Sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản qua cách nhìn của hiện tượng học

Có một bước ngoặt quan trọng trong đời sống hoạt động cách mạng của

Nguyễn Ái Quốc, đồng thời là của phong trào công nhân và phong trào yêu nước

Việt Nam, đó là bước ngoặt chuyển biến đến tới chân lí: Chỉ có chủ nghĩa xã hội,

chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, để từ sau đó, cách

mạng Việt Nam có được mục tiêu phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự tiến hoá

của lịch sử. Bước ngoặt này được coi như là kết quả của thiên tài trí tuệ và hoạt

động thực tiễn cách mạng, trải qua mười năm xem xét, khảo nghiệm, nghiên cứu lí

luận và tìm hiểu thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nguyễn Ái Quốc là một thiên tài đa diện, việc tìm hiểu về Người cũng không thể

bó hẹp ở một số chế định nào đó, bởi công việc tìm hiểu của mỗi người chỉ là một

cái nhìn “trắc diện”. Nguyễn Ái Quốc “là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnh

vực, một con người uyên bác” đã lĩnh hội được giá trị tinh thần, tư tưởng nhân đạo

của nhiều nền văn hoá cổ, kim, Đông, Tây; Người có cách riêng trong khi thực hiện

ý hướng chính trị của mình.

pdf 5 trang kimcuc 9560
Bạn đang xem tài liệu "Sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản qua cách nhìn của hiện tượng học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản qua cách nhìn của hiện tượng học

Sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản qua cách nhìn của hiện tượng học
 1 
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC 
TỪ CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC ĐẾN CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN 
QUA CÁCH NHÌN CỦA HIỆN TƯỢNG HỌC 
ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa* 
Có một bước ngoặt quan trọng trong đời sống hoạt động cách mạng của 
Nguyễn Ái Quốc, đồng thời là của phong trào công nhân và phong trào yêu nước 
Việt Nam, đó là bước ngoặt chuyển biến đến tới chân lí: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, 
chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, để từ sau đó, cách 
mạng Việt Nam có được mục tiêu phù hợp với yêu cầu của thời đại và sự tiến hoá 
của lịch sử. Bước ngoặt này được coi như là kết quả của thiên tài trí tuệ và hoạt 
động thực tiễn cách mạng, trải qua mười năm xem xét, khảo nghiệm, nghiên cứu lí 
luận và tìm hiểu thực tiễn, Nguyễn Ái Quốc bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin. 
Nguyễn Ái Quốc là một thiên tài đa diện, việc tìm hiểu về Người cũng không thể 
bó hẹp ở một số chế định nào đó, bởi công việc tìm hiểu của mỗi người chỉ là một 
cái nhìn “trắc diện”. Nguyễn Ái Quốc “là một con người kiệt xuất trên nhiều lĩnh 
vực, một con người uyên bác” đã lĩnh hội được giá trị tinh thần, tư tưởng nhân đạo 
của nhiều nền văn hoá cổ, kim, Đông, Tây; Người có cách riêng trong khi thực hiện 
ý hướng chính trị của mình. 
Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, cứu dân, Người đã 
“cho vào ngoặc” những phong trào yêu nước do các văn thân, sĩ phu, chí sĩ yêu 
nước và các nhà cách mạng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Mặc dù rất khâm phục 
các phong trào yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành (tên trước 
đó của Nguyễn Ái Quốc) không hoàn toàn tán thành bất cứ con đường và cách làm 
của người nào, phải “giản lược” để đi tìm một ý hướng thuần tuý. Có thể tìm hiểu 
vấn đề dưới góc độ của phương pháp hiện tượng học - “giản lược”. “Giản lược” 
theo nghĩa hiện tượng học là đặt ngoài, là gạt đi, nhằm gỡ ý thức ra khỏi những 
bám víu của mọi yếu tố tự nhiên để chỉ còn lại một cách nhìn thuần tuý. Cách làm 
của cụ Phan Chu Trinh, thực hiện bằng phương pháp “chấn dân khí, khai dân trí, 
hậu dân sinh”, cụ muốn xoá bỏ chế độ vua quan phong kiến, nhưng lại dựa vào sự 
giúp đỡ của đế quốc Pháp chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”1. Cụ Phan Bội 
Châu cũng rất quyết tâm chống Pháp, nhưng với phương pháp “dĩ ngoại đột nội”, 
dựa vào Nhật để đuổi Pháp, lại là “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”2. Thực hiện 
“giản lược” triết học, đặt ngoài mọi học thuyết của tiền nhân, là “làm bàn trắng”, 
không bận tâm đến những quan điểm của người khác, mà nắm lấy ngay bản thân sự 
vật, Nguyễn Tất Thành “ôm ấp chí lớn cứu nước cứu dân lại không chịu đi theo lối 
cũ”. Trong tư duy, đây là bước tiến đầu tiên tránh những đường mòn, đặt lại mọi 
vấn đề. Giản lược cách của hai cụ Phan, Nguyễn Tất Thành, mặc dù đánh giá rất 
cao bước đi thực tế của cụ Hoàng Hoa Thám, dựa vào nông dân, tiến hành chiến 
tranh du kích để đánh Pháp, nhưng Người vẫn thấy đích đến của cách mạng vẫn 
trong khuôn khổ “cốt cách phong kiến”3, nên cũng phải tránh, phải “giản lược” 
không thể “để thiên nhiên lùa vào” phá vỡ “dấu ngoặc”. 
* Bài được viết vào tháng 6/2005 
1 Trần Dân Tiên, 1999, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, tr. 10. 
2 Trần Dân Tiên, 1999, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Trẻ, tr. 10. 
3 Trần Dân Tiên, Sđd, tr. 10. 
 2 
Con đường đấu tranh giải phóng dân tộc của các vị văn thân, sĩ phu yêu 
