Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa luôn đi

trước để dọn đường, đi cùng để tập hợp hiệu triệu và đi sau để hoàn tất các

cuộc cách mạng xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản

Việt Nam đã có những bước phát triển mới trong tư duy lý luận về văn hóa,

con ngời Việt Nam để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội,

Từ khóa: vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước.

pdf 5 trang kimcuc 15240
Bạn đang xem tài liệu "Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới
No.15_Mar 2020|Số 15 – Tháng 3 năm 2020|p.76-80 
76 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam 
trong thời kỳ mới 
Bùi Bạch Đằnga* 
 aTrường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng 
*Email: bachbui0410@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
30/12/2019 
Ngày duyệt đăng: 
10/3/2020 
Văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa luôn đi 
trước để dọn đường, đi cùng để tập hợp hiệu triệu và đi sau để hoàn tất các 
cuộc cách mạng xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản 
Việt Nam đã có những bước phát triển mới trong tư duy lý luận về văn hóa, 
con ngời Việt Nam để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, 
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững đất nước. 
Từ khóa: 
Tư duy lý luận của Đảng;
nền văn hóa Việt Nam; thời 
kỳ đổi mới 
1. Đặt vấn đề 
Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng xây dựng văn 
hóa, con người Việt Nam, điều đó không chỉ bắt 
nguồn từ truyền thống lịch sử của dân tộc, mà còn là 
sự khẳng định tư duy lý luận của Đảng trên lĩnh vực 
văn hóa. 
2. Nội dung 
2.1. Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng văn 
hóa, con người Việt Nam 
Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do 
con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực 
tiễn trong lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát 
triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Nhận 
thức rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của văn hóa, 
ngay từ những ngày đầu lãnh đạo cách mạng, Đảng 
Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt 
Nam) đã đặc biệt quan tâm xây dựng nền văn hóa mới, 
nhất là trong bối cảnh đất nước đang bộn bề công việc, 
gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền cách 
mạng nhưng Thường vụ Trung ương Đảng đã tích cực 
chuẩn bị và thông qua Đề cương văn hóa Việt Nam 
(2/1943). Điều đó không chỉ nói lên tầm quan trọng 
đặc biệt của văn hóa đối với chính trị, xã hội mà còn 
khẳng định sự sáng suốt, tài tình của Đảng đối với quá 
trình lãnh đạo cách mạng. Bản Đề cương văn hóa là 
kết quả của tư duy lý luận và tổng kết kinh nghiệm 
hoạt động lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa; là 
đỉnh cao trí tuệ, sự nhận thức sắc bén về tình hình; là 
những dự báo khoa học về mục tiêu, tính chất, nguyên 
tắc, nhiệm vụ của văn hóa; là sức mạnh tinh thần to 
lớn mà cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đang cần. 
Bản Đề cương văn hóa còn xác định văn hóa là một 
trong ba mặt trận: chính trị, kinh tế, văn hóa và nêu 
bật những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cách mạng văn 
hóa là phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn 
thành cuộc cải tạo xã hội; xác định mục tiêu trước mắt 
là xây dựng nền văn hóa mới với tính chất dân tộc và 
dân chủ. Nội hàm chủ yếu của văn hóa bao gồm: Tư 
tưởng, học thuật và nghệ thuật. 
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và hội 
nhập quốc tế, tư duy lý luận của Đảng về xây dựng 
nền văn hóa ngày càng được bổ sung và phát triển. 
