Tác động của chính sách tiền tệ phi truyền thống của các nước phát triển lên các nước đang phát triển và gợi ý cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, các nước phát triển thường xuyên áp dụng chính sách tiền

tệ phi truyền thống với sự thay đổi lớn về mục tiêu, công cụ và biện pháp thực hiện. Chính

sách tiền tệ phi truyền thống không chỉ tác động đến các nước phát triển hoặc các quốc gia

mới nổi mà yếu tố rủi ro còn liên quan đến tất cả các quốc gia. Đối với Việt Nam, tiếp cận

thận trọng, quản lý chặt chẽ với các dòng vốn từ bên ngoài, thực hiện chính sách tỷ giá hối

đoái linh hoạt, đưa lãi suất cho vay về tiệm cận với mức chung của thế giới, hỗ trợ và thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì quá tập trung vào kiểm soát lạm phát là những giải pháp

cần thiết trong việc hạn chế rủi ro từ những thay đổi của chính sách tiền tệ phi truyền

thống từ các nước phát triển.

pdf 6 trang kimcuc 4140
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chính sách tiền tệ phi truyền thống của các nước phát triển lên các nước đang phát triển và gợi ý cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chính sách tiền tệ phi truyền thống của các nước phát triển lên các nước đang phát triển và gợi ý cho Việt Nam

Tác động của chính sách tiền tệ phi truyền thống của các nước phát triển lên các nước đang phát triển và gợi ý cho Việt Nam
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 27 
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ PHI TRUYỀN THỐNG 
CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN LÊN CÁC NƯỚC ĐANG 
PHÁT TRIỂN VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM 
Huỳnh Công Danh 
Trường Đại học Thủ Dầu Một 
TÓM TẮT 
 Trong những năm gần đây, các nước phát triển thường xuyên áp dụng chính sách tiền 
tệ phi truyền thống với sự thay đổi lớn về mục tiêu, công cụ và biện pháp thực hiện. Chính 
sách tiền tệ phi truyền thống không chỉ tác động đến các nước phát triển hoặc các quốc gia 
mới nổi mà yếu tố rủi ro còn liên quan đến tất cả các quốc gia. Đối với Việt Nam, tiếp cận 
thận trọng, quản lý chặt chẽ với các dòng vốn từ bên ngoài, thực hiện chính sách tỷ giá hối 
đoái linh hoạt, đưa lãi suất cho vay về tiệm cận với mức chung của thế giới, hỗ trợ và thúc 
đẩy tăng trưởng kinh tế thay vì quá tập trung vào kiểm soát lạm phát là những giải pháp 
cần thiết trong việc hạn chế rủi ro từ những thay đổi của chính sách tiền tệ phi truyền 
thống từ các nước phát triển. 
Từ khóa: chính sách tiền tệ, tác động, quản lý, linh hoạt
1. Thay đổi trong chính sách tiền tệ 
của các định chế tài chính lớn 
Chính sách tiền tệ truyền thống (CMP - 
Conventional Monetary Policy) nhấn mạnh 
vai trò ngân hàng trung ương (NHTW) là 
một cơ quan “một nhiệm vụ” sử dụng 
"công cụ duy nhất" là lãi suất ngắn hạn để 
đạt được mục tiêu duy nhất là duy trì sự ổn 
định của giá cả, kiểm soát lạm phát. Chính 
sách tiền tệ (CSTT) của một quốc gia chỉ 
nên giới hạn ảnh hưởng và phục vụ lợi ích 
của chính quốc gia đó. Quan điểm cổ điển 
cũng cho rằng tốt nhất NHTW cần được 
đứng ngoài các chính sách tài chính. 
Khủng hoảng tài chính Bắc Đại Tây 
Dương (NAFC) năm 2008 đã gây ra cơn 
chấn động với hệ thống tài chính – ngân 
hàng toàn cầu và dẫn đến những thay đổi 
mạnh mẽ trong việc hoạch định và thực thi 
chính sách tiền tệ của các quốc gia. Để thoát 
khỏi khủng hoảng và suy thoái, rất nhiều 
quốc gia đặc biệt là các quốc gia phát triển 
đã thực thi chính sách tiền tệ (CSTT) phi 
truyền thống (UMP – Unconventional 
Monetary Policy) với sự thay đổi lớn về 
mục tiêu, công cụ và biện pháp thực hiện. 
