Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam và đề xuất một số giải pháp

Căng thẳng thương mại được xem là một trong số những rủi ro

lớn nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu (The IMF’s World

Economic Outlook 2018). Hiện tại, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ

và Trung Quốc đang là trung tâm của các căng thẳng kinh tế trên

thế giới. Một số nhà phân tích cho rằng, Việt Nam là một trong số

những quốc gia được cho là sẽ trở thành “người thắng cuộc” khi

cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra. Bài viết này

chỉ ra rằng bên cạnh những tác động tích cực từ chiến tranh thương

mại Mỹ- Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ còn phải gánh chịu những tác

động tiêu cực và những tác động này có phần nặng nề hơn những ảnh

hưởng tích cực. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp để tận dụng

những thuận lợi cũng như hạn chế những tác động không mong muốn

từ cuộc chiến thương mại này.

pdf 11 trang kimcuc 4600
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam và đề xuất một số giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam và đề xuất một số giải pháp

Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam và đề xuất một số giải pháp
7
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 202- Tháng 3. 2019
Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung 
đến Việt Nam và đề xuất một số giải pháp
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ 
Nguyễn Thu Hương
Ngày nhận: 15/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 21/01/2019 Ngày duyệt đăng: 25/03/2019
Căng thẳng thương mại được xem là một trong số những rủi ro 
lớn nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu (The IMF’s World 
Economic Outlook 2018). Hiện tại, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ 
và Trung Quốc đang là trung tâm của các căng thẳng kinh tế trên 
thế giới. Một số nhà phân tích cho rằng, Việt Nam là một trong số 
những quốc gia được cho là sẽ trở thành “người thắng cuộc” khi 
cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra. Bài viết này 
chỉ ra rằng bên cạnh những tác động tích cực từ chiến tranh thương 
mại Mỹ- Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ còn phải gánh chịu những tác 
động tiêu cực và những tác động này có phần nặng nề hơn những ảnh 
hưởng tích cực. Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp để tận dụng 
những thuận lợi cũng như hạn chế những tác động không mong muốn 
từ cuộc chiến thương mại này.
Từ khoá: Chiến tranh thương mại, Mỹ- Trung Quốc, tác động, Việt Nam
1. Khái niệm về chiến tranh 
thương mại và cuộc chiến 
thương mại giữa Mỹ và 
Trung Quốc 
1.1. Khái niệm
rên thực tế, 
không có một 
định nghĩa 
chính thức nào 
về chiến tranh 
thương mại, thậm chí đây cũng 
không phải là thuật ngữ chính 
thống được sử dụng bởi các 
nhà kinh tế học. Theo Từ điển 
Tiếng Anh Oxford, chiến tranh 
thương mại (tiếng Anh: “trade 
war” hay “trade tension”) xảy 
ra khi quốc gia này gây thiệt 
hại về thương mại cho quốc 
gia khác bằng việc áp dụng 
thuế quan hoặc hạn ngạch. 
Nhà sử học thương mại Doug 
Irwin cho rằng chiến tranh 
thương mại không thể được 
định nghĩa bằng việc các quốc 
gia áp dụng thuế trả đũa lên 
các sản phẩm của nhau mà 
chính là bởi giá trị hàng hoá 
thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế 
quan. Theo nhà kinh tế học 
Heiner Flassbeck, chiến tranh 
thương mại là việc áp dụng 
thuế quan một cách dai dẳng 
dẫn tới việc các bên không 
thể tiếp tục đàm phán. Trong 
khi đó, Phil Levy- cố vấn kinh 
tế cấp cao của chính quyền 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
George W. Bush- lại cho rằng 
chiến tranh thương mại xảy 
ra khi không thể kiểm soát 
được sự leo thang của các 
hàng rào thương mại. Như 
vậy, chiến tranh thương mại 
hay căng thẳng thương mại là 
hiện tượng trong đó hai hay 
nhiều quốc gia tăng hoặc tạo 
ra các rào cản thuế quan hoặc 
phi thuế quan (giấy phép xuất 
