Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (TTKT) và bất bình đẳng (BBĐ) trong phân phối thu

nhập là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bất bình đẳng tác động như

thế nào đến tăng trưởng kinh tế? Có nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng tác động tiêu cực đến tăng

trưởng kinh tế. Cũng có một số nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng tác động tích cực đến tăng trưởng

kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng

trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gổm 167 quan

sát của 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động tiêu cực của bất bình

đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.

pdf 6 trang kimcuc 10280
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016

Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2016
23
TÁC ĐỘNG CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP ĐẾN 
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2016
 Đỗ Lâm Hoàng Trang*
TÓM TẮT
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế (TTKT) và bất bình đẳng (BBĐ) trong phân phối thu 
nhập là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bất bình đẳng tác động như 
thế nào đến tăng trưởng kinh tế? Có nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng tác động tiêu cực đến tăng 
trưởng kinh tế. Cũng có một số nghiên cứu cho rằng bất bình đẳng tác động tích cực đến tăng trưởng 
kinh tế. Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng 
trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng gổm 167 quan 
sát của 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động tiêu cực của bất bình 
đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.
Từ khóa: bất bình đẳng, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam, tích cực, tiêu cực.
THE IMPACTS OF INEQUALITY IN INCOME ON VIETNAM’S ECONOMIC 
GROWTH IN THE PERIOD 2010-2016
ABSTRACT
The relationship between economic growth and inequality in income distribution is a long-
studied problem in many countries around the world. How does inequality affect economic growth? 
There are studies that argue that inequality negatively affects economic growth. There are also some 
studies that show that inequality positively affects economic growth. This study was conducted to 
assess the impact of income inequality on Vietnam’s economic growth in the period of 2010-2016. 
Research using table data 167 observations of 63 provinces in Vietnam. The research results show 
that there is a negative impact of income inequality on economic growth in Vietnam during the 
research period.
Keywords: inequality, economic growth, Vietnam, positive and negative.
* ThS. NCS. GV. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng trưởng kinh tế (TTKT) và bất bình 
đẳng (BBĐ) thu nhập là vấn đề được nhiều quốc 
gia quan tâm nghiên cứu từ lâu. Việc xác định 
đúng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và 
bất bình đẳng thu nhập có ý nghĩa quan trọng 
đối với sự tăng trưởng và phát triển bền vững 
của mỗi quốc gia. Bất bình đẳng thu nhập là yếu 
tố kích thích hay cản trở sự tăng trưởng kinh tế? 
Dù đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cả 
lý thuyết lẫn thực nghiệm về mối quan hệ này, 
nhưng những kết luận đưa ra lại rất khác nhau. 
Vậy bất bình đẳng thu nhập có tác động như thế 
nào đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam? Mô 
hình ước lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng 
kinh tế và bất bình đẳng thu nhập trong nghiên 
cứu này sẽ trả lời cho câu hỏi trên.
2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TÁC ĐỘNG 
CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG 
KINH TẾ
2.1. Tác động tích cực
Forbes (2000) phân tích mẫu của 45 nước, 
sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1965-
1995. Hơn một nữa của mẫu bao gồm các nước 
đã phát triển. Sự bất công bằng được thể hiện 
qua chỉ số Gini. Theo như kết quả mà Forbes 
Tác động của bất bình đẳng thu nhập...
24
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nghiên cứu, sự bất công càng cao có tương quan 
một cách tích cực với tăng trưởng kinh tế. 
2.2. Tác động tiêu cực
Các tác giả Persson và Tabellini (1994), 
Alesina và Rodrik (1994) đã xem xét tác động 
của phân phối thu nhập đến tăng trưởng ở 56 
nước từ 1960 đến năm 1985 và kết luận có sự 
tác động tiêu cực của bất bình đẳng thu nhập đến 
tăng trưởng kinh tế. Họ cho rằng chính sách tái 
phân phối thu nhập và thuế có tác động ngược 
chiều đến tăng trưởng kinh tế. Người giàu mong 
muốn thuế suất thấp nhằm tăng tích lũy, giảm 
phần phải đóng góp. Người nghèo lại muốn thuế 
suất cao để được hưởng lợi nhiều hơn từ các 
chương trình chi tiêu công. Do đó, trong một xã 
hội có bất bình đẳng thu nhập càng cao, áp lực 
tăng thuế càng lớn, dẫn đến tích lũy tư bản thấp 
làm tăng trưởng chậm lại1. 