Nghị quyết Đại hội VI (1986) của Đảng chỉ rõ: “Mỗi 
hoạt động văn hoá, văn nghệ đều phải tính đến hiệu 
quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình 
cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và 
B.B.Dang/ No.15_Mar 2020|p.76-80 
77 
trình độ thẩm mỹ của nhân dân” [1, tr. tr.91]. Sự đổi 
mới tư duy lý luận của Đảng về văn hóa được đề ra 
đúng vào dịp UNESCO phát động Thập kỷ Quốc tế 
phát triển văn hóa (1988 - 1997) với định hướng lớn là 
văn hóa vì sự phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa và đa 
dạng văn hóa. Đây là sự thể hiện tầm nhìn và tư duy 
bắt nhịp với xu thế thời đại của Đảng. Tại Hội Trung 
ương 4 khóa VII (1993), Đảng ta càng thấy rõ vai trò 
quan trọng của văn hóa và chủ trương coi văn hoá là 
nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy 
sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục 
tiêu của chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội lần thứ 
VIII (1996) Đảng ta xác định văn hóa không chỉ là 
động lực mà còn là mục tiêu của phát triển, đó là hai 
mặt thống nhất trong mục tiêu phát triển văn hóa. Xây 
dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn 
hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát 
triển toàn diện. Nghị quyết nhấn mạnh “Văn hóa... vừa 
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh 
tế - xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải 
nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, 
đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt 
Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối 
sống,...” [2, tr. 110 - 111]. Như vậy, tư duy mới của 
Đảng về văn hóa đã góp phần phát huy giá trị nền tảng 
cốt lõi của dân tộc, đồng thời ngăn chặn những tác 
động tiêu cực khi mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. 
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng thể 
hiện bước chuyển quan trọng về tư duy lý luận, năng 
lực đúc kết thực tiễn những năm đầu đổi mới; chứa 
đựng nhiều giá trị tư tưởng, nhân văn và khoa học có 
giá trị về cả lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong đó, 
quan điểm văn hóa là mục tiêu và động lực thúc đẩy 
sự phát triển kinh tế - xã hội thể hiện sự đổi mới mạnh 
mẽ, khẳng định mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị 
và kinh tế: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm 
mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con 
người phát triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của 
kinh tế đồng thời là động lực của phát triển kinh tế. 
Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời 
sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính 
trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương” [3, tr. 55]. 
Đây chính là thành quả đúc kết từ thực tiễn lãnh đạo 
cách mạng và kế thừa những giá trị tư tưởng quý báu 
về văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ 
Chí Minh. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII được 
ví như “Cương lĩnh văn hóa” của Đảng, dân tộc Việt 
Nam trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và 
hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã đáp ứng đúng yêu cầu 
phát triển của đất nước và nguyện vọng của nhân dân, 
được xã hội nhiệt thành ủng hộ, đồng tâm thực hiện, 
góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính 
trị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, 
mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, củng cố và tăng 
cường tiềm lực và “sức mạnh mềm” cho quốc gia. 
Tư duy về văn hóa của Đảng tiếp tục có sự phát 
triển khi Hội nghị Trung ương 10 khóa IX nhấn mạnh 
phải bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh 
tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt 
với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh 
thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của 3 
lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm sự 
phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Như 
vậy, lần đầu tiên văn hóa đã trở thành một trong “3 
chân kiềng” cũng có thể là gọi là 3 “trụ cột” quan 
trọng nhất để tạo cơ sở, nền móng xây dựng và phát 
triển đất nước. Theo đó, Cương lĩnh xây dựng đất 
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 
2011 đã nêu lên định hướng về văn hóa với nội hàm 
toàn diện, sâu sắc là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, 
đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống 
nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân 
văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt 
chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành 
nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan 
trọng của phát triển. 
Trước yêu cầu đòi hỏi mới của sự nghiệp cách 
mạng, tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, Đảng đã 
ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát 
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu 
phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết khẳng định 
xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát 
triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm 
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa 
học. Đây là lần đầu tiên Đảng ta nhấn mạnh quan 
điểm văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, 
chính trị, xã hội. Do đó, mọi chủ trương của Đảng 
phải luôn quan tâm và hướng đến xây dựng văn hóa, 
coi trọng văn hóa, đề cao “sức mạnh mềm” của đất 
nước. Vì suy cho cùng, mọi sự phát triển đều xoay 
quanh, hướng tới sự phát triển, hoàn thiện con người 
với tư cách là một nhân cách văn hóa hoàn chỉnh nhất. 
Do đó, bên cạnh việc đề ra các cơ chế, chính sách, giải 
pháp nhằm không ngừng nâng cao đời sống văn hóa 
của nhân dân, xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam 
ngày càng có sức lan tỏa trên thế giới, Đảng ta cần có 
nhiều định hướng quan trọng để xây dựng nền tảng 
tinh thần xã hội lành mạnh. 
