Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Khi thế giới bước qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, kinh tế thế giới đã phát triển mạnh mẽ

gắn liền với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng này mới được bàn luận

nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nó đã có tác động không nhỏ đến xã hội Việt Nam, đặc biệt

là trong lĩnh vực kinh tế. Để kinh tế Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh

cách mạng công nghiệp hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng, trước hết

là đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi những thành tựu mà cuộc các mạng này đã và đang tạo ra trong quá

trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm nâng cao năng xuất lao động, nhanh chóng chuyển sang

nền kinh tế tri thức.

pdf 8 trang kimcuc 8500
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
90
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 
TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
Hoàng Xuân Sơn∗, Hồ Thị Thanh Trúc∗∗
TÓM TẮT
Khi thế giới bước qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, kinh tế thế giới đã phát triển mạnh mẽ 
gắn liền với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở Việt Nam, cuộc cách mạng này mới được bàn luận 
nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nó đã có tác động không nhỏ đến xã hội Việt Nam, đặc biệt 
là trong lĩnh vực kinh tế. Để kinh tế Việt Nam có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh 
cách mạng công nghiệp hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi để thích ứng, trước hết 
là đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi những thành tựu mà cuộc các mạng này đã và đang tạo ra trong quá 
trình sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm nâng cao năng xuất lao động, nhanh chóng chuyển sang 
nền kinh tế tri thức.
Từ khóa: cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri thức, Việt Nam
IMPACTS OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION TO 
DEVELOPMENT KNOWLEDGE ECONOMY IN VIETNAM
ABSTRACT
As the world moves through the second decade of the twenty-first century, the world economy 
has grown strongly associated with the fourth industrial revolution. In Vietnam, this revolution has 
been debated in time. Recently, it has had a considerable impact on Vietnamese society, especially 
in the field of economics. In order for the Vietnamese economy to develop rapidly and sustainably in 
the context of the current industrial revolution, Vietnam needs to rapidly change to adapt, first of all 
to accelerate the widespread application of the achievements of the this network has been created in 
the process of production, sales and services to increase labor productivity and quickly move to the 
knowledge economy.
Keywords: the fourth industrial revolution, knowledge economy, Vietnam
* ThS. Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM 
** ThS. Giảng viên Trường Đại học Tài chính – Marketing
91
1. ĐÔI NÉT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 
LẦN THỨ TƯ
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư, các quốc gia đang chạy đua về công 
nghệ, với sự hiện diện của hàng loạt công nghệ 
mới: trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, 
robot, công nghệ gen, công nghệ nanô, công 
nghệ vật liệu mới... Những công nghệ này đang 
làm thế giới biến đổi hết sức nhanh chóng và sâu 
sắc. Chúng mang đến cho loài người cách tư duy 
phát triển hoàn toàn mới mẻ, dựa trên nguyên tắc 
đổi mới không ngừng. Trong sự bùng nổ công 
nghệ đó, đang hiện ra ngày càng rõ nét cơ hội 
lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước 
đi sau vượt lên, rượt đuổi và bắt kịp các nước đi 
trước, cũng đồng thời giúp các nước có thể phát 
triển nhanh và bền vững. Do đó, tranh thủ thời 
cơ mà bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư tạo ra, kết hợp nội lực với các thuận lợi bước 
đầu về phát triển kinh tế tri thức nhằm phát 
triển nhanh và bền vững, Đảng Cộng sản Việt 
Nam đã chủ trương “Đẩy mạnh công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri 
thức” nhằm phát triển nhanh và bền vững nền 
kinh tế Việt Nam.
Khái niệm Công nghiệp 4.0 lần đầu tiên 
được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover 
tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Hai 
năm sau, năm 2013, từ khóa mới là “Công nghiệp 
4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ 
một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm 
từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, 
điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự 
tham gia của con người, nhằm giúp người Đức 
đuổi kịp người Mỹ về công nghệ và kinh tế.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 
lần thứ 46, với chủ đề “Cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4”, Chủ tịch Diễn đàn này là 
ông Klaus Schwab đã đưa ra một định nghĩa 
mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 
của Đức. Theo Klaus Schwab: “Cách mạng 
công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước 
và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách 
mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để 
sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử 
dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động 
hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công 
nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng 
lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, 
làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và 
sinh học”1.
