Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay

Trong thời đại ngày nay do sự tác động mạnh mẽ của cách mạng

khoa học – công nghệ, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức nên có sự biến đổi

nhanh chóng và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bối cảnh đó

cũng mang đến cả thời cơ và thách thức cho sự phát triển của chủ nghĩa Mác –

Lênin. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất khoa học, cách

mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin để bảo vệ, bổ sung, phát triển nó

lên một trình độ mới có một tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa sống còn

đối với những người cộng sản và các đảng cộng sản cách mạng chân chính trên

thế giới, đối với tương lai của chủ nghĩa xã hội và đối với sự nghiệp đổi mới

theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

pdf 11 trang kimcuc 5880
Bạn đang xem tài liệu "Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay

Sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 
 40
SỨC SỐNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 
TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY 
NGUYỄN THẾ NGHĨA* 
Tóm tắt: Trong thời đại ngày nay do sự tác động mạnh mẽ của cách mạng 
khoa học – công nghệ, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức nên có sự biến đổi 
nhanh chóng và phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bối cảnh đó 
cũng mang đến cả thời cơ và thách thức cho sự phát triển của chủ nghĩa Mác – 
Lênin. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất khoa học, cách 
mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin để bảo vệ, bổ sung, phát triển nó 
lên một trình độ mới có một tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa sống còn 
đối với những người cộng sản và các đảng cộng sản cách mạng chân chính trên 
thế giới, đối với tương lai của chủ nghĩa xã hội và đối với sự nghiệp đổi mới 
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 
Từ khoá: Chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa Mác, thời đại, mácxít. 
1. Những biến đổi to lớn và sâu sắc 
của thời đại 
Thời đại là một phạm trù triết học 
dùng để chỉ thời kỳ lịch sử lâu dài của 
xã hội loài người, với những nội dung, 
đặc điểm và xu thế phát triển đặc sắc, 
riêng biệt (không lặp lại), bao quát tất 
cả các lĩnh vực đời sống xã hội trên 
phạm vi toàn cầu. Với nội dung và ý 
nghĩa này, thời đại có thể là toàn bộ thời 
kỳ phát triển của một hình thái kinh tế - 
xã hội (thời đại công xã nguyên thuỷ, 
thời đại chiếm hữu nô lệ, thời đại phong 
kiến, thời đại tư bản chủ nghĩa...). Thời 
đại cũng có thể là một thời kỳ phát triển 
chuyển tiếp (quá độ) của xã hội từ hình 
thái kinh tế - xã hội này sang hình thái 
kinh tế - xã hội khác (thời đại quá độ từ 
chủ nghĩa phong kiến lên chủ nghĩa tư 
bản, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản 
lên chủ nghĩa xã hội,...). Phạm trù Thời 
đại có thể được sử dụng với ý nghĩa hẹp 
hơn, trong một lĩnh vực xã hội, một quá 
trình xã hội, hay một ngành khoa học 
(thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời 
đại đồ sắt; thời đại nông nghiệp, thời đại 
công nghiệp, thời đại kinh tế tri thức; 
thời đại cách mạng khoa học – công 
nghệ, thời đại toàn cầu hoá;...).(*) 
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay 
 41
Với ý nghĩa trên của phạm trù Thời 
đại và căn cứ vào lịch sử tiến hóa của 
nhân loại từ xưa đến nay, hoàn toàn có 
cơ sở để khẳng định rằng: Thời đại ngày 
nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư 
bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi 
toàn thế giới, được mở đầu bằng Cách 
mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. 
Thắng lợi của Cách mạng Tháng 
Mười Nga đã biến giấc mơ “Huyền thoại 
xã hội chủ nghĩa” từ thời cổ đại, “Những 
bóng ma cộng sản ám ảnh Châu Âu” thế 
kỷ XIX và đặc biệt là Chủ nghĩa xã hội 
khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen trở 
thành hiện thực sinh động và đầy sức 
thuyết phục ở Liên Xô. Lần đầu tiên 
trong lịch sử nhân loại, có một chế độ xã 
hội tiến bộ, văn minh, không có tình 
trạng nô dịch, bóc lột con người, quan hệ 
giữa người với người là bạn, là đồng chí 
và anh em. Từ sau Cách mạng Tháng 
Mười Nga đến nay, nhân loại đã có nhiều 
biến đổi lớn lao và phức tạp. 
