Tác động của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do fta đến kim ngạch xuất nhập khẩu theo ngành hàng: Trường hợp tỉnh Đồng Nai

Trong công cuộc đổi mới những thập kỷ gần đây, Việt

Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế xã

hội: kinh tế tăng trưởng ở mức cao, ổn định kinh tế vĩ mô,

phát triển thương mại, mở rộng đầu tư, góp phần xóa đói

giảm nghèo hiệu quả. Việt Nam đã và đang tham gia một

cách tích cực vào các tiến trình hội nhập quốc tế thông qua

việc ký kết các FTA. Cam kết về mở cửa thị trường là một

trong các nội dung quan trọng trong hầu hết các FTA mà Việt

Nam đã ký kết.

Trong hầu hết các FTA mà Việt Nam đã ký kết thì mức độ

tự do hóa trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định

ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự

do hóa gần 100%. Mức độ tự do hóa cuối cùng trong các

FTA khác dự kiến đạt khoảng 90% số dòng thuế với thuế

suất cuối cùng về 0% vào các thời điểm khác nhau tùy từng

FTA. FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (2018),

tiếp đó là ACFTA (2020) và AKFTA (2021). Một số mặt

hàng mà Việt Nam không cam kết xóa bỏ thuế trong hầu hết

các Hiệp định FTA chiếm khoảng từ 5-7% như: thuốc lá,

rượu bia, xăng dầu, ô tô, một số linh kiện và phụ tùng ô tô,

một số mặt hàng sắt thép, các mặt hàng áp dụng hạn ngạch

thuế quan (đường, trứng, thuốc lá) và các mặt hàng an ninh

quốc phòng (vũ khí, thuốc nổ.).

pdf 6 trang kimcuc 22540
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do fta đến kim ngạch xuất nhập khẩu theo ngành hàng: Trường hợp tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do fta đến kim ngạch xuất nhập khẩu theo ngành hàng: Trường hợp tỉnh Đồng Nai