B.B.Dang/ No.15_Mar 2020|p.76-80 
78 
Trong tình hình mới, tư duy lý luận của Đảng về 
văn hóa tiếp tục được Đại hội XII (2016) bổ sung: 
“Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát 
triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm 
nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa 
học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần 
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng 
bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc 
Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, 
công bằng, văn minh” [6, tr.126]. Điều đó cho thấy tư 
duy lý luận của Đảng đã phản ánh đúng bản chất con 
người cũng như bản chất văn hóa. Vấn đề văn hóa 
thực chất là vấn đề con người và vấn đề con người thì 
kết tinh, cốt lõi nhất ở nội dung, giá trị văn hóa. Tư 
duy lý luận của Đảng còn thể hiện sâu sắc về mối 
quan hệ giữa xây dựng con người Việt Nam phát triển 
toàn diện với mục tiêu của chiến lược phát triển đất 
nước. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn 
diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát 
triển. Đây là sự thể hiện tiếp nối mục tiêu có tính 
chiến lược lâu dài về xây dựng, phát triển văn hóa, con 
người Việt Nam, là sự thể hiện sâu sắc về mối quan hệ 
giữa xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn 
diện với mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước. 
Xây dựng và hoàn thiện hệ giá trị nhân cách con người 
Việt Nam trong thời kỳ mới là đúc kết và xây dựng hệ 
giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người 
Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập quốc tế. Làm cho giá trị văn hóa thấm sâu vào 
mọi lĩnh vực, mọi mặt hoạt động, mọi quan hệ xã hội, 
thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển bền 
vững. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo 
điều kiện để xây dựng con người Việt Nam đẹp về 
nhân cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, 
kỹ năng sáng tạo; khỏe về thể chất; nâng cao trách 
nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tôn trọng, 
tuân thủ pháp luật; phát huy tốt vai trò chủ thể sáng 
tạo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 
Như vậy cùng với quá trình lãnh đạo cách mạng, 
trong mỗi bước đi lên của đất nước, mỗi sự phát triển 
về tư duy lý luận, Đảng ta đã có những bước tiên 
phong “khai phá” nâng tầm nhận thức, tư duy về văn 
hóa, từ việc xác định văn hóa là một trong ba mặt trận 
mà người cộng sản phải quan tâm được khẳng định 
trong Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 đến một 
trong ba cuộc cách mạng phải tiến hành đồng thời do 
Đại hội IV xác định; rồi nâng tầm văn hóa là nền tảng 
tinh thần xã hội, vừa mục tiêu vừa là động lực thúc 
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội do Hội nghị Trung 
ương 5 khóa VIII chỉ ra; đến khẳng định văn hóa là 
một trong ba yếu tố then chốt quyết định sự phát triển 
toàn diện, bền vững của đất nước do Hội nghị Trung 
ương 10 khóa IX xác định. Văn hóa trở thành sức 
mạnh nội sinh quan trọng của sự phát triển do Cương 
lĩnh năm 2011 xác định; và mới đây văn hóa phải 
được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội do 
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI chỉ ra. Đặc biệt, tư 
duy lý luận của Đảng về văn hóa do Đại hội XII xác 
định là bước tiến mới, những định hướng chính trị 
hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện, 
tạo những chuyển biến mới trong đời sống văn hoá, xã 
hội. Như vậy, sự phát triển tư duy văn hóa của Đảng 
không chỉ khẳng định bản chất cách mạng của một 
đảng Mác-xít chân chính mà còn thể hiện sự tìm tòi, 
sáng tạo để không ngừng hoàn thiện hệ thống lý luận 
khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa. 
Do đó, những quan điểm về văn hóa của Đảng chính 
là kim chỉ nam chỉ đường, dẫn lối để nhân dân ta xây 
dựng nền văn hóa với mục tiêu cao cả Tổ quốc ta mãi 
mãi là một quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc 
văn hóa, nền văn hóa nước ta không ngừng phát triển, 
xứng đáng với tầm vóc dân tộc trong lịch sử và trong 
thế giới hiện đại. 