Khi so sánh với các cuộc cách mạng công 
nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp lần 
thứ tư đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ 
không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó 
đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi 
quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những 
thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn 
bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Về tổng quan, cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư đang diễn ra trên 3 lĩnh vực chính 
gồm: (i) Công nghệ sinh học (nghiên cứu 
để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông 
nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực 
phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, 
hóa học và vật liệu); (ii) Kỹ thuật số (Trí tuệ 
nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of 
Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data)) và 
(iii) Vật lý (robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự 
lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions) 
và công nghệ nano).
Đối với hoạt động công nghiệp, Công 
nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo 
ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy 
số”. Trong các nhà máy thông minh này, các 
hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các 
quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế 
giới vật lý. Với Internet of Things (IoT), các 
hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác 
với nhau và với con người theo thời gian thực, 
thông qua Internet of Services (IoS) người 
dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông 
qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Như vậy, cách mạng công nghiệp lần 
1 https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-
la-gi-post750267.html; Ngày truy cập: 26/10/2018
Tác động của cách mạng công nghiệp ...
92
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
thứ tư đã và đang tạo ra sự thay đổi mạnh 
mẽ về phân bố nguồn lực sản xuất, cách 
thức sản xuất và tiêu dùng nhờ vào sự phát 
triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. 
Làn sóng công nghệ mới với sản xuất thông 
minh sẽ giúp công nghệ phát triển và kéo 
theo năng suất tăng cao. Với những biến 
đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất và 
tiêu dùng do tác động của cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư như hiện nay thì đòi hỏi 
các quốc gia phải chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng kinh tế của mình, thay vì dựa nhiều 
vào tài nguyên, vốn, nhân công giá rẻ, các 
quốc gia muốn phát triển được nền kinh tế 
phải chuyển nhanh và mạnh sang việc ứng 
dụng những thành tựu mà cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư đã và đang tạo ra, đó là 
kinh tế tri thức.
2. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 
TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
Thuật ngữ “kinh tế tri thức” được nhà kinh 
tế học P.F.Durker sử dụng từ khoảng giữa thế kỷ 
XX. Tuy nhiên, phải đến những năm cuối thế kỷ 
XX thì thuật ngữ này mới được sử dụng phổ biến, 
bởi khi đó, tại các nước phát triển, nhiều thành 
tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện 
đại như: công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ 
vũ trụ, hạt nhân, công nghệ nano, sinh học, công 
nghệ di truyền, gen... được ứng dụng rộng rãi vào 
quá trình sản xuất cũng như các lĩnh vực của đời 
sống xã hội, khiến lực lượng sản xuất phát triển 
mang tính nhảy vọt. Bước phát triển đột phá này 
càng làm cho việc sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri 
thức” hoặc “phát triển dựa vào tri thức” trở nên 
phổ biến tại các nước phát triển. Như vậy, có thể 
hiểu về bản chất, cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư là bước phát triển mới ở trình độ cao hơn của 
kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế mới, kinh tế tri 
thức, sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực tri thức, 
tài nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai 
trò thứ yếu.
Trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân 
loại, con người là động vật duy nhất có năng lực 
sáng tạo tri thức, do đó, biết lao động sản xuất và 
tiến dần tới nền kinh tế dựa vào tri thức là chính. 
Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu.
Hiện nay, trên thế giới, khái niệm “kinh 
tế tri thức” có nhiều cách diễn đạt khác nhau. 
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) 
đưa ra định nghĩa: “Kinh tế tri thức là nền kinh 
tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng 
tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự 
phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất 
lượng cuộc sống”; còn Viện Ngân hàng Thế 
giới lại cho rằng: “Nền kinh tế tri thức là nền 
kinh tế dựa vào tri thức như là động lực chính 
cho sự tăng trưởng kinh tế. Đó là nền kinh tế 
trong đó tri thức được lĩnh hội, sáng tạo, phổ 
biến và vận dụng để thúc đẩy phát triển”. Cũng 
có cách hiểu ngắn gọn hơn là: “Nền kinh tế tri 
thức là nền kinh tế mà tri thức là “đầu vào” 
(input) cơ bản của quá trình phát triển kinh 
tế”1. Như vậy, theo những cách diễn đạt trên 
thì tuy cách diễn đạt có khác nhau, nhưng đều 
cho thấy điểm chung nhất trong nền kinh tế 
tri thức là công nghệ và tri thức đóng vai trò 
quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, 
tạo ra của cải và nâng cao chất lượng cuộc 
sống của con người. Nói cách khác, trong bối 
cảnh cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 
tư hiện nay, công cụ lao động hiện đại nhất, 
tiên tiến nhất để nâng cao hiệu quả công việc, 
nâng cao năng xuất lao động nhằm nâng cao 
chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế nhanh 
và bền vững chính là tri thức của con người, 
kinh tế tri thức.
