Sông Lợi Nông và thơ Ngự chế của vua Minh Mạng và Thiệu Trị

Tác giả những bài thơ đầu tiên về đề tài sông Lợi Nông không ai khác ngoài

Hoàng đế Minh Mạng. Vua húy Nguyễn Phúc Đảm, sau khi được lập làm Đông

cung hoàng thái tử mới đặt thêm tên Kiểu(1) (Nguyễn Phúc Kiểu, cũng đọc Hiệu

hay Hạo), chào đời ngày 23 tháng Tư năm Tân Hợi (25/5/1791) tại lân Tân Lộc,

phía hữu thành Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), nơi “nhà cũ của Tống

Quốc công phu nhân” (tức vợ của Tống Phúc Khuông, thân mẫu của bà Thừa

Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan, vợ chính của vua Gia Long, sinh ra Đông

cung hoàng thái tử Cảnh). Chẳng may Đông cung Cảnh mất ngay khi vua Gia

Long khôi phục đô thành Phú Xuân. Sau nhiều năm chần chừ, vua Gia Long mới

đi đến quyết định sách phong hoàng tử Đảm làm Đông cung, cử hành lễ sách lập

tại điện Thái Hòa ngày 11 tháng Sáu năm Bính Tý (5/7/1816). Vua Gia Long băng

hà (3/2/1820), Hoàng thái tử Đảm đăng quang, lấy ngày mồng 1 tháng Giêng năm

Canh Thìn (14/2/1820) làm Minh Mạng nguyên niên. Sau hai mươi năm tại vị,

thực hiện nhiều công trình về mọi mặt, tạo nền móng vững vàng cho triều đại, ông

băng hà vào ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20/1/1841), táng tại núi Cẩm Kê,

ấp An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, gọi là Hiếu Lăng.

pdf 20 trang kimcuc 8640
Bạn đang xem tài liệu "Sông Lợi Nông và thơ Ngự chế của vua Minh Mạng và Thiệu Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sông Lợi Nông và thơ Ngự chế của vua Minh Mạng và Thiệu Trị