Todaro (1969) cho rằng thu nhập thấp và 
mức sống thấp của người nghèo dẫn đến chế độ 
dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ kém và ít được 
tiếp cận với hệ thống giáo dục tiên tiến. Điều 
này làm giảm cơ hội tham gia hoạt động kinh 
tế và năng suất lao động của họ, và vì thế trực 
tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng xấu tới quá trình 
tăng trưởng.
Perotti (1996) cũng đưa ra kết luận là bất 
bình đẳng thu nhập có tác động tiêu cực đến 
tăng trưởng kinh tế thông qua quyết định của 
các hộ gia đình về giáo dục và sinh sản. Các 
hộ nghèo thường lựa chọn đầu tư vào việc tăng 
quy mô gia đình thay vì đầu tư cho giáo dục 
(được coi là đầu tư cho tăng trưởng và phát 
triển kinh tế). Sự bùng nổ dân số ở những xã 
hội có nhiều hộ nghèo làm thu nhập bình quân 
giảm, bất bình đẳng tăng lên, tăng trưởng kinh 
tế bị cản trở2. 
1 Trần Nguyễn Tuyên (2010): Gắn kết tăng trưởng 
kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Nxb. Chính trị 
Quốc gia, HN, tr.213
2 Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc (2016): 
Tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế 
Việt Nam giai đoạn 2002-2012, Tạp chí khoa học Đại 
học Mở Tp.HCM, số 3 (48), tr.35 
2.3. Quan điểm khác
Có nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa 
bất công bằng và tăng trưởng có thể không cùng 
mức độ với tăng trưởng kinh tế. Barro (2000) 
nghiên cứu mẫu tạo ra bởi 84 nước, cả những 
nước đang phát triển và phát triển. Tác giả sử 
dụng 2 thước đo của bất công bằng, chỉ số Gini 
và một lựa chọn dựa trên phân chia ngũ vị phân; 
kết quả của cả hai thước đo là tương tự như 
nhau. Tác giả đã chia mẫu thành hai loại, bao 
gồm những nước thu nhập cao và thu nhập thấp. 
Đối với những nước thu nhập thấp, giữa bất bình 
đẳng và tăng trưởng có mối quan hệ tiêu cực. 
Ngược lại, ở mẫu các nước thu nhập cao, mối 
quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng là 
tích cực3. 
Trong khi đó, Benerjee và Duflo (2003) 
lại cho rằng ảnh hưởng của bất bình đẳng đến 
tăng trưởng có dạng hình chữ U ngược. Nghĩa 
là, khi bất bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp, 
các nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn 
bằng cách chấp nhận một mức độ tăng lên của 
bất bình đẳng, tuy nhiên, khi bất bình đẳng tăng 
lên quá cao (vượt một ngưỡng nhất định) sẽ làm 
giảm tăng trưởng kinh tế4.
Như vậy, có nhiều kết luận khác nhau về 
sự tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng 
trưởng kinh tế. Sự khác nhau đó là do: các mẫu 
nghiên cứu khác nhau; sử dụng các biến trong 
nghiên cứu định lượng khác nhau; khoảng thời 
gian nghiên cứu khác nhau, tính đặc thù của 
quốc gia Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu 
đều cho thấy bất bình đẳng có tác động tiêu cực 
đến tăng trưởng kinh tế.
3. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH 
ĐẲNG THU NHẬP Ở VIỆT NAM.
Sau đổi mới, Việt Nam đã đạt được những 
3 Trần Nguyễn Tuyên (2010): Gắn kết tăng trưởng 
kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Nxb. Chính trị 
Quốc gia, HN, tr.214
4 Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc (2016): 
Tác động của bất bình đẳng đến tăng trưởng kinh tế 
Việt Nam giai đoạn 2002-2012, Tạp chí khoa học Đại 
học Mở Tp.HCM, số 3 (48), tr.34. 
