Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-Xít

Trong lịch sử triết học, những quan niệm khác nhau về tự do phát triển như một dòng chảy

liên tục, bắt đầu từ triết học cổ đại và đạt đến đỉnh cao trong triết học Mác - Lênin. Và mặc

dù còn nhiều hạn chế như chưa nhìn thấy được nguồn gốc kinh tế, nguồn gốc giai cấp của

vấn đề về tự do, đặc biệt việc giải quyết vấn đề còn mang nặng tính duy tâm hoặc siêu hình

nhưng triết học phương Tây trước Mác đã để lại nhiều giá trị lịch sử tích cực trong quan

niệm về tự do. Đó chính là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho sự ra đời lý luận về tự do trong

triết học Mác - Lênin.

pdf 15 trang kimcuc 7900
Bạn đang xem tài liệu "Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-Xít", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-Xít

Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-Xít
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) 
155 
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA QUAN NIỆM VỀ TỰ DO 
TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC TRIẾT HỌC MÁC-XÍT 
 Nguyễn Thị Kiều Sương 
Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế 
Email: ngkieusuong@gmail.com 
TÓM TẮT 
Trong lịch sử triết học, những quan niệm khác nhau về tự do phát triển như một dòng chảy 
liên tục, bắt đầu từ triết học cổ đại và đạt đến đỉnh cao trong triết học Mác - Lênin. Và mặc 
dù còn nhiều hạn chế như chưa nhìn thấy được nguồn gốc kinh tế, nguồn gốc giai cấp của 
vấn đề về tự do, đặc biệt việc giải quyết vấn đề còn mang nặng tính duy tâm hoặc siêu hình 
nhưng triết học phương Tây trước Mác đã để lại nhiều giá trị lịch sử tích cực trong quan 
niệm về tự do. Đó chính là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho sự ra đời lý luận về tự do trong 
triết học Mác - Lênin. 
Từ khóa: lịch sử triết học phương Tây, tự do, vận động. 
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ ngày 4-7-1776 mở đầu bằng câu: "chúng tôi xem 
những sự thật này vốn là dĩ nhiên: mọi người sinh ra bình đẳng, đấng tạo hóa đã ban cho họ một 
số quyền, trong đó có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...". Tuy 
nhiên, tự do không phải là cái có sẵn, cái vĩnh viễn, mà để có được những bước tiến nhất định 
trên con đường tìm kiếm tự do, nhân loại đã phải trải qua biết bao biến cố và thăng trầm, "mỗi 
bước tiến của nền văn minh là một bước tiến gần đến tự do". Mỗi bước tiến bộ của nền văn 
minh đều đem lại cho con người một quyền lực lớn hơn nữa đối với tự nhiên và xã hội, là một 
sự tiến bộ của tự do. Mỗi bước tiến bộ của tự do đều gắn liền với cuộc đấu tranh chinh phục tự 
nhiên và làm chủ xã hội, phản ánh qua trình nhân loại vươn lên tự giải phóng mình. Tự do biến 
đổi trong sự phát triển của lịch sử, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, 
trình độ văn hóa, văn minh, đặc biệt là phương thức sản xuất, hình thái kinh tế - xã hội nhất 
định. Vì thế nội dung của lý luận về tự do cũng có quá trình phát triển của nó, phụ thuộc vào cơ 
sở hạ tầng đã sản sinh nó. 
Với tư cách là một khái niệm triết học khá phức tạp, tự do mang tính chất nhiều cấp độ 
và nhiều mặt. Như trong bài Về khái niệm "tự do" trong triết học Hêghen của TS. Đỗ Minh Hợp 
(Tạp chí triết học, số 1 (152), tháng 1 - 2004) thì tự do có những cấp độ sau 
Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-xít 
156 
Cấp độ thứ nhất, tự do có thể bộc lộ từ phương diện phủ định, tiêu cực - như là tự do né 
tránh, chạy trốn, tự do phá hủy không tính đến những thực tại hiện tồn. Đây là quan niệm ngây 
thơ và thuần phác về tự do. 
Cấp độ thứ hai của tự do trực tiếp sinh ra từ ý thức về tính vô căn cứ của tự do phủ định. 
Có thể xác định cấp độ này như là tự do lựa chọn có trách nhiệm. 
Cấp độ thứ ba của tự do có thể gọi là tự do hiện sinh. Đây không những là tự do lựa 
chọn, mà còn là tự do sáng tạo - sáng tạo ra cái thiện và cái ác. Cuộc sống không cấu thành một 
cách hoàn toàn từ những bối cảnh mang tính chuẩn mực: trong đa số tình huống, con người 
không biết trước bản thân tổng số những khả năng, những phương án cần phải hành động như 
thế nào; con người đòi hỏi phải sáng tạo, tự mình nghĩ ra cách thức ứng xử. Một điều dễ hiểu là, 
quá trình sáng tạo ra cái thiện và cái ác luôn đòi hỏi phải có những thể nghiệm tinh thần phức 
tạp. Nó gắn liền với sự tự quyết nội tâm. N.Berđiaép cho rằng: "Tự do là sự tự quyết nội tâm, từ 
đáy lòng, và nó đối lập với mọi sự quyết định từ bên ngoài với tư cách cái tất yếu" [1 , 40] 
Cùng với các cấp độ của tự do nói trên, chúng ta còn có thể tách biệt các phương diện 
của nó: tự do chính trị, tự do pháp lý, tự do kinh tế và các hình thức tự do khác. 