nhập khẩu, hạn ngạch nhập 
khẩu, viện trợ đối với các 
ngành sản xuất trong nước, 
hạn chế xuất khẩu tự nguyện, 
yêu cầu khắt khe đối với hàng 
hoá nhập vào nội địa, lệnh 
cấm vận, hạn chế thương 
mại) với nhau nhằm đáp trả 
những rào cản thương mại của 
nước đối lập. 
1.2. Cuộc chiến thương mại 
Mỹ - Trung Quốc
Mối quan hệ kinh tế Mỹ- 
Trung Quốc đã phát triển 
đáng kể trong vòng ba thập kỷ 
qua, với tổng kim ngạch xuất 
nhập khẩu thương mại giữa 
hai nước tăng từ 2 tỷ USD 
năm 1979 lên 636 tỷ USD vào 
năm 2017 theo số liệu từ Bộ 
thương mại Hoa Kỳ. Thâm hụt 
thương mại của Mỹ với Trung 
Quốc lên tới 375 tỷ USD năm 
2017 (con số này là 10 tỷ 
USD vào năm 1990).
Cụ thể, Trung Quốc là thị 
trường xuất khẩu hàng hoá 
lớn thứ ba của Mỹ vào năm 
2017 với giá trị đạt 130 tỷ 
USD. Theo dữ liệu từ Uỷ ban 
Thương mại quốc tế Hoa Kỳ 
(USITC), các ngành hàng 
xuất khẩu chủ đạo sang Trung 
Quốc bao gồm: lúa mỳ các 
loại hạt, hoa quả, máy bay, 
máy móc điện- điện tử, máy 
móc thiết bị và phương tiện 
vận tải. Ngược lại, Mỹ là thị 
trường xuất khẩu lớn nhất của 
Trung Quốc với tổng giá trị 
hàng hoá xuất khẩu đạt 505 
tỷ USD vào năm 2017. Các 
nhóm hàng dẫn đầu danh sách 
bao gồm: Máy móc điện tử, 
máy công nghiệp, đồ nội thất, 
đồ chơi, dụng cụ thể thao và 
giầy dép. 
Mặc dù phát triển quan hệ 
thương mại, mối quan hệ giữa 
hai nền kinh tế hàng đầu thế 
giới ngày càng trở nên căng 
-258,50 -268,04 -226,87 -273,04 -295,25 -315,10 -318,68 -344,81 -367,26 -347,02 -375,23
321,44 337,77 296,37
364,95 399,37 425,62
440,43 468,47 483,19 462,62
505,60
62,94 69,73 69,50 91,91 104,12 110,52 121,75 123,66 115,93 115,60
130,37
-600,00
-400,00
-200,00
0,00
200,00
400,00
600,00
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Hình 1: Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Mỹ 
với 
Trung Quốc giai đoạn 2007 - 2017
Cán cân Nhập khẩu Xuất khẩu
Đơn vị: tỷ Hình 1. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Mỹ với Trung Quốc giai đoạn 
2007- 2017
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Bảng 1. Các gói đánh thuế trong khuôn khổ Phần 301 (Section 301) của Mỹ lên Trung Quốc 
năm 2018
Ngày hiệu lực Mức thuế Giá trị nhập khẩu Phản ứng của Trung Quốc
06/7/2018 25% 34 tỷ USD Áp thuế trả đũa lên 34 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu
23/8/2018 25% 16 tỷ USD Áp thuế trả đũa lên 16 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu 
24/9/2018 10% (tăng lên 25% vào ngày 01/01/2019) 200 tỷ USD
5%-10% thuế đánh vào 60 tỷ giá trị hàng 
nhập khẩu
Nguồn: USTR và Bộ Thương mại Trung Quốc
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
9Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
thẳng. Mỹ tuyên bố sẽ có 
các biện pháp cụ thể để giảm 
thâm hụt thương mại song 
phương giữa hai nước, thực 
thi luật và thỏa thuận thương 
mại của Hoa Kỳ đồng thời 
thúc đẩy thương mại tự do và 
công bằng. Phòng đại diện 
Thương mại Hoa Kỳ (USTR) 
đã ban hành một báo cáo, gọi 
là Phần 301 (Section 301), 
cáo buộc Trung Quốc sử dụng 
các biện pháp phi kinh tế để 
chiếm lĩnh công nghệ của Mỹ, 
trong đó có cả việc ăn cắp bản 
quyền sở hữu trí tuệ, hay buộc 
chuyển giao công nghệ khi 
đầu tư vào Trung Quốc. Đó là 
cơ sở để Mỹ tiến hành áp các 
gói thuế trừng phạt lên hàng 
nhập khẩu từ Trung Quốc.
2. Tác động của chiến tranh 
thương mại Mỹ- Trung 
Quốc tới Việt Nam
Việt Nam hiện là nền kinh tế 
có độ mở đứng thứ bảy trên 
thế giới với tỷ lệ xuất nhập 
khẩu/GDP tăng từ 66% năm 
1995 lên 203% năm 2017, 
trong khi tỷ lệ trung bình 
trên thế giới là 28%, Trung 
Quốc là 19,6%, và rất cao 
như Singapore cũng chỉ có 
172% theo số liệu từ Ngân 
hàng Thế giới (WB). Ở khu 
vực ASEAN, nền kinh tế 
đang phát triển vượt bậc của 
Việt Nam là nền kinh tế phụ 
thuộc nhiều nhất vào xuất 
khẩu với tổng kim ngạch xuất 
nhập khẩu bằng 200% GDP 
theo báo cáo gần đây của FT 
Confidential Research, do 
đó Việt Nam được xem là 
quốc gia chịu tổn thất nhiều 
nhất trong khối ASEAN khi 
chiến tranh thương mại xảy 