25
thành tựu ấn tượng về tăng trưởng kinh tế và xóa 
đói giảm nghèo. Giai đoạn 1991-1995, kết quả 
TTKT bình quân/năm của Việt Nam vô cùng ấn 
tượng với con số 8,2%. Tốc độ TTKT bình quân/
năm trong hai giai đoạn tiếp theo cũng khá cao. 
Giai đoạn 2011-2018, mặc dù còn nhiều khó khăn 
nhưng Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng 
trung bình 6,2%/năm1. Đặc biệt năm 2018, kinh 
tế Việt Nam tăng trưởng 7,08% là mức tăng cao 
nhất kể từ năm 20082. Kinh tế tăng trưởng giúp 
thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng 
từ 416 USD/người năm 2001 lên 2.587 USD/
người năm 2018. Tỷ lệ nghèo giảm từ 7,4% năm 
1994 xuống còn 5,8% năm 2016.
Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập lại có 
xu hướng tăng lên. Theo kết quả tính toán của 
Tổng cục Thống kê với số liệu được cập nhật 
đến năm 2016, hệ số GINI có xu hướng tăng 
lên năm 2002 là 0,42 năm 2014 là 0,43 và năm 
2016 tăng lên 0,436. Điều này chứng tỏ mức độ 
BBĐ trong phân phối thu nhập của người dân đã 
ở mức khá cao3
Hệ số giãn cách thu nhập của 20% dân số 
giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất cũng theo 
chiều hướng tăng khá mạnh. Theo số liệu điều tra 
thu nhập của Tổng cục Thống kê các năm, hệ số 
giãn cách thu nhập năm 2002 là 8,1. Năm 2010 
con số này là 9,2 và năm 2016 đã lên tới 9,84. 
1 Tổng cục Thống kê các năm 2001-2018, các cuộc 
điều tra VHLSS 2010, 2012, 2014, 2016
2 www.vnexpress.net
3 Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017): Mô 
hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam-thực trạng và định 
hướng đến năm 2030, Nxb CTQG-ST, HN, tr.185
4 Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017): Mô 
hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam-thực trạng và định 
hướng đến năm 2030, Nxb CTQG-ST, HN, tr.187
Bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm hộ gia đình 2002-2016 
 Đơn vị: triệu đồng
Năm Cả nước
Nghèo
(nhóm 1)
Cận 
nghèo
Trung 
bình
Khá
Giàu
(nhóm 5)
Hệ số 
giãn 
cách 
thu 
nhập
Tiêu 
chuẩn 
“40”
2002 366,1 107,7 178,3 251 370 872,9 8,1 17,4
2004 484,4 141,8 240,7 347 514 1.182,27 8,34 17,4
2006 636,5 184,3 318,9 458,9 678,6 1.541,7 8,37 17,34
2008 995,2 275 477,2 699,9 1.067,4 2.458,2 8,9 15,1
2010 1.387,1 369,4 668,8 1.000,4 1.490,1 3.410,2 9,2 14,96
2012 1.999,8 511,6 984,1 1.499,6 2.222,5 4.784,5 9,35 14,95
2014 2.637 660 1.314 1.972 2.830 6.413 9,72 14,97
2016 3.049 791 1.535 2.322 3.356 7.755 9,8 14,76
Quan sát bằng trực quan thông qua những 
con số thống kê, có thể thấy dường như tăng 
trưởng kinh tế và bất bình đẳng có quan hệ cùng 
chiều. Điều này phù hợp với quan điểm: khi bất 
bình đẳng thu nhập còn ở mức thấp thì nó kích 
thích kinh tế tăng trưởng, tuy nhiên, bất bình 
đẳng quá cao sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. 
Vậy, tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng 
thu nhập ở Việt Nam có thật sự tương quan 
với nhau hay không và nếu có thì khi bất bình 
đẳng tăng lên, kinh tế Việt Nam có tiếp tục tăng 
trưởng nữa hay không? Để trả lời câu hỏi trên 
tác giả sử mô hình ước lượng mối quan hệ giữa 
tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập ở 
Việt Nam giai đoạn 2010-2016.
4. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH
Dựa vào các kết quả đã được nghiên cứu 
trước đó và từ các nguồn dữ liệu ở tổng quan 
Tác động của bất bình đẳng thu nhập...
26
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình ước lượng 
gồm các biến sau :
LNGDPPC
it
 : Logarit cơ số e tổng sản 
phẩm quốc nội bình quân đầu người của tỉnh i 
tại thời điểm t theo giá hiện hành thể hiện cho sự 
TTKT của địa phương.
GINI
it
 : hệ số gini theo thu nhập của tỉnh 
i tại thời điểm t, thể hiện cho sự BBĐ. Dấu kỳ 
vọng có thể âm hoặc dương.
POV
it
 : tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh i tại thời điểm 
t (%). Dấu kỳ vọng âm do tỷ lệ nghèo cao sẽ ảnh 
hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
LNLAB
it
 : Log cơ số e lực lượng lao 
động của địa phương i tại thời điểm t (%). Dấu 
kỳ vọng dương do đây là nguồn lực của nền 
kinh tế.
PLABTW
it
 : tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở 
lên đã qua đào tạo hoặc đang làm việc của địa 
phương i tại thời điểm t. Dấu kỳ vọng dương, 
đây là lực lượng đóng góp chủ yếu vào sự phát 
triển của nền kinh tế.
Mô hình sau đây sẽ thể hiện cho tác 
động của BBĐ đối với sự tăng trưởng của nền 
kinh tế: 
LNGDPPC
it 
= β
1 
+ β
2
GINI
it 
+ β
3
POV
it 
+ β
4
PLABTW
it 
+ µ it (1) [3, tr.10]
Bên cạnh việc xem xét tác động của BBĐ 
đến TTKT, tác giả cũng mong muốn tìm hiểu 
xem trong giai đoạn phát triển của Việt Nam từ 
năm 2010 đến năm 2016 liệu tăng trưởng kinh 
tế có tác động đến bất bình đằng không? Sự phát 
triển của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng như thế nào 
đến sự BBĐ trong thu nhập của người dân? Tác 
động đó là tích cực hay tiêu cực? TTKT cao có 
mang lại công bằng trong xã hội không? Tác giả 
sẽ thể hiện vấn đề này thông qua mô hình sau:
GINI
it 
= β
1 
+ β
2
LNGDPPC
it 
+ β
3
POV
it 
+ µ it (2)
itµ thể hiện sai số ngẫu nhiên của địa 
phương i tại thời điểm t. 
4.1. Nguồn dữ liệu 
Các số liệu thống kê được cung cấp bởi 
tài liệu KSMS 2016 được phát hành bởi GSO. 
Các hệ số bất bình đẳng thu nhập (GINI) được 
tính thông qua năm nhóm thu nhập của từng địa 
phương qua các năm. Các nhóm thu nhập này 
được hình thành bằng cách sắp xếp thu nhập 
bình quân đầu người từ thấp đến cao rồi chia 
mỗi nhóm gồm 20% dân số. Hệ số GINI được 
ước lượng dựa theo công thức tính của GSO 
như sau:
1 1
1
( )( )1
n
i i i i
i
GINI F F Y Y− −
=
= − − −∑ 
Trong đó:
iF là phần trăm cộng dồn dân số đến người 
thứ i .
iY là phần trăm cộng dồn thu nhập đến 
người thứ i . 
Số liệu về tỷ lệ lao động từ 15 tuổi đã qua 
đào tạo và đang làm việc PLABTW được lấy từ 
trang web GSO. Tương tự, các số liệu về GDP 
cấp tỉnh và tỷ lệ hộ nghèo (POV) cũng được lấy 
từ nguồn này.
Do tính đặc thù của dữ liệu dạng bảng, tác 
giả sử dụng cả ba mô hình đó là mô hình tác 
động cố định (fixed effect), mô hình tác động 
ngẫu nhiên (random effect) và mô hình OLS thô 
(pooled OLS) và lựa chọn mô hình phù hợp nhất 
dựa vào kiểm định F, kiểm định Hausman. Tác 
giả cũng sử dụng kiểm định Sargan-Hansen để 
lựa chọn mô hình khi sử dụng tùy chọn robust 
nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi 
và tự tương quan trong mô hình.