Tóm lại, về cơ bản có thể hiểu kinh tế tri 
thức là nền kinh tế mà sự phát triển của nó dựa 
chủ yếu vào tri thức, trên nền tảng tri thức; tri 
thức chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản phẩm 
xã hội. 
1 GS.TS. Phùng Hữu Phú – PGS.TSKH. Nguyễn 
Văn Đặng – PGS.TS. Nguyễn Viết Thông (Đcb) 
(2016), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn 
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của 
Đảng, Nxb. CTQG-ST, Hà Nội, tr.167 
93
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sự phát 
triển kinh tế tri thức của một quốc gia dựa trên 
bốn trụ cột: (i) lực lượng lao động trình độ cao, 
chất lượng cao; (ii) hệ thống sáng tạo và ứng 
dụng công nghệ có hiệu quả; (iii) hệ thống cơ sở 
hạ tầng, thông tin, tin học hiện đại; (iv) hệ thống 
thể chế xã hội và thể chế kinh tế hiện đại. Như 
vậy, theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì trong 
bốn trụ cột của kinh tế tri thức của một quốc gia 
đã có tới 2 trụ cột về công nghệ mà cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư hiện đang hướng tới, vì 
vậy, chỉ có thể phát triển kinh tế tri thức giúp 
phát triển nhanh và bền vững của quốc gia trong 
bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ này 
khi các quốc gia biết nắm bắt, ứng dụng nhanh 
chóng những thành tựu của cách mạng này đã 
và đang tạo ra.
Ngoài ra, kinh tế tri thức còn được xác định 
dựa trên bốn tiêu chí cơ bản: (i) ≥ 70% GDP do 
đóng góp của các ngành kinh tế tri thức; (ii) ≥ 
70% giá trị gia tăng do lao động trí óc mang lại; 
(iii) ≥ 70% lực lượng lao động xã hội là lao động 
trí óc; (iv) ≥ 70% vốn sản xuất là vốn về con 
người. Qua đây cho ta thấy, để nâng cao năng 
xuất lao động trong nền kinh tế tri thức tất yếu 
phải sử dụng công cụ lao động hiện đại, để sử 
dụng được những công cụ lao động hiện đại đòi 
hỏi phải có đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, 
trình độ cao (cả 4 tiêu chí đều hướng tới nguồn 
nhân lực chất lượng cao).
Như vậy, kinh tế tri thức về cơ bản đều có 
những đặc trưng: (i) tri thức, nhất là công nghệ cao 
trở thành nhân tố chủ yếu nhất của sự phát triển 
kinh tế; (ii) trong nền kinh tế tri thức, sự sáng tạo, 
đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất 
thúc đẩy sự phát triển; (iii) ứng dụng rộng rãi công 
nghệ thông tin trở thành một nhân tố quan trọng 
nhất trong phát triển kinh tế tri thức; (iv) nền kinh 
tế tri thức gắn liền với xã hội học tập; (v) kinh tế 
tri thức thúc đẩy phát triển nền kinh tế toàn cầu 
hóa; (vi) kinh tế tri thức tạo cơ sở để nền kinh tế 
phát triển bền vững; (vii) hệ thống thể chế hiện 
đại thúc đẩy sáng tạo. Tóm lại, hầu như các yếu tố 
để phát triển nền kinh tế tri thức đều gắn liền với 
công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao, tất cả 
những vấn đề này đều gắn liền với cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thư tư hiện nay.
Để cụ thể hóa trong việc đánh giá trình độ 
phát triển kinh tế tri thức của các nước trên thế 
giới, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra chỉ 
số kinh tế tri thức KEI (Knowledge Economy 
Index), với thang điểm thấp nhất là 0 và cao nhất 
là 10. Theo đó, chỉ số KEI của Việt Nam năm 
2012 còn rất thấp, chỉ là 3,4 xếp thứ 104/145 
quốc gia được xếp loại, trong khi các nước có 
thu nhập trung bình chỉ số này là 4,1. Thêm vào 
đó, năng suất lao động của nước ta rất thấp, chỉ 
bằng 38% Trung Quốc và 27% Thái Lan1.