Thứ nhất, sau Cách mạng Tháng 
Mười Nga, Liên Xô đã tạo ra kỳ tích 
trong lịch sử công nghiệp hóa của nhân 
loại với thắng lợi của công nghiệp hóa 
xã hội chủ nghĩa trong thời gian kỷ lục 
10 năm (1927 – 1937). Với thắng lợi 
này, Liên Xô đã từ quốc gia nông 
nghiệp trở thành cường quốc công 
nghiệp tương đương với nền công 
nghiệp của Mỹ thời kỳ đó. Kỳ tích này 
đã tạo nên sức mạnh vô song, giúp Liên 
Xô giành thắng lợi cuộc Chiến tranh thế 
giới thứ II (do Đức, Ý, Nhật thực hiện), 
cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít 
diệt chủng. 
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, với sự 
giúp đỡ của Liên Xô, hệ thống xã hội 
chủ nghĩa thế giới ra đời do Liên Xô 
đứng đầu ngày càng phát triển mạnh mẽ 
và trở thành thành trì vững chắc của ba 
dòng thác cách mạng (cách mạng xã hội 
chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân 
tộc, phong trào cách mạng của công 
nhân và nhân dân lao động toàn thế giới 
đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đế 
quốc, vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tự 
do và tiến bộ xã hội trên toàn cầu); chủ 
nghĩa xã hội đã trở thành mục tiêu, lý 
tưởng tốt đẹp của nhân loại tiến bộ. 
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân 
khác nhau, vào thập niên 80 và 90 của 
thế kỷ XX chủ nghĩa xã hội hiện thực đã 
lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng 
và sau đó hệ thống xã hội chủ nghĩa thế 
giới tan rã. Mặc dù vậy, chủ nghĩa xã 
hội khoa học với bản chất khoa học, 
cách mạng, nhân văn và lý tưởng cao 
đẹp của mình vẫn đang định hướng cho 
xu thế phát triển của thời đại; đồng thời, 
chủ nghĩa xã hội hiện thực chân chính 
nhất định được phục hồi, tái sinh với 
những mô hình mới sinh động, mạnh mẽ 
và thuyết phục. Trên thực tế, hiện nay 
chủ nghĩa xã hội đang được cải cách, 
đổi mới và phát triển với những thành 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 
 42
tựu không thể phủ nhận ở Trung Quốc, 
Việt Nam, Cuba... Con đường phát triển 
xã hội chủ nghĩa đang lan tỏa đến các 
quốc gia Nam Mỹ và nhiều nước khác 
trên thế giới. 
Thứ hai, chủ nghĩa tư bản sau hơn 
300 năm tồn tại, phát triển đã đạt được 
những thành tựu to lớn về kinh tế và 
khoa học – công nghệ; đồng thời cũng 
bộc lộ rõ bản chất bóc lột. Tuy nhiên, 
trong những thập niên gần đây, do có 
những điều chỉnh, cải cách về kinh tế, 
xã hội để thích nghi với hoàn cảnh mới; 
do tận dụng được những thành tựu của 
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 
vào sản xuất, kinh doanh và quản lý xã 
hội; và do biết sử dụng chủ nghĩa tư bản 
toàn cầu hóa làm công cụ điều tiết vĩ 
mô, vận hành nền kinh tế theo quy luật 
khách quan... nên chủ nghĩa tư bản đã 
vượt qua được các cuộc khủng hoảng và 
đạt được những thành tựu kinh tế to lớn. 
Theo dự báo, trong những thập kỷ tới 
chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn khả 
năng điều chỉnh và thích ứng với yêu 
cầu phát triển mới của lực lượng sản 
xuất xã hội; và do vậy, nó còn tiếp tục 
phát triển và mang lại những thành tựu 
to lớn cho nhân loại. 