Sông Lợi Nông và thơ Ngự chế của vua Minh Mạng và Thiệu Trị
74 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
SÔNG LỢI NÔNG VÀ THƠ NGỰ CHẾ 
CỦA VUA MINH MẠNG VÀ THIỆU TRỊ
 Lê Nguyễn Lưu*
 Nguyễn Công Trí**
I. Thơ vua Minh Mạng
Tác giả những bài thơ đầu tiên về đề tài sông Lợi Nông không ai khác ngoài 
Hoàng đế Minh Mạng. Vua húy Nguyễn Phúc Đảm, sau khi được lập làm Đông 
cung hoàng thái tử mới đặt thêm tên Kiểu(1) (Nguyễn Phúc Kiểu, cũng đọc Hiệu 
hay Hạo), chào đời ngày 23 tháng Tư năm Tân Hợi (25/5/1791) tại lân Tân Lộc, 
phía hữu thành Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), nơi “nhà cũ của Tống 
Quốc công phu nhân” (tức vợ của Tống Phúc Khuông, thân mẫu của bà Thừa 
Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan, vợ chính của vua Gia Long, sinh ra Đông 
cung hoàng thái tử Cảnh). Chẳng may Đông cung Cảnh mất ngay khi vua Gia 
Long khôi phục đô thành Phú Xuân. Sau nhiều năm chần chừ, vua Gia Long mới 
đi đến quyết định sách phong hoàng tử Đảm làm Đông cung, cử hành lễ sách lập 
tại điện Thái Hòa ngày 11 tháng Sáu năm Bính Tý (5/7/1816). Vua Gia Long băng 
hà (3/2/1820), Hoàng thái tử Đảm đăng quang, lấy ngày mồng 1 tháng Giêng năm 
Canh Thìn (14/2/1820) làm Minh Mạng nguyên niên. Sau hai mươi năm tại vị, 
thực hiện nhiều công trình về mọi mặt, tạo nền móng vững vàng cho triều đại, ông 
băng hà vào ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20/1/1841), táng tại núi Cẩm Kê, 
ấp An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, gọi là Hiếu Lăng. 
Bình sinh, vua Minh Mạng rất thích làm thơ, không nhắm mục đích “lưu 
danh thiên cổ”, mà để thỏa mãn cái nhu cầu biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình. 
Ông không cần nhiều đề tài lắm mà vẫn có rất nhiều thơ. Chẳng hạn, hàng ngày, 
sau khi họp triều buổi sáng xong, ông thường xuyên ra khỏi Hoàng cung, đến nghỉ 
tại hồ Tịnh Tâm (ông gọi là Bắc Hồ), và để lại ngót năm chục bài thơ, phần lớn 
nhan đề chỉ đơn giản là Hạnh Tịnh Tâm Hồ. Chỉ sóng nước, hoa sen, cây cỏ, cùng 
gió, mây, mưa, nắng mà mãi không chán! Nhà vua viết trong bài tựa Ngự chế thi 
sơ tập(2): 念所作多係敬天愛民自訓較晴課雨以觀辰非有綺麗之辭悅人聞聽豈比
書生之學尋章摘句而肯與文人墨客鬥艷爭長者哉 Niệm sở tác đa hệ kính thiên 
ái dân, tự huấn giảo tình khóa vũ dĩ quan thần, phi hữu ỷ lệ chi từ duyệt nhân văn 
* Thành phố Huế.
** Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
thính; khởi tỷ thư sinh chi học, tầm chương trích cú, nhi khẳng dữ văn nhân mặc 
khách đấu diễm tranh trường giả tai. (Ta nghĩ rằng thơ mình làm ra phần nhiều 
quan hệ đến việc kính trời, thương dân, tự răn dạy, so sánh khi tạnh khi mưa để 
xem thời tiết, chẳng có lời đẹp đẽ làm vui tai người nghe. Ta đâu sánh với cái học 
tầm chương trích cú của bọn thư sinh, cũng đâu đua đẹp tranh giỏi với hạng văn 
nhân mặc khách). Thơ ông ngoài cảm hứng ngâm ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và 
nhân tạo, thì phần lớn nhằm bộc bạch tư tưởng “cần chính ái dân”, trong đó ông đặt 
tinh thần “mẫn nông” (thương nhà nông) lên hàng đầu, vì nghề nông là thiết yếu 
bậc nhất đối với cuộc sống xã hội trong thời đại bấy giờ. Thế cho nên mưa thuận 
gió hòa, lúa má tốt tươi thì nhân dân mừng, nhà vua cũng mừng; trái lại thì âu lo, 
cầu trời khấn Phật, cúng đảo miếu đền Cái tinh thần ấy được nhà vua tỏ rõ trong 
những bài thơ về sông Lợi Nông trong Ngự chế thi sau đây:
Bài 1:
巡幸利農河觀稼有作
幾暇時巡畿内行
習勞而寓憫農情
難窮目力前禾茂
莫盡心欣昨稼榮
兩熟已酬人力作
駢臻永願歲功成
咸知聖澤傍流普
來往棹歌溢頌聲
 Phiên âm:
Tuần hạnh Lợi Nông Hà quan giá hữu tác
Cơ hạ thì tuần kỳ nội hành,
Tập lao nhi ngụ mẫn nông tình.
Nan cùng mục lực tiền hòa mậu,
Mạc tận tâm hân tạc giá vinh.
Lưỡng thục dĩ thù nhân lực tác,
Biền trăn vĩnh nguyện tuế công thành.
Hàm tri thánh trạch bàng lưu phổ,
Lai vãng trạo ca dật tụng thanh.
 (Ngự chế thi, Nhị tập, quyển ngũ, tờ 33a - 34a)
Tạm dịch:(3)
Đi tuần sông Lợi Nông xem cấy lúa, làm thơ
Ngoài quách thung dung mới dạo quanh,
Nhọc nhằn ngụ chút khuyến nông tình.(a)
Mắt trông vời vợi đồng tươi tốt,
75Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
76 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
Lòng thấy lâng lâng lúa mới xanh.(b)
Mòng mọng đã đền người gắng sức,
Dồi dào cũng thỏa nguyện công thành.(c)
Đều hay ơn thánh ban ra khắp,
Đây đó câu hò tán tụng nghênh.
 (a) Nguyên chú: 本日幾暇乘舟幸利農河觀稼頗此河上流近在京城對岸下流亦止數十里每次巡幸民
無供頓之勞兵無留連之苦而扈蹕例有賞給錢文且予觀稼觀禾既寓憫農之意習勞習射免生怠忽之心
