe University, Japan 
THE IMPACT OF PRIVATE INVESTMENT ON ECONOMIC AND THE 
LEVEL OF PUBLIC INVESTMENT TO STIMULATE PRIVATE 
INVESTMENT IN VIETNAM 
ABSTRACT 
The research objective of this paper is to assess the impact of short-term and 
long-term investment sources, especially domestic private investment on economic 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 10 - 2018 ISSN 2354-1482 
26 
growth in Vietnam, and to consider the level of public investment that is likely to 
stimulate private investment that positively contributes to economic growth in 
Vietnam. With a panel data model of 63 provinces in Vietnam from 2000 to 2017, 
using FMOLS (Fully Modified Ordinary Least Squares) regression technique, the 
results show that in the long run, public investment is in the opposite direction to 
economic growth, while domestic private investment positively affects economic 
growth. Meanwhile, in the short run, domestic private investment has the opposite 
effect of economic growth but FDI is the opposite. The study also showed that public 
investment on GDP from 15% to 20% boosted domestic private investment and from 
50% to 55% would boost FDI to contribute to economic growth in Vietnam. 
Keywords: Economic growth, private investment 
(Received: 23/7/2018, Revised: 5/9/2018, Accepted for publication: 18/9/2018) 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dau_tu_tu_nhan_den_tang_truong_kinh_te_va_nguon.pdf