Kinh nghiệm và thực tế đến nay cho thấy, 
các nước phát triển đi tới kinh tế tri thức là một 
quá trình tự nhiên, phù hợp quy luật tiến hóa 
của loài người. Các nước đi sau mới bắt đầu quá 
trình công nghiệp hóa không thể chuyển ngay 
sang nền kinh tế tri thức với đầy đủ cơ cấu, đặc 
trưng, cách thức hoạt động của nó, nhưng có cơ 
hội nắm bắt, tiếp thu tri thức mới (về công nghệ, 
tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh), từng 
bước phát triển kinh tế tri thức để đẩy nhanh quá 
trình phát triển bền vững là cần thiết. Trong bối 
cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện 
nay thì các nước đi sau hoàn toàn có thể đuổi 
kịp, thậm chí vượt trước các nước phát triển nếu 
biết tận dụng những thành tựu của cuộc cách 
mạng này đem lại.
Tuy nhiên, hiện nay song song với quá 
trình biến đổi công nghệ như vũ bão, thế giới 
cũng đang chịu những áp lực thay đổi cấu trúc 
và mô hình phát triển. Quá trình phát triển nền 
kinh tế toàn cầu với khối lượng hàng hóa làm 
ra ngày càng lớn đã làm cho chúng ta dễ dàng 
nhận thấy nguy cơ ngày càng rõ của sự cạn kiệt 
tài nguyên, của tình trạng ô nhiễm môi trường; 
thêm vào đó là xu hướng trái đất nóng lên và 
nước biển dâng. Loài người đã đạt đến giới hạn 
1 
resources/2012.pdf
Tác động của cách mạng công nghiệp ...
94
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
sinh tồn khi nỗ lực phát huy tối đa cách phát 
triển dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên, tận 
dụng sự hào phóng của thiên nhiên theo lối hủy 
hoại nó thay vì phải dựa vào công nghệ và trí 
tuệ con người. Vì vậy, trong thời gian tới, loài 
người để tiếp tục phát triển đi tới bền vững, thì 
tăng trưởng phải gắn liền với sự phát triển của 
khoa học công nghệ, của tri thức, của trí tuệ con 
người. Để “phát triển nhanh và bền vững” tốt 
nhất trong bối cảnh hiện nay của các quốc gia 
chính là đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu của 
cách mạng khoa học công nghệ nhằm phát triển 
kinh tế tri thức.
Mặt khác, thực tiễn phát triển của Việt 
Nam trong thời gian vừa qua đã cho chúng ta 
nhận thấy rõ, bên cạnh việc mang lại những 
thành công nổi bật, mô hình tăng trưởng kinh tế 
mà Việt Nam đang áp dụng đã bộc lộ những bất 
cập, không đáp ứng được những yêu cầu phát 
triển mới khi bối cảnh quốc tế và điều kiện trong 
nước đã thay đổi sâu sắc. Tiếp tục mô hình đó, 
Việt Nam sẽ phải trả giá đắt về môi trường, phải 
hy sinh các cơ sở để tăng trưởng dài hạn, nghĩa 
là dành phần rủi ro cho các thế hệ tương lai, cho 
con cháu sau này1. Nguy hiểm hơn, sự tiếp tục 
đó không cho phép Việt Nam thành công trong 
cạnh tranh và hội nhập vào mạng lưới phát triển 
toàn cầu, thậm chí còn đẩy nền kinh tế Việt Nam 
tụt hậu và tụt hậu xa hơn, không thể thực hiện 
được mục tiêu “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ 
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện 
đại”2 hay xa hơn là “đến giữa thế kỷ XXI, nước 
ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa”3.
1 Điều này không đáp ứng được mục tiêu của 
phát triển bền vững là, phát triển được ở hiện tại 
mà không không trở ngại cho việc phát triển của 
các thế hệ mai sau.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. 