時巡更為得體 Bản nhật cơ hạ thừa chu hạnh Lợi Nông Hà quan giá. Phả thử hà thượng lưu 
cận tại Kinh Thành đối ngạn, hạ lưu diệc chỉ sổ thập lý, mỗi thứ tuần hạnh dân vô cung 
đốn chi lao, binh vô lưu liên chi khổ, nhi hỗ tất lệ hữu thưởng cấp tiền văn. Thả dư quan 
giá quan hòa ký ngụ mẫn nông chi ý, tập lao tập xạ miễn sinh đãi hốt chi tâm; hiệp cổ thì 
tuần cánh vi đắc thể. (Ngày ấy nhân rảnh rỗi, đi thuyền đến sông Lợi Nông xem gặt lúa. 
Vả chăng thượng lưu sông ấy gần với Kinh Thành, hạ lưu cũng chỉ vài chục dặm, mỗi lần 
tuần hạnh dân không phải nhọc nhằn cung đốn, lính tráng cũng không vất vả dài ngày, mà 
cái lệ theo hầu vẫn có thưởng chi tiền bạc. Còn như ta xem cày xem lúa cũng ngụ cái ý 
thương việc canh nông, tập quen nhọc nhằn và săn bắn để khỏi sinh lòng trễ biếng, so với 
việc tuần hạnh ngày xưa cũng đạt được).
 (b) Nguyên chú: 今冬更迭雨暘時稱順若故來河畎畝前禾既茂新苗亦青詢之農民咸稱比前實勝且一
望無際三農共欣 Kim đông cánh điệt vũ dương, thì xưng thuận nhược; cố lai hà khuyển mẫu 
tiền hòa ký mậu, tân miêu diệc thanh; tuân chi nông dân hàm xưng tỷ tiền thực thắng. Thả 
nhất vọng vô tế tam nông cộng hân (Mùa đông năm nay mưa nắng thay nhau rất thuận, 
cho nên đồng ruộng bên sông lúa mới lên xanh tốt, hỏi thăm nhà nông đều nói hơn nhiều 
so với năm trước. Đưa mắt trông qua mênh mông bát ngát, trong lòng vui vẻ).
 (c) Nguyên chú: 此田今年夏秋二務已獲豐穰永願歲歲功成以孚農望此地未開浚利農河時頻為滷水所
浸民多失望自開浚之後上流既承炎水下築堤以禦海潮蓄泄以時弗虞水旱致率土咸蒙聖澤往來常溢頌
聲 Thử điền kim niên hạ thu nhị vụ dĩ hoạch phong nhương, vĩnh nguyện tuế tuế công thành 
dĩ phu nông vọng. Thử địa vị khai tuấn Lợi Nông Hà thì, tần vi hàm thủy sở xâm, dân đa 
thất vọng. Tự khai tuấn chi hậu, thượng lưu ký thừa viêm thủy, hạ trúc đê dĩ ngự hải triều, 
súc tiết dĩ thì, phất ngu thủy hạn, trí suất thổ hàm mông thánh trạch, vãng lai thường dật 
tụng thanh (Ruộng này hai mùa hè thu đã gặt hái được bộn bề, mãi mong cho năm năm 
đều đạt được như thế để thỏa lòng con nhà nông. Đất này khi chưa đào sông Lợi Nông, 
nhiều lúc bị nước mặn xâm hại, dân phần nhiều thất vọng. Sau khi đào sông, trên thượng 
lưu tiếp nước nóng, dưới đắp đê để chặn nước biển, đóng mở tùy lúc, khỏi lo lụt hạn; đâu 
đâu cũng đội ơn thánh, người qua kẻ lại đều vang lời ca tụng).
Bài 2:
利農河下流樹木叢雜因而小試火鎗一日獲二十六禽
觀稼乘舟曉發臨
因而肄武水邊林
卅餘鎗擊三番往
廿六羽毛一日擒
水面枝頭皆莫脫
輕舟緩棹弗須尋
此行雖覺欣多獲
終重於農匪在禽
Phiên âm:
Lợi Nông Hà hạ lưu thụ mộc tùng tạp, nhân nhi
tiểu thí hỏa thương, nhất nhật hoạch nhị thập lục cầm
Quan giá thừa chu hiểu phát lâm,
Nhân nhi dị vũ thủy biên lâm.
Táp dư thương kích tam phiên vãng,
Trấp lục vũ mao nhất nhật cầm.
Thủy diện chi đầu giai mạc thoát,
Khinh chu hoãn trạo phất tu tầm.
Thử hành tri giác hân đa hoạch,
Chung trọng ư nông phỉ tại cầm.
 (Ngự chế thi, Nhị tập, quyển ngũ, tờ 34a - 34b)
Tạm dịch:
Ở hạ lưu sông Lợi Nông, cây cối nhiều loại um tùm, 
nhân đó bắn thử súng hỏa mai, một ngày được hai mươi sáu con chim
Xem lúa tinh mơ đã trẩy thuyền,
Cũng nhân tập võ ở rừng bên.
Mấy vòng súng bắn ba mươi phát,
Một buổi chim rơi hai sáu tên.(a)
Trên nước đầu cành không thoát được,
Nhẹ ghe lơi mái dễ tìm lên.
Chuyến này thu hoạch nhiều tuy thích,
Chỉ trọng nông thôi, chim cũng quên.(b)
Bài 3: 
幸利農河遣悶作
愁坐無聊遣悶行
利農河幸邇京城
青苗雖免三分瘁
和色終難一律榮
月朗莫能愉我意
炎光更切憫農情
甘霖願錫郊畿普
萬寶今秋慶有成
Phiên âm:
Hạnh Lợi Nông Hà khiển muộn tác
Sầu tọa vô liêu khiển muộn hành,
Lợi Nông Hà hạnh nhĩ kinh thành.
77Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
78 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
Thanh miêu tuy miễn tam phân tụy,
Hòa sắc chung nan nhất luật vinh.
Nguyệt lãng mạc năng du ngã ý,
Viêm quang cánh thiết mẫn nông tình.
Cam lâm nguyện tích giao kỳ phổ,
Vạn bảo kim thu khánh hữu thành.
 (Ngự chế thi, Nhị tập, quyển bát, tờ 6b - 7a)
Tạm dịch:
Đi chơi sông Lợi Nông giải khuây, làm thơ
Lần thẩn ngồi buồn đi giải khuây,
Lợi Nông sông tiếp đế thành đây.
Mạ non tuy khỏi ba phần úa,
Lúa gốc nào nên một luật đầy.(a)
Lòng trẫm vui gì trăng sáng lộng,(b)
Nhà nông thương nỗi nắng hè gay.
Mong sao mưa ngọt kinh kỳ khắp,
Vạn Bảo(4) thu này lễ mới hay.
 (a) Nguyên chú: 利農河多溝洫引水入田致免黄瘁然暑氣正盛故禾色難以青葱予親見一項深田禾根積
水甚多意欲更淺者此係小民益已之私心斷難曲徇也 Lợi Nông Hà đa câu huyết dẫn thủy nhập 
điền, trí miễn hoàng tụy, nhiên thự khí chinh thịnh, cố hòa sắc nan dĩ thanh thông. Dư thân 
kiến nhất hạng thâm điền, hòa căn tích thủy thậm đa, ý dục cánh thiển giả. Thử hệ tiểu dân 
ích kỷ chi tư tâm đoạn nan khúc tuẫn dã (Sông Lợi Nông nhiều mương máng dẫn nước 