Theo đó CSTT của quốc gia tập trung nhiều 
hơn vào việc hỗ trợ giúp nền kinh tế thoát 
khỏi khủng hoảng suy thoái và kích thích 
tăng trưởng. Thực hiện mục tiêu này, 
NHTW ở Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến lớn 
khác đã theo đuổi CSTT nới lỏng bao gồm 
cả thông qua một loạt các hành động chính 
sách mạnh mẽ và hiếm có tiền lệ để trực tiếp 
hoặc gián tiếp bơm tiền vào nền kinh tế. Lãi 
suất cơ bản liên tục hạ thấp cả ngắn hạn và 
dài hạn và đã chạm mức thấp lịch sử. 
NHTW mua các tài sản từ ngân hàng 
thương mại và các tổ chức tư nhân khác 
nhằm bơm tiền vào nền kinh tế để khuyến 
khích doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm lợi 
nhuận qua hoạt động kinh doanh và đầu tư. 
Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016 
 28 
Khi cuộc khủng hoảng dưới chuẩn bắt 
đầu xảy ra, tháng 8/2007, Cục Dự trữ Liên 
bang Mỹ (Fed) đã chuyển sang thực thi 
CSTT theo hướng nới lỏng. Tháng 9/2007, 
Fed nhanh chóng cắt giảm lãi suất cơ bản 
từ mức 5,25% xuống 2% vào tháng 4/2008 
và xuống 0% vào tháng 5/2008 và giữ 
nguyên mức này trong một thời gian dài. 
Tiếp theo Fed, NHTW Anh (BoE) và 
NHTW Canada (BoC) cũng theo chân hạ 
lãi suất. NHTW châu Âu (ECB) sau một 
hồi lừng chừng cũng đã hạ lãi suất và tỷ lệ 
thấp nhất là 0,25% trong tháng 11/2013. 
Các NHTW khác thể hiện phản ứng hai 
chiều rất khác nhau nhưng nhìn chung, kể 
từ năm 2007, chính sách lãi suất của các 
ngân hàng trung ương bị ảnh hưởng nặng 
nề bởi biến động ở Mỹ. 
UMP đã tác động hai chiều lên nền 
kinh tế tài chính của các nền kinh tế đang 
phát triển và mới nổi. Các tác động rất 
phức tạp và khó phân định rõ ràng. Về mặt 
lý thuyết, các dòng vốn lớn, rẻ, dễ tiếp cận 
có thể tăng đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng 
kinh tế, nâng cao trình độ và quy mô thị 
trường tài chính của các nền kinh tế mới 
nổi và đang phát triển, qua đó góp phần 
tăng cường sự ổn định của thị trường tài 
chính toàn cầu. Do đó, UMP không phải 
trục lợi, làm "nghèo hàng xóm" (beggar-
thy-neighbor) mà là chính sách chủ động, 
tích cực mang tính "hỗ trợ hàng xóm" 
(enrich-thy-neighbor). Các nước phát triển 
(Aes), các quốc gia thực hiện UMP, bảo vệ 
và cổ vũ nhiệt thành cho quan điểm này. 
Tuy nhiên, nhiều các bằng chứng thực 
tế cho thấy lợi ích thực sự của UMP lên các 
nền kinh tế mới nổi và đang phát triển 
thường rất khó xác định, khó nắm bắt trong 
các mô hình tính toán cũng như thực tế. 
Các nghiên cứu thực nghiệm về lợi ích từ 
tài khoản vốn mở thường được nhấn mạnh 
ở khía cạnh gián tiếp như giúp các định chế 
tài chính phát triển tốt, nâng cao năng lực 
quản trị và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng 
điều này đặt ra vấn đề quan hệ nhân quả là 
liệu việc mở cửa thị trường vốn dẫn đến lợi 
ích gián tiếp hay sự phát triển của thị 
trường tài chính trong nước đã thu hút các 
nguồn vốn. 