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.76
3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Ngoài ra, cũng từ chính thực tiễn phát 
triển của Việt Nam trong những năm trước đây 
đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, Việt 
Nam có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện 
thành công đường lối phát triển kinh tế tri thức, 
một đường lối táo bạo và đầy tính sáng tạo. Kinh 
nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin 
– viễn thông, việc chế tạo thành công các sản 
phẩm nanô, những thành tựu trong công nghệ 
sinh học, cùng với năng lực sáng tạo trong toán 
học, vật lý học, internet kết nối vạn vật, quốc gia 
khởi nghiệp... cho thấy nếu mạnh dạn, có quyết 
tâm và nghiêm túc bước vào quỹ đạo phát triển 
hiện đại, chắc chắn Việt Nam sẽ thành công. 
Niềm tin đó sẽ được củng cố thêm khi bên cạnh 
Việt Nam có những kinh nghiệm phát triển kinh 
tế tri thức thành công của Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Singapore, Trung Quốc. Niềm tin còn trở nên 
mạnh mẽ gấp bội nếu Việt Nam ý thức đầy đủ 
hơn về lợi thế to lớn của một nước đi sau và khả 
năng sáng tạo hàng đầu của nguồn lực con người 
mà Việt Nam đang sở hữu và những thành tựu 
của cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay 
đã tạo ra và mang lại cho con người.
3. KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG 
CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN 
THỨ TƯ
Ở Việt Nam, mặc dù thuật ngữ cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư mới được nhắc đến chưa 
lâu, việc ứng dụng những thành tựu của cách 
mạng khoa học công nghệ này chưa sâu, rộng 
như các nước phát triển. Tuy vậy, sự tác động 
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến 
nền kinh tế Việt Nam là điều dễ nhận thấy trong 
thời gian qua.
Trước hết, cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư đã tác động mạnh mẽ đến việc phát triển lực 
lượng sản xuất.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực “đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa...; phát triển 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. 
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.71
95
kinh tế tri thức, nâng cao trình độ khoa học, công 
nghệ”1 để thực hiện mục tiêu phấn đấu sớm đưa 
Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp 
theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục 
tiêu này Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác 
định lĩnh vực công nghệ thông tin là ngành kinh 
tế - kỹ thuật mũi nhọn và là một trong những 
động lực quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất 
phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc 
gia, từng bước hiện thực hóa chiến lược “phát 
triển rút ngắn”, bảo đảm phát triển nhanh và bền 
vững nền kinh tế.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đến nay 
vẫn đi theo mô hình công nghiệp hóa kiểu cũ với 
tư duy và thể chế quản lý cũ, do vậy tốc độ phát 
triển kinh tế chậm, thiếu bền vững, năng lực đổi 
mới sáng tạo còn hạn chế. Ngày 10/7/2018, Tổ 
chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp 
với trường đại học Cornell và Học viện Kinh 
doanh INSEAD (Pháp) đã công bố Báo cáo Chỉ 
số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 (gọi 
tắt là GII 2018), theo đó, Việt Nam xếp hạng 
45/126 quốc gia và nền kinh tế được xếp hạng2. 
Nền kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu phụ 
thuộc vào yếu tố vốn, tài nguyên thiên nhiên và 
lao động trình độ thấp. Do đó, chất lượng tăng 
trưởng thấp, năng lực cạnh tranh quốc gia chưa 
được cải thiện, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu 
hạ tầng và đổi mới công nghệ.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức và 
tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đầu 
tư cho hạ tầng công nghệ thông tin là yêu cầu 
cấp thiết của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 
Dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện, song hạ tầng 
công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn còn yếu. 
Theo diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2015, Việt 
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. 
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.77
2 
aspx?distributionid=341103; Ngày truy cập: 
28/10/2018
Nam đứng thứ 85/143 quốc gia được xếp hạng 
về chỉ số sẵn sàng về hạ tầng mạng (Network 
Readiness Index).
Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế 
tri thức và khoa học công nghệ, Việt Nam cần 
đầu tư phát triển mạnh hạ tầng kết nối công nghệ 
thông tin, hạn chế nhập khẩu công nghệ và thiết 
bị lạc hậu, triển khai có hiệu quả các dịch vụ 
viễn thông công ích, xây dựng cơ sở nền tảng 
kỹ thuật - công nghệ hiện đại. Về quản lý nhà 
nước, cần có hệ thống chính sách khuyến khích 
doanh nghiệp lựa chọn, tiếp nhận những công 
nghệ tiên tiến của thế giới.
