Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0, tiếng Đức là Industrie

4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao

được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Cuộc cách mạng công nghiệp mới có thể

mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng

thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Đổi mới phương pháp

giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,

thực chất là đổi mới phương pháp đưa lý luận vào thực tiễn cuộc sống và dùng thực tiễn

để kiểm chứng những vấn đề lý luận, đây là vấn đề hệ trọng, đặt ra là nhiệm vụ quan

trọng bức thiết trong giáo dục chính trị ở bậc đại học hiện nay.

pdf 8 trang kimcuc 4980
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực giáo dục và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay
98 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
ĐẾN LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP 
GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Lương Quang Hiển 
Học viện Tài chính 
Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0, tiếng Đức là Industrie 
4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao 
được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Cuộc cách mạng công nghiệp mới có thể 
mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng 
thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Đổi mới phương pháp 
giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, 
thực chất là đổi mới phương pháp đưa lý luận vào thực tiễn cuộc sống và dùng thực tiễn 
để kiểm chứng những vấn đề lý luận, đây là vấn đề hệ trọng, đặt ra là nhiệm vụ quan 
trọng bức thiết trong giáo dục chính trị ở bậc đại học hiện nay. 
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Giáo dục và đào tạo; Công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa; Lý luận chính trị; Hội nhập quốc tế. 
Nhận bài ngày 25.9.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.10.2018 
Liên hệ tác giả: Lương Quang Hiển; Email: quanghien78@gmail.com 
1. GIỚI THIỆU 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0, tiếng Đức là Industrie 4.0, sau 
đây viết tắt là CMCN 4.0) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến 
lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Theo giáo sư Klaus 
Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới, CMCN 4.0 là một thuật ngữ bao gồm một loạt 
các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 là sự kết hợp 
của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng 
hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. 
Khi đó, một thế giới chạy bằng robot và máy tính với trí tuệ nhân tạo có thể phát triển tới 
mức thay thế con người trong việc phán đoán và quản lý các hệ thống phức tạp. CMCN 4.0 
là cuộc cách mạng khoa học công nghệ cao có tính toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng tới mọi 
lĩnh vực của đời sống nhân loại và mỗi quốc gia, trong đó có giáo dục. Giáo dục tri thức, kĩ 
năng, tư tưởng, do đó, cũng cần phải thay đổi. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 99 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ hội và thách thức đối với giáo dục đào tạo 
Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giai 
đoạn 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng tâm 
của chiến lược phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp mới có thể mang lại cho 
Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thới cũng đưa 
đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Chúng ta cần tận dụng những sức mạnh 
sẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia vào cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước. Để làm được điều này cần hình thành một tầm nhìn toàn diện 
và thống nhất mang tính toàn cầu về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như 
định hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam. Về mặt giáo dục 
và đào tạo, cuộc cách mạng sản xuất mới sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cao hơn đối với 
người lao động; yêu cầu người lao động phải có đủ kiến thức và kỹ năng để làm chủ được 
các công nghệ mới, làm việc trong thời cuộc mới. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu 
mới đặt ra đối với người lao động, bên cạnh các chính sách về lao động, việc làm, các 
chính sách trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng cần có những điều chỉnh phù hợp. 