Tình hình nói trên đã tạo ra một sự 
ngộ nhận rằng: chủ nghĩa tư bản là 
tương lai của xã hội loài người. Trên 
thực tế và về thực chất, chủ nghĩa tư bản 
càng phát triển thì bản chất bóc lột của 
nó ngày càng được bộc lộ một cách tinh 
vi hơn; các mâu thuẫn, xung đột và 
khuyết tật cố hữu của nó ngày càng 
thêm trầm trọng hơn, mà trong khuôn 
khổ của chủ nghĩa tư bản với mục đích 
lợi nhuận không giới hạn và với tầm hạn 
chế của hệ tư tưởng tư sản thì không thể 
(và nhất định không thể) giải quyết 
được. Việc giải quyết những vấn đề 
phức tạp này đã vượt quá khả năng và 
“tầm với” của chủ nghĩa tư bản. Trên 
thực tế, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã và 
đang chuẩn bị (tích lũy) những điều kiện 
cần thiết để từng bước thay thế nó, phủ 
định nó bằng những phương thức và 
thời gian thích hợp. 
Thứ ba, cách mạng khoa học kỹ thuật 
và công nghệ phát triển như vũ bão, tạo 
ra những thành tựu nổi bật: thuyết tương 
đối của Anxtanh, thuyết vụ nổ lớn, di 
truyền học, cơ học lượng tử, công nghệ 
thông tin, công nghệ sinh học, công 
nghệ năng lượng mới, công nghệ vật 
liệu mới, công nghệ Nanô... Những 
thành tựu này không chỉ giữ vai trò 
động lực chủ yếu trong nền sản xuất xã 
hội, mà còn tác động làm thay đổi tư 
duy, lối sống của con người và gây ra 
những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh 
vực của đời sống xã hội. Vì vậy, về thực 
chất khoa học đã và đang trở thành lực 
lượng sản xuất trực tiếp. 
Theo dự báo của các nhà khoa học 
hàng đầu thế giới, trong những thập niên 
Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay 
 43
tới khoa học sẽ có những phát minh kỳ 
diệu và được ứng dụng rộng rãi ít nhất ở 
năm lĩnh vực: thế giới ảo, công nghệ 
gen, công nghệ phỏng sinh học, công 
nghệ Nanô và thế giới lượng tử. Đồng 
thời, sự phát triển mạnh mẽ của công 
nghệ thông tin trên thế giới làm xuất 
hiện các phương tiện hoạt động mới 
(như ngân hàng điện tử, tiền điện tử, 
thương mại điện tử, chính phủ điện tử, 
dịch vụ điện tử..). Điều đó, thúc đẩy 
năng suất lao động tăng lên vượt bậc(1). 
Thứ tư, toàn cầu hóa là quá trình xã 
hội khách quan, tác động chi phối và 
làm tăng lên các mối liên hệ, sự phụ 
thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc 
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội 
và trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, 
chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có yếu 
tố tích cực vừa có yếu tố tiêu cực, vừa 
có hợp tác vừa có đấu tranh. 
Trên thực tế, toàn cầu hóa hiện nay 
đang bị các nước tư bản phát triển và 
các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia áp 
đặt chi phối. Vì vậy, toàn cầu hóa luôn 
mang tính hai mặt: một mặt, tạo ra 
những điều kiện thuận lợi và cơ hội cho 
tất cả các nước (nhất là các nước đang 
phát triển) tiếp cận được nguồn vốn 
quốc tế, tri thức khoa học – công nghệ 
hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên 
tiến; mặt khác, nó khoét sâu hố ngăn 
cách giữa nước giàu và nước nghèo, 
người giàu và người nghèo, đồng thời 
“đe dọa” nền độc lập dân tộc, chủ quyền 
quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ và bản 
sắc văn hoá dân tộc của các nước nghèo. 
Không chỉ như vậy, toàn cầu hóa còn 
làm trầm trọng thêm những vấn đề toàn 
cầu (như khủng hoảng kinh tế, thất 
nghiệp và thất học, bệnh tật, suy thoái 
môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên 
nhiên, biến đổi khí hậu, chiến tranh (có 
nguy cơ chiến tranh hạt nhân), khủng 
bố, xung đột sắc tộc tôn giáo, tội phạm 
và các tệ nạn tiêu cực xã hội khác...(1) 
Thứ năm, kinh tế tri thức đang là xu 
thế phát triển kinh tế của nhân loại trong 
thế kỷ XXI. Hiện nay, nhiều nền kinh tế 
phát triển đã đạt tới trình độ kinh tế tri 
thức với hơn 70% lực lượng lao động có 
trình độ đại học trở lên, hơn 70% công 
nghệ hiện đại được áp dụng trong sản 
xuất kinh doanh và tri thức khoa học đã 
tạo ra hơn 70% giá trị của sản phẩm 
hàng hóa. 