Tuy nhiên giới hạn của nghiên cứu này không đề cập đến các cấp độ, các phương diện 
đó của tự do mà chỉ tập trung bàn đến cái cốt lỏi, cái căn nguyên của vấn đề về tự do trên 
phương diện triết học chứ không phải cái biểu hiện của tự do trong cuộc sống đời thường. Có 
nghĩa chỉ nghiên cứu, xem xét vấn đề về tự do ở khía cạnh nhận thức luận. Bởi như, 
B.P.Vưchexlápsép đã viết: "Tự do chính trị, tự do công dân, tự do pháp lý không bao hàm tất cả 
và không biểu thị bản chất đích thực của tự do, mà chỉ là điều kiện cho nó, chỉ là con đường để 
đạt tới và bảo vệ nó" [6, 40] 
Ngoài ra, việc nhận thức và lý giải tự do đã phát triển như một dòng chảy liên tục trong 
lịch sử triết học, gắn liền với các thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất 
định phạm trù tự do có những nội dung cũng như biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên công trình 
nghiên cứu này cũng chỉ trình bày một cách hết sức khái lược lịch sử quan niệm về tự do trong 
triết học phương Tây trước triết học Mác và chỉ tập trung ở những mốc mang tính bước ngoặt, 
có sự chuyển biến về chất trong việc giải quyết vấn đề. 
1. TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HY LẠP - LA MÃ CỔ ĐẠI 
Bước sang thế kỷ thứ VI tr. CN ở Hy Lạp - La Mã cổ đại đã diễn ra sự chuyển biến sâu 
sắc trên mọi mặt của đời sống: kinh tế, xã hội, chính trị mà trước hết là sự tan rã chế độ thị tộc 
và sự thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, khẳng định sự thống trị của giai cấp chủ nô đối với đa số 
nô lệ trong xã hội (chế độ xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người), sức sản xuất, 
khoa học thực nghiệm đã có bước phát triển mới về chất. Đồng thời sự giao thương, giao lưu 
văn hóa diễn ra mạnh mẽ, đã dọn dường và tạo nên động lực to lớn cho sự hình thành và phát 
triển của triết học thời kỳ này. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) 
157 
Tuy nhiên triết học thời kỳ cổ đại vẫn chỉ là thứ triết học sơ khai, sự ra đời của nó như 
là một sự đáp lại nhu cầu hiểu biết của con người nên chủ yếu tập trung bàn đến các vấn đề bản 
thể luận. Cho nên, ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chưa hình thành lý luận riêng về tự do, mà chỉ có 
những cuộc đấu tranh vì tự do, vì sự tự ý thức của người nô lệ như Hêghen đã mô tả trong "Hiện 
tượng học tinh thần". Cả trong thần thoại lẫn trong tư duy triết học, tính tự chủ và giá trị người 
được quan tâm nhiều hơn là khát vọng. Tuy nhiên với một nền triết học được xem là bao trùm 
mọi lĩnh vực thế giới quan của con người cổ đại thì vấn đề về "tự do" đã bước đầu được manh 
nha, nhưng như ta đã biết, tự do là một phạm trù triết học và chính trị của kiến trúc thượng tầng 
trong một hình thái xã hội nhất định, gắn liền với một nền sản xuất nhất định, cho nên nó bị 
quyết định, chi phối bởi cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó, tức những tư tưởng của giai cấp thống 
trị là những tư tưởng thống trị, cho nên vấn đề về tự do trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại 
cũng chỉ dừng lại ở tầng lớp chủ nô thống trị trong xã hội. 
Đặc biệt từ khi triết học Xôcrát tạo nên một bước ngoặt trong lịch sử phát triển tư tưởng 
triết học ở Hy Lạp - La Mã cổ đại: từ chỗ triết học chủ yếu bàn đến các vấn đề căn nguyên, bản 
chất của thế giới và sự nhận thức chúng, tới việc coi triết học là tự ý thức của con người về 
chính bản thân mình thì những vấn đề thiết thực của đời sống con người trở thành một trong 
những đề tài chính của triết học, những vấn đề con người và xã hội được tìm hiểu một cách sâu 
sắc hơn. Con người giờ đây không chỉ là chủ thể, mà còn là một đối tượng nghiên cứu cho nên 
những giá trị tinh thần, những quyền công dân, quyền con người (những biểu hiện cụ thể của tự 
do) cũng đã được chú ý. Tuy nhiên vấn đề về tự do trong triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại chủ 
yếu được xem xét nghiên cứu gắn với con người cá thể và chủ yếu chỉ được bàn đến ở khía 
cạnh đạo đức, giao tiếp, nhận thức luận. 