ra. Nếu căng thẳng kéo dài sẽ 
tác động nhất định tới kinh tế 
Việt Nam, đặc biệt là tới các 
ngành hàng xuất khẩu hoặc 
nguyên liệu đầu vào cần để 
sản xuất hàng xuất khẩu. Với 
các ngành hàng xuất khẩu của 
Việt Nam, cuộc chiến này có 
thể vừa mang đến cả thách 
thức và cơ hội. 
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng 
là quốc gia phụ thuộc vào đầu 
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Theo số liệu từ WB, nếu so 
với GDP, FDI của Việt Nam 
bằng 7,7% GDP, cao hơn gấp 
đôi tỷ lệ bình quân của thế 
giới là 3,1%, vượt Indonesia 
(0,5%), Thái Lan (0,8%), 
Trung Quốc (1,5%), Malaysia 
(4,6%). 
Hơn thế nữa, Mỹ và Trung 
Quốc đều là những thị trường 
lớn của Việt Nam, do đó, khi 
các nền kinh tế lớn này bị 
cuốn vào cuộc chiến tranh 
thương mại thì tác động rất 
lớn đến Việt Nam. Cụ thể, 
theo số liệu của Tổng cục Hải 
quan, thương mại hai chiều 
giữa Việt Nam và Trung Quốc 
đạt 93,69 tỷ USD vào năm 
2017, và ước tính đạt 100 tỷ 
USD trong năm 2018. Trung 
Quốc vẫn là thị trường nhập 
khẩu lớn nhất của Việt Nam, 
với kim ngạch nhập khẩu đạt 
31,1 tỷ USD trong 06 tháng 
đầu năm 2018, tương đương 
gần 28% tổng nhập khẩu của 
Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ 
Hình 2. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
là thị trường xuất khẩu lớn 
nhất của Việt Nam với doanh 
thu 06 tháng đầu năm là 21,5 
tỷ USD, tương đương gần 
19% tổng kim ngạch xuất 
khẩu của Việt Nam.
2.1. Tác động tích cực
2.1.1. Gia tăng xuất khẩu
Nếu nhìn nhận ở góc độ tích 
cực, cuộc chiến thương mại 
Mỹ- Trung sẽ đem lại cơ hội 
xuất khẩu sang thị trường Mỹ 
và thị trường Trung Quốc 
cho một số mặt hàng của Việt 
Nam tương tự với các sản 
phẩm bị áp thuế và các sản 
phẩm sử dụng sản phẩm bị áp 
thuế làm nguyên liệu đầu vào. 
Việc Mỹ áp thuế đối với hàng 
hóa xuất khẩu của Trung 
Quốc sẽ làm giảm sức cạnh 
tranh của hàng hóa của nước 
này, thậm chí còn tạo ra và 
đẩy nhanh xu hướng dịch 
chuyển nhập khẩu hàng hóa 
của Mỹ từ Trung Quốc sang 
các thị trường thay thế khác, 
trong đó có Việt Nam. Theo 
tính toán của Viện Nghiên cứu 
Kinh tế Quốc tế Peterson từ 
dữ liệu của USITC, trong số 
các mặt hàng xuất khẩu của 
Trung Quốc bị Mỹ đánh thuế 
25% trong đợt đầu tiên và thứ 
hai (tổng trị giá 50 tỷ USD), 
hàng hoá trung gian, tư liệu 
sản xuất, phương tiện vận tải 
chiếm tỷ trọng cao, còn hàng 
tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất ít. 
Tuy nhiên, đến lần đánh thuế 
10% (tăng lên 25% vào ngày 
Hình 3. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Hình 5. Cơ cấu mặt hàng 
nhập khẩu từ Trung Quốc 
trong gói đánh thuế của Mỹ 
lên trị giá 50 tỷ USD hàng 
hoá năm 2018
Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế 
Quốc tế Peterson
Hình 6. Cơ cấu mặt hàng 
nhập khẩu từ Trung Quốc 
trong gói đánh thuế của Mỹ 
lên trị giá 200 tỷ USD hàng 
hoá vào tháng 9/2018
Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế 
Quốc tế Peterson
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
11Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
01/01/2019) lên 200 tỷ USD 
hàng hoá nhập khẩu từ Trung 
Quốc có hiệu lực vào ngày 
24/09/2018 thì danh mục đã 
mở rộng sang rất nhiều nhóm 
hàng tiêu dùng, trong đó có đồ 
Hình 7. Nhóm các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ gói đánh 
thuế 200 tỷ USD của Mỹ năm 2018
Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson
Hình 8. Các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Đơn vị: Tỷ USD
9.25 
3.76 
2.89 
2.41 2.36 
1.81 
1.05 1.04 
10.33 
4.27 4.16 
2.07 
2.73 
2.34 
1.14 
0.95 
0 
2 
4 
6 
8 
10 
12 
Hàng dệt, may Giày dép các 
loại 
Điện thoại các 
loại và linh 
kiện 
Máy vi tính, 
SP điện tử và 
linh kiện 
Gỗ và sản 
phẩm gỗ 
Máy móc, thiết 
bị, dụng cụ PT 
khác 
Hàng thủy sản Túi xách, ví, 
vali, mũ, ô, dù 
Tỷ USD 
9 tháng/2017 9 tháng/2018 
Nguồn: Tổng cục Hải quan
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
gỗ và nội thất, túi xách, nông 
