Sử dụng chế phẩm thảo dược từ xạ can, quế và dâu tằm để thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn cai sữa

Thí nghiệm được thực hiện trên 240 con lợn lai giống ngoại thương phẩm D(YL) ở 28 ngày tuổi,

đồng đều về tỷ lệ đực/cái, được phân chia đều vào 30 ô chuồng, mỗi ô có 8 con, với 6 lô thí nghiệm và

lặp lại 5 lần. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 4 tuần. Lô 1 là lô đối chứng không sử dụng kháng sinh, lô

2 bổ sung kháng sinh Tiamulin với liều 200 ppm, lô 3 bổ sung chế phẩm thảo dược nước ngoài Qing fei

liều 0,2%, lô 4-6 bổ sung chế phẩm thảo dược CP3 với tỷ lệ tương ứng là 0,25%; 0,5% và 0,75%. Chế

phẩm thảo dược CP3 do nhóm tác giả bào chế gồm Cao Xạ can 39,9%, Cao Quế 36,6%, Cao Dâu tằm

23,5% và chế phẩm này có hàm lượng flavonoid toàn phần là 0,243%. Kết quả cho thấy so với lô đối

chứng, TKL của lợn ở các lô bổ sung thảo dược cao hơn 14-23%, lượng ăn vào tăng 10-13%, hệ số chuyển

hóa thức ăn được cải thiện 2-6%, chi phí thức ăn cho một kg TKL giảm 3-5% và giảm 32-51% tỷ lệ lợn bị

bệnh hô hấp. Chế phẩm thảo dược CP3 hoàn toàn có thể thay thế kháng sinh trộn trong thức ăn để

phòng bệnh hô hấp cho lợn con sau cai sữa với TKL cao hơn 5-13%, lượng ăn vào tăng 4-8%, HSCHTA

được cải thiện 5%, chi phí thức ăn cho 1 kg TKL giảm 6%. Bổ sung CP3 vào khẩu phần ăn cho lợn con

sau cai sữa để phòng bệnh hô hấp có tác dụng tương đương với chế phẩm thảo dược của nước ngoài mà

giá thành rẻ hơn 6%. Liều bổ sung tối ưu CP3 trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa là 0,50%.

pdf 6 trang kimcuc 8840
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng chế phẩm thảo dược từ xạ can, quế và dâu tằm để thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn cai sữa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng chế phẩm thảo dược từ xạ can, quế và dâu tằm để thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn cai sữa