Tác động của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do fta đến kim ngạch xuất nhập khẩu theo ngành hàng: Trường hợp tỉnh Đồng Nai
JOURNAL OF SCIENCE
OF LAC HONG UNIVERSITY
JSLHU  
Tp chí Khoa hc Lc Hng      
Tp chí Khoa hc Lc Hng86
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CẮT GIẢM THUẾ TRONG HIỆP ĐỊNH 
THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA ĐẾN KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU 
THEO NGÀNH HÀNG: TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI 
The impact of tariff reduction policy under the Free Trade Agreement on 
export-import volumes by product lines: The case of Dong Nai province 
Nguyễn Thị Ngọc Diệp1, Bùi Văn Thụy2,*, Nguyễn Đức Vinh3 
1Khoa Sau Đại Học; Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam 
2Khoa Tài chính – Kế toán; Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam 
 3Cục Hải Quan Đồng Nai, Việt Nam 
TÓM TẮT. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do FTA đến kim 
ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2010 – 2015. Nghiên cứu sử dụng số liệu của 30 mặt hàng xuất 
nhập khẩu (XNK) của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai xuất nhập khẩu qua 11 quốc gia có ký Hiệp định thương mại 
tự do (FTA - Free trade agreement) với Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động của FTA thông qua các biến giả 
(AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP) trong mô hình tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu có sự khác biệt giữa các ngành 
hàng. Kết quả nghiên cứu cũng đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhà làm chính sách, các doanh nghiệp có hoạt động 
xuất nhập khẩu nhằm đưa ra các chính sách quản lý phù hợp, cũng như giúp nâng cao hiệu quả hoạt động XNK của các doanh 
nghiệp. 
TỪ KHOÁ: Cắt giảm thuế; FTA; xuất nhập khẩu; Đồng Nai 
ABSTRACT. This study examines the impact of the tax cuttlement policy in the Free Trade Agreement (FTA) on import-
export turnover of Dong Nai province in the 2010-2015 period. The study used data from 30 export items export of enterprises 
in the area of Dong Nai import and export through 11 countries signed a free trade agreement with Vietnam. Research results 
show that the effect of FTAs through dummy variables (AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP) in the model of impact on export 
turnover is different between sectors. The study also provides some recommendations for policy makers and import-export 
enterprises to develop appropriate management policies as well as to improve the efficiency of export- import activities of 
the business. 
KEYWORDS: Tax reduction; FTA, Import-Export; Dong Nai 
1. GIỚI THIỆU 
Trong công cuộc đổi mới những thập kỷ gần đây, Việt 
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt kinh tế xã 
hội: kinh tế tăng trưởng ở mức cao, ổn định kinh tế vĩ mô, 
phát triển thương mại, mở rộng đầu tư, góp phần xóa đói 
giảm nghèo hiệu quả. Việt Nam đã và đang tham gia một 
cách tích cực vào các tiến trình hội nhập quốc tế thông qua 
việc ký kết các FTA. Cam kết về mở cửa thị trường là một 
trong các nội dung quan trọng trong hầu hết các FTA mà Việt 
Nam đã ký kết. 
Trong hầu hết các FTA mà Việt Nam đã ký kết thì mức độ 
tự do hóa trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định 
ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự 
do hóa gần 100%. Mức độ tự do hóa cuối cùng trong các 
FTA khác dự kiến đạt khoảng 90% số dòng thuế với thuế 
suất cuối cùng về 0% vào các thời điểm khác nhau tùy từng 
FTA. FTA hoàn thành lộ trình sớm nhất là ATIGA (2018), 
tiếp đó là ACFTA (2020) và AKFTA (2021). Một số mặt 
hàng mà Việt Nam không cam kết xóa bỏ thuế trong hầu hết 
các Hiệp định FTA chiếm khoảng từ 5-7% như: thuốc lá, 
rượu bia, xăng dầu, ô tô, một số linh kiện và phụ tùng ô tô, 
một số mặt hàng sắt thép, các mặt hàng áp dụng hạn ngạch 
thuế quan (đường, trứng, thuốc lá) và các mặt hàng an ninh 
quốc phòng (vũ khí, thuốc nổ...). 
Nằm trong vùng tiếp giáp với miền Trung Nam Bộ và Tây 
Nguyên, gần Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, 
Đồng Nai là tỉnh có vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho 
giao lưu, hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển 
kinh tế. Vị trí địa lý thuận lợi đã cho phép Đồng Nai phát
triển các KCN và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài 
tăng dần qua các năm. Hiện nay, Đồng Nai có 30 khu công 
nghiệp và 33 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tốc 