4.2. Các kết quả chính
Kết quả sau khi ước lượng mô hình với 
nguồn dữ liệu trên đã cho ra kết quả như mong 
muốn. Sau khi kiểm tra sự tương quan tuyến tính 
giữa các cặp biến trong mô hình, tác giả nhận 
thấy đối với các biến giải thích, hệ số tương quan 
cao nhất giữa POV và PLABTW (-0.3435), tiếp 
27
theo là giữa POV và GINI (0.3432), và không 
đáng kể giữa các biến giải thích còn lại. Biến 
phụ thuộc LNGDPPC có sự tương quan mạnh 
với POV (-0.6228) và với PLABTW (0.0806), 
Như vậy, dấu của các biến này đúng như dấu 
kỳ vọng.
Bảng 2: Kết quả mô hình hồi quy 1
Biến độc lập Hệ số hồi quy
POV - 0.04793***
PLABTW 0.04665***
GINI - 0.02601**
Tung độ gốc 8.72728***
R2 0.8386
R2_hiệu chỉnh 0.8356
Mức ý nghĩa thống kê: 
* p<0,05; ** p<0,01; *** p<0,001
 Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả hồi quy cho thấy tất cả các hệ số 
hồi quy đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 
rất thấp, đều nhỏ hơn 5% thậm chí 0.1%, các 
biến độc lập có thể giải thích được hơn 80% sự 
biến động của biến phụ thuộc. 
Như vậy, theo mô hình trên, ta thấy rằng 
BBĐ trong thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo cao có 
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế 
trong giai đoạn 2010 đến 2016. Đồng thời, tỷ lệ 
lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo và đang làm 
việc chính là lực lượng chủ yếu, có tác động tích 
cực đến sự phát triển nền kinh tế nước ta. Kết 
quả mô hình cho thấy trong điều kiện các yếu tố 
khác không đổi, khi BBĐ thu nhập (hệ số GINI) 
tăng lên 1 (đơn vị %) sẽ làm giảm tốc độ TTKT 
2.6%, tương tự tốc độ TTKT cũng giảm 4.8% 
khi tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 1 (đơn vị %). Mô 
hình cũng chỉ ra lực lượng lao động trên 15 tuổi 
đã qua đào tạo và đang làm việc là lực lượng chủ 
yếu đóng góp vào TTKT, khi tỷ lệ lực lượng này 
tăng lên 1 (đơn vị %) sẽ thúc đẩy tốc độ TTKT 
tăng lên khoảng 4.7%. 
Ngoài ra, thông qua mô hình 2, tác giả 
cũng thể hiện sự tác động của TTKT đến 
BBĐ trong thu nhập, kết quả như sau:
Bảng 3: Kết quả mô hình hồi quy 2
Biến độc lập Hệ số hồi quy
LNGDPPC 0.002117***
POV 0.001664***
Tung độ gốc 0.2588***
R2 0.2592
R2_hiệu chỉnh 0.2502
Mức ý nghĩa thống kê: 
* p<0,05; ** p<0,01; *** p<0,001
 Nguồn: Tính toán của tác giả
Trong mô hình này, tất cả các hệ số đều 
có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số xác định 
hiệu chỉnh 2 25%R = cho thấy các biến TTKT 
và tỷ lệ hộ nghèo giải thích được 25% sự biến 
động của hệ số BBĐ thu nhập. Cụ thể, khi 
TTKT thay đổi một đơn vị %, hệ số GINI sẽ 
thay đổi (cùng chiều) 0.002%; và khi tỷ lệ hộ 
nghèo tăng lên 1 (đơn vị %), hệ số GINI sẽ 
tăng khoảng 0.0017.