vào ruộng cho nên [lúa má] tránh khỏi úa vàng, nhưng khí nóng đang lúc gay gắt, cho nên 
màu lúa khó được xanh tươi. Chính ta đã thấy một loại ruộng sâu, gốc lúa chứa nước rất 
nhiều, ý muốn làm cho cạn đi. Ấy là do lòng riêng của những người dân ích kỷ, khó mà sửa 
cho ngay được).
 (b) Nguyên chú: 是日早行明月猶未沈西 Thị nhật tảo hành, minh nguyệt do vị trầm tây (Ngày ấy 
đi sớm, trăng sáng chưa lặn về phương tây).
Bài 4: 
乘舟由利農河舉行秋獮香江夜發
因暇行秋獮
聊為補暇苗
迎舟風拂拂
送駕月迢迢
天霽澄霄漢
夜清肅斗刁
趁涼須夕發
氣候適人調
Phiên âm:
Thừa chu do Lợi Nông Hà cử hành thu tiển Hương Giang dạ phát
Nhân hạ hành thu nhĩ,
Liêu vi bổ hạ miêu.
Nghênh chu phong phất phất,
Tống giá nguyệt điều điều.
Thiên tế trừng tiêu hán,
Dạ thanh túc đẩu điêu.
Sấn lương tu tịch phát,
Khí hậu thích nhân điều.
 (Ngự chế thi, Nhị tập, quyển cửu, tờ 26a - 26b)
Tạm dịch:
Ngồi thuyền theo sông Lợi Nông săn bắn vào mùa thu,
ban đêm khởi hành trên Sông Hương
Thu rảnh đi săn bắn,
Thay cho dạo hè qua.(a)
Đón thuyền làn gió thoảng,
Tiễn giá ánh trăng tà.
Trời tạnh bầu trong vắt,
Đêm thanh mõ lắng xa.
Chiều hôm càng mát mẻ,
Khí hậu hợp người ta.
 (a) Nguyên chú: 去夏未經行獮故云 Khứ hạ vị kinh hành tiển, cố vân (Mùa hè vừa qua chưa 
từng đi săn, nên nói như thế).
Bài 5:
巡視利農河遇雨作
曉日輕舟泛
利農綠水趨
豈其條雨降
頃刻皆霑濡
欲止且無及
業行於半途
縱觀諸畎畝
暢茂咸膏腴
淋濕眾人憫
禾青我意娛
所得萬寶成
所失只斯須
Phiên âm:
Tuần thị Lợi Nông Hà ngộ vũ tác
Hiểu nhật khinh chu phiếm,
Lợi Nông lục thủy xu.
Khởi kỳ điều vũ giáng,
Khoảnh khắc giai triêm nhu.
Dục chỉ thả vô cập,
Nghiệp hành ư bán đồ.
Túng quan chư quyến mẫu,
Sướng mậu hàm cao du.
Lâm thấp chúng nhân mẫn,
Hòa thanh ngã ý ngu.
Sở đắc Vạn Bảo thành,
Sở thất chỉ tư tu.
 (Ngự chế thi, Nhị tập, quyển thập, tờ 35a - 35b)
79Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
80 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
Tạm dịch:
Đi chơi xem sông Lợi Nông gặp mưa, làm thơ
Thuyền nhẹ sớm mai dong,
Lợi Nông biếc thuận dòng.
Bỗng dưng mưa phất phới,
Chốc lát nước mênh mông.
Dừng lại mà không kịp,
Ra đi đã nửa vòng.
Trông xa đồng ruộng khắp,
Thấy tốt mỡ màu đông.
Mưa đẫm dân vừa ý,
Lúa xanh trẫm đẹp lòng.
Riêng mình mất cũng thỏa,
Vạn Bảo được càng mong.
Bài 6:
巡幸利農河雨止曉發
曉發香江日未升
長流鋪練浪波澄
山頭水面輕煙鎖
地上空中薄霧凝
晴晛雰霏方雨歇
風開靉靆尚雲仍
連宵疊沐甘膏遍
景象豐年已可徵
Phiên âm:
Tuần hạnh Lợi Nông Hà, vũ chỉ hiểu phát
Hiểu phát Hương Giang nhật vị thăng,
Trường lưu phô luyện lãng ba trừng.
Sơn đầu thủy diện khinh yên tỏa,
Địa thượng không trung bạc vụ ngưng.
Tình nghiện phân phi phương vũ yết,
Phong khai ái đãi thượng vân nhưng.
Liên tiêu điệp mộc cam cao biến,
Cảnh tượng phong niên dĩ khả trưng.
 (Ngự chế thi, Tam tập, quyển thập, tờ 17b)
Tạm dịch:
Đi chơi sông Lợi Nông, mưa tạnh, sáng sớm khởi hành
Sông Hương đẩy mái ác chửa hồng,
Dòng nước lô nhô sóng vắt trong.
Mặt nước đầu non làn khói phủ,
Tầng không lưng đất lớp sương đông.
Trời quang lất phất mưa vừa tạnh,
Gió thổi lao xao ráng vẫn lồng.
Lênh láng liền đêm nhuần thấm khắp,
Được mùa cảnh tượng rõ ràng trông.
Bài 7:
巡幸利農河途間親見禾苗競秀有作 
時巡近邇趁春明
欲覽農功為一行
圻外昨聞憂雨缺
京中今睹喜禾榮
月初敷澤應如願
日下蒙霖諒慰情
懇得四方同此秀
俾吾百姓歲功成
Phiên âm:
Tuần hạnh Lợi Nông Hà, đồ gian thân kiến hòa miêu cạnh tú, hữu tác
Thì tuần cận nhỉ sấn xuân minh,
Dục lãm nông công vi nhất hành.
Kỳ ngoại tạc văn ưu vũ khuyết,
Kinh trung kim đổ hỷ hòa vinh.
Nguyệt sơ phu trạch ưng như nguyện,
Nhật hạ mông lâm lượng úy tình.
Khẩn đắc tứ phương đồng thử tú,
Tỷ ngô bách tính tuế công thành.
 (Ngự chế thi, Tứ tập, quyển nhất, tờ 15b - 16a)
Tạm dịch:
Đi chơi thăm sông Lợi Nông, trên đường thấy lúa má 
tranh nhau khoe tốt, làm thơ
Xa gần thăm thú màu xuân thắm,
Muốn thấy nhà nông mới dạo chơi.
Ngoài cõi buồn nghe mưa đã ít,
Trong kinh vui thấy lúa đang tươi.
Ơn ban tháng trước tròn mơ ước,
Mưa đẫm ngày sau thỏa dạ người.(a)
Cầu nguyện bốn phương đều được thế,
Dân ta trăm họ thảy vui cười.
 (a) Nguyên chú: 本月初數次得雨諒必澤敷遐邇願同畎畝霑濡惟日下未見奏聞致心中猶存懸盼玆睹
京畿禾苗競秀更祈南北畎畝同榮俾百姓咸欣三農共慶也 Bản nguyệt sơ sổ thứ đắc vũ, lượng 
81Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
82 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
tất trạch phu hà nhĩ, nguyện đồng khuyển mẫu triêm nhu. Duy nhật hạ vị kiến tấu văn, trí 
tâm trung do tồn huyền phán. Tư đỗ kinh thành hòa miêu cạnh tú, cánh kỳ nam bắc khuyển 
mẫu đồng vinh, tỷ bách tính hàm hân, tam nông cộng khánh dã (Đầu tháng nay vài lần 
được mưa, nghĩ rằng ơn nước thấm khắp xa gần, mong mọi ruộng đồng đều lênh láng. 