độ tăng trưởng kinh tế nhanh, môi trường đầu tư thông 
thoáng. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 
(giá 1994) là 63.803,6 tỷ đồng, tăng 11,75% so với cùng kỳ. 
Qua Bảng 1 và 2 cho thấy kim ngạch XNK của tỉnh Đồng 
Nai từ 2010 – 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng 
năm là 12%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK 
với các nước có tham gia hiệp định thương mại tự do FTA là 
24% (gấp 02 lần), là do ảnh hưởng của chính sách cắt giảm 
thuế quan theo các FTA đã thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch 
nhập khẩu. Tuy nhiên, đến năm 2015, số liệu kim ngạch nhập 
khẩu từ các nước có quan hệ FTA với Việt Nam có chiều 
hướng giảm, chỉ đạt 92% so với cùng kỳ 2014. 
Bảng 1. Kim ngạch XNK từ năm 2010 đến 2015 của 
tỉnh Đồng Nai (ĐVT: tỷ USD ) 
 2010 2011 2012 2013 2014 2015 
Xuất 
khẩu 
6,44 8,10 8,97 10,07 11,85 12,71 
Nhập 
khẩu 
6,86 8,38 8,44 9,32 10,40 10,29 
Tổng cộng 13,30 16,48 17,41 19,39 22,25 23,00 
(Nguồn: Cục Hải quan Đồng Nai-2015) 
Received: April, 3rd, 2018 
Accepted: May, 31st, 2018 
*Corresponding author. 
E-mail: thuybvt@gmail.com 
 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 87
Tác động của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do FTA đến kim ngạch xuất nhập khẩu theo ngành hàng 
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 
kim ngạch với các nước có FTA từ 2010 – 2015 
 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 
Năm 
Tổng kim ngạch 
XNK 
Tổng kim ngạch XNK 
với các nước có FTA 
Kim 
ngạch 
Năm sau so 
với năm 
trước 
Kim ngạch 
Năm sau so 
với năm trước 
2010 13,31 6,85 
2011 16,48 124% 14,60 213% 
2012 17,40 106% 14,33 98% 
2013 19,39 111% 16,01 112% 
2014 22,25 115% 17,14 107% 
2015 23,00 103% 15,70 92% 
Cộng 111,83 112% 84,61 124% 
 (Nguồn: Cục Hải quan Đồng Nai-2015) 
Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu 2015 so 2014 từ các nước có FTA 
phân theo ngành hàng 
Mặt hàng 
T. suất 
MFN 
(%) 
T.suất 
AFTA 
(%) 
Kim ngạch 
nhập khẩu 
(triệu USD) 
2015/ 
2014 
(%) 
Hàng dệt, may 12 8 25,83 117 
Hàng thủy sản 22 1,8 65,64 100 
Giầy dép các loại 20 0,6 194,78 135 
Máy vi tính, điện tử 8 1,8 660,06 108 
Đá quý, kim loại quý 
và sản phẩm 
1 0,08 19,71 148 
Gạo 40 0 - 
Gỗ và sản phẩm gỗ 20 1,4 170,3 111 
Máy móc, thiết bị, 
dụng cụ, phụ tùng 
khác 
5 1 1.073,54 114 
Than đá 0 0 106,19 111 
Xăng dầu các loại 20 8 342,63 54 
Cao su và sản phẩm 
cao su 
3 0,9 137,93 93 
Phương tiện vận tải 
và phụ tùng 
20 5 160,67 102 
Dây điện và dây cáp 
điện 
15 2,9 55,93 96 
Chất dẻo và sản 
phẩm chất dẻo 
3 1 1.175,32 93 
Túi xách, ví, vali, mũ 
và ô dù 
20 5 4,96 164 
Sắt thép và các sản 
phẩm từ sắt thép 
10 1 1.012,54 90 
Hàng rau quả 10 0,08 78,75 114 
Quặng và khoáng 
sản 
10 2,5 9,16 57 
Bánh kẹo và các sản 
phẩm từ ngũ cốc 
25 3,4 3,89 188 
Giấy và các SP từ giấy 15 3,6 175,97 117 
Thủy tinh và các sản 
phẩm từ thủy tinh 
35 3 19,88 121 
Hóa chất và SP hóa 
chất 
3 0,3 992,65 89 
Sản phẩm gốm, sứ 10 3,2 18,22 102 
Sản phẩm 
mây,tre,cói.. 
15 10 0,1 97 
Tổng 8 1,5 6.504,66 95 
(Nguồn: Cục Hải quan Đồng Nai-2015) 
2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CẮT GIẢM THUẾ 
TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) 
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 
2.1 Các Hiệp định thương mại tự do Asean+ 
Hiệp định về Thương mại hàng hóa đã được ASEAN và 
Hàn Quốc thống nhất đàm phán dựa trên cơ sở Hiệp định về 
Thương mại Hàng hóa đã được ký kết trước đó giữa ASEAN 
và Hàn Quốc. Hiệp định ACFTA được ký kết ngày 
29/11/2004 tại Viêng Chăn, Lào. Theo thỏa thuận, Hiệp định 
có hiệu lực từ ngày 1/1/2005 và các nước bắt đầu thực hiện 
cắt giảm thuế từ 1/7/2005. ASEAN và Nhật Bản đã đàm phán 
và ký kết Hiệp định AJCEP vào ngày 3/4/2008, Hiệp định 
chính thức có hiệu lực từ ngày 15/08/2008. Về Lộ trình cắt 
giảm thuế quan cụ thể: (i) Danh mục NT: Nhật Bản: Gồm 
92% số dòng thuế và giá trị thương mại, trong đó 88% số 
dòng thuế đạt 0% vào năm 2007 và 90% số dòng thuế đạt 0% 
vào 2013; ASEAN-6: 90% số dòng thuế đạt 0% vào 2013, 
căn cứ vào cam kết EPA song phương; Việt Nam: 90% số 
dòng thuế đạt 0% trong 15 năm (2023); (ii) Danh mục SL: 
Thuế cuối cùng 5% vào 2018 (xác định theo các cam kết EPA 
song phương; (iii) Danh mục HSL: Thuế cuối cùng 50%; (iv) 
Danh mục loại trừ: Không cam kết giảm thuế. Về cơ bản, các 
cam kết thuế của ta và Nhật Bản trong Hiệp định AJCEP 
không cao như trong Hiệp định song phương giữa ta và Nhật 