Hiện nay, cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư mới ở giai đoạn đầu, do vậy, nó đang mở ra 
nhiều cơ hội cho Việt Nam. Việt Nam có thể đẩy 
nhanh quá trình phát triển “rút ngắn” thông qua 
việc ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện 
đại vào một số lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế 
để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với 
giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trên thị 
trường quốc tế.
Việc ứng dụng những thành tựu của cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư có khả năng mở 
ra những cơ hội mới cho sự phát triển nhanh và 
bền vững của Việt Nam nếu Việt Nam quyết 
tâm đổi mới tư duy và xây dựng được chiến lược 
phát triển rút ngắn phù hợp. Song, đây vẫn đang 
là một thách thức lớn đối với Việt Nam, do kinh 
tế thế giới đang chuyển đổi rất nhanh sang mô 
hình phát triển mới, hiện đại, trong khi tư duy 
cũ của cách mạng 2.0 và giai đoạn đầu của cách 
mạng 3.0 vẫn đang chi phối mạnh ở mọi cấp độ 
tại Việt Nam.
Thứ hai, cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư sẽ tác động lớn đến quá trình phát triển nguồn 
nhân lực chất lượng cao và vấn đề lao động - 
việc làm.
Với đặc trưng là ứng dụng phổ biến các 
thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, trí tuệ 
nhân tạo và vạn vật kết nối, sự phát triển của 
cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra nhu 
cầu cấp bách phải có nguồn nhân lực chất lượng 
Tác động của cách mạng công nghiệp ...
96
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin 
và công nghệ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, 
cách mạng khoa học công nghệ hiện nay có tác 
động rất lớn đến cơ cấu nguồn nhân lực. Sẽ có 
sự chuyển dịch mạnh mẽ trong thị trường lao 
động theo hướng từ nguồn nhân lực giá rẻ - trình 
độ thấp sang nguồn nhân lực chất lượng cao, do 
vậy thị trường lao động truyền thống có nguy cơ 
bị phá vỡ.
Thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực lao 
động việc làm của Việt Nam hiện nay là thiếu 
nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. 
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 
đến quý 2/2018, tổng dân số trong độ tuổi lao 
động của nước ta là 55,12 triệu người, trong đó 
21,85% lao động qua đào tạo có bằng cấp/ chứng 
chỉ (từ Sơ cấp nghề trở lên), nhân lực trình độ 
cao (tính từ đại học trở lên) chiếm 9,58%1. 
Qua đây, ta có thể thấy chất lượng nhìn chung 
chưa đáp ứng kịp những thay đổi nhanh chóng 
của công nghệ hiện đại. Như vậy, lực lượng 
lao động của nước ta hiện nay chủ yếu là lao 
động giản đơn, trình độ thấp. Với chất lượng 
nguồn nhân lực như vậy, tiếp cận cách mạng 
công nghiệp lần thứ tư sẽ là một thách thức lớn 
đối với Việt Nam.
Với đà phát triển của cách mạng công 
nghiệp lần thứ tư hiện nay, cơ cấu lao động - 
việc làm sẽ có những thay đổi khác biệt so với 
sản xuất truyền thống. Số lượng việc làm do 
người lao động đảm nhiệm có nguy cơ giảm 
mạnh do việc ứng dụng ngày càng rộng rãi công 
nghệ robot vào quá trình sản xuất. Theo dự báo 
của Diễn đàn Kinh tế thế giới trong giai đoạn 
2015 - 2020, sẽ có trên 5,1 triệu lao động trên 
thế giới bị mất việc làm do những biến động của 
thị trường lao động. Nghiên cứu mới đây của 
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho thấy, 
trong 2 thập kỷ tới, khoảng 56% số người lao 
động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có 
1 
Pham/fileanpham20189181538663.pdf
Việt Nam, có nguy cơ mất việc vì robot, đặc biệt 
là trong ngành dệt may, da giày, lắp ráp điện tử, 
chế biến thủy hải sản, dịch vụ bán lẻ...2.