Tuy nhiên, trong thực trạng hiện nay, cách 
tính GDP của các địa phương chưa chính xác, 
độ tin cậy không cao, đây cũng là hạn chế lớn 
nhất của số liệu thống kê. Do đó, chính phủ đã 
khắc phục bằng cách không để địa phương tự 
tính GDP mà sẽ giao cho Tổng cục thống kê 
trực tiếp thực hiện kể từ năm 2017. Nhằm thể 
hiện rõ hơn sự ảnh hưởng của sự BBĐ thu nhập 
tới nền kinh tế, tác giả đã thay biến phụ thuộc 
LNGDPPC trong mô hình (1) bởi LNGNIPC 
thể hiện cho thu nhập bình quân đầu người và 
thêm vào biến LNLAB là log cơ số e của lực 
lượng lao động, mô hình như sau:
LNGNIPC
it 
= β
1 
+ β
2
GINI
it 
+ β
3
POV
it 
+ β
4
PLABTW
it 
+ β
5
LNLAB
it 
+ µ it (3)
Tác động của bất bình đẳng thu nhập...
28
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bảng 4: Kết quả mô hình hồi quy 3
Biến độc lập Hệ số hồi quy
GINI -0.02751*
POV -0.02528***
LNLAB 2.96872***
PLABTW 0.059258***
Tung độ gốc -11.57662***
R2 0.8
R2_hiệu chỉnh 0.746
Mức ý nghĩa thống kê: 
* p<0,05; ** p<0,01; *** p<0,001
 Nguồn: Tính toán của tác giả
Như vậy, trong điều kiện các yếu tố khác 
không đổi, khi hệ số GINI tăng lên 1 đơn vị (%), 
thì thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm 2,75 
(%); tương tự, khi tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 1 đơn 
vị (%) thì thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm 
2,53 (%). Khi lực lượng lao động (trên 15 tuổi) 
tăng lên 1% thì thu nhập bình quân đầu người sẽ 
tăng lên 2,97% và khi tỷ lệ lao động trên 15 tuổi 
đã qua đào tạo và đang làm việc tăng lên 1 đơn 
vị (%) thì thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 
lên 5,93 (%). 
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Ở Việt Nam, có sự tác động tiêu cực đến 
tăng trưởng kinh tế nếu hệ số GINI cao trong 
giai đoạn 2010-2016. Nghĩa là, tình trạng bất 
công bằng trong xã hội càng cao thì càng cản 
trở kinh tế tăng trưởng và phát triển. Nói cách 
khác, xã hội càng công bằng thì nền kinh tế càng 
tăng trưởng cao trong điều kiện các yếu tố khác 
không đổi. Tương tự, nếu tỷ lệ hộ nghèo cao 
cũng gây ra tác động tiêu cực đến TTKT.
Lực lượng chủ yếu có khả năng thúc đẩy 
nền kinh tế tăng trưởng và phát triển là lực lượng 
lao động trên 15 tuổi. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi 
đã qua đào tạo và có việc làm càng cao thì thu 
nhập bình quân đầu người sẽ càng cao, tình trạng 
BBĐ thu nhập sẽ giảm xuống, tạo điều kiện cho 
nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Như vậy, 
đầu tư vào giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ, 
dạy nghề, và giải quyết việc làm cho lực lượng 
lao động trên 15 tuổi chính là chìa khóa để thực 
hiện đồng thời hai mục tiêu TTKT và giảm BBĐ 
thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ngô Thắng Lợi, Nguyễn Quỳnh Hoa (2017): 
Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam-thực 
trạng và định hướng đến năm 2030, Nxb 
CTQG-ST, HN.
[2]. Lê Hồ Phong Linh, Nguyễn Ngọc Anh Trúc 
(2016): Tác động của bất bình đẳng đến 
tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 
2002-2012, Tạp chí khoa học Đại học Mở 
Tp.HCM, số 3 (48). 
[3]. Vũ Thanh Sơn (2010): Tăng trưởng kinh tế 
và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 
ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 
387, tháng 8. 
[4]. Trần Nguyễn Tuyên (2010): Gắn kết tăng 
trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. 
Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.
[5]. Tổng cục Thống kê các năm 2001-2018, 
các cuộc điều tra VHLSS 2010, 2012, 2014, 
2016.
[6]. www.vnexpress.net

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_bat_binh_dang_thu_nhap_den_tang_truong_kinh_te.pdf