nước và nhiều bậc tiền bối khác được kiểm nghiệm trong thực tiễn, bộc lộ hạn chế 
rất cơ bản không thể vượt qua của phong trào yêu nước đương thời. Nguyễn Tất 
Thành tự quyết định hướng đi khác của mình. 
Ngày 05/6/1911, con tàu của hãng “Năm Sao” Amiral Latouche Tréville nhổ 
neo rời Sài Gòn đi Marseilles (Pháp), mang theo một con người bình dị, mảnh 
khảnh mà lòng yêu nước nhiệt thành, cháy bỏng - Nguyễn Tất Thành. Xuất dương 
để xem các nước trên thế giới làm như thế nào, “rồi sẽ trở về giúp đồng bào”, 
Người muốn tìm con đường mới cho việc giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào. 
Cuộc hành trình gần mười năm đưa Người đến nhiều vùng thuộc châu Á, 
châu Âu, châu Phi, châu Mĩ; bằng lao động để sống, hoà mình với giai cấp công 
nhân và người lao động đủ màu da để “tìm lại kinh nghiệm sống” của mình trên cái 
diện mạo của chủ nghĩa tư bản phương Tây, đặt chủ nghĩa tư bản hiện đại “vào 
trong ngoặc” làm xuất hiện lên cái bản chất của “thế giới tư bản hiện hữu”. 
Được tiếp thu nền văn hoá Pháp từ khi là học sinh trường tiểu học Pháp -
Việt, Đông Ba và trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành sớm hấp thụ tư tưởng 
của các nhà triết học Pháp, nhất là phái Khai sáng, của cách mạng tư sản Pháp 
1789, cùng lịch sử của nó với những tư tưởng về tự do, bình đẳng, bác ái, nhân 
quyền đã góp phần nâng năng lực tư duy của Nguyễn Tất Thành lên trình độ cao, 
đưa đến những tra vấn của một tư duy độc đáo “cấu thành” một ý hướng tính chính 
trị: Một dân tộc làm nên cuộc cách mạng tư sản lừng danh và giương cao ngọn cờ 
tự do, bình đẳng, bác ái tại sao lại đi xâm lược nước khác, bóc lột và hành hạ dân 
tộc khác? Có thể tìm hiểu sự kiện qua cách nhìn của hiện tượng học, dù vào trạc 
tuổi mười ba, và lần đầu tiên được nghe những từ tiếng Pháp tự do, bình đẳng, bác 
ái, Người đã muốn làm quen với nền văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu 
đằng sau những từ ấy. 
Xét trong phạm vi ý hướng tính chính trị có thể khái quát rằng: tự do, bình 
đẳng, bác ái bao giờ cũng là tự do, bình đẳng, bác ái về cái gì. Điều này hoàn 
toàn không phải là sự liên quan của những từ, mà là một mô tả hiện tượng học là tư 
duy nhắm vào và ý hướng. Nghĩa là, kinh nghiệm, nhận thức của Nguyễn Tất 
Thành về điều ấy gồm việc Người rọi chiếu mình tới các đối tượng được nhắm tới; 
có ý hướng chính trị của Người. Cho nên, đằng sau vấn đề đó, cần phải hiểu có sự 
nhằm tới một cái gì khác nó, là “mở ra” cho cái khác ngay bên trong nó. 
Vậy, rõ ràng là cách nhìn vấn đề ngay chính ý nghĩa của bản thể trong sự 
phong phú về chân lí của chúng, nghĩa là “phải trở lại với chính các sự vật”. Trong 
nhiều nguyên nhân để Người khước từ đặc ân mà cụ Phan Bội Châu dành cho, để 
rồi không sang Nhật mà sang Pháp, chắc chắn còn có nguyên nhân “tìm hiểu xem 
nền văn minh Pháp”, tìm hiểu câu giải đáp cho câu hỏi về sự vô lí và khó hiểu mà 
thực tế đã “trình hiện” từ khi đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam. Một vấn đề có sự 
liên quan đến trực giác chính trị (trực giác bản chất). Điều khá lí thú là kĩ thuật trực 
giác bản chất xuất hiện nhân một mối quan hệ quen thuộc đối với các nhà kinh 
nghiệm chủ nghĩa: quan hệ giữa tổng thể với bộ phận “không tách rời của nó”. 
Nhưng sự độc đáo của Nguyễn Ái Quốc là ở chỗ không thể quan niệm chủ nghĩa đế 
quốc, chủ nghĩa thực dân mà không có áp bức thuộc địa, không có bóc lột, bất 
công. Người đã tìm hiểu không phải chỉ trong sách vở, mà cả trong thực tế, nghĩa là 
ngay cả trong “chính quốc”. Và trong thực tế xã hội các nước tư bản, các thuộc địa 
ở châu Âu, châu Mĩ, châu Phi mà Bác đã đi qua và đã thấy được “những gì ẩn dấu 
 3 
đàng sau những từ ấy”. Với trực giác bản chất, Nguyễn Ái Quốc thấy rằng có sự 