thuỷ sản là các nhóm hàng khá 
tương đồng với một số hàng 
hoá tiêu dùng của Việt Nam 
xuất khẩu chủ lực sang Mỹ.
Khi xem xét kim ngạch xuất 
khẩu của các mặt hàng tương 
tự của Việt Nam vào thị 
trường Hoa Kỳ những năm 
gần đây có thể thấy những 
ngành hàng xuất khẩu của 
Việt Nam được hưởng lợi 
nhiều nhất gồm đồ gỗ và nội 
thất, nông thuỷ sản, máy móc 
thiết bị điện, điện tử, điện 
thoại, máy tính, túi xách, vali.
Theo Viện Nghiên cứu Kinh 
tế Quốc tế Peterson, trong 
cả hai lần Trung Quốc đánh 
thuế trả đũa toàn bộ lên tổng 
50 tỷ USD trị giá hàng nhập 
khẩu từ Mỹ và lần gần đây 
nhất là lên 60 tỷ USD giá trị 
hàng hoá thì nhóm hàng bị 
ảnh hưởng nhiều nhất là hàng 
hoá trung gian và phương 
tiện sản xuất, còn hàng tiêu 
dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 
khoảng 7%. Trong đó, máy vi 
tính, sản phẩm điện tử và linh 
kiện (trị giá 3,7 tỷ USD); điện 
thoại các loại và linh kiện (trị 
giá 2,1 tỷ USD), rau quả tươi 
(trị giá 1,4 tỷ USD) là tốp 
những mặt hàng xuất khẩu chủ 
lực của Việt Nam sang Trung 
Quốc trong 6 tháng đầu năm 
2018, theo số liệu từ Tổng cục 
Hải quan. Đặc biệt hiện nay, 
quốc gia này đang ngày càng 
ưa chuộng các mặt hàng nông 
thuỷ sản của Việt Nam, do đó 
Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh 
xuất khẩu nhóm hàng này 
sang thị trường Trung Quốc, 
theo Báo cáo xuất nhập khẩu 
2017 của Bộ Công Thương.
2.1.2. Thúc đẩy đầu tư trực 
tiếp nước ngoài
Bên cạnh gia tăng xuất khẩu 
thì thu hút đầu tư trực tiếp 
nước ngoài (FDI) cũng chính 
là cơ hội và là xu hướng 
chuyển dịch đầu tư từ Trung 
Quốc sang các nước Đông 
Nam Á, trong đó có Việt 
Nam, do chi phí gia tăng 
và rủi ro khi kinh doanh tại 
Trung Quốc. Hiện nay, một 
số doanh nghiệp Mỹ đang đầu 
tư tại Trung Quốc cũng có xu 
hướng chuyển dịch sản xuất 
sang các quốc gia khác và 
Việt Nam, ví dụ như Procon 
Pacific trước đây sản xuất 
toàn bộ sản phẩm tại Trung 
Quốc hiện đã phân bổ 25% 
tại Ấn Độ và 5-10% tại Việt 
Nam. Căng thẳng thương mại 
Mỹ- Trung cũng có thể là cơ 
hội cho Việt Nam trong việc 
thu hút thêm đầu tư từ Mỹ và 
là cú hích để sự dịch chuyển 
này diễn ra nhanh hơn.
Với vị trí địa lý gần Trung 
Quốc, chi phí lao động rẻ, 
tình hình kinh tế chính trị ổn 
định, bên cạnh đó là những lợi 
thế của Hiệp định thương mại 
song phương Mỹ-Việt (BTA), 
13 hiệp định thương mại tự 
do (FTA) đã được ký kết và 
các hiệp định thương mại tự 
do thế hệ mới đang chờ phê 
chuẩn như Hiệp định thương 
mại Việt Nam- EU (EVFTA), 
Việt Nam trở thành điểm đến 
hấp dẫn các công ty đa quốc 
gia sau khi có căng thẳng 
thương mại. Các nhà sản xuất 
lớn trên toàn cầu như Intel, 
Foxconn, LG và Samsung đều 
đã chuyển các nhà máy của 
họ sang Việt Nam, theo báo 
cáo của Bộ phận phân tích của 
Tạp chí The Economist (EIU). 
Đồng thời, các công ty Trung 
Quốc cũng đang chuyển đơn 
đặt hàng sản xuất hàng hóa bị 
ảnh hưởng bởi mức thuế cao 
hơn cho các đối tác tại Việt 
Nam. Một số nhà sản xuất 
Trung Quốc có thể tăng đầu 
tư vào Việt Nam hoặc hợp 
tác với các công ty tại Việt 
Nam để thực hiện các đơn đặt 
hàng cho các đối tác của họ 
tại thị trường Hoa Kỳ. Theo 
một cuộc khảo sát các nhà sản 
xuất Trung Quốc được thực 
hiện bởi Ngân hàng Standard 
Chartered Bank vào tháng 
6/2018, các công ty sản xuất 
của Trung Quốc nói rằng họ 
muốn di dời các nhà máy của 
họ đến Việt Nam nhiều hơn 
bất kỳ nước nào khác, và với 
chiến tranh thương mại giữa 
Mỹ và Trung Quốc, các công 
ty có thêm một lý do khác để 
chuyển sản xuất sang Việt 
Nam, đó chính là để tránh 
thuế trừng phạt của Mỹ. 
2.2. Tác động tiêu cực
2.2.1. Tác động tiêu cực do sự 
chuyển hướng thương mại
a. Cạnh tranh ở thị trường 
trong nước
Khi bị Mỹ áp thuế, Trung 
Quốc có thể có những chính 
sách phá giá, đẩy hàng hóa 
sang các nước xung quanh, 
trong đó có Việt Nam, để 
giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và 
duy trì kim ngạch xuất khẩu. 
Cụ thể, hàng hóa Trung Quốc 
vốn có lợi thế về giá cả, mẫu 
mã hình thức bắt mắt sẽ tìm 