Đổi mới công nghệ và tăng cường ứng 
dụng công nghệ robot trong quá trình sản xuất 
là xu hướng tất yếu, song cũng là nguy cơ lớn 
đối với doanh nghiệp và người lao động, đồng 
thời là nguyên nhân làm gia tăng phân hóa giàu 
- nghèo, phân hóa xã hội. Do vậy, chú trọng 
tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao 
hướng tới tiêu chuẩn quốc tế là đòi hỏi cấp thiết 
hiện nay của Việt Nam. Chính phủ và các bộ, 
ngành liên quan cần phải điều chỉnh các chính 
sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng, phát triển 
nguồn nhân lực thích ứng với sự biến đổi của 
công nghệ và phát triển của cách mạng công 
nghiệp mới; đồng thời tập trung xây dựng hệ 
thống an sinh xã hội với những trụ đỡ về việc 
làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội.
Thứ ba, cách mạng công nghiệp lần thứ 
tư sẽ tác động mạnh đến quá trình đổi mới, sáng 
tạo và phát triển bền vững của Việt Nam.
Trong kinh tế tri thức ở trình độ của cách 
mạng khoa học công nghệ hiện nay, đổi mới, 
sáng tạo trở thành nguồn năng lượng và là động 
lực chủ yếu của sự tăng trưởng và phát triển, 
đồng thời là nhân tố chính quyết định sự tiến bộ 
xã hội, là yếu tố làm thay đổi nhanh chóng cách 
thức tổ chức quản lý. Hiện nay, Việt Nam đã hội 
nhập và tham gia ngày càng sâu, rộng vào hoạt 
động quốc tế có quy mô toàn cầu, đặc biệt là 
các hoạt động thương mại xuyên biên giới, xuất 
nhập khẩu các sản phẩm vô hình như phần mềm, 
nội dung số hay dịch vụ công nghệ thông tin... 
2 
con-nguoi-da-den-viet-nam-90-cong-nhan-o-
mot-nha-may-binh-duong-da-phai-nghi-viec-
vi-robot-2017072509481614.chn; Ngày truy 
cập: 28/10/2018
97
Việc tuân thủ các quy định quốc tế và quản lý 
các hoạt động này trở nên phức tạp, đòi hỏi Nhà 
nước và các cơ quan quản lý phải có phương 
thức quản lý hiệu quả để không kìm hãm sự phát 
triển của nền kinh tế Việt Nam.
Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, 
việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và kinh tế mạng 
để quản trị và sử dụng một cách hiệu quả các 
thành tựu khoa học - công nghệ cao đã làm hoán 
chuyển nền kinh tế thế giới sang trình độ mới, 
với cách thức quản lý mới. Bối cảnh đó đặt các 
quốc gia trước những thách thức to lớn trong 
cuộc chạy đua công nghệ với tính cạnh tranh 
ngày càng quyết liệt. Nhìn một cách tổng quát, 
tiến trình phát triển của cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư với cả thời cơ và thách thức giúp cho 
Việt Nam chủ động, sẵn sàng hơn khi hội nhập 
vào sân chơi chung của thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. 
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. 
Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội
[3]. GS.TS. Phùng Hữu Phú – PGS.TSKH. 
Nguyễn Văn Đặng – PGS.TS. Nguyễn Viết 
Thông (Đcb) (2016), Tìm hiểu một số thuật 
ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn 
quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. CTQG-
ST, Hà Nội
[4]. Hoàng Xuân Sơn, Hồ Thị Thanh Trúc 
(2015), Nguồn nhân lực chất lượng cao 
trong quá trình phát triển kinh tế tri thức 
ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kinh tế - Kỹ 
thuật, số 12
[5]. Hoàng Xuân Sơn, Hồ Thị Thanh Trúc 
(2014), Tăng trưởng xanh gắn với phát 
triển kinh tế tri thức – lý luận và thực tiễn, 
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, số 05 
[6]. 
bai-noi-bat/item/2134-cach-mang-cong-
nghiep-lan-thu-tu-va-mot-so-van-de-dat-
ra-voi-viet-nam.html
[7]. 
viec-con-nguoi-da-den-viet-nam-90-cong-
nhan-o-mot-nha-may-binh-duong-da-phai-
nghi-viec-vi-robot-2017072509481614.chn
[8]. h t t p s : / / w w w. g s o . g o v. v n / D e f a u l t .
aspx?tabid=382&ItemID=18787
[9]. 
aspx?distributionid=341103
[10]. 
INTUNIKAM/Resources/2012.pdf
[11]. https://news.zing.vn/cach-mang-cong-
nghiep-40-la-gi-post750267.html
Tác động của cách mạng công nghiệp ...

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_tu_toi_phat_trien.pdf