Sử dụng chế phẩm thảo dược từ xạ can, quế và dâu tằm để thay thế kháng sinh trong thức ăn cho lợn cai sữa
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 21 
SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THẢO DƯỢC TỪ XẠ CAN, 
QUẾ VÀ DÂU TẰM ĐỂ THAY THẾ KHÁNG SINH 
TRONG THỨC ĂN CHO LỢN CAI SỮA 
Lã Văn Kính1*, Nguyễn Văn Phú1 
và Lã Thị Thanh Huyền1 
Ngày nhận bài báo: 01/09/2015 - Ngày nhận bài phản biện: 07/09/2015 
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 09/09/2015 
TÓM TẮT 
Thí nghiệm được thực hiện trên 240 con lợn lai giống ngoại thương phẩm D(YL) ở 28 ngày tuổi, 
đồng đều về tỷ lệ đực/cái, được phân chia đều vào 30 ô chuồng, mỗi ô có 8 con, với 6 lô thí nghiệm và 
lặp lại 5 lần. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 4 tuần. Lô 1 là lô đối chứng không sử dụng kháng sinh, lô 
2 bổ sung kháng sinh Tiamulin với liều 200 ppm, lô 3 bổ sung chế phẩm thảo dược nước ngoài Qing fei 
liều 0,2%, lô 4-6 bổ sung chế phẩm thảo dược CP3 với tỷ lệ tương ứng là 0,25%; 0,5% và 0,75%. Chế 
phẩm thảo dược CP3 do nhóm tác giả bào chế gồm Cao Xạ can 39,9%, Cao Quế 36,6%, Cao Dâu tằm 
23,5% và chế phẩm này có hàm lượng flavonoid toàn phần là 0,243%. Kết quả cho thấy so với lô đối 
chứng, TKL của lợn ở các lô bổ sung thảo dược cao hơn 14-23%, lượng ăn vào tăng 10-13%, hệ số chuyển 
hóa thức ăn được cải thiện 2-6%, chi phí thức ăn cho một kg TKL giảm 3-5% và giảm 32-51% tỷ lệ lợn bị 
bệnh hô hấp. Chế phẩm thảo dược CP3 hoàn toàn có thể thay thế kháng sinh trộn trong thức ăn để 
phòng bệnh hô hấp cho lợn con sau cai sữa với TKL cao hơn 5-13%, lượng ăn vào tăng 4-8%, HSCHTA 
được cải thiện 5%, chi phí thức ăn cho 1 kg TKL giảm 6%. Bổ sung CP3 vào khẩu phần ăn cho lợn con 
sau cai sữa để phòng bệnh hô hấp có tác dụng tương đương với chế phẩm thảo dược của nước ngoài mà 
giá thành rẻ hơn 6%. Liều bổ sung tối ưu CP3 trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa là 0,50%. 
Từ khóa: Kháng sinh, lợn con sau cai sữa, tăng khối lượng, thảo dược, tiêu tốn thức ăn 
ABSTRACT 
The use of herbal extract from black berry lily, cassia bark and white mulburry to replace 
antibiotic in weaned piglet feed 
La Van Kinh, Nguyen Van Phu and La Thi Thanh Huyen 
The experiment was conducted on 240 weaned piglets with isosex, isobred (three way breeds D(YL) 
of 28 days of age. All piglets were divided into 30 pens with 8 piglets per pen, 6 treatments with 5 
replicates. The experimental time was 4 weeks. Treatment 1 was control group without antibiotic, 
treatment 2 with 200 ppm antibiotic Tiamulin addition, treatment 3 with foreign herbal extract addition of 
0,2% Qing Fei, treatments 4-6 were added herbal extract CP3 with 0.25, 0,5, 0,75%, respectively. The herbal 
extract CP3 was produced by authors from Blackberry Lily (Belamcanda chinensis) 39.9%, Cassia Bark 
(Cinnamomum cassia Blume) 36.6%, White Mulburry (Murus alba L) 23.5% and this has 0.243% total 
Flavonoid. The results showed that in comparision with control group, the daily weight gain of piglets in 
herbal groups increased 14-23%, feed intake increased 10-13%, FCR improved 2-6%, feed expense per kg 
1 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. 
* Tác giả để liên hệ: PGS.TS. Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi, Kiêm Giám đốc Phân viện Chăn 
nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 
0913916201; Email: kinh.lavan@iasvn.vn 