Đối với các nước đang phát triển, để 
đi tới kinh tế tri thức cần phải xây dựng 
bốn yếu tố cơ bản: kết cấu hạ tầng kỹ 
thuật hiện đại và đồng bộ; nguồn nhân 
lực chất lượng cao; nhà nước pháp 
quyền mạnh và xã hội học tập. 
Từ những phân tích ở trên, có thể 
khẳng định rằng, thời đại ngày nay đang 
(1) Xem: Vũ Khoan (1999), “Vài suy nghĩ về thế 
kỷ qua và về triển vọng thế kỷ mới”, Nhìn lại 
thế kỷ XX và thử nhìn sang thế kỷ XXI”, Kỷ yếu 
Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội, tr. 72. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 
 44
chứa đựng những mâu thuẫn và những 
biến đổi to lớn, mạnh mẽ và phức tạp. 
Nhận định về thời đại ngày nay, Đảng 
Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Thế 
kỷ XXI sẽ tiếp tục có những biến đổi, 
khoa học và công nghệ sẽ có bước phát 
triển nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò 
ngày càng nổi bật trong quá trình phát 
triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa 
kinh tế là một xu thế khách quan, lôi 
cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, 
vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu 
cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. 
Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu 
hiện dưới những hình thức và mức độ 
khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có 
mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và 
đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay 
gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề 
toàn cầu mà không có một quốc gia 
riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu 
không có sự hợp tác đa phương. Chủ 
nghĩa tư bản hiện đại đang nắm ưu thế 
về vốn, khoa học – công nghệ, thị 
trường, song không thể khắc phục nổi 
những mâu thuẫn vốn có. Các quốc gia 
độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu 
tranh để tự lựa chọn và quyết định con 
đường phát triển của mình. Chủ nghĩa 
xã hội trên thế giới, từ những bài học 
thành công và thất bại cũng như từ khát 
vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có 
điều kiện và khả năng, tạo ra bước phát 
triển mới. Theo quy luật tiến hóa của 
lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới 
chủ nghĩa xã hội”(2). 
Như vậy, những biến đổi to lớn, mạnh 
mẽ và phức tạp của thời đại ngày nay đã 
làm nổi bật đặc điểm là: sự cùng tồn tại 
và chung sống của tất cả các quốc gia 
dân tộc ở trình độ khác nhau và có chế 
độ chính trị - xã hội không giống nhau; 
trong đó, nổi lên xu hướng hòa bình, 
hợp tác và đấu tranh vì lợi ích của mỗi 
quốc gia dân tộc. Bối cảnh trên đã đặt 
trước chủ nghĩa Mác – Lênin những thời 
cơ lớn và cả những thách thức không 
nhỏ trong quá trình phát triển. 
1. Vai trò của chủ nghĩa Mác – 
Lênin trong thời đại ngày nay 
Mỗi thời đại lịch sử thường có nhiều 
học thuyết xã hội tác động, ảnh hưởng 
đến sự phát triển xã hội, song có một 
học thuyết nổi bật, trở thành chủ thuyết 
phát triển của thời đại. Từ khi ra đời đến 
nay, chủ nghĩa Mác – Lênin luôn phát 
triển trong cuộc đấu tranh với các học 
thuyết đối lập và nó trở thành chủ thuyết 
phát triển của thời đại quá độ từ chủ 
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên 
phạm vi toàn thế giới. 
Thực tiễn lịch sử xã hội đã xác nhận, 
gần hai thế kỷ qua chủ nghĩa Mác – 
Lênin đã thể hiện được ưu thế vượt trội 
và sức sống mãnh liệt với bản chất khoa 
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại 
hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, 
IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 314. 
Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay 
 45
học, cách mạng và nhân văn trong đời 
sống xã hội nhân loại. Từ sau thế chiến 
II, trên thế giới đã xuất hiện hàng loạt 
học thuyết về xã hội như: “Chủ nghĩa tự 
do mới”, “Thuyết hội tụ” (tiêu biểu là 
Buckinham), “Xã hội công nghiệp thống 
nhất” (R.Arông), “Xã hội hậu công nghiệp” 
(D.Ben), “Nhà nước công nghiệp mới” 
(Gi.Ganbrai), “Chủ nghĩa hậu hiện đại”... 