Nhưng ngày sau chưa thấy có tờ tâu, trong lòng thắc thỏm trông chờ. Nay xem ở kinh 
thành lúa má đua tươi, lại cầu cho đồng ruộng Nam Bắc đều tốt, để trăm họ đều vui, tam 
nông may mắn).
Bài 8:
復因便幸利農河觀禾
乘舟隨幸利農河
慰我心惟隴裏禾
雖是肥饒資地利
亦蒙雨露沐天和
揚花簇簇高低满
垂穗纍纍上下羅
籲懇昊慈遲澇降
多稌可必獲重歌
Phiên âm:
Phục nhân tiện hạnh Lợi Nông Hà quan hòa
Thừa chu tùy hạnh Lợi Nông Hà,
Úy ngã tâm duy lũng lý hòa.
Tuy thị phì nhiêu tư địa lợi,
Diệc mông vũ lộ mộc thiên hòa.
Dương hoa thốc thốc cao đê mãn,
Thùy tuệ luy luy thượng hạ la.
Dụ khẩn hạo từ trì lạo giáng,
Đa đồ khả tất hoạch trùng ca.
 (Ngự chế thi, Tứ tập, quyển tam, tờ 27a - 27b)
Tạm dịch:
Lại nhân tiện đi chơi sông Lợi Nông xem lúa
Dong thuyền ghé đến Lợi Nông Hà,
Lúa má trên đồng vui thú ta.
Tuy được đất đai màu mỡ sẵn,
Cũng nhờ mưa móc tháng năm hòa.
Bông vươn đám đám nơi cao thấp,
Hạt trĩu chùm chùm chỗ cận xa.
Cầu khẩn ơn trời đừng lụt nữa,
Sau khi gặt hái ắt mừng ca.(a)
 (a) Nguyên chú: 因水程之近爰幸利農河觀禾親見萬頃千塍揚花結實早者已有一二黄熟可必秋豐惟恐
月内澇来則不免收穫不及之患耳晚者又恐必至損傷不得不籲懇天恩連得晴明免邅風雨出月後方澇
則無患矣 Nhân thủy trình chi cận, viên hạnh Lợi Nông Hà quan hòa, thân kiến vạn khoảnh 
thiên đằng dương hoa kết thực; tảo giả dĩ hữu nhất nhị hoàng thục, khả tất thu phong, duy 
khủng nguyệt nội lạo lai tắc bất miễn thu hoạch bất cập chi hoạn nhĩ; vãn giả hựu khủng tất 
chí tổn thương, bất đắc bất dụ khẩn thiên ân liên đắc tình minh, miễn chiên phong vũ xuất 
nguyệt hậu phương lạo tắc vô hoạn hỹ (Nhân dịp đi đường thủy gần, bèn đến sông Lợi 
Nông xem lúa, chính mắt mình thấy muôn đám nghìn khoảnh nở hoa kết hạt. Sớm thì cũng 
đã có một hai chỗ chín vàng, đến mùa thu ắt được mùa, chỉ sợ trong tháng lụt tới thì lo cái 
nạn chẳng khỏi thu hoạch không kịp; muộn thì lại sợ đến nỗi thiệt hại, không thể không cầu 
khẩn ơn trời luôn được tạnh ráo đừng mưa gió, ra tháng mới lụt thì không lo lắng gì).
Bài 9: 
巡幸利農河曉發
冬天晴朗淨雲霾
清曉乘輿出御街
久掛兒情從悶意
今親民事始舒懷
人勤操作家家是
田正耕耘處處皆
風俗樸醇誠首善
京畿光景最為佳
Phiên âm:
Tuần hạnh Lợi Nông Hà hiểu phát
Đông thiên tình lãng tĩnh vân mai,
Thanh hiểu thừa dư xuất ngự nhai.
Cửu quải nhi tình tòng muộn ý,
Kim thân dân sự thủy thư hoài.
Nhân cần thao tác gia gia thị,
Điền chính canh vân xứ xứ giai.
Phong tục phác thuần thành thủ thiện,
Kinh kỳ quang cảnh t ... hinh.
Kim triêu dĩ giác đa đồ tượng,
Tha nhật tiên tri thượng nẫm thành.
Nhập mục tối vi ngu ngã ý,
Vấn tâm thành khả úy nông tình.
Thắng quan cẩm tú kim châu loại,
Thực bảo y ôn vi chúng sinh.
 (Ngự chế thi, Ngũ tập, quyển nhất, tờ 20b)
Tạm dịch:
Đi chơi thăm sông Lợi Nông xem lúa, 
thấy có cảnh tượng được mùa, vui mừng làm thơ
Lúa kinh xem tấu mưa nên tốt,
Ngự giá ra xem thấy rõ mươi.
Đã biết sớm nay đồng khẳm nếp,
Thì hay ngày nọ lúa đầy cươi.
Mắt trông quang cảnh vui tình ý,
Lòng cảm nhà nông đẹp cuộc đời.
Gấm vóc ngọc châu dào dạt thế,
Ăn no mặc ấm thỏa muôn người.
II. Thơ vua Thiệu Trị
Con vua Minh Mạng là Nguyễn Phúc Miên Tông chào đời ngày 11 tháng 
Năm năm Đinh Mão (16/6/1807) tại nhà ông ngoại ở ấp Xuân Lộc phía đông kinh 
thành Phú Xuân, bên bờ đông sông Hộ Thành, nay trên đường Bạch Đằng thuộc 
phường Phú Cát, thành phố Huế. Sau khi lên ngôi, năm 1844, vua Thiệu Trị cho 
cải tạo nơi này thành chùa Diệu Đế để kỷ niệm. Mẹ vua là bà Hồ Thị Hoa (1791-
1807) người thôn Linh Chiểu, huyện Bình An, trấn Biên Hòa (nay thuộc Thủ Đức, 
Thành phố Hồ Chí Minh), con ông Phúc quốc công Hồ Văn Bôi, mất sau khi sinh 
con được 12 ngày. Khi mới chào đời, vua được đặt tên là Nguyễn Phúc Dung, sau 
khi có thơ ngự chế của vua cha mới đổi Miên Tông (1823).(5) 
85Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
86 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
Thủa bé, như mọi hoàng tử khác, ông ở trong nội cung với mẹ và học tập với 
vị nữ sử, lớn lên, ông ra học tập ở Chỉ Thiện Đường, năm 1830 được phong Trường 
Khánh công, năm 1837 kiêm nhiếp Tôn Nhân Phủ Tả tôn chính. Tháng Chạp năm 
Canh Tý (đầu năm 1841), vua Minh Mạng bất ngờ mất, có lẽ không kịp viết chiếu 
để lại, chỉ trao di mệnh cho các đại thần (trong đó có Trương Đăng Quế) truyền 
ngôi cho Miên Tông. Hoàng tử đăng quang ngày 20 tháng Giêng năm Tân Sửu 
(11/2/1841), đổi ngay niên hiệu là Thiệu Trị, mở sách vàng chọn chữ Tuyền (bộ
日Nhật + chữ 旋 Tuyền) làm ngự danh (Nguyễn Phúc Tuyền). Ông cũng là một vị 
vua giỏi và hiền, yêu thích văn học, “cư Nho mộ Thích”. Nhưng bỗng nhiên, năm 
Đinh Mùi (1847), từ đầu tháng Tám, vua “se mình”, rồi bệnh chuyển nặng dần, 