22 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 
body weightgain reduced 3-5% and the respiratory diseases reduced 32-51%. The herbal extract CP3 could 
completely replace antibiotic in feed for piglet to prevent respiratory with BWG increasing 5-13%, feed intake 
increasing 4-8%, FCR improving 5%, feed expense per kg weightgain reducing 6%. The supplementation of 
hebal extract CP3 in feed for piglet to prevent respiratory disease had the same effect as imported herbal but 
had cost of 6% cheaper. The optimum dose of herbal extract CP3 in piglet feed was 0.5%. 
Key words: Antibiotic, feed conversion ratio, herbal extract, weaned piglet, weigh gain. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh hô hấp là một trong những bệnh 
phổ biến thường gặp ở lợn, gây nên các 
triệu chứng hô hấp do nhiều nguyên nhân 
kết hợp như vi rút, vi khuẩn, mycoplasma, 
môi trường, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng... 
Bệnh thường xảy ra trên lợn sau cai sữa và 
nuôi thịt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến 
năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Tùy theo 
đặc điểm của mỗi trại, tỷ lệ bệnh có thể dao 
động 30-70%, với tỷ lệ chết thấp chỉ khoảng 
dưới 10%. Tuy tỷ lệ lợn chết thấp so với tỷ lệ 
lợn bệnh nhưng thiệt hại do bệnh hô hấp 
gây ra rất lớn do chi phí thú y tăng cao và 
tăng trưởng kém của lợn, năng suất sụt 
giảm, hiệu quả chăn nuôi thấp. 
Ở hầu hết các nước phát triển của châu 
Âu và các quốc gia Mỹ, Canada, Nhật 
Bản... việc sử dụng kháng sinh trong thức 
ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh 
trưởng và ngăn ngừa bệnh tật đã bị cấm và 
chỉ còn một danh mục rất hạn chế kháng 
sinh có thời gian thải hồi nhanh, không có 
tồn dư được sử dụng. Gần đây, nhiều giải 
pháp thay thế kháng sinh đã được đưa ra 
trong đó, hướng sử dụng thảo dược đang 
được quan tâm nhiều. Theo Grashorn 
(2010), việc sử dụng thảo dược và các chất 
chiết có nguồn gốc tự nhiên để thay thế và 
giảm việc sử dụng kháng sinh đang và sẽ 
trở thành xu hướng tất yếu của thế giới. 
Thực tế, việc sử dụng cây thuốc Nam 
để nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn và 
bào chế thuốc điều trị đối với vi khuẩn gây 
bệnh trên đường hô hấp và đường ruột của 
lợn đã được đề cập bởi một số tác giả (Lã 
Văn Kính và ctv, 2004; Chu mạnh Thắng và 
ctv, 2009; Nguyễn Thị Kim Loan và ctv, 
2010; Phạm Hoàng Minh, 2011). Tuy nhiên, 
các nghiên cứu này chủ yếu tập trung 
nhiều vào tỏi, gừng, nghệ,... là những sản 
phẩm sẵn có, không phải bào chế. 
Những điều này đã nói lên vấn đề việc 
nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm 
thảo dược để phòng và trị bệnh hô hấp trong 
chăn nuôi là đúng hướng. Mục tiêu của đề 
tài này là xác định ảnh hưởng và liều lượng 
thích hợp của các chế phẩm thảo dược 
trong thức ăn đến khả năng kích thích sinh 
trưởng và khả năng phòng bệnh hô hấp 
của lợn con sau cai sữa. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu thí nghiệm 
- Chế phẩm thảo dược CP3 do nhóm 
tác giả bào chế gồm Cao Xạ can 39,9%, Cao 
Quế 36,6% và Cao Dâu tằm 23,5%. Chế 
phẩm này ở dạng bột đã được pha loãng, 
có hàm lượng flavonoid toàn phần là 
0,243%, có giá thành là 69.949 đồng/kg. 
Tiamulin 10% của Trung Quốc giá 160.000 
đồng/kg, chế phẩm Qing Fei (Bản lan căn, 
Đình lịch sử, Chiết bối mẫu, Cát cánh, Cam 
thảo) giá là 260.000 đồng/kg. 
- Các nguyên liệu trộn thức ăn: ngô ép 
đùn, cám gạo loại 1, khô dầu đậu tương 
