Sự chuyển dịch về quy mô và sử dụng đất đai của nông hộ tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về qui mô và sử dụng đất đai của
nông hộ cũng như thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp của huyện
Thới Lai, thành phốCần Thơgiaiđoạn 2010 – 2015, bao gồm: sựthayđổi về
sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất; sự chuyển dịch nghề và qui mô đất đai
của nông hộ trong nông thôn. Các thông tin và số liệu được thu thập từ các
nguồn số liệu thứ cấp, thực hiện khảo sát PRA và phỏng vấn KIP tại địa bàn
nghiên cứu. Kết quảnghiên cứu vềcơ cấu sử dụng đất theo các loại hình sử
dụng đất từ năm 2010-2015 của huyện Thới Lai cho thấy nhóm đất nông
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có xu thế giảm (89,5% năm 2015 so với 91,8%
năm 2010), trong khi đất phi nông nghiệp tăng (9,0% năm 2015 so với 7,2%
năm 2010). Số hộ nông nghiệp đã giảm trong 5 năm (2010 - 2015) vì có sự
chuyển dịch lao động từnông nghiệp sang các ngành nghềkhác do quá trình
đô thị hóa của thành phố đang diễn ra mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy có sự phân tầng rõ rệt về qui mô sở hữu đất đai của nông hộ, nhóm
hộcó diện tích trung bình 0,8 - 1,5 ha chiếmđa số.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự chuyển dịch về quy mô và sử dụng đất đai của nông hộ tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ
Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 23 DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.120 SỰ CHUYỂN DỊCH VỀ QUY MÔ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN THỚI LAI, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Lê Văn Tính1, Nguyễn Duy Cần2 và Dương Ngọc Thành3 1 Nghiên cứu sinh, Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ 3Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 01/03/2017 Ngày nhận bài sửa: 04/08/2017 Ngày duyệt đăng: 31/10/2017 Title: Transformation in farm size and land use operated by farm households in Thoi Lai district, Can Tho city Từ khóa: Nông hộ, nông nghiệp, phi nông nghiệp, Sự chuyển dịch, sử dụng đất đai Keywords: Agriculture, farm household, land use, non-agricultural, transition ABSTRACT The study is aimed to assess changes in farm size and land use as well as the current situation of agricultural land use management in Thoi Lai district, Can Tho city for the period 2010-2015, including: change in land use, land use efficiency; the shift of occupation and farm size of farm households in rural areas. Information and data were collected from secondary data sources, PRA surveys and KIP interviews at the study sites. Research results on the structure of land use by types of land use from 2010 to 2015 in Thoi Lai district showed that agricultural land occupies a large proportion with a downward tendency (89.5% in 2015 vs 91.8% in 2010), while non- agricultural land increased (9.0% in 2015 vs 7.2% in 2010). The number of agricultural households has decreased for five years (2010 - 2015) because of the shift of labor from agriculture to other industries due to the urbanization of the city. The research results also show a clear stratification in the size of land holdings of households, households with an average area of 0.8-1.5 ha occupied the majority. TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá sự thay đổi về qui mô và sử dụng đất đai của nông hộ cũng như thực trạng quản lý sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015, bao gồm: sự thay đổi về sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất; sự chuyển dịch nghề và qui mô đất đai của nông hộ trong nông thôn. Các thông tin và số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu thứ cấp, thực