Cuộc CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng của người lao động. Những kỹ năng 
của người lao động có thể phân thành ba nhóm: Một là, các kỹ năng liên quan đến nhận 
thức; Hai là, các kỹ năng về thể chất; Ba là, các kỹ năng về xã hội. Các kỹ năng liên quan 
đến nhận thức bao gồm: Tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phê bình, 
khả năng sáng tạo tri thức hay chiến lược học tập. Các kỹ năng về thể chất bao gồm: Kỹ 
năng về cuộc sống, kỹ năng số... Các kỹ năng về xã hội bao gồm: Kỹ năng ứng xử, kỹ năng 
giao tiếp, tạo lập quan hệ... 
Trong cuộc cách mạng sản xuất mới, khi tri thức tồn tại khắp nơi, xuất hiện trong mọi 
mặt của cuộc sống và hoạt động sản xuất, việc áp dụng những kiến thức chúng ta được học 
trở nên quan trọng hơn rất nhiều so với bản thân những kiến thức đó. Ngoài ra khi hàng 
ngày, hàng giờ đều có những thay đổi về mặt công nghệ, ảnh hưởng tới đời sống thì khả 
năng thích ứng và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo là những chìa 
khóa để người lao động thành công trong kỷ nguyên số. Hơn nữa, xu thế hội nhập sâu rộng 
vào nền kinh tế toàn cầu cũng yêu cầu người lao động có những kỹ năng mang tính toàn 
cầu. Cụ thể để cạnh tranh trong điều kiện mới người lao động cần sử dụng được nhiều hơn 
một ngôn ngữ, những kỹ năng xúc cảm cũng cần được phát triển để người lao động có thể 
làm việc trong môi trường đa quốc gia, với các đồng nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới. 
100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Như vậy, cuộc CMCN 4.0 có những hàm ý nhất định đối với việc thay đổi chính sách 
giáo dục của chúng ta. Một là, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn đồng nghĩa với kỹ 
năng cao hơn. Những kỹ năng được tích lũy thông qua quá trình học tập, mỗi cấp học khác 
nhau sẽ tập trung vào từng nhóm kỹ năng khác nhau. Do đó, để nâng cao kỹ năng của 
người lao động, cách trực tiếp nhất là nâng cao chất lượng đào tạo. Hai là, trong bối cảnh 
hội nhập quốc tế sâu rộng, phức tạp hơn, cần một chương trình đào tạo khoa học hơn, thực 
tiễn hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu với tất cả các quốc gia trên thế 
giới. Những vấn đề kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trở nên phức 
tạp hơn, ảnh hưởng đến nhiều hơn một quốc gia và đòi hỏi sự phối hợp của nhiều quốc gia 
để giải quyết. Để sinh viên nói riêng và người lao động nói chung có thể thích nghi trong 
bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới, chương trình giảng dạy trong các trường cần tích 
hợp được các vấn đề toàn cầu để trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần 
thiết. Ba là, cách nâng cao về công nghệ tốt nhất là thông qua việc sử dụng công nghệ 
trong giảng dạy. Trong bối cảnh cuộc cách mạng sản xuất mới, sự phát triển của công nghệ 
là yếu tố then chốt, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và sản xuất. Người lao động làm 
việc trong thời đại của cuộc cách mạng sản xuất lần thứ tư này cần thành thạo sử dụng các 
công nghệ. Cách thức để nâng cao kỹ năng về công nghệ tốt nhất là là thông qua việc sử 
dụng công nghệ trong giảng dạy. Công nghệ sẽ giúp tăng cường khả năng tiếp cận với các 
tri thức thông qua các hình thức khác nhau, giúp việc chia sẻ kiến thức giữa các giảng viên 
với nhau, giữa giảng viên với học viên nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời việc sử dụng 
công nghệ thường xuyên trong quá trình học tập cũng hình thành và bồi dưỡng những kỹ 
năng công nghệ cho người học khi tham gia vào thị trường lao động. 
2.2. Yêu cầu đổi mới giảng dạy các môn Lý luận chính trị 
Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong bối cảnh cuộc 
CMCN 4.0, thực chất là đổi mới phương pháp đưa lý luận vào thực tiễn cuộc sống và dùng 
thực tiễn để kiểm chứng những vấn đề lý luận, đây là vấn đề hệ trọng, đặt ra là nhiệm vụ 
quan trọng bức thiết trong giáo dục chính trị ở bậc đại học hiện nay. Từ đó, góp phần xây 
dựng những thế hệ sinh viên có thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn, nhân 
sinh quan cộng sản trong nhận thức và hành động. Điều đó cho thấy tính cấp thiết của việc 
học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như công tác tuyên truyền, 
phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết, quan điểm, chủ trương 
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hệ thống giáo dục nói chung và cho 
