Tác động của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên
Nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố tác
động của chất lượng cuộc sống công việc đến sự
gắn bó với tổ chức của nhân viên ở các công ty
dịch vụ quảng cáo tại Tp.HCM (Thành phố Hồ
Chí Minh). Nghiên cứu được thực hiện khảo sát
với 250 nhân viên đang làm việc ở các công ty
dịch vụ quảng cáo tại Tp.HCM. Các phương pháp
phân tích được sử dụng như Cronbach’s Alpha,
phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory
Factor Analysis), hồi quy tuyến tính đa biến. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 7 thành phần: (1)
Lương thưởng công bằng và tương xứng, (2) Môi
trường làm việc an toàn và khỏe mạnh, (3) Cơ hội
phát triển năng lực bản thân, (4) Phát triển nghề
nghiệp và đảm bảo việc làm, (5) Quan hệ trong
tổ chức, (6) Quy tắc tổ chức, (7) Cân bằng cuộc
sống công việc tác động dương đến cả 3 thành
phần của sự gắn bó với tổ chức của nhân viên. Và
yếu tố tính liên hệ xã hội chỉ tác động đến gắn bó
bằng tình cảm và gắn bó bằng đạo đức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên
39 Tác động của chất lượng cuộc sống ... TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố tác động của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên ở các công ty dịch vụ quảng cáo tại Tp.HCM (Thành phố Hồ Chí Minh). Nghiên cứu được thực hiện khảo sát với 250 nhân viên đang làm việc ở các công ty dịch vụ quảng cáo tại Tp.HCM. Các phương pháp phân tích được sử dụng như Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis), hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 7 thành phần: (1) Lương thưởng công bằng và tương xứng, (2) Môi trường làm việc an toàn và khỏe mạnh, (3) Cơ hội phát triển năng lực bản thân, (4) Phát triển nghề nghiệp và đảm bảo việc làm, (5) Quan hệ trong tổ chức, (6) Quy tắc tổ chức, (7) Cân bằng cuộc sống công việc tác động dương đến cả 3 thành phần của sự gắn bó với tổ chức của nhân viên. Và yếu tố tính liên hệ xã hội chỉ tác động đến gắn bó bằng tình cảm và gắn bó bằng đạo đức. Từ khóa: Chất lượng cuộc sống công việc, sự gắn bó với tổ chức. ABSTRACT The study is aimed to determine the factors that influence the quality of work life to organizational commitment of staff in the advertising service companies in Ho Chi Minh City (Ho Chi Minh City). The study was conducted a survey with 250 employees working in the advertising service companies in HCMC. The Cronbach’s Alpha test, Exploratory Factor Analysis (EFA) and Multiple-Variable Linear Regression Analysis were used in this study. The research indicates that there are 7 components: (1) Adequate and fair Remuneration, (2) Safe and healthy environment, (3) Development of human capabilities, (4) Growth and security, (5) Relations in the organization, (6) Rules of the organization, (7) The balance between work and life impact positive on all 3 components of the organization commitment. And Social relevance only impacts on Affective commitment and Normative commitment Keywords: quality of working life, organizational commitment. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC ĐẾN SỰ GẮN BÓ VỚI TỔ CHỨC CỦA NHÂN VIÊN IMPACTS OF QUALITY OF LIFE TO WORK WITH ORGANIZATIONS ENGAGED STAFF Vũ Bá Thành*, Ngô Văn Toàn ** 1. GIỚI THIỆU Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, làm thế nào một doanh nghiệp có thể tạo được nền tảng vững chắc để phát triển là một câu hỏi lớn luôn được đặt ra đối với lãnh đạo doanh nghiệp. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thì nguồn nhân lực ổn định đóng vai trò cực kỳ quan trọng; công ty cần có đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn, sẵn sàng làm việc hết mình vì mục tiêu của tổ chức và gắn bó với tổ chức lâu dài. Tuy nhiên thực tế hiện nay, ngành dịch vụ quảng cáo tại Tp. HCM là ngành có môi trường làm việc năng động và nhân sự của ngành dịch vụ quảng cáo thường trẻ trung, năng động, sáng tạo và có cá tính mạnh, đặc biệt thời gian làm việc của nhân sự trong ngành dịch * Th.S. Công ty TNHH Food Farm, NCS ngành Quản trị Kinh doanh - Học viện Khoa học Xã hội. Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam ** Th.S. GV. Trường Đại học Tài chính – Marketing, NCS. Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM. 40 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật vụ quảng cáo thường chiếm một lượng thời gian lớn hơn đối với thời gian nghỉ ngơi – giải trí để hồi phục sức khỏe của mỗi ngày; do đó sự cân bằng thời gian dành cho công việc và cuộc sống là rất quan trọng. Do đặc điểm ngành dịch vụ quảng cáo đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, tìm tòi những cái mới nên đa số các nhân viên làm ngành dịch vụ quảng cáo có xu hướng hay thay đổi môi trường làm việc để tìm những cái sáng tạo mới hơn trong công việc, mặc dù công ty cũng có cố gắng tạo ra chất lượng cuộc sống công việc tốt hơn cho nhân viên, tạo mọi điều kiện cho nhân viên phát triển năng lực. Nguyên nhân nào làm cho nhân viên trong các công ty quảng cáo tại Tp. HCM thiếu gắn bó với doanh nghiệp? Doanh nghiệp phải làm gì để cải thiện tình hình này? Đó vẫn đang là câu hỏi cần có lời giải đáp. Chính vì thiếu các nghiên cứu cụ thể trong từng ngành – từng lĩnh vực về chất lượng cuộc sống công việc và tác động của nó đối với sự gắn bó của nhân viên với tổ chức nên các tổ chức chưa hiểu hoặc chưa hiểu rõ và đầy đủ về chất lượng cuộc sống công việc, dẫn đến việc các tổ chức không quan tâm nhiều đến cải thiện chất lượng cuộc sống công việc. Xuất phát từ thức tế và để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta cần nghiên cứu chất lượng cuộc sống công việc ảnh hưởng như thế nào đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên trong ngành dịch vụ quảng cáo. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên. 2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN 2.1. Chất lượng cuộc sống công việc Nâng cao chất lượng cuộc sống tại nơi làm việc là một khái niệm đã được các nhà quản trị xem trọng trong tổ chức. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chất lượng cuộc sống công việc được xác định bằng các yếu tố như kinh nghiệm làm việc (Kahn, 1981; Kalra & Ghosh, 1984; Kerce & Booth-Kewley, 1993). Với nhiều quan điểm các nhà nghiên cứu khác, những yếu tố nào tạo nên một chất lượng cao trong công việc? Chất lượng cuộc sống công việc cao (Quality of Work Life - QWL) là điều cần thiết cho các tổ chức để tiếp tục thu hút và giữ chân người tài (theo Akdere, 2006 được dẫn bởi Daud, 2010). Theo Boisvert (1977), Carlson (1980), Hackman (1980) được dẫn bởi Martel và Dupuis (2006) và Mirvis và Lawler (1984) cho rằng chất lượng cuộc sống công việc là một nhóm các kết quả có ảnh hưởng mạnh đến đời sống nơi làm việc đối với từng cá nhân. Theo Mohammad & cộng sự (2013) thì khái niệm chất lượng cuộc sống công việc là các giá trị mà chính các giá trị đó là tâm điểm của những phong trào trong tổ chức và những phong trào này sẽ thỏa mãn nhu cầu và khát vọng của nhân viên tại tổ chức. Từ khái niệm của Walton có thể thấy chất lượng cuộc sống công việc là những điều kiện thuận lợi, môi trường của nơi làm việc đã hỗ trợ và làm tăng mức độ thỏa mãn của nhân viên thông qua các yếu tố về lương, thưởng, khả năng phát triển bản thân trong tổ chức. Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, yếu tố về sự an toàn và khả năng hội nhập của nhân viên với xã hội tại nơi nhân viên đó đang làm việc. Nghiên cứu của Mohammad & cộng sự (2013) cho rằng chất lượng cuộc sống công việc hình thành từ 8 yếu tố: (1) Lương thưởng công bằng, (2) Môi trường làm việc an toàn và khỏe mạnh, (3) Cơ hội phát triển năng lực bản thân, (4) Phát triển nghề nghiệp và đảm bảo công việc, (5) Quy tắc trong tổ chức, (6) Hòa nhập trong tổ chức, (7) Cân bằng không gian sống, (8) Liên quan đến xã hội. Theo Daud & cộng sự (2015), chất lượng cuộc sống