Có rất ít tài liệu và luận cứ thuyết phục 
rằng việc mở cửa thị trường tài chính quốc 
gia với các dòng vốn xuyên biên giới mang 
lại tác động tích cực trực tiếp cho phúc lợi 
hoặc tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước 
đang phát triển (Obstfeld, 2009). Nhiều lập 
luận cho rằng, trong những hoàn cảnh nhất 
định, sự tự do tài khoản vốn hoàn toàn có 
thể là điều không mong muốn (Korinek, 
2011). Như một kết quả của gia tăng toàn 
cầu hóa tài chính, tỷ giá hối đoái linh hoạt 
không còn là cứu cánh cho bộ ba bất khả 
thi hoặc những tác động tiêu cực từ biến 
động lãi suất nước ngoài. 
Ở góc độ tiêu cực, UMP đã khiến lãi 
suất ngắn hạn về mức 0% và lãi suất dài 
hạn ở mức thấp trong lịch sử của lãi suất 
dài hạn ở các nền kinh tế phát triển 
(EMEs). Sự gia tăng mạnh về quy mô bảng 
cân đối tài sản, chênh lệch lãi suất và tham 
vọng lợi nhuận của các nhà đầu tư đã dẫn 
tới các luồng vốn đầu cơ lớn đổ vào EMEs. 
Điều này tạo áp lực tăng giá trên các đồng 
nội tệ, tạo ra những thách thức với kinh tế 
vĩ mô và ổn định và tài chính của các quốc 
gia này. Điều đáng quan ngại nhất là các 
EMEs luôn ở thế bị động bất lợi trước sự 
biến động các dòng vốn kiểu “no dồn, đói 
cóp” này. Quyết định bơm vào hay hút vốn 
ra của của nhà đầu tư dựa nhiều hơn vào 
tình hình diễn biến kinh tế tài chính của 
nước có nguồn vốn chứ không phải là nước 
tiếp nhận. Ví dụ, sự tăng vọt của các dòng 
vốn vào EMEs trong năm 2010 đã bị gián 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 29 
đoạn bởi cuộc khủng hoảng nợ khu vực 
đồng euro trong năm 2011. Việc nối lại vốn 
chảy vào EMEs vào năm 2012 một lần nữa 
lại bị gián đoạn vào giữa năm 2013 khi các 
nhà đầu tư đã lo lắng về việc Fed cắt giảm 
các chương trình nới lỏng định lượng. 
2. Ứng phó của những nền kinh tế 
mới nổi 
Tiếp cận thận trọng với các dòng vốn 
nóng từ bên ngoài trong quản lý kinh tế vĩ 
mô và tài chính: UMP của các nền kinh tế 
tiên tiến bị chi phối bởi điều kiện kinh tế vĩ 
mô và tài chính nội bộ của họ. Do đó, các 
EMEs nên tiếp cận thận trọng với các dòng 
vốn nóng từ bên ngoài trong quản lý kinh tế 
vĩ mô và tài chính. Kiểm soát vốn là cần 
thiết ngay cả khi tỷ giá hối đoái linh hoạt. 
Biện pháp tối ưu là điều hòa dòng vốn bằng 
các biện pháp hỗ trợ dòng vốn vào và 
ngược lại đánh thuế luồng vốn ra trong 
những giai đoạn biến động đột ngột sẽ giúp 
trung hòa dòng chảy vốn để thúc đẩy chu 
kỳ kinh doanh. Các EMEs sẽ được hưởng 
lợi từ cách tiếp cận và các biện pháp quản 
lý linh hoạt và mềm dẻo này. 