Thời cực thịnh của sự phát triển xã hội cho phép các công dân nghĩ về trách nhiệm và 
quyền lợi tập thể gắn với quyền lợi quốc gia. Nhà khai sáng đầu tiên trong thế giới cổ đại 
phương Tây - Prôtago - đã khẳng định: "Con người là thước đo của vạn vật". Sự khẳng định này 
lấy con người làm hệ quy chiếu để giải quyết các vấn đề tồn tại và nhận thức. Trong sự tự do 
mang tính tự ý thức đó, Prôtago xem nghệ thuật tranh luận như là phương thức chứng minh vai 
trò chủ thể. Còn Xôcrát đã chọn cách tiếp cận khác khi nhấn mạnh rằng, sự tự do mang tính 
tự ý thức được đề cao chỉ trong chừng mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất - cái 
Thiện phổ quát. 
Arixtốt - nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng đã đề cập đến năng lực lựa chọn tự do 
từ bình diện đạo đức - chính trị. Ông cho rằng, con người với tư cách sinh vật chính trị, luôn 
biết chọn cho mình cách sống và lối ứng xử phù hợp với lý trí. Năng lực lựa chọn tự do không 
có nghĩa là vượt quá khuôn khổ của các quy tắc, các chuẩn mực truyền thống, là sự khẳng định 
cái Tôi một cách vô nguyên tắc. Nó phải dựa trên sự nhận thức về vị trí của cái Tôi giữa những 
cái Khác. Trong đạo đức học, năng lực đó là "tính trung dung" - chọn cái tối ưu từ nhiều cái tốt, 
khắc phục cả sự bất cập lẫn sự thái quá. Và, do vậy, "trung dung" khác với "ba phải", lưng 
chừng, lại càng khác với thái độ lãnh đạm, dửng dưng trong cuộc sống 
Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-xít 
158 
Êpiquya là người đã đem lại những suy nghĩ mới về vấn đề về tự do. Theo ông, tự do 
trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người khỏi mọi ràng buộc của số phận, lấy sự 
thư thái, tĩnh tâm làm điều kiện cho đời sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động 
vươn tới hạnh phúc, tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất tầm 
thường. Và, tự do như thế mới là tự do mang tính người. Rằng, tự do là không bị lệ thuộc vào 
thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm đến cái chết, không thừa nhận vai 
trò của thần thánh cả trên trời lẫn dưới đất. 
Trong luận án tiến sĩ của mình (1841) với nhan đề "Sự khác nhau giữa triết học tự 
nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya". Sau khi phân biệt cách hiểu của 
Đêmôcrít và Epiquya về sự vận động của các nguyên tử, C.Mác đã phát hiện ra ở Êpiquya xu 
hướng nhân bản hóa nguyên tử luận và thông qua đó, ông đề cao sự tự ý thức tự do của con 
người, khát vọng giải khỏi tính tất yếu xã hội - cái được hiểu như là những trói buộc, áp đặt 
của xã hội phi nhân tính. 
Cần thấy rằng, sự sụp đổ của thế giới cổ đại bởi những mâu thuẫn bên trong và sự tấn 
công của các sắc tộc "man di" từ bên ngoài một phần liên quan đến vấn đề về tự do, cả trong tư 
tưởng lẫn trong hiện thực. Chế độ chiếm hữu nô lệ trong quá trình tồn tại và phát triển của nó đã 
tước bỏ thiên chức làm người của 3/4 dân số, biến họ thành "công cụ biết nói" và đối xử với họ 
như hàng hóa có thể trao đổi giữa các chủ nô. Cùng với đó, quan niệm về "công dân" và ''nô lệ" 
cũng được xem xét dưới góc độ người tự do và người không tự do. Nô lệ đồng nghĩa với thế 
giới động vật có tinh thần. Chính sự mâu thuẫn trong lòng xã hội đã trở nên gay gắt cùng với 
những biến đổi to lớn của lực lượng sản xuất đã tạo tiền đề cho một chế độ mới ra đời. 
2. TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG CỔ 
Mốc đánh dấu thời kỳ trung cổ ở Tây Âu đó ra sự hình thành một hình thái kinh tế xã 
hội mới - chế độ phong kiến, khẳng định sự thống trị của giai cấp quý tộc, địa chủ số ít đối với 
đa số nông dân. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu hình thành nó đã khẳng định được những bước tiến 
bộ so với chế độ chiếm hữu nô lệ trong việc giải quyết vấn đề về tự do, gắn liền với việc giơ cao 
ngọn cờ của đạo Kitô giáo, giải phóng phần lớn giai cấp nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ. 