công việc là mức độ hài lòng của nhân viên đối với công việc của họ mà được hỗ trợ bởi nhu cầu cơ bản và hỗ trợ tinh thần của tổ chức. Điều này phản ánh kết quả và năng suất của người lao động đối với tổ chức của họ. Chất lượng cuộc sống công việc bao gồm một vài yếu tố như môi trường an toàn và lành mạnh, xã hội, an ninh và công bằng trong tổ chức. Chất lượng 41 Tác động của chất lượng cuộc sống ... cuộc sống công việc là rất cao có liên quan với sự cam kết của một nhân viên. Như vậy, chất lượng cuộc sống là rất quan trọng để làm cho một tổ chức phát triển và phát triển hơn nữa. 2.2. Sự gắn bó với tổ chức Gắn bó với tổ chức (Organizational Commitment) đã được nhiều nhà nghiên cứu ở các nước trên thế giới như là Meyer và Allen (1990, 1991), Mathieu & Zajac (1990), O’Reilly & Chatman (1986) được dẫn bởi Daud (2010), Porter và các cộng sự (1974) được dẫn bởi Nowday và các cộng sự (1979) đề cập đến. Allen & Meyer (1990) cho rằng sự gắn bó với tổ chức là trạng thái tâm lý buộc chặt cá nhân vào tổ chức. Nowday & các cộng sự (1979) thì cho rằng sự gắn bó với tổ chức là sức mạnh đồng nhất của cá nhân với tổ chức và sự tích cực của cá nhân tham gia vào trong tổ chức. Trong số rất nhiều định nghĩa và thành phần của khái niệm sự gắn bó với tổ chức, định nghĩa của Moway & cộng sự và khái niệm của Meyer & Allen là hai khái niệm được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu hiện nay. Theo Benkhoff (1996) cho rằng các nhân tố của thang đo OCQ của Mowday & Porter có thể không đồng nhất cho mọi trường hợp. Tức là 3 nhân tố của thang đo OCQ có thể không hoàn toàn đồng thời hỗ trợ cho sự gắn kết với tổ chức. Một nhân viên dự định ở lại lâu dài với tổ chức thì chưa chắc anh ta cố gắng làm việc nỗ lực và đồng nhất với tổ chức. Hoặc một nhân viên cố gắng làm việc chăm chỉ thì cũng chưa chắc anh ta trung thành và đồng nhất với tổ chức. Do đó, để tránh trường hợp phức tạp trên, một số tác giả có xu hướng sử dụng thang đo của Meyer và Allen (1990). Từ những phân tích trên thì mô hình ba nhân tố của Meyer và Allen (1990) được sử dụng cho nghiên cứu này. Như vậy, các thành phần của sự gắn bó với tổ chức của Meyer và Allen (1990): gắn bó bằng tình cảm (Affective Commitment), gắn bó bằng duy trì (Continuance Commitment), gắn bó bằng đạo đức (Normative Commitment). Ngoài ra, ở trong nước nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Dung & cộng sự (2014) đã đề cập đến các yếu tố tác động đến sự gắn kết tổ chức của nhân viên khối văn phòng ở Thành phố Cần Thơ. Từ dữ liệu được thu thập là 160 quan sát nhân viên khối văn phòng ở Cần Thơ, dữ liệu được xử lý bằng công cụ thống kê như là thống kê mô tả, kiểm tra thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tô khám phá và phân tích tương quan. Kết quả nghiên cứ đã chỉ ra có 5 nhân tô tác động đến sư gắn kết tổ chức của nhân viên là văn hóa tổ chức, chia sẽ tri thức, đặc điểm cá nhân, quan hệ nhân viên và cơ cấu tổ chức. 2.3. Mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và sự gắn bó với tổ chức Theo nghiên cứu của Sajjad & cộng sự (2014), Daud (2010) đã chứng minh rằng có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa chất lượng cuộc sống công việc bao gồm môi trường an toàn, lành mạnh; phát triển năng lực con người; quy tắc trong tổ chức; tính liên quan đến xã hội của công việc và không gian sống đã có tác động đến gắn bó với tổ chức của nhân viên. Kết quả của các chỉ số đo lường phù hợp với mô hình và trong một phạm vi chấp nhận được, cho phép kết luận rằng sự phù hợp của mô hình được chấp nhận. Kết quả nghiên cứu của Arthi & cộng sự (2011) tìm thấy thông qua phân tích hồi quy tập hợp các biến của chất lượng cuộc sống công việc tác động tích cực đến mức độ thay đổi trong gắn bó. Mối quan hệ giữa nhận thức và hỗ trợ tổ chức của các hình thức gắn bó được kiểm tra. Cá nhân cảm thấy có giá trị và được hỗ trợ bởi tổ chức của họ bằng tình cảm làm cho nhân viên đó gắn bó với tổ chức. Theo nghiên cứu của Daud & cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống công việc bao gồm đặc điểm công việc, giám sát và vai trò xung đột với cam kết tình cảm. Bên cạnh đó đặc điểm công việc, giám sát và vai trò xung đột có mối quan hệ vừa phải với cam kết duy trì và cam kết đạo đức. Trong khi, yếu tố vai trò quá tải của chất 42 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật lượng cuộc sống công việc có rất ít và không có mối quan hệ quan trọng với các thành phần của cam kết với tổ chức. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu nhằm xác định những yếu tố tác động của chất lượng cuộc sống công việc đến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên ở các công ty dịch vụ quảng cáo tại Tp.HCM. Từ việc xem các nghiên cứu trước, tác giá đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất sẽ sử dụng dựa trên mô hình của Mohammad & cộng sự (2013) để xem xét các yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống công việc và sự gắn bó với tổ chức của nhân viên tác giả sẽ dựa trên cơ sở mô hình của Allen và Meyer (1990) và một số nghiên cứu khác. Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất MÔ HÌNH 1: Mô hình nhằm tiến hành xem xét sự tác động của các thành phần của biến chất lượng cuộc sống công việc đến biến thành phần gắn bó bằng tình cảm. 1 2 3 4 5 6 7 8 TinhCam MOITRUONG HOANHAP PHATTRIEN NANGLUC CANBANG QUYTAC LUONG XAHOI α β β β β β β β β = + + + + + + + + MÔ HÌNH 2: Xem xét sự tác động của các thành phần của biến chất lượng cuộc sống công việc đến biến thành phần gắn bó bằng duy trì. 1 2 3 4 5 6 7 8 DuyTri MOITRUONG HOANHAP PHATTRIEN NANGLUC CANBANG QUYTAC LUONG XAHOI α β β β β β β β β = + + + + + + + + 43 Tác động của chất lượng cuộc sống ... 3.2. Thu thập và phân tích số liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Tác giả đã gửi khảo sát nhân viên với 300 bảng câu hỏi, thu về 284 phiếu khảo sát, sau khi loại đi những phiếu không đạt yêu cầu còn lại 250 bảng trả lời hợp lệ, như vậy vẫn đáp ứng được yêu cầu về cỡ mẫu cho nghiên cứu. Bảng câu hỏi cho nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để đo lường mức độ của chất lượng cuộc sống công việc và sự gắn bó của nhân viên trong doanh nghiệp quảng cáo trên địa bàn Tp.HCM. Các phương pháp phân tích số liệu như là thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích hồi qui bội, ANOVA bằng phần mềm SPSS. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ 4.1. Kết quả phân tích nhân tố Nghiên cứu này sẽ kiểm tra 8 thành phần của chất lượng cuộc sống công việc tác động đến từng thành phần của cam kết tổ chức. Tổng số biến quan sát của chất lượng cuộc sống công việc là 34 biến quan sát và 21 biến quan sát của cam kết tổ chức. Trong bài nghiên cứu này nhằm đảm bảo độ tin cây của thang đo cho nên những nhân tố nào có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 thì mới được xem là tin cậy và được giữ lại. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương quan biến tổng cũng được xem xét, chỉ những biến nào có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 mới được giữ lại. Kết quả Cronbach’s Alpha của biến chất lượng cuộc sống công việc cho thấy các thang đo khảo sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt mức khá cao trên 0.7, điều này cho thấy dữ liệu khảo sát có độ tin cậy cao. Các biến quan sát của thang đo Gắn bó bằng duy trì với các biến quan sát CC6, CC7 có hệ số tương quan biến tổng 0.307 và 0.216, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại 2 biến CC6, CC7 ra khỏi thang đo là 0.769 và 0.781, cao hơn so với giá trị hiện tại là 0.759, đo đó cần phải loại bỏ các biến quan sát này khỏi các thang đo. Sau khi loại bỏ đi các biến quan sát này, các biến quan sát còn lại đều đảm bảo độ tương quan tốt với tổng thể dữ liệu đạt mức trên 0.4, vì thế các biến quan sát được giữ lại cho các phân tích tiếp theo. Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha thì 32 biến quan sát của 8 thành phần của biến chất lượng cuộc sống công việc và 21 biến quan sát của 3 thành phần của biến sự gắn bó với tổ chức của nhân viên được đưa vào để tiến hành thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích nhân tố đã đảm bảo được độ tin cậy và các nhân tố được rút trích là: Nhóm nhân tố 1: Môi trường làm việc với 4 biến quan sát MT4, MT2, MT1, MT3. Ký hiệu là MOITRUONG; Nhóm nhân tố 2: Hòa nhập tổ chức với 5 biến quan sát là HN5, HN1, HN3, HN4, HN2. Ký hiệu là H ... nh lượng bằng cách khảo sát toàn bộ nhân viên của hai siêu thị được thực hiện tiếp theo sau khi hoàn chỉnh bản câu hỏi. Nội dung bản câu hỏi được thiết kế dựa trên các thang đo của nghiên cứu trước, có hiệu chỉnh từ kết quả phỏng vấn định tính. Thời gian khảo sát nhân viên siêu thị vào tháng 11/2013. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Mô tả mẫu Với 285 bản câu hỏi được gửi tới toàn bộ nhân viên của hai siêu thị Smart Trần Bình Trọng và Coopmart Rạch Miễu (trong đó Smart Trần Bình Trọng là 125 nhân viên và Coopmart Rạch Miễu là 160 nhân viên), số bản thu hồi là 280 bản, chiếm 98.25%. Sau khi loại các bản khảo sát không đạt yêu cầu thì số lượng bản khảo sát được đưa vào phân tích dữ liệu là 259 bản. Trong đó, tỷ lệ nhân viên nữ là 64.5% và nhân viên nam là 35.5%. Nhân viên có thời gian làm việc từ 3 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao (46.3%), tiếp đến là nhân viên có thời gian làm việc từ 1 – 3 năm (chiếm 39.4%) và còn lại là làm việc dưới 1 năm (chiếm 14.3%). 5.2. Kết quả nghiên cứu Việc phân tích dữ liệu được thực hiện theo từng bước: (1) Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); (2) Phân tích hồi quy 5.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) • Thang đo sức mạnh mối quan hệ Trong nghiên cứu này, các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy cho phép: Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Các biến này đều phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá EFA với phương pháp trích Principal Axis Factoring, 53 Các yếu tố sức mạnh ... phép quay Promax và điểm dừng trích các yếu tố Eigenvalues lớn hơn 1. Khi phân tích nhân tố, các yếu tố sức mạnh mối quan hệ được gom thành 5 nhân tố. Trong đó, yếu tố chia sẻ mục tiêu - giá trị và biến ATT13 bị loại vì hiệu số tải nhân tố giữa hai nhân tố nhỏ hơn 0.3. Đồng thời yếu tố tin tưởng và tôn trọng gom chung thành một nhân tố nên tác giả đặt tên cho nhân tố mới này là Tin tưởng và tôn trọng. Với giá trị Eigenvalues là 1.014, tổng phương sai trích là 64.992% (>50%), các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, hiệu số tải nhân tố giữa hai nhân tố đều lớn hơn 0.3, đồng thời giá trị KMO = 0.922, sig = 0.000 < 0.5 cho thấy việc phân tích EFA hoàn toàn phù hợp. Như vậy, các thang đo đều đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và phân biệt. • Thang đo sự gắn kết với tổ chức Đối với thang đo sự gắn kết với tổ chức, sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến đều có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và tiếp tục qua bước phân tích nhân tố. Kết quả cho thấy các yếu tố Lòng trung thành, Sự nỗ lực, Niềm tự hào đều thỏa điều kiện về phân tích nhân tố. Bảng 1: Kết quả phân tích nhân tố của thang đo sức mạnh mối quan hệ Biến quan sát Nhân tố Tên nhân tố 1 2 3 4 5 RES24 .911 Sự tin tưởng và tôn trọng RES25 .866 TRU22 .842 RES23 .773 TRU20 .760 TRU21 .737 COP03 .959 Sự hợp tác COP01 .924 COP04 .658 COP02 .558 ENP06 .881 Sự trao quyền ENP08 .773 ENP07 .726 ENP05 .694 COM12 .784 Sự giao tiếp COM10 .735 COM09 .716 COM11 .662 ATT17 .960 Sự gắn bó ATT15 .762 ATT16 .597 ATT14 .511 Cronbach’s Alpha 0.933 0.866 0.860 0.854 0.857 Eigenvalues 1.014 54 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 2: Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố của thang đo sự gắn kết với tổ chức Biến quan sát KMO P-value Hệ số Eigenvalues Tổng phương sai trích Cronbach’s Alpha Lòng trung thành 0.726 0.000 2.399 79.982% 0.872 Sự nỗ lực 0.729 0.000 2.319 77.291% 0.845 Niềm tự hào 0.717 0.000 2.303 76.779% 0.845 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố: Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh. Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5: Các yếu tố sức mạnh mối quan hệ có tác động tích cực đến “lòng trung thành” của nhân viên với tổ chức. Các giả thuyết H6, H7, H8, H9, H10: Các yếu tố sức mạnh mối quan hệ có tác động tích cực đến “sự nỗ lực” của nhân viên với tổ chức. Các giả thuyết H11, H12, H13, H14, H15: Các yếu tố sức mạnh mối quan hệ có tác động tích cực đến “niềm tự hào” của nhân viên với tổ chức. 5.2.2. Phân tích hồi quy Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình nhân quả của các nhân tố sức mạnh mối quan hệ tác động đến Lòng trung thành có hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.552 (>0.5) có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 55.2%; hệ số Sig. là 0.00 (<0.05). Như vậy, mô hình này thích hợp với dữ liệu thu thập của thị trường. Theo kết quả kiểm định giả thuyết dựa vào phân tích hồi quy tuyến tính ở bảng 3, các nhân tố sức mạnh mối quan hệ ảnh hưởng đến Lòng 55 Các yếu tố sức mạnh ... trung thành là: Sự tin tưởng – Tôn trọng (Sig. = 0.000<0.05), mức độ ảnh hưởng lớn nhất (0.426); Sự trao quyền (Sig. = 0.000<0.05), mức độ ảnh hưởng (0.207) và Sự giao tiếp (Sig. = 0.002<0.05), mức độ ảnh hưởng (0.187). Hai nhân tố Sự gắn bó (Sig. = 0.509>0.05), Sự hợp tác (Sig. = 0.539>0.05) không ảnh hưởng đến Lòng trung thành. Bảng 3: Kiểm định giả thuyết thống kê Giả thuyết Beta Sig. Kết luận Sự tin tưởng – Tôn trọng Trung thành 0.426 0.000 Chấp nhận Sự hợp tác Trung thành 0.033 0.539 Từ chối Sự trao quyền Trung thành 0.207 0.000 Chấp nhận Sự giao tiếp Trung thành 0.187 0.002 Chấp nhận Sự gắn bó Trung thành 0.040 0.509 Từ chối Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình nhân quả của các nhân tố sức mạnh mối quan hệ tác động đến Sự nỗ lực có hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.520 (>0.5) có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 52%; hệ số Sig. là 0.00 (<0.05). Như vậy, mô hình này thích hợp với dữ liệu thu thập của thị trường. Theo kết quả kiểm định giả thuyết dựa vào phân tích hồi quy tuyến tính ở bảng 4, các nhân tố sức mạnh mối quan hệ ảnh hưởng đến Sự nỗ lực là: Sự tin tưởng – Tôn trọng (Sig. = 0.000<0.05) mức độ ảnh hưởng lớn nhất (0.476); Sự trao quyền (Sig. = 0.001<0.05) mức độ ảnh hưởng (0.193). Ba nhân tố Sự hợp tác (Sig. = 0.248>0.05), Sự giao tiếp (Sig. = 0.082>0.05) và Sự gắn bó (Sig. = 0.744>0.05) không ảnh hưởng đến Sự nỗ lực. Bảng 4: Kiểm định giả thuyết thống kê Giả thuyết Beta Sig. Kết luận Sự tin tưởng – Tôn trọng Sự nỗ lực 0.476 0.000 Chấp nhận Sự hợp tác Sự nỗ lực 0.064 0.248 Từ chối Sự trao quyền Sự nỗ lực 0.193 0.001 Chấp nhận Sự giao tiếp Sự nỗ lực 0.107 0.082 Từ chối Sự gắn bó Sự nỗ lực 0.020 0.744 Từ chối Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình nhân quả của các nhân tố sức mạnh mối quan hệ tác động đến Niềm tự hào có hệ số R bình phương hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0.550 (>0.5) có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 55%; hệ số Sig. là 0.00 (<0.05). Như vậy, mô hình này thích hợp với dữ liệu thu thập của thị trường. Theo kết quả kiểm định giả thuyết dựa vào phân tích hồi quy tuyến tính ở bảng 5, các nhân tố sức mạnh mối quan hệ ảnh hưởng đến Niềm tự hào là: Sự tin tưởng – Tông trọng (Sig. = 0.000<0.05) mức độ ảnh hưởng mạnh nhất (0.475); Sự trao quyền (Sig. = 0.000<0.05) mức 56 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 5: Kiểm định giả thuyết thống kê Giả thuyết Beta Sig. Kết luận Sự tin tưởng – Tôn trọng Niềm tự hào 0.475 0.000 Chấp nhận Sự hợp tác Niềm tự hào 0.045 0.402 Từ chối Sự trao quyền Niềm tự hào 0.210 0.000 Chấp nhận Sự giao tiếp Niềm tự hào 0.177 