cách tràn sang các thị trường 
khác, dễ dàng nhất là các quốc 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
13Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
gia có chung đường biên giới 
như Việt Nam, do đó gây áp 
lực cạnh tranh lớn đối với 
hàng hoá nội địa. Theo số liệu 
từ Tổng cục Hải quan, máy 
móc, sản phẩm công nghiệp là 
một trong số những mặt hàng 
nhập khẩu chính của Việt 
N ... c quốc gia 
khác trên thế giới, khi các 
doanh nghiệp Mỹ thực hiện 
giải pháp tăng tiêu dùng hàng 
nội địa do hàng hoá của Mỹ 
nhập khẩu vào Trung Quốc 
bị áp thuế cao nên khó có thể 
cạnh tranh ở thị trường này. 
Trong khi đó, Mỹ là thị trường 
xuất khẩu lớn nhất của Việt 
Nam nên không thể chủ quan 
với những tác động này.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải 
quan, 6 tháng đầu năm 2018, 
Trung Quốc là thị trường xuất 
khẩu lớn thứ ba của Việt Nam 
sau Mỹ và EU. Một trong 
những mặt hàng xuất khẩu 
quan trọng của Việt Nam sang 
Trung Quốc là linh kiện điện 
tử mà Trung Quốc sử dụng 
để sản xuất hàng xuất khẩu 
sang Hoa Kỳ. Khi sản phẩm bị 
đánh thuế cao, nhu cầu đối với 
các sản phẩm của Trung Quốc 
giảm, Việt Nam cũng sẽ bị 
ảnh hưởng. Ngoài ra, việc sản 
xuất của Trung Quốc bị đình 
trệ cũng sẽ ảnh hưởng đến 
nhu cầu nhập khẩu nguyên 
liệu từ Việt Nam. Do đó, các 
doanh nghiệp Việt Nam thuộc 
mắt xích trong chuỗi giá trị 
sản phẩm của doanh nghiệp 
thuộc Trung Quốc sẽ chịu 
ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tác 
động của cuộc chiến thương 
mại này.
2.2.2. Nguy cơ chuyển dịch 
giả mạo và gian lận thương 
mại do sự chuyển hướng đầu 
tư
Việt Nam đứng trước nguy 
cơ trở thành địa điểm chuyển 
tải của hàng hóa Trung Quốc 
dưới hình thức tạm nhập tái 
xuất hoặc chế biến giả thông 
qua doanh nghiệp nội địa hay 
FDI ở Việt Nam để lấy xuất 
xứ Việt Nam rồi xuất khẩu 
sang Mỹ nhằm tránh thuế 
trừng phạt. Theo các chuyên 
gia kinh tế, các mặt hàng xuất 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
14 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
khẩu lớn của Việt Nam sang 
Mỹ như các sản phẩm may 
mặc, da và giày dép, thiết bị 
điện tử và điện quang, sản 
phẩm hóa chất và khoáng sản 
phi kim loại, máy móc và thiết 
bị; gỗ, giấy, sản phẩm từ giấy, 
in ấn và xuất bản thường có 
thành phần xuất xứ từ Trung 
Quốc và nếu những hàng 
hoá này mượn danh sản xuất 
tại Việt Nam thì những hoạt 
động này sẽ bị Mỹ giám sát 
chặt chẽ và sử dụng hàng rào 
thuế quan đối với hàng hóa 
nhập khẩu quá cảnh qua Việt 
Nam. Cuối tháng 5/2018, một 
số mặt hàng thép Việt Nam 
nhưng có xuất xứ từ Trung 
Quốc đã bị Mỹ điều tra và 
quyết định đánh thuế lên đến 
450% (gồm 199,76% thuế 
chống phá giá và 256,44% 
thuế đối kháng). Một khi cơ 
quan thương mại Mỹ phát 
hiện ra thì các doanh nghiệp 
bị trừng phạt sẽ là các doanh 
nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó 
không chỉ một nhóm sản phẩm 
mà là cả một ngành hàng sẽ 
bị ảnh hưởng. Điều này còn 
ảnh hưởng đến uy tín của các 
doanh nghiệp Việt Nam, và 
dễ dàng để đưa Việt Nam vào 
tầm ngắm của Mỹ, từ đó dẫn 
đến hàng hóa do Việt Nam sản 
xuất sẽ bị Mỹ đánh thuế cao 
hơn.
Theo dữ liệu của USITC, Việt 
Nam hiện đứng thứ 5 trong 
các nền kinh tế có thặng dư 
thương mại lớn nhất với Hoa 
Kỳ với giá trị đạt 38 tỷ USD 
năm 2017, chỉ sau Trung 
Quốc, Mexico, Nhật Bản và 
Đức. 
Năm 2017, Mỹ thâm hụt 
thương mại với Mexico 71 tỷ 
USD dẫn tới hành động Tổng 
thống Donald Trump rút khỏi 
thỏa thuận NAFTA và đồng 
thời áp thuế thép và nhôm. 
Liên minh châu Âu (EU) cũng 
bị Mỹ giáng đòn thuế với 
nhôm (10%), thép (25%) và 
đe doạ áp thuế 20% đối với 
ôtô. Tương tự, với Nhật Bản, 
Mỹ không chỉ rút khỏi Hiệp 
định TPP mà còn áp thuế lên 
nhôm, thép và ôtô. Do là quốc 
gia phụ thuộc lớn vào xuất 
khẩu nên nếu bị Hoa Kỳ “đưa 
vào tầm ngắm”, tác động đến 
nền kinh tế Việt Nam sẽ tiêu 
cực hơn rất nhiều so với các 
nền kinh tế EU, Mexico, Nhật 
Bản hay Trung Quốc.
2.2.3. Tác động tiêu cực tới 
môi trường và an ninh xã hội 