2.2. Vận dụng trong xây dựng , phát triển con 
người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 
Trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp, 
hóa hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri 
thức; trước sự bùng nổ của cách mạng khoa học công 
nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Quán triệt và thực 
hiện đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng, 
phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 
hiện nay, cần tập trung vào một số vấn đề sau: 
Thứ nhất, phải có chiến lược quốc gia về phát triển 
con người Việt Nam giai đoạn mới. Đảng ta đã nhận 
thức rõ vấn đề này, theo đó Đảng ta khẳng định: “Sớm 
có chiến lực quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, 
góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền 
thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, 
giáo dục thế hệ trẻ. Đoàn kết và xây dựng hệ giá trị 
chung của con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc 
tế” [4, tr.223]. Tuy nhiên, khi xây dụng chiến lược này 
phải thấu triệt quan điểm của Đảng, luôn hướng đến 
con người, tất cả vì con người. Chủ trương, chính sách 
phải cụ thể rõ ràng trong việc xác định mục đích, tiêu 
chuẩn, nguyên tắc cho các tổ chức, cá nhân theo đó 
thực hiện. Vì vậy, trước hết, cần phải đổi mới tư duy 
và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với việc xây 
dựng con người trên cơ sở phát huy tính chủ động 
B.B.Dang/ No.15_Mar 2020|p.76-80 
79 
sáng tạo của Nhà nước trong việc thể chế hóa đường 
lối, quan điểm của Đảng, đổi mới công tác quản lý của 
các cơ quan giáo dục đào tạo, văn hóa, xã hội, y tế, thể 
thao nhằm tạo ra hợp lực chung của tất cả các ngành, 
các cấp, của cả xã hội trong việc thực hiện chiến lược 
xây dựng con người. Xây dựng cơ chế phối hợp và 
chia sẻ trách nhiệm giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế 
và văn hóa để nâng cao chất lượng và hiệu của việc 
xây dựng con người. 
Thứ hai, cần xây dựng hệ giá trị chuẩn của con 
người Việt Nam trong thời đại mới.Tức là phải :“Đúc 
kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn 
mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [6, tr.126 - 
127]. Phải xây dựng được hệ giá trị văn hóa và hệ giá 
trị chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời đại 
mới thì mới có căn cứ để xây dựng con người. Các hệ 
giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người 
Việt Nam phải vừa phù hợp với những giá trị văn hóa 
truyền thống của dân tộc, vừa phải phù hợp với những 
giá trị văn hóa của thời đại nhằm xây dựng con người 
Việt Nam với đầy đủ phẩm chất và năng lực, vừa phải 
mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn; vừa có khả 
năng đảm nhiệm những trọng trách mới trong quá 
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế 
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình 
mới. Hệ giá trị chuẩn này là cơ sở để các lĩnh vực: văn 
hóa, y tế, giáo dục, các ngành các cấp có căn cứ để 
vun đắp cho con người Việt Nam những giá trị, tùy 
theo lĩnh vực hoạt động của mình. Đi đôi với đó phải 
có cơ chế để “đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; 
chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực làm 
tha hóa con người. Có giải pháp khắc phục những mặt 
hạn chế của con người Việt Nam” [5, tr.51]. 
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội gắn với 
phát triển nhanh và bền vững. Thực chất tập trung 
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu 
nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân, qua đó tạo ra 
những điều kiện vật chất phục vụ cho con người phát 
triển thông qua việc đáp ứng tốt các nhu cầu ăn, ở, 
mặc, đi lại Giải quyết vấn đề trên còn tạo cơ hội 
bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và 
hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội, 
giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành 
thị, giữa các vùng trong cả nước. Đây là những cơ hội 
cho con người cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất 
của mình làm nền tảng để phát triển toàn diện. Tuy 
nhiên, phát triển kinh tế phải gắn với phát triển văn 
hóa mới tạo ra sự phát triển bền vững, như vậy, đi đôi 
với việc phát triển kinh tế phải phát triển văn hóa. 