sinh viên bậc đại học nói riêng. 
Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 như đã phân tích ở trên, 
hơn nữa sự biến động lớn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên bình diện 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 101 
quốc tế, khu vực và trong nước đã có những tác động nhất định tới bản lĩnh, lập trường 
chính trị của sinh viên. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu 
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã diễn ra ảnh hưởng lớn tới việc thực 
hiện mục tiêu của cách mạng nước ta. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhận 
định: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến” “tự 
chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn 
tới tiếp tay hoặc cấu kết với thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách 
mạng của Đảng và dân tộc” [1, tr.2]. Một trong những nguyên nhân của sự suy thoái đó là: 
“Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết, giảng dạy và học tập chủ nghĩa 
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu” [1, tr.2]. Cụ thể là: “Công tác 
giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ 
Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém 
hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới; chưa tạo ra được sự 
thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự 
chuyển hóa” và những hậu quả gây ra” [1, tr.3]. 
Như vậy, việc giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong điều kiện cuộc CMCN 4.0 
hiện nay cần tập trung vào việc đổi mới phương pháp, hướng tới hiệu quả giáo dục cao hơn 
nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đồng thời góp phần thực hiện thành công Nghị 
quyết Đại hội Đảng lần thứ XII. 
Theo chúng tôi, với đặc thù của các môn Lý luận chính trị, phương pháp hiệu quả nhất 
là phương pháp gắn lý luận với thực tiễn, gắn những nguyên lý, phạm trù tưởng chừng rất 
trừu tượng của bài giảng vào giải quyết những vấn đề rất cụ thể bên ngoài thực tiễn của 
cuộc sống để làm rõ tính khoa học và cách mạng của những nguyên lý đó, đồng thời vận 
dụng phương tiện công nghệ mới nhất hiện nay nhằm cung cấp cho sinh viên những 
phương tiện tri thức để chuyển dịch từ lĩnh vực học tập sang lĩnh vực hoạt động thực tiễn. 
Hay nói cách khác, trong hoàn cảnh cuộc CMCN 4.0 hiện nay, để giúp sinh viên biết, hiểu, 
vận dụng tốt tri thức các môn Lý luận chính trị vào cuộc sống thì cần triệt để phát huy hiệu 
quả phương pháp gắn lý luận với thực tiễn đồng thời phải khai thác hiệu quả các công 
nghệ, phương tiện dạy học mới. Đó là con đường duy nhất để nâng cao chất lượng giảng 
dạy các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay. 
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ vô cùng nhanh chắc chắn sẽ đặt 
Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong phát triển so với thế giới và rơi vào bị động 
trong đối phó với những mặt trái của cuộc cách mạng này. Nhận thức sớm được những cơ 
hội và thách thức đặt ra, ngày 04/5/2017, Chỉ thị 16 về tăng cường năng lực tiếp cận Cách 
102 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
mạng công nghiệp 4.0 của Chính phủ đã được ban hành. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề 
nghị để Việt Nam bắt kịp cuộc CMCN 4.0 cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Tập 
trung hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật theo kịp kinh tế số, công nghiệp 
thông minh; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó công nghệ thông tin và hạ tầng 
thông tin đóng vai trò hạ tầng của hạ tầng; phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu 
cầu kinh tế số; phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp trong 
mọi ngành, mọi lĩnh vực, có kế hoạch cụ thể và khả thi để phát triển và làm chủ hệ tri thức 
Việt số hóa, khơi dậy đam mê khát vọng; Cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, 
người dân cần chung tay trong đổi mới sáng tạo, chủ động nắm bắt, khai thác có hiệu quả 
các cơ hội to lớn của CMCN 4.0 mang lại 
Như vậy, CMCN 4.0 là cơ hội thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc, không thể bỏ lỡ, 
phát huy lợi thế, phải có ứng xử cởi mở, tạo dựng môi trường thông thoáng, thúc đẩy mô 
hình mới. Đối với giáo dục đào tạo nói chung và giảng dạy các môn Lý luận chính trị nói 