của Việt Nam
Việc di dời các cơ sở sản xuất 
có trụ sở tại Trung Quốc sang 
Việt Nam, mặc dù mang lại 
sự gia tăng ngắn hạn cho xuất 
khẩu và FDI, nhưng cũng 
làm tăng thêm rủi ro cho Việt 
Nam trở thành một trung tâm 
ô nhiễm. Làn sóng của các 
doanh nghiệp Trung Quốc 
chuyển đến Việt Nam có thể 
khiến đất nước trở thành bãi 
rác công nghệ lạc hậu của 
Trung Quốc đang bị đào thải, 
gây ô nhiễm môi trường như 
các nhà máy điện- than (Vĩnh 
Tân) và các nhà máy luyện 
thép (Formosa). 
Bên cạnh đó, có khả năng 
một số lượng lớn các doanh 
nghiệp Trung Quốc sẽ phá 
sản, khiến một phần lực lượng 
lao động mất việc và chuyển 
đến các khu vực biên giới để 
kiếm sống, điều này sẽ gây ra 
những lo ngại về an ninh xã 
hội cho Việt Nam.
2.2.4. Tác động tiêu cực lên 
nền kinh tế toàn cầu
Về lâu dài, hậu quả tiêu 
cực lớn nhất của cuộc chiến 
thương mại là sự chậm lại của 
nền kinh tế toàn cầu. Thông 
thường, các chính sách bảo 
hộ thương mại bằng cách 
tăng thuế khiến giá hàng 
hóa nhập khẩu vào chính 
các nước bảo hộ thương mại 
có xu hướng tăng, trong khi 
những nền kinh tế khác cũng 
có thể bị ảnh hưởng. Thực 
Biểu đồ 4. Các nước thặng dư thương mại lớn nhất 
với Hoa Kỳ năm 2017
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: USITC Dataweb
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
15Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
tế gần đây cho thấy việc Mỹ 
áp thuế nhập khẩu thép và 
nhôm đã dẫn đến tình trạng 
ồ ạt mua nguyên liệu thô để 
tích trữ từ các quốc gia như 
Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ 
Kỳ, Các tiểu Vương quốc Ả 
rập thống nhất, Việt Nam, 
Malaysia, Thái Lanvà do 
đó làm giá đầu vào tăng. Với 
giá nguyên liệu đầu vào trên 
toàn cầu tăng tất yếu sẽ ảnh 
hưởng đến giá nhập khẩu của 
các nền kinh tế, từ đó cũng 
tăng áp lực lạm phát. Trong 
khi đó hoạt động thương mại 
quốc tế suy giảm sẽ làm hạn 
chế đến tăng trưởng kinh tế, 
từ đó tác động xấu đến tâm lý 
người tiêu dùng cũng như nhà 
sản xuất, nhất là những quốc 
gia còn phụ thuộc vào xuất 
khẩu như Trung Quốc và Việt 
Nam. Cuộc chiến thương mại 
Mỹ- Trung chắc chắn sẽ làm 
giảm tốc độ tăng trưởng của 
nền kinh tế thế giới. Điều này 
sẽ kéo theo sự sụt giảm cầu về 
hàng xuất khẩu của Việt Nam. 
TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng 
Ban Kinh tế Thế giới, Trung 
tâm Thông tin và Dự báo kinh 
tế- xã hội quốc gia nhận định 
“Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 
của Việt Nam năm 2019 được 
dự báo sẽ giảm 0,3% và mạnh 
hơn trong các năm 2021- 
2023. Tương tự, tốc độ tăng 
nhập khẩu sẽ giảm khoảng 
0,6%”.
3. Đề xuất giải pháp đối với 
Việt Nam
3.1. Về phía Nhà nước
Thứ nhất, cần theo dõi, bám 
sát tình hình để đưa ra phân 
tích và dự báo và có các kịch 
bản ứng phó khác nhau để ứng 
phó với biến động kinh tế thế 
giới, trong đó có động thái 
chính sách thương mại và tỷ 
giá của Trung Quốc. 
Thứ hai, cần tăng cường cung 
cấp thông tin liên quan đến 
chiến tranh thương mại Mỹ- 
Trung Quốc bao gồm động 
thái giữa các bên và danh mục 
hàng hoá bị áp thuế trừng phạt 
một cách đầy đủ, kịp thời đến 
tất cả các đối tượng tham gia 
trong chuỗi giá trị hàng hóa 
xuất nhập khẩu nhằm ổn định 
tâm lý thị trường.
Thứ ba, cần định hướng cho 
các doanh nghiệp trong việc 
đa dạng hóa, tiếp cận và mở 
rộng thị trường xuất khẩu, 
nhất là với các thị trường mà 
Việt Nam đã ký kết FTA. 
Thứ tư, cần có cơ chế hỗ trợ 
cho các doanh nghiệp trong 
việc đầu tư nâng cao chất 
lượng sản phẩm, đáp ứng các 
yêu cầu về chất lượng, mẫu 
mã và giá cả cạnh tranh mới 
có thể tận dụng cơ hội tham 
gia vào thị trường Mỹ một 
cách bền vững.
Thứ năm, cần nghiên cứu kỹ 
các hàng hoá của Trung Quốc 
có thể “đổ bộ” vào Việt Nam. 
Cụ thể, cần kiểm soát tốt việc 
nhập khẩu hàng hóa từ Trung 
Quốc vào Việt Nam, đặc biệt 
là các cửa khẩu trên đất liền; 
có tiêu chí cụ thể, chặt chẽ 
trong việc xác nhận hàng hóa 
có nguồn gốc xuất xứ Việt 
Nam khi xuất khẩu sang Mỹ 
để ngăn chặn các rủi ro bị 