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, các 
nhà tương lai học A.Tossler và H.Toffler 
đã công bố những tác phẩm khá nổi 
tiếng như: “Cú sốc tương lai”, “Làn 
sóng thứ ba”, “Thăng trầm quyền lực”, 
“Chiến tranh và chống chiến tranh – sự 
sống còn của loài người ở buổi bình 
minh của thế kỷ XXI”, “Tạo dựng một 
nền văn minh mới”... 
Có thể khẳng định rằng, tất cả các 
học thuyết và các quan điểm nói trên có 
một giá trị ở một phương diện nhất định 
và có một ảnh hưởng nhất định trong 
một phạm vi nhất định của đời sống xã 
hội; song nhất quyết chúng không thể 
trở thành chủ thuyết phát triển của thời 
đại. Bởi lẽ, thứ nhất, tất cả chúng đã 
không phản ánh được những quy luật 
phát triển khách quan của lịch sử loài 
người và không thể hiện được nhu cầu, 
lợi ích, sức mạnh của lực lượng tiên 
phong của nhân loại (giai cấp công 
nhân) thúc đẩy lịch sử tiến lên; thứ hai, 
trong khi mô tả đời sống xã hội chúng 
chỉ chú ý đến yếu tố kỹ thuật, tuyệt đối 
hóa vai trò của công nghệ để đi đến phủ 
nhận sự đối kháng về lợi ích giữa các 
tập đoàn người, phủ nhận đấu tranh giai 
cấp và cách mạng xã hội, xóa nhòa ranh 
giới giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa 
xã hội. Về thực chất, các học thuyết và 
quan điểm nói trên là tiếng nói của giai 
cấp tư sản muốn xóa bỏ chủ nghĩa Mác – 
Lênin và chủ nghĩa xã hội hiện thực. 
Sự phát triển của khoa học và thực 
tiễn xã hội nhân loại gần hai thế kỷ qua 
là minh chứng sinh động, có sức thuyết 
phục cho bản chất khoa học, cách mạng 
và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin. 
Bản chất này của chủ nghĩa Mác – 
Lênin được thể hiện một cách sâu sắc, 
sinh động cả trong ba bộ phận cấu thành 
nó như sau: 
Một là, học thuyết triết học Mác – 
Lênin là tinh hoa trí tuệ nhân loại được 
C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin xây 
dựng, phát triển trên cơ sở những thành 
tựu cao nhất của tư tưởng nhân loại, của 
khoa học tự nhiên hiện đại và của kinh 
nghiệm thực tiễn xã hội loài người. 
Những nguyên lý, khái niệm, phạm trù, 
quy luật và phương pháp luận cơ bản 
của nó mang tính phổ biến và phổ quát. 
Chúng bao quát, tác động, chi phối cả 
giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy, 
trí tuệ nhân loại ở tất cả các chế độ xã 
hội và trong mọi giai đoạn lịch sử. Vì 
vậy, triết học Mác – Lênin trở thành thế 
giới quan và phương pháp luận khoa học 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 
 46
cho hoạt động của con người và nhân 
loại tiến bộ. 
Từ khi chủ nghĩa duy vật biện chứng 
ra đời cho đến nay, nhân loại đã chứng 
kiến những biến đổi lớn lao trong khoa 
học và thực tiễn xã hội; nhất là trong 
cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 
hiện đại, quá trình toàn cầu hóa và phát 
triển kinh tế tri thức... Tất cả những biến 
đổi đó không đối lập và mâu thuẫn với 
những kết luận của triết học duy vật 
biện chứng với tư cách là thế giới quan 
và phương pháp luận của hoạt động 
người, mà chúng càng chứng minh tính 
đúng đắn, cách mạng, sáng tạo của triết 
học duy vật biện chứng, càng làm sâu 
sắc và sinh động hơn tính biện chứng 
của thế giới vật chất; đồng thời nó tạo ra 
những điều kiện mới cho việc tiếp tục 
nghiên cứu khái quát và bổ sung, phát 
triển triết học duy vật biện chứng. Đúng 
như Ph.Ăngghen nhận xét, mỗi khi có 
phát minh lớn trong khoa học tự nhiên 
thì chủ nghĩa duy vật sẽ phải thay đổi 
hình thức của mình. 
Chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà cốt lõi 
là lý luận hình thái kinh tế - xã hội, đã 
và đang định hướng cho việc xây dựng, 
đổi mới, bổ sung và phát triển xã hội 
hiện đại theo hướng văn minh và tiến 
bộ. Trong xã hội hiện đại, sản xuất vật 
chất (kinh tế) vẫn là nền tảng của đời 
sống xã hội; nhân tố quyết định lịch sử, 
xét đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất 
ra đời sống xã hội; nguồn gốc và động 
lực phát triển xã hội là nhu cầu, lợi ích 
của con người (giai cấp, quốc gia, dân 
tộc, nhân loại), là sự tác động biện 
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan 
hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và kiến 
trúc thượng tầng của xã hội; sự phát 
triển của xã hội từ hình thái kinh tế - xã 
hội này sang hình thái kinh tế - xã hội 
khác là quá trình lịch sử tự nhiên, không 
phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con 
người, các giai cấp, quốc gia dân tộc và 
nhân loại. Nói một cách khái quát, quan 
điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về 
hình thái kinh tế - xã hội, về nhu cầu lợi 
ích của con người, về đấu tranh giai cấp, 
cách mạng xã hội và nhà nước, về vấn 
đề con người... vẫn đã, đang và tiếp tục 
là cơ sở khoa học cho việc xem xét, giải 
quyết đúng đắn những vấn đề cơ bản và 
cấp bách của xã hội hiện đại. 
Hai là, lý luận kinh tế chính trị học 
Mác – Lênin là kết tinh những thành tựu 
của kinh tế chính trị học nhân loại được 
C.Mác, Ăngghen, V.I.Lênin xây dựng, 
phát triển lên đỉnh cao với học thuyết 
giá trị thặng dư gắn liền với sự phát 
triển của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự 
do cạnh tranh tiến đến giai đoạn độc 
quyền và chủ nghĩa đế quốc. Lý luận 
này không chỉ vạch ra mục đích và bản 
chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột giá 
trị thặng dư và theo đuổi lợi nhuận tối 
đa, mà còn chỉ rõ những quy luật vận 
động, phát triển của chủ nghĩa tư bản 
cùng những mâu thuẫn và khuyết tật cố 
Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay 
 47
hữu của nó mà trong phạm vi chủ nghĩa 
tư bản không thể giải quyết được. 
Thực tiễn phát triển của phương thức 
sản xuất và xã hội tư bản chủ nghĩa gần 
hai thế kỷ qua đã là minh chứng sinh 
động và sâu sắc cho tính đúng đắn, khoa 
học của lý luận kinh tế chính trị học 
Mác – Lênin. Trên thực tế, chủ nghĩa tư 
bản hiện đại càng phát triển thì càng làm 
cho những khuyết tật, mâu thuẫn, xung 
đột cố hữu của nó thêm trầm trọng. Đó 
cũng là quá trình tích lũy thêm các yếu 
tố để phủ định nó, chuyển sang phương 
thức sản xuất cao hơn – phương thức 
sản xuất xã hội chủ nghĩa. 
Ba là, chủ nghĩa xã hội khoa học là 
đỉnh cao trí tuệ nhân loại được C.Mác, 
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin xây dựng, phát 
triển dựa trên những thành tựu cao nhất 
của triết học, kinh tế chính trị học, lý 
luận xã hội chủ nghĩa và khoa học xã 
hội – nhân văn hiện đại. Đồng thời, đó 
là sản phẩm tất yếu của sự vận động, 
phát triển của lịch sử nhân loại đi qua 
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ 
nghĩa tiến lên hình thái kinh tế - xã hội 
cộng sản chủ nghĩa. Vì vậy, chủ nghĩa xã 
hội khoa học vừa là mục tiêu lý tưởng, 
vừa là xu thế thời đại và trở thành động 
lực thôi thúc giai cấp công nhân, các 
Đảng Cộng sản và hàng triệu triệu người 
lao động trên thế giới hành động để biến 
nó thành hiện thực sinh động. 