Bản (VJEPA). CEPT là một thỏa thuận chung giữa các nước 
thành viên ASEAN về giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN 
xuống còn từ 0 - 5%, đồng thời loại bỏ tất cả các hạn chế về 
định lượng và các hàng rào phi quan thuế trong vòng 10 năm, 
bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. 
Nhìn chung, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam trong 
một số FTA được thể hiện qua Đồ thị 1 sau : 
(Nguồn: Cục Hải Quan Đồng Nai) 
Đồ thị 1. Tốc độ cắt giảm thuế của Việt Nam trong một số FTA 
tiêu biểu 
2.2 Các nghiên cứu có liên quan 
Có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế 
trong hiệp định thương mại tự do FTA đến kim ngạch XNK 
như: Nguyễn Tiến Dũng (2011) nghiên cứu về tác động của 
khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương 
mại Việt Nam cho thấy sự gia tăng của dòng vốn đầu tư nước 
ngoài có thể mang lại những lợi ích đáng kể, bên cạnh những 
lợi ích của tự do hóa thương mại. Tuy nhiên những lợi ích có 
được từ sự gia tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 
Hàn Quốc tới Việt Nam có được nhờ hiệp định thương mại 
tự do chưa được đề cập tới. Misa Okabe (2013) nghiên cứu 
về tác động của AFTA đối với thương mại nội khối AFTA 
sử dụng mô hình lực hấp dẫn ở cấp độ sản phẩm, lý thuyết 
Tp chí Khoa hc Lc Hng88
Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Bùi Văn Thụy, Nguyễn ĐứcVinh 
dựa trên mô hình lực hấp dẫn của Anderson và Van Wincoop 
(2004). Kết quả cho thấy việc loại bỏ thuế quan theo CEPT 
đã tăng nhập khẩu và xuất khẩu trong khu vực AFTA trong 
một loạt các sản phẩm. Xoá bỏ thuế quan tạo điều kiện cho 
xuất khẩu của khu vực nông sản và nguyên liệu chế biến, 
trong khi nó thúc đẩy nhập khẩu máy móc thiết bị điện và ô 
tô, mà mạng lưới sản xuất khu vực đã được thiết lập. 
Nguyễn Bình Dương (2014) phân tích những tác động tạo 
ra thương mại và chuyển hướng thương mại trong tương lai 
(Việt Nam - EU FTA), sử dụng các lý thuyết về tạo thương 
mại và chuyển hướng thương mại và mô hình lực hấp dẫn để 
đánh giá tác động của EVFTA về phúc lợi đất nước. Kết quả 
cho thấy có mối quan hệ tiêu cực giữa các mức thuế suất và 
thương mại song phương VN-EU. Misa Okabe (2015) sử 
dụng mô hình lực hấp dẫn để ước tính tác động của năm 
ASEAN +1 FTA về thương mại hàng hóa theo ngành ở Đông 
Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng sáng tạo thương 
mại được tìm thấy ở nhiều nước nhập khẩu vật tư công 
nghiệp, hàng hóa vốn, hàng hoá tiêu thụ theo ACFTA, nhập 
khẩu vật tư công nghiệp và các loại nhiên liệu và dầu nhờn 
theo AFTA, và nhập khẩu thực phẩm và đồ uống dưới 
AANZFTA, ACFTA, đặc biệt, làm tăng nhập khẩu của tất cả 
các nước thành viên của các thành viên trong trường hợp 
hàng hóa tiêu thụ. Đặc biệt, nó kích thích thương mại giữa 
các quốc gia mới nổi. 
Nguyễn Hồng Sơn (2015) chỉ ra rằng hội nhập thương mại 
với Hàn Quốc có tác động tích cực trong khi các hiệp định 
mới được ký kết như Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN 
– Australia - New Zealand, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn 
diện ASEAN - Nhật Bản có tác động chưa rõ nét đến thương 
mại của Việt Nam. 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1 Mô hình nghiên cứu 
Nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực vì có ưu điểm là có 
thể đưa ra những đánh giá kinh tế lượng về tác động đối với 
thương mại của một FTA đã được triển khai rộng rãi, thông 
qua việc sử dụng số liệu quá khứ, với mô hình hồi quy OLS 
và phần mềm xử lý dữ liệu Eview 8.0. Mô hình toán đối với 
mô hình nhập khẩu đề xuất như sau: 
Ln(IMj) = G+β1ln(GDPit *GDPjt)+β2ln(GDPPCit* GDPPCjt) 
 + β3ln(INCOMGAP)+β4ln(DISTij)+ β5ln(REERijt) 
 + α1AFTA + α2ACFTA+ α3AKFTA + α4AJCEP +UI (1) 
Đối với mô hình xuất khẩu 
Ln(EXj) = G+β1ln(GDPit *GDPjt)+β2ln(GDPPCit* GDPPCjt) 
 + β3ln(INCOMGAP) +β4ln(DISTij)+ β5ln(REERijt) 
 + α1AFTA + α2ACFTA+ α3AKFTA + α4AJCEP +UI (2) 
Trong đó: 
GDPit *GDPjt : là tích của GDP Việt Nam (nước i) với GDP 
của nước đối tác (nước j) tại năm t; GDPPCit* GDPPCjt : là 
tích của GDP bình quân đầu người của Việt Nam (nước i) 
với nước đối tác thương mại (nước j) tại năm t; 
INCOMEGAP là chênh lệch thu nhập bình quân đầu người 
giữa Việt Nam và các đối tác thương mại j; DISTij là khoảng 
cách từ Việt Nam (nước i) đến nước đối tác thương mại 
(nước j) được chuẩn hóa cho dân số; REERijt là tỷ giá hối 
đoái thực hiệu quả giữa Việt Nam (nước i) và nước đối tác 
thương mại (nước j) tại năm t; AFTA, ACFTA, AKFTA, 