0.003 Chấp nhận Sự gắn bó Niềm tự hào -0.005 0.935 Từ chối 5.2.3. Thảo luận kết quả Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy nhân tố sự tin tưởng-tôn trọng và sự trao quyền đều có ảnh hưởng đến Lòng trung thành, Sự nỗ lực, Niềm tự hào của nhân viên. Trong đó, nhân tố sự tin tưởng-tôn trọng tác động mạnh nhất. Kết quả này cũng tìm thấy trong nghiên cứu của Levinthal và Finchman (1988), Anderson và Weitz (1989), Nielson (1998), Ngoài ra, sự giao tiếp ảnh hưởng đến lòng trung thành và niềm tự hào, tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Guzley (1992), Varona (1996), cho thấy sự giao tiếp có mối quan hệ dương đến sự gắn kết. Hai nhân tố sự gắn bó, sự hợp tác đều không có mối quan hệ đến sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức, riêng nhân tố sự giao tiếp không có mối quan hệ với sự nỗ lực. 6. KẾT LUẬN VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU Thông qua nghiên cứu này, tác giả đã khám phá ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức là sự tin tưởng-tôn trọng, sự trao quyền và sự giao tiếp. Tin tưởng-tôn trọng là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc xây dựng một mối quan hệ hiệu quả trong tổ chức. Khi nhân viên không có sự tin tưởng vào tổ chức, vào cấp trên của mình dẫn đến những hoài nghi, nghi ngờ, bất hợp tác ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu nhân viên thấy rằng họ đang làm việc với người cấp trên đáng tin cậy, họ sẽ sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức của mình cho công việc, cho tổ chức đó. Bên cạnh đó, cấp trên cần thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của mình đối với nhân viên cũng như nắm bắt tâm lý nhân viên, tham khảo ý kiến của nhân viên về các vấn đề, tạo cơ hội để nhân viên trình bày quan điểm của mình, Như vậy nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và càng gắn kết với tổ chức hơn. Nếu sự trao quyền trong một số các trường hợp ra quyết định và giao tiếp thông tin giữa các phòng ban trong siêu thị hiệu quả sẽ tạo ra động lực và năng lượng trong lực lượng lao động làm công việc của họ một cách nhanh chóng. Từ đó sẽ kích thích sự cống hiến hết mình của nhân viên đối với tổ chức. Tóm lại, đây chỉ là một khảo sát được thực hiện với số mẫu quan sát là 259 nhân viên tại hai siêu thị nên có thể chưa đại diện hết cho ngành siêu thị bán lẻ. Tuy nhiên, bài báo cũng phác họa và kiểm định một số các nhân tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên siêu thị. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Anderson E, Weitz B (1989). “Determinants of continuity in conventional industrial channel dyads”. Mark Sci, 8(4), 310–23. độ ảnh hưởng (0.210) và Sự giao tiếp (Sig. = 0.003<0.05) mức độ ảnh hưởng (0.177). Hai nhân tố Sự hợp tác (Sig. = 0.402>0.05) và Sự gắn bó (Sig. = 0.935>0.05) không ảnh hưởng đến Niềm tự hào. 57 Các yếu tố sức mạnh ... [2] Ballantyne D. (2000). “Internal relationship marketing: a strategy for knowledge renewal”. International Journal of Bank Marketing 18/6 [200], 274-286. [3] Ballantyne D., Christopher, M. & Payne, A. (1995). “Improving the quality of services marketing: service (re)design is the critical link”. Journal of Marketing Management, 2(1), 7 - 24 [4] Barbara D. Adams, Sonya Waldherr and Jessica Sartori (2008). “Trust in teams scale, Trust in leaders scale, Manual for administration and analyses”. Human systems Incorporated. [5] Barnes, J.G. (1995). “Establishing relationships – getting closer to the customer may be more difficult than you think”. Irish Marketing Review, 8, 107 - 16. [6] Barnes Darrin J.G, M. Howlett (1998). “Predictors of equity in relationships between financial services providers and retail customers”. International Journal of Bank Marketing, 16(1), 15 – 23 [7] Bateman,T. & Strasser,S. (1984). “A longitudinal analysis of the antecedents of organizational commitment’’. Academy of Management Journal, 27, 95 - 