qua tháng Chín, triệu cố mệnh lương thần Trương Đăng Quế và các đại thần Vũ 
Văn Giải, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Thiếp vào bên giường, căn dặn và trao 
di chiếu. Rồi vua băng ngày 27 tháng Chín năm Đinh Mùi (4/10/1847), táng tại 
Xương Lăng. Các cố mệnh đại thần và hoàng thân phò hoàng tử Hồng Nhậm đăng 
quang, niên hiệu Tự Đức.
Trong bốn ông vua đầu triều Nguyễn, người ít “tiếng tăm” nhất là vua Thiệu 
Trị. Thời gian tại vị của ông quá ngắn ngủi (1841-1847), nên sự nghiệp chính trị 
chẳng có gì đáng kể, phần nhiều noi theo “phép cũ”, bổ sung chút ít mà thôi. Ông 
không thích bày vẽ, chuộng sự tiết kiệm, nên cũng không xây dựng gì mới. Nhưng 
bù lại, ông ghi dấu ấn khá đậm nét bằng thơ văn trên các di tích và danh thắng xứ 
Huế còn lại đến ngày nay. Về mặt này, ông học tập và nghiên cứu rất tường tận, thu 
hoạch được những kiến thức thấu đáo mà không phải nhà Nho nào cũng có được. 
Thơ văn ông so với vua cha (Minh Mạng) và vua con (Tự Đức), tuy số lượng không 
bằng, nhưng chất lượng nổi trội hơn hẳn. Ngôn ngữ trau chuốt, nội dung sâu sắc, 
vừa giàu tính cảm xúc, vừa giàu tính trí tuệ. Vua Thiệu Trị dùng thơ văn để biểu 
dương Nho học trên bình diện chính trị và xã hội, lấy ngũ kinh tứ thư làm nòng cốt, 
thậm chí, ông dùng cả Nho điển, có khi cả Đạo điển nữa để giải thích Phật điển, 
như trong bài văn bia tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ. Đáng lẽ Nguyễn Phúc 
Miên Tông không phải sinh ra để làm vua. Và nếu không làm vua, chắc ông cũng 
nổi tiếng “thất thịnh Đường” chẳng kém gì hai em ông, Tùng Thiện Vương Miên 
Thẩm và Tuy Lý Vương Miên Trinh. Bởi vì nếu bỏ qua nhà chính trị, nhà tư tưởng 
không mấy thành công, chúng ta sẽ bắt gặp ở ông một nhà nghệ sĩ giàu tinh thần 
dân tộc. Trong số thơ văn ông, phần in ấn thì còn nằm yên trong các thư viện hoặc 
kho lưu trữ, chúng ta chưa có duyên đọc được, phần còn lại thì khắc trên các di 
tích, thắng cảnh đất Thần kinh. Tác phẩm chủ yếu là bộ Ngự chế thi(6) do triều đình 
biên tập và khắc in, chúng ta có thể tìm trong đó những bài liên quan đến sông Lợi 
Nông, cũng biểu hiện tinh thần “ưu dân mẫn nông” như thơ vua Minh Mạng.
Bài 1: 春日事簡命駕幸利農河觀禾曉泛作
御橋解纜泛樓船
一望長江水接天
遠岸野花含宿露
沿堤春樹帶朝煙
鄉村咸樂逢明世
舟楫欣看共濟川
好得時和徵歲美
青葱極目滿田田
Phiên âm:
Xuân nhật sự giản mệnh giá hạnh Lợi Nông Hà quan hòa hiểu phiếm tác
Ngự kiều giải lãm phiếm lâu thuyền,
Nhất vọng trường giang thủy tiếp thiên.
Viễn ngạn dã hoa hàm túc lộ,
Duyên đê xuân thụ đới triêu yên.
Hương thôn hàm lạc phùng minh thế,
Chu tiếp hân khan cộng tế xuyên.
Hảo đắc thì hòa trưng thế mỹ,
Thanh thông cực mục mãn điền điền.
 (Ngự chế thi, Nhị tập, quyển bát, tờ 7a - 7b)
Tạm dịch:
Ngày xuân ít việc, sai sửa giá đi sông Lợi Nông xem lúa, 
buổi sáng dong thuyền, làm thơ
Cởi dây cầu ngự thả thuyền lầu,
Trời nước sông dài liên tiếp nhau.
Hoa nội bờ xa dầm móc sớm,
Cây xuân đê thấp tỏa sương thâu.
Xóm làng sung sướng yên thời thịnh,
Chèo mái thung thăng rẽ nước mau.
May được thời hòa mùa ắt tốt,
Xanh xanh mút mắt ruộng tươi màu.
Bài 2:
見利農河兩岸田疇禾苗青秀誠為堪望有年喜而賦之
於惟聖德禹功傳
浚此河流濟大田
萬頃茸茸鋪綠罽
千塍鬱鬱展青氈
堪欣景象豐年也
信是風光勝日焉
迎輦吾民浮喜色
倉箱共慶藉蒼天
87Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
88 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
Phiên âm:
Kiến Lợi Nông Hà lưỡng ngạn điền trù hòa miêu thanh tú, 
thành vi kham vọng hữu niên hỷ nhi phú chi
Ư duy thánh đức Vũ công truyền,
Tuấn thử hà lưu tế đại điền.
Vạn khoảnh nhung nhung phô lục kế,
Thiên thăng uất uất triển thanh chiên.
Kham hân cảnh tượng phong niên dã,
Tín thị phong quang thắng nhật yên.
Nghênh liễn ngô dân phù hỷ sắc,
Thương tương cộng khánh tịch thương thiên.
 (Ngự chế thi, Nhị tập, quyển bát, tờ 7b - 8b)
Tạm dịch:
Thấy hai bên sông Lợi Nông đồng ruộng lúa má xanh tốt,
thật lòng mong mỏi được mùa, vui mà làm thơ
Nhớ xưa đức thánh truyền công Vũ,(a)
Đào được sông này ruộng nước lên.
Muôn đám nõn nà mềm mượt trải,
Ngàn khoanh rậm rạp thảm xanh liền.
Vui nhìn cảnh tượng mong mùa được,
Tin chắc phong quang sẽ vững bền.
Đón giá dân ta mừng rỡ khắp,
Lẩm kho đầy ắp tạ ơn trên.
 (a) Nguyên chú: 利農河於嘉隆十三年欽奉我皇祖世祖高皇帝命開浚此河寔為普利人天萬世咸資聖
澤 Lợi Nông Hà ư Gia Long thập tam niên khâm phụng ngã Hoàng tổ Thế Tổ Cao Hoàng 
Đế mệnh khai tuấn thử hà thực vi phổ lợi nhân thiên, vạn thế hàm tư thánh trạch (Sông Lợi 
Nông, vào năm Gia Long thứ 13 [1814] kính vâng đức Hoàng tổ Thái Tổ Cao Hoàng Đế sai 