AJCEP là các biến giả đo lường tác động của các khu vực 
thương mại tự do tới xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam 
(nhận giá trị là 1 nếu là AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP và 
ngược lại là 0 ). 
3.2 Dữ liệu nghiên cứu 
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kim 
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu được lưu trữ tại Cục Hải quan 
Đồng Nai; Dữ liệu về các chỉ số tổng sản phẩm trong nước 
(GDP), tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDPPC) tác 
giả lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu của Cục Thống kê tỉnh Đồng 
Nai. Dữ liệu về khoảng cách từ Việt Nam đến nước j 
(DISTij) và tỷ giá hối đoái thực hiệu quả giữa Việt Nam và 
nước đối tác j được tác giả lấy từ Ngân hàng nhà nước tại 
website www.sbv.gov.vn. 
Bảng 3. Bảng thống kê mô tả đối với mô hình nhập khẩu 
 Biến 
Số 
quan 
sát 
Giá trị 
trung 
bình 
Độ 
lệch 
chuẩn 
Giá trị 
lớn 
nhất 
Giá trị
nhỏ 
nhất 
Ln(IM) 1980 13,7843 3,1971 9,210 20,723
Ln (GDPit *GDPjt) 1980 11,5668 1,3081 9,5465 14,344
 Ln (GDPPCit* 
GDPPCjt 
1980 16,7952 1,2661 14,405 18,542
Ln(INCOMEGAP) 1980 8,9006 1,8364 3,1354 10,933
Ln(DIST) 1980 7,8290 0,7833 6,6147 9,101
Ln(REER) 1980 6,6805 2,8213 0,4446 9,989
AFTA 2135 0,1008 0,1233 0 1 
ACFTA 2135 0,3862 0,1887 0 1 
AKFTA 2135 5,9036 0,5817 0 1 
AJCEP 2135 1,1274 0,2132 0 1 
(Nguồn: Kết quả phân tích từ Eview 8.0) 
Bảng 4. Bảng thống kê mô tả đối với mô hình xuất khẩu 
 Biến 
Số 
quan 
sát 
Giá trị 
trung 
bình 
Độ lệch 
chuẩn 
Giá trị 
nhỏ 
nhất 
Giá trị
lớn 
nhất 
Ln(EX) 1980 14,338 2,0182 9,2103 19,915
Ln (GDPit *GDPjt) 1980 11,566 1,3081 9,5465 14,344
 Ln (GDPPCit* 
GDPPCjt 
1980 16,795 1,2661 14,405 18,542
Ln(INCOMEGAP) 1980 8,9006 1,8364 3,1354 10,933
Ln(DIST) 1980 7,8290 0,7833 6,6147 9,1011
Ln(REER) 1980 6,6805 2,8213 0,4446 9,9896
AFTA 2135 0,4545 0,4980 0 1
ACFTA 2135 0,0909 0,2875 0 1
AKFTA 2135 0,0909 0,2875 0 1
AJCEP 2135 0,0909 0,2875 0 1
(Nguồn: Kết quả phân tích từ Eview 8.0) 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
4.1 Phân tích tương quan và các kiểm định 
Hệ số tương quan được sử dụng để kiểm tra khả năng có 
thể xuất hiện đa cộng tuyến giữa các biến số, kết quả cho 
thấy giữa các cặp biến không có trường hợp nào vượt quá 
0,8, độ lớn của các hệ số tương quan chỉ ra rằng không có 
khả năng xuất hiện đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. 
Nghiên cứu cũng thực hiện các kiểm định đối với tất cả các 
ngành hàng như: ... NCOMEGAP) 0,1032 0,0749 1,3763 0,1689 
Ln(DIST) -4,0675 0,5553 -7,3237 0,0000 
Ln(REER) -0,2853 0,1041 -2,7397 0,0062 
AFTA -4,8446 1,1150 -4,3448 0,0000 
ACFTA 2,6813 0,5670 4,7282 0,0000 
AKFTA 1,3528 0,9266 1,4599 0,1445 
AJCEP 1,2266 0,6234 1,9675 0,0493 
(Nguồn: Kết quả phân tích từ Eview 8.0) 
Bảng 6. Kết quả hồi quy mô hình xuẩt khẩu 
Variable Coeff 
Std. 
Err 
t-Statis Prob. 
C 9,3264 2,7971 3,3342 0,0009 
ln(GDPit *GDPjt) 0,5655 0,0481 11,754 0,0000 
Ln(INCOMEGAP) 0,0656 0,0400 1,6384 0,1015 
Ln(DIST) -0,4030 0,3131 -1,2870 0,1982 
AFTA 1,5686 0,5627 2,7873 0,0054 
ACFTA 0,8709 0,3970 2,1937 0,0284 
AKFTA 1,6044 0,3845 4,1717 0,0000 
AJCEP 1,1429 0,3778 3,0248 0,0025 
(Nguồn: Kết quả phân tích từ Eview 8.0) 
4.3 Kết quả hồi quy mô hình kim ngạch nhập khẩu theo 
ngành hàng 
Theo mô hình nghiên cứu (1) và (2) đã đề xuất gồm 9 biến 
đã cho kết quả các yếu tố ảnh hưởng tại bảng 5 và 6, tuy 
nhiên phần này nhóm tác giả chỉ trình bày kết quả phần tác 
động của FTA thông qua các biến giả (AFTA, ACFTA, 
AKFTA, AJCEP) theo 30 mặt hàng XNK của các doanh 
nghiệp trên địa bàn Đồng Nai qua 11 quốc gia có ký FTA với 
Việt Nam. Kết quả thể hiện qua Bảng 8 và 9. 
Bảng 7. Kết quả hồi quy mô hình nhập khẩu theo ngành hàng 
Mặt hàng Hệ số AFTA ACFTA 
AKFT
A 
AJCEP 
Cao su 
P-value 
0,009 
*** 
0,0032 
*** 
Hệ số -9,380 5,5018 
Chất dẻo 
nguyên liệu 
P-value 
0,0008 
*** 
0,1283 
* 
Hệ số 
-
6,1732 
1,5379 
Dây điện và 
dây cáp 
điện 
P-value 
0,0235 
** 
0,0756 
* 
Hệ số 5,0515 4,2009 
P-value 0,0072 0,1182 
Giấy các 
loại 
*** * 
Hệ số -10,14 -4,686 
Gỗ và sản 
phẩm gỗ 
P-value 
0,1526 
* 
0,052 
** 
Hệ số -9,165 6,6315 
Hàng điện 
gia dụng và 
linh kiện 
P-value 
0,0674 
* 
0,0912 
* 
0,0784 
* 
Hệ số 4,5787 6,8976 4,8393 
Hàng hóa 
khác 
P-value 
0,0006 
*** 
0,0004 
*** 
0,0013 
*** 
Hệ số -4,741 -3,882 -2,4661 
Hóa chất 
P-value 
0,0039 
*** 
0,0938 
* 
Hệ số 
-
10,414 
3,0308 
Linh kiện 
và phụ tùng 
xe máy 
P-value 
0,0000 
*** 
0,1525 
* 
Hệ số 7,1108 2,0321 