 Sự biến sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở 
Liên Xô và các nước Đông Âu là sự sụp 
đổ của một mô hình về chủ nghĩa xã hội 
(mô hình chủ nghĩa xã hội dựa trên nền 
kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan 
liêu và bao cấp), chứ không phải là sự 
sụp đổ của chủ nghĩa xã hội khoa học. 
Trên thực tế, chủ nghĩa xã hội khoa học 
với tư cách là lý luận khoa học vẫn đã 
và đang là kim chỉ nam cho hoạt động 
nhận thức và thực tiễn của nhân loại tiến 
bộ; còn chủ nghĩa xã hội hiện thực đang 
được nảy sinh, phát triển trong công 
cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với 
mô hình “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc 
Trung Quốc” và trong công cuộc đổi 
mới ở Việt Nam với mô hình xã hội 
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh”(3) 
Từ những phân tích ở trên, hoàn toàn 
có cơ sở để kết luận rằng: thời đại ngày 
nay đang và sẽ vẫn là thời đại quá độ từ 
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 
trên phạm vi toàn thế giới. Đó là quá 
trình xã hội tất yếu khách quan, không 
thể đảo ngược. Trong thời đại ngày nay, 
thế giới đã, đang và sẽ tiếp tục có những 
biến đổi nhanh chóng và lớn lao; trong 
đó đặt ra những vấn đề quan trọng, bức 
thiết đòi hỏi và thúc đẩy chủ nghĩa Mác – 
Lênin phải vượt lên để giải đáp. Mặt 
khác, nó cũng tạo ra những điều kiện cần 
thiết để chủ nghĩa Mác – Lênin có thể 
(3) Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 70. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 
 48
thực hiện được vai trò của mình. Trong 
giai đoạn hiện nay của thời đại, vai trò 
của chủ nghĩa Mác – Lênin được thể hiện 
tập trung ở những điểm chủ yếu sau: 
Thứ nhất, nhận thức một cách toàn 
diện, sâu sắc cuộc khủng hoảng của chủ 
nghĩa xã hội hiện thực về thành tựu và 
khuyết tật, nguyên nhân của khủng 
hoảng (nhất là nguyên nhân sụp đổ của 
chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước 
Đông Âu); đặc biệt là, nhận thức sâu sắc 
về quá trình cải cách, đổi mới chủ nghĩa 
xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam; phân 
tích, đánh giá xu hướng vận động theo 
con đường xã hội chủ nghĩa của một số 
nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, tìm ra 
con đường, giải pháp thoát khỏi khủng 
hoảng và đưa ra dự báo một cách khoa 
học, thực tế về tương lai của chủ nghĩa 
xã hội. 
Thứ hai, nhận thức một cách khách 
quan, toàn diện, sâu sắc chủ nghĩa tư 
bản hiện đại, nhất là chủ nghĩa tư bản 
toàn cầu hóa về bản chất, quy luật, khả 
năng điều chỉnh và thích ứng của nó với 
hoàn cảnh mới, những mâu thuẫn, 
khuyết tật, xu hướng vận động và quá 
trình phát triển đi tới phủ định biện 
chứng của nó để chuyển sang chủ nghĩa 
xã hội với những phương thức, phương 
pháp và thời điểm thích hợp. 
Thứ ba, nhận thức cuộc cách mạng 
khoa học – công nghệ hiện đại với 
nguyên nhân, bản chất, quy luật, thành 
tựu hạn chế và dự báo xu hướng phát 
triển cùng tác động, ảnh hưởng của nó 
đến con người và xã hội. Trên cơ sở đó, 
chắt lọc những thành tựu khái quát lý 
luận, bổ sung và phát triển hệ thống các 
phạm trù, nguyên lý, quy luật của chủ 
nghĩa Mác – Lênin. 
Thứ tư, nhận thức sâu sắc quá trình 
toàn cầu hóa với những nguyên nhân, 
bản chất, quy luật, mâu thuẫn, xung đột 
và xu hướng phát triển của nó. Đánh giá 
hiệu quả (tích cực và tiêu cực) của toàn 
cầu hóa đối với con người và xã hội. 
Trên cơ sở đó, khái quát lý luận, bổ 
sung và phát triển các phạm trù, nguyên 
lý, quy luật của chủ nghĩa Mác – Lênin. 