phụ thuộc vào bản chất của áp bức, của bất công xã hội trên cơ cấu xã hội tư bản 
phương Tây. Vậy nên, một sự thực rất mới từ trong chặng hành trình vạn dặm là “ở 
khắp các châu lục, ở các nước giàu mạnh cũng như các nước thuộc địa đói nghèo, 
đâu đâu cũng có những người cùng khổ bị áp bức bóc lột và những tập đoàn thống 
trị bằng bóc lột và áp bức”4. 
Chính “cái sống thực” mà Nguyễn Tất Thành đã thể nghiệm trở nên cực kì 
phong phú như thể sự “cấu thành ý nghĩa ý hướng tính và trang bị những “kinh 
nghiệm” quí báu để qua đó đến những năm 20, với ý hướng này mà Nguyễn Ái 
Quốc mới có thể nhìn thấy giá trị tiếp thu Luận cương của Lênin, Với cách nhìn 
của hiện tượng học về bản chất là cụ thể, là sự thâu đạt được do kinh nghiệm sống 
của ta, tức sinh hoạt thực sự của ta ở thế giới này, nên nói “trở lại” là trở lại với bản 
chất cụ thể mà ý thức ta đã nhắm, sống khi gặp sự vật lần đầu tiên trong những tri 
giác. Bây giờ phải “hồi tưởng” lại, tức là tìm lại hình ảnh mà ý thức nhận được khi 
tiếp xúc với sự vật. Hình ảnh mà ý thức của Người đã nhắm và ý hướng đó là cái 
sống khổ nhục của dân nghèo bị bắt đi phu, đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, 
cảnh những tên thực dân béo phệ ngồi trên xe tay do người Việt Nam kéo, cảnh vua 
Thành Thái bị bắt đi đày vì không chịu nhục; đó là cảnh tầng lớp dân nghèo thành 
thị lam lũ, cực nhục trong đó có cả giai cấp công nhân ở Huế, Phan Thiết, Sài Gòn 
và ở nhiều thành phố nước ngoài mà Nguyễn Tất Thành đã đi qua và lưu trú từ 
1911 đến 1920. Các khái niệm được hiểu theo nghĩa khởi thuỷ của chúng, như là sự 
tuôn trào trước cái nhìn hiện tượng học. Trở về chính sự vật: các sự vật phải được 
hiểu đúng như cái nó đã cho trước đối với khái niệm. Trong một “tri giác”, đây 
được coi là trực giác khởi nguyên phải quay trở về để xác minh và sửa đổi các cấu 
trúc của khái niệm thâu đạt. 
Một khi gắn bó với cuộc sống tại thế, yêu mến cuộc đời, tha nhân thì kí ức 
bao giờ cũng là yếu tố tích cực trong việc bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm tốt đẹp. 
Niềm vui, nỗi đau, những ấn tượng sâu sắc của thời gian đã qua là những trạng thái 
tâm lí bao giờ cũng có mặt trong hiện tại và trong sự hướng tới tương lai ở mỗi 
người. Ở Nguyễn Ái Quốc, kí ức về thời học sinh tại Huế rõ ràng trở thành chất 
liệu ý hướng để “cấu thành” ý hướng tính hành vi. Sự kiện đã qua vẫn ở lại trong kí 
ức và tương lai là đối tượng của chờ đợi. Nhớ lại một sự kiện đã qua là trở lại tri 
giác của ta về sự kiện ấy, nên kí ức với tới bản thân sự tồn tại này đúng như là nó 
diễn ra. Bằng kinh nghiệm của “cái sống thực”, kí ức tri thức của các bài giảng 
trong trường học, tận mắt chứng kiến sự quấy nhiễu, hống hách của “quan đốc”, 
cảnh phu xe nô dịch, cùng biết bao nỗi bất công, khổ nhục của người dân mất 
nước đã góp phần hình thành những chương có giá trị: Tạp dịch khổ sai, Công 
chính, Thuế khoá, Chính sách ngu dân trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân 
Pháp nổi tiếng. Ở đó, Người đã mô tả đúng với “đã nhìn” và “đã sống”, không 
thêm, bớt, không sáo ngữ, không theo ảo tượng có sẵn. Mô tả những gì Người đã 
sống thực, và chỉ mô tả cái đó thôi: người ta gọi đó là tôn chỉ thực hành của hiện 
tượng học. Kí ức của Nguyễn Ái Quốc chứng minh tuổi học sinh của Người không 
chỉ quan tâm những gì xảy ra trong nhà trường, mà cả những vấn đề xã hội, những 
hiện tượng, ý hướng. Từ khi còn là học trò Nguyễn Sinh Cung, Người đã trăn trở: 
“Phải chăng sự có mặt của bọn thực dân, với bộ máy quan lại tay sai của chúng đã 
gây nên nổi thống khổ đó?”. Những gì Nguyễn Tất Thành kinh nghiệm, “nhìn” khi 