47% CP, premix khoáng - vitamin, các axít 
amin,...Khẩu phần cơ sở được cân đối dinh 
dưỡng theo NRC 1998 (protein 20,9%; 
Lysine 1,15%; Methionine 0,37%; Threonine 
0,75%; Tryptophan 0,21%) và có giá thành 
là 11.924 đồng/kg thức ăn. 
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 23 
- Lợn con sau cai sữa lai 3 máu D(YL) 
28 ngày tuổi đồng đều về khối lượng. 
2.2. Phương pháp thí nghiệm 
Thiết kế thí nghiệm như sau: 
Lô 1: KPCS (Khẩu phần cơ sở - Không 
bổ sung kháng sinh) 
Lô 2: KPCS + bổ sung kháng sinh 
(Tiamulin liều 200 ppm) 
Lô 3: KPCS + bổ sung chế phẩm thảo 
dược nước ngoài (Qing Fei liều 0,2%) 
Lô 4: KPCS + 0,25% chế phẩm thảo 
dược 3 (CP3) 
Lô 5: KPCS + 0,50% chế phẩm thảo 
dược 3 (CP3) 
Lô 6: KPCS + 0,75% chế phẩm thảo 
dược 3 (CP3) 
Tổng số 240 lợn lai thương phẩm giống 
ngoại D(YL) 28 ngày tuổi, đồng đều về giới 
tính, được phân đều vào 30 ô chuồng, mỗi 
ô 8 con, 6 lô TN và lặp lại 5 lần. Thời gian 
TN là 4 tuần. Chỉ tiêu nghiên cứu là KL 
đầu kỳ, cuối kỳ, thức ăn tiêu thụ hàng 
ngày, TTTA/kg TKL, tỷ lệ lợn bị bệnh hô 
hấp, mức độ nặng/nhẹ. Cách tính tỷ lệ lợn 
mắc bệnh hô hấp: %HH = (số ngày con bị 
ho/(số ngày nuôi * số con nuôi))*100. Cách 
chấm điểm mức độ bệnh hô hấp: 1 = nhẹ, 
ho khan từng tiếng, lợn vận động và thở 
bình thường; 2 = nặng, ho thành từng hồi, 
thở bụng; 3 = rất nặng, khi ho co rút toàn 
thân, lợn thở khó, thở nhanh, khò khè. 
Thời gian và địa điểm: Thí nghiệm được 
triển khai tại trại heo Thống Nhất - Củ Chi 
từ 17/5/2014 đến 11/8/2014. 
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 
Tất cả số liệu thu được trong thí 
nghiệm được xử lý bằng phần mềm 
Microsoft Office Excel 2003 và phân tích 
ANOVA bằng chương trình MINITAB 
phiên bản 16.1. Phân tích sai khác giữa các 
số trung bình các nghiệm thức bằng 
phương pháp Tukey với độ tin cậy 95%. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Bảng 1: Kết quả về tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 
Chỉ tiêu 
Lô 1 
KPCS 
Lô 2 
Tiamulin 
Lô 3 
QF 
Lô 4 
0,25% 
Lô 5 
0,5% 
Lô 6 
0,75% 
SEM P 
KL BĐ TN (kg/con) 7,37 7,47 7,43 7,47 7,31 7,41 0,138 0,464 
KL KT (kg/con) 17,93c 18,75b 19,29b 19,30b 20,09a 20,18a 0,354 <0,01 
TKL (kg/con) 10,55c 11,28b 11,86b 11,83b 12,78a 12,77a 0,320 <0,01 
TKLTB (g/con/ngày) 377,0c 402,9b 423,6b 422,6b 456,3a 456,2a 11,43 <0,01 
Ghi chú: Các chữ trong cùng hàng khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). KL: khối lượng; 
BĐ: bắt đầu; TN: thí nghiệm; KT: kết thúc; TKL: tăng khối lượng; TB: trung bình; 
Lợn thí nghiệm ăn CP3 có khối lượng 
(KL) kết thúc cao hơn so với lợn ở lô đối 
chứng và lô bổ sung kháng sinh (P<0,05), 
mặc dù KL của lợn bắt đầu thí nghiệm giữa 
các lô không có sự sai khác (P>0,05). So 
sánh giữa các lô 4, 5, 6 thì thấy rằng khi 
mức bổ sung CP3 vào thức ăn tăng lên cao 
thì KL khi kết thúc thí nghiệm của lợn cũng 
tăng theo tương ứng. Khối lượng khi kết 
thúc cai sữa ở lô 4 là 19,3 kg/con, tiếp đến 
là lô 5 với 20,09 kg/con và cao nhất là ô 6 
với 20,18 kg/con. Kết quả về TKL cả giai 
đoạn và trung bình của lợn thí nghiệm 
cũng có sự sai khác nhau giữa các lô tương 
tự như vậy. Tăng khối lượng trung bình 
ngày của lợn ở các lô bổ sung thảo dược 
cao hơn lô đối chứng 14-23% và lô bổ sung 
kháng sinh 5-13%. Lợn con ăn thức ăn 
được bổ sung 0,5-0,75% chế phẩm thảo 
dược 3 có TKL cao hơn 8% so với bổ sung 
thảo dược nước ngoài. Điều này chứng tỏ 
CP3 có tác dụng tăng cường kích thích TKL 