Điều này giải thích vì sao sự ra đời và phổ biến nhanh chóng của Kitô giáo vào đầu Công 
nguyên được xem như sự giải thoát tinh thần, như lời cảnh tỉnh về cái chết khó có thể tránh khỏi 
của chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời của Kitô giáo là một hiện tượng cách mạng trong sinh 
hoạt tôn giáo; nó là tôn giáo của người nghèo, của quần chúng bị áp bức, là sự tuyên truyền cho 
lối sống bình đẳng, dân chủ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn nam nữ. 
Quá trình hợp pháp hóa Kitô giáo diễn ra song song với quá trình thay thế quan hệ xã 
hội chủ nô - nô lệ bằng quan hệ xã hội đi dần vào quỹ đạo của xã hội phong kiến cuối thế kỷ IV 
- đầu thế V. Sau khi trở thành quốc giáo, Kitô giáo đòi quyền độc tôn trong sinh hoạt tinh thần, 
trở thành một vương quốc với quyền uy tối thượng. Một khi đa nguyên triết lý được thay thế 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) 
159 
bằng uy quyền tư tưởng thì tự do cũng hàm chứa ý nghĩa khác trước. Khi đó, thay vì tranh luận 
để tìm kiếm chân lý, các đại biểu của tư tưởng Kitô giáo đòi hỏi tranh luận làm sáng tỏ những 
chân lý sẵn có. Lấy Kinh thánh làm nền tảng, làm chân lý bất biến, tuyệt đích, các Giáo phụ 
xem lý trí chỉ là kẻ phụng sự đức tin. Lactantus còn đưa ra lời khuyên nên quàng vào cổ của lý 
trí một cái ách để định hướng nó. 
Vì thế, tự do được giải thích theo quan điểm thần trí học, nhận thức và hành động tự 
do gắn liền với nhận thức về sự sáng tạo bởi chúa Trời. Đại diện tiêu biểu cho triết học Kitô 
giáo là Ôguýt-xtanh ở thời kỳ Giáo phụ và Tômát - Đacanh trong triết học kinh viện. Theo 
thuyết Sáng thế, con người là hình ảnh của Thiên chúa ban cho con người, tự do tinh thần được 
coi trọng hơn tự do thân xác. Thậm chí, ngay cả khi con người bị biến thành nô lệ thì sự nô lệ 
thân xác vẫn không ngăn cản ý chí tự do. 
Tômát Đacanh cho rằng, tự do với tư cách một giá trị là sự giải thoát khỏi những 
ràng buộc của thế giới trần tục để vươn tới nơi sâu thẳm. Nhưng quan niệm như thế là sự 
đánh tráo tự do, thủ tiêu tự do hiện thực, biện minh cho tự do ảo tưởng, phi hiện thực. Trước 
đó Saint Augustin đã từng chia xã hội loài người làm hai thành đô, hai vương quốc: vương quốc 
điều ác là nhà nước trần thế, và vương quốc điều thiện, vương quốc của thượng đế trên trái đất 
là nhà thờ và ông cho rằng cuộc sống trần thế chỉ là tạm thời, con người chỉ là khách bộ hành 
chốc lát trên trái đất, hạnh phúc ở "thế giới bên kia" mới là vĩnh viễn. 
Ngoài ra những cách giải thích về vấn đề về tự do như thế đã trở thành công cụ lợi hại 
của những giai cấp bóc lột, ru ngủ giai cấp bị trị, làm tê liệt ý chí đấu tranh của họ. Nó ngăn cản 
quần chúng đi sâu vào những quy luật khách quan của tự nhiên và của xã hội và lợi dụng những 
quy luật ấy để mưu lợi ích cho mình. Augustin đã khẳng định, một số người này thì được Chúa 
ban cho quyền hưởng sung sướng vĩnh viễn, còn một số khác thì phải khổ vĩnh viễn. Ông 
khuyên người nghèo chỉ nên yêu cái gì không lấy đi được, nghĩa là không nên yêu của cải, mà 
chỉ yêu Thượng đế. 
Tuy nhiên trong sự thống trị nặng nề của tôn giáo và thần học thời kỳ này cũng đã xuất 
hiện cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học và trong các phong trào tà giáo 
chống lại chủ nghĩa ngu dân nhà thờ. Tà giáo phát triển mạnh cũng là biểu hiện về mặt tư tưởng 
những phong trào của nhân dân chống lại sự thống trị của giai cấp phong kiến quý tộc và Giáo 
hoàng chính thống, chứa đựng những nhân tố chuẩn bị cho sự khôi phục những học thuyết duy 
vật thời cổ đại và phát triển chúng trong thời kỳ Phục hưng - thời đại của chủ nghĩa tư bản. 
3. TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI 
Sự thống trị con người trong đời sống trần thế bởi những quan hệ phong kiến và ... ới địa vị "con người". Đời sống ấy theo Cantơ là tự do tuyệt đối nơi 
con người; và chỉ trong chừng mực tự do, con người mới thực sự là chủ thể của cái Chân, cái 
Thiện, cái Mỹ. Như vậy Cantơ cho rằng, sở dĩ con người có một đời sống vượt lên tất cả vạn vật 
trong thiên nhiên, sở dĩ đời sống đó là tự do và là đời sống chân - thiện - mỹ, chỉ vì nó là một 
thực tại có lý tính. Tuy nhiên lý tính ở Cantơ là một năng lực tinh thần có sẵn ở con người từ 
đầu lúc mới sinh ra và có như nhau ở tất thảy mọi người, và đó chính là lý tính tiên thiên. Con 
người chỉ sống xứng đáng với địa vị của mình khi mọi mặt sinh hoạt được quyết định bởi cái lý 
tính tiên thiên ấy. Cantơ xây dựng hệ thống triết học của mình bằng cách giải quyết ba vấn đề. 
Thứ nhất, với tư cách là con người tôi có thể biết được cái gì ? Vấn đề này được ông giải quyết 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) 
165 
trong triết học lý luận, ở đây ông xác định những điều kiện và giới hạn nhận thức của con 
người; vạch ra rằng con người có tri thức về cái gì, giới hạn của chúng ra sao, Do dó địa vị con 
người được xác định trong hoạt động nhận thức như thế nào. Và trong bộ phận này trên cơ sở 
khẳng định con người chỉ có thể nhận thức được thế giới "hiện tượng" - thế giới do con người 
tạo ra thông qua sự tác động của vật tự nó, nhưng không thể nhận thức thế giới "vật tự nó" tức là 
trong lĩnh vực nhận thức con người không có tự do tuyệt đối chỉ là tự do tương đối - tự do trên 
cơ sở nhận thức quy luật. Mặc dù không nhận thức được vật tự nó nhưng ngay trong lĩnh vực 
nhận thức con người có khả năng có những ý tưởng về cái tuyệt đối tức là ý tưởng về thế giới tự 
do tuyệt đối. Cho nên con người đã thể hiện ra ham muốn, ước vọng của mình là vươn tới thế 
giới tự do. Vấn đề thứ hai, với tư cách con người, tôi cần phải làm gì ? Vấn đề này được Cantơ 
trả lời trong triết học thực tiễn, ở đây ông xác định hình thức giới hạn mà trong đó con người có 
được hành động xứng với địa vị của nó và có được tự do tuyệt đối. Trong bộ phận này ông đã 
tách đời sống con người thành hai thế giới tách biệt, một nửa là đời sống thường nghiệm, một 
nửa là đời sống siêu nghiệm khi con người ở trong đời sống thường nghiệm thì không có cách 
nào vượt qua nó còn khi con người có đời sống siêu nghiệm thì cũng không có cách nào để thực 
hiện nó trong những hành động có tính chất kinh nghiệm. Trong đời sống thường nghiệm thì 
con người giống như vạn vật, con người không có tự do còn trong đời sống siêu nghiệm con 
người như những thiên thần. Như thế, với triết học thực tiễn con người vẫn chưa thể có tự do 
trong đời sống thường nghiệm và để giải quyết vấn đề đó, Cantơ tiếp tục nghiên cứu câu hỏi thứ 
ba, với tư cách là con người tôi hy vọng ? Câu hỏi này được ông trả lời trong triết học thẫm mỹ, 
ở đây ông xác định lĩnh vực và hình thức theo đó con người có thể có một đời sống thường 
nghiệm nhưng tự do. 
Tuy nhiên phải đến triết học Hêghen (một đại biểu vĩ đại của triết học cổ điển Đức) thì 
vấn đề về tự do mới được giải quyết một cách đúng đắn và tiến bộ hơn trên cơ sở thừa nhận mối 
quan hệ biện chứng giữa tự do và tất yếu (sau này được Mác - Ăngghen kế thừa và phát triển). 
So với các bậc tiền bối của mình, có thể nói, "Hêghen là người đầu tiên đã trình bày đúng đắn 
mối quan hệ giữa tất yếu và tự do" [4, 163] 
Đối với Xpinôda, Cantơ và Phichtơ, tất yếu có nghĩa là thực tại bất biến, bất di bất dịch. 
Do ảnh hưởng của quan điểm quyết định luận - họ cho rằng con người càng đi sâu nhận thức 
giới tự nhiên thì tính tất yếu thống trị trong tự nhiên càng trở thành thực tại, phổ biến, vĩnh viễn. 
Phichtơ đã cho rằng tự do không làm thay đổi được tất yếu: nó là cái tất yếu nào đã trở thành rõ 
ràng đối với chính mình. Cả Cantơ và Phichtơ đều không nói về nguồn gốc của tự do từ cái tất 
yếu; với tư cách là những mặt đối lập, tất yếu và tự do chỉ cùng tồn tại mà thôi. 