4 Xem: Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại Hội thảo quốc tế: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh 
hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn, 1990. 
 4 
còn học ở Huế thường là “cực phía bên kia” của sự tiến bộ xã hội và ý nghĩa nhân 
văn. Con người bị phi nhân tính, bị tha hoá; thú tính thay cho nhân tính, xã hội bị 
lung lay tận gốc rễ do chủ nghĩa duy lí phương Tây. Sự phê phán những mặt trái ấy 
ngay còn ở lứa tuổi học sinh biểu hiện mầm mống của “cái nhìn” của một thiên tài 
trí tuệ và phương pháp tư duy đặc sắc. Gạt bỏ mọi thiên kiến, để có thể đạt tới 
những bản chất cụ thể, mà Người coi là mục tiêu của sự tìm kiếm. Kí ức của 
Nguyễn Ái Quốc thường gắn liền với những hình ảnh, những biểu tượng rất cụ thể. 
Từ kí ức cụ thể trở thành lí luận của người chiến sĩ yêu nước trên trang sách. Điều 
này cũng rất phù hợp với hiện tượng học: Quá khứ của thế giới chỉ có ý nghĩa do 
quá khứ của Tôi, mà quá khứ này dựa vào hiện tại của Tôi. 
Tại Pháp, cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trong Đảng xã hội Pháp có ảnh 
hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước đến tư tưởng giải 
phóng dân tộc theo chủ nghĩa xã hội. Nhờ tham gia cuộc đấu tranh này, Nguyễn Ái 
Quốc đã tìm được con đường đúng. 
“Về cảm tính, tôi thấy mình có mối tình đoàn kết với cuộc cách mạng Nga 
và người lãnh đạo cuộc cách mạng ấy, nhưng tôi chưa hề đọc tác phẩm nào của 
Lênin Khi tôi nêu câu hỏi: “Ai khẳng định rõ ràng là mình đoàn kết với các dân 
tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức?”, thì người ta trả lời: “Quốc tế thứ ba”. Rồi một 
đồng chí đưa cho tôi đọc Luận cương về các vấn đề thuộc địa và dân tộc của Lênin 
vừa đăng trên báo Nhân đạo. Từ đó tôi đã có một sự lựa chọn: tán thành Quốc tế 
thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin”5. 
Khi đọc Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc “đưa vào ngoặc” những 
tuyên bố của các học giả tư sản về bình đẳng dân tộc, quyền tự quyết dân tộc, kể cả 
những tuyên bố của những nhà xã hội, tìm lại “kinh nghiệm sống” bằng cách 
“ngưng hãm” thế giới tư bản để nhắm nó như một hiện tượng, đối tượng lúc này chỉ 
còn là một eidos (cái mà tôi ý thức). Thông qua giản lược hiện tượng học, nhằm 
làm cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện như nó đã xuất hiện trong kinh nghiệm sống 
của Người, cho thấy chủ nghĩa tư bản xuất hiện dưới ý thức như thế nào trong mỗi 
cái nhìn của Người. Hơn thế, giản lược hiện tượng học làm xuất hiện một hiển 
nhiên: giải phóng thuộc địa. Ý hướng tính ý thức chính trị và đối tượng giải phóng 
dân tộc gắn chặt và hoà quyện với nhau. Chính câu trả lời của Người khi một nữ 
đồng chí hỏi về sự kiện này đã nói lên ý hướng và thái độ của Người: “- Tại sao 
đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III? - Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế 
nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một 
điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa Tự do cho đồng bào 
tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những 
gì tôi hiểu”6. 
Rời quê hương từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến thủ đô của thế 
giới tư bản như Paris, London nhưng Người “cho vào ngoặc” mọi xa hoa, cám 
dỗ, không loá mắt trước phồn hoa, đô hội, giữ mình trong sạch, thuần khiết; trước 
khi đến với chủ nghĩa Lênin, Người cũng từng “đưa vào ngoặc”, “giản lược” cuộc 
cách mạng Mĩ 1776, cách mạng Pháp 1789, để thấy rằng các cuộc cách mạng đó có 
nêu cao khẩu hiệu tự do, bình đẳng, nhưng không đưa lại tự do, bình đẳng thực sự 
cho nhân dân lao động. 
5 Hồ Chí Minh, 1980, Về chủ nghĩa Lênin và cách mạng Việt Nam, Tuyển tập, T.II, Nxb. Sự thật, tr. 519. 