Linh kiện, 
phụ tùng ô 
tô 
P-value 
0,1115 
* 
0,027 
** 
Hệ số 4,8730 7,4889 
Máy móc, 
thiết bị, 
dụng cụ 
phụ tùng 
khác 
P-value 
0,0829 
* 
0,0000 
*** 
0,0002 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 
-
1,5828 
2,5952 2,8394 2,1993 
Máy vi tính, 
linh kiện 
điện tử 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 5,4441 6,0186 9,5380 8,7050 
Nguyên phụ 
liệu dệt, 
may, da, 
giày 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0979 
* 
0,0353 
** 
0,1305 
* 
Hệ số 
-
11,748 
1,9913 -3,968 -1,9043 
Sản phẩm 
hóa chất 
P-value 
0,0513 
** 
Hệ số -8,579 
Sản phẩm 
từ cao su 
P-value 
0,1252 
* 
0,0003 
*** 
0,0003 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 
-
2,1211 
3,0796 4,2237 4,2819 
Sản phẩm 
từ chất dẻo 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0002 
*** 
0,0523 
* 
Hệ số -9,630 4,2177 2,0403 
Sản phẩm 
từ dầu mỏ 
khác 
P-value 
0,0225 
** 
0,0869 
* 
Hệ số -7,827 3,2496 
Sản phẩm 
từ giấy 
P-value 
0,0028 
*** 
Hệ số 5,2824 
Sản phẩm 
từ kim loại 
thường 
khác 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 
-
10,237 
2,5199 3,0186 
Sản phẩm 
từ sắt thép 
P-value 
0,0303 
** 
0,1092 
* 
Hệ số 
-
5,6742 
2,1449 
Sắt thép các 
loại 
P-value 
0,0789 
* 
Hệ số 
-
9,3047 
Thức ăn gia 
súc & 
nguyên liệu 
P-value 0,149* 
0,0503*
* 
Hệ số -2,8664 5,600 
Thuốc trừ 
sâu và 
nguyên liệu 
P-value 
0,1141
* 
Hệ số -7,129 
Tp chí Khoa hc Lc Hng90
Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Bùi Văn Thụy, Nguyễn ĐứcVinh 
Vải các loại 
P-value 0,135* 0,1311* 
Hệ số -8,731 4,7588 
Xăng dầu 
các loại 
P-value 
0,0000 
*** 
Hệ số 
-
10,989 
Xơ, sợi dệt 
các loại 
P-value 
0,0145 
** 
Hệ số 
-
9,1063 
Khí đốt hóa 
lỏng 
P-value 0,0709* 
Hệ số 5,8226 
Nguyên phụ 
liệu thuốc lá 
P-value 
0,0301 
** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 2,1128 6,4047 4,6391 
Với kết quả trên, cho thấy chính sách cắt giảm thuế trong 
FTA, về cơ bản thể hiện sự phù hợp với thực tiễn và nghiên 
cứu trước đây. Các ngành hàng làm giảm kim nhập khẩu chủ 
yếu rơi vào các nước Asean (AFTA) đối với ngành Hóa chất, 
Cao su với nguyên nhân không phải do chính sách giảm thuế 
trong FTA không có tác động tăng đến kim ngạch nhập khẩu, 
mà là do giá cả của thị trường biến động mạnh (sản phẩm có 
nguồn gốc từ dầu mỏ có giá giảm mạnh) kéo theo làm giảm 
kim ngạch nhập khẩu. 
Bảng 8. Kết quả hồi quy mô hình xuất khẩu theo ngành hàng 
Mặt hàng Hệ số AFTA ACFTA AKFTA AJCEP 
Bánh kẹo và 
các sản phẩm 
từ ngũ cốc 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0008 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 3,4029 1,4570 2,5311 
Cao su 
P-value 
0,0306 
** 
0,016 
** 
0,0135 
** 
Hệ số 2,0061 1,3409 1,8171 
Chất dẻo 
nguyên liệu 
P-value 0,0194** 
Hệ số -1,7372 
Đá quí, kim 
loại quí và sản 
phẩm 
P-value 
0,0002 
*** 
0,0141 
** 
0,0003 
*** 
Hệ số 2,7605 0,9979 2,0869 
Dây điện và 
dây cáp điện 
P-value 
0,0003 
*** 
0,0093 
*** 
0,0064 
*** 
Hệ số 4,4227 1,8492 2,5314 
Gỗ và sản 
phẩm gỗ 
P-value 
0,0006 
*** 
0,0002 
*** 
0,0018 
*** 
Hệ số 6,1322 5,3892 3,007 
Hàng hóa 
khác 
P-value 
0,0081 
*** 
0,0004 
*** 
0,0352 
** 
Hệ số -1,4759 2,626 1,0631 
Hàng rau quả 
P-value 0,1388* 
Hệ số 5,0522 
Hàng thủy sản 
P-value 
0,0002 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 3,4481 2,6089 3,7527 4,3349 
Hóa chất 
P-value 
0,0493 
** 
0,0000 
*** 
Hệ số 3,5559 7,2767 
Máy vi tính, 
sản phẩm điện 
tử, linh kiện 
P-value 0,0889* 
Hệ số 3,8927 
Quặng khoáng 
sản khác 
P-value 0,1119* 
Hệ số 3,4230 
Sản phẩm hóa 
chất 
P-value 0,0609* 
Hệ số 4,0067 
Sản phẩm từ 
cao su 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0001 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 3,2762 1,204 3,5337 4,8884 
Sản phẩm từ 
chất dẻo 
P-value 
0,0014 
*** 
0,0512 
** 
0,0000 
*** 
Hệ số 2,9003 1,3654 2,126 
Sản phẩm từ 
sắt thép 
P-value 
0,023 
** 
0,0108 
** 
0,0162 
** 
Hệ số 5,8848 -3,3952 5,1086 
Sắt thép các 
loại 
P-value 
0,0209 
** 
0,0022 
*** 
Hệ số -3,2577 -2,395 
Xăng dầu các 
loại 
P-value 
0,0209 
** 
0,0022 
*** 
Hệ số -3,2577 -2,395 
Xơ, sợi dệt các 
loại 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0138 
** 
0,0266 
** 
Hệ số -6,663 1,9330 -1,585 
Hạt điều 
P-value 
0,0000 
*** 
Hệ số 3,0017 
Giày dép các 
loại 
P-value 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000**
* 
Hệ số 3,4818 1,1558 4,4391 1,8225 
Hàng dệt, may 
P-value 
0,0001 
*** 
0,0000 
*** 
0,0000 
*** 
Hệ số 2,6204 2,8711 1,9502 
Sản phẩm 
gốm, sứ 
P-value 