Dựa trên kinh nghiệm của một nền 
kinh tế, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF – 
International Monetary Fund) đã đề xuất 
một khuôn khổ các biện pháp chính sách để 
quản lý việc tự do hóa dòng vốn của các 
quốc gia (IMF, 2012). Thừa nhận lợi ích 
cũng như những rủi ro gắn liền với các 
dòng vốn, thừa nhận một số khía cạnh tích 
cực của việc kiểm soát vốn, nhưng IMF 
cũng nhấn mạnh chính sách kiểm soát vốn 
chỉ nên mang tính tạm thời và không nên là 
lựa chọn số một. Đáng chú ý là trong khi 
thừa nhận ở mức độ nhất định vai trò tích 
cực của kiểm soát vốn, IMF cũng thừa 
nhận chính sách tiền tệ ở các AEs trong 
thời gian dài có tính hỗ trợ. Khuôn khổ 
chính sách của IMF cũng chưa điểm mặt và 
xác định những loại chính sách tiền tệ và 
chính sách quản lý của AEs nào kích hoạt 
các vốn rủi ro nhất chảy vào EMEs và trách 
nhiệm của họ trong trường hợp như vậy 
(Gallagher và Ocampo, 2013). 
Cần phải thừa nhận rằng các EDEs 
phát triển nhanh nhất có tốc độ tăng trưởng 
cao hơn và tỷ lệ lạm phát và lãi suất cao 
hơn các AEs. Hơn nữa, trong điều kiện đặc 
thù về dân số và mức thu nhập đầu người 
tương đối thấp, tăng trưởng, lạm phát và lãi 
suất chênh lệch giữa EDEs và các nền kinh 
tế tiên tiến có thể được dự kiến sẽ kéo dài 
trong nhiều năm tới. Trong trường hợp 
không có bất kỳ sự kiểm soát hay điều chỉnh 
nào trên các luồng vốn xuyên quốc gia, 
chênh lệch lãi suất cao sẽ mang theo rủi ro 
và nguy cơ cho các EMEs khi thu hút dòng 
chảy vốn lớn trong thời gian dài dẫn đến tỷ 
giá hối đoái bị đẩy lên cao, tín dụng nóng và 
bong bóng giá tài sản. Khi dòng vốn bị dừng 
đột ngột sẽ có thể dẫn đến suy thoái hoặc 
khủng hoảng trầm trọng. Chênh lãi suất do 
đó phản ánh các yếu tố cấu trúc. Trong khi 
yếu tố mang tính chu kỳ có thể mở rộng 
hoặc thu hẹp trong chu kỳ, yếu tố mang tính 
cấu trúc vững chắc hơn. Do đó, các biện 
pháp quản lý tài khoản vốn, đặc biệt là đối 
với các dòng vốn nợ có thể vẫn tồn tại lâu 
dài, ít nhất là khi sự chênh lệch về tăng 
trưởng, lạm phát và lãi suất vẫn còn. 
Tuy nhiên, các khuyến nghị kiểu truyền 
thống theo hướng thắt chặt chính sách tài 
khóa và CSTT để đối phó với các dòng vốn 
chảy vào cũng cần được cân nhắc cẩn trọng. 
Chính sách tài khóa và CSTT thắt chặt dẫn 
đến cắt giảm chi tiêu công ích và an sinh, 
tạo không gian để các dòng vốn đầu cơ đổ 
vào giúp tầng lớp giàu có hơn được hưởng 
lợi. Bên cạnh đó nó cũng dẫn đến cắt giảm 
đầu tư công và hạn chế đầu tư tư nhân, gây 
tác động bất lợi cho tăng trưởng dài hạn. 
Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016 
 30 
Các phương pháp đánh giá truyền 
thống về tác động của các biện pháp và 
chính sách quản lý tài khoản vốn thường 
không thực sự chính xác. Một số nghiên 
cứu (Fratzscher, Lo Duca và Straub, 2013) 
kiểm tra độ hiệu quả của các biện pháp này 
thường dựa vào các chỉ số phổ biến của 
kiểm soát vốn như các chỉ số Chinn-Ito và 
các chỉ số Quinn có rất nhiều sai sót. Các 
chỉ số này hầu như không thay đổi trong 
nhiều năm qua. Ví dụ, đối với Ấn Độ, chỉ 
số Chinn-Ito được giữ nguyên kể từ năm 
1970 và chỉ số Quinn là không thay đổi kể 
từ năm 1994, ngay cả khi Ấn Độ đã tự do 
hóa tài khoản vốn đáng kể kể từ đầu những 
năm 1990. Những nghiên cứu dựa trên các 
chỉ số như vậy để đo lường hiệu quả của 
kiểm soát vốn sẽ đưa ra những kết luận sai 
lầm. Các chỉ số này được dựa trên dữ liệu 
hàng năm, trong khi các nhà chức trách 
thường xuyên “tinh chỉnh” các biện pháp 
và dữ liệu tài khoản vốn trong chu kỳ của 
năm. Một số bất cập trong quản lý và kiểm 
soát không có nghĩa là chúng không hiệu 
quả. Các chi phí và lợi ích của các biện 
pháp quản lý tài khoản vốn với các công ty 
cá nhân cần phải được cân nhắc với các lợi 
ích vĩ mô có được từ sự ổn định kinh tế vĩ 
mô và tài chính. Kiểm soát và quản lý các 
dòng vốn nhằm tăng cường sự ổn định tài 
chính qua việc ngăn ngừa tích tụ tiền tệ, 
đảm bảo thanh khoản hoặc hạn chế sự phát 
triển của trung gian thông qua các ngân 
hàng trong nước đóng một vai trò quan 
trọng (Eichengreen và cộng sự, 2011). 
Tăng cường các thỏa thuận tài chính 
khu vực. Khi nước Mỹ thực hiện chương 
trình nới lỏng định lượng, các EMEs đã 
phải xử lý các biến động lớn về nguồn vốn 
trong thị trường tài chính bằng việc sử 
dụng kho dự trữ ngoại hối mà không có bất 
kỳ cơ chế hoán đổi nào với các NHTW của 
các quốc gia có đồng tiền dự trữ. Một cơ sở 
hoán đổi như vậy, nếu có, lẽ ra đã góp phần 
giảm thiểu những biến động và hậu quả tiêu 
cực trong suốt giai đoạn này. Phương tiện 
thanh khoản phòng ngừa – một công cụ 
thanh khoản ngắn hạn có sẵn của IMF vẫn 
bị nhiều EMEs tiếp cận thận trọng với con 
mắt hoài nghi do sự kỳ thị liên quan đến họ 
(IMF, 2014). 
Sự kỳ thị với các công cụ hỗ trợ của 
IMF và thiếu cơ chế hoán đổi với NHTW 
của các nền kinh tế phát triển, các EMEs 
phải đã dựa vào các công cụ và chính sách 
riêng của mình để đối phó khủng hoảng. 
Những công cụ và chính sách này bao gồm 
chính sách tỷ giá linh hoạt, can thiệp vào thị 
trường ngoại hối, các biện pháp quản lý tài 
khoản vốn Dự trữ ngoại hối lớn đã không 
thể cứu vãn sự giảm mạnh và đột ngột về tỷ 
giá hối đoái của nhiều EMEs cho dù đã có 
những hồi phục kể từ mức thấp nhất tháng 
9/2013. Ở đây, cũng cần lưu ý rằng trong 
khi nghiên cứu của IMF đã khẳng định rằng 
dự trữ ngoại hối của EMEs là cao hơn mức 
cần thiết nhưng thị trường dường như đã đặt 
câu hỏi cho nhận định này. 
Với những diễn biến của thị trường tài 
chính toàn cầu sau khủng hoảng năm 2008, 
trong bối cảnh giới hạn nguồn lực, cơ chế 
hạn ngạch và quản trị chưa được cải cách 
của IMF, hầu như không có sợi dây hoán 
đổi ngoại tệ với những nền kinh tế tiên tiến, 
một mối quan tâm và nhu cầu ngày càng 
tăng trong các EMEs là hướng đến sự hợp 
tác tài chính khu vực (RFAs-Regional 
Financial Agreements). Cuộc khủng hoảng 
tài chính châu Á 1997-1998 đã dẫn đến sự 
ra đời của Sáng kiến Chiang Mai (bây giờ 
là Sáng kiến Chiang Mai đa phương với 
nguồn tài chính hơn 240 tỷ USD). Các 
RFAs như Quỹ ổn định tài chính châu Âu 
(EFSF), Cơ chế ổn định châu Âu (ESM) 
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một, số 1 (26) – 2016 
 31 
với năng lực cho vay 700 tỷ Euro đã đóng 
một vai trò quan trọng giải quyết khủng 
hoảng nợ quốc gia trong khu vực đồng 
Euro gần đây. Trong sự thay đổi của thời 
thế, IMF trở thành một cầu thủ hạng B 
trong sân chơi của các thoả thuận tài chính 
trong khu vực. Các nước BRICS đã và 
đang xây dựng một thỏa thuận tiền tệ trị giá 
100 tỷ USD và công việc đang tiến triển 
khá thuận lợi. Giao dịch hoán đổi tiền tệ 
song phương cũng đã và đang được thiết 
lập hay mở rộng trong thời gian gần đây. 