Thứ năm, nghiên cứu các học thuyết 
xã hội hiện đại ở cả phương Đông và 
phương Tây (nhất là các học thuyết triết 
học, kinh tế chính trị học, xã hội học và 
quản lý phát triển xã hội...), những vấn 
đề lý luận và thực tiễn mới của thời đại 
để tiếp thu tinh hoa văn hóa, trí tuệ của 
nhân loại, bổ sung và làm giàu thêm hệ 
giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin; đồng 
thời, đấu tranh không khoan nhượng với 
mọi quan điểm thù địch, bảo vệ bản chất 
khoa học, cách mạng và nhân văn của 
chủ nghĩa Mác – Lênin, góp phần thúc 
đẩy khoa học và thực tiễn phát triển theo 
hướng văn minh, tiến bộ. 
Nên nhớ rằng, quá trình hình thành, 
phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin đồng 
thời cũng là quá trình đấu tranh chống 
chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, chủ nghĩa 
giáo điều, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa 
Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay 
 49
xét lại và chủ nghĩa cơ hội dưới nhiều 
màu sắc. Đó cũng là động lực phát triển 
và bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin. Có 
thể nói, cuộc đấu tranh về ý thức hệ giữa 
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân cách 
mạng với hệ tư tưởng tư sản, giữa chủ 
nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản đã 
diễn ra hàng thế kỷ và chúng càng trở 
nên phức tạp hơn trong bối cảnh hiện 
nay, khi chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn 
đang trong cuộc khủng hoảng và phong 
trào cách mạng thế giới vẫn còn ở giai 
đoạn thoái trào sau sự sụp đổ của hệ 
thống xã hội chủ nghĩa thế giới. 
Hiện nay, chủ nghĩa Mác – Lênin 
đang đứng trước những cơ hội và thách 
thức to lớn với nhu cầu cấp bách là phải 
đổi mới để phát triển. Vì vậy, việc tiếp 
tục nghiên cứu, làm sáng tỏ bản chất 
khoa học, cách mạng và nhân văn của 
chủ nghĩa Mác – Lênin để bảo vệ, bổ 
sung, phát triển nó lên một trình độ mới 
có một tầm quan trọng đặc biệt và có ý 
nghĩa sống còn đối với những người 
cộng sản và các đảng cộng sản cách 
mạng chân chính trên thế giới, đối với 
tương lai của chủ nghĩa xã hội và đối 
với sự nghiệp đổi mới theo định hướng 
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 
Đảng Cộng sản Việt Nam (một Đảng 
cách mạng chân chính do Chủ tịch Hồ 
Chí Minh thành lập, rèn luyện đã lãnh 
đạo nhân dân đánh đuổi thực dân đế 
quốc, giành độc lập dân tộc, thống nhất 
tổ quốc và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa 
xã hội) đã và đang kiên định con đường 
xã hội chủ nghĩa, không ngừng vận 
dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa 
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào 
công cuộc đổi mới. Việc lấy chủ nghĩa 
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho 
mọi hoạt động cách mạng là bước phát 
triển quan trọng trong tư duy lý luận của 
Đảng ta và làm cho chủ nghĩa Mác – 
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò 
chủ đạo trong đời sống tinh thần của 
nhân dân là điều kiện cơ bản nhất, có ý 
nghĩa quyết định nhất để Đảng và nhân 
dân ta thực hiện thành công công cuộc 
đổi mới để đi tới xã hội “dân giàu, nước 
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. 
Tài liệu tham khảo 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn 
kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, 
VII, VIII, IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Những chuyên 
đề triết học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
3. “Nhìn lại thế kỷ XX và thử nhìn sang thế 
kỷ XXI” (1999). Kỷ yếu Hội thảo khoa học 
quốc gia, Hà Nội, 
4. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc 
Việt, Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) (2006), 
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 
1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Vũ Khoan (1999), Vài suy nghĩ về thế kỷ 
qua và về triển vọng thế kỷ mới, “Nhìn lại thế 
kỷ XX và thử nhìn sang thế kỷ XXI”, Kỷ yếu 
Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội. 
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 
 50

File đính kèm:

  • pdfsuc_song_cua_chu_nghia_mac_lenin_trong_thoi_dai_ngay_nay.pdf