0,0151 
** 
0,0000 
*** 
0,0057 
*** 
Hệ số 2,4724 -3,3795 2,2245 
Thủy tinh và 
các sản phẩm 
từ thủy tinh 
P-value 
0,0000 
*** 
0,107 
* 
0,0000 
*** 
0,0308 
** 
Hệ số 4,0550 0,6115 2,9389 0,7577 
Túi xách, ví, 
vali, mũ và ô 
dù 
P-value 
0,0254 
** 
0,0427 
** 
0,0069 
*** 
Hệ số 4,5273 3,3443 2,9907 
Cà phê 
P-value 
0,0000 
*** 
0,1061 
* 
0,0001 
*** 
0,0944 
* 
Hệ số 6,6984 -1,292 4,370 1,226 
Ghi chú: ***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% và 15%. 
(Nguồn: Kết quả phân tích từ Eview 8.0) 
Với kết quả trên, cho thấy chính sách cắt giảm thuế trong 
FTA, về cơ bản thể hiện sự phù hợp với thực tiễn và nghiên 
cứu trước đây. Các ngành hàng làm giảm kim nhập khẩu chủ 
yếu rơi vào các nước Asean (AFTA) đối với ngành Hóa chất, 
Cao su với nguyên nhân không phải do chính sách giảm thuế 
trong FTA không có tác động tăng đến kim ngạch nhập khẩu, 
mà là do giá cả của thị trường biến động mạnh (sản phẩm có 
nguồn gốc từ dầu mỏ có giá giảm mạnh) kéo theo làm giảm 
kim ngạch nhập khẩu. Đối với mặt hàng xăng dầu các loại, 
trong năm 2015 có sự tác động của chính sách nhập khẩu 
xăng đầu của nhà nước. Đối với mặt hàng sắt thép và các sản 
phẩm từ sắt thép, có nguyên nhân can thiệp của chính sách 
bảo hộ hàng sản xuất trong nước, theo đó khi doanh nghiệp 
nhập khẩu mặt hàng này phải chịu thuế tự vệ, thuế chống bán 
phá giá, làm giảm kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này xuống 
và chỉ đạt 90% so với năm 2014. 
ACFTA thể hiện tác động tích cực đến thương mại tỉnh 
Đồng Nai từ 2010-2015. Hệ số của ACFTA mang dấu dương 
trong cả 02 mô hình nhập khẩu và xuất khẩu. Đối với mô 
hình nhập khẩu, có đến 20/30 mặt hàng có tác động mạnh 
đến kim ngạch nhập khẩu, với hệ số hồ quy của biến này 
trong mô hình nhập khẩu lên đến 2,68. Trong khi đó đối với 
mô hình xuất khẩu chỉ có 10 trong 30 mặt hàng nghiên cứu 
là có tác động đến kim ngạch xuất khẩu nhưng không đáng 
kể, với hệ số hồi quy của biến này trong mô hình xuất khẩu 
là 0,87. AKFTA và AJCEP đã thúc đẩy kim ngạch XNK của 
tỉnh Đồng Nai từ khi hiệp định này có hiệu lực. Biến giả này 
có hệ số dương và có ý nghĩa về mặt thống kê trong cả 02 
Tp chí Khoa hc Lc Hng 91
Tác động của chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do FTA đến kim ngạch xuất nhập khẩu theo ngành hàng 
mô hình nhập khẩu, xuất khẩu. Kết quả này tương đồng với 
Nguyễn Hồng Sơn (2015) và các nghiên cứu trước đây. 
5. KẾT LUẬN 
Với mục tiêu là kiểm định ảnh hưởng của chính sách cắt 
giảm thuế trong hiệp định thương mại tự do FTA đến kim 
ngạch xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 30 
mặt hàng có tần suất nhập khẩu, xuất khẩu nhiều nhất của tất 
cả các doanh nghiệp trên địa bàn xuất khẩu, nhập khẩu qua 
11 quốc gia trong giai đoạn 2010-2015, kết quả nghiên cứu 
cho thấy chính sách cắt giảm thuế trong từng AFTA, 
ACFTA, AKFTA và AJCEP có tác động đến kim ngạch xuất 
khẩu, nhập khẩu của tỉnh Đồng Nai thông qua 02 chỉ số: IM 
(import - nhập khẩu), EX (export - xuất khẩu) 
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả có một số khuyến 
nghị sau: 
(i) Đối với cơ quan quản lý nhà nước: cần lưu ý tính 
đến tốc độ tăng trưởng của từng ngành hàng cụ thể tại Đồng 
Nai để xây dựng dự toán thu ngân sách cho từng ngành theo 
từng năm được chính xác, cụ thể như các ngành hàng có kim 
ngạch XNK giảm (theo kết quả nghiên cứu trong trường hợp 
nhập khẩu gồm: nguyên liệu ngành giày, dép, may mặc; xăng 
dầu; sắt thép, xuất khẩu có các ngành hàng xơ, sợi dệt các 
loại; chất dẻo nguyên liệu; sản phẩm từ sắt thép; sản phẩm 
gốm, sứ và cà phê) để hiểu rõ nguyên nhân làm giảm kim 
ngạch XNK, từ đó có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù 
hợp. 
Chính sách cắt giảm thuế quan trong FTA của nước đối 
tác nhập khẩu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có tác dụng 
làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, 
cũng cần phải xem xét không loại trừ kim ngạch xuất khẩu 
tăng là do các yếu tố khác tác động. Cụ thể: đối với hàng hoá 
xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 
(GTGT) theo mức thuế suất 0%, khi đó doanh nghiệp sẽ 
được hoàn thuế số thuế GTGT đã nộp ở đầu vào đối với 
những nguyên liệu cấu thành nên hàng hoá xuất khẩu này. 
Do một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách này để xuất 
khẩu khống (khai báo xuất khẩu nhiều nhưng thực tế không 
xuất khẩu), vì vậy, kết quả nghiên cứu này cung cấp cho cơ 
quan quản lý có thông tin nghi ngờ đối với hàng hóa xuất 