Ở Hêghen, cách hiểu về tự do và tất yếu đã thay đổi, tư tưởng về sự cùng tồn tại của 
chúng đã chuyển thành tư tưởng về quan hệ nguồn gốc. Ông viết: "Quan niệm tự do không 
mang trong nó một chút tất yếu nào và quan niệm tất yếu trần truồng, không có chút tự do nào, 
đó là những xác định trừu tượng và do đó là sai lầm. Tự do về bản chất là cụ thể, nó vĩnh viễn 
được quyết định từ bên trong và do đó nó cũng đồng thời là tất yếu" [2, 47]. Như vậy là ở 
Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-xít 
166 
Hêghen, tự do có nguồn gốc từ trong cái tất yếu, do tất yếu quy định; tự do mang cái tất yếu 
trong bản thân mình và được hình thành trong quá trình phát triển của thế giới. 
Khi luận chứng cho quan điểm của mình, Hêghen đã đặt vấn đề tất yếu và tự do trên 
cơ sở hiện thực. Trong triết học của ông, tất yếu và tự do không phải là những mặt của hiện 
thực, mà đúng hơn, là những trình độ của sự phát triển của hiện thực. Nguồn gốc chân chính của 
nhận thức là vượt lên khỏi cái tất yếu và chuyển từ lĩnh vực của cái tất yếu sang lĩnh vực tự do, 
nghĩa là, theo Hêghen, sang lĩnh vực nhận thức. Có nghĩa là, khi cái tất yếu chưa được nhận 
thức nó là mù quáng, sẽ thống trị con người một cách tuyệt đối. Sự chuyển hóa từ tất yếu sang 
tự do đòi hỏi có sự vận động của lý tính từ nhận thức tồn tại khía cạnh đơn nhất, cái hạn chế và 
cái có hạn sang nhận thức nó ở khía cạnh phổ biến và cái vô hạn. Việc nhận thức được cái tất 
yếu khiến con người khắc phục được tính mù quáng, điều khiển được một cách có ý thức những 
hành động của mình phù hợp với lôgíc khách quan của sự phát triển, - cái được biểu hiện trong 
lôgic chủ quan của tư duy. Như vậy, theo Hêghen, tự do là sự tuân phục có ý thức đối với 
lôgíc khách quan của sự phát triển của "ý niệm tuyệt đối". Vì là một nhà triết học duy tâm, 
Hêghen đã giải quyết những vấn đề chủ yếu của triết học, trên lập trường duy tâm khách quan. 
Ông đã lấy tinh thần thế giới làm cơ sở cho mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Nhưng 
Hêghen lại nghiên cứu các ý niệm trên tinh thần biện chứng (tức trong quá trình phát triển lịch 
sử của nó), vì thế, nếu đối với mọi nhà triết học duy tâm, tự do là một thuộc tính của tinh thần, 
thì ít ra, ở Hêghen nó cũng là kết quả của một quá trình phát triển, bằng cách đi qua những 
giai đoạn khác nhau của tồn tại. Về điểm này, Hêghen đã vượt qua được quan điểm siêu hình 
của Xpinôda và của các nhà duy vật thế kỷ XVIII. Ở Hêghen, vấn đề chuyển biến của tính tất 
yếu khách quan thành tự do và coi đó như là kết quả của quá trình phát triển lịch sử, đã được 
ông đặt ra, dù là dưới hình thức thần bí. 
Tuy nhiên, Hêghen không phải là người đặt ra và giải quyết vấn đề về tự do trên quan 
điểm lịch sử. Trước ông, Phichtơ và Senlinh đã đề cập đến điều này, họ đã vạch ra sự tiến bộ 
của tự do trong sự phát triển lịch sử xã hội, nhưng vẫn chưa thấy được lịch sử toàn thế giới như 
là lịch sử tiến bộ của tự do. Trái lại ở Hêghen, tự do trong triết học của ông không phải là một 
thực thể bất động, chết cứng, vĩnh viễn. Nó là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử. Đối 
với ông, "lịch sử toàn thế giới không phải là cái gì khác hơn là sự phát triển của khái niệm tự 
do"; "Lịch sử thế giới là sự tiến bộ trong ý thức về tự do, sự tiến bộ mà chúng ta phải nhận thức 
trong tính tất yếu của nó" [3, 336]. Bên cạnh ý nghĩa lớn lao của quan điểm lịch sử, triết học 
Hêghen còn nổi bật ở cách hiểu mới, đó là tính năng động. Lý luận về tự do của Xpinôda, 
Phichtơ, và Senlinh còn mang nặng tính trực quan. Tự do, theo cách hiểu của họ, chỉ là sự xem 
xét thuần túy, trực quan về cái tất yếu đang tác động trong tự nhiên cũng như trong lịch sử. Ở 
Hêghen, tính năng động trong hoạt động của chủ thể, ở một mức độ lớn hơn rất nhiều so với các 
bậc tiền bối đi trước, đã trở thành hoạt động của cái toàn thể xã hội. Thay cho khái niệm trừu 
tượng về loài (trong triết học của Phichtơ), một khái niệm có tính cụ thể hơn nhiều trong ý nghĩa 
lịch sử - đó là, khái niệm "tinh thần nhân dân". Đặc trưng bản chất của tinh thần là hoạt động 
của nó. "Tinh thần về thực chất là cái đang hoạt động". So với tính độc lập của những cá nhân 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) 
167 
riêng lẻ thì tinh thần nhân dân là "sức mạnh và cái tất yếu bên trong của họ". Cá nhân thực hiện 
nghĩa vụ của mình như là cái gì đó thuộc về anh ta, trong chính cái tất yếu; anh ta "tìm được 
chính bản thân mình và sự tự do thật sự của mình". Trong triết học của Hêghen, tự do với tư 
cách là một phạm trù lịch sử, nó không nằm trong giới tự nhiên mà ở trong thế giới tinh 
thần; nó tìm thấy mình trong lịch sử của loài người với tư cách là "tinh thần nhân dân". 