112 [8] Berry,L.L. “The employee as customer”. Journal of Retail Banking, 3, 25 - 28 [9] Carmel, Herington & Don, Scott & Lester, W. Johnson (2005). “Focus group exploration of firm-employee relationship strength”. Qualitative Market Research: An International Journal, 8 (3), 256-276. [10] Carmel, Herington & Lester, W. Johnson & Don, Scott (2008). “Firm - employee relationship strength - A conceptual model”. Journal of business research, 62 (11), 1096-1107. [11] Christian Gronroos (1996). “Relationship Marketing Logic”. Asia-Australia Marketing Journal, 4 (1), 7 – 18. [12] Elizabeth M. Ineson & Gabriela Berechet (2011). Employee loyalty in hotels: Romanian experiences. Journal of Human Resources in Hospitality & Tourism, 10, 129-149. [13] Greg Porumbescu, Jungho Park, Peter Oomsels (2013). “Building trust: Communication and subordinate trust in public organizations”. Transylvanian Review of Administrative Sciences, 38, 158-179. [14] Guzley, R.M. (1992). “Organizational Climate and Communication Climate: Predictors of Commitment to the Organization”. Management Communication Climate Quarterly, 5(379), 379-402. [15] Jackson DW (1994). “Relationship selling: the personalization of relationship marketing”. Asia-Aust Mark J, 2(1), 45–54. [16] Levinthal DA, Finchman M (1988). “Dynamics of interorganizational attachments: auditor–client relationships”. Adm Sci Q 33, 345–69. [17] Liliana L. Bove & Lester W. Johnson (2001). “Customer relationships with service personnel do we measure closeness, quality or strength?”. Journal of Business Research, 54 (2001) 189–197. [18] Lyman W. Porter & Richard T. Steers & Richard T. Mowday & Paul V. Boulian (1974). “Organizational commitment, job satisfaction and turnover among psychiatric technicians”. Journal Of Applied Psychology, 59 (5), 603 - 609. [19] Lyman W. Porter, William J. Crampon & Frank J Smith (1976), “Organizational Commitment and Managerial Turnover: A Longitudinal Study”, Organizational Behavior and Human Performance 15, 87 – 98 [20] Nguyễn Thị Phương Dung (2012). “Xây dựng thang đo động viên nhân viên khối văn phòng ở Thành phố Cần Thơ”. Tạp chí Khoa 58 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật học 2012:22b, 145-154. [21] Oscar Grusky (1966). “Career Mobility and Organzational Commitment”. Administrative Science Quarterly, 10 (4), 488 – 503. [22] Richard T. Mowday & Richard T. Steers & Lyman W. Porter (1979). “The measurement of organizational commitment”. Journal of Vocational Behavior, 14, 224 - 247. [23] Robert M. Morgan & Shelby D. Hunt (1994). “The commitment - trust theory of relationship marketing”. Journal of Marketing, 58 (3), 20 – 38. [24] Sebatian, Theopold & Marc, Schacherer (2002). “Internal marketing: review on a broadened concept and its operationalization. DBA Anglia Bussiness School”. Research Paper 2. [25] Smith, B. (1997). “Empowerment – the challenge is now”. Enpowerment in organizations, 5(3), 120 – 122 [26] Smith, P. C., Kendall, L. M., & Hulin, C. L (1969). “The measurement of satisfaction in work and retire- ment: A strategy for the study of attitudes”. Chicago, III: Rand McNally,. Spector, P.E. (1985). “Measurement of human service staff satisfaction: Development of the job satisfaction survey”. American Journal of Community Psychology, 13(6), 693-713 [27] Trần Kim Dung (2006), “Thang đo ý thức găn kết với tổ chức”, Tạp chí phát triển kinh tế (184), 52-53. [28] Varona, Federico. (1996). “Relationship between Communication Satisfaction and Organizational Commitment in Three Guatemalan Organizations”. The Journal of Business Communication, 33( 2), 111-140. [29] Võ Thị Thiện Hải & Phạm Đức Kỳ (2010). “Xây dựng mô hình đánh giá sự thỏa mãn của điện thoại viên tổng đài giải đáp khách hàng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam”. Tạp chí CNTT&TT 1, 49-54
File đính kèm:
- tac_dong_cua_chat_luong_cuoc_song_cong_viec_den_su_gan_bo_vo.pdf