khẩu có kim ngạch tăng, nhưng không thuộc thị trường có ký 
hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. 
(ii) Đối với doanh nghiệp: Trước khi ký hợp đồng nhập 
khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp 
có thể tham khảo vào hệ số hồi quy của từng FTA của từng 
ngành hàng để xác định tác động của từng FTA theo từng 
ngành hàng đến kim ngạch nhập khẩu, để tính toán và xác 
định thị trường nhập khẩu sao cho hiệu quả nhất đối với 
doanh nghiệp. 
Việc nghiên cứu chính sách cắt giảm thuế trong hiệp định 
tự do FTA đến kim ngạch XNK theo ngành hàng còn phụ 
thuộc vào các yếu tố khác, cụ thể trong giai đoạn nghiên cứu 
(2010 – 2015) là giai đoạn có biến động về một số mặt hàng 
chủ lực của Đồng Nai như: mặt hàng xăng dầu giảm sản 
lượng nhập khẩu do chính sách hạn chế của Chính phủ quy 
định doanh nghiệp phải nhận hàng một phần từ các mỏ ở 
Dung Quất trong nước. Do đó, việc thu thập và xử lý dữ liệu 
đôi khi cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu, đi ngược lại 
lý thuyết và nghiên cứu trước đây của các nước trên thế giới, 
cụ thể là đối với biến AFTA làm giảm kim ngạch nhập khẩu. 
Ngoài ra, nghiên cứu còn mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo 
là đưa các biến mới như: lộ trình giảm thuế quan, quy mô 
dân số qua đó phản ánh đầy đủ hơn các nhân tố tác động 
đến kim ngạch XNK. Có thể sử dụng mô hình cân bằng tổng 
thể (CGE) tính toán nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt 
Nam, để đánh giá tiềm năng hoặc tác động “ngoại biên” của 
các FTA hiện tại và tương lai 
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Murphy, G. B., J. W. Trailer, and R. C. Hill. Measuring 
Performance in Entrepreneurship Research. Journal of 
Business Research, 1996, 36, 15-23. 
[2] Chandrima Sikdar, Biswajit Nag. Impact of India-ASEAN 
Free Trade Agreement: A cross-country analysis using applied 
general equilibrium modelling; Working Paper Series, 2011, 
no 107. 
[3] James Cassing, Ray Trewin, David Vanzetti, Trương Đình 
Tuyển, Phạm Lan Hương, Nguyễn Anh Dương, Lê Quang 
Lân, Lê Triệu Dũng. Đánh giá tác động của các hiệp định 
thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam; Dự án hỗ trợ thương 
mại đa biên, 2010. 
[4] Jean Marc Philip, Eugenia Laurenza, Federico Lupo Pasini, 
Đinh Văn Ân, Nguyễn Hoài Sơn, Nguyễn Lê Minh, Phạm Anh 
Tuấn. Báo cáo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và 
liên minh Châu Âu: Đánh giá tác động định lượng và định tính 
Hà Nội: Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, 2011. 
[5] Misa Okabe. The Impact of AFTA on Intra-AFTA Trade. 
ERIA Discussion Paper Series, 2013. 
[6] Misa Okabe. Impact of Free Trade Agreements on Trade in 
East Asia. ERIA Discussion Paper Series, 2015. 
[7] NGUYEN Binh Duong. Future Viet Nam - EU Free Trade 
Agreement (Vietnam - EU FTA). JEL Classification: F14, 
F15, F21, O11, O19, O53, 2012. 
[8] PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn. Tác động của Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN đến thương mại Việt Nam, 2015, tập 31, Số 4, 39-50. 
[9] Stefano Inama, Ho Quang Trung, Tran Ba Cuong, Phan Sinh. 
Đánh giá tác động của quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định 
thương mại tự do của Việt Nam, 2011, Hà Nội: Dự án hỗ trợ 
thương mại đa biên. 
[10] Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan 
Văn Chinh, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sỹ An, 
Nguyễn Đức Thành. Tác động của cam kết mở cửa thị trường 
trong WTO và các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) 
đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện 
pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công 
Thương giai đoạn 2011-2015. Hà Nội. Dự án hỗ trợ thương 
mại đa biên, 2011. 
[11] TS. Nguyễn Tiến Dũng. Tác động của Khu vực Thương mại 
Tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam. Kinh tế 
và Kinh doanh, 2011, 27, 219-231. 
[12] Veena Jha, Francesco Abbate, Nguyễn Hoài Sơn, Phạm Anh 
Tuấn, Nguyễn Lê Minh. Đánh giá tác động của Hiệp định 
thương mại tự do Asean-Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam. 
Hà Nội: Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, 2011. 
[13] Võ Thy Trang. Vận dụng mô hình trọng lực trong đo lường 
thương mại nội ngành hàng chế biến giữa Việt Nam với một 
số nước thành viên thuộc APEC. Tạp chí Khoa Học & Công 
Nghệ, 2010, 117(03): 167 – 176. 

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chinh_sach_cat_giam_thue_trong_hiep_dinh_thuong.pdf