đánh thuế trừng phạt từ Mỹ. 
Thứ sáu, cần chuẩn bị tốt các 
thông tin và sớm áp dụng các 
biện pháp phòng vệ thương 
mại có hiệu lực trong trường 
hợp các căng thẳng thương 
mại Mỹ- Trung lan rộng.
Thứ bảy, cần cân nhắc, tính 
toán cụ thể, kỹ lưỡng và lựa 
chọn thời điểm thích hợp 
trong điều chỉnh tỷ giá vì việc 
giảm giá tiền đồng có thể giúp 
thúc đẩy xuất khẩu nhưng 
cũng sẽ làm tăng lạm phát và 
tăng chi phí nhập khẩu nguyên 
liệu cho sản xuất trong nước. 
Thứ tám, cần tiếp tục cải thiện 
thủ tục hành chính, cải thiện 
môi trường đầu tư và tăng tốc 
quá trình tái cấu trúc ngành 
Công thương nhằm thúc đẩy 
chuyển dịch cơ cấu nền kinh 
tế, nâng cao chất lượng tăng 
trưởng, năng suất lao động 
và năng lực cạnh tranh của 
ngành.
3.2. Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất, bám sát, theo dõi 
các công bố của Chính phủ 
để có thể chủ động điều chỉnh 
sản xuất và chủ động nghiên 
cứu các loại hàng hoá trong 
danh mục bị trừng phạt từ cả 
phía Mỹ và Trung Quốc để 
tìm kiếm cơ hội đa dạng hoá, 
mở rộng và thúc đẩy xuất 
khẩu hàng hoá vào Mỹ và 
Trung Quốc.
Thứ hai, nghiên cứu và dự báo 
một số mặt hàng của Trung 
Quốc và Mỹ có khả năng tăng 
cường nhập khẩu vào Việt 
Nam trong trường hợp xuất 
khẩu của Trung Quốc sang 
Mỹ và xuất khẩu của Mỹ vào 
Trung Quốc bị hạn chế để có 
biện pháp kiểm soát và kịp 
thời ứng phó.
Thứ ba, để ổn định và phát 
triển xuất khẩu bền vững tại 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
16 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 202- Tháng 3. 2019
thị trường Trung Quốc, cần 
chủ động liên kết với doanh 
nghiệp Trung Quốc để xây 
dựng kế hoạch xuất nhập khẩu 
và ký kết các hợp đồng xuất 
nhập khẩu dài hạn; Phát triển 
hệ thống phân phối trên thị 
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công thương (2018), “Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2017”. Truy cập tại địa chỉ: 
documents/36315/0/bc+xnk+2017.pdf/894ffcf3-8663-4ee5-ab74-635e330ebb06
2. Chad P. Bown, Euijin Jung, Zhiyao (Lucy) Lu (2018), “Trump and China Formalize Tariffs on $260 Billion of Imports and 
Look Ahead to Next Phase”, Peterson Institute for International Economics. Truy cập tại địa chỉ: https://piie.com/blogs/trade-
investment-policy-watch/trump-and-china-formalize-tariffs-260-billion-imports-and-look
3. “Dệt may, da giày Việt Nam: Làm sao tránh thành “trạm trung chuyển” hàng Trung Quốc?”, Doanh nhân Sài Gòn, 10/2018. 
Truy cập tại địa chỉ: https://doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/det-may-da-giay-viet-nam-lam-sao-tranh-thanh-tram-trung-
chuyen-hang-trung-quoc-1088205.html
4. Eustance Huang, “Vietnam could be a ‘winner’ from the US-China trade war”, CNBC, 12/09/2018. Truy cập tại địa chỉ: 
https://www.cnbc.com/2018/09/12/vietnam-could-be-a-winner-from-the-us-china- trade-war.html
5. Chuin-Wei Yap, Scott Patterson và Bob Tita, “U.S. Accuses Chinese Firms of Rerouting Goods to Disguise Their Origin”, 
Wall Street Journal, 10/04/2018. Truy cập tại địa chỉ: https://www.wsj.com/articles/for-chinese-steel-the-road-to-the-u-s-goes-
through-vietnam- 1523352601
6. FT Confidential Research, “Vietnam is most vulnerable in Southeast Asia to trade war”, Nikkei Asian Review, 13/08/2018. 
Truy cập tại địa chỉ: https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/FT-Confidential-Research/Vietnam-is-most-vulnerable-in-Southeast-
Asia-to-trade-war
7. Khải Huyền, “Nông sản Việt “lo sốt vó” trước cuộc chiến thương mại Trung- Mỹ”, Dân Việt, 10/07/2018. Truy cập tại địa 
chỉ:  mai-trung-my-893397.html
8. “List 1”, United States Trade Representative. Truy cập tại địa chỉ: https://ustr.gov/sites/default/files/
enforcement/301Investigations/List%201.pdf
9. “List 2”, United States Trade Representative. Truy cập tại địa chỉ: https://ustr.gov/sites/default/files/
enforcement/301Investigations/List%202.pdf
10. Nate Fischler, “Trade war upsides abound for Vietnam”, Asia Times, Tháng 08/10/2018. Truy cập tại địa chỉ: 