24 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 
ở lợn. Tăng khôi lượng của lợn và tỷ lệ bổ 
sung CP3 có sự tương quan chặt chẽ 
(R2=0,9943) thể hiện qua phương trình hồi 
quy y = -11,425X2 + 84,255X + 303,07 (y là 
TKL tính bằng g/con/ngày, X là mức bổ 
sung CP3 - xem biểu đồ 1). Từ phương 
trình này ta có thể ước tính được TKL cao 
nhất ở mức bổ sung CP3 là 3,69 tương ứng 
với mức bổ sung 0,67% CP3 trong khẩu 
phần. Kết quả này cũng phù hợp với kết 
quả nghiên cứu của các tác giả Lã Văn Kính 
và ctv (2004), Phạm Hoàng Minh (2011) là 
chế phẩm thảo dược ngoài tác dụng kháng 
khuẩn và phòng bệnh nó còn có tác dụng 
kích thích sinh trưởng. 
Tăng khối lượng trung bình của lợn TN CP 3
377
422,6
456,3 456,2
y = -11,425x
2
 + 84,255x + 303,07
R
2
 = 0,9943
370
390
410
430
450
470
0 0,25 0,5 0,75
Mức bổ sung CP 3 (%)
T
K
L
T
B
 (
g
/c
o
n
/n
g
à
y
)
TKLTB
Hồi quy TKLTB
Biểu đồ 1: Tăng khối lượng trung bình cả kỳ 
thí nghiệm CP3 
Bổ sung CP3 vào khẩu phần ăn cho lợn 
con sau cai sữa không những không giảm 
lượng ăn vào của lợn mà còn kích thích lợn 
ăn vào nhiều hơn (bảng 2). Lượng thức ăn 
ăn vào hàng ngày của lợn ở lô đối chứng là 
thấp nhất còn các lô bổ sung kháng sinh và 
thảo dược đều cao hơn. Lượng ăn vào hàng 
ngày của lợn ở lô bổ sung kháng sinh cao 
hơn 5%, lô thảo dược nước ngoài cao hơn 
9% còn các lô bổ sung chế phẩm thảo dược 
3 cao hơn 10-13% so với lô đối chứng. Lợn 
ở các lô bổ sung chế phẩm thảo dược trong 
hoặc ngoài nước đều có mức ăn cao hơn 4-
8% so với lô bổ sung kháng sinh. Bổ sung 
chế phẩm thảo dược 3 đã kích thích lợn ăn 
nhiều hơn 1-4% so với thảo dược nước 
ngoài. HSCHTA cũng có sự sai khác nhau 
giữa các lô: cao nhất ở lô đối chứng là 1,7 
và thấp nhất ở lô bổ sung 0,5-0,75% CP3. So 
với lô đối chứng, lợn ở các lô bổ sung 
kháng sinh và CP3 có HSCHTA thấp hơn 
2-6%. Bổ sung 0,5-0,75% CP3 giúp lợn có 
HSCHTA thấp hơn lô bổ sung kháng sinh 
là 5% và thấp hơn lô bổ sung thảo dược 
nước ngoài là 4%. Giữa các mức bổ sung 
CP3 và HSCHTA cũng có sự tương quan 
chặt chẽ bằng phương trình y = 0,01X2 - 
0,092X + 1,79 với hệ số xác định R2 = 0,88. 
Xét về giá thành thức ăn, việc bổ sung 
kháng sinh và CP3 đã làm tăng giá thành 
thức ăn lên 2,6%-4,4%. Mặc dù vậy, khi xét 
về chi phí, việc bổ sung kháng sinh và thảo 
dược nước ngoài đã làm tăng 1% chi phí 
thức ăn cho 1 kg TKL trong khi việc bổ 
sung CP3 lại làm giảm 3-5% chi phí thức ăn 
cho 1 kg TKL. Chi phí thức ăn cho 1 kg 
TKL thấp nhất ở lô bổ sung 0,5% CP3 có 
giá 19.340 đồng/kg TKL. 
Bảng 2: Kết quả về khả năng ăn vào và tiêu tốn thức ăn của lợn thí nghiệm 
Chỉ tiêu 
Lô 1 
KPCS 
Lô 2 
Tiamulin 
Lô 3 QF 
Lô 4 
0,25% 
Lô 5 
0,5% 
Lô 6 
0,75% 
SEM P 
FC (kg/con) 18,0c 18,9bc 19,6ab 19,8ab 20,1a 20,3a 0,563 <0,01 
FI (g/con/ngày) 642,0c 673,9bc 699,2ab 705,6ab 719,1a 724,8a 20,12 <0,01 
FCR (kg TĂ/kg TKL) 1,70a 1,67a 1,65ab 1,67a 1,58c 1,59bc 0,035 <0,01 
Giá thànhTĂ (đ/kg) 11.924 12.244 12.444 12.099 12.274 12.449 
So sánh giá thành (%) 100 102,6 104,4 101,4 103,0 104,4 
Chi phí TĂ/kg TKL (1000đ) 20,31a 20,48a 20,54a 20,21a 19,34b 19,79ab 43,1 0,01 
So sánh chi phí (%) 100 101 101 100 95 97 
Ghi chú: FC: thức ăn tiêu thụ; FI: thức ăn ăn vào hàng ngày; FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn 
DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI 
KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 25 
Bảng 3: Kết quả về khả năng phòng bệnh hô hấp ở lợn thí nghiệm 