khơi thông sông này, làm lợi cho khắp mọi người, muôn đời còn cậy nhờ ơn thánh). 
 Phụ chú: Công Vũ: ông Vũ vâng mệnh vua Thuấn trị thủy sông Hoàng Hà thành công, 
được vua Thuấn truyền ngôi, lập nên nhà Hạ.
Bài 3: 巡幸利農河泛清晏艘早發
解纜輕輕泛
時巡鷁指東
天猶留曉月
樹已送晨風
撥霧舟師快
衝波士氣雄
江煙纔乍散
雲嶺漸蒸烘
Phiên âm:
Tuần hạnh Lợi Nông Hà phiếm Thanh Yến sưu, tảo phát
Giải lãm khinh khinh phiếm,
Thì tuần nghịch chỉ đông.
Thiên do lưu hiểu nguyệt,
Thụ dĩ tống thần phong.
Bát vụ chu sư khoái,
Xung ba sĩ khí hùng.
Giang yên tài sạ tán,
Vân lĩnh tiệm chưng hồng.
 (Ngự chế thi, Tam tập, quyển thập nhất, tờ 24a - 24b)
Tạm dịch:
Chơi thăm sông Lợi Nông, ngồi thuyền Thanh Yến, đi sớm
Mở dây thuyền nhẹ trẩy,
Thăm thú đến miền đông.
Trăng sớm còn treo lửng,
Gió mai đã thổi lồng.
Xông sương thuyền sấn sổ,
Lướt sóng lính kiêu hùng.
Hơi nước tan dần hết,
Mây non đã ửng hồng.
Bài 4:
閱視利農河兩岸田疇禾苗一律青秀詢知農家咸謂可望年豐喜而有作
綿亘沿江萬頃田
禾苗發穗儘鮮妍
農家預識收成日
野叟相傳勝昔年
深感天恩垂雨露
追思聖澤浚河川
好逢歲美吾民樂
可謂嘉徵慶節焉
Phiên âm:
Duyệt thị Lợi Nông hà lưỡng ngạn, điền trù hòa miêu nhất luật thanh tú,
tuân tri nông gia hàm vị khả vọng niên phong, hỷ nhi hữu tác
Miên cắng duyên giang vạn khoảnh điền,
Hòa miêu phát tuệ tẫn tuyên nguyên.
Nông gia dự thức thu thành nhật,
Dã tẩu tương truyền thắng tích niên.
Thâm cảm thiên ân thùy vũ lộ,
Truy tư thánh trạch tuấn hà xuyên.
Hảo phùng tuế mỹ ngô dân lạc,
Khả vị gia trưng khánh tiết yên.
 (Ngự chế thi, Tam tập, quyển thập nhất, tờ 24b - 25a)
89Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
Tạm dịch:
Trải xem hai bờ sông Lợi Nông, ruộng đồng lúa má đều xanh tốt, hỏi thăm 
biết nhà nông đều nói hy vọng năm nay được mùa, vui mừng mà làm thơ
Liền suốt bên sông muôn đám ruộng,
Đẹp thay lúa đã trổ bông tươi.
Nhà nông biết chắc ngày sau gặt,
Già xóm truyền hơn buổi trước thôi.
Mưa móc ơn trời nhuần gội mãi,
Sông mương lộc thánh nhớ ghi đời.
Gặp năm mùa được dân ta sướng,
Khánh tiết điềm hay đã đến nơi.
Bài 5:
午停利農行宮即景
江干塽塏建行臺
日午芳篷小艤来
掃地遙迎風竹拂
進春叩謁埜花開
波澄水榭源流淨
雲卷山峰漢表恢
一望田疇咸秀發
幾聲布榖暗相催
Phiên âm: 
Ngọ đình Lợi Nông hành cung tức cảnh
Giang can sảng khải kiến hành đài,
Nhật ngọ phương bồng tiểu nghĩ lai.
Tảo địa dao nghênh phong hành phất,
Tiến xuân khấu yết dã hoa khai.
Ba trừng thủy tạ nguyên lưu tĩnh,
Vân quyển sơn phong hán biểu khôi.
Nhất vọng điền trù hàm tú phát,
Cơ thanh bố cốc ám tương thôi.
 (Ngự chế thi, Tam tập, quyển thập nhất, tờ 26b)
Tạm dịch:
Giữa trưa nghỉ ở hành cung Lợi Nông, tức cảnh
Hành cung cao ráo dựng bên sông,
Giữa ngọ về chơi ghé mái bồng.
Quét đất tre pheo bừng gió xóm,
Mừng xuân cây cỏ nở hoa đồng.
Bên đình sóng biếc trong dòng lặng,
Đầu núi mây đùn ngất cõi không.
Vời ngó ruộng đồng đầy lúa tốt,
Tiếng chim bố cốc giục nhà nông
Ngoài các bài thơ về sông Lợi Nông trên đây, vua Thiệu Trị còn sáng tác bài 
Đông Lâm dặc điểu, là cảnh đẹp thứ 18 trong Thần kinh nhị thập cảnh, được khắc 
bia đá dựng tại hành cung Thần Phù trên sông Lợi Nông, bia hiện vẫn còn nguyên 
vẹn. Bài thơ như sau:
東林弋鳥
利農河之尾閭林坳青秀溝壑縈迴水長平堤無萬計芳洲鳥陣日銜遠岫盈
千多古樹禽聲泛蘭舟兮鼓桂楫逐蘆岸兮過蘋洲遣閒觀德之遊纘武勵勤之事
是為神京之第十八名勝也 
潦退蘆肥洗綠莎
江村秋樹夕陽斜
空林隱約歸禽集
小澗毘連泛鷁過
鎗擊鳧鷖風落葉
彈飛鷗鷺雨殘葩
河須詭遇非觀德
但在無虛不在多
Bia khắc bài thơ Đông Lâm dặc điểu của vua Thiệu Trị, 
hiện còn tại thôn Lợi Nông, Thủy Phương, Hương Thủy. Ảnh: Đỗ Minh Điền.
91Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
92 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018
Đông Lâm dặc điểu
Lợi Nông Hà chi vĩ lư: Lâm ao thanh tú; Câu hác oanh hồi. Thủy trưởng bình 
đê, vô vạn kế phương châu điểu trận; Nhật hàm viễn tụ, doanh thiên đa cổ thụ cầm 
thanh. Phiếm lan chu hề cổ quế tiếp; Trục lô ngạn hề quá tần châu. Khiển nhàn quan 
đức chi du; Toản võ lệ cần chi sự. Thị vi Thần kinh chi đệ thập bát danh thắng dã.
Lạo thoái lô phì tẩy lục sa
Giang thôn thu thụ tịch dương tà
Không lâm ẩn ước phi cầm tập
Tiểu giản tỳ liên phiếm nghịch qua
Thương kích phù y phong lạc diệp
Đạn phi âu lộ vũ tàn ba
Hà tu quỹ ngộ phi quan đức
Đản tại vô hư bất tại đa
Tạm dịch:
Bắn chim ở rừng Đông
Ở đoạn cuối sông Lợi Nông: Vực rừng xanh tốt; Khe hốc quanh co. Nước 
dâng đê ngập, vô vàn bãi cỏ đàn chim; Nắng rạng non xa, chi xiết tiếng chim cây 
cổ. Thả thuyền lan chừ chéo quế; Theo bờ lách chừ bãi tần. Muốn chơi xem cảnh 
hưởng nhàn; Phải gắng chăm công nối nghiệp. Ấy là danh thắng thứ mười tám của 
đất Thần kinh vậy.
Sau lụt, lau tươi mượt cỏ sa,
Cây thu xóm bến ánh dương tà.