"Tinh thần nhân dân" đang biến thành sự tự do - là cái tinh thần được hợp thức hóa trong mỗi 
trình độ lịch sử của sự phát triển của nó thành hình thức này hay thành hình thức khác của tổ 
chức nhà nước. Chính vì thế sự phát triển của tự do thực sự ra là lịch sử phát triển của hình thức 
nhà nước. Tiến bộ trong nhận thức cái tất yếu được thực hiện như là lịch sử của sự quá độ từ 
hình thức ít tự do của thiết chế nhà nước sang hình thức tự do nhiều hơn. Trong "Triết học lịch 
sử", lịch sử thế giới được Hêghen hiểu không chỉ là sự phát triển của ý thức tự do, mà còn là sự 
mở rộng ý thức đó trong nhân dân. Tiến bộ của tự do là tiến bộ của sự "dân chủ hóa" nó. Tư 
tưởng này đã phân biệt Hêghen với những bậc tiền bối của ông. Ở Hêghen, tiến bộ của tự do 
đồng nhất về bản chất với tiến bộ của sự dân chủ hóa hình thức quản lý nhà nước. Chính nhà 
nước là "tổ chức của khái niệm tự do". Pháp quyền, đạo đức, nhà nước "là thực tại tích cực và là 
cái đảm bảo của tự do". Toàn bộ giá trị của con người, toàn bộ thực tại tinh thần trong đó có 
thực tại tinh thần của nhận thức "tồn tại đặc biệt nhờ có nhà nước"; trong nhà nước "sự đối lập 
giữa tự do và tất yếu biến mất". Như thế Hêghen đã không đi xa hơn sự trừu tượng về "tinh thần 
nhân dân". Ông coi "tinh thần nhân dân" như một cái toàn thể mà không phân chia nó ra thành 
những yếu tố hiện thực, không thấy cơ sở thực tại của tinh thần ấy trong thế giới hiện thực xã 
hội loài người. Ngoài ra do xuất phát từ lập trường duy tâm, cho rằng lý tính "thống trị trong 
lịch sử toàn thế giới" cao hơn cả "tinh thần nhân dân", cho nên Hêghen đã không nhận thấy rằng 
"lý tính" đó chính là bản chất, là quy luật của thế giới kinh nghiệm, nó không nằm ngoài thế 
giới, không nằm bên kia hiện thực mà trong bản thân thế giới. 
Có thể nói Hêghen đã có những đóng góp tích cực trong tư tưởng về tự do, nhưng do 
bản chất duy tâm của hệ thống triết của ông, đã làm cho ông không thấy được mối quan hệ 
mang tính vật chất, khách quan giữa tự do và tất yếu; và tự do mà Hêghen đem lại cho chúng ta 
chỉ là thứ tự do thuần túy "tinh thần"; đó là thứ tự do tưởng tưởng, phi thực tế, tồn tại bên ngoài 
con người và lịch sử xã hội loài người. Xét đến cùng, lý luận của Hêghen về tất yếu và tự do 
không tránh khỏi quan điểm siêu hình. Hạn chế này nảy sinh từ mâu thuẫn giữa phương pháp 
biện chứng với hệ thống duy tâm, bảo thủ. Trong triết học của Hêghen, ta thấy rõ sự phân kỳ 
của lịch sử toàn thế giới phục tùng ý niệm tự do. Sự khác nhau giữa các thời kỳ lịch sử thế giới 
chỉ là ở mức độ rộng rãi của tri thức về tự do. Tự do trở thành cơ sở, tiêu chuẩn để phân biệt lịch 
sử. Chính điều này phản ánh tư tưởng chính trị - xã hội phản động của Hêghen về nhà nước lý 
tưởng Đức - một nhà nước quân chủ chuyên chế với chế độ dân chủ hình thức - mà Hêghen coi 
là sự cụ thể hóa đầy đủ của tự do, đồng thời là sự kết thúc của toàn thể lịch sử nhân loại. Mặc 
dầu còn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng không phải vì thế mà công lao to lớn của 
Hêghen đối với lịch sử triết học bị lu mờ, ông đã đem lại nhiều cách nhìn mới mà sau này Mác, 
Ăngghen phải kế thừa. 