atimes.com/article/trade-war-upsides-abound-for-vietnam/
11. “Những nước nào không phải chịu thuế xuất khẩu thép và nhôm vào Mỹ?”, Báo Mới, Tháng 03/2018. Truy cập tại địa chỉ: 
https://baomoi.com/nhung-nuoc-nao-khong-phai-chiu-thue-xuat-khau-thep-va-nhom-vao-my/c/25377003.epi
12. Phương Dung, “Mỹ- Trung “khai hoả” chiến tranh thương mại: Việt Nam chịu tác động từ cả 2 phía”, Dân trí, 2018. Truy 
cập tại địa chỉ: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/my-trung-khai-hoa-chien-tranh-thuong-mai-viet-nam-chiu-tac-dong-tu-ca-2-
phia-20180707094702991.htm
13. “Shop talk- China, GBA and the ASEAN connection”, Standard Chartered, Tháng 06/2018. Truy cập tại địa chỉ: https://
av.sc.com/corp-en/content/Bộ thương mại Hoa Kỳs/Pearl-River-Delta-2018-.pdf
14. “Tác động của xung đột thương mại Mỹ với Trung Quốc, EU, Canada và Mexico”, Báo Mới, Tháng 12/2018. Truy cập tại 
địa chỉ: https://baomoi.com/tac-dong-cua-xung-dot-thuong-mai-my-voi-trung-quoc-eu-canada-va-mexico/c/29056524.epi
15. “Tariff list – September 17, 2018”, United States Trade Representative. Truy cập tại địa chỉ: https://ustr.gov/sites/default/
files/enforcement/301Investigations/Tariff%20List-09.17.18.pdf
16. The Economist Intelligence Unit “Creative disruption Asia’s winners in the US-China trade war”, 2018. Truy cập tại địa chỉ: 
https://pages.eiu.com/rs/753-RIQ 438/images/US_China_trade_war.pdf
17. “The looming US-China trade war, explained”, Vox, Tháng 03/2018. Truy cập tại địa chỉ: https://www.vox.com/
world/2018/5/3/17270606/china-us-trade-war-tariffs-trump
18. Từ điển Tiếng Anh Oxford, Definition of “trade war” in English. Truy cập tại địa chỉ: https://en.oxforddictionaries.com/
definition/trade_war
19. “Trump’s tariffs: When does a trade spat become an actual trade war?”, DW, 2018. Truy cập tại địa chỉ: https://www.
dw.com/en/trumps-tariffs-when-does-a-trade-spat-become-an-actual-trade-war/a-44423016
20. “What’s a trade war and are we in one?”, Marketplace, Tháng 06/2018. Truy cập tại địa chỉ: https://www.marketplace.
org/2018/06/18/economy/whats-trade-war-and-are-we-one.
21. “World Economic Outlook: Challenges to Steady Growth”, IMF, Tháng 10/2018. Truy cập tại địa chỉ: https://www.imf.org/
trường Trung Quốc; Thâm 
nhập kênh phân phối bán 
buôn thông qua việc thiết lập 
công ty liên doanh với doanh 
nghiệp Trung Quốc. 
Thứ tư, cần lường trước các 
rào cản kỹ thuật từ Mỹ và 
Trung Quốc nhằm hạn chế 
hàng hoá Việt Nam xâm nhập 
vào thị trường để có sự chuẩn 
bị và đưa ra biện pháp ứng 
phó kịp thời. ■
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
17Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 202- Tháng 3. 2019
en/publications/weo
22. Các websites: https://www.worldbank.org,,https://www.usitc.gov, https://ustr.gov, https://www.commerce.gov, 
mofcom.gov.cn, https://www.customs.gov.vn
Thông tin tác giả
Nguyễn Thu Hương, Thạc sĩ
Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng
Email: huongnt@hvnh.edu.vn
Summary
The impact of the US- China trade tension on Vietnam and the solutions to deal with it
According to the IMF’s World Economic Outlook 2018, trade tensions are deemed to be one of the greatest 
obstacles to the global economic growth. This can hurt other nations’ economies and lead to rising political 
tensions. The trade war between the world’s two largest economies the United States and China is at the center 
of the trade tensions in the world. This article analyzes how Vietnam could be affected by this trade war in the 
positive and negative way. The conclusion is that the negative impacts might outweigh the positive ones. Some 
solutions from both macroeconomic and microeconomic point of view have also been proposed.
Key words: trade war; trade tension; US- China; impact; Vietnam. 
Huong Thu Nguyen, MEc.
Faculty of International Business, Banking Academy of Vietnam

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_chien_tranh_thuong_mai_my_trung_den_viet_nam_va.pdf