Rừng hoang thấp thoáng chim về đậu.
Khe nhỏ thung thăng nghịch(7) lội qua.
Súng nổ, vịt le rơi gió lá,
Đạn bay, cò vạc rụng mưa hoa.
Sao nên lừa lọc(8) không theo đức,
Cốt trúng hơn nhiều ấy phép ta.
 L N L - N C T
CHÚ THÍCH
(1) Chữ này (bộ “nhật” bên trái và chữ “giao” bên phải [日+交], các từ điển Hán Việt của ta không 
ghi nhận, các phần mềm cũng thiếu), Khang Hy tự điển âm là Kiểu (古了切 cổ liễu thiết, 吉了
切 cát liễu thiết, 並音繳 tịnh âm kiểu), và chú là một cách viết khác của chữ 皎, âm Hán Việt có 
thể đọc Kiểu, Cảo, Hạo, Hiệu; nghĩa là màu trắng hay ánh sáng trắng của trăng. Nhiều tên của 
các ông hoàng bà chúa triều Nguyễn thuộc loại chữ hiếm như thế, không mấy khi được dùng 
ngay trong văn thơ, thậm chí có chữ không có trong từ vựng Trung Quốc (chữ sang tạo).
(2) Ngự chế thi của vua Minh Mạng gồm 6 tập, từ Sơ tập đến Lục tập. Đây là bộ Ngự chế thi 
chưa được phiên dịch và công bố.
(3) Những bài thơ dưới đây do Lê Nguyễn Lưu dịch.
(4) Vạn Bảo: cũng như Vạn Thọ, là lễ mừng sinh nhật của vua.
(5) Từ trước, họ xưng là Nguyễn Phúc, bắt đầu từ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Các thành 
viên đặt tên tùy tiện, nhưng phần nhiều dùng chữ Hán bộ “thủy”, về sau cũng dùng bộ “nhật”. 
Vua Gia Long đã dự định đổi gọi con cháu “liệt thánh” là “tôn thất”, nhưng chưa thực hiện 
được, sau khi vua Minh Mạng lên ngôi, mới bắt đầu sắp xếp dòng họ mình. Ông chia hoàng 
tộc làm hai hệ: tiền hệ và chính hệ. Tiền hệ gồm dòng dõi các chúa trước, con trai được gọi 
là tông thất, thời Thiệu Trị đổi gọi là tôn thất (húy chữ Tông), con gái được gọi là tông nữ 
(tôn nữ), rồi trở thành họ phái sinh; và con cháu họ thì tùy từng đời mà gọi là công tử - công 
nữ, công tôn - công tôn nữ, công tằng tôn - công tằng tôn nữ, công huyền tôn - công huyền 
tôn nữ. Con cháu của vua Gia Long trở về sau thì chia làm phiên hệ và đế hệ. Phiên hệ gồm 
anh em của vua Minh Mạng (con vua Gia Long), mỗi người lập thành một phòng, mỗi phòng 
được ban một bài tứ tuyệt, gọi là Phiên hệ thi, từng đời theo thứ tự lấy đặt chữ thứ nhất cho 
tên kép, chữ thứ hai thì lần lượt lấy “ngũ hành tương sinh” làm bộ; nữ thì con gái của ông 
hoàng gọi là công nữ (có thể dùng thêm từ “thị” hay không); con gái của con trai ông hoàng 
(công tử) gọi là công tôn nữ; con gái của công tử (công tôn) gọi là công tằng tôn nữ; con gái 
của công tôn (công tằng tôn) gọi là công huyền tôn nữ; con gái của công tằng tôn trở về các 
đời sau vẫn đều gọi là công huyền tôn nữ, mãi mãi không đổi. Các con vua Minh Mạng cũng 
chia mỗi người làm một phòng, nhưng đều có chung một bài thơ gọi là Đế hệ thi. Tất cả do 
vua Minh Mạng chuẩn bị ngay từ lúc mới lên ngôi, rồi cho đặt triều nghi tại điện Thái Hòa, tổ 
chức buổi lễ long trọng để công bố ngày mồng 10 tháng Tư năm Quý Mùi (20/5/1823).
(6) Ngự chế thi của vua Thiệu Trị gồm 4 tập, từ Sơ tập đến Tứ tập. Đây là bộ Ngự chế thi chưa 
được phiên dịch và công bố.
(7) Nghịch: một giống chim sống ở nước. Có thể là loài le le, vịt nước, sống nhiều ở vùng ao hồ 
có lau lách.
(8) Lừa lọc: dịch từ “quỹ ngộ”, chỉ việc cầm cương đánh xe không đúng phép, lộn xộn, lừa lọc. 
Xem thêm sách Mạnh tử, thiên Đằng Văn công hạ. 
TÓM TẮT
Bài viết giới thiệu một số bài thơ viết về sông Lợi Nông trích từ các tập Ngự chế thi của vua 
Minh Mạng và Thiệu Trị, đây là những tác phẩm chưa được dịch thuật và xuất bản. Ngoài mạch cảm 
hứng ca ngợi cảnh đẹp của con sông Lợi Nông, các bài thơ này còn bộc lộ rõ tư tưởng cần chính 
ái dân của các vị vua đầu triều Nguyễn, trong đó tinh thần “mẫn nông” (thương nhà nông) được đặt 
lên hàng đầu, vì nghề nông là thiết yếu bậc nhất đối với cuộc sống xã hội trong thời đại bấy giờ.
ABSTRACT
LỢI NÔNG RIVER IN THE POEMS OF EMPERORS MINH MẠNG AND THIỆU TRỊ
The article introduces some poems from the poetry collections composed by Emperors Minh 
Mạng and Thiệu Trị about Lợi Nông River, which are untranslated and unpublished works. Apart 
from the inspiration about the beautiful scenery of Lợi Nông River, these poems also express the 
benevolent thoughts of the early kings of the Nguyễn Dynasty, in which the spirit of “love for peas-
ants” is the priority, because farming is the most essential for social life at that time.
93Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018

File đính kèm:

  • pdfsong_loi_nong_va_tho_ngu_che_cua_vua_minh_mang_va_thieu_tri.pdf