Thứ tư, phải chăm lo phát triển văn hóa. Văn hóa 
là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh 
làm cho xã hội phát triển bền vững, văn hóa còn nuôi 
dưỡng các giá trị người, là thước đo trình độ phát triển 
người, làm cho con người phát triển toàn diện. Từ vai 
trò của văn hóa đối với sự phát triển con người và xã 
hội, phải quán triệt và thực hiện tốt 5 mục tiêu, 6 
nhiệm vụ và 4 giải pháp mà Nghị quyết TW 9 khóa XI 
đề ra, trong đó tập trung: “Phát triển văn hóa vì sự 
hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con 
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, 
trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân 
cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu 
nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, 
sáng tạo” [5, tr.48]. Như vậy, tiếp tục đổi mới phương 
thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, phải 
tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền 
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng 
văn hóa trong kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa 
thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây 
dựng, hoàn thiện đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu 
quả hoạt động của các thiết chế văn hóa. 
Thứ năm, kiên trì thực hiện đổi mới toàn diện nền 
giáo dục Việt Nam. Giáo dục đào tạo có vai trò đặc 
biệt quan trọng trong phát triển con người, cung cấp 
cho con người tri thức, kỹ năng kỹ xảo để mỗi người 
phát triển mình và phát triển xã hội. Vì vậy, đổi mới 
toàn diện nền giáo dục Việt Nam nhằm đào tạo ra 
những con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội 
hiện đại, thông qua đó con người Việt Nam cũng 
được phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, tri thức 
cũng như kỹ năng. Tập trung đổi mới mạnh mẽ nội 
dung chương trình, phương pháp giáo dục theo 
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của 
người học; nội dung giáo dục cần được đổi mới, bổ 
sung phát triển về phẩm chất, năng lực ở con người 
theo yêu cầu sự phát triển xã hội; phương pháp giáo 
dục phải coi trọng khả năng thực hành của người 
học, gắn lý luận với thực tiễn... Bên cạnh đó, phải 
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp 
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Nâng cao 
chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa 
học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và 
khoa học quản lý. Chủ động hội nhập và nâng cao 
hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. 
B.B.Dang/ No.15_Mar 2020|p.76-80 
80 
3. Kết luận 
“Văn hóa soi đường quốc dân đi” không chỉ dừng 
lại ở nghĩa định hình những giá trị bản sắc riêng có 
của cộng đồng của quốc gia dân tộc, mà trong xu thế 
cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, văn hóa đã, đang 
và sẽ tiếp tục là động lực, lợi thế so sánh, tiềm năng, 
“vốn liếng” quan trọng nhất cho sự phát triển. Xây 
dựng phát triển con người là điều kiện tiên quyết để 
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 
Bởi “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết 
phải có những con người xã hội chủ nghĩa” như Chủ 
tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn. Vì thế, việc xây 
dựng, hình thành nên những người Việt Nam có 
phẩm chất, năng lực, “vừa hồng vừa chuyên” là 
nhiệm vụ trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch 
của các cấp, các ngành. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, 
Hà Nội. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội 
nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa 
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, 
Hà Nội. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội 
nghị lần thứ chín Ban chấp hành trung ương khóa XI, 
Văn phòng Trung ương đảng, Hà Nội. 
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung 
ương Đảng, Hà Nội. 
7. Nguyễn Đình Minh (2004), Đề cương về văn 
hóa Việt Nam năm 1943 - Giá trị lịch sử và hiện thực. 
Nxb QĐND, Hà Nội. 
The thinking development of the Communist Party about construction of culture 
and Vietnamese people in the new era 
Bui Bach Dang 
Article info Abstract 
Recieved: 
30/12/2019 
Accepted: 
10/3/2020 
Culture plays a very important role in social life, culture is always going ahead to 
open the way, accompanying to gather signs and following to complete social 
revolutions. In the process of leading the revolution, the Communist Party of 
Vietnam has made new developments in the theoretical thinking about culture and 
the people of Vietnam, so that culture truly becomes the spiritual foundation of 
society, both as goals, and motivating the country's sustainable development. 
Keywords: 
Theoretical thinking of 
the Communist Party of 
Vietnam; 
Vietnamese culture; 
era of renewal 

File đính kèm:

  • pdfsu_phat_trien_tu_duy_ly_luan_cua_dang_ve_xay_dung_van_hoa_co.pdf