hiện khảo sát PRA và phỏng vấn KIP tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về cơ cấu sử dụng đất theo các loại hình sử dụng đất từ năm 2010-2015 của huyện Thới Lai cho thấy nhóm đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có xu thế giảm (89,5% năm 2015 so với 91,8% năm 2010), trong khi đất phi nông nghiệp tăng (9,0% năm 2015 so với 7,2% năm 2010). Số hộ nông nghiệp đã giảm trong 5 năm (2010 - 2015) vì có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác do quá trình đô thị hóa của thành phố đang diễn ra mạnh mẽ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự phân tầng rõ rệt về qui mô sở hữu đất đai của nông hộ, nhóm hộ có diện tích trung bình 0,8 - 1,5 ha chiếm đa số. Trích dẫn: Lê Văn Tính, Nguyễn Duy Cần và Dương Ngọc Thành, 2017. Sự chuyển dịch về quy mô và sử dụng đất đai của nông hộ tại huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52b: 23-30. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá và cũng là tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các quốc gia nông nghiệp. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 cũng đã quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 24 của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc Hội, 2013a). Đất đai càng trở nên quan trọng hơn cùng với sự phát triển của xã hội, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất cho nông nghiệp (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015). Luật Đất đai năm 2013 quy định “Nguyên tắc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất” là căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành ở địa phương tiến hành tổ chức triển khai thực hiện công tác định hướng, quản lý và sử dụng đất đai hiệu quả (Quốc Hội, 2013b). Mặt khác, Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định về mức hạn điền cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là không quá 3 ha. Điều này có ảnh hưởng đến quy mô đất đai sản xuất của nông dân, hạn chế việc tích tụ đất đai, diện tích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Vấn đề đất đai manh mún cũng đang là một trở ngại chính trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa (Lê Cảnh Dũng, 2010). Năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia tách thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, kéo theo hàng loạt các quận, huyện của thành phố cũng bắt đầu việc chia tách. Theo đó, huyện Thới Lai được thành lập theo Nghị định 12/NĐ-CP ngày 23/12/2008 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Cờ Đỏ cũ. Thới Lai là huyện thuần nông nghiệp của thành phố Cần Thơ. Trong quá trình thành lập mới của huyện, quá trình đô thị hóa của thành phố, cũng như việc chuyển đổi về kinh tế-xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xây dựng nông thôn mới có tác động rất lớn đến quản lý và sử dụng đất đai của địa phương, cũng như ảnh hưởng đến quy mô và sự sử dụng đất đai của nông hộ (UBND huyện Thới Lai, 2010; 2015). Ở nông thôn, đất đai là tài sản quan trọng nhất gắn liền với tình trạng kinh tế của nông hộ, hộ nghèo đi đôi với ít đất hay không đất, hộ khá giàu có nhiều đất hơn. Ở huyện Thới Lai cũng như các vùng nông thôn khác, việc tìm kiếm giải pháp để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn hộ nghèo, ít đất trong xây dựng nông thôn mới là một thách thức lớn (UBND huyện Thới Lai, 2015). Một số câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: Sự thay đổi về sử dụng đất cho nông nghiệp của huyện Thới Lai thế nào?, hiệu quả sử dụng đất của địa phương ra sao?, có sự chuyển dịch lao động nghề trong nông thôn không?, và thay đổi về quy mô đất đai của hộ dân trong nông thôn thế nào? Nghiên cứu này mang tính tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo, cũng như vấn đề tăng thu nhập, giảm nghèo nông thôn, đặc biệt cho một bộ phận khá lớn nông hộ nghèo, hộ ít đất. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các số liệu thứ cấp có liên quan trong nghiên cứu được thu thập chủ yếu là các Nghị định, luật của Chính phủ liên quan đến đất đai, các số liệu từ niên giám thống kê, các Nghị quyết, và văn bản báo cáo của địa phương nơi nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (participatory rural appraisal – PRA) (Nguyễn Duy Cần và Vromant, 2009), bao gồm các công cụ: quan sát trực tiếp, phỏng vấn nhóm (focus group discussion – FGD) và người am hiểu/chuyên gia (key informant panel – KIP). Nghiên cứu cũng sử dụng bộ số liệu điều tra 252 nông hộ tại 5 xã của huyện Thới Lai năm 2015, bao gồm: Xã Định Môn, Đông Thuận, Đông Bình, Trường Xuân (mỗi xã 50 hộ) và Thới Tân (52 hộ), (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015). Hình 1 chỉ rõ địa bàn nghiên cứu của huyện Thới Lai và 5 xã được chọn điều tra khảo sát. Phỏng vấn người am hiểu và cán bộ lãnh đạo địa phương, bao gồm: cấp ủy lãnh đạo địa phương (huyện và xã), Phòng Kinh tế hạ tầng huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân của huyện Thới Lai, với tổng số 15 thành viên. Phỏng vấn nhóm được thực hiện ở 5 xã với số lượng từ 7 đến 10 người ở mỗi xã. Các phân tích định tính được thực hiện cho các thông tin khảo sát PRA, phân tầng các nhóm hộ theo qui mô đất đai được áp dụng theo tháp phân tầng xã hội (Đỗ Thiên Kính, 2002; Nguyễn Đình Tấn, 2008; ; Stephanie et.al., 2014), phân tích định lượng cho các thông tin điều tra hộ và các số liệu thống kê khác. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Thới Lai giai đoạn 2010 - 2015 Quản lý đất đai của huyện Thới Lai được thực hiện thông qua việc thống kê đất đai hàng năm theo hướng dẫn Thông tư 08/2007/TT-BTNMT, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của ngành nông nghiệp và thành phố (UBND thành phố Cần Thơ, 2013; 2014). Kết quả kiểm kê Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 25 đất đai năm 2015 của huyện Thới Lai (Chi cục Thống kê Thới Lai, 2016) có tổng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính của huyện là 26.693 ha với tổng diện tích đất nông nghiệp là 23.268 ha (chiếm 87,2%), trong đó xã có diện tích tự nhiên lớn nhất là xã Đông Thuận (3.129 ha) với 88,8% diện tích là đất nông nghiệp (Bảng 1). Thị trấn Thới Lai có diện tích nhỏ nhất là 927 ha với 71,7% đất nông nghiệp. Nhìn chung, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm đa số của hầu hết các đơn vị hành chánh ở huyện, và sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ chốt của kinh tế địa phương. Hình 1: Bản đồ huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ và vị trí 5 xã khảo sát (Chú thích: [1] Định Môn, [2] Đông Thuận, [3] Đông Bình, [4] Trường Xuân, [5] Thới Tân) Bảng 1: Diện tích đất đai các đơn vị hành chính huyện Thới Lai năm 2015 STT Tên đơn vị hành chánh (xã) Diện tích tự nhiên (ha) Đất nông nghiệp (ha) Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn Thới Lai 972 697 71,7 2 Định Môn 2.212 1.854 83,8 3 Đông Bình 2.959 2.593 87,6 4 Đông Thuận 3.129 2.778 88,8 5 Tân Thạnh 1.751 1.098 56,0 6 Thới Tân 1.812 1.605 88,6 7 Thới Thạnh 1.468 1.003 68,4 8 Trường Thắng 2.295 2.154 93,9 9 Trường Thành 1.949 1.692 86,8 10 Trường Xuân 2.901 2.444 84,3 11 Trường Xuân A 1.868 1.507 80,7 12 Trường Xuân B 2.015 1.909 94,8 13 XuânThắng 1.361 1.178 86,5 Tổng diện tích 26.693 23.268 87,2 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thới Lai, 2016. Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 26 Kết quả từ phỏng vấn KIP với các cơ quan chuyên môn (Phòng Tài nguyên & Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Thới Lai) cho thấy diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi khá nhiều trong giai đoạn 2010-2015. Kết quả Bảng 2 chỉ ra sự biến động sử dụng đất năm 2010-2015, đất sản xuất nông nghiệp tăng chủ yếu là đất trồng lúa và cây lâu năm (cây ăn trái) từ việc giảm đất cây hàng năm khác (rau màu). Ngoài ra, đất nuôi trồng thủy sản năm 2015 đã tăng 145 ha so với năm 2010 từ việc kết hợp mô hình lúa- thủy sản tại địa phương. Bảng 2: Biến động sử dụng đất của huyện Thới Lai 2010- 2015 STT Sử dụng đất Mã Diện tích năm 2015 Diện tích năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) 1 Tổng diện tích đất tự nhiên 26.693 25.580 1.113 2 Nhóm đất nông nghiệp NNP 23.557 23.282 275 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 23.393 23.263 130 - Đất trồng cây hàng năm CHN 20.535 20.870 -335 + Đất trồng lúa LUA 20.523 20.345 178 + Đất trồng cây hàng năm khác HNK 12 525 -513 - Đất trồng cây lâu năm CLN 2.858 2.393 465 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 164 19 145 3 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 3.136 2.298 838 - Đất ở OCT 646 621 25 - Đất chuyên dùng CDG 1.982 1.284 698 - Đất cơ sở tôn giáo TON 12 6 6 - Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0 3 -3 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 22 47 -25 - Đất sông, ngòi, rạch, suối SON 474 329 145 - Đất phi nông nghiệp khác PNK 8 -8 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thới Lai, 2015 Kết quả từ điều tra phỏng vấn KIP cũng cho thấy rằng nguyên nhân của sự thay đổi lớn về các diện tích này không chỉ do việc thực hiện các dự án có thu hồi đất mà còn nhiều lý do khác như: thay đổi loại đất do người dân tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích trong nhóm đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong tiến trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hay thay đổi do sai lệch diện tích giữa 2 kỳ kiểm kê đất đai 2010 và 2015. 3.2 Hiệu quả sử dụng đất Hiệu quả sử dụng đất được đánh giá thông qua phân tích hiệu quả tài chính của các mô hình sử dụng đất năm 2015. Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác (mô hình sử dụng đất) được trình bày ở Bảng 3 cho thấy giá trị sản xuất của hầu hết các loại hình sử dụng đất đều rất cao, tổng thu trên 50 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, cao nhất là mô hình nuôi chuyên cá (cá rô nuôi trong ao), với tổng giá trị thu bình quân 92 triệu đồng/ha/năm và thấp nhất là mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ tôm (có thu nhập là 51 triệu đồng/ha/năm). Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng giữa qui mô đất đai của nông hộ với kiểu sử dụng đất. Tuy nhiên, ở nhóm hộ ít đất có xu hướng sử dụng đất chủ yếu để làm các mô hình chuyên canh rau màu, chuyên trồng cây ăn trái, trong khi các hộ có nhiều đất hơn thường sử dụng đất cho các mô hình canh tác kết hợp với lúa, hay mô hình canh tác lúa 3 vụ/năm. Bảng 3: Hiệu quả tài chính của một số mô hình sử dụng đất năm 2015 ĐVT: triệu đồng/ha/năm Mô hình Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận Lợi nhuận/ chi phí 3 lúa (lúa 3 vụ) 67,50 31,90 35,60 1,12 2 lúa - 1 màu 69,25 33,68 35,57 1,06 2 lúa - 1 cá 64,50 28,45 36,05 1,27 1 lúa - 1 tôm 51,00 21,11 29,89 1,42 Chuyên rau 60,00 24,87 35,13 1,41 Chuyên nuôi cá 92,00 54,96 37,04 0,67 Cây ăn quả 52,00 34,99 17,01 0,49 Nguồn: Số liệu phỏng vấn 252 nông hộ tại huyện Thới Lai, 2015 Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 27 Chi phí đầu tư cao nhất thuộc về mô hình chuyên nuôi cá (cá rô) và thấp nhất là mô hình 1 vụ lúa - 1 vụ tôm. Hiệu quả sản xuất (lợi nhuận) của hầu hết các mô hình sản xuất đều cao, trên 29 triệu ngoại trừ cây ăn quả là 17 triệu đồng/ha/năm. Xét về hiệu quả đồng vốn đầu tư cho thấy lợi nhuận/chi phí của mô hình lúa-tôm, chuyên màu và lúa – cá đạt hiệu quả cao (tương ứng là 1,42; 1,41 và 1,27). Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm nông dân sản xuất thì nuôi cá không được ổn định về giá cả, nhất là giá cả đầu ra và giá thức ăn đang tăng cao. Nếu như các hộ nuôi cá hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp thì lãi thuần của hộ thường bằng không hoặc bị lỗ, nên ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nuôi. Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Năm 2015, tổng lao động đang làm việc trong nông nghiệp của huyện là 49.207 người (chiếm 80,26%) tạo ra 55,69% GDP. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm lĩnh vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới là nâng cao giá trị sản xuất, chủ động kết hợp giữa nông, công nghiệp và thương mại, dịch vụ - du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giảm dần lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp theo kế hoạch phát triển của huyện (Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Cần Thơ, 2015; UBND huyện Thới Lai, 2015). Kết quả báo cáo kinh tế-xã hội của UBND huyện năm 2015, cho thấy quỹ đất của huyện đang được khai thác sử dụng ngày càng hiệu quả. Hiện trạng mức độ đô thị hoá của huyện đang diễn ra nhưng chưa cao và có các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất. Trong tương lai cùng với quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của thành phố Cần Thơ, với các khu công nghiệp - TTCN, thương mại – dịch vụ đã và đang tăng tốc phát triển nên nhu cầu về đời sống kết hợp với sự gia tăng dân số sẽ gây áp lực không nhỏ lên tài nguyên đất đai và môi trường tự nhiên. Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai là phải khai thác sử dụng quỹ đất hợp lý, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương nói riêng và của thành phố nói chung (Sở Nông nghiệp & PTNT thành phố Cần Thơ, 2015; UBND huyện Thới Lai, 2015). Kết quả phỏng vấn nhóm (FGD) và người am hiểu/chuyên gia (KIP) đã nhận định có hai vấn đề quan tâm của sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thới Lai: Sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản được coi là một thế mạnh của huyện, nhưng việc thâm canh tăng vụ trên đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đã sử dụng nhiều hoá chất, thức ăn công nghiệp, phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật ngày càng tăng, có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nước. Quá trình đô thị hoá sẽ diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện trong thời gian tới, dân cư sẽ tập trung vào đô thị ngày càng tăng, nếu không có các biện pháp tích cực sẽ gây tác động tiêu cực đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên, làm mất cân bằng sinh thái mà trực tiếp là suy thoái đất và nước. 3.3 Sự chuyển dịch lao động nghề trong nông thôn Hình 2 trình bày sự phân bố nhóm hộ theo nghề nông thôn ở năm 2010 và 2015 cho thấy số hộ làm nông nghiệp giảm trong 5 năm qua (2010-2015) do sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp và các ngành nghề khác theo định hướng cơ cấu chung của thành phố Cần Thơ là công nghiệp, thương mại-dịch vụ và nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Cần Thơ, 2015). Số hộ làm nông nghiệp của huyện đã giảm trong 5 năm qua còn có một lý do khách quan khác là tiến trình đô thị hóa tại Cần Thơ nói chung và huyện Thới Lai nói riêng đang diễn ra kéo theo sự di cư của các hộ dân ra thành phố, bán đất nông nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp khác (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015). Hình 2: Sự phân bố nhóm hộ theo nghề nông thôn năm 2010 và 2015 (Nguồn: Số liệu từ UBND huyện Thới Lai, 2016) 0 20 40 60 80 100 Nông nghiệp (%) Phi nôngnghiệp (%) Không đất (%) 90 8 2 88 10 2 2015 2010 Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 28 Ngược lại, số hộ không có đất và số hộ phi nông nghiệp, có xu hướng tăng lên trong 5 năm qua (2010-2015). Kết quả từ phỏng vấn nhóm cũng cho biết có sự chuyển đổi ngành nghề từ hộ làm nông nghiệp sang làm việc ở các lĩnh vực phi nông nghiệp như buôn bán, làm thợ, làm công nhân hoặc các dịch vụ khác tại địa phương. Đây cũng là lý do số hộ không đất và hộ phi nông nghiệp tăng lên trong 5 năm qua tại huyện Thới Lai, cũng là xu hướng chung của các huyện ngoại thành thành phố Cần Thơ hiện tại cũng như về lâu dài. 3.4 Sự thay đổi qui mô đất đai nông hộ ở huyện Thới Lai giai đoạn 2010 - 2015 Kết quả biến động các nhóm hộ ở Bảng 4 cho thấy số hộ không có đất sản xuất tăng 1,3% trong 5 năm (từ 2010-2015), đồng thời số hộ có diện tích đất sản xuất trên 1,5 ha (hộ khá giàu) cũng có khuynh hướng tăng 2,5%. Điều này có thể do quá trình tích tụ đất đai trong nông thôn huyện Thới Lai đang diễn ra. Theo số liệu điều tra năm 2015 tại 5 xã của huyện cho thấy sự biến động đất đai giữa các nhóm hộ diễn ra trong huyện Thới Lai là do quá trình chuyển nhượng đất đai giữa các nông hộ với nhau. Mặc dù quy mô chuyển nhượng đất đai trong giai đoạn 2010-2015 không lớn, tỉ lệ phần trăm và số hộ chuyển nhượng đất trong giai đoạn 5 năm 2010-2015 dao động từ 0,7% đến 2,5%. Trong 252 nông hộ được phỏng vấn, có đến 45 (17,8%) hộ có thay đổi qui mô đất, chủ yếu hộ bán đất chuyển dịch ngành nghề sang địch vụ thương mại, và những hộ mua thêm tích tụ ruộng đất. Bảng 4: Biến động của các nhóm hộ theo qui mô đất đai ở huyện Thới Lai giai đoạn 2010-2015 Nhóm hộ 2010 (tỷ lệ %) 2015 (tỷ lệ %) Khác biệt (%) (Tăng (+), Giảm (-) Hộ không có đất 3,8 5,2 Tăng (+ 1,3) Hộ có từ 0,1-0,7 ha 14,2 13,5 Giảm (- 0,7) Hộ có từ 0,8-1,5 ha 70,6 67,5 Giảm (- 3,1) Hộ có từ >1,5 ha 11,3 13,8 Tăng (+ 2,5) Tổng 100 100 Nguồn: Kết quả điều tra phỏng vấn 252 nông hộ huyện Thới Lai năm 2015 Sự phân tầng này cũng cho thấy xu hướng gia tăng của nhóm hộ có nhiều đất (>1,5 ha) một khi có sự tích tụ đất đai. Trong nghiên cứu này, sự phân tầng về diện tích sở hữu đất đai của nông hộ có liên đới mật thiết với tình trạng giàu nghèo trong nông thôn. Hầu hết các hộ không đất, ít đất là những hộ nghèo cần phải được nghiên cứu giúp đỡ để cải thiện đời sống trong nông thôn. Kết quả khảo sát PRA với các nhóm nông hộ và lãnh đạo địa phương cũng cho thấy thu nhập của nông hộ tỷ lệ thuận với diện tích đất họ sở hữu; cụ thể nhóm hộ sở hữu đất nhiều nhất (trên 1,5 ha) thuộc nhóm thuần nông, chuyên canh lúa, hay sản xuất kết hợp lúa với canh tác vườn, chăn nuôi, có thu nhập cao nhất (165 triệu đồng/hộ/năm). Trong khi đó, nhóm hộ sở hữu đất ít thường có thu nhập thấp. Những hộ ít đất thường là những hộ nghèo, đây cũng là đối tượng được quan tâm cần hỗ trợ, giúp đỡ thoát nghèo, gia tăng thu nhập trong quá trình xây dựng nông thôn mới và cũng là thách thức lớn cho các địa phương tại Thới Lai. Thêm nữa, đa số hộ ít đất tại huyện Thới Lai đều không có nghề khác ngoài làm nông nghiệp, do từ trước đến nay việc làm của họ chủ yếu là làm nông nghiệp và theo mùa vụ, đôi khi không có việc làm do hết mùa vụ hoặc mùa lũ. Thiếu việc làm ngoài nông nghiệp (phi nông nghiệp) do trình độ học vấn thấp, tay nghề thiếu nên họ gặp khó khăn để tìm được công việc khác có thu nhập cao hơn (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015). Vì vậy, việc tìm kiếm giải pháp để những hộ nghèo khai thác trên diện tích ít đất của họ là vấn đề quan tâm của địa phương và nghiên cứu tiếp theo. 3.5 Những hạn chế trong quản lý sử dụng đất theo nhận thức của người dân Thới Lai là huyện nông nghiệp đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp có nhiều phức tạp, có nơi còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, quá trình quản lý và sử dụng đất đai còn nhiều hạn chế. Bảng 5 trình bày những tồn tại theo nhận thức của người dân qua khảo sát 252 hộ ở Thới Lai năm 2015. Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 29 Hình 3: Những hạn chế về quản lý đất đai theo nhận thức của người dân Nguồn: Xử lý số liệu điều tra 252 hộ năm 2015 (Dương Ngọc Thành và ctv., 2015) Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai luôn được quan tâm đổi mới và áp dụng tại địa phương, song phần nào vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nông dân cho rằng chưa thật sự phù hợp trong chính sách đất đai, giải quyết tranh chấp của địa phương (45,6% hộ nhận định). Điều này ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất đai của một số nông hộ. Nông dân cho rằng chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý (69% hộ nhận định); chưa đồng bộ, thực hiện thiếu thống nhất, do vậy cũng gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong khâu định giá đền bù chưa thỏa đáng, dự án triển khai chậm so với kế hoạch (36,2% hộ nhận định). Theo như kết quả phỏng vấn nhóm nông dân, một số hộ từ có đất trở thành không có đất. Kết quả đo đạc của địa phương trước đây đã cũ, nhiều thửa đất đã thay đổi, chưa được cập nhật kịp thời, công tác cấp giấy tờ lại chậm (26,6% ý kiến). Trong nghiên cứu này, theo nhận thức của người dân việc khắc phục, cải thiện các tồn tại trong quản lý đất đai là rất cần thiết, vì nó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự sử dụng đất của địa phương. Do vậy, để việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả hơn, người dân cho rằng công tác đo đạc cần được cập nhật kịp thời, việc cấp phát giấy tờ đất đai cần nhanh chóng. Việc giải phóng mặt bằng cần được tiến hành chu đáo, khâu định giá đền bù phù hợp, thỏa đáng và minh bạch. Chính sách đền bù tái định cư cần quan tâm nhiều hơn, đền bù hợp lý, và các tranh chấp đất đai địa phương cần được giải quyết nhanh chóng và triệt để, theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, những hộ nghèo không có đất, ít đất cần phát triển những ngành nghề phù hợp để những hộ này có cơ hội tạo ra thu nhập, hay phát triển các mô hình canh tác phù hợp cho các hộ ít đất để gia tăng thu nhập. 4 KẾT LUẬN Huyện Thới Lai của thành phố Cần Thơ là huyện thuần nông, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 87,2% năm 2015). Trong đề án tái cơ cấu nông nghiệp của huyện cho thấy có sự thay đổi khá rõ về sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm qua. Cụ thể diện tích đất trồng lúa tăng 178 ha, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 465 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng 145 ha. Hiệu quả sử dụng đất ở cấp độ toàn huyện cho giá trị kinh tế đáng ghi nhận, đóng góp đáng kể vào GDP để phát triển kinh tế địa phương. Kết quả điều tra nông hộ đối với các mô hình sử dụng đất đều cho thấy hiệu quả tài chính khá cao, mang lại hiệu quả sử dụng đất cho các nhóm nông hộ. Có sự chuyển dịch lao động nghề trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2015, hộ phi nông nghiệp có xu hướng tăng (7,15% năm 2010 so với 8,99% năm 2015), trong khi hộ làm nông 0 20 40 60 80 Công tác đo đạc, cấp giấy tờ chưa kịp thời (%) Giải phóng mặt bằng, định giá đất chưa thỏa đáng (%) Chính sách đất đai, giải quyết tranh chấp chưa phù