Chỉ tiêu 
Lô 1 
KPCS 
Lô 2 
Tiamulin 
Lô 3 
QF 
Lô 4 
0,25% 
Lô 5 
0,5% 
Lô 6 
0,75% 
SEM P 
Bệnh HH (%) 5,98a 2,95d 4,29b 4,20bc 3,39bcd 3,04cd 0,623 <0,001 
Mức độ bệnh HH 1,11a 1,00b 1,06ab 1,06ab 1,02ab 1,02ab 0,047 0,016 
Ghi chú: HH là hô hấp. 
Bảng 3 cho ta thấy rõ ràng rằng lô đối 
chứng có tỷ lệ bệnh hô hấp là cao nhất, việc 
bổ sung kháng sinh và chế phẩm thảo dược 
đã có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Tỷ lệ 
lợn bị bệnh hô hấp ở các lô bổ sung thảo 
dược đã giảm được 32-51% so với lô đối 
chứng. Việc bổ sung kháng sinh có tác 
dụng tốt nhất trong việc ngăn ngừa bệnh 
hô hấp ở lợn con. Bổ sung chế phẩm thảo 
dược CP3 với liều 0,75% cũng cho kết quả 
tương đương với lô bổ sung kháng sinh. 
Như vậy, tổng hợp các chỉ tiêu lại thì thấy 
rằng việc bổ sung chế phẩm thảo dược CP3 
với liều 0,5 hoặc 0,75% đã mang lại tốt về 
TKL, tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển hóa 
thức ăn và khả năng phòng bệnh hô hấp. 
Tuy nhiên, khi xét về chi phí thức ăn cho 1 
kg TKL thì mức bổ sung 0,5% mang lại 
hiệu quả kinh tế cao nhất. 
4. KẾT LUẬN 
Bổ sung CP3 vào thức ăn cho lợn con 
sau cai sữa có tác dụng kích thích tăng 
trưởng, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức 
ăn tốt hơn so với kháng sinh. So với lô đối 
chứng, TKL của lợn ở các lô bổ sung CP3 
cao hơn 14-23%, lượng ăn vào tăng 10-13%, 
HSCHTA được cải thiện 2-6%, chi phí thức 
ăn cho 1 kg TKL giảm 3-5% và giảm 32-
51% tỷ lệ lợn bị bệnh hô hấp. 
Chế phẩm CP3 hoàn toàn có thể thay 
thế kháng sinh trộn trong thức ăn để 
phòng bệnh hô hấp cho lợn con sau cai sữa. 
So với kháng sinh, bổ sung CP3 có TKL cao 
hơn 5-13%, lượng ăn vào tăng 4-8%, CHTA 
được cải thiện 5%, chi phí thức ăn giảm 6%. 
Bổ sung CP3 vào trong khẩu phần ăn 
cho lợn con sau cai sữa để phòng bệnh hô 
hấp có tác dụng tương đương với chế 
phẩm thảo dược của nước ngoài mà giá 
thành rẻ hơn 6%. 
Liều bổ sung tối ưu CP3 cho lợn con 
sau cai sữa là 0,50%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Grashorn M.A. (2010), Use of phytobiotics in broiler 
nutrition - an alternative to infeed antibiotics. Journal 
of Animal and Feed Sciences, 19: 338-347. 
2. Lã Văn Kính, Phạm Tất Thắng và Lê Văn Lăng (2004), 
Sử dụng một số chế phẩm thảo dược bổ sung vào thức 
ăn để phòng bệnh đường ruột và hô hấp cho heo thịt. 
Thông báo khoa học - Hội nghị KHKT Viện KHKT 
nông nghiệp miền Nam, tháng 5 2004, Trang 57-68 
3. Nguyễn Thị Kim Loan, Hồ Thị Nga và Nguyễn Thị 
Hảo (2010), Ảnh hưởng của tỏi, gừng và nghệ lên khả 
năng kháng bệnh và sức tăng trưởng heo con 30 - 90 
ngày tuổi. Đại học nông lâm tp Hồ chí Minh. 
4. Phạm Hoàng Minh (2011), Nghiên cứu thực trạng và 
ứng dụng chế phẩm tỏi trong phòng trị bệnh lợn con 
phân trắng (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi) nuôi tại trại 
Lưu Huy Kiến, Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên. 
Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Trường Đại học Nông 
nghiệp Hà Nội. 
5. Chu Mạnh Thắng, Lê Thị Hồng Thảo, Đỗ Viết Minh 
và Nguyễn Thành Long (2009), Nghiên cứu ảnh 
hưởng của các phương pháp chế biến, bảo quản (dịch 
chiết, bột khô, dung dịch) đến hàm lượng kháng sinh 
và khả năng kháng khuẩn của tỏi và hành tây 
Baocaokhoahochangnam/2010/Thucan.pdf 
 26 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2015 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_che_pham_thao_duoc_tu_xa_can_que_va_dau_tam_de_thay.pdf