6 Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 1993, Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, 
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, T.1, tr. 94. 
 5 
Ý hướng về cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình, Nguyễn Ái 
Quốc luôn tranh thủ mọi dịp để vạch trần chân tướng chủ nghĩa thực dân ở Việt 
Nam, gắn đến mọi sự kiện ý hướng. Tác giả Trần Dân Tiên có kể: Một lần Nguyễn 
Ái Quốc tham dự một cuộc thảo luận về vấn đề Ái Nhĩ Lan và Triều Tiên; các diễn 
giả Pháp nghiêm khắc công kích chính sách của Anh, của Nhật và bênh vực Ái Nhĩ 
Lan, nhân dân Triều Tiên. Nhân đó, ông Nguyễn phát biểu ý kiến: “Cũng là một 
dân tộc bị áp bức, tôi hoàn toàn đồng tình với những người bạn Ái Nhĩ Lan và 
Triều Tiên, và đồng tình với hội nghị kết án bọn thực dân Anh, Nhật. Nhưng tôi hỏi 
các ngài có nên kết án cả những thực dân khác không?”. Tất nhiên mọi người đều 
trả lời có. Thế là được dịp ông Nguyễn trình bày vấn đề Việt Nam”7. 
Chiến tranh thế giới kết thúc, các nước thắng trận họp “hội nghị hoà bình” ở 
Versailles. Tổng thống Mĩ Winson đến Hội nghị với kế hoạch “14 điểm” rêu rao về 
quyền dân tộc tự quyết. Nguyễn Ái Quốc thay mặt Nhóm những người Việt Nam 
yêu nước gửi đến Hội nghị bản yêu cầu tám điểm, đòi nước Pháp và các cường 
quốc phải thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách 
không được chấp nhận, cộng với thực tế chà đạp chủ quyền dân tộc của phương 
Tây, cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân các nước tư bản và của nhân 
dân các nước thuộc địa bùng nổ khắp nơi, “Trở về với chính sự vật”, tức trở về 
chính cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, để hiểu thêm 
kết luận của Người:”Chủ nghĩa Winson chỉ là một trò bịp bợm lớn”8. Bản chất của 
chủ nghĩa tư bản Pháp là cụ thể trong cái nhìn của nhân dân lao động Việt Nam 
nước mất, nhà tan, cho nên “những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc không được hưởng 
quyền bình đẳng”9, trong khi đó “những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được huởng đầy 
đủ mọi quyền lợi”10. Cho nên, “trở về” theo nghĩa ý hướng thông qua sự giản lược, 
Hoà ước Verseilles của các nước dân chủ phương Tây chỉ là “một hành vi bạo lực 
đối với các dân tộc nhỏ yếu”11. 
Từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế 
cộng sản đã dấy lên cao trào cách mạng thế giới, đẩy mạnh sự phân hoá trong hàng 
ngũ các đảng công nhân ở các nước tư bản, trong đó có Đảng Xã hội Pháp. Trong 
điều kiện ấy, mặc dù “cảm tính” và cũng “chưa hề đọc tác phẩm nào của “Lênin”, 
nhưng Nguyễn Ái Quốc với trực giác bản chất và ý hướng tính ý thức chính trị đã 
nghiêng về cách mạng Nga, để rồi hướng tới giải phóng dân tộc theo tư tưởng của 
Lênin, lựa chọn Quốc tế thứ III, vì “khẳng định rõ ràng là mình đoàn kết với các 
dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức”. 
Trên nền tảng hàng loạt những “sự kiện ý hướng”, làm biểu hiện ở Nguyễn 
Ái Quốc năng lực và sức sáng tạo mới trong lí thuyết và hành động về con đường 
cách mạng của Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế 
giới. Từ đây, ở Nguyễn Ái Quốc đã hoà quyện và “bao hàm” chủ nghĩa yêu nước 
với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. 
7 Trần Dân Tiên. Sđd, tr. 38. 
8 Hồ Chí Minh, 1970, Về cuộc kháng Pháp, Vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, tr. 22. 
9 Lênin, 1977, Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Toàn tập, T.41, 
Nxb. Tiến bộ, Moscow, tr. 198-199. 
10 Lênin, 1977, Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Toàn tập, 
T.41, Nxb. Tiến bộ, Moscow, tr. 198-199. 
11 Lênin, Sđd, tr. 199. 

File đính kèm:

  • pdfsu_chuyen_bien_cua_nguyen_ai_quoc_tu_chu_nghia_yeu_nuoc_den.pdf