riêng, cuộc CMCN 4.0 sẽ đặt ra những yêu cầu mới. Để có thể đáp ứng được những yêu 
cầu mới đó đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp: 
Thứ nhất, đặc trưng của các môn Lý luận chính trị là nghiên cứu những quy luật hình 
thành, vận động và phát triển của xã hội loài người. Nó có vị trí và vai trò đặc biệt quan 
trọng trong việc hình thành cho sinh viên thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách 
mạng; đồng thời, trang bị cho người học hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa Mác - 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt 
Nam về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối 
sống cho người học. So với các bộ môn khác, các môn Lý luận chính trị thường mang 
tính lý luận, trừu tượng và thường ẩn chứa trong nội dung khoa học là các xu hướng chính 
trị, tư tưởng. Trong điều kiện mới hiện nay khi giảng dạy các môn học này cần phải rèn 
luyện cho sinh viên cách phát hiện, phân biệt giữa tính khoa học và tính giai cấp trong khi 
nghiên cứu các trường phái khoa học khác nhau, nhất là khi nghiên cứu các các lý thuyết 
khoa học mới. Làm cho sinh viên biết bóc tách, chọn lọc tính khoa học và mang những giá 
trị khoa học đó phục vụ cho việc thực hiện đường lối chính trị của Đảng, của đất nước. 
 Một trong những vấn đề quan trọng khi giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong 
điều kiện hiện nay là trong khi luận giải những vấn đề khoa học cần lồng ghép phê phán 
các quan điểm phản diện, tổ chức cho sinh viên tham gia bình luận các sự kiện chính trị, xã 
hội đang có tính thời sự. Việc phát triển tư duy lý luận của người học trong dạy học các 
môn Lý luận chính trị có hiệu quả thực sự khi nó được tiến hành trong mối quan hệ thống 
nhất giữa xu hướng chính trị, tư tưởng của quá trình dạy học với tính khoa học của nội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 103 
dung dạy học. Một quá trình dạy học thực sự khoa học sẽ đưa người học tới những quan 
điểm, tư tưởng đúng đắn, bởi trong khi tìm hiểu các phép biện chứng của sự vật, hiện 
tượng thì người học cũng đồng thời đi đến phép biện chứng của tư tưởng. 
Thứ hai, các môn Lý luận chính trị luôn bao hàm tính khoa học và tính cách mạng. 
Mặt khác, sự vận động, biến đổi của thực tiễn so với lý luận cũng phong phú, đa dạng và 
phức tạp. Đặc thù dạy học các môn Lý luận chính trị trong điều kiện CMCN 4.0 càng đặt 
ra yêu cầu cao sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Trong thời đại bùng nổ thông tin, 
Internet kết nối vạn vật, kỹ thuật số hiện nay, nếu bài giảng lý thuyết trên lớp hay đến mấy 
mà xa rời thực tiễn thì cũng không thể hấp dẫn người học và không thuyết phục người học, 
dẫn tới áp đặt tri thức. Để tạo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đòi hỏi nội dung bài 
học phải được xây dựng từ hai nguồn thông tin: một nguồn bám vào lý luận và một nguồn 
bám vào thực tiễn. Theo chúng tôi, đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính 
trị trong điều kiện hiện nay không đơn thuần là đổi mới cách dạy, cách học mà phải làm 
cho nội dung đó trở nên thiết thực với người học, khai thác cập nhật thông tin thông qua 
việc áp dụng các công nghệ để đưa thực tiễn của cuộc sống vào bài giảng, đưa lý luận của 
bài giảng vào thực tiễn cuộc sống. 
Thứ ba, thực chất đổi mới cách dạy của người thầy là lựa chọn cách truyền thụ như thế 
nào để người học nắm bắt, hiểu được nội dung, kích thích tư duy sáng tạo, biết phát hiện 
chính xác, có năng lực giải quyết các vấn đề có hiệu quả. Trong điều kiện mới hiện nay, 
chúng tôi cho rằng để nâng cao bài giảng các môn Lý luận chính trị người giảng viên phải 
có sự kết hợp chặt chẽ phương pháp thuyết trình với nêu các tình huống có vấn đề. Để thực 
hiện có hiệu quả phương pháp này đòi hỏi người giảng viên phải đầu tư xây dựng các tình 
huống có vấn đề chứa đựng mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn; mâu thuẫn giữa lý luận và 
phương pháp; mâu thuẫn giữa các quan điểm; giữa các ý kiến khác nhau trong nội dung 
của chủ đề. Xây dựng tình huống có vấn đề phải trên cơ sở kế thừa hệ thống tri thức có 
sẵn, gắn với những yêu cầu cần làm rõ nội dung cơ bản, trọng tâm, trọng điểm của bài 
giảng và phải kích thích được tư duy sáng tạo của người học. Đồng thời nêu các tình huống 
có vấn đề phải chọn lọc, kết cấu logic chặt chẽ, ngắn gọn, rõ ràng để lôi cuốn người học 
vào quá trình phân tích tình huống và cuối cùng phải có đánh giá, kết luận cụ thể. 