Các RFAs sẽ cung cấp một công cụ bổ 
sung hiệu quả cho EMES để quản lý và 
kiểm soát các biến động dòng vốn trong 
điều kiện môi trường tài chính tiền tệ quốc 
tế thiếu vắng cơ chế hoán đổi và hợp tác 
của NHTW tại các nền kinh tế tiên tiến với 
các EMEs lớn. Tuy nhiên, hiệu quả của các 
RFAs vẫn cần thời gian để được kiểm tra. 
Một câu hỏi cũng được đặt ra là cho dù 
giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương 
hoặc khu vực mà chúng ta đang thấy có thể 
là một sự thay thế hiệu quả hoặc tối ưu cho 
hệ thống đa phương như IMF? Câu trả lời 
tốt nhất cho câu hỏi này là những xu hướng 
mới này là sự phối hợp tiền tệ quốc tế lớn 
hơn, chứ không phải là sự thay thế hay sự 
phân mảnh tài chính trên quy mô toàn cầu. 
3. Một vài gợi ý cho Việt Nam 
Việt Nam đã và đang chịu tác động 
mạnh mẽ của những thay đổi trong diễn biến 
kinh tế tài chính quốc tế mà UMP của các 
AEs đóng vai trò là một trong những tác 
nhân chính. Do đó, Việt Nam cũng cần có 
những thay đổi linh hoạt trong việc hoạch 
định chính sách tiền tệ, phát huy tích cực và 
hạn chế những tác động tiêu cực từ UMP 
của các quốc gia phát triển. 
Thứ nhất, cần duy trì sự quản lý chặt 
chẽ nhưng linh hoạt đối với các luồng vốn 
quốc tế đặc biệt là các luồng vốn đầu cơ 
vào bất động sản và chứng khoán bằng cơ 
chế khuyến khích các dòng vốn đầu tư sản 
xuất và dịch vụ, hạn chế các dòng vốn 
mang tính đầu cơ bằng thuế hay các rào cản 
kỹ thuật khác để giảm thiểu biến động bất 
thường của các dòng vốn này. 
Thứ hai, duy trì tỷ giá hối đoái ổn định 
tương đối để tránh tình trạng đồng Việt 
Nam bị định giá quá cao hay quá thấp do cả 
hai thái cực này đều gây bất lợi cho nền 
kinh tế. 
Thứ ba, hạ lãi suất cho vay để đưa lãi 
suất cho vay về tiệm cận với mức chung 
của thế giới. Nhiều phân tích cho rằng lãi 
suất của Việt Nam hiện nay quá cao so với 
các nước trong khu vực. Ví dụ với xuất 
khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam đang 
vay với lãi suất là 9 - 11%/năm, trong khi 
doanh nghiệp của các nước có mặt hàng 
xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với Việt 
Nam lại đang vay với lãi suất thấp hơn 
nhiều: Trung Quốc là 6,6%, Thái Lan là 
6,9%, Malaysia là 4,9%. Mặt bằng chung, 
các doanh nghiệp Việt Nam đang vay với 
lãi suất 11 - 13%/năm, trong khi các doanh 
nghiệp FDI, nếu vay ở chính quốc để đầu 
tư vào Việt Nam thì mức lãi suất vay rất 
thấp: Hoa Kỳ, khoảng 3,3%/năm, Nhật Bản 
là 1,5%, Hàn Quốc là 4,7%, Đài Loan là 
2,9%... Sự chênh lệch về lãi suất trên đã và 
đang là một bất lợi và là sức ép rất lớn đối 
với các doanh nghiệp nội. Mặt khác nó 
cũng là điều kiện để các dòng vốn đầu cơ 
tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đổ 
vào. Hạ lãi suất sẽ là mũi tên trúng hai 
đích, hỗ trợ, kích thích đầu tư và ngăn 
chặn, giảm thiểu các nguồn vốn đầu cơ trục 
lợi lãi suất. 