Sự vận động của quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây trước triết học Mác-xít 
168 
Trong lịch sử triết học, những quan niệm khác nhau về tự do phát triển như một dòng 
chảy liên tục, bắt đầu từ triết học cổ đại và đạt đến đỉnh cao trong triết học Mác - Lênin. Và mặc 
dù còn nhiều hạn chế như chưa nhìn thấy được nguồn gốc kinh tế, nguồn gốc giai cấp của vấn 
đề về tự do, đặc biệt việc giải quyết vấn đề còn mang nặng tính duy tâm hoặc siêu hình nhưng 
triết học phương Tây trước Mác đã để lại nhiều giá trị lịch sử tích cực trong quan niệm về tự do. 
Đó chính là cơ sở, là tiền đề quan trọng cho sự ra đời lý luận về tự do trong triết học Mác-xít 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. N.Berdiaep (1994), Triết học của tinh thần tự do, Matxcơva, tr 90 (tiếng Nga) trích theo: Đỗ Minh 
Hợp (2004), "Về Khái niệm "Tự do" trong triết học Hêgen", Tạp chí triết học, số 1(152), tháng 1 - 
2004, tr.35 – 40. 
[2]. Hêghen, toàn tập, tập 1, tr 73 -74 Mátxcơva, trích theo: Vương Thị Bích Thủy (1998), "Vấn đề tất 
yếu và tự do trong triết học Hêgen", Tạp chí triết học, số 2 (102), tháng 4 - 1998, tr 47 – 50. 
[3]. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 
[4]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20. Nxb Chính trị Quốc gia. 
[5]. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia. 
[6]. B.P.Vưchexlápsép (1990), Về nước Nga và văn hóa triết học Nga, Matxcơva, tr 398 (tiếng Nga) 
trích theo: Đỗ Minh Hợp (2004), "Về Khái niệm "Tự do" trong triết học Hêgen", Tạp chí triết học, 
số 1(152), tháng 1 - 2004, tr.35 - 40 
[7]. B.Xpinôda, Đạo đức học. Tuyển tập, t.2. Mátxcơva, 1957, tr 173, trích theo: Vương Thị Bích Thủy 
(1997), "Tư tưởng về mối quan hệ nhân quả, về tất yếu và tự do trong triết học Xpinôda", Tạp chí 
triết học, số 3 (97), tháng 6 - 1997, tr 48 - 50. 
[8]. B.Xpinôda, Đạo đức học. Tuyển tập, t.2. Mátxcơva, 1957, tr 591, trích theo: Vương Thị Bích Thủy 
(1997), "Tư tưởng về mối quan hệ nhân quả, về tất yếu và tự do trong triết học Xpinôda", Tạp chí 
triết học, số 3 (97), tháng 6 - 1997, tr 48 - 50. 
[9]. B.Xpinôda, Đạo đức học. Tuyển tập, t.4. Mátxcơva, 1957, tr 182, trích theo: Vương Thị Bích Thủy 
(1997), "Tư tưởng về mối quan hệ nhân quả, về tất yếu và tự do trong triết học Xpinôda", Tạp chí 
triết học, số 3 (97), tháng 6 - 1997, tr 48 - 50. 
[10]. B.Xpinôda. Thư 59 gửi Huygôbôxen. Nxb Appun, tr 307. Trích theo Rôgiêgarôđi, tự do. Nxb Sự 
thật, Hà Nội. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) 
169 
THE MOVEMENT OF PERCEPTION OF THE FREEDOM 
IN THE HISTORY OF WESTERN PHILOSOPHY 
BEFORE MARXIST PHILOSOPHY 
 Nguyen Thi Kieu Suong 
Department of Philosophy, Hue University College of Sciences 
Email: ngkieusuong@gmail.com 
ABSTRACT 
In the history of philosophy, different perceptions of freedom development as a continuous 
flow, starting from ancient philosophy and reached a peak in the Marxist - Leninist. 
Despite still having the limit as not seeing the source of economic, class origin of liberal 
issues, particularly solving the heavily idealistic or metaphysical problems but Western 
philosophy before Marxist has left many positive historical values in the concept of freedom 
. That is the basis and the important prerequisite for the birth of the theory about freedom 
in the Marxist - Leninist philosophy. 
Keywords: freedom, movement, western philosophy. 

File đính kèm:

  • pdfsu_van_dong_cua_quan_niem_ve_tu_do_trong_lich_su_triet_hoc_p.pdf