Thứ tư, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học các môn Lý luận chính trị trong điều 
kiện CMCN 4.0 hiện nay muốn có hiệu quả đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa chất lượng của 
các hình thức sau bài giảng. Các chủ đề xêmina, trao đổi, bài tập thực hành phải được đầu 
tư xây dựng, nghiên cứu và biên soạn thành tài liệu thống nhất nhưng có tính mở cao để 
hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình học tập. Nội dung của từng xêmina là những tình 
huống có vấn đề cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi sinh viên phải có quá trình đầu tư, 
104 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
nghiên cứu, giải quyết các mâu thuẫn đặt ra, xây dựng các phương án trả lời thông qua sự 
khơi gợi, hướng dẫn của người thầy. Hệ thống các bài tập thực hành phải xây dựng sát với 
mục tiêu, yêu cầu, đối tượng đào tạo. Thông qua các bài tập thực hành giúp cho người học 
phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, củng cố kiến thức đã học từng bước hình thành bản lĩnh 
và năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Ngoài ra các hoạt động như tham quan, 
thực tế góp phần củng cố, mở rộng kiến thức cho sinh viên cũng phải được chú trọng và 
duy trì thường xuyên, phải coi đây là một khâu của quá trình giáo dục Lý luận chính trị. 
3. KẾT LUẬN 
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học 
tập cái tinh thần xử trí mọi việc đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập 
những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lê nin để áp dụng một cách sáng tạo vào 
hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn. Học phải đi đôi 
với hành. Học để làm người, làm cán bộ, học để phục vụ đoàn thể, Tổ quốc và nhân dân” 
[2, tr.184]. Như vậy con đường ngắn nhất để khắc phục bệnh kinh viện, sách vở đối với 
công tác giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay là đưa lý luận vào 
cuộc sống. Gắn lý luận với thực tiễn, rồi từ thực tiễn sinh động để củng cố bổ sung và hoàn 
thiện những nhận thức mới, những lý luận mới để người học có nhận thức và hành động 
đúng đắn hơn. Hiện nay trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, nhờ sự phát triển nhanh chóng 
của khoa học công nghệ, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực 
của đời sống xã hội; phương tiện, thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy ngày 
càng được tăng cường, do đó giảng viên có nhiều “kênh”, nhiều hình thức để khai thác, 
tiếp nhận thông tin, cập nhật kiến thức. Tùy thuộc vào chương trình nội dung các môn Lý 
luận chính trị, giảng viên có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau để tiếp nhận thông tin, 
cập nhật tri thức thực tiễn. 
Hơn lúc nào hết dưới tác động của cuộc CMCN 4.0 đổi mới phương pháp giảng dạy 
các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng là vấn đề sống còn, là con 
đường phát triển tất yếu để thực hiện thành công mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục đại học ở nước ta hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng 
khóa XII, - Nxb Chính trị Quốc gia, 2016. 
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8, - Nxb Chính trị Quốc gia, 2000. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 26/2018 105 
THE IMPACTS OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ON 
EDUCATION AND REQUIREMENTS FOR REFORMING TEACHING 
METHODS OF POLITICAL MODULES IN VIETNAM TODAY 
Abstract: The fourth industrial revolution (Industry 4.0, Industrie 4.0 in German) was 
first mentioned in the High-Tech Strategic Action Plan approved by the German 
government in 2012. The new manufacturing revolution could offer Vietnam many 
opportunities to accelerate industrialization and modernization, and also bring 
challenges to the course of development. Innovating methods of teaching political 
disciplines in the context of the industrial revolution 4.0 is essentially innovating methods 
of bringing theory into practice and using reality to validate theoretical issues. This is an 
important issue, posed as a critical task in political education in the universities today. 
Keywords: Industrial Revolution 4.0; Education and training; Industrialization, 
Modernization; Political theory; International integration. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_den_linh_vuc_gia.pdf