Thứ tư, CSTT cần nhấn mạnh đến vai 
trò hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 
thay vì quá tập trung vào kiểm soát lạm 
Scientific Journal of Thu Dau Mot University, No 1 (26) – 2016 
 32 
phát. Sau cú sốc lạm phát mạnh các năm 
2008, 2010, 2011, Chính phủ và NHTW đã 
ban hành và thực thi quyết liệt nhiều biện 
pháp đồng bộ, đặc biệt là thực thi chính sách 
tài chính và CSTT thắt chặt nhằm ổn định 
kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Điều này 
đã giúp kinh tế vĩ mô đã ổn định. Tuy nhiên 
tác dụng phụ của điều hành tài chính – tiền 
tệ quá chặt, thậm chí đôi khi “giật cục”, đã 
khiến nhiều khi nền kinh tế xét ở góc độ nào 
đó bị "hạ cánh cứng", hệ thống doanh 
nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối 
cảnh hiện nay, khi mà môi trường kinh tế vĩ 
mô khá ổn định, lạm phát ở mức thấp, việc 
nới lỏng ở mức độ phù hợp chính sách tài 
khóa và CSTT sẽ tháo gỡ khó khăn cho sản 
xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường và kích 
thích phát triển kinh tế. 
IMPACT OF THE DEVELOPED COUNTRIES’ NON-TRADITIONAL 
MONETARY POLICY ON THE DEVELOPING COUNTRIES AND THE 
IMPLICATIONS FOR VIETNAM 
Huynh Cong Danh 
Thu Dau Mot University 
ABSTRACT 
In recent years, the developed countries often apply the non-traditional monetary 
policy with big change in the objectives, instruments and performance measures. Not only 
the non-traditional monetary policy affects the developing countries or emerging countries 
but its risk factors are also relevant to all countries. For Vietnam, the cautious approach, 
the strict management of external capital flows, the flexible exchange rate policy 
implementation, bringing asymptotically the lending rates to the general approaching level 
in the world, the economic growth support and promotion instead of focusing too much on 
the inflation control are the necessary measures to limit risks from changes in the non-
traditional monetary policy from developing countries. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] IMF, “Monetary Policy Coordination and the Role of Central Banks”, April 2014, Rakesh 
Mohan and Muneesh Kapur 
[2] Nguyễn Đắc Hưng, Thành công trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2014, quan điểm và dự 
báo năm 2015, Tạp chí Cộng sản,  
 Home/PrintStory.aspx?distribution=32356&print=true. 
[3] Nguyễn Đức Thành, Kinh tế Việt Nam: Nhìn lại năm 2015 và triển vọng 2016, Tạp chí Tài 
chính kỳ I tháng 1/2015. 
[4] Nguyễn Thanh Hương, Các công cụ phi truyền thống của chính sách tiền tệ, Tạp chí Khoa học 
Kinh tế (0866-7969), Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, số 4 (08), 2014. 
[5] Quốc hội, Luật Ngân sách Nhà nước, số 83/2015/QH13, Hà Nội, 25/6/2015. 
[6] Trần Đức Hiệp, Các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Năng lực và một số giới hạn 
đặt ra, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 212 (II), 2015. 
[7] Trần Thọ Đạt, Hà Quỳnh Hoa, Nguyễn Việt Hùng, Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ở 
Việt Nam giai đoạn 2001-2015 và phương án năm 2016, Tạp chí Tài chính, kỳ 1/2016 
 Ngày nhận bài: 20/8/2015 
 Chấp nhận đăng: 20/1/2016 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chinh_sach_tien_te_phi_truyen_thong_cua_cac_nuo.pdf