hợp (%) Chính sách bồi thường tái định cư chưa hợp lý (%) Hạn chế về quản lý đất đai theo nhận thức của người dân (% ý kiến khảo sát) Tap̣ chı́ Khoa hoc̣ Trường Đaị hoc̣ Cần Thơ Tập 52, Phần B (2017): 23-30 30 nghiệp có xu hướng giảm (91,83% năm 2010 so với 89,49% năm 2015). Qui mô đất đai của nông hộ trong 5 năm qua có sự thay đổi theo su hướng tỷ lệ hộ không đất và hộ nhiều đất có xu hướng tăng lên, trong khi tỷ lệ hộ ít đất và đất trung bình có xu hướng giảm xuống. Qui mô sở hữu đất đai ở tầng lớp hộ không đất, ít đất và nhiều đất chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi tầng lớp hộ có diện tích đất trung bình chiếm đa số. Sự phân tầng về sở hữu đất đai của nông hộ liên quan chặt chẽ với tình trạng giàu nghèo của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chi cục Thống kê huyện Thới Lai, 2015. Niên giám thống kê tình hình kinh tế-xã hội huyện Thới Lai năm 2015. Chính phủ, 2012. Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 07/10/2012 của Chính phủ về “Quản lý và sử dụng đất trồng lúa”. Chính phủ, 2013. Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 04/5/2013 của Chính phủ về “Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) của thành phố Cần Thơ” Đỗ Thiên Kính, 2002. Tìm hiểu phân tầng xã hội trong lịch sử và áp dụng vào nghiên cứu phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay. Tạp chí xã hội học-Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 (77), 51-58. Dương Ngọc Thành, Lâm Huôn, Phạm Đức Thuần, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Công Toàn, 2015. Đánh giá hiệu quả sản xuất các mô hình canh tác trên địa bàn huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Kỷ yếu hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sau những năm đổi mới vùng ven biển ĐBSCL”, 15/03/2015, UBND thành phố Cần Thơ, 25-36. Lê Cảnh Dũng, 2010. Tích tụ đất đai và hiệu quả kinh tế theo quy mô đất đai trong nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a:293-302. Nguyễn Đình Tấn, 2008. Xu hướng biến đổi phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tạp chí xã hội học-Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, số 2 (102), 5-15. Nguyễn Duy Cần và Vromant, N., 2009. PRA - Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân. Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, 72 trang. Quốc hội, 2013a. Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội, 2013b. Luật đất đai năm 2013. Luật số: 45/2013/QH13. Sở Nông nghiêp̣ và PTNT Thành phố Cần Thơ, 2015. Thưc̣ traṇg và xu hướng phát triển nông nghiêp̣ và nông thôn Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2004 – 2015. Stephanie, A., Wim, P., Katrien, D., Pablo, T. and Jokoen, G., 2014. Typology construction, a way of dealing with farm diversity. General guideline for humidtropics. Proceeding of workshop, 11-13 March 2014. Wageningen University, The Netherlands. UBND huyện Thới Lai, 2010. Báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Thới Lai và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015). UBND huyện Thới Lai, 2015. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Lai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. UBND thành phố Cần Thơ, 2013. Công văn số 3625/UBND-KT ngày 07/8/2013 của UBND thành phố Cần Thơ về “chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cho 9 quận và huyện của TP. Cần Thơ”. UBND thành phố Cần Thơ, 2014. Quyết định số 791/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2014 của UBND thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Đề cương “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ”.
File đính kèm:
- su_chuyen_dich_ve_quy_mo_va_su_dung_dat